Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ÔN TẬP

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Ô TÔ

Câu 1: Vai trò của vận tải ô tô trong hệ thống vận tải nói chung và hệ thông vận tải
Việt Nam nói riêng?

- Vận tải ô tô có một ưu thế hơn hẳn các phương thức vận tải khác, đó là vận
chuyển một cách triệt để, có thể vận chuyển “từ cửa đến cửa, từ kho đến kho”
(door to door). Cho nên thông thường vận tải ô tô là phương thức tiếp chuyển cho
các phương thức vận chuyển khác.

- Vận tải ô tô có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu, những nơi điều
kiện đường xá khó khăn, thậm trí cả những nơi không có đường.

- Phương tiện vận tải ô tô rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau đáp ứng cho
việc vận chuyển hàng hóa đa dạng với hiệu quả cao.

- Vận tải ô tô luôn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở cự ly ngắn khi nó đảm nhiệm việc
tiếp nối các quá trình vận tải khác.

- Vận tải ô tô làm nhiệm vụ chuyển tải giữa vận tải đường sắt, vận tải đường
không, vận tải đường thủy đến các địa điểm sản xuất và tiêu dùng.

Câu 2: Các thông số cơ bản của phương tiện vận tải ô tô? Những thông số nào cần
đặc biệt xem xét khi đưa phương tiện vận tải ô tô ra hoạt dộng trên các tuyến
đường bộ?

* Các thông số cơ bản của phương tiện vận tải ô tô:

- Các thông số cơ bản của ô tô:

+ Trọng tải, sức chứa

+ Kích thước giới hạn: dài x rộng x cao


+ Chiều dài cơ sở

+ Khoảng cách từ cầu trước đến mũi xe

+ Khoảng cách từ cầu sau đến thùng xe

+ Vết bánh xe trước, vết bánh xe sau

+ Chiều rộng max, chiều dài max khi có thùng

+ Bán kính quay vòng

+ Cỡ lốp, số lượng trục, số lượng bánh xe

+ Tổng trọng lượng xe, trọng lượng trục sau

+ Công suất động cơ

+ Tiêu hao nhiên liệu (lít/100 km)

+ Dung tích thùng nhiên liệu

- Kích thước cho phép max hiện nay:

+ Chiều dài: Ô tô: 12m

Sơ mi rơmoóc: 20m

+ Chiều rộng : 2,5 m

+ Chiều cao : Ô tô có trọng lượng toàn bộ trên 5 tấn: 4,0m

Ô tô có trọng lượng toàn bộ đến 5 tấn : Hmax <= 1,75WT < 4,0m

Khoảng sáng gầm xe: 120


mm
+ Chiều dài đuôi xe : Xe khách: <65% chiều dài cơ sở

Xe tải: <60% chiều dài cơ sở

- Khối lượng cho phép phân bố lên các trục:

+ Trục đơn: 10 tấn.

+ Trục kép phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục d:

d < 1,0 m: 11 tấn.

1,0 d < 1,3 m: 16 tấn

d > 1,3 m: 18 tấn.

+ Trục ba phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục liền kề d:

d < 1,3 m: 21 tấn.

d > 1,3 m: 24 tấn

* Các thông số cần đặc biệt xem xét khi đưa phương tiện vận tải ô tô ra hoạt
dộng trên các tuyến đường bộ:

- Công thức bánh xe, vết bánh xe (mm)

- Kích thước bao (mm)

- Kích thước thùng xe (hoặc kích thước khoang hành lý lớn nhất) (mm)

- Chiều dài cơ sở (mm)

- Khối lượng bản thân (kg)

- Khối lượng hàng theo CC theo TK/CP TGTT (kg)

- Khối lượng toàn bộ theo TK/CP TGTT (kg)


- Khối lượng kéo theo TK/CP TGTT (kg)

- Số người cho phép chở

- Loại nhiên liệu

- Thể tích là việc của động cơ (cm )3

- Công suất lớn nhất/tốc độ quay.

- Số lượng lốp, cỡ lốp/trục

Câu 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới an toàn chạy xe? Chỉ rõ những bộ phận
chủ yếu trong kết cấu ô tô ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn vận hành của nó?

