Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

ĐỌC LUẬN NGỮ

(Phan Thượng Hải)

Luận Ngữ là sách gồm các Lời Nói của Khổng Tử và các học trò. Những Lời Nói nầy do các
học trò Khổng Tử hoặc các học trò của các học trò ghi lại đều theo đúng chiều hướng tư tưởng
của Khổng Tử.
Có nhiều bản Luận Ngữ được lưu truyền. Ở nước ta thường dùng bản của Chu Hi (1130-1200),
soạn và chú thích vào đời nhà Tống.

Tác giả chia các Lời Nói của Luận Ngữ:


Lời nói của Nho Gia
Lời nói chính của Nho Học
Lời nói thẳng
Lời nói được dùng về sau
Lời nói có ý lạ
Lời nói lạ

LỜI NÓI CỦA NHO GIA

*
7.17 Tử sở nhã ngôn, Thi, Thư, chấp lễ, giai nhã ngôn dã.
Khổng Tử có dùng ngôn ngữ phổ thông khi giảng Kinh Thi, Kinh Thư, khi làm lễ, ngài
luôn luôn dùng ngôn ngữ phổ thông.

*
12.3 Tư Mã Ngưu vấn nhân. Tử viết: "Nhân giả kỳ ngôn dã nhận."
Viết: "Kỳ ngôn dã nhận, tư vị chi nhân hỹ hồ?"
Tử viết: "Vi chi nan, ngôn chi đắc vô nhận hồ?"
Tư Mã Ngưu hỏi về nhân. Khổng Tử nói: "Người nhân thận trọng trong lời nói."
Hỏi: "Chỉ thận trọng trong lời nói mà thành người nhân sao?"
Khổng Tử đáp: "Làm thì khó, vậy không nên thận trọng trong lời nói sao?"

14.20 Tử viết: "Kỳ ngôn chi bất tạc tắc vi chi dã nan."
Khổng Tử nói: "Kẻ nói mà không biết thẹn thì khó làm được như mình nói."

17.17 Tử viết: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân."


Khổng Tử nói: "Lời nói khéo léo, nhan sắc chải chuốt, kẻ đó có ít lòng nhân."

16.6 Tử viết: "Thị ư quân tử hữu tam khiên: ngôn vị cập chi nhi ngôn, vị chi táo; ngôn cập chi
nhi bất ngôn, vị chi ẩn; vị kiến nhan sắc chi ngôn, vị chi cổ."
Khổng Tử nói: "Hầu chuyện người quân tử có ba điều lỗi cỏ thể xảy ra: chưa đến lúc nói
mà nói, đó là hấp tấp; đến lúc nói mà không nói, đó là dấu giếm; nói mà chưa nhìn sắc diện của
người, đó là mù lòa."
*
15.16 Tử viết: Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hiếu hành tiểu tuệ, nan hỹ tai."
Khổng Tử nói: "Những người tụ họp với nhau suốt ngày, không nói gì liên quan tới nghĩa
lý, thích bài tỏ những khôn vặt, những người đó khó dạy lắm."

17.22 Tử viết: "Bão thực chung nhật vô sở dụng tâm, nan hỹ tai! Bất hữu bác dịch giả hồ? Vi chi
do hiền hồ dĩ."
Khổng Tử nói: "Ăn nói suốt ngày mà không dụng tâm vào việc gì, thì khó lắm. Không
có việc đánh cờ sao? Đánh cờ còn hơn là ở không."

*
2.13 Tử Cống vấn quân tử. Tử viết: "Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi."
Tử Cống hỏi về quân tử. Khổng Tử nói: "Thi hành điều mình muốn nói trước, rồi hãy
nói sau."

14.27 Tử viết: "Quân tử sỉ kỳ ngôn nhi quá kỳ hành."


Khổng Tử nói: "Quân tử xem là xấu hổ nếu lời nói đi quá việc làm."

LỜI NÓI CHÍNH CỦA NHO HỌC

1) Chính Danh (Luân Lý)

Với bối cảnh quốc gia xã hội vào thời Xuân Thu, Khổng Tử nghĩ rằng muốn cho quốc gia xã hội
có trật tự thì trước hết phải Chính Danh. Chính Danh có nghĩa là mọi vật (hay mọi người) trong
thực tại cần phải hợp với cái danh nó mang. Nói cách khác mỗi cái danh bao hàm một số điều
kiện tạo nên bản chất một loại sự vật mà danh liên hệ đến.
Vậy trong những tương quan của con người (nhân luân) trong xã hội, mỗi cái danh đều bao hàm
một số trách nhiệm và bổn phận nào, và những cá nhân mang danh ấy phải có những trách nhiệm
và bổn phận phù hợp với danh ấy. Đó là ý nghĩa lý thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử. Có thể
nói Chính Danh là Luân Lý (hợp lý cho Nhân Luân). Nhân Luân là những tương quan trong xã
hội như: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em và bạn.

12.11 Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử.


Khổng Tử đối viết: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử."
Công viết: "Thiện tai! Tín như quân bất quân thần bất thần phụ bất phụ tử bất tử; tuy hữu túc,
ngô đắc nhi thực chư?"
Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về phép cai trị.
Khổng Tử đáp: "Vua cho ra vua, bề tôi cho ra bề tôi, cha cho ra cha, con cho ra con."
Vua nói: "Ngài nói phải thay! Nếu vua chẳng ra vua, bề tôi chẳng ra bề tôi, cha chẳng ra
cha, con chẳng ra con; dù ta có đầy đủ (lúa) ta chắc gì được ăn."

13.13 Tử Lộ viết: "Vệ quân đãi tử nhi vi chính, tử tương hề tương?"


Tử viết: "Tất dã Chính Danh hồ."
Tử Lộ viết: "Hữu thị tai! Tử vi vu dã. Hề kỳ chính?"
Tử viết: "Dã tai, Do dã! Quân tử ư kỳ sở bất tri, cái khuyết như dã. Danh bất chính tắc ngôn bất
thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc
hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khả
ngôn dã; ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hỹ."
Tử Lộ hỏi: "Nếu vua nước Vệ mời thầy về trông coi chính sự, thầy sẽ làm gì trước?"
Khổng Tử đáp: "Ắt hẳn phải làm Chính Danh."
Tử Lộ nói: "Vậy sao? Lời thầy viễn vông rồi. Sao lại phải làm chính danh?"
Khổng Tử nói: "Do, anh thật thô thiển. Quân tử hễ điều gì không biết thì bỏ qua mà
chẳng nói. Nếu danh không chính lời nói chẳng thuận, nếu lời nói chẳng thuận sự việc không
thành, nếu sự việc không thành lễ và nhạc không hưng thịnh, nếu lễ và nhạc không hưng thịnh
hình phạt không đúng, nếu hình phạt không đúng dân không biết đặt tay chân vào đâu. Cho nên
khi quân tử dùng danh gì thì tất vì danh đó có thể ăn nói được, khi ông nói điều gì thì tất điều đó
có thể làm được. Đối với lời nói quân tử không cẩu thả được.

2) Đức Tính

* Nghĩa

Từ Luân Lý, mỗi cá nhân trong quốc gia xã hội phải có (những) Đức. Về Đức tính của mỗi cá
nhân trong quốc gia xã hội thì Khổng Tử nhấn mạnh đến Nhân Nghĩa nhất là Nhân.
“Nghĩa” là phần “ta phải làm” trong hoàn cảnh nào. Đó là vô thượng mệnh lệnh.
Trong nhân quần xã hội mọi người đều có những điều phải làm, làm nhiệm vụ vì nhiệm vụ, bởi
vì những điều ấy phải làm về phương diện luân lý. Nếu làm nhiệm vụ vì lý do khác không vì
luân lý thì hành vi ta không hợp "Nghĩa", dẫu cho ta có làm tròn bổn phận. Lúc đó ta chỉ hành
động vì “Lợi”. Với nhà nho “Nghĩa” và “Lợi” là hoàn toàn đối lập.

