Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

*:lời dẫn không phải nội dung

Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật


*Khái niệm qui luật:
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản chất,bền vững ,tất yếu giữa các
đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp
VD:Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp trồng lúa nước.Khi mà các phát minh
khoa học chưa phát triển từ người nông dân,ông cha ta thường phải tự phải hiện ra qui luật
và nắm qui luật ấy để vận dụng ấy vào trong đời sống ( từ cày cấy đến trồng và gặt vào mùa
nào ,thời tiết ra làm sao thì nắm được cái qui luật của thời tiết, qui luật tự nhiên để vận dụng
phù hợp )
=>Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
->phải có sự quan sát lặp lại từ ngày này tháng này năm này thì mới xác định được cái độ
chính xác của vấn đề
VD:muốn đi gặt lúa phải có sự quan sát thời tiết (buổi tối ra trông trời trông đất trông mây
trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm.Mai đi gặt mà nay trời đầy sao->mai nắng.Mai
mưa-cố tính đi gặt hỏng lúa.=>Trong qua trình hoạt động sản xuất nông nghiệp,ông cha đã
phát hiện qui luật năm vững qui luật và áp dụng nó vào trong thực tiễn đời sống
Tính chất qui luật:khách quan,phổ biến và đa dạng
Nói đến qui luật và mang tính khách quan bởi nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người
->Triết học Mác-Lênin khẳng định qui luật này diễn ra ở mọi lĩnh vực mọi hiện tượng mọi sự
vật mọi quá trình của quá trình thế giới vật chất này=>mang tính phổ biến+đa dang(mỗi lĩnh
vực khác nhau thì nó sẽ khác nhau)
căn cứ theo:
1/Lĩnh vực tác động
+Ql tự nhiên:quy luật diễn ra trong thế giới tự nhiên(mưa,nắng,lũ lụt)
+ql xã hội:qui luật được lặp đi lặp lại diễn ra trong xã hội loài người(có áp bức thì sẽ có đấu
tranh/con giun xéo lắm thì cũng phải quằn)
+ql tư duy:tuân theo qui luật của nó
2/Trình độ phổ biến
+ Các quy luật có thể được quy thành 3 nhóm: quy luật riêng, quy luật chung và
quy luật phổ biến.NHƯNG triết học Mác-Lênin chỉ đi sâu vào quy luật phổ biến
Qui luật phổ biến :qui luật phổ biến trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến tư duy
Cụ thể gồm 3 qui luật
+Qui luật lượng-chất(hay còn gọi là quy luật chuyển hóa sự thay đổi về lượng đến sự thay
đổi về chất và ngược lại)
Vị trí qui luật:chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới
khách quan
*muốn một cái mới ra đời, một sự vật mới mới ra đời , thế giới này muốn phát triển thì nó
phải trải qua quá trình tích lũy dần dẫn về lượng rồi mới dẫn đến sự thay đổi về chất và khi
chất mới ra đời nó đòi hỏi phải có một lượng chất lượng chất tương ứng
Chất:khái niệm để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật ,hiện tượng;là sự thống
nhất hữu cơ của các thuộc tính,yếu tố tạo nên sự vật ,hiện tượng làm cho sự vật,hiện tượng
khác
Chất của sự vật hiện tượng được xác định bởi:các thuộc tính khách quan và các cấu trúc
của nó (tức phương thức liên kết các yếu tố cấu thành sự vật)
Lượng:khái niệm dùng để chỉ tính qui định vốn có của sự vật,hiện tượng về mặt qui mô,trình
độ phát triển,các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính ,ở tổng số các bộ phận,ở đại
lượng ,ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật ,hiện tượng
Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau:số lượng,đại lượng,qui mô,xác suất,mức độ,….
VD:con người và con vật
Giống:đều có nguồn gốc từ động vật, về mặt tự nhiên,sinh học chúng ta chẳng khác những
loài động vật khác ,đều có nhu cầu ăn, uống, tâm sinh lí
Khác:mặt xã hội.Nhờ lao động con người biết chuyển hóa từ loài vượn cổ về người hiện
đại,cũng chính nhờ lao động làm cho tư duy,ý thức con người ngày càng phát triển vì khi ta
tác dộng vào thế giới vật chát thì sẽ dễ dàng bộc lộ ra những qui luật của nó,hiện tượng của
nó thì con người nhận thức được=>con người hiểu được về tg con người mà điỉnh cao là
văn hóa
Ngôn ngữ của con người là một tín hiệu thế giới vật chất(người suy nghĩ và truyền tải ra
bằng ngôn ngữ)->là ngôn ngữ có mục đích nên khác với con vật=>UỐN LƯỠI BẢY LẦN
TRƯỚC KHI NÓIsuy nghĩ kĩ trước khi nói)
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Sự vật hiện tượng luôn có sự thống nhất giữa chất và lượng
VD:”Chất:”Sự thống nhất của các thuộc tính khách quan vốn có của “nước”:không
màu,không mùi không vị,có thể hòa tan muối,axit”
Lượng”Mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi

Lượng đổi dẫn đến chất đổi


VD:Năm 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyến tử của 2 thành phố Hirosama &Nagasaki thì chỉ
trong tích tắc hai thành phố đã trở nên hoang tàn so với trước đó
Gần đây nhất có một sự kiện chính trị được thế giới rất quan tâm là chiến tranh giũa Nga và
Ukraina,một thành phố yên bình đẹp đẽ sau vài giờ liền trở thành đống đổ nát
-Ta thấy là khi làm các thí nghiệm khoa học cho chất này vào chất này thì sẽ tạo ra chất
khác ngay lập tức.Thế nhưng trong thế giới của cta muốn sự vật mới ra đời thì con đường
này diễn ra rất ít khi muốn lượng đổi chất đổi ngay mà các sự vật hiện tượng bao giờ cũng
có sự biến đổi dần dần,lần lượt và tuần tự của lượng rồi mới đến chất, đó là cả một quá
trình tích lũy
Độ
Đểm nút
Bước nhảy:sự nhảy vọt về chất cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế cho nó
Sự vật trong một khoảng giới hạn là độ thì sự vật vẫn còn là nó chứ chưa cho ra đời cái mới
nhưng trong khoảng giới hạn độ này thì lượng đã có sự túy lũy và thay đổi nhưng vẫn chưa
quyết định cho ra đời cái mới của sự vật
Vd:từ lớp 1 tới lớp 12 trong khoảng độ là học sinh mặc dù lượng thay đổi:kiến thức các môn
học thế nhưng chưa đạt tới điểm nút-cái tột cùng thì vẫn chỉ là học sinh và khi ta vượt qua
cái điểm nút đó thì ta sẽ chuyển qua được cái chất mới.=>Vừa rồi các bạn đã lm một cuộc
cách mạng về chất là chuyển từ học sinh sang sinh viên và điểm nút ở đây là kì thi đại
học,bạn đủ điểm trường yêu cầu ,đủ đk nhập học trở thành svien SGU.Chât mới là sv thay
thế cái chất cũ là học sinh->chất mới sv là bước nhảy
Theo nhịp điệu bước nhảy:Bước nhảy đột biến:nhanh trong một thời gian ngắn
Bước nhảy dần dần:quá trình tích lũy lâu dài về lượng rồi mới đến
chất
VD:Sự tiến hóa loài người diễn ra đến hàng chục năm thông qua quá trình lao động (từ
vượn cổ sang người hiện đại có dáng đi thẳng đứng)
Theo qui mô bước nhay:bước nhảy toàn bộ
Bước nhảy cục bộ:lm cho sự vật mới ra đời ở các giai đoạn khác
nhau,tích lũy dẫn và tạo ra bước nhảy cục bộ thay đổi toàn diện
VD:CM VN năm 1945 là một bước nhảy cục bộ “giành đc độc lập dân tộc xong lại tiếp tục lại
bị xâm lược nên đến 1954 ta lại đánh thắng thực dân Pháp(bước nhẩy cục bộ giải phóng
miền Bắc) đến năm 1975 lại tiếp tục đánh đuối đế quốc Mĩ(cục bộ).
NHƯNG TỪ 1975 –NAY LÀ TOÀN BỘ:thay đổi toàn diện trong tất cả các lĩnh vực
=>LƯỢNG VÀ CHẤT LUÔN THỐNG NHẤT NHAU TRONG SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG
VÀ SỰ THAY ĐỔI SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG BAO GIỜ CŨNG BĂT ĐẦU TỪ SỰ
THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG,LƯỢNG ĐỔI RỒI ĐẾN CHẤT ĐỔI
Chất đổi thì cũng làm cho lượng đổi