* Những yếu tố nào ảnh hưởng tới an toàn chạy xe:

- An toàn chủ động : được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu
giúp An toàn chủ động cho lái xe tránh được các tai nạn giao thông. An toàn chủ
động bị chi phối bởi tính chất phanh, tính ổn định, tính điều khiển, tính cơ động, tín
hiệu cảnh báo âm thanh và ánh sáng, hiệu quả chiếu sáng đường của đèn pha...

- An toàn bị động : được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cầu làm
gi An toàn bị động ảm thiểu chấn thương của lái xe và hành khách khi xảy ra tai
nạn giao thông. Hình dáng bên ngoài của xe, kết cấu bên trong khoang xe, độ bền
của thùng xe, ca bin khi chịu va chạm, các giải pháp kỹ thuật... quyết định tính an
toàn bị động của ô tô.

- An toàn môi trường của ô tô : cho phép giảm tác động có hại đến những người
tham gìa An toàn môi trường của ô tô giao thông và môi trường xung quanh như
bụi bẩn, tiếng ồn, độc hại của khí xả...
- Khi chạy xe trên đường người lái xe phải nhìn thấy phía trước một khoảng cách
nhất định để kịp thời xử lý các tình huống về đường và giao thông trên đường.Ví
dụ: tránh chướng ngại vật, tránh xe, vượt…

- Chiều dài đoạn đường tối thiểu cần nhìn thấy phía trước để đảm bảo an toàn gọi
là cự ly tầm nhìn và khi thiết kế các yếu tố trên bình đồ, trên trắc dọc phải đảm bảo
đủ tầm nhìn để chạy xe an toàn và thuận lợi.

- Tầm nhìn môt chiều : Là khoảng cách cần thiết đề người lái xe kịp hãm trước một
chướng ngại vật tĩnh trên đường.

- Tầm nhìn hai chiều : Hai xe cùng chạy trên một làn đường, hai người lái xe phải
có một khoảng cách đủ để dừng xe và cách nhau một khoảng cách an toàn Lo.

* Những bộ phận chủ yếu trong kết cấu ô tô ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn
vận hành của nó:

- Bộ lọc dầu, dầu : tác động trực tiếp đến khả năng vận hành của động cơ xe hơi.

- Kính chắn gió : không chỉ giúp chắn gió mà nó còn là “con mắt” giúp người lái
có tầm nhìn khi lái xe ô tô.

- Cần gạt mưa : đảm bảo tầm nhìn và quan sát một cách tốt nhất khi gặp phải trời
mưa.

- Bộ phận giảm xóc : là một trong các bộ phận quan trọng có tác động trực tiếp đến
sự an toàn và khả năng vận hành của xe.

- Hệ thống phanh là cơ cấu an toàn chủ động của ô tô dùng để giảm tốc độ hay
dừng và đỗ ô tô trong trường hợp cần thiết.

- Hệ thống đèn chiếu sáng : là bộ phận quan trọng đóng vai trò đảm bảo tầm nhìn
cho xe khi trời tối.
- Lốp xe : là một bộ phận rất quan trọng trong khi xe đang hoạt động vì nó tiếp xúc
trực tiếp với mặt đường. Vì vậy, lốp xe rất dễ bị hao mòn, ảnh hưởng đến độ ma
sát, bám mặt đường khi xe đang hoạt động.

- Hệ thống lái có nhiệm vụ giúp thay đổi hướng chuyển động của xe theo mong
muốn của tài xế.

- Khung – gầm : là phần rất quan trọng của ô tô ở vấn đều chịu lực, chịu tải.

Câu 4: Năng suất? Phân biệt các loại năng suất trong ngành vận tải ô tô? Các yếu
tố ảnh hưởng tới năng suất phương tiện vận tải? Biện pháp nâng cao năng suất
phương tiện vận tải?

- Năng suất: Là số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian, hoặc số thời
gian làm ra một đơn vị sản phẩm.

- Năng suất của phương tiện vận tải: Là số lượng sản phẩm được vận tải (vận
chuyển) trong một đơn vị thời gian; đơn vị thời gian đó là giờ, ngày, tháng, quý,
năm.