4.10 Tử viết: "Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, Nghĩa chi dữ tị."
Khổng Tử nói: "Người quân tử làm việc cho đời, không nhất thiết phải như thế nầy,
không nhất thiết không phải như thế kia, cứ hợp Nghĩa thì làm."

4.16 Tử viết: "Quân tử dụ ư Nghĩa, tiểu nhân dụ ư Lợi."


Khổng Tử nói: "Người quân tử tinh tường về Nghĩa, kẻ tiểu nhân tinh tường về Lợi."

4.12 Tử viết: "Phỏng ư Lợi nhi hành, đa oán."


Khổng Tử nói: "Ai theo Lợi mà hành động, sẽ gặp nhiều oán thù."

*Nhân

Ý niệm "Nghĩa" có phần thiên về hình thức, ý niệm “Nhân” mới có tính chất cụ thể. Bản tính
hình thức của bổn phận mọi người trong xã hội là cái “ta phải làm”, tức là ta phải làm hết những
bổn phận ấy. Nhưng bản tính thực chất của những bổn phận đó là “thương người” tức là
“Nhân”. Cha phải cư xử theo lối người cha thương con phải làm, con phải cư xử theo lối người
con thương cha phải làm. Người nào thật lòng thương người khác thì có thể làm tròn bổn phận
mình trong xã hội.
Chữ “Nhân” không phải để chỉ một Đức riêng mà còn để chỉ chung mọi đức tính. Do đó “người
có Nhân” là đồng nghĩa với người có mọi Đức tính hoàn toàn. “Nhân” có thể hiểu là “Toàn
Đức”.

12.22 Phàn Trì vấn Nhân, Tử viết: "Ái nhân." Vấn Trí, Tử viết: "Tri nhân." Phàn Trì vị đạt. Tử
viết: "Cử trực thố chư uổng, năng sử uổng dã trực."
Phàn Trì hỏi về Nhân. Khổng Tử nói: "Thương người.". Hỏi về Trí. Khổng Tử đáp:
"Biết người." Phàn Trì chưa hiểu. Khổng Tử nói: "Đề cử người chính trực, đặt họ lên trên người
cong queo, như vậy có thể làm người cong queo trở nên chính trực."

4.4 Tử viết: "Cầu chí ư Nhân hỹ, vô Ác dã."


Khổng Tử nói: "Nếu quyết chí thực hành đức Nhân thì không làm điều Ác."

14.6 Tử viết: "Quân tử nhi Bất Nhân giả hữu phù! Vị hữu tiểu nhân nhi Nhân giả dã."
Khổng Tử nói: "Quân tử phạm điều Bất Nhân chuyện đó có xảy ra! Nhưng chưa từng
thấy tiểu nhân làm điều Nhân."

4.3 Tử viết: "Duy Nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân."
Khổng Tử nói: "Chỉ người Nhân mới biết thích người, và mới biết ghét người."

12.16 Tử viết: "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị."
Khổng Tử nói: "Người quân tử giúp người thành người tốt, không giúp người thành
người xấu. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại."

12.3 Tư Mã Ngưu vấn Nhân. Tử viết: "Nhân giả kỳ ngôn dã nhận."


Viết: "Kỳ ngôn dã nhận, tư vị chi nhân hỹ hồ?"
Tử viết: "Vi chi nan, ngôn chi đắc vô nhận hồ?"
Tư Mã Ngưu hỏi về Nhân. Khổng Tử nói: "Người Nhân thận trọng trong lời nói."
Hỏi: "Chỉ thận trọng trong lời nói mà thành người Nhân sao?"
Khổng Tử đáp: "Làm thì khó, vậy không nên thận trọng trong lời nói sao?"

8.7 Tăng Tử viết: "Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhiệm trọng nhi đạo viễn. Nhân dĩ vi kỷ nhiệm,
bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hồ?"
Tăng Tử nói: "Kẻ sĩ không thể không rộng lớn và cương nghị, là vì gánh nặng và đường
xa. Nhân là gánh phải mang, há không nặng sao? Làm cho đến chết mới thôi, như vậy không xa
sao?"

15.35 Tử viết: "Đương Nhân, bất nhượng ư Sư."


Khổng Tử nói: "Làm điều Nhân thì dẫu thầy mình cũng không nhường."

Trung Thứ

“Hãy làm cho người điều gì mình muốn người làm cho mình”. Đó là phương diện tích cực trong
sự thi hành mà Khổng Tử gọi là “Trung” hay tính ngay thẳng đối với kẻ khác. Và phương diện
tiêu cực gọi là “Thứ” hay lòng vị tha được diễn tả trong câu nói: “Điều gì mình không muốn thì
đừng làm cho người” (LN 15.23). Bấy nhiêu gọi là thi hành “Trung Thứ” hay đường lối của
Nhân.

Hậu Nho gọi đó là “Phép Thước Tấc”, ta phải lấy mình làm mẫu mực để cư xử với người.
Sách Đại Học viết: “Điều mình ghét ở người trên thì chớ đem mà sai kẻ dưới; điều mình ghét ở
kẻ dưới thì chớ đem mà thờ người trên. Điều mình ghét ở người trước thì chớ đem mà đãi kẻ
sau; điều mình ghét ở kẻ sau thì chớ đem mà đãi kẻ trước. Điều mình ghét ở người bên mặt thì
chớ đem mà trao cho người bên trái; điều mình ghét ở người bên trái thì chớ đem mà trao cho
người bên mặt. Ấy gọi là phép thước tấc.” (Đại Học X.2).
Sách Trung Dung của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử) viết: “Trung Thứ không xa đạo lắm đâu.
Việc gì làm cho mình mà không muốn thì đừng làm cho người…Thờ cha như ta muốn con thờ
ta…Thờ vua như ta muốn kẻ dưới thờ ta…Thờ anh như ta muốn em thờ ta…Đối với bạn thì hãy
làm trước như ta muốn bạn đối với ta…”. (Trung Dung XIII.3 và 4)
Sách Đại Học nhấn mạnh đến phương diện tiêu cực (Thứ) của Trung Thứ. Sách Trung Dung
nhấn mạnh đến phương diện tích cực (Trung). Trong mỗi trường hợp, cái “thước tấc” định phép
cư xử là ở tại ta chứ không ở đâu khác.

Trung Thứ là Nhân. Thi hành Trung Thứ là thi hành Nhân. Và sự thi hành ấy khiến ta phải nhận
lấy những trách nhiệm và bổn phận xã hội, trong đó có Nghĩa.
Do đó Trung Thứ trở thành chỗ bắt đầu và chỗ dừng lại trong đời sống Đạo Đức của một người.
Đó là người Quân Tử.

4.15 Tử viết: "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi." Tăng Tử viết: "Dụy"
Tử xuất, môn nhân viết: "Hà vị dã." Tăng Tử viết: "Phu Tử chi Đạo, Trung Thứ nhi dĩ hỹ."
Khổng Tử nói: "Sâm nầy, Đạo của ta chỉ có một mà bao gồm tất cả." Tăng Tử thưa:
"Dạ".
Khi Khổng Tử ra đi rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng Tử: "Thầy nói vậy có nghĩa gì?"
Tăng Tử đáp: "Đạo của Thầy gồm vào hai chữ Trung Thứ mà thôi."

