Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

ĐÁP ÁN PHẦN DỊ HÓA

Câu 1 (2,0 điểm)


1.1. Phân biệt cơ chế hoạt động của chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của
enzyme. Succinate là cơ chất của enzyme succinate dehydrogenase. Malonate là một chất ức chế của
enzyme này. Làm thế nào để xác định được malonate là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không
cạnh tranh?
1.2. Vì sao electron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ chế làm
giảm pH của xoang gian màng?

Ý Nội dung Điểm


1.1 * Phân biệt:
- Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,25
Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và
dẫn đến kìm hãm hoạt động của enzyme. Do phức hệ enzyme - chất ức chế rất bền
vững, như vậy không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của 0,25
enzyme mà kết hợp với enzyme gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm
hoạt động làm nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
* Nhận biết 0,25
- Làm tăng nồng độ cơ chất (succinate), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay
không. 0,25
- Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì malonate là một chất ức chế cạnh tranh.
(HS có thể nêu thí nghiệm cụ thể, nếu đúng vẫn cho đủ điểm)
.2 - Electron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp vì:
+ Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần 0,25
nhỏ qua nhiều chặng.
+ Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt" đốt cháy tế bào. 0,25
- Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nồng độ 0,5
H+ cao và như vậy phức hệ ATP - synthetase tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa
thẩm.
Câu 2:
ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào, bởi quá trình thuỷ phân ATP (hình
3.1) giải phóng nhiều năng lượng cung cấp cho các quá trình chuyển hoá khác. Tuy nhiên, một
học sinh cho rằng, lý thuyết trên là sai. Bạn cho rằng, sự phá vỡ một liên kết hoá học sẽ tiêu tốn
năng lượng, chứ không phải giải phóng năng lượng. Vì vậy, năng lượng cung cấp cho các phản
ứng chắc chắn không đến từ sự thuỷ phân ATP.

Hình 3.1: Phản ứng thuỷ phân ATP (ΔG = - 7.3 kcal/mole)
a. Theo em, nhận định của bạn học sinh đúng hay sai? Giải thích.
b. Dưới đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân:
Glucose + Pi  Glucose 6 - phosphate + H2O (ΔG = 3.3 kcal/mole)
Với ΔG dương, phản ứng trên rất khó xảy ra tự phát, dẫn đến đường phân xảy ra
với tốc độ rất thấp. Tế bào thay đổi ΔG bằng cách nào?
a. - Nhận định của bạn học sinh trên là sai. 0.25
- Bạn học sinh đúng ở chỗ, sự phá huỷ một liên kết hoá học cần phải tiêu tốn năng lượng. Ở
trường hợp này, muốn phá huỷ liên kết phosphate ở ATP cần tiêu thụ một lượng năng lượng
nhất định.
- Tuy nhiên, sự thuỷ phân ATP không chỉ phá huỷ liên kết phosphate mà còn hình thành lại
liên kết P-OH (hình 4.1). Liên kết phosphate là liên kết cao năng, nên cần ít năng lượng để
phá vỡ, bù lại, liên kết P-OH là liên kết bền, nên khi hình thành sẽ giải phóng nhiều năng
lượng. Do đó, toàn bộ quá trình thuỷ phân ATP sẽ giải phóng chứ không tiêu thụ năng lượng
b. - Tế bào làm giảm ΔG của phản ứng bằng cách kết hợp phản ứng này với sự thuỷ phân ATP. 0,25
- Cụ thể, enzyme Hexokinase tiến hành cả hai phản ứng cùng một lúc, khiến cho toàn bộ quá
trình mang ΔG âm: ΔG = -7.3 + 3.3 = -4.3 (kcal/mole). Lúc này, phản ứng mang tính chất tự
Câu 3:
a. Khi phân giải hoàn toàn một phân tử axit steric CH 3(CH2)16COOH thì năng lượng (ATP) được giải
phóng là bao nhiêu? Giải thích.
b. Các đồ thị dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất và tốc độ phản ứng trong các phản
ứng hóa học được xúc tác bởi hai loại enzym 1 và 2. Hai enzym này khác biệt nhau như thế nào dẫn đến
có sự khác nhau về dạng đồ thị như vậy? Giải thích.

Câ Ý Nội dung Điểm


u
a Sự oxi hóa axit béo được thực hiện theo kiểu β – oxi hóa (sự oxi hóa xảy ra ở nguyên tử 0.25
cacbon β so với nhóm cacboxyl). Quá trình này gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn hoạt hóa axit béo:
1 ATP
Axit béo Axil – coenzimA + AMP
CoenzimA 0.25

→ Giai đoạn này tiêu dùng 1 ATP. 0.25


- Giai đoạn các phản ứng của sự β – oxi hóa:
+ Axil – coenzimA bị oxi hóa nhờ 1 số phản ứng liên tục để cắt mạch cacbon, được trình 0.25
bày dưới dạng vòng xoắn ốc, cứ mỗi vòng xoắn ốc sẽ tách ra được 1 axit có 2 cacbon là
axetil-coA và 4 nguyên tử hidro, đồng thời giải phóng được 5 ATP.
- 1 phân tử axit stearic khi bị oxi hóa phải trải qua 8 vòng xoắn và tạo ra được 9 phân tử
axetil-coA.
- Mỗi phân tử axetil-coA đi vào chu trình Crep và chuỗi chuyền electron giải phóng được
12 ATP. (0,25đ)
- Số ATP được tạo ra khi oxi hóa hoàn toàn 1 phân tử axit stearic:
[(5 x 8) + (12 x 9)] – 1 = 147 ATP
→ Công thức chung để tính số ATP cho các axit có số cacbon chẵn:
Số ATP = [(Tống số nguyên tử các bon/2) ´ 12 + (tổng số nguyên tử cac bon/2-1) ´ 5] -
1
b - Đối với enzym 1 tốc độ phản ứng tăng theo sự tăng nồng độ cơ chất nhưng thoạt đầu 0.5
tăng rất nhanh, sau đó lại tăng chậm dần chứng tỏ enzym này chỉ được cấu tạo từ một
tiểu đơn vị duy nhất. 0.5
- Trong khi đó, enzym 2 được cấu tạo từ nhiều tiểu đơn vị và các tiểu đơn vị có sự hợp
tác phối hợp với nhau. Khi một tiểu đơn vị liên kết được với cơ chất thì nó gây cảm ứng
đối với các tiểu đơn vị còn lại của enzym làm tăng khả năng liên kết với cơ chất.
Câu 4 (2,0 điểm).
a) Trong một nghiên cứu về chức năng ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể cô lập vào
trong môi trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp.
Sau 5 phút, ADP được bổ sung vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo, một trong 4 chất ức chế
(trình bày ở bảng phía dưới) được bổ sung và 10 phút sau đó thì thí nghiệm kết thúc. Nồng độ O 2
trong môi trường được đo liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.
Chất ức chế Tác dụng
Atractyloside ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
Butylmalonate ức chế vận chuyên succinate vào ti thề
Cyanide úc chế phức hệ cytochrome coxidase
Oligomycin ức chế phức hệ ATP synthase
Nồng độ O2 trong môi trường có bổ sung từng chất ức chế trên thay đổi như thế nào trong suốt thời
gian thí nghiệm? Giải thích.
b) Nấm đơn bào Kluyveromyces lactis được tìm thấy trong các sản phẩm sữa. Đây là một loài vi
sinh vật dễ nuôi cấy và có thể thu nhận được enzyme lactase. Lactase thực hiện phản ứng phân hủy
lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa. Phản ứng minh họa như Hình 3.

Hình 3.
b1. Hãy mô tả phản ứng phân hủy lactose bởi enzyme lactase. Xác định Y và Z.
b2. Nếu tiến hành nuôi cấy và thu nhận lactase của K. lactis để sử dụng tự do trong sản xuất sữa
không lactose thì sẽ gặp khó khăn gì? Đưa ra 02 (hai) phương pháp giải quyết.
a Trong tất cả các thí nghiệm, khi mới bắt đầu thí nghiệm, nồng độ O2 trong môi trường 0,25
sẽ giảm dần do hô hấp tế bào sử dụng succinate, và giảm nhanh hon khi cho thêm ADP
do sự tổng hợp ATP tăng lên, chuỗi truyền điện tử tăng hoạt động. 0,25
 Thí nghiệm với atractyloside, nồng độ O2 sẽ giảm chậm dần đi (giống như khi
chưa thêm ADP) doatractyloside ức chế sự vận chuyển ADP vào ty thể và ATP ra
khỏi ty thê dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp A TP và giảm quá trình tiêu thụ 0,25
O2.
 Thí nghiệm với butylmalonate và cyanide đều sẽ làm nồng độ O2 ngừng giảm do
butylmalonate làm mất nguồn cung cấp electron cho O2 còn cyanide ức chế chuỗi 0,25
truyền điện tử, dẫn đến làm ngừng quá trình tiêu thụ O2.
 Thí nghiệm với oligomycin sẽ cho kết quả tương tự với atractyloside do
oligomycin ức chế sự tổng hợp ATP dẫn đến làm giảm quả trình tiêu thụ O2.
b1 - Enzyme lactase nhận diện lactose theo nguyên tắc phù hợp cấu hình không gian
giữa trung tâm hoạt động và cơ chất. 0,25
- Sau đó, nó tiến hành phân hủy liên kết 1,4-glycoside bằng phản ứng thủy phân →
chuyển disaccharide thành monosaccharide.
- Y là H2O và Z là α-glucose.
b2 - Sản phẩm tạo ra từ việc phân hủy lactose bởi lactase sẽ làm ức chế phản ứng này. 0,25
- Do đó, trong quá trình sản xuất sữa sẽ không thể tạo sữa không lactose mà chỉ giảm
số lượng lactose (không đáng kể) có trong sữa.
- Ngoài ra, đặc điểm trên còn làm chậm tốc độ phản ứng được xúc tác bởi lactase, dẫn
đến việc thất thoát sản phẩm tạo ra từ phản ứng,…
[0,125 điểm/ý đúng, tổng điểm cho ý giải thích không quá 0,25 điểm] 0,25
- Phương pháp giải quyết:
+ Sản xuất protein tái tổ hợp từ bộ gene của K. lactis đã biến đổi làm mất chức năng
vùng không gian liên kết với sản phẩm ức chế. 0,25
+ Tách riêng sản phẩm và enzyme hoặc thu nhận sản phẩm ngay khi được tạo ra.
(Ví dụ như cố định enzyme trong màng cellulose triacetate).
Câu 5. (2,0 điểm)
5.1. Dưới đây là mô hình điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo kinase 1.