* Phân biệt các loại năng suất trong ngành vận tải ô tô:

Năng suất của phương tiện vận tải hàng hóa Năng suất của phương tiện vận tải hành khách
Tấn ( T) Hành khách (HK)
- Năng suất của phương tiện - Năng suất của phương tiện
+ Năng suất giờ:T.km/h ( hoặc T/h) + Năng suất giờ: HK.km/h ( hoặc HK/giờ)
+ Năng suất ngày: T.km/ngày ( T/ngày) + Năng suất ngày: HK.km/ngày (HK/ngày)
+ Năng suất tháng: T.km/tháng (T/tháng) + Năng suất tháng: HK.km/tháng (HK/tháng)
+ Năng suất năm: T.km/năm (T/năm) + Năng suất năm: HK.km/năm (HK/năm)
- Năng suất của một đơn vị trọng tải: T/T.giờ - Năng suất của một đơn vị trọng tải:
( T.km/ T.giờ) HK/HK.giờ ( HK.km/ HK.giờ)
* Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất:

- Khối lượng vận chuyển (khối lượng luân chuyển)

- Khoảng cách vận chuyển

- Chất lượng phương tiện

- Điều kiện vân chuyển

- Các yếu tố ngoại cảnh: đường đi, địa hình, thời tiết…

* Biện pháp nâng cao năng suất phương tiện vận tải:

- Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp với đối tượng cần vận tải

- Tổ chức khai thác phương tiện sao cho phù hợp với khoảng cách vận chuyển để
nâng cao hiệu quả vận tải.

- Lựa chọn phương pháp vận chuyển phù hợp

- Đầu tư đổi mới phương tiện

- Nâng cao chất lượng khâu cung ứng nhiên liệu

- Tổ chức quản lí chặt chẽ các khâu bóc hàng vận chuyển, tiếp nhận khách

- Giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình vận tải

- Chọn tuyến đường khung giờ vận chuyển vận chuyển phù hợp,khoa học hiệu quả.

- Quản lí tốt các đơn hàng, hành trình vận chuyển các phương tiện vận tải...

Câu 5: Xác định giá thành vận tải ô tô theo các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật? Xác
định giá thành theo các khoản mục chi phí? Các yếu tố ảnh hưởng tới giá thành,
các biện pháp hạ giá thành vận tải ô tô?
* Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật:

- Đoàn xe và mức độ sử dụng

- Thời gian hoạt động của phương tiện trên đường và mức độ sử dụng nó;

- Trọng tải của phương tiện và mức độ sử dụng trọng tải;

- Tốc độ của phương tiện;

- Quãng đường xe chạy của phương tiện và mức độ sử dụng nó;

- Thời gian chờ xếp dỡ;

- Khoảng cách vận chuyển và chiều dài mỗi chuyến xe.

* Xác định giá thành theo các khoản mục chi phí:

1. Chi phí tiền lương và các khoản theo lương của lái phụ xe: tiền lương, các khoản
phụ cấp từ quỹ tiền lương của lái phụ xe, các khoản tiền

2. Các loại bảo hiểm

- Bảo hiểm tính theo lương : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Các loại bảo hiểm khác : bảo hiểm bắt buộc; bảo hiểm hành khách, hành lý, hàng
hóa trên xe; bảo hiểm tài sản

3. Chi phí nhiên liệu: chỉ tính chi phí nhiên liệu cho sản xuất vận tải, mức tiêu hao
nhiên liệu

4. Vật liệu khai thác bao gồm: chi phí dầu nhờn; dầu động cơ; dầu phanh; dầu
chuyên dụng.

5.Chi phí trích trước săm lốp

6.Chi phí bảo dưỡng sửa chữa và sửa chữa thường xuyên
- Chi phí tiền lương và bảo hiểm cho công nhân làm BDSC;

- Chi phí vật tư phụ tùng thay thế trong BDSC;

- Chi phí quản lý xưởng

7. Khấu hao cơ bản phương tiện vận tải

8. Chi phí sửa chữa lớn phương tiện vận tải

9. Các loại phí và lệ phí : các tuyến đường có thu phí; lệ phí cầu phà; lệ phí bến
bãi; lệ phí bán vé; phí bảo trì đường bộ;...