12.2 Trọng Cung vấn Nhân.


Tử viết: "Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế. Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Tại
bang vô oán, tại gia vô oán.
Trọng Cung viết: "Ung tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hỹ."
Trọng Cung hỏi về Nhân.
Khổng Tử nói: "Ra khỏi nhà thì như gặp khách quí, sai khiến dân thì như tế lễ lớn. Cái gì
mình không muốn thì đừng làm cho người. Trong nước không ai oán mình, tại nhà không ai oán
mình."
Trọng Cung nói: "Ung (tên của Trọng Cung) dẫu chẳng minh mẫn cũng xin theo lời thầy
dạy."

5.11 Tử Cống viết: "Ngã bất dục nhân chi gia chủ ngã dã, ngô diệc dục vô gia chư nhân." Tử
viết: "Tứ dã, phi nhĩ sở cập dã."
Tử Cống nói: "Việc gì tôi không muốn người ta làm cho tôi, thì tôi cũng không muốn làm
cho người ta." Khổng Tử nói: "Tứ, anh chưa tới mức đó đâu."
15.23 Tử Cống vấn viết: "Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ?"
Tử viết: "Kỳ Thứ hồ! Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân."
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào mà người ta có thể thi hành suốt đời không?"
Khổng Tử nói: "Đó là chữ 'Thứ' chăng! Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho
người."

6.28 Tử Cống viết: "Như hữu bác thí ư dân như năng tế chúng, hà như? Khả vị nhân hồ?"
Tử viết: "Hà sự ư Nhân? Tất dã thánh hồ. Nghiêu Thuấn kỳ do bệnh chư. Phù nhân giả, kỷ dục
lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ thí, khả vị nhân chi phương dã dĩ."
Tử Cống viết: "Nếu có người thi ân báo đức rộng rãi cho dân và có thể cứu giúp đại
chúng, Thầy nghĩ gì về người đó? Có thể gọi là người nhân được không?
Khổng Tử nói: "Sao lại chỉ gọi là người Nhân thôi? Phải gọi là Thánh Nhân. Vua Nghiêu
vua Thuấn cũng khó làm được việc ấy. Này, người nhân là người muốn lập mình thì cũng giúp
người lập, muốn đạt thì cũng giúp người đạt. Xử với mình thế nào thì xử với người như vậy; đó
có thể gọi là phương pháp của người Nhân."

Hiếu Đễ

1.2 Hữu Tử viết: "Kỳ nhi nhân dã Hiếu Đễ nhi hiếu phạm thượng giả tiển hỹ. Bất hiếu phạm
thượng nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã, quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu Đễ già dã,
kỳ vi nhân chi bản dư?"
Hữu Tử nói: "Trong những người có nết Hiếu Đễ, ít ai thích xúc phạm đến người trên.
Không thích xúc phạm đến người trên mà thích làm loạn, người như vậy chưa từng có. Người
quân tử chăm chú vào cái gốc. Cái gốc mà vững thì đạo sinh ra. Hiếu Đễ không phải là cái gốc
của Nhân sao?"

* Lễ và Trí

Cá nhân thi hành Nhân là điều phải làm (Nghĩa) nhưng cũng làm trong khiêm cung và kính cẩn
người (Lễ) và trong sự sáng suốt, không mê hoặc và hiểu biết người (Trí).

(Lễ)

13.19 Phàn Trì vấn Nhân. Tử viết: "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung. Tuy chi di dịch
bất khả khí dã."
Phàn Trì hỏi về nhân. Khổng Tử nói: "Cư xử khiêm cung, làm việc kính cẩn, trung thực
giao thiệp với người. Dù đến vùng rợ Di rợ Dịch, cũng không bỏ ba điều đó."

13.26 Tử viết: "Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái."
Khổng Tử nói: "Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư
thái."

11.1 Tử viết: "Tiên tiến ư lễ nhạc, dã nhân dã; hậu tiến ư lễ nhạc, quân tử dã. Như dụng chi, tắc
ngô tòng tiên tiến."
Khổng Tử nói: "Tiên tiến ở lễ nhạc, cho người nhà quê; hậu tiến ở lễ nhạc, cho người
quân tử. Nếu ta dùng, theo ta, thiên về tiên tiến."

(Trí)

12.22 Phàn Trì vấn Nhân, Tử viết: "Ái nhân." Vấn Trí, Tử viết: "Tri nhân." Phàn Trì vị đạt. Tử
viết: "Cử trực thố chư uổng, năng sử uổng dã trực."
Phàn Trì hỏi về Nhân. Khổng Tử nói: "Thương người.". Hỏi về Trí. Khổng Tử đáp:
"Biết người." Phàn Trì chưa hiểu. Khổng Tử nói: "Đề cử người chính trực, đặt họ lên trên người
cong queo, như vậy có thể làm người cong queo trở nên chính trực."

1.16 Tử viết: "Bất hoạn nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã."
Khổng Tử nói: "Đừng lo người không biết mình, hãy lo mình không biết người."

4.3 Tử viết: "Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân."
Khổng Tử nói: "Chỉ người nhân mới biết thích người, và mới biết ghét người."

9.28 Tử viết: "Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ."
Khổng Tử nói: "Người Trí thì không mê hoặc, người nhân thì không lo rầu, người dũng
thì không sợ sệt."

2.15 Tử viết: "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi."
Khổng Tử nói: "Học mà không suy nghĩ, ắt mờ mịt; suy nghĩ mà không học, ắt nguy hại."

6.24 Tể Ngã vấn viết: "Nhân giả tuy cáo chi viết: Tỉnh hữu Nhân yên, kỳ tòng chi dã?"
Tử viết: "Hà vi kỷ, nhiên dã? Quân tử khả thệ dã, bất khả hãm dã, khả khi dã, bất khả võng dã."
Tể Ngã´ hỏi: "Người Nhân nghe báo cho biết rằng có người té xuống giếng, người Nhân
có nhảy theo xuống giếng khôngh?
Khổng Tử đáp: "Sao lại làm như vậy? Người quân tử có thể vội chạy lại xem chứ không
thể bị hại; có thể bị gạt hợp lý chứ không bị lừa vô lý."

6.21 Tử viết: "Trí giả nhạo thủy, Nhân giả nhạo sơn. Trí giả động Nhân giả tĩnh. Trí giả lạc
Nhân giả thọ."
Khổng Tử nói: "Người Trí thích nước người Nhân thích núi. Người Trí hoạt động người
Nhân yên tĩnh. Người Trí sống vui người Nhân sống lâu."

* Tín (và Tri Mệnh)

Cá nhân thi hành Nhân Nghĩa với đức tin (Tín).


Người quân tử vững tin vào Nhân Nghĩa vì biết Mệnh Trời.

Từ đức Nghĩa Nho Gia suy ra quan niệm “làm không vì gì cả”. Ta làm những điều phải làm, chỉ
bởi vì điều ấy hợp Nghĩa, chứ không phải vì những lý do ngoài cái Nghĩa. Luận Ngữ có kể lại
một ẩn giả từng chế nhạo Khổng Tử là người “biết chẳng được mà cứ làm” (LN 14.41). Ta cũng
đọc thấy rằng để đáp lời một ẩn giả khác môn đệ của Khổng Tử nói: “Quân tử ra làm quan, là để
thi hành điều nghĩa, dẫu biết rằng đạo chẳng thi hành được” (LN 18.7)
Ta sẽ thấy Đạo Gia dạy thuyết “vô vi” (không làm gì cả) trong khi Nho Gia dạy ta “làm không vì
gì cả”. Với Nho Gia con người không thể không làm gì, vì ai cũng có việc gì phải làm. Tuy
nhiên điều họ làm là “không vì gì cả” bởi vì giá trị của việc con người làm không ở trong chính
việc làm và cũng không ở trong kết quả bên ngoài.
Đời của chính Khổng Tử là một thí dụ rõ rệt về chủ trương nầy. Ông cố làm hết sức mình nhưng
giao phó kết quả cuối cùng vào Mệnh.