Hãy cho biết:


a. Enzime trên được điều hòa hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích.
b. Insulin có điều hòa hoạt tính của enzime đó không và điều hòa bằng cách nào? Giải thích?
5.2. Mô mỡ nâu có rất nhiều ty thể, màng trong của mô mỡ nâu chứa thermogenin, một loại protein
làm cho màng trong của ty thể có thể thẩm thấu proton. Hãy cho biết quá trình tổng hợp ATP trong
mô này có xảy ra không. Tại sao trẻ em, động vật có kích thước nhỏ và các loài ngủ đông có số lượng
mô mỡ nâu rất lớn?
Câu Nội dung Điểm
5.1 a. Enzime phosphofructokinase -1 là enzime trọng yếu điều khiển quá trình 0,25
đường phân. Enzim này được điều hòa hoạt động theo cơ chế điều hòa dị
lập thể.
+ Enzime này được hoạt hóa dị lập thể bởi AMP và fructose 2,6 0,25
bisphosphase. Nồng độ hai chất này tăng khi nguồn năng lượng dự trữ của
tế bào giảm đi.
+ Ức chế bởi ATP và citrate, hai chất này có nồng độ tăng khi tế bào đang 0,25
tích cực oxi hóa glucose thành CO2 (nói cách khác: khi nguồn năng lượng
dự trữ đang cao).
b. Insulin là hoocmon do lách tiết ra khi nồng độ glucose máu cao. Thúc đẩy 0,25
hoạt tính kinase của phosphofructose kinase 2 do đó nó gián tiếp hoạt hóa
enzime phosphofructokinase -1 và kích thích đường phân.
5.2 - Vì thermogenin làm cho màng trong của ti thể có thể thẩm thấu proton nên 0,25
nó huỷ thế động lực proton của ty thể.
- Kết quả là năng lượng do oxy hóa NADH giải phóng quá chuỗi vận 0,25
chuyển electron dùng để tạo nên thế động lực proton không được dùng để
tổng hợp ATP qua ATP synthase.
- Thay vào đó khi proton đi về lại chất nền theo chiều gradien nồng độ qua 0,25
thermogenin, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt.
- Vì các ty thể của mô mỡ nâu không tạo ATP mà thế động lực proton chỉ 0,25
dùng để sinh nhiệt  duy trì nhiệt độ của cơ thể. Mô mỡ nâu tăng đáng kể
khi cơ thể chịu lạnh.
Câu 6. ( 2 điểm)
Cho vào mỗi ống nghiệm: ti thể, dung dịch đệm chứa ADP, Pi, glucose, O 2. Giải sử quá trình hô
hấp tế bào có thể diễn ra. Nếu bỏ thêm vào ống nghiệm 1: Oligomycin và ống nghiệm 2: 2,4-
dinitrophenol(DNP) thì kết quả như thế nào? Giải thích, và so sánh hiệu quả của 2 chất trên.

- Ở ống nghiệm 1: Oligomycin ức chế enzyme ATP synthase bằng cách tương tác Mỗi ý 0,5
với tiểu đơn vị F0( của ATP synthase)
-> làm giảm hoặc không cho lực vận động proton H+ đi qua phức hệ ATP
synthase=> làm giảm hoặc không tổng hợp được ATP
- Ở ống nghiệm 2: 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng
ti thể và giải phóng 1 proton H+ vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch
nồng độ H+ (gradient proton)=> giảm sự tổng hợp ATP
=> Xét về hiệu quả làm giảm sự tổng hợp ATP thì Oligomycin hiệu quả hơn 2,4-
dinitrophenol (DNP)
Câu 7
Nếu ty thể bị cô lập được ủ với một nguồn điện tử như succinate, nhưng không có oxy, các
electron xâm nhập vào chuỗi hô hấp, làm giảm từng chất mang điện tử gần như hoàn toàn. Khi oxy
được đưa vào, các chất mang bị oxy hóa ở tốc độ khác nhau (Hình 2). Làm thế nào để kết quả này cho
phép bạn xếp thứ tự các chất mang điện tử trong chuỗi hô hấp? Thứ tự của chúng là gì?
Tốc độ oxy hóa của các chất mang điện tử, nếu được đo đủ nhanh, sẽ tiết lộ trật tự của chúng 0.25
trong chuỗi hô hấp.
Các chất mang gần nhất với oxy sẽ bị oxy hóa đầu tiên, và những chất xa nhất từ oxy sẽ bị 0,5
oxy hóa sau cùng.
Cơ sở lý luận này cho phép bạn suy ra thứ tự của electron thông qua các sóng mang. 0.25
Cytochromes b và c1 là một phần của cytochrom c reductase và cytochromes a và a3 là một
phần của cytochrom oxydase. 1,0

Câu 8. ( 2 điểm)
a. Có thể nói coenzim NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong quá trình hô
hấp tế bào được không? Giải thích vì sao?
b. Điều gì xảy ra với coenzim NADH và FADH2 khi tế bào không được cung cấp ôxi?
c.Tại sao nói axít pyruvíc và axêtylcoenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi
chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này?
Nội dung Điểm
a. Coenzim NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong hô hấp tế bào
vì: 0,25
+ Nó tham gia vận chuyển H+ và e- giải phóng ra từ nguyên liệu hô hấp đến chuỗi truyền
e- ở màng trong ty thể. 0,25
+ Khi qua chuỗi truyền e- ở màng trong của ty thể, NADH và FADH2 bị oxi hóa, năng
lượng giải phóng ra sẽ được sử dụng để tổng hợp ATP. 0,25
b. Khi tế bào không được cung cấp oxi thì:
+ NADH sẽ không đi vào chuỗi truyền e-. Khi đó NADH sẽ nhường H+ và e- để hình thành 0,25
các sản phẩm trung gian trong hô hấp kị khí và lên men.
+ FADH2 không hình thành vì không có oxy thì chu trình crep không xảy ra. 0,5
c. Axit pyruvic và axetyl coenzim A được coi là sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi
chất và các hướng tổng hợp các chất hữu cơ từ 2 sản phẩm này là:
+ Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân (có 3c) có mặt ở tế bào 0,5
chất. Từ Axit pyruvic có thể được biến đổi thành glyxerol hoặc a.a nhờ các phản ứng khử
amin hóa hoặc bằng con đường kỵ khí có thể biến đổi thành axit latic hoặc rượu etylic.
+ Axetyl coenzim A (có 2c) được sinh ra từ axít pyruvic do loại 1 CO2, quá trình này xảy
ra ở tế bào chất, sau đó sản phẩm (axetyl coenzim A) đi vào trong ty thể. axetyl coenzim A
có thể tái tổng hợp thành các axit béo hoặc tham gia vào chu trình crép tạo các sản phẩm
trung gian, hình thành các axit hữu cơ khác nhau. Các sản phẩm trung gian (NADH,
FADH2) tiếp tục đi vào chuỗi truyền e- để loại H+ và e- tổng hợp ATP.
Câu 9. (2,0 điểm).
a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim. Axit xucxinic là cơ
chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế của enzim này. Làm thế nào
để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không cạnh tranh?
b. Vì sao êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cần có chuỗi truyền
điện tử trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ
chế làm giảm pH của xoang gian màng?
a.
+) Phân biệt: 0,25
- Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. Khi có
mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và dẫn đến kìm
hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim - chất ức chế rất bền vững, như vậy không còn
trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa. 0,25
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của enzim
mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt động làm nó 0,25
không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
+) Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay 0,25
không.
Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh tranh. 0,25
b.
+ Êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi truyền 0,25
điện tử trong hô hấp. 0,25
- Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần nhỏ qua
nhiều chặng. 0,25
- Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt " đốt cháy tế bào.
+ Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nộng độ H + cao
và như vậy phức hệ ATP - synthetaza tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa thẩm.
Câu 10. Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy
trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó
được chuyển nhanh sang điều kiện thiếu
oxy. Nồng độ của 3 chất: Glucozo-6-
photphat (G6P), axit lactic và fructozo-
1,6-diphotphat (F1,6DP) được đo ngay sau
khi loại bỏ oxy khỏi môi trường nuôi cấy,
kết quả được thể hiện trong hình bên.
a) Vẽ con đường chuyển hóa đường phân từ glucose đến khi tạo thành F1,6DP. Viết tên của các
chất chuyển hóa trung gian và enzyme của từng phản ứng.
b) Hãy ghép các đường cong 1,2,3 trên đồ thị cho phù hợp với sự thay đổi nồng độ 3 chất trên.
Giải thích.
c) Sau đây là hai phản ứng thuộc quá trình đường phân:
- Glyceraldehyde – 3 – phosphate + NAD+ + Pi → 1,3 – bisphosphoglycerate + NADH
- 1,3 – bisphosphoglycerate + ADP → 3 – phosphoglycerate + ATP
Phosphate vô cơ (Pi) có vai trò thiết yếu trong quá trình lên men. Khi nguồn cung cấp Pi cạn
kiệt, sự lên men bị dừng lại kể cả khi môi trường có glucose. Asenat (AsO 43-) tương đồng với
phosphate (PO43-) về cấu trúc hóa học và có thể làm cơ chất thay thế phosphate. Este asenat
không bền nên dễ bị thủy phân ngay khi vừa hình thành. Giải thích tại sao asenat gây độc đối
với tế bào?