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp

11. Các loại thuế đánh vào yếu tố đầu vào của sản xuất

12. Tổng chi phí

13. Giá thành vận tải ô tô

* Các biện pháp hạ giá thành vận tải ô tô:

- Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để giảm chi phí vận hành
- Thường xuyên bảo dưỡng định kì để tránh các hư hỏng lớn, làm tăng chi phí sửa
chữa, bảo dưỡng.

- Tiết kiệm nhiên liệu.

- Lập hành trình chạy xe phù hợp nhằm giảm chi phí vận hành xuống mức thấp
nhất.

- Nâng cao trình độ tổ chức quản lý và công tác điều độ phương tiện

- Nâng cao hiệu quả khai thác luồng tuyến cho phương tiện vận tải.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông.

Câu 6: Như thế nào là luồng hàng? Công suất luồng hàng? Các yếu tố ảnh hưởng
tới chúng? Quan niệm thế nào là luồng hàng tối ưu?

* Luồng hàng :

- Sự giao lưu hàng hóa giữa các khu vực với nhau tạo thành luồng hàng, luồng
hàng là số lượng tấn hàng được vận chuyển theo một chiều, trong vận tải hàng hóa
quy ước chiều của luồng hàng là chiều nào có khối lượng hàng hóa lớn hơn gọi là
chiều thuận (chiều đi), chiều nào có khối lượng hàng hóa nhỏ hơn gọi là chiều
ngược (chiều về).

* Công suất luồng hàng :

- Khối lượng hàng vận chuyển qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian gọi là
công suất luồng hàng.

* Các yếu tố ảnh hưởng tới:

- Cường độ vận chuyển là số tấn hàng chuyên chở qua một kilômét của tuyến
đường trong một đơn vị thời gian
- Cường độ vận hành tức là số lượng xe ô tô chạy qua trong đơn vị thời gian đó.

- Khối lượng vận chuyển và lượng luân chuyển hàng hoá

- Khoảng cách vận chuyển.

* Luồng hàng tối ưu:

Câu 7: Các loại hành trình trong vận tải hàng hoá bằng ô tô? Phạm vi sử dụng hợp
lý của từng loại hành trình?

* Các loại hành trình trong vận tải hàng hoá bằng ô tô:

- Hành trình con thoi : Hành trình con thoi là hành trình vận chuyển hàng hóa mà
phương tiện vận chuyển giữa hai điểm trên cùng một trục. Có 3 loại hành trình con
thoi:

+ Hành trình con thoi có hàng một chiều : Trên tuyến AB xe xếp hàng ở A vận
chuyển hàng đến B dỡ hàng sau đó xe chạy rỗng (chạy không hàng) về B.

+ Hành trình con thoi có hàng hai chiều: Trên tuyến AB xe xếp hàng tại A, vận
chuyển hàng đến B dỡ hàng, sau đó tại B xe xếp loại hàng khác lên xe vận chuyển
hàng về A dỡ hang, kết thúc hành trình vận chuyển.

+ Hành trình con thoi một phần đường về có hàng: Trên tuyến AB chiều đi xe xếp
hàng tại A vận chuyển hàng đến B dỡ hàng, chiều về có các trường hợp sau:

 Xe xếp hàng tại B vận chuyển hàng đến C trên đường về trả hàng tại C;
 Xe chạy không hàng đến C xếp hàng tại C vận chuyển hàng đến A trả hàng;
 Xe chạy không hàng đến C xếp hàng vận chuyển đến D trả hàng.

- Hành trình đường vòng : Nếu có nhiều điểm giao nhận hàng hóa trên một đường
mà xe chạy tạo thành một đường khép kín gọi là hành trình kiểu đường vòng.

+ Đường vòng giản đơn


+ Đường vòng kiểu thu thập phân phối

* Phạm vi sử dụng hợp lý của từng loại hành trình:

- Hành trình con thoi có hàng một chiều : vận chuyển hàng hoá bằng xe chuyên
dùng, xe ben…; hàng hoá chỉ có một chiều; vận chuyển hàng cấp bách về thời
gian.

- Hành trình con thoi có hàng hai chiều : vận chuyển bằng xe tải, xe đầu kéo-
container,…hàng hóa hai chiều, tuyến cố định, xóa bỏ tuyệt đối tình trạng xe chạy
chiều về không có hàng hay phải đi một khoảng cách khá xa mới đến nơi chở hàng

- Hành trình con thoi một phần đường về có hàng: phù hợp với việc vận chuyển
hàng hóa có các điểm giao và nhận hàng nằm trên cũng một trục đường vận
chuyển.