Người ta thường hiểu Mệnh là định mệnh hay mệnh lệnh. Đối với Khổng Tử Mệnh có nghĩa là
mệnh lệnh của Trời; nói cách khác ông quan niệm Mệnh như một thế lực có ý thức nhằm một
mục đích nhất định. Nhưng đối với các Nho Gia về sau, Mệnh chỉ có nghĩa là toàn thể những
điều kiện và thế lực hiện có trong toàn vũ trụ. Riêng cho sự thành tựu bên ngoài của các hành vi
của ta thì luôn phải có sự kết hợp các điều kiện ấy. Nhưng sự kết hợp ấy không thuộc phạm vi
kiểm soát của ta. Vì vậy đối với ta điều hay hơn cả là hãy thử thực hiện những điều ta đã biết là
bổn phận mà chẳng nên bận tâm đến sự thành bại. Hành động như vậy tức là “biết Mệnh”. Theo
Nho Gia “biết Mệnh” là một đức tính cần thiết của người quân tử.
Biết Mệnh có nghĩa là chấp nhận sự dĩ nhiên của cõi đời nầy và không quan tâm đến sự thành bại
bên ngoài. Nếu hành động được như thế tức là, trên một phương diện, ta có thể không bao giờ
thất bại. Bởi vì nếu ta làm bổn phận, thì qua hành vi ta, bổn phận đã được thực hiện theo đạo
đức bất kể sự thành bại bên ngoài của hành vi. Do đó mà suy ta cần phải đừng lo gì đến thành
công, đừng sợ gì về thất bại, và như vậy, ta sẽ được sung sướng.

15.20 Tử viết: "Quân tử cầu chư kỷ, Tiểu nhân cầu chư nhân."
Khổng Tử nói: "Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người."

2.21 Tử viết: "Nhân nhi vô Tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành
chi tai?"
Khổng Tử nói: "Người mà không có đức Tin, ta không biết làm sao người đó có thể thành
công được. Xe lớn không có cái nghê, xe nhỏ mà không có cái ngột, thì làm sao mà đi được."

8.13 Tử viết: "Đốc Tín hiếu học, thủ tử thiện đạo. Ngụy bang bất nhập, loạn bang bất cư. Thiên
hạ hữo đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn. Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã; bang vô đạo, phú thả
quý yên, sỉ dã."
Khổng Tử nói: "Giữ vững lòng Tin, nhờ thế ham học; thà chịu chết, nhờ thế trọn đạo.
Nước nguy không vào, nước loạn không ở. Thiên hạ có đạo, ra làm quan; thiên hạ vô đạo, về ở
ẩn. Nước có đạo, mà mình nghèo hèn, thì đáng xấu hổ; nước vô đạo, mà mình phú quí, thì đáng
xấu hổ."

14.36 Công Bá Liêu tố Tử Lộ ư Quý Tôn...


Tử viết: "Đạo chi tương hành dã dư, Mệnh dã; Đạo chi tương phế dã dư, Mệnh dã. Công Bá
Liêu kỳ như Mệnh hà!"
Công Bá Liêu gièm pha Tử Lộ với Quý Tôn...
Khổng Tử nói: "Đạo mà thi hành được là do Mệnh Trời; Đạo mà không thi hành được là
do Mệnh Trời. Công Bá Liêu làm gì đổi được Mệnh Trời!"

Về phương diện siêu luân lý nầy, Khổng Tử cũng giống như Socrate là người tin rằng mình có
nhiệm vụ thiêng liêng trong việc thức tỉnh dân tộc Hy Lạp. Vậy ta thấy Khổng Tử tin rằng khi
hành động ông đã vâng theo mệnh trời và được sự tán trợ của Trời, vậy ông cũng biết đến những
giá trị cao hơn những giá trị luân lý.

14.35 Tử viết: "Mạc ngã tri dã phù!


Tử Cống viết: "Hà vi kỳ mạc tri tử dã?"
Tử viết: "Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt. Tri ngã giả kỳ thiên hồ!"
Khổng Tử nói: "Không có ai hiểu ta!"
Tử Cống nói: "Sao thầy lại than không ai hiểu thầy?"
Khổng Tử nói: "Ta không oán Trời, không trách người. Ta học từ chỗ thấp và đạt tới chỗ
cao. Hiểu ta chỉ có Trời thôi!"

9.5 Tử úy ư Khuông, viết: "Văn Vương ký một, văn bất tại tư hồ! Thiên chi tương táng tư văn
dã, hậu tử giả bất đắc dữ ư tư văn dã; thiên chi vị táng tư văn dã, Khuông nhân ký như dư hà!"
Khổng Tử bị vây ở đất Khuông, nói: "Văn Vương mất rồi, nền văn hóa của ngài không
truyền lại nơi ta sao? Nếu Trời muốn hủy diệt nền văn hóa đó, thì ta (là) người đến sau đâu có
được thừa hưởng nền văn hóa đó. Nếu Trời chưa muốn hủy diệt nền văn hóa đó, người Khuông
làm gì được ta!"

3.24 Tòng giả kiến chi. Xuất viết: "Nhị tam tử hà hoạn ư táng hồ? Thiên hạ chi vô đạo dã cửu
hỹ, thiên tương dĩ Phu tử vi mộc đạc."
Khi ra (quan) nói: "Mấy thầy lo vì Phu tử mất chức sao? Thiên hạ vô đạo đã lâu rồi, Trời
khiến Phu tử làm chuông (gỗ để) cảnh tỉnh."

3) Đạo

Để cho chính trị làm cho quốc gia và xã hội ổn định, Khổng Tử đưa ra thuyết Chính Danh trong
quốc gia xã hội. Chính Danh là lý do Nhân Luân phải có trong quốc gia và xã hội (gọi tắt là
Luân Lý). Nhân Luân là những tương quan trong xã hội như: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em
và bạn. Từ đó mỗi cá nhân phải có năm Đức (tính): Nhân Nghĩa Lễ Trí và Tín, tức là biết Mệnh
(Trời). Đó là Nho Học (triết học của Nho Gia).
Từ Nho Học với những triết lý như trên, theo Khổng Tử, người Quân Tử phải học và hành triết
học nầy. Đó là Đạo hay Nho Đạo, thực tế là về 5 Đức tính (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) nên còn
gọi là Đạo Đức.

* Học

4.17 Tử viết: "Kiến hiền, tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã."
Khổng Tử nói: "Thấy người hiền hãy nghĩ làm sao bằng người, thấy người không hiền
hãy nhìn vào mình và tự xét mình."
19.7 Tử Hạ viết: "Bách công cư tứ dĩ thành kỳ sự, quân tử học dĩ tri kỳ đạo."
Tử Hạ nói: "Trăm thợ ở tại xưởng để hoàn thành công việc của mình, người quân tử phải
học mới thấu được đạo."

1.14 Tử viết: "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mãn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo,
nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ."
Khổng Tử nói: "Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an, làm việc siêng năng,
nói năng thận trọng, tìm đến bực đạo đức để sửa mình. Đó có thể gọi là người ham học."

7.19 Tử viết: "Ngã phi sinh nhi tri chi, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã."
Khổng Tử nói: "Ta chẳng sinh ra đã biết, ta thích kinh sách đời xưa và siêng năng tìm
học."

* Hành

2.13 Tử Cống vấn quân tử. Tử viết: "Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi."
Tử Cống hỏi về quân tử. Khổng Tử nói: "Thi hành điều mình muốn nói trước, rồi hãy
nói sau."