a Các enzyme: (1) hexokinase 0,5


(2) phosphohexose isomerase
(Isomerase)
(3) Phosphofructokinase
(Nêu được đủ tên enzyme và 4 tên chất,
viết đúng theo thứ tự chuyển hóa là được
điểm tối đa)

b - Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau đó được 0,25
chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí
sang lên men. Quá trình này không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron
nên lượng ATP bị giảm mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường phân nhờ
photphorin hóa mức cơ chất.
- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu sau đó không đổi chứng tỏ 0,25
đây là sự thay đổi nồng độ của axit lactic vì khi tế bào cơ chuyển từ hô hấp
hiếu khí sang lên men thì axit piruvic tạo ra do đường phân sẽ được chuyển
thành axit lactic làm cho lượng axit lactic tăng dần lên. Axit lactic xuất hiện
ngay từ phút số 0 chứng tỏ ngay từ đầu tế bào cơ đã thực hiện quá trình lên
men.
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-photphat vì 0,25
lượng ATP giảm mạnh dẫn tới quá trình photphorin hóa glucozo thành
glucozo-6-photphat bị giảm nhanh so với khi tế bào còn hô hấp hiếu khí, thêm
vào đó glucozo-6-photphat vẫn chuyển thành fructozo - 1,6 –diphotphat.
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat vì 0,25
trong 0,5 phút đầu đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat tăng lên do
glucozo-6-photphat chuyển thành nhưng từ phút thứ 0,5 khi lượng glucozo-
6-photphat giảm mạnh sẽ không glucozo-6-photphat thành fructozo - 1,6 –
diphotphat.
c Khi có asenat, 1 – asenat – 3 – phosphoglycerate (este asenat) được hình
thành thay cho bisphosphoglycerate. Khi đó este asenat bị thủy phân thành 3
– phosphoglycerate 0,25
1 – asenat – 3 – phosphoglycerate + H2O → 3 – phosphoglycerate + AsO43-

Phân tử 3 – phosphoglycerate vẫn được tạo thành như trong quá trình đường
phân nhưng không kèm theo sự tổng hợp ATP dẫn đến sự giảm năng lượng 0,25
tạo thành trong các phản ứng tương tự. Vì vậy, asenat độc với tế bào.

Câu 11. (2 điểm)


a. Cho biết tác động của các chất đến hô hấp tế bào tạo ATP

Hãy cho biết tác động của mỗi chất đến tiêu thụ ô xy của ti thể trong tế bào. Biết succinate là
nguồn cung cấp electron duy nhất cho chuỗi truyền electron
b. Kể tên các bào quan thuộc hệ thống nội màng. Tại sao chúng được xếp vào hệ thống này
Hướng dẫn chấm
a . Atractyloside tác động làm giảm tiêu thụ ô xy do ức chế vận chuyểlà n ADP vào ti 0,25
thể và vận chuyển ATP ra ngoài ti thể dẫn đến giảm tổng hợp ATP
. butylmalonate và Cyanide làm ngừng tiêu thụ ô xy vì cả hai chất này tác động làm
ngừng chuỗi truyền electron 0,5
.FCCP tác động làm tăng tiêu thụ ô xy vì làm proton thấm qua màng vào trong chất
nền dẫn đến kích thích hoạt động của của chuỗi truyền e- 0,25
. Oligomycin tác động làm giảm tiêu thụ ô xy do ức phức hệ ATP synthase đẫn đến
ức chế tổng hợp ATP 0,25
b . Gồm các bào quan: màng lưới nội chất , bộ máy gongi, các lizoxom, không bào 0,25
. Giải thích:
- màng các bào quan này đều được được bổ sung từ nguồn gốc màng của mạng
lưới nội chất 0,25
- protein của các bào quan này có nguồn gốc từ mạng lưới nội chất
0,25
Câu 12. (1 điểm)
Enzim muốn hoạt động được thì cấu hình của trung tâm hoạt tính phải phù hợp với cấu hình
cơ chất mà nó xúc tác. Bằng cách điều chỉnh cấu hình trung tâm hoạt tính của mình, enzim có thể ở
trạng thái hoạt động hoặc bất hoạt. Trung tâm hoạt tính có thể được điều chỉnh thay đổi cấu hình
thông qua trung tâm điều chỉnh (trung tâm điều hòa dị hình) bằng cách liên kết với các nhân tố điều
chỉnh.
Em hãy cho biết: Hình thức điều hòa; viết sơ đồ cơ chế hoạt động và giải thích hai trường hợp sau:
Hướng dẫn chấm:
* Điều hòa dị hình không gian. 0.25
- Trường hợp 1:
+ Chất điều hòa (r) gắn vào trung tâm điều hòa để điều chỉnh trung tâm hoạt
động (A) làm thay đổi cấu hình trung tâm hoạt động,
 Cơ chất (S) không gắn được vào TTHĐ (A)  (E) bất hoạt  không tạo được 0.25
sản phẩm.
+ Sơ đồ điều chỉnh hoạt tính của enzim qua trung tâm điều chỉnh:
E(AR) + E(r) → S + EA(r) → S + E
- Trường hợp 2:
+ Chất điều hòa (r) gắn vào trung tâm điều hòa để điều chỉnh trung tâm hoạt 0.25
động (A) làm thay đổi cấu hình trung tâm hoạt động,
 Cơ chất (S) gắn vào TTHĐ (A)  (E) hoạt động biến đổi cơ chất S  Sản
phẩm P và giải phóng enzim E.
+ Sơ đồ điều chỉnh hoạt tính của enzim qua trung tâm điều chỉnh:
E(AR) + E(r) → S + EA(r) → S – E  P + E 0.25
Câu 13. (2,0 điểm)
1. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu chỉ có chất
ức chế và cơ chất cùng với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào có thể phân
biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?
2.
a. Hình 4 dưới đây mô tả hóa thẩm gắn kết chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP. Nếu phức hệ IV
không hoạt động thì hóa thẩm có thể tạo ra ATP không và nếu như vậy tốc độ tổng hợp sẽ khác nhau
như thế nào?

Hình 4
b. Sự thiếu oxy có ảnh hưởng như thế nào lên quá trình thể hiện ở hình trên? Giải thích?
Hướng dẫn chấm
Câu/ý Nội dung Điểm
1 Tiêu chí Chất ức chế cạnh tranh Chất ức chế không cạnh
tranh
Đối tượng Là chất có cấu hình phân tử Các chất có cấu hình phân
giống với cơ chất của tử khác với cơ chất của en 0,25
enzim zim, như các nhóm (gốc)
mang điện, ion.
Kiểu tác động
Liên kết vào trung tâm hoạt Không liên kết vào vùng
động của enzim, lm mất vị trung tâm hoạt động của
trí liên kết với cơ chất enzim, làm biến đổi cấu
hình trung tâm hoạt động 0,25
của enzim.
Chịu ảnh Có chịu ảnh hưởng Không chịu ảnh hưởng
hưởng bởi 0,25
nồng độ cơ
chất
- Có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách:
Cho một lượng enzim nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế vào một ống
nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống nghiệm, nếu tốc độ phản ứng 0,25
gia tăng thì chất ức chế đó là chất ức chế cạnh tranh.

- Lúc đầu, một số ATP có thể được tạo ra, bởi vì sự chuyền electron có thể 0,25
tiếp tục cho đến tận phức hệ III và một gradient H+ nhỏ có thể được tăng
2a lên.
- Ngay sau đó, không nhiều electron có thể được chuyển cho phức hệ III vì 0,25
nó không thể bị tái oxy hóa do chuyển electron của nó cho phức hệ IV.
- Phosphoryl hóa oxy hóa sẽ dừng lại hoàn toàn, quá trình này không tạo ra 0,25
ATP.
2b - Không có oxy để “kéo” electron xuôi theo chuỗi chuyền electron, H+
không được bơm vào khoảng gian màng của ty thể và hóa thẩm không xảy 0,25
ra.
Câu 14 (2 điểm)
1. Cho các thành phần: ADP, ATP, NAD, FAD, FADH 2 , NADH, Glucô, CO2 , H2O, O2 , a. pyruvic,
strôma, tế bào chất, chất nền ti thể, màng trong ty thể. Hãy sắp xếp vào bảng sau cho phù hợp.

Quá trình Hô hấp

Giai đoạn Đường phân Chu trình Chuỗi vận chuyển eletron
Crep
1. Diễn ra ở đâu
2. Nguyên liệu
3. Sản phẩm

2. Trong các trường hợp sau, hãy cho biết ATP có được tạo ra trong ti thể không? Giải thích.
a. Không có ôxi.
b. Màng ti thể bị thủng lỗ.

Ý Nội dung Điểm


1.
Giai đoạn Đường phân Chu trình Crep Chuỗi vận chuyển 0,25
eletron đ
1. Diễn ra ở Tế bào chất Chất nền ti thể Màng trong ti thể
đâu 0,25
2. Nguyên Gluco, ADP, NAD Axit pyruvic ADP, NADH, FADH2, đ
liệu NAD, FAD ADP, O2
3. Sản phẩm Axit pyruvic ATP, NADH, FADH2, ATP, H2O, NAD, 0,5 đ
NADH ATP, CO2 FAD
2. a. Không có O2, ATP sẽ không được tạo ra trong ti thể:
- Do không có O2 là chất nhận electron cuối cùng ở chuỗi chuyền electron nên NADH 0,25
và FADH2 sẽ không bị khử để cung cấp electron cho chuỗi chuyền electron 🡪H + không đ
được bơm qua các phức hệ protein để ra xoang gian màng 🡪cơ chế hóa thẩm không
xảy ra 🡪không sinh ra ATP theo cơ chế phôtphoryl hóa ôxi hóa.
- NADH và FADH2 không bị khử sẽ không tạo thành NAD+ và FAD🡪không có
nguyên liệu cho chu trình Crep🡪 không thể sinh ATP theo cơ chế phôtphoryl cơ chất 0,25
ở chất nền ti thể. đ
b. Không thể tổng hợp được ATP .
Vì : không tạo được gradien H+ và gradien điện hoá. 0,25
đ
0,25
đ
Câu 15. (2,0 điểm)
Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ty thể, đưa
thêm NADH, ADP và Pi.
1. Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ sau:

2. Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi pH và sự thay đổi
hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?
3. Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung dịch và
các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?