- Đường vòng giản đơn : vận chuyển kiểu đường vòng nếu hệ số sử dụng quãng
đường β > 0,5

- Đường vòng kiểu thu thập phân phối : phù hợp với tuyến đường vận chuyển mà
trên đó có nhiều điểm xếp hoặc dỡ hàng (như thu thập hoặc phân phát bưu kiện,
thực phẩm,..)

Câu 8: Như thế nào là vận tải đa phương thức? Phân biệt giữa vận tải đa phương
thức và vận tải đứt đoạn? Các mô hình vận tải đa phương thức có sự tham gia của
vận tải ô tô? Thực trạng áp dụng vận tải đa phương thức ở Việt Nam hiện nay?
Hiệu quả của nó mang lại?

* Khái niệm:

Vận tải đa phương thức quốc tế là một phương pháp vận tải trong đó hàng hóa
được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở
một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm
về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng ở nước
này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác.

* Phân biệt giữa vận tải đa phương thức và vận tải đứt đoạn:

Vận tải đa phương thức Vận tải đứt đoạn

- Là một phương pháp vận tải trong đó hàng - Là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương tiện vận tải khác nhau, trong đó mỗi
phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một phương thức vận chuyển sẽ sử dụng một
chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chứng từ vận tải và một chế độ trách nhiệm
chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa tương ứng.
trong suốt hành trình chuyên chở

- Dựa trên một hợp đồng đơn nhất


- Phải kí kết nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng
cho một chặng đường chuyên chở
- Tiết kiệm chi phí và thời gian giao hàng
- Gây mất thời gian và tốn kém nhiều chi phí
cho chủ hàng
- Dễ dàng kiểm soát và lưu cước vận tải
- Khó khăn trong việc kiểm soát lưu cước vận
tải
- Giúp đơn giản hóa và giảm rắc rối trong việc
thực hiện các thủ tục hải quan - Phải làm nhiều thủ tục và chứng từ khác
nhau, khiến việc quản lý chứng từ trở nên khó
khăn, phức tạp.
- Chủ hàng dễ dàng theo sát hành trình chuyến
hàng - Chủ hàng khó theo sát hành trình chuyến
hàng

* Các mô hình vận tải đa phương thức có sự tham gia của vận tải ô tô:

+ Vận tải hàng không - Vận tải ô tô

+ Vận tải đường sắt -Vận tải ô tô

+ Vận tải đường sắt - vận tải ô tô - vận tải thủy nội địa.

+ Vận tải đường sắt - vận tải ô tô - vận tải thuỷ nội địa - vận tải biển

* Thực trạng áp dụng vận tải đa phương thức ở Việt Nam hiện nay:

- Vận tải đa phương thức mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành và
phát triển. Hàng hóa được vận chuyển theo hình thức VTĐPT là các loại hàng
xuất, nhập khẩu.

- Hiện nay các doanh nghiệp VTĐPT Việt Nam phát triển nhanh về số lượng
nhưng quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logictics nhỏ, kinh doanh manh
mún. Phát triển ồ ạt về số lượng nhưng quy mô phần lớn các công ty giao nhận
Việt Nam nhỏ, vốn ít, trang bị lạc hậu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng
hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu VTĐPT , đặc biệt là
VTĐPT quốc tế.

- Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước
tuy quy mô nhỏ , manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo
kiểu chụp giật cạnh tranh thiếu lành
mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để dành được hợp đồng và chủ yếu là hạ giá thành
thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt.

* Hiệu quả của vận tải đa phương thức mang lại:

- Tạo ra một đầu mối duy nhất trong việc vận chuyển từ cửa đến cửa.

- Tăng nhanh thời gian giao hàng.

- Giảm chi phí vận tải.

- Đơn giản hóa chứng từ và thủ tục.

- Tạo ra điều kiện tốt hơn để sự dụng phương thức vận tải, công cụ xếp dỡ và cơ sở
hạ tầng, tiếp nhận công nghệ vận tải mới và quản lí hiệu quả hơn hệ thống vận tải.