7.10 Tử vị Nhan Uyên viết: "Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ hữu thị phù!"
Tử Lộ viết: "Tử hành tam quân, tắc thùy dư?"
Tử viết: "Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ dã. Tất dã lâm sự nhi cụ, hiếu mưu nhi
thành giả dã."
Khổng Tử nói với Nhan Uyên: "Nếu có ai dùng mình thì mình đem đạo ra thi hành, bằng
không dùng mình thì mình ở ẩn với đạo; chỉ có ta với anh là làm được như vậy thôi."
Tử Lộ hỏi: "Nếu Thầy thống lĩnh ba quân, thì Thầy chọn ai giúp?"
Khổng Tử đáp: "Bắt cọp mà dùng tay không, qua sông mà không dùng thuyền, chết mà
không biết tiếc thân, ta không cho kẻ ấy theo giúp ta. Ta chọn kẻ nào vào việc mà biết lo sợ dè
dặt, thích lập mưu tính kế để thành công."

* Hạnh phúc

Từ học và hành Đạo nhất là biết Mệnh, người quân tử tìm thấy hạnh phúc trong đời mình

6.18 Tử viết: "Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả."
Khổng Tử nói: "Biết đạo chẳng bằng yêu đạo, yêu đạo chẳng bằng sung sướng với đạo."

15.31 Tử viết: "Quân tử mưu đạo bất mưu thực. Canh dã, nỗi tại kỳ trung hỹ. Học dã, lộc tại kỳ
trung hỹ. Quân tử ưu đạo bất ưu bần."
Khổng Tử nói: "Người quân tử mưu cầu đạo không mưu cầu an. Nếu ông ta đi cầy
ruộng, đói ở trong đó. Nếu ông ta đi học, bổng lộc ở trong đó. Người quân tử lo đạo không lo
nghèo."
7.36 Tử viết" Quân tử thản đãng đãng, Tiểu nhân trường thích thích."
Khổng Tử nói: "Quân tử thì thản nhiên lồng lộng, tiểu nhân thì lo lắng bời bời"

* Tu

Từ Nho Đạo, Khổng Tử vô tình nói đến Nho Giáo.


Đây là quan niệm "Tu Thân" cho đến "Bình Thiên Hạ" sau nầy được các nhà Hậu Nho khai triển
trong sách Trung Dung và Đại Học. Khổng Tử chỉ nhấn mạnh đến "Học và Hành" theo Nho
Đạo. Nếu bàn về "Tu" thì Nho Học (Triết học Nho Gia) trở thành Nho Giáo. Sách Trung Dung
nói: “Cái Trời phó cho gọi là Tánh, noi theo Tánh gọi là Đạo, tu Đạo gọi là Giáo. Đạo là chẳng
nên rời xa giây phút nào. Rời xa được thì chẳng là Đạo nữa” (Trung Dung, Ch 1).

14.43 Tử Lộ vấn quân tử. Tử viết: "Tu kỷ dĩ kính." Viết: "Như tư nhi dĩ hồ?" Viết: "Tu kỷ dĩ
an nhân." Viết: "Như tư nhi dĩ hồ?" Viết: "Tu kỷ dĩ an bách tính. Tu kỷ dĩ an bách tính, Nghiêu
Thuấn kỳ do bệnh chư?"
Tử Lộ hỏi về quân tử. Khổng Tử đáp: "Tu (sửa) mình cho nên kính cẩn." Hỏi: "Chỉ có
vậy thôi sao?" Đáp: "Tu (sửa) mình để đem lại an cho người khác." Hỏi: "Chỉ có vậy thôi sao?"
Đáp: "Tu (sửa) mình để đem lại an cho trăm họ. Tu (sửa) mình để đem lại an cho trăm họ, dẫu
vua Nghiêu vua Thuấn cũng thấy khó."

* Tánh

Theo Khổng Tử, mỗi người phải Học và Hành Đạo vì "theo bản tánh, con người gần giống nhau;
do luyện tập con người (mới) khác xa nhau" (LN 17.2). Dù có đề cập tới Nhân Tánh, nhưng
Khổng Tử không nói về bản tánh Thiện hay Ác mà sau nầy được Mạnh Tử, Tuân Tử và Đổng
Trọng Thư bàn luận sâu rộng.

7.19 Tử viết: "Ngã phi sinh nhi tri chi, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã."
Khổng Tử nói: "Ta chẳng sinh ra đã biết, ta thích kinh sách đời xưa và siêng năng tìm
học."

17.2 Tử viết: "Tính tương cận tập tương viễn dã."


Khổng Tử nói: "Theo bản tính, con người gần giống nhau; do (học) tập, con người khác
nhau xa"

7.22 Tử viết: "Thiên sinh đức ư dư, Hoàn Khôi kỳ như dư hà?"
Khổng Tử nói: "Trời sinh ra ta có đức, Hoàn Khôi làm gì được ta?"

* Đạo Đức

Như trên Khổng Tử nói về Đạo mà người Quân tử phải Học và Hành. Đạo nầy của Khổng Tử
gồm có năm Đức và biết Mệnh. Như vậy có thể nói Đạo Đức (và Biết Mệnh) là Nho Đạo tức là
Học và Hành "Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín" và biết Mệnh Trời.
*
7.25 Tử viết: "Thánh Nhân, ngô bất đắc nhi kiến chi hỹ; đắc kiến quân tử giả, tư khả hỹ."
Khổng Tử nói: "Bậc Thánh Nhân ta chưa được thấy; thấy được người quân tử, cũng là
khá rồi."

4.11 Tử viết: "Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ."
Khổng Tử nói: "Người quân tử tưởng nghĩ đến đức, kẻ tiểu nhân tưởng nghĩ đến chốn ở
nơi ăn. Người quân tử tưởng nghĩ đến hình pháp, kẻ tiểu nhân tưởng nghĩ đến ân huệ."

*
4.5 Tử viết: "Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện,
thi nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khử dã. Quân tử khử nhân, ô hô thành danh?
Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị."
Khổng Tử nói: "Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng nếu chẳng đúng Đạo mà
được thì không nên thèm vậy. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng nếu chẳng lỗi Đạo
mà bị thì không nên tránh vậy. Người quân tử mà bỏ Đức Nhân, thì làm sao gọi là quân tử
được? Người quân tử, dù trong khoảng một bữa ăn, không làm trái đức Nhân. Trong lúc vội
vàng, người không bỏ điều Nhân; trong lúc nghiêng ngửa, người không bỏ điều Nhân."

7.6 Tử viết: "Chí ư Đạo, cứ ư Đức, y ư Nhân, du ư Nghệ."


Khổng Tử viết: "Để tâm trí vào đạo, giữ gìn đức, nương theo (đức) nhân, vui với lục
nghệ."

*
2.4 Tử viết: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi
tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất dụ củ."
Khổng Tử nói: "Mười lăm tuổi tôi để chí vào việc học, ba mươi tuổi tôi biết lập thân; bốn
mươi tuổi, tôi không nghi hoặc nữa; năm mươi tuổi, tôi biết mệnh trời; sáu mươi tuổi, tai tôi
thuận; bẩy mươi tuổi, tôi theo chỗ tâm tôi muốn, mà không vượt ra ngoài lễ nghĩa."

15.17 Tử viết: "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ hành chi, quân tử
tai!"
Khổng Tử nói: "Người quân tử lấy Nghĩa làm chính, theo Lễ mà làm, theo khiêm tốn mà
nói, theo thành Tín mà làm, quân tử thay!"

20.3 Tử viết: "Bất tri Mệnh, vô dĩ quân tử dã; bất tri Lễ, vô dĩ lập dã; bất tri ngôn vô dĩ Tri nhân
dã."
Khổng Tử nói: "Không biết mệnh Trời thì chưa phải là quân tử; không biết lễ thì không
biết lập thân; không biết lời nói thì không biết người."