4 1 - Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có sự 0,25
vận chuyển H+, không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và ty thể.
- Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e - trên màng trong ty thể đến
O2, giúp vận chuyển H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng, 0,25
điều này làm môi trường bên ngoài ty thể tăng nồng độ proton H + (pH
giảm), vì proton có thể thấm tự do qua lớp màng ngoài ty thể. 0,25
- Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền
qua kênh ATP synthase, nên nồng độ H+ bên ngoài giảm về mức ban đầu 0,25
(pH tăng trở lại).
2 - Nếu dung dịch thiếu ADP thì ty thể không tổng hợp ATP được, không
có sự vận chuyển xuôi dốc proton qua ATP synthase, vì vậy sự chênh
lệch gradient proton giữa trong và ngoài ty thể tăng lên rất cao, khi đó
việc bơm thêm proton qua màng trong cần quá nhiều năng lượng nên 0,5
dừng lại, đồng thời ngăn sự oxi hóa NADH trên màng ty thể, nên lượng
NADH ban đầu giảm nhưng sau đó nồng độ sẽ không giảm nữa.
3 - Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận
chuyển e- và sự oxi hoá NADH bởi O 2 vẫn diễn ra, nhưng không tổng
hợp được ATP, vì màng bị rò rỉ không tạo được sự chênh lệch proton 0,5
giữa hai bên màng. Như vậy, cũng không có sự thay đổi pH của dung
dịch nhiều, vì H+ di chuyển qua màng rò rỉ dễ dàng.

Câu 16. (2.0 điểm).


1. Giả sử người ta tạo ra các kênh H+ở màng trong của ti thể đồng thời cung cấp đủ glucôzơ và O 2
cho các ti thể này thì sự tổng hợp ATP trong ti thể và quá trình đường phân của tế bào bị ảnh hưởng
như thế nào? Giải thích.
2. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H + và sự sinh tổng hợp
ATP ở ti thể (mitochondria). Ti thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào môi trường có pH 8 (ống
nghiệm A), sau đó được chuyển sang môi trường có pH 7 (ống nghiệm B) và sự tổng hợp ATP ở ống
nghiệm B được theo dõi.

[Ghi chú hình: Outer membrane: Màng ngoài ti thể; Intermembrane space: Khoảng giữa màng
trong và màng ngoài ti thể; Inner membrane: Màng trong ti thể; Matrix: Chất nền]
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
A. Ở ống B, ATP được tổng hợp trong chất nền ti thể.
B. Ở ống B, ATP được tổng hợp mà không nhất thiết cần chuỗi chuyền điện tử.
C. Nếu ti thể ở ống A được chuyển sang môi trường có pH 9, sự tổng hợp ATP sẽ xuất hiện trong
vùng giữa hai lớp màng của ti thể.
D. Nếu tiếp tục giữ ti thể trong ống A và glucôzơ được bổ sung thì ATP được tổng hợp.

Câu 4 4.1
2.0 điểm - Sự tổng hợp ATP trên màng trong ti thể bị giảm. 0,25
- Giải thích: H+ từ xoang gian màng qua kênh H + đi vào chất nền ti thể làm
triệt tiêu gradien H+ giữa hai bên màng trong. 0,25
- Quá trình đường phân tăng lên. 0,25
- Giải thích: Do thiếu ATP nên tế bào phải tăng phân giải đường đề bù lại 0,25
lượng ATP bị thiếu hụt.
4.2
A. ĐÚNG. H+ được khuếch tán từ xoang gian màng vào chất nền qua bơm 0,25
ATP – syntheaza và ATP được tổng hợp.
B. ĐÚNG. Trong thí nghiệm này có sự chênh lệch nồng độ H + giữa khoang
gian màng và chất nền ti thể, khi đó ATP được tổng hợp mà không cần chuỗi 0,25
chuyền điện tử.
C. SAI. ATP xuất hiện ở chất nền ti thể. 0,25
D. SAI. ATP không được tổng hợp. 0,25

Câu 17. (2,0 điểm)


1. Hình ảnh dưới đây mô tả phản ứng của enzym succinic dehydrozenzase biến đổi cơ chất là axit
succinic thành sản phẩm là axit fumaric. Tuy nhiên sản phẩm sẽ không được tạo ra nếu có mặt axit
malonic. Giải thích hiện tượng trên? Nếu muốn sản phẩm tiếp tục được tạo ra thì có thể khắc phục
bằng cách nào?

Hình 3. Phản ứng của enzym succinic dehydrozenzase


2. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ty thể,
đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ sau:

Hình 4. Sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể
b) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung dịch và
các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?
1 - Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh 0,25
- Axit malonic có cấu tạo hoá học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,25
- Khi có mặt của cơ chất và chất ức chế, chúng cạnh tranh trung tâm hoạt động
và làm cho hoạt động xúc tác của enzim bị kìm hãm lại. 0,25
- Sự ức chế do axit malonic gây nên có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ
của axit này. 0,25
2a - Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có sự vận 0,25
chuyển H+, không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và ty thể.
- Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e- trên màng trong ty thể đến O2, giúp
vận chuyển H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng, điều này làm môi trường 0,25
bên ngoài ty thể tăng nồng độ proton H+ (pH giảm), vì proton có thể thấm tự do
qua lớp màng ngoài ty thể.
- Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền qua kênh 0,25
ATP synthase, nên nồng độ H+ bên ngoài giảm về mức ban đầu (pH tăng trở lại).
2b - Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận chuyển e - 0,25
và sự oxi hoá NADH bởi O2 vẫn diễn ra, nhưng không tổng hợp được ATP, vì
màng bị rò rỉ không tạo được sự chênh lệch proton giữa hai bên màng. Như vậy,
cũng không có sự thay đổi pH của dung dịch nhiều, vì H + di chuyển qua màng rò
rỉ dễ dàng.

Câu 18. (2,0 điểm)


Để nghiên cứu hô hấp tế bào, người ta tách ti thể từ một loại tế bào và đưa vào môi trường phù hợp
với nguồn cacbon là pyruvat. Sau đó, bổ sung malonat 0,01 M và tiến hành đo lượng oxi hấp thụ
trong 2 phút. Công thức cấu tạo của malonat và sự chuyển hóa pyruvat trong ti thể được biểu diễn ở
hình dưới đây.

Hình 4
Hãy cho biết:
a) Sau khi bổ sung malonat, lượng oxi tiêu thụ thay đổi thế nào? Giải thích.
b) Sau khi bổ sung malonat, nếu không tính thành phần môi trường nuôi ban đầu, hợp chất nào có
nồng độ cao nhất trong số các hợp chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa ở hình trên? Giải
thích.
c) Nếu bổ sung malonat với nồng độ gấp 10 lần, thì lượng oxi thay đổi thế nào?
d) Để tăng lượng oxi tiêu thụ lên mức cao nhất có thể, nên bổ sung chất chuyển hóa trung gian nào?
Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
- Giảm đi.
- Malonate là chất ức chế cạnh tranh với succinate do có cấu tạo tương tự, do đó sẽ 0,25
a ức chế hoạt động của enzim succinate dehydrogenaze do đó gây ức chế chuỗi các 0,25
phản ứng ở phía trước trong chu trình Crep, hạn chế tạo ra NADH tham gia chuỗi
chuyền e nên giảm tiêu thụ oxi.
- Succinate. 0,25
- Vì khi enzim succinate dehydrogenaze bị ức chế thì enzim không chuyển hóa 0,25
b succinate nên tăng tích lũy chất này đến khi phản ứng dừng hẳn.

- Giảm mạnh.
- Do lượng oxi chỉ đo trong 2 phút nên lúc này phản ứng đang chậm dần lại trước 0,25
c khi dừng hoàn toàn nên vẫn có NADH sinh ra, oxi vẫn được sử dụng nhưng chậm 0,25
dần.
- Tăng lượng succinate. 0,25
- Vì khi đó succinate sẽ vượt qua malonate để cạnh tranh enzim để tạo ra NADH 0,25
d tham gia vào chuỗi chuyền e

Câu 19 (2,0 điểm)