*lời kêu gọi Chủ tịch HCM toàn thể nhân dân Vn đặc biệt là nhân dân miền Bắc đã đấu tranh
chiến thắng được thực dân Pháp và giả phóng đc miền Bắc (lượng đổi dẫn đến chất
đổi).Miền Bắc giải phóng tiến lên CNXH và đến năm 75 đánh đuổi đế quốc Mĩ thì cả nước
tiến hàng công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước(chất mới ra đời đòi hỏi phải có một lượng
tương ứng ,lượng phải đổi mới-quá trình tích lũy, phát triển kinh tế,chính trị,xã hội và giáo
dục để cho nó phù hợp với chất mới:một đất nước dân chủ,công nghiệp hóa hiện đại hóa-
>đảm bảo sự phù hợp)
VD:sv-chất mới->tích lũy lượng mới để phù hợp,biểu hiện cụ thể là tiếp tục trau đồi các kiến
thức, môn học mới và đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành để sau thể đi làm bởi 4 năm
là cta học nghề,cái khoa lụa chọn chính là định hướng nghề sau này và muốn kiếm được
tiền xã hội thì phải làm tròn cái nghề-điểm nút vượt qua khóa luận thành công trơ thành cử
nhân và cứ tiếp tục như thế nếu muốn lên thạc sĩ
CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI LUÔN LÀ SỰ VÂN ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐI LÊN GIỐNG NHƯ
THẾ GIỚI VẬN DỘNG PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG,KHÔNG BAO GIỜ Ở TRẠNG THÁI
TĨNH
Ý nghĩa
+Trong nhận thực và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất,không được
nôn nóng,đốt chay giai đoạn
+Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận
động của sự vật, hiện tượng vì vậy tránh bảo thủ, trì trệ, thụ động
+Phải co thái độ khách quan,khoa học và quyết tâm thục hiện bước nhảy ,trong lĩnh lực xã
hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện bản chất là hạt nhân của
phép biện chứng duy vật, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện
chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển. Theo V.I Lênin,
“có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất giữa các mặt đối
lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng,…”
Tóm lại:
- Quy luật này có vị trí là hạt nhân của phép BC
- Chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển

1. Khái niệm
- Mặt đối lập là những mặt, những yếu tố, … có khuynh hướng trái ngược nhau.
- Mâu thuẫn biện chứng chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, đấu tranh vừa
chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập.

2. Nội dung quy luật


- Thống nhất giữa các mặt đối lập
+ Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau và làm tiền đề cho nhau để
tồn tại
+ Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa
cái mới đang hình thành và cái cũ chưa mất hẳn
+ Thứ ba, giữa các mặt có sự tương đồng do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố
giống nhau
Vd:
+ Trong hoạt động kinh tế có người sản xuất thì có người tiêu dùng, mặc dù phát triển theo
2 chiều hướng trái ngược nhưng không có sản xuất thì không có tiêu dùng mà không có tiêu
dùng thì sản xuất mất đi lý do để tồn tại.
+ Thực vật hấp thụ CO2 vào ban sáng nhưng hấp thụ O2 vào ban đêm tuy 2 quá trình đối
lập nhau nhưng giúp cây sinh trưởng và phát triển.

- Đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn
nhau giữa chúng
Vd:
+ Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
+ Các chiến sĩ bảo vệ tổ quốc - giặc ngoại xâm
+ Người sản xuất thì mong muốn bán được giá cao - người tiêu dùng muốn mua được giá rẻ
+ Người sử dụng lao động thì muốn giảm lương, tăng giờ làm - người lao động muốn tăng
lương, giảm giờ làm

- Thống nhất giữa các mặt đối lập mang tính tương đối tức chỉ tồn tại trong trạng thái đứng
im tương đối của sự vật, hiện tượng; còn đấu tranh có tính tuyệt đối -> phá vỡ sự ổn định
tương đối -> chuyển hóa về chất
- Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển không ngừng của sự
vật, hiện tượng. C.Mác: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự
cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của
hai mặt ấy tạo thành một phạm trù mới”. Lênin “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các
mặt đối lập”
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực bên trong của
sự vận động -> làm cái cũ mất đi cái mới ra đời (nguồn gốc của sự vận động, phát triển)

3. Phân loại mâu thuẫn


- Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của sự vật: Mâu thuẫn cơ bản/ không cơ bản
- Căn cứ vào vai trò: Mâu thuẫn chủ yếu/ thứ yếu
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn bên trong/ bên ngoài
- Căn cứ vào tính chất lợi ích giai cấp: Mâu thuẫn đối kháng/ không đối kháng

Phương pháp luận:


- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn; giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật,
điều kiện khách quan.
- Phân tích mâu thuẫn : xem xét quá trình phát sinh; xem xét vai trò, vị trí, mối quan hệ, điều
kiện chuyển hóa giữa chúng.
- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không
điều hòa, nóng vội hay bảo thủ.

Qui luật phủ định của phủ định


Vị trí của quy luật trong phép BC: chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả
(sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sv, ht cũ) của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính
thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển (nghĩa là sự vật hiện tượng mới ra đời từ sự vật
hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn)

1. Phủ định biện chứng


- PĐBC là khái niệm chỉ phủ định làm tiền đề cho sự phát triển -> sự thay thế sv, ht này
bằng sv, ht khác
- PĐBC là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sv, ht mới tiến bộ hơn.

2. Đặc trưng của phủ định biện chứng


- Tính khách quan: sv, ht tự phủ định mình do mâu thuẫn trong nó gây ra
- Tính kế thừa: loại bỏ các yếu tố không phù hợp, cải tạo các yếu tố của sv, ht cũ còn phù
hợp để đưa vào sv, ht mới
- Tính đa dạng, phong phú: thể hiện ở nội dung, hình thức của PĐ

Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là sau một số lần phủ định, có tính chu kỳ theo
đường xoáy ốc, trong đó giai đoạn sau không chỉ phát huy những gì tích cực, khắc phục
hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ; mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượng mới

3. Kế thừa biện chứng


- KTBC:
+ Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ các yếu
tố gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới
+ Các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới
+ Sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn
+ Kế thừa biện chứng có sự liên hệ thông suốt bền chặt giữa cái mới với cái cũ giữ nó với
quá khứ của chính nó
- KTSH: Giữ lại nguyên si những gì bản thân nó đã có ở giai đoạn phát triển trước; thậm chí
còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển của chính nó, của đối tượng mới.

Đường xoáy ốc là hình thức thể hiện rõ nhất đặc trưng tính kế thừa của phủ định biện
chứng: sự phát triển dường như lặp lại nhưng thể hiện ở trình độ phát triển cao hơn (đường
xoáy ốc diễn đạt tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao)

Ý nghĩa phương pháp luận:


- Khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sv, ht; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính
kế thừa của sự phát triển, kết quả của sự phát triển.
- Nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển: diễn ra quanh co, phức tạp theo các chu
kỳ của PĐ của PĐ
- Nhận thức đầy đủ hơn về sv, ht mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai
đoạn cao về chất trong sự phát triển (trong tự nhiên diễn ra tự phát; xh phụ thuộc vào nhận
thức và hành động của con người)
- Phát hiện, ủng hộ, đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, kế thừa có chọn lọc những yếu tố
tích cực và hợp lý của sự vật, ht cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động, phát triển của
sv, ht mới.

You might also like