9.1 Tử hãn ngôn lợi dữ mệnh dữ nhân.


Khổng Tử ít khi nói tới lợi, ngoại trừ kèm với mệnh với nhân.
5) Chính Trị

Quốc gia là một tổ chức luân lý chính danh và đạo đức, đứng đầu quốc gia phải là người cầm
quyền có đạo đức. Khổng Tử mặc nhiên công nhận chính thể Quân chủ mà ông đang sống.
Nhà cầm quyền làm gương thì dân sẽ tuân theo.
Tuy nhiên, Khổng Tử cũng chủ trương Dân tín phục là yếu tố quan trọng nhất của Quốc gia.
Khổng Tử luôn ca tụng các vua Thánh như Nghiêu, Thuấn và Chu Văn Vương.

*
13.12 Tử viết: "Như hữu vương giả, tất thế nhi hậu nhân."
Khổng Tử nói: "Như có thánh nhân làm vua vẫn cần một đời (30 năm) đức nhân mới
thịnh được."

8.19 Tử viết: "Đại tai, Nghiêu, chi vi quân dã. Nguy nguy hồ, duy thiên vi đại, duy Nghiêu tắc
chi. Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên. Nguy nguy hồ, kỳ hữu thành công dã. Hoán hồ kỳ
hữu văn chương."
Khổng Tử nói: "Sự nghiệp làm vua của (ông) Nghiêu lớn thay! Vòi vọi thay! chỉ có Trời
là lớn, chỉ có vua Nghiêu bắt chước được trời. Lồng lộng thay, dân không tìm được lời để khen
cho đúng. Vòi vọi thay, sự thành công của ngài! Rực rỡ thay những công trình văn chương của
ngài."

*
13.11 Tử viết: "Thiện nhân vi bang bách niên diệc khả dĩ thăng tàn khử sát hỹ. Thành tai thị
ngôn dã."
Khổng Tử nói: "Nếu các người thiện cai trị nước trong một trăm năm, họ có thể hiền
lương hóa những kẻ tàn bạo và bỏ án tử hình. Lời ấy đúng thay."

12.17 Quý Khang Tử vấn chính ư Khổng Tử.


Khổng Tử đối viết: "Chính giả, chính dã. Tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính?"
Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị.
Khổng Tử đáp: "Chính trị là chính đáng. Ngài lãnh đạo chính đáng thì ai còn dám bất
chính?"

12.19 Quý Khang Tử vấn chính ư Khổng Tử, viết: "Như sát vô đạo dĩ tựu hữu đạo, hà như?"
Khổng Tử đối viết: "Tử vi chính, yên dụng sát? Tử dục thiện nhi dân thiện hỹ. Quân tử chi đức
phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển."
Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị, nói: "Giết những kẻ vô đạo để cho những
người khác về với đạo, ngài nghĩ có nên chăng?"
Khổng Tử đáp: "Ngài muốn cai trị cần gì dùng biện pháp giết người. Ngài ước muốn
thiện thì dân sẽ hóa thiện. Đức của người cầm quyền như gió, đức của người dân như cỏ. Giỏ
thổi trên thì cỏ rạp xuống."

13.4 Phàn Trì thỉnh học giá. Tử viết: "Ngô bất như lão nông." Thỉnh học vi phố. Tử viết: "Ngô
bất như lão phố."
Phàn Trì xuất. Tử viết: "Tiểu nhân tai, Phàn Tu giả! Thượng hiếu lễ tắc dân mạc cảm bất kính;
thượng hiếu nghĩa, tắc dân mạc cảm bất phục; thượng hiếu tín tắc dân mạc cảm bất dụng tình.
Phù như thị, tắc tứ phương chi dân cưỡng phụ kỳ tử nhi chí kỹ, yên dụng giá?"
Phàn Trì xin học làm ruộng. Khổng Tử nói: "Ta không giống một lão nông phu." Xin
học làm vườn. Khổng Tử nói: "Ta không giống một lão làm vườn."
Phàn Trì ra rồi. Khổng Tử nói: "Phàn Tu nhỏ hẹp thay! Nếu người trên ưa thích nghĩa, ắt
dân không dám bất kính. Nếu người trên ưa thích lễ, ắt dân không dám không theo. Nếu người
trên ưa thích sự trung tín, ắt dân không dám không thành thực. Nếu người trên được như vậy,
dân bốn phương sẽ cõng con mà theo về. Hà tất phải làm ruộng?"

2.19 Ai Công vấn viết: "Hà vi tắc dân phục?" Khổng Tử đối viết: "Cử trực, thố chư uổng, tắc
dân phục. Cử uổng, thố chư trực, dân bất phục."
Ai Công hỏi: "Làm thế nào để dân phục?" Khổng Tử đáp: "Dùng người chính trực, đặt
họ trên người cong queo, ắt dân phục. Dùng người cong queo, đặt họ trên người chính trực, ắt
dân bất phục."

12.7 Tử Cống vấn chính. Tử viết: "Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ."
Tử Cống viết: "Tất bất đắc dĩ nhi khử, ư tư tam giả, hà tiên?" (Tử) viết: "Khử binh"
Tử Cống viết: "Tất bật đắc dĩ nhi khử, ư tư nhị giả, hà tiên?" (Tử) viết: "Khử thực, tự cổ giai
hữu tử, dân vô tín bất lập."
Tử Cống hỏi về phép cai trị. Khổng Tử nói: "Lương thực cho đủ, binh bị cho đủ, dân tin
chính quyền."
Tử Cống hỏi: "Trong ba điều ấy nếu phải bỏ một điều thì bỏ điều nào trước?" Đáp: "Bỏ
binh bi."
Tử Cống hỏi: "Trong hai điều còn lại nếu bất đắc dĩ phải bỏ một điều nữa thì bỏ điều
nào?" Khổng Tử đáp: "Bỏ lương thực. Từ xưa đến nay vễn có người chết. Nếu dân không tin
chính quyền không đứng vững.

*
3.19 Định Công vấn: "Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà?"
Khổng Tử đối viết: "Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung."
Định Công hỏi: "Vua dùng bề tôi, bề tôi phụng sự vua, phải thế nào?"
Khổng Tử đáp: "Vua dùng bề tôi theo lễ, bề tôi phụng sự vua theo trung."

14.17 Tử Cống viết: "Quản Trọng phi nhân giả dư? Hoàn Công sát Công tử Củ, bất năng tử hựu
tướng chi."
Tử viết: "Quản Trọng tướng Hoàn Công, bá chư hầu, nhất khuông thiên hạ, dân đáo vu kim thụ
kỳ tứ. Vi Quản Trọng, ngô kỳ bí phát, tả nhẫm hỹ. Khởi nhược thất phu, thất phụ chi vi lượng
dã, tự kinh ư câu độc nhi mạc chi tri dã?"
Tử Cống hỏi: "Quản Trọng không phải là người nhân chăng? Hoàn Công giết Công tử
Củ, Quản Trọng không chết theo, mà lại còn làm Tướng cho Hoàn Công."
Khổng Tử nói: "Quản Trọng giúp Hoàn Công làm nên Bá chủ của chư hầu và đặt thiên hạ
vào khuôn phép. Dân đến nay còn hưởng những công đức của ông. Nếu không có Quản Trọng,
chúng ta ngày nay phải để tóc xỏa và mặc áo có vạt trái (*). Ông ta há là một người nam hay nữ
thường tình có tấm lòng trung tín nhỏ, tự treo cổ nơi ngòi rãnh mà không ai biết tới?"
(*) Cách để tóc và trang phục của người mọi rợ.
*
4.11 Tử viết: "Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ."
Khổng Tử nói: "Người quân tử tưởng nghĩ đến đức, kẻ tiểu nhân tưởng nghĩ đến chốn ở
nơi ăn. Người quân tử tưởng nghĩ đến hình pháp, kẻ tiểu nhân tưởng nghĩ đến ân huệ."