a. Thế nào là điều hòa là điều hòa dị lập thể? Giải thích cách thức điều hòa dị lập thể của enzyme.
b. Tại sao trong tế bào, axit piruvic là mối nối then chốt của quá trình phân giải các chất (dị hóa)?
Trong quá trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P khi mới được tạo ra thì có ảnh hưởng gì
tới quá trình này? Giải thích.
Ý Nội dung Điể
a Khái niệm điều hòa dị lập thể là thuật ngữ mô tả trường hợp chức năng của một protein sẽ bị thay đổi 0.2
khi có một phân tử điều hòa vào vị trí nhất định của một protein E làm ảnh hưởng đến khả năng liên
kết của protein E đó ở một cơ chất ở trung tâm hoạt tính, nó có thể dẫn đến ức chế hoặc kích thích
hoạt động của E.
* Cách thức điều hòa dị lập thể:
- Mỗi E điều hòa dị lập thể thường là E được cấu tạo từ hai hay nhiều tiểu đơn vị. Toàn bộ phức hệ là 0.2
sự dao động giữa hai trạng thái là hoạt động và không hoạt động. Vị trí điều hòa dị lập thường là vị trí
liên kết giữa các tiểu đơn vị. 0.2
+ Hoạt hóa: Sự liên kết của chất hoạt hóa (activator) với vị trí điều hòa làm ổn định hình dạng của
dạng hoạt động
+ Ức chế: Sự liên kết của chất ức chế vào vị trí điều hà dị lập làm ổn định cấu hình dạng không hoạt 0.2
động.
- Các tiểu đơn vị của E dị lập thể với với nhau theo cách khi một tiểu đơn vị được liên kết với chất
hoạt hóa hoặc ức chế chúng sẽ truyền đến tất cả các tiểu đơn vị khác
b - Axit piruvic (sản phẩm của đường phân) là ngã 3 của đường phân, lên men và hô hấp hiếu khí. 0.2
Trong hô hấp hiếu khí, a.piruvic bị ôxi hóa thành axêtyl-côenzimA để đi vào chu trình Crep tạo ra
ATP và các sản phẩm trung gian 0.2
khác.
- Trong hô hấp kị khí, a.piruvic là nguyên liệu cho quá trình ôxi hóa tạo ATP với hiệu suất thấp hơn
hô hấp hiếu 0.2
khí.
- Trong lên men, a.piruvic đóng vai trò là chất nhận êlectron để tái sinh NAD+ tạo ra axit lactic hoặc 0.2
êtanol và
ATP.
- Nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P => không tạo thành glixêralđêhit-3-P => chỉ có 1 phân tử
glixêralđêhit-3-P được ôxi hóa => chỉ tạo được 2 phân tử
ATP.
- Trong giai đoạn đầu của đường phân đã tiêu tốn 2ATP =>kết thúc đường phân không thu được phân
tử ATP nào, chỉ tạo được 1 phân tử NADH.
Câu 20. (2,0 điểm)
a. Xem xét NADH được hình thành trong quá trình đường phân. Cái gì là chất nhận cuối cùng
các electron của nó trong lên men? Cái gì là chất nhận cuối cùng các electron của nó trong hô
hấp hiếu khí?
b. Tế bào nấm men sống nhờ glucose được chuyển từ môi trường hiếu khí đến môi trường kị khí.
Để cho tế bào tiếp tục tạo ATP với cùng tốc độ, thì tốc độ tiêu thụ glucose cần phải thay đổi
như thế nào?
c. Nêu tên phân tử dự trữ phần lớn năng lượng từ các phản ứng oxy hóa khử của chu trình axit
citric. Năng lượng này biến thành dạng có thể sử dụng để tổng hợp ATP như thế nào?
d. Hình dưới mô tả hóa thẩm gắn kết chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP. Nếu phức hệ IV
không hoạt động thì hóa thẩm có thể tạo ra ATP không và nếu như vậy tốc độ tổng hợp sẽ
khác nhau như thế nào?

a. Một chất dẫn xuất của pyruvat như acetaldehyde trong quá trình lên men rượu; oxy gen. 0,5
b. Tế bào cần tiêu thụ glucose ở một số tốc độ khoảng 19 lần tốc độ tiêu thụ trong môi 0,5
trường hiếu khí (2 ATP phát sinh nhờ lên men so với 38 ATP phát sinh nhờ hô hấp tế bào) .
c. NADH và FADH2, chúng sẽ chuyển electron cho chuỗi chuyền electron. 0,5
d. - Lúc đầu, một số ATP có thể được tạo ra, bởi vì sự chuyền electron có thể tiếp tục cho 0,25
đến tận phức hệ III và một gradient H+ nhỏ có thể được tăng lên.
- Ngay sau đó, không nhiều electron có thể được chuyển cho phức hệ III vì nó không thể bị 0,25
tái oxy hóa do chuyển electron của nó cho phức hệ IV.

Câu 21. (2,0 điểm)


1. Hình ảnh dưới đây mô tả phản ứng của enzym succinic dehydrozenzase biến đổi cơ chất là axit
succinic thành sản phẩm là axit fumaric. Tuy nhiên sản phẩm sẽ không được tạo ra nếu có mặt axit
malonic. Giải thích hiện tượng trên?. Nếu muốn sản phẩm tiếp tục được tạo ra thì có thể khắc phục
bằng cách nào?

2.
a. Tại sao khí O2 không phải là nguyên liệu của tất cả phản ứng trong chu trình Krebs nhưng nếu
không có mặt của khí O2 thì chu trình Krebs cũng bị ngừng lại?
b. Quá trình tổng hợp ATP trong tế bào cần sự có mặt của ADP và phosphate vô cơ (Pi). Tại sao tốc độ
tổng hợp ATP phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ ADP trong tế bào mà không phải là nồng độ Pi nội bào?
Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Nội dung Điểm
1 - Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh 0,25
- Axit malonic có cấu tạo hoá học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,25
- Khi có mặt của cơ chất và chất ức chế, chúng cạnh tranh trung tâm hoạt động và 0,25
làm cho hoạt động xúc tác của enzim bị kìm hãm lại.
- Sự ức chế do axit malonic gây nên có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ của 0,25
axit này.
2 a. Khi không có mặt O2, chuỗi điện tử hô hấp không hoạt động → NADH không tái
tạo trở lại NAD+ và FADH2 không tái tạo trở lại FAD → thiếu nguyên liệu để tiếp 0,5
tục duy trì các phản ứng hóa học trong chu trình Krebs.
b. Nồng độ Pi trong tế bào dao động ở mức độ thấp còn nồng độ ADP trong tế bào
dao động nhiều hơn → nồng độ ADP ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tổng hợp ATP của 0,5
tế bào.

Câu 22.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, oligomycin là một loại kháng sinh ức chế enzim tổng hợp ATP bằng cách
ngăn chặn dòng proton đi qua tiểu phần F o vào chất nền ti thể. Sau khi tiêm oligomycin một thười
gian, người ta thấy nồng độ lactat tăng cao trong máu của chuột thí nghiệm. Hãy mô tả cơ chế tổng
hợp ATP theo thuyết hóa thầm và giải thích nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.

Nội dung Điểm


- Cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thẩm tại ti thể:
+ Vận chuyển electron, bơn H+ tạo điện thế màng 0.25
+ Hoạt động tổng hợp ATP của ATP-synthetaza
- Khi tiêm oligomycin:
+ Các ATP-synthetaza bị ức chế bởi oligomycin sẽ ngừng hoạt động → lượng proton tích lũy ở
xoang gian màng tăng cao → ức chế hoạt động của chuỗi truyền electron (do năng lượng không 0.25
đủ để bơm protron qua màng khi sự chênh lệch nồng độ là quá lớn)
+ Chu trình Creb bị ức chế: do chuỗi truyền e ngừng hoạt động, NADH không còn bị oxy hóa 0.25
nữa và chu trình acide citrite ngừng hoạt động bởi vì nồng độ NAD + tụt xuống dưới mức mà
các enzim có thể hoạt động → hoạt động hô hấp trong ti thể giảm thấp. 0.25
+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể phải được đáp ứng, các tế bào tăng cường đường phân và lên
men để thu năng lượng nên lactat sản sinh nhiều nồng độ tăng cao trong máu

Câu 23.
Đồ thị bên cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng với
nồng độ cơ chất. Đường nét đứt biểu thị tốc độ chuyển hóa
cơ chất A thành sản phẩm tăng khi nồng độ cơ chất tăng.
Đường nét liền biểu thị quan hệ giữa nồng độ cơ chất A
với tốc độ phản ứng khi nồng độ cơ chất tăng nhưng có
mặt của chất B ở nồng độ cố định.
a. Chất B ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Giải thích.
b. Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ
chất B tăng dần. Hãy cho biết tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.
Nội dung Điểm
a. Ảnh hưởng của chất B đến tốc độ phản ứng:
Sự có mặt của chất B làm đồ thị biểu hiện tốc độ phản ứng lệch về phía phải, chứng tỏ 0. 5
trong cùng một thời gian phải cần một lượng cơ chất A nhiều hơn so với khi không có mặt
chất B  Chất B là chất ức chế cạnh tranh.
b. Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần thì tốc độ phản 0. 5
ứng giảm dần vì khi đó chất B cạnh tranh với cơ chất A để liên kết vào trung tâm hoạt động
của enzim  giảm tốc độ phản ứng.

Câu 24.
a/Thế nào là chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu chỉ có các
chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào để có thể phân biệt
hai loại chất ức chế này?
b/Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti
thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
a.
- Chất ức chế cạnh tranh là chất có cấu hình phân tử giống với cơ chất của 0,25
enzim, vì thế chúng cạnh tranh với cơ chất trong việc chiếm vùng trung tâm
hoạt động. 0,25
- Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với một vùng nhất định (không phải
trung tâm hoạt động), làm biến đổi cấu hình của phân tử nên enzim không 0,5
liên kết được với cơ chất ở vùng trung tâm hoạt động.
- Ta có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách cho một lượng
enzim nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế vào một ống nghiệm, sau đó
tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống nghiệm, nếu tốc độ phản ứng gia tăng 0,25
thì chất ức chế đó là chất ức chế cạnh tranh.
b/ Sự khác biệt:
Trên màng tilacoit Trên màng ti thể
Các điện tử (e) đến từ Các điện tử (e) sinh ra từ quá trình dị hóa (quá
diệp lục trình phân hủy các chất hữu cơ) 0,25
Năng lượng có nguồn Năng lượng được giải phóng từ việc đứt gãy các
gốc từ ánh sáng. liên kết hóa học trong các phân tử hữu cơ 0,5
Chất nhận điện tử cuối Chất nhận điện tử cuối cùng là O2
cùng là NADP+
Câu 25. (2,0 điểm)
3.1. Rotenone là một sản phẩm tự nhiên độc hại có nguồn gốc từ thực vật, có tác dụng ức chế
mạnh NADH dehydrogenase của ty thể ở côn trùng và cá. Antimycin A là một loại kháng sinh độc,
có tác dụng ức chế mạnh quá trình oxy hóa Ubiquinol (Coenzyme Q).
a. Giải thích tại sao sau khi ăn phải rotenone một số loại côn trùng và cá bị tử vong?
b. Giải thích cơ chế tác động của antimycin A.
c. Giả sử rotenone và antimycin A có hiệu quả như nhau trong việc ngăn chặn các vị trí tương
ứng của chúng trong chuỗi chuyển điện tử thì chất độc nào sẽ mạnh hơn? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
a. Khi ăn phải Rotenone có thể gây chết một số loài côn trùng và cá vì:
- Rotenone ức chế hoạt động của NADH dehydrogenase  Ức chế dòng electron từ 0,25
a trung tâm Fe-S đến ubiquinone  Giảm vận chuyển e  Giảm ATP.
-

- Lượng ATP giảm không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật  Có thể gây 0,25
chết sinh vật.
b b.
- Antimycin A ức chế quá trình oxy hoá Coenzyme Q (ubiquinol) trong chuỗi hô hấp 0,25
 Ngăn cản sự vận chuyển electron từ cyt b sang cyt c  Giảm sự vận chuyển e 
Lượng ATP tạo thành giảm.
c. Antimycin A là chất độc mạnh hơn. 0,125
c - Rotenone chỉ ức chế dòng điện tử từ phức hệ I; Antimycin A ức chế dòng điện tử 0,125
qua Ubiquinol  ảnh hưởng tới tất cả các nguồn điện tử đi từ phức hệ I và II.