- Tạo ra những dịch vụ vận tải mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã
hội.

Câu 9: Luồng khách hàng? Các phương pháp nghiên cứu luồng khách hàng nói
chung và luồng khách hàng đi bằng xe buýt nói riêng? Điều kiện và phạm vi sử
dụng hợp lý của từng phương pháp?

* Luồng hành khách:

- Là số lượng hành khách theo một hướng, luồng hành khách có thể là luồng hành
khách thường xuyên hoặc luồng hành khách không thường xuyên, luồng hành
khách một chiều hoặc hai chiều.

- Luồng hành khách phản ánh sô lượng hành khách theo từng đoạn và cả hành trình
trong một đơn vị thời gian.

* Các phương pháp nghiên cứu luồng khách hàng nói chung và luồng khách
hàng đi bằng xe buýt nói riêng:
- Phương pháp thống kê

- Phương pháp dự báo

- Phương pháp tự khai

- Phương pháp phát thẻ

- Phương pháp bản ghi

- Phương pháp quan sát bằng mắt

- Các phương pháp khác : thiết bị tự động.

* Điều kiện và phạm vi sử dụng hợp lý của từng phương pháp:

- Phương pháp thống kê :

+ Là phương pháp dựa vào số liệu thống kê và số vé bán được ở các tuyến theo
từng chuyến mà lái phụ xe ghi chép trong ca làm việc. Dựa vào số liệu này có thể
xác định: Khối lượng hành khách theo từng chặng và cả hành trình theo từng
chuyến.

+ Song phương pháp này không đảm bảo đầy đủ vì cơ sở của phương pháp này hạn
chế về nguồn thông tin. Ngoài ra đối với vé xe buýt trong thành phố thường vé
đồng hạng, vé sử dụng cho nhiều hình thức vận tải,vé tháng...

- Phương pháp dự báo :

+ Dựa vào số liệu thống kê và dùng các phương pháp phân tích, xác suất thống kê
để xác định khối lượng vận chuyển hành khách trong thời gian tới.

+ Tuỳ thuộc vào mục đích điều tra mà có thể điều tra toàn bộ (tất cả các hành trình
trong cùng một lúc) hoặc điều tra lựa chọn (một hoặc một số hành trình), thời gian
điều tra có thể là tất cả các ngày trong tuần hoặc vào ngày nghỉ, toàn bộ giờ mở
tuyến hay chỉ vào giờ cao điểm, thấp điểm...

- Phương pháp tự khai:

+ Nội dung của phương pháp này là mỗi người được nhận một bản ghi có câu hỏi
và họ tự trả lời về các câu hỏi đó. Sau khi tập hợp được các câu trả lời có thể xác
định được nhu cầu vận chuyển theo các hành trình khác nhau và xây dựng được sơ
đồ luồng hành khách. Phương pháp này phải điều tra toàn bộ tất cả mạng lưới hành
trình của thành phố, việc phân phát và thu thập sử lý số liệu rất phức tạp tốn công
sức.

+ Phương pháp này thu thập được khoảng thời gian hành khách đi lại và dao động
của luồng hành khách theo các điểm đỗ (không gian). Thông thường tiến hành điều
tra tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp...

- Phương pháp phát thẻ :

Nội dung của phương pháp là mỗi hành khách khi lên xe được phát một thẻ có ghi
số hiệu của điểm đỗ mà họ khi lên xe, khi hành khách xuống xe nhân viên điều tra
ở điểm đỗ xuống thu lại thẻ đó. Phương pháp phát thẻ cho các số liệu về khối
lượng vận chuyển hành khách, độ dài một chuyến đi, dao động của luồng hành
khách, điều tra toàn bộ các hành trình hoặc một hành trình hay một chuyến nào đó.

- Phương pháp bản ghi :

Nội dung của phương pháp này là dùng bản ghi số lượng hành khách lên xuống ở
các điểm đỗ, sau đó sẽ tính toán các chỉ tiêu. Phương pháp bản ghi có thể tiến hành
theo toàn bộ hay chọn mẫu, số liệu thu thập được bao gồm: Khối lượng và lượng
luân chuyển theo từng hành trình và tất cả mạng lưới, độ dài bình quân 1 chuyến đi
theo từng hành trình, hệ số sử dụng trọng tải tĩnh của xe theo từng hành trình và
theo từng chặng, sự thay đổi hành khách theo giờ trong ngày, ngày trong tuần và
theo không gian, doanh thu vận tải theo từng hành trình.