2.21 Hoặc vi Khổng Tử viết: "Tử hề bất vi chính?"


Tử viết: "Thư vân: 'Hiếu hồ vi hiếu, hữu vu huynh đệ'. Thi ư hữu chính. Thị diệc vi chính, hề kỳ
vi chính?"
Có người hỏi Khổng Tử: "Sao ngài không tham gia vào chính sự."
Khổng Tử nói: "Kinh Thư nói: 'Có hiếu với cha mẹ thay, thân ái với anh em thay'. Khiến
giới cầm quyền thi hành những điều đó (đó cũng là làm chính trị). Cần gì phải tham chính mới
làm chính trị?"

LỜI NÓI THẲNG

11.11 Quý Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?"
(Quý Lộ) viết: "Cảm vấn tử." (Tử) viết: "Vị tri sinh, yên tri tử."
Quý Lộ hỏi về việc (thờ) quỷ thần. Khổng Tử nói: "Phụng sự người còn chưa biết, làm
sao biết (thờ) quỷ thần?"
(Quý Lộ) hỏi: "Con mạo muội hỏi về sự chết." (Khổng Tử) nói: "Sự sống còn chưa biết,
sao biết sự chết?"

1) Đạo

13.22 Tử viết: "Nam nhân hữu ngôn viết: Nhân nhi vô hằng; bất khả dĩ tác vu y. Thiện phù."
Tử viết: "Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu. Bất chiêm nhi di hỹ."
Khổng Tử nói: "Người phương nam có câu: Nếu không có hằng tâm, đừng đi bói. Lời đó
phải lắm."
Khổng Tử nói: "Không giữ lâu dài được cái Đức của mình. Thì đừng bao giờ đi đoán
quẻ."

17.26 Tử viết: "Niên tứ thập nhi yến ố yên, kỳ chung dã dĩ."


Khổng Tử viết: "Nếu đến bốn mươi tuổi mà ai cũng ghét, thì người ấy hết hy vọng sửa
đổi."

16.7 Tử viết: "Quân tử hữu tam giới: thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ
tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại
đắc."
Khổng Tử nói: "Người quân tử có ba điều răn: "khi còn trẻ, khí huyết chưa định, nên răn
về sắc dục; đến thời tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu; đến khi già, khí
huyết đã suy, nên răn về tự đắc."
14.45 Khuyết đảng đồng tử tương mệnh. Hoặc vấn chi viết: "Ích giả dư?"
Tử viết: "Ngô kiến kỳ cư ư vị dã, kiến kỳ dữ tiên sinh tịnh hành dã. Phi cầu ích giả dã, dục tốc
hành giả dã."
Một đứa trẻ ở làng Khuyết được Khổng Tử dùng trong việc truyền đạt lời giữa ông và
khách. Có người hỏi: "Nó có tiến bộ không."
Khổng Tử đáp: "Tôi thấy nó chiếm chỗ ngồi, tôi thấy nó đi ngang hàng với người lớn.
Nó không mong cầu tiến bộ nhưng muốn trở thành người lớn ngay."

15.15 Tử viết: "Bất viết: 'Như chi hà, như chi hà' giả, ngô mạc như chi hà dã dĩ hỹ."
Khổng Tử nói: "Người nào không tự hỏi: 'Làm thế nào đây, làm thế nào đây', Ta không
biết chỉ bảo (nó) làm thế nào."

2) Đức

15.12 Tử viết: "Dĩ hỹ hồ, ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc dã giả."
Khổng Tử nói: "Thế là hết rồi! Ta không thấy ai háo Đức bằng háo sắc."

14.33 Tử viết: "Ký bất xưng kỳ lực, xưng kỳ đức dã."


Khổng Tử nói: "Người ta gọi là ngựa thiên lý không phải vì sức của nó, mà vì Đức của
nó."

9.27 Tử viết: "Tuế hàn, nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã."
Khổng Tử nói: "Chỉ đến mùa đông lạnh lẽo, mới biết cây tùng và cây bá là những cây
cuối cùng rụng (lá)."

Nghĩa và Lợi

4.12 Tử viết: "Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán."


Khổng Tử nói: "Ai theo Lợi mà hành động, sẽ gặp nhiều oán thù."

7.11 Tử viết: "Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi, như bất khả cầu, tòng ngô
sở hiếu."
Khổng Tử nói: "Nếu muốn làm giàu mà làm được dẫu làm kẻ đánh xe hầu người ta cũng
làm. Còn như không làm được thì ta theo ý thích của ta,"

Nhân

17.17 Tử viết: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân."


Khổng Tử nói: "Lời nói khéo léo, nhan sắc chải chuốt, kẻ đó có ít lòng Nhân."

14.6 Tử viết: "Quân tử nhi bất nhân giả hữu phù! Vị hữu tiểu nhân nhi nhân giả dã."
Khổng Tử nói: "Quân tử phạm điều bất nhân chuyện đó có xảy ra! Nhưng chưa từng thấy
tiểu nhân làm điều nhân."
4.3 Tử viết: "Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân."
Khổng Tử nói: "Chỉ người Nhân mới biết thích người, và mới biết ghét người."

17.24 Tử Cống viết: "Quân tử diệc hữu ố hồ?"


Tử viết: "Hữu ố. Ố xưng nhân chi ác giả, ố cư hạ lưu nhi sán thượng giả, ố dũng nhi vô lễ giả, ố
quả cảm nhi trất giả."
Tử viết: "Tứ dã diệc hữu ố hồ?"
Tử Tứ đối viết: "Ố kiêu dĩ vi trí giả, ố bất tốn dĩ vi dũng giả, ố kiết dĩ vi trực giả."
Tử Cống hỏi: "Người quân tử có ghét ai không?"
Khổng Tử nói: "Có ghét. Ghét người kể chuyện xấu của người khác, ghét kẻ dưới mà phỉ
báng người trên, ghét kẻ dũng mà vô lễ, ghét người quả cảm mà cố chấp."
Rồi Khổng Tử hỏi: "Tứ, anh có ghét ai không?"
Tử Tứ đáp: "Con ghét kẻ ăn cắp ý tưởng của người khác mà nhận của mình; ghét kẻ
không khiêm tốn mà cho mình dũng; ghét kẻ bới móc việc riêng của người khác mà cho rằng
mình ngay thẳng."

Trí

6.21 Tử viết: "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn. Trí giả động nhân giả tĩnh. Trí giả lạc nhân
giả thọ."
Khổng Tử nói: "Người trí thích nước người nhân thích núi. Người trí hoạt động người
nhân yên tĩnh. Người trí sống vui người nhân sống lâu."

17.3 Tử viết: "Duy thượng trí dữ hạ ngu bất di"


Khổng Tử nói: "Chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi,"

Lễ

3.18 Tử viết: "Sự quân tận lễ, nhân dĩ vi xiểm dã."


Khổng Tử nói: "Phụng sự vua hết Lễ, thì người ta lại cho rằng mình nịnh."

