Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP MÔN


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Họ và tên SV: Nguyễn Minh Anh


Lớp tín chỉ: LLNL1107(223)_01-Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã SV: 11220380
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hào

Hà Nội, tháng 1 năm 2024


Câu hỏi: Vì sao từ Chủ nghĩa Tư bản không thế bước ngay sang Chủ nghĩa xã
hội mà phải trải qua một thời kỳ quá độ? Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
hiện nay có những đặc điểm gì về Kinh tế, chính trị và văn hóa tư -tưởng? Liên
hệ với trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần cải tạo văn hóa, tư tưởng cũ,
xây dựng văn hóa mới XHCN?
Trả lời:

1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn chuyển tiếp từ chủ nghĩa tư bản
sang chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực,
bao gồm cả chính trị, kinh tế và xã hội. Về mặt chính trị, thời kỳ quá độ tập trung
vào việc thiết lập và củng cố chuyên chính vô sản. Giai cấp công nhân nắm giữ
và sử dụng quyền lực nhà nước để trấn áp giai cấp tư sản, hướng đến xây dựng
một xã hội không giai cấp. Về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ có thể
được hiểu theo hai nghĩa. Đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát
triển: Cần có một thời kỳ quá độ khá lâu dài để chuyển từ chủ nghĩa tư
bản sang chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát
triển: Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất
định. Đây là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, được gọi
là quá độ chính trị.

Đặc điểm chung của thời kỳ quá độ là sự đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ mâu
thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn, đòi hỏi sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản. Bên cạnh đó là sự chuyển biến về
kinh tế do xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát triển lực lượng sản
xuất, hướng đến mục tiêu công bằng và xã hội hóa. Cuối cùng là chuyển biến về
văn hóa, xã hội giúp nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, hướng đến con người toàn diện.

Thời kỳ quá độ là một giai đoạn lịch sử quan trọng, mang tính quyết định cho sự
thành công của chủ nghĩa xã hội. Việc nắm vững lý luận và thực tiễn của quá
trình này đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một xã hội công bằng, văn
minh và phát triển. Không chỉ vậy, thời kỳ quá độ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội có thể kéo dài hơn so với các nước đã trải qua công
nghiệp hóa. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là tiến hành công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn,
không thể "đốt cháy giai đoạn".

Chúng ta cần trải qua thời kỳ quá độ bởi vì sự cần thiết xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật mới, các nước chưa trải qua công nghiệp hóa cần xây dựng hệ thống nhà
máy, xí nghiệp, cơ sở hạ tầng và các công trình công nghiệp từ đầu. Quá trình
này đòi hỏi thời gian và nguồn lực đầu tư lớn. Tiếp theo là sự phát triển nguồn
nhân lực đến từ việc cần đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ
chuyên môn cao để vận hành và quản lý các cơ sở công nghiệp mới. Cuối cùng là
sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ việc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang
nền kinh tế công nghiệp là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự thay đổi về cơ cấu
tổ chức, quản lý và phân phối.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian quá độ như mức độ
phát triển của các nước, lỳ do bởi vì các nước có trình độ phát triển ban đầu cao
hơn có thể rút ngắn thời gian quá độ so với các nước có trình độ phát triển thấp.
Thứ hai là do chính sách và chiến lược phát triển bao gồm chính sách và chiến
lược phát triển hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ
các nước khác gồm sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước
đã phát triển có thể giúp rút ngắn thời gian quá độ.

Thời gian quá độ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở các
nước chưa trải qua công nghiệp hóa có thể kéo dài, nhưng với sự quyết tâm, nỗ
lực và chiến lược phát triển hợp lý, các nước này có thể rút ngắn thời gian và đạt
được mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển.

2. Những đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay có về
Kinh tế, chính trị và văn hóa tư -tưởng

2.1.Trên lĩnh vực chính trị:

Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên
kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung,
thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức,
những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ
theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác,
vừa đấu tranh với nhau.

2.2. Trên lĩnh vực kinh tế:

Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần
trong một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất. Đây là bước quá độ trung gian
tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa
bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước
còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư
liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và
tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức
phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ
đạo. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải sắp xếp, bố trí lại lực
lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ
sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân
2.3.Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và
văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư
sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản
là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản
cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ
và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. Do đó cần phải từng bước khắc
phục những tệ nạn do xã hội cũ để lại, từng bước khắc phục sự chênh lệch phát
triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu bình đẳng xã hội. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với
người theo mục tiêu lý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự
tự do của người khác.

Như vậy, thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là
thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không
còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp
công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Theo quan điểm của Mác-Lenin, xã
hội nào rồi cũng trải qua thời kì này, sự hiện diện của chúng trong lịch sử và
tương lai của mỗi xã hội có thể được xem là tất yếu. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn
ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước,
quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những
nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn
hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.

3. Liên hệ bản thân

Đầu tiên, em nghĩ rằng việc quan trọng nhất là nâng cao nhận thức bằng cách tự
học tập, nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối, chính sách của Đảng. Không chỉ vậy, em còn phải nghiêm túc câng cao hiểu
biết về văn hóa, tư tưởng cũ và văn hóa mới Xã hội chủ nghĩa. Và phải có ý thức
trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng văn hóa mới.

Bên cạnh đó, bằng việc tham gia các hoạt động văn hóa như: Tham gia các hoạt
động văn hóa do Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tổ chức xã hội tổ
chức, em cũng được học hỏi nhiều hơn và đến gần hơn với những mục tiêu
hướng đến sắp tới về văn hóa, đổi mới. Không chỉ vậy, tích cực góp ý, phản biện
các sản phẩm văn hóa thiếu lành mạnh và tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn
hóa mới xã hội chủ nghĩa, em cùng các bạn có thể góp phần xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh. Mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong
việc góp phần cải tạo văn hóa, tư tưởng cũ, xây dựng văn hóa mới xã hội chủ
nghĩa. Bằng những hành động thiết thực, mỗi người sẽ góp phần xây dựng một
xã hội văn minh, giàu đẹp, tiến bộ. Mỗi cá nhân là một mảnh ghép vì vậy quan
trọng khi hành động cùng nhau, đặc biệt là lớp trẻ để cùng tạo nên một xã hội tốt
đẹp hơn.

You might also like