Câu 26.
Hình 4 mô tả phản ứng của enzyme
succinic dehydrogenase biến đổi cơ chất là
succinate thành sản phẩm là fumarate. Tuy
nhiên sản phẩm sẽ không được tạo ra nếu
có mặt malonate.
a. Giải thích hiện tượng trên?
b. Nếu muốn sản phẩm tiếp tục được
tạo ra thì có thể khắc phục bằng cách nào?

Hình 4
Ý Nội dung Điểm
- Malonate là chất ức chế cạnh tranh 0,25
- Malonate có cấu tạo hoá học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,25
a
- Khi có mặt của cơ chất và chất ức chế, chúng cạnh tranh trung tâm hoạt động và làm 0,25
cho hoạt động xúc tác của enzyme bị kìm hãm lại.
- Giảm nồng độ của malonate  Giảm cạnh tranh với succinate  Tăng fumarate tạo ra. 0,25
b
(Hoặc tăng nồng độ succinate và giải thích được 0,25đ)
Câu 27. (2.0 điểm)
1. Bạn đã tạo ra các túi có cấu trúc tương tự như màng
trong ty thể, chỉ khác là các túi này có chiều ngược với
màng trong ty thể bình thường. Trong túi nhân tạo, pH =
6. Bạn bổ sung các túi nhân tạo vào dịch đệm có pH = 7,
có ADP, oxy, ngoài ra không có bất kì thành phần nào
khác. Tiếp theo bạn bổ sung chất cho electron
(succinate) vào môi trường để kiểm tra khả năng tổng
hợp ATP của túi nhân tạo. Bạn nhận thấy không có bất
kì ATP nào được tạo ra.

a. Hãy cho biết vì sao ATP không được tạo ra? Biết rằng ATP synthetase, các thành phần khác trên
chuỗi chuyền electron đều hoạt động bình thường.
b. Sau khi đảm bảo rằng ATP đã được tạo ra, bạn nhận thấy tốc độ tổng hợp ATP của túi nhân tạo là
chậm hơn so với ty thể có cùng kích thước. Cho biết bạn cần phải thay đổi yếu tố gì để làm tăng tốc
độ tổng hợp ATP? (chỉ được phép thay đổi môi trường túi nhân tạo).
2. Sơ đồ hình 3.3 mô tả con đường chuyển
hóa từ chất M tạo ra chất R và chất Y là
những sản phẩm cuối cùng. Mỗi phản ứng
hóa học chịu xúc tác bởi một loại enzyme
(kí hiệu E1 đến E6). Phân tích con đường
chuyển hóa được biểu thị ở hình 3.3 hãy
cho biết:
a. Khi nhu cầu tế bào đối với chất Y tăng
đáng kể, bằng cách nào tế bào thúc đẩy sự
tổng hợp thêm chất Y từ con đường
chuyển hóa ở hình 3.3. Giải thích.

b. Nếu nguồn cung cấp chất M và nhu cầu của tế bào đối với chất R và chất Y đều không thay đổi
nhưng tế bào bị thiếu cofactor của enzyme E5 thì nồng độ chất N và chất Q nhiều khả năng có xu
hướng thay đổi như thế nào? Giải thích.

Câu Nội dung Điểm


1a Thiếu thành phần phosphate vô cơ  không tạo được ATP. 0.25
1b Tạo môi trường base hơn  tăng sự chênh lệch proton  tăng tổng hợp ATP. 0.25
2a - Tăng mức hoạt tính của enzyme E6 để tạo ra chất Y từ chất X  làm giảm nồng độ 0.5
chất X trong tế bào  sự mất cân bằng trong phản ứng hóa học tạo ra chất X dẫn đến
thay đổi xu hướng chuyển hóa của chất Q theo con đường tạo ra nhiều chất X  cung
cấp nguyên liệu tổng hợp chất Y.
- Nồng độ chất Q giảm do được huy động vào con đường tạo ra chất Y  giảm tạo 0.5
thành chất R trong tế bào  nồng độ chất R trong tế bào giảm  giảm hiệu ứng ức
chế ngược trở lại enzyme E2  ít nhiều làm tăng hoạt tính của enzyme này  tăng
cường sự chuyển đổi chất N thành chất Q, là cơ chất của con đường tổng hợp chất Y
của tế bào.
2b Khi enzyme E5 bị thiếu cofactor, nó không thể thực hiện được chức năng xúc tác hiệu 0.5
quả  ban đầu làm tăng nồng độ chất Q trong tế bào do thay đổi thế cân bằng trong
phản ứng hóa học tạo ra chất X. Sự tăng đồng độ của chất Q trong tế bào dẫn đến tăng
nồng độ của chất R  ức chế ngược trở lại enzyme E2  giảm quá trình tổng hợp
chất Q nên cũng làm giảm sự tổng hợp chất R  nồng độ của chất Q và chất R được
duy trì ở mức bình thường trong tế bào.
Câu 28. (2,0 điểm)
1. Acid béo là nguồn năng lượng chính cho một vài loại mô, đặc biệt là cơ tim của người trưởng
thành. Oxi hóa acid béo trong ti thể là nguồn tổng hợp ATP lớn, tuy nhiên cũng có một loại bào quan
khác có khả năng phân giải acid béo. Đó là bào quan nào trong tế bào? Sự khác biệt cơ bản của quá
trình oxi hóa trong bào quan này với oxi hóa trong ti thể là gì?

2. Một số loài vi khuẩn có thể sử dụng ethanol (CH3-CH2-OH) hoặc acetat (CH3-COO -) làm nguồn
carbon duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai loại chất này của tế bào vi
khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây:

Nồng độ cơ chất Tốc độ hấp thụ của vi khuẩn (µmol/phút)


(mM)
Chất A Chất B
0,1 2 18
0,3 6 46
1,0 20 100
3,0 60 150
10,0 200 182

Hãy cho biết:


- Sự vận chuyển của hai chất A và B qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích.
- Hai chất A và B, chất nào là ethanol và chất nào là acetat? Giải thích.

Nội dung Điểm


1. Bào quan đó là Peroxisome
(Nếu HS viết là Glyoxysome và giải thích đủ vẫn cho đủ điểm)
- Khác nhau
Oxi hóa acid béo tại Ti thể Oxi hóa acid béo tại Peroxisome

- Ưu tiên oxi hóa acid béo có chuỗi C - Ưu tiên oxi hóa acid béo có chuỗi C rất dài ≥
ngắn, trung bình và dài. C20 mà ti thể không thể oxi hóa. 0,25

- Acetyl CoA chuyển tới chu trình Krebs - Do không có các enzyme thực hiện Krebs nên
acetyl CoA được chuyển ra ngoài bào tương để
0,25
tổng hợp cholesterol và các chất chuyển hóa
khác.

- Cả NADH và FADH2 đều được chuyển - FADH2 được chuyển tới oxi bằng các oxidase,
tái tạo FAD và sinh ra H2O2. Nhờ catalaza
tới chuỗi vận chuyển điện tử ở màng phân
0,25
trong ti thể, tạo động lực proton để tổng giải H2O2 khử độc cho tế bào.
hợp ATP. - NADH được chuyển ra và được oxi hóa lại tại
bào tương.

- Có chuỗi vận chuyển điện tử → thực - Không có chuỗi vận chuyển điện tử nên không
hiện tổng hợp ATP. tổng hợp ATP, năng lượng giải phóng dưới 0,25
dạng nhiệt.

2.
- Con đường vận chuyển:
+Sự hấp thụ chất B: có tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế bào lúc đầu tăng cùng với
việc tăng nồng độ các chất. Nhưng đến một giai đoạn nhất định thì tốc độ phản ứng gần như
không tăng ngay kể cả khi nồng độ chất tan tiếp tục tăng lên. → Chất B được vận chuyển qua 0,25
kênh protein và việc vận chuyển của chất B không tăng ở giai đoạn sau là hiện tượng bão hòa
kênh.
+ Sự hấp thụ chất A: tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất tan.
→ Điều này chỉ ra rằng chất A được khuếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép của màng tế bào 0,25
mà không cần phải qua kênh protein xuyên màng.
- Xác định tên chất:
+ Chất A là ethanol vì ethanol là chất phân tử nhỏ, không tích điện nên có thể khuếch tán trực 0,25
tiếp qua lớp lipid kép của màng tế bào dễ dàng hơn rất nhiều so với acetat.
+ Chất B là acetat vì là chất tích điện nên sẽ khó khuếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép của 0,25
màng tế bào vì lớp phospholipid kép có chứa các đuôi hydrocarbon kị nước (không phân cực).
Câu 29. (2 điểm)
1. TAK1 là một protein kinase chuyển một nhóm phosphate từ ATP sang cơ chất. Để làm sáng tỏ
cơ chế hoạt động của Takinib, hai thí nghiệm đã được thực hiện.
- Thí nghiệm A: TAK1 được bổ sung vào dung dịch chứa ATP, Takinib và cơ chất của TAK1. Tốc
độ phản ứng ban đầu được xác định ở các nồng độ ATP khác nhau và lượng Takinib khác nhau.
- Thí nghiệm B: TAK1 được ủ trước với 5 µM ATP trong 3 giờ và sau đó tiến hành tương tự như
thí nghiệm A.
Kết quả của thí nghiệm A và B thể hiện ở hình dưới với nồng độ Takinib được thể hiện ở bên phải.