- Phương pháp quan sát bằng mắt :

Nội dung của phương pháp cho biết hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh thông qua quan
sát (cho điểm) của người điều tra đứng ở những điểm đỗ có lưu lượng khách lớn.để
đánh giá hệ số sử dụng trọng tải theo điểm, sau đó người quan sát ghi vào bảng
quan sát tại điểm mình phụ trách. Phương pháp quan sát bằng mắt chỉ sử dụng khi
đánh giá hệ số sử dụng trọng tải ở giờ cao điểm nói riêng và trong ngày nói chung
ở các điểm có lưu lượng lớn nhằm lựa chọn loại xe cho phù hợp với từng hành
trình.

- Các phương pháp khác : thiết bị tự động

Câu 10: Các phương thức vận tải hành khách công cộng trong đô thị? Vai trò của
vận tải xe buýt trong vận tải hành khách đô thị? Sự khác biệt giữa vận tải hành
khách đường dài bằng ô tô với tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt?

* Các phương thức vận tải hành khách công cộng trong đô thị:

- Ô tô buýt

- Xe điện bánh hơi

- Tầu điện bánh sắt

- Tầu điện ngầm

- Tầu điện trên cao

- Monorail (tàu điện 1 ray)

- Một số phương tiện cá nhân


* Vai trò của vận tải xe buýt trong vận tải hành khách đô thị:

- Tạo tiền đề cho phát triển chung của đô thị.

- Nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, góp phần tăng
năng suất lao động xã hội.

- Làm giảm thiểu tác động tiêu cực của phương tiện cơ giới cá nhân.

- Góp phần tiết kiệm chi phí xã hội cho việc đi lại.

- Là kết cấu hạ tầng của đô thị.

- Là cầu nối, tạo mối liên hệ đảm bảo sự liên thông của hệ thống vận tải hành
khách công cộng ở các đô thị.

- Đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển
của thành phố, những khu vực trung tâm, đặc biệt là ở những thành phố cổ.

* Sự khác biệt giữa vận tải hành khách đường dài bằng ô tô với tổ chức vận
tải hành khách bằng xe buýt:

Vận tải hành khách đường dài bằng ô tô Vận tải hành khách bằng xe buýt

- Xe chạy với tốc độ cao. - Xe chạy với tốc độ thấp, qua nhiều giao lộ
- Ít dừng xe hơn, thông thường chỉ dừng tại một - Dừng nhiều lần để đón trả khách
số trạm dừng chân.
- Kích thước xe thường lớn, để chở được nhiều - Kích thước xe thường nhỏ hơn xe khách
hàng hóa (hành khách). đường dài
- Chi phí đầu tư cao, đầu tư xe hiện đại để thu - Chi phí đầu tư thấp, nhanh chóng đem lại hiệu
hút khách hàng
- Năng suất vận tải cao - Năng suất vận tải thấp (chỉ bằng 30-35% năng
suất xe chạy đường dài)
- Năng lực vận chuyển cao - Năng lực vận chuyển không cao
- Chi phí vận tải thấp, đặc biệt là chi phí về - Chi phí vận tải lớn, đặc biệt là chi phí về nhiên
nhiên liệu (do ít dừng đón trả khách) liệu
- Thường hoạt động cả ngày và đêm - Thường chỉ hoạt động vào ban ngày (5h20h)

Câu 11: Các đặc trưng cơ bản của hoạt động vận tải hành khách bằng taxi. Các yêu
cầu trong hoạt động vận tải hành khách bằng taxi.

- Xe taxi là loại xe ôtô có không quá 8 ghế (kể cả ghế người lái) được thiết kế
để vận chuyên khách đáp ứng các điều kiện vận chuyển taxi.
- Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có
lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách; cước tính theo đồng hồ tính
tiền.
- Điểm đậu xe taxi là nơi cơ quan có thẩm quyền quy định cho xe taxi được
đỗ chờ đón khách hoặc đỗ trong thời gian ngừng vận hành.

You might also like