Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

6 Quy trình bảo lãnh của một NH cụ thể BIDV


Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với phía đối tác theo yêu cầu: thanh toán, dự thầu, vay
vốn…). phía đối tác yêu cầu cần có BL của NH.
Bước 2: Khách hàng lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh cho BiDV
Thủ tục hồ sơ sẽ gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ mục đích
-Hồ sơ tài chính kinh doanh
-Hồ sơ tài sản đảm bảo
Bước 3: Bộ phận QHKH của BIDV sẽ tiến hành tiếp nhận nhu cầu khách hàng, kiểm tra mục
đích bảo lãnh và điều kiện phát hành bảo lãnh theo quy định của ngân hàng.( thẩm định các
nội dung như: tính hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của khách hàng,
hình thức bảo đảm, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.)
Bước 4: Bộ phận QHKH lập đề xuất, soạn thảo thư bảo lãnh trình trưởng phòng và PGĐ phụ
trách khối QHKH.
Bước 5: Nếu đủ điều kiện phát hành bảo lãnh bộ phận QHKH chuyển hồ sơ qua phòng
QTTD, hoặc qua phòng QLRR để Giám đốc phụ trách khối QLRR có ý kiến (trường hợp
nhóm khách hàng phải qua thẩm định rủi ro), hoặc trình HĐTD chi nhánh (trường hợp vượt
thẩm quyền của khối QLRR).
(Bước 5: Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện bộ phận QHKH trả lại hồ sơ cho khách
hàng).
Bước 6: Bộ phận QTTD nhận hồ sơ bảo lãnh từ bộ phận QHKH chuyển sang sẽ kiểm tra các
điều kiện bảo lãnh, chứng từ, thư bảo lãnh trình cấp thẩm quyền phát hành thư. (NH sẽ thông
báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong thư sẽ có các quy định rõ ràng các nội dung cơ
bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh.(như phạm vi bảo lãnh, hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh…))
Bước 7: : Bộ phận QTTD nhập thông tin vào hệ thống và lưu hồ sơ.Và Bộ phận QTTD
chuyển 1 bộ hồ sơ cho bộ phận Dịch vụ khách hàng (DVKH) trả lại cho khách hàng. Bộ phận
DVKH chuyển trả hồ sơ cho khách hàng theo quy định giao nhận chứng từ của BIDV.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát khách hàng: Trong quá trình bảo lãnh, ngân hàng thường thực
hiện kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng.
Mục đích là đảm bảo rằng khách hàng có khả năng thực hiện cam kết bảo lãnh và đáp ứng
nghĩa vụ tài chính.
Ngân hàng sẽ xem xét các thông tin về tài sản, nợ nần, lịch sử thanh toán, và khả năng tài
chính của khách hàng.
Bước 9: NH sẽ thực hiện nghĩa vụ bão lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu xảy ra phát sinh
Bước 10: NH yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với phía ngân
hàng như : trả nợ gốc, lãi, phí…(nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, phía NH sẽ tiến
hành thanh toàn thay và tự động hạch toán nợ vay bắc buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi
suất nợ quá hạn của phí được bảo lãnh, cùng với đó NH sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết
để thu nợ như: phát mãi tài sản đảm bảo, khởi kiện..)

You might also like