a) Em hãy xác định vai trò của Takinib trong điều hòa hoạt động của enzyme TAK1. Giải thích.
b) Dựa vào thí nghiệm A và B, một bạn học sinh rút ra kết luận: “Cấu trúc của enzyme TAK1 có
một vị trí tương tác khác ngoài trung tâm hoạt động”. Em có đồng ý với kết luận trên không? Tại sao?
2. Trong những năm 1850 và 1860, nhà hoá học và vi sinh học Louis Pasteur, người đầu tiên
nghiên cứu về sự lên men, đã chứng tỏ rằng quá trình này được thực hiện bởi các tế bào sống. Quá
trình lên men với loài nấm men phổ biến nhất Saccharomyces cerevisiae được ứng dụng từ lâu đời để
sản xuất bánh mì, rượu vang, bia và rượu táo. Trong tự nhiên, nấm men này được tìm thấy ở bề mặt
quả và lá cây. Quá trình lên men được biểu diễn ở Hình 3.2.
Hình 3.2. Quá trình lên men ở nấm men.
A. Glucose; B. Protein vận chuyển hexose
a) Em hãy cho biết 1, 2, 3, 4 là các chất gì?
b) Hãy so sánh mức năng lượng được tạo ra trong quá trình lên men và hô hấp hiếu khí. Giải
thích.
Câu 3 (2 điểm): Đồng hóa và dị hóa
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
1a - Dựa vào thí nghiệm A, ta thấy cùng nồng độ ATP, khi tăng nồng độ Takinib, tốc
độ phản ứng giảm  Takinib là chất ức chế hoạt động của enzyme.
0,5
- Trong thí nghiệm B, sau khi ủ TAK1 với 5 µM ATP trong 3 giờ ta thấy hoạt tính
ức chế của Takinib giảm  Takinib là chất ức chế cạnh tranh với ATP.
1b - Em đồng ý với ý kiến trên, vì:
- Sau khi TAK1 được ủ trước với 5 µM ATP trong 3 giờ, ATP sẽ gắn vào vùng
điều hòa (khác vùng trung tâm hoạt động)  Takinib không thể cạnh tranh với 0,5
ATP, nhưng cơ chất vẫn gắn được vào vùng hoạt động  Tốc độ phản ứng không
thay đổi nhiều khi tăng nồng độ Takinib.
1. Glucose. 2. Pyruvic acid. 3. Acetaldehyde. 4. Ethanol.
2a 0,5
(Mỗi ý đúng được 0,125 điểm)
Quá trình lên men tạo ra ít năng lượng hơn quá trình hô hấp hiếu khí. 0,25
- Lên men:
+ chỉ tạo 2ATP trong giai đoạn đường phân
+ NADH không tham gia vào chuỗi vận chuyển electron, chuyền e và H + cho
2b axetaldehyt, không tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm.
0,25
- Hô hấp hiếu khí:
+ trực tiếp tạo 2ATP trong đường phân
+ NADH và FADH2 được tạo ra, tham gia vào chuỗi vận chuyển electron, tổng
hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm.

Câu 30.
a. Trong một nghiên cứu về chức năng ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể cô lập vào
trong môi trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp.
Sau 5 phút, ADP được bổ sung thêm vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo, mỗi chất ức chế được
bổ sung vào từng ống nghiệm riêng rẽ (trình bày ở bảng 1) và 10 phút sau đó thì thí nghiệm kết thúc.
Nồng độ O2 trong môi trường của từng ống được đo liên tục trong thời gian thí nghiệm.
Bảng 1
Ống nghiệm Chất ức chế Tác dụng
I Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
II Butylmalonate Ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
III Cyanide Ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
IV Oligomycin Ức chế phức hệ ATP synthase
Lượng O2 tiêu thụ trong từng ống nghiệm trên thay đổi như thế nào trong thời gian thí nghiệm?
Giải thích.
b. Ở các tế bào bình thường không phân chia, glucose được chuyển hóa thành pyruvate và sau
đó thành acetyl-CoA trong điều kiện hiếu khí bởi PDC (Pyruvate Dehydrogenase Complex). Acetyl-
CoA đi vào chu trình acid tricarboxylic (chu trình TCA) trong ti thể. Ở tế bào khối u, trong điều kiện
môi trường thiếu oxi, con đường chuyển hóa glucose được mô tả như hình 2 (PDKs - pyruvate
dehydrogenase kinase). Khi tế bào bình thường chuyển thành tế bào khối u, để đảm bảo nhu cầu ATP
cho các tế bào khối u, quá trình chuyển hóa glucose thay đổi như thế nào?

