Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THỂ THƠ THỂ LOẠI NGÂM KHÚC:

Thể ngâm khúc thuộc thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song
thất lục bát, thường có quy mô tương đối lớn, từ hàng trăm đến vài trăm câu thơ.
1. Thể thơ song thất lục bát
- Cấu trúc thơ ổn định theo từng khổ bốn câu, xếp theo mô hình 7 – 7 – 6 – 8. Khúc ngâm
STLB là sự kết nối nhiều khổ thơ, mỗi khổ có nhiều vần. Một khổ thơ STLB gồm 28 âm
tiết, chia thành 4 câu nhưng có tới 6 vần (gồm nhiều loại: vần lưng, vần chân, vần bằng,
vần trắc).
- Sự xuất hiện nhiều vần và nhiều loại vần tạo nên nét đặc biệt cho âm hưởng mang tính
chu kỳ của khổ thơ: vừa tăng thêm tính nhạc, vừa tạo sự luyến láy cho tốc độ câu thơ
chậm lại. Hiện tượng này lặp lại trong toàn bộ khúc ngâm tạo thành sự cộng hưởng âm
vận, cộng hưởng ấn tượng cảm nhận về sự triền miên, quẩn quanh của dòng tâm trạng.
- Các khổ thơ có chung cấu trúc hình tượng biểu hiện nội dung suy tư, cảm xúc. Luôn tồn
tại sự đối lập giữa hy vọng – thất vọng, quá khứ - hiện tại, tưởng tượng – thực tế trong
khổ thơ.
- Sự lặp lại từ, ngữ không chỉ tạo ra các điệp từ, điệp ngữ mà còn tạo ra sự liên hoàn giữa
các câu, khổ thơ. Sự trùng lặp của các yếu tố trên sinh ra hiệu quả đặc biệt khắc họa tâm
trạng quẩn quanh, bế tắc của con người.
2. Ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ thơ của ngâm khúc mang giọng điệu trữ tình bi thương, biểu hiện thái độ trước
nỗi khổ đau của con người, gắn với cảm hứng nhân đạo.
- Sử dụng nhiều từ láy có tác dụng biểu cảm, là công cụ tạo hình, tăng tính nhạc cho thơ ca
=> lớp từ láy có ưu thế đặc biệt, góp phần diễn tả dòng nội tâm con người đau buồn. Cần
đặc biệt quan tâm hệ thống từ láy trực tiếp biểu hiện trạng thái tình cảm, tâm lý.
- Xây dựng nhiều hình tượng bằng ngôn từ có sức sống lâu bền.
 Mọi yếu tố xuất hiện trùng điệp, tạo khả năng, hiệu quả cho sự biểu hiện của tác phẩm.

You might also like