3) Chính Trị

13.4 Phàn Trì thỉnh học giá. Tử viết: "Ngô bất như lão nông." Thỉnh học vi phố. Tử viết: "Ngô
bất như lão phố."
Phàn Trì xuất. Tử viết: "Tiểu nhân tai, Phàn Tu giả! Thượng hiếu lễ tắc dân mạc cảm bất kính;
thượng hiếu nghĩa, tắc dân mạc cảm bất phục; thượng hiếu tín tắc dân mạc cảm bất dụng tình.
Phù như thị, tắc tứ phương chi dân cưỡng phụ kỳ tử nhi chí kỹ, yên dụng giá?"
Phàn Trì xin học làm ruộng. Khổng Tử nói: "Ta không giống như một lão nông phu."
Xin học làm vườn. Khổng Tử nói: "Ta không giống như một lão làm vườn."
Phàn Trì ra rồi. Khổng Tử nói: "Phàn Tu nhỏ hẹp thay! Nếu người trên ưa thích nghĩa, ắt
dân không dám bất kính. Nếu người trên ưa thích lễ, ắt dân không dám không theo. Nếu người
trên ưa thích sự trung tín, ắt dân không dám không thành thực. Nếu người trên được như vậy,
dân bốn phương sẽ cõng con mà theo về. Hà tất phải làm ruộng?"
14.3 Tử viết: "Bang hữu Đạo, nguy ngôn nguy hành; bang vô Đạo, nguy hành ngôn tốn."
Khổng Tử nói: "Khi nước có Đạo, lời nói cao kỳ hành vi cao kỳ; khi nước vô Đạo, hành
vi cao kỳ lời nói khiêm tốn."

LỜI NÓI ĐƯỢC DÙNG VỀ SAU

1) Dùng Đúng

"Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư" (Ba người đồng hành ắt có người là thầy ta)

7.21 Tử viết: "Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên: trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỹ bất
thiện giả chi cải chi."
Khổng Tử nói: "Trong ba người cùng đi ắt có người là thầy ta đó: lựa cái tốt của người
mà theo, xét cái xấu của người mà sửa đổi mình."

"Thành nhân chi mỹ" (Thành người tốt đẹp)

12.16 Tử viết: "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị."
Khổng Tử nói: "Người quân tử giúp người thành người tốt, không giúp người thành
người xấu. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại."

"Bạo hổ" (Bắt cọp bằng tay không)

7.10 Tử vị Nhan Uyên viết: "Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ hữu thị phù!"
Tử Lộ viết: "Tử hành tam quân, tắc thùy dư?"
Tử viết: "Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ dã. Tất dã lâm sự nhi cụ, hiếu mưu nhi
thành giả dã."
Khổng Tử nói với Nhan Uyên: "Nếu có ai dùng mình thì mình đem đạo ra thi hành, bằng
không dùng mình thì mình ở ẩn với đạo; chỉ có ta với anh là làm được như vậy thôi."
Tử Lộ hỏi: "Nếu Thầy thống lĩnh ba quân, thì Thầy chọn ai giúp?"
Khổng Tử đáp: "Bắt cọp mà dùng tay không, qua sông mà không dùng thuyền, chết mà
không biết tiếc thân, ta không cho kẻ ấy theo giúp ta. Ta chọn kẻ nào vào việc mà biết lo sợ dè
dặt, thích lập mưu tính kế để thành công."

"Cát kê yên dụng ngưu đao" (Giết gà cần gì dùng dao mổ trâu)

17.4 Tử chi Võ Thành, văn huyền ca chi thanh. Phu Tử hoãn nhĩ nhi tiếu, viết: "Cát kê yên dụng
ngưu đao?" Tử Du đối viết: "Tích giả, Yển dã văn chư phu tử viết: Quân tử học đạo tắc ái nhân,
tiểu nhân học đạo tắc dị sử dã."
Tử viết: "Nhị tam tử, Yển chi ngôn thị dã. Tiền ngôn hí chi nhĩ."
Khi Khổng Tử đến ấp Võ Thành, ngài nghe tiếng đàn hát, nói: "Giết gà cần gì dùng dao
mổ trâu?" Tử Du đáp: "Ngày xưa Yển (Tử Du) nghe Thầy dạy: Quân tử học đạo thì yêu người,
tiểu nhân học đạo dễ chịu sai khiến."
Khổng Tử nói: "Này các đệ tử, Yển nói phải đó. Lời ta nói trước đó chỉ là đùa thôi."
"Ôn cố tri tân"

2.11 Tử viết: "Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sự hỹ."


Khổng Tử nói: "Người nào ôn lại điều cũ và biết thêm điều mới, người đó có thể làm
thầy người khác."

"Hậu sinh khả úy" (Người sinh sau đáng sợ)

9.22 Tử viết: "Hậu sinh khả úy, yên tri lai giả chi bất như kim dã? Tứ thập, ngũ thập vô văn yên,
tư diệc bất túc úy dã dĩ."
Khổng Tử nói: "Người sinh sau đáng sợ, biết đâu sau nầy họ chẳng hơn mình bây giờ?
Khi họ bốn mươi, năm mươi mà vẫn không có danh gì thì họ không còn đáng sợ nữa."

"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người)

12.2 Trọng Cung vấn Nhân.


Tử viết: "Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế. Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Tại
bang vô oán tại gia vô oán.
Trọng Cung viết: "Ung tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hỹ."
Trọng Cung hỏi về Nhân.
Khổng Tử nói: "Ra khỏi nhà thì như gặp khách quí, sai khiến dân thì như tế lễ lớn. Cái gì
mình không muốn thì đừng làm cho người. Trong nước không ai oán mình, tại nhà không ai oán
mình."
Trọng Cung nói: "Ung (tên của Trọng Cung) dẫu chẳng minh mẫn cũng xin theo lời thầy
dạy."

"Nhân chi tương tử, kỳ ngôn dã thiện" (Con người sắp chết, lời nói hiền lành)

8.4 Tăng Tử hữu tật, Mạnh Kính Tử vấn chi.


Tăng Tử ngôn viết: "Điểu chi tương tử, kỳ minh dã ai; nhân chi tương tử, kỳ ngôn dã thiện.
Quân tử sở quý hồ đạo giả tam: động dung mạo, tư viễn bạo mạm hỹ; chính nhan sắc, tư cận tín
hỹ; xuất từ khí, tư viễn bỉ bội hỹ. Biển đậu chi sự, tắc hữu tư tồn."
Tăng Tử bị bệnh nặng, Mạnh Kính Tử đến viếng.
Tăng Tử cất tiếng nói: "Khi con chim sắp chết, tiếng kêu của nó bi ai; con người sắp chết,
lời nói hiền lành. Người quân tử quý ba điều nơi Đạo: cử chỉ dung mạo nên tránh thô bạo ngạo
mạn; dáng mặt nên nghiêm chỉnh thành tín; lời nói nên tránh thô bỉ trái lẽ. Còn việc sắp đặt đồ
cúng tế thì có viên chức trông nom."

2) Dùng Không Đúng

"Dĩ đức báo oán" (Lấy đức báo oán)

14.34 Hoặc viết: "Dĩ đức báo oán, hà như?" Tử viết: "Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức
báo đức."
Có người hỏi: "Lấy đức báo oán, có nên như vậy không?" Khổng Tử đáp: "Vậy lấy gì
báo đức? Lấy trực báo oán, lấy đức báo đức."

"Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" (Quân tử một lời, bốn ngựa khó đuối theo kịp)

12.8 Cức Tử Thành viết: "Quân tử chất nhi dĩ hỹ, hà dĩ văn vi?"
Tử Cống viết: "Tích hồ! Phu Tử chi thuyết quân tử dã. Tứ bất cập thiệt. Văn do chất dã, chất do
văn dã. Hổ báo chi quách do khuyển dương chi quách."
Cức Tử Thành nói: "Người quân tử chỉ cần chất là đủ, cần chi tới văn?"
Tử Cống nói: "Tiếc thay cho lời Phu Tử luận về quân tử! Một lời đã nói bốn (ngựa?) đuổi
không kịp. Văn cũng quan trọng như chất, chất cũng quan trọng như văn. Da cọp da beo mà
nhổ lông đi thì cũng như da chó da cừu nhổ lông đi vậy thôi."

"Quân tử thực bất tri kỳ vị" (Quân tử ăn không biết mùi vị lạ)