Câu/Ý Nội dung Điểm


a Trong tất cả các thí nghiệm, khi mới bắt đầu thí nghiệm, lượng O 2 tiêu thụ tăng dần
(nồng độ O2 trong môi trường giảm dần) do hô hấp tế bào sử dụng succinate, tăng
0,25
nhanh hơn khi cho thêm ADP do sự tổng hợp ATP tăng lên, chuỗi truyền điện tử tăng
hoạt động.
Thí nghiệm với atractyloside, sự giảm nồng độ O2 chậm dần (giống như khi chưa
thêm ADP) do atractyloside ức chế vận chuyển ADP vào ti thể và ATP ra khỏi ti thể 0,25
dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp ATP và giảm quá trình tiêu thụ O2.
Thí nghiệm với butylmalonate và cyanide đều làm nồng độ O2 ngừng (dừng) giảm
do butylmalonate làm mất nguồn cung cấp electron cho O 2 còn cyanide ức chế chuỗi 0,25
truyền điện tử, dẫn đến làm ngừng quá trình tiêu thụ O2.
Thí nghiệm với oligomycin cho kết quả tương tự với atractyloside do oligomycin ức
0,25
chế sự tổng hợp ATP dẫn đến làm giảm quá trình tiêu thụ O2.
b - Quá trình chuyển hóa glucose sẽ chuyển từ phosphoryl hóa oxy hóa sang đường phân
hiếu khí (gia tăng quá trình đường phân). 0,25
- Sự biểu hiện tăng lên của Pyruvate Dehydrogenase Kinase (PDKs) làm bất hoạt
PDC và ức chế sự biến đổi pyruvate thành Acetyl-CoA. Thay vào đó, quá trình 0,5
chuyển hóa pyruvate thành lactate được kích hoạt, và quá trình đường phân được gia
tăng
- Tăng phân giải glutamine và sinh tổng hợp acid béo tạo ra các chất trung gian của 0,25
chu trình TCA
Câu 31.
Chu trình Krebs là trung tâm của mọi hoạt động chuyển hóa tế bào. Cho biết Succinate (COO --CH2-
CH2-COO-), fumarat (COO--CH=CH- COO-), malat (COO--CHOH- CH2-COO-) và oxaloacetate
(COO--CO- CH2-COO-) là bốn chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa trong chu trình Krebs;
NAD+ và FAD là những chất nhận điện tử từ sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Sau đây là hai phản
ứng của chu trình Krebs:
(1) Succinate + FAD  fumarate + FADH2
(2) Malate + NAD+  oxaloacetate + NADH + H+
a. Tại sao khí O2 không phải là nguyên liệu của tất cả các phản ứng trong chu trình Krebs nhưng nếu
không có mặt O2 thì chu trình Krebs cũng bị ngừng lại.
b. Một trong hai phản ứng nói trên (phản ứng 1 hoặc 2) bị ức chế khi có mặt malonat ở chất nền ti thể.
Hãy cho biết nhiều khả năng phản ứng (1) hay (2) là phản ứng bị ức chế khi có mặt malonate? Tại
sao.
c. Giả sử các nhà sinh học tạo ra được hai loại dehydrogenase “nhân tạo” vừa gắn được với NAD +,
vừa gắn được với FAD nhưng một loại enzyme có cơ chất là succinate, loại còn lại có cơ chất là
malate. Nếu thay thế FAD bằng NAD + hoặc ngược lại cho mỗi phản ứng nói trên nhưng sử dụng hai
loại dehydrogenase “nhân tạo” tương ứng thì mỗi phản ứng (1), (2) có xảy ra hay không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm
Nội dung trả lời Điểm
a. Không có mặt O2 chuỗi chuyền điện tử không hoạt động không tái lập 0.5
NAD+ và FAD thiếu nguyên liệu cho các phản ứng của chu trình Krebs
ngừng lại.
b. Phản ứng (1) bị ức chế khi có mặt malonat. 0.5
Vì malonat có cấu trúc gần giống succinate, cạnh tranh được với nó liên kết
vào succinate dehydrogenase.
c.
- Nếu thay FAD bằng NAD+ ở phản ứng (1) với sự có mặt của enzyme nhân 0.25
tạo thì phản ứng này vẫn xảy ra.
- Vì NAD+ có thể thay FAD nhận điện tử từ succinate. 0.25
- Nếu thay NAD+ bằng FAD ở phản ứng (2) với sự có mặt của enzyme nhân 0.25
tạo thì phản ứng này không xảy ra.
- Vì FAD không thể thay NAD+ nhận điện tử từ fumarate. 0.25
Câu 32.
Những bào quan nào có thể oxy hóa acid béo? Sự khác biệt cơ bản trong oxy hóa acid béo ở các bào
quan này là gì?
Đáp án:
Những bào quan nào có thể oxy hóa acid béo là: Ti thể và peroxysome. (0,25đ)
Đặc điểm phân biệt Oxy hóa acid béo trong ti thể Oxy hóa acid béo trong
peroxysome
Loại acid béo bị oxy hóa Chuỗi ngắn, trung bình và Chuỗi rất dài
(0,25đ) dài
Sản sinh ATP (0,25đ) Có Không
Quá trình oxy hóa Acid béo được chuyển hóa Acid béo được chuyển hóa
thành cetyl CoA béo diễn ra thành cetyl CoA béo diễn ra
(0,5đ) trong bào tương. Acetyl CoA tương tự trong ty thể. Tuy
béo được vận chuyển vào nhiên FADH2 được chuyển
trong ti thể bị oxy hóa thành ngay lập tức đến O2 bằng các
CO2, NADH và FADH2. Sau oxidase, sản sinh H2O2 mà
đó NADH và FADH2 sẽ tham không sinh ATP. Còn NADH
gia vào chuỗi truyền electron thì được chuyển trở ra và oxy
để sinh ATP hóa tại bào tương.
Do thiếu chu trình acid citric
nên axetyl CoA sinh ra khi
peroxisome phân rã acid béo
không được oxy hóa thêm
nữa mà được vận chuyển ra
bào tương để sản xuất
cholesterol.
Năng lượng được giải phóng ATP, nhiệt năng Nhiệt năng
(0,25đ)
Câu 33.
Để phân giải một phân tử glucozơ tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD+ và FAD+?
Hướng dẫn giải:
a. Để phân giải một phân tử glucozơ trong điều kiện có O2:
O2 là chất nhận điện tử cuối cùng trên màng trong của ti thể và kết hợp với H + tạo thành H2O;
glucozơ sẽ được phân giải hoàn toàn thành H 2O và CO2. Lượng NAD+ và FAD cần để tạo chất
NADH và FADH2 là:
- Giai đoạn đường phân: 2NAD+
- Giai đoạn decacboxi tạo axetyl coA: 2NAD+
- Trong chu trình Krebs: 6NAD+ và 2FAD
Tổng cộng cần 10NAD+ và 2FAD
b. Khi không có O2:
Con đường dẫn truyền hydro và điện tử bị ức chế, sẽ không có NAD + để tái sử dụng do đó
2NADH tạo ra trong đường phân sẽ nhường 2H + để tạo thành axit lactic hoặc rượu etylic (sự lên
men); do đó quá trình này chỉ cần 2NAD+ để sử dụng tuần hoàn.
Câu 34. Hô hấp của thực vật diễn ra ở loại bào quan nào? Hãy trình bày tóm tắt các giai đoạn của quá
trình hô hấp có tạo ra ATP?
Hướng dẫn giải
- Hô hấp ở thực vật có hai loại là hô hấp tạo ATP diễn ra ở bào quan ti thể và hô hấp sáng (không
tạo ATP) diễn ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể.
- Hô hấp tạo ATP là quá trình hô hấp diễn ra thường xuyên trong tế bào thực vật, quá trình này
có 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn đường phân: xảy ra ở tế bào chất
1Glucozơ + 2NAD+ + 2ADP + 2Pi → 2axit piruvic + 2ATP + 2NADH.
(C6H12O6 + 2NAD+ + 2ADP + 2Pi → 2C3H4O3 + 2ATP + 2NADH).
Giai đoạn chu trình Krebs: (khi môi trường nội bào có oxi).
Chu trình Krebs diễn ra ở chất nền ti thể. Bản chất của chu trình Krebs là một hệ thống các phản
ứng thuỷ phân và oxi hoá nguyên liệu đầu tiên là axit pyruvic để hình thành nên sản phẩm cuối cùng
là CO2, ATP, NADH, FADH2. Chu trình Krebs trải qua nhiều phản ứng nên tạo ra nhiều sản phẩm
trung gian, mỗi sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tế bào sử dụng tổng hợp các chất cho tế bào.
Phươmg trình tổng quát của chu trình Krebs:
2axit piruvic + 8NAD+ + 2FAD+ + 2ADP + 2Pi + 6H2O
→ 6CO2 + 2ATP + 8NADH + 2FADH2.
* Nếu môi trường nội bào không có oxi thì chu trình Krebs không diễn ra mà diễn ra quá trình
lên men tạo ra rượu etylic hoặc axit lactic.
Giai đoạn chuỗi truyền e:
Chuỗi chuyền electron và quá trình photphorin hóa oxi hóa tạo ra ATP và H 2O. Chuỗi truyền e
diễn ra trên màng trong của ti thể, cần có sự tham gia của oxi phân tử.
- Trong chuỗi truyền e, NADH và FADH2 là những chất cho điện tử (cho e). NADH phân li
thành NAD+, H+ và e. Điện tử (e) được cung cấp cho các chất nhận điện tử trên màng trong của ti thể.
Điện tử sau khi đi qua các chất nhận trung gian thì sẽ được kết hợp với oxi, H + để tạo ra H2O theo
phương trình:
H+ + e + O2 → H2O. Vì vậy nếu không có oxi thì không có chất nhận e nên chuỗi truyền e sẽ
không diễn ra.
- Các chất nhận điện tử ở trên màng trong của ti thể là những protein xuyên màng, đồng thời là
các bơm proton. Khi các bơm proton này nhận được điện tử thì nó sẽ lấy năng lượng từ điện tử để
bơm H+ từ trong chất nền ti thể ra xoang gian màng (xoang giữa 2 màng của ti thể) để tạo thế năng
H+. Các ion H+ sẽ khuếch tán qua kênh ATPaza (Kênh ATPaza là một loại protein xuyên màng nằm
trên màng trong của ti thể, kênh này là một loại enzym tổng hợp ATP) để tổng hợp ATP theo phương
trình ADP + Pi → ATP.
Câu 35. Quá trình hô hấp nội bào diễn ra theo 3 giai đoạn. Hãy cho biết:
a. Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn.
b. Mối quan hệ giữa giai đoạn chu trình Krebs với giai đoạn chuỗi truyền e.
Hướng dẫn giải
a.
Giai đoạn Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm
Đường phân Tế bào chất Axit pyruvic,
glucozơ, NAD+, ADP, Pi
ATP, NADH
Chu trình Krebs Chất nền ti thể axetylCoenzymA, NAD+, ATP, NADH,
FAD+, ADP, Pi, H2O FADH2, CO2.
Chuỗi truyền e Trên màng NAD+, FAD+,
NADH, FADH2, O2, ADP, Pi
trong của ti thể ATP, H2O.
b. Mối quan hệ giữa giai đoạn chu trình Krebs với giai đoạn chuỗi truyền e.
Nhìn vào nguyên liệu và sản phẩm của mỗi giai đoạn ta biết được ngay mối quan hệ giữa hai giai
đoạn này. Giai đoạn chuỗi truyền e sử dụng NADH và FADH 2 do chu trình Krebs tạo ra. Giai đoạn
chu trình Krebs sử dụng NAD+ và FAD+ do chuỗi truyền e tạo ra. Như vậy, hai giai đoạn này có quan
hệ tương tự như mối quan hệ giữa hai pha của quang hợp. Điều này giải thích vì sao chu trình Krebs
không sử dụng oxi nhưng nếu không có oxi thì không diễn ra chu trình Krebs.
Câu 36.
a. Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp. Cho biết vai trò của hô hấp đối với tế
bào.
b. Vì sao nói nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp?
Hướng dẫn giải
a. Hô hấp
- Phương trình tổng quát của hô hấp:
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + Q (38ATP và nhiệt)
- Vai trò của hô hấp đối với tế bào:
Nhìn vào phương trình có thể xác định được vai trò của hô hấp, đó là:
+ Hô hấp tạo ra năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào như hoạt động
vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào, hoạt động tổng hợp protein, ...
+ Hô hấp tạo ra nhiệt làm ấm cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt.
Ngoài ra, trong quá trình hô hấp ở giai đoạn đường phân và chu trình Krebs tạo ra nhiều sản
phẩm trung gian. Các sản phẩm trung gian này được tế bào sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình
tổng hợp các chất của tế bào.
b. Nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp là vì:
- Nước tham gia vào các phản ứng thuỷ phân và các phản ứng oxi hóa trong chu trình Krebs. Ở
chu trình Krebs, nước là nguyên liệu tham gia vào quá trình phân giải axetylcoenzymA thành sản
phẩm cuối cùng là CO2.
- Trong chuỗi truyền điện tử, nước được tạo ra theo phương trình:
H++ e + O2 → H2O.
Do vậy nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp.
Câu 37. Sự tạo thành ATP trong hô hấp diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng trong
những quá trình sinh lí nào ở cây?
Hướng dẫn giải
- ATP được hình thành do sự kết hợp ADP và gốc photphat (P vô cơ).
- Có 2 con đường tạo ATP trong hô hấp ở thực vật:
+ Photphorin hóa mức nguyên liệu: từ APEP tới axit pyruvic.
+ Photphorin hóa mức enzym oxi hóa khử: H + và e- vận chuyển qua chuỗi truyền điện tử từ
NADH2 và FADH2 tới oxi.
- Trong 38 ATP thu được trong hô hấp hiếu khí ở thực vật có 4 ATP ở mức độ nguyên liệu và 34
ATP ở mức độ enzym.
- ATP dùng cho mọi quá trình sinh lí ở cây như quá trình phân chia tế bào, hút nước, hút khoáng,
sinh trưởng, phát triển.
Câu 38. Ở hô hấp hiếu khí, tại sao khi không có oxi phân tử (O 2) thì chu trình Krebs không diễn ra?
Vai trò của chu trình Krebs đối với quá trình trao đổi chất của tế bào?
Hướng dẫn giải
a. Chu trình Krebs sử dụng coenzym NAD + và FAD+ để khử nguyên tử H tạo nên chất khử
NADH và FADH2. Sau đó NADH và FADH2 được đưa đến chuỗi truyền điện tử ở trên màng ti thể để
sinh ATP. Nếu không có O2 thì chuỗi truyền điện tử không diễn ra nên FADH và NADH 2 không được
khử thành FAD+ và NAD+ cho nên không có nguyên liệu cho chu trình Krebs → Chu trình Krebs
không diễn ra.
b. Chu trình Krebs tạo ra các sản phẩm trung gian, các sản phẩm trung gian này trở thành nguyên
liệu để tổng hợp các chất cho tế bào. Vì vậy chu trình Krebs là chu trình trung tâm của quá trình trao
đổi chất trong tế bào. Ngoài ra chu trình Krebs còn diễn ra sự photphoryl hóa cơ chất nên tạo được
một số ATP cung cấp cho tế bào.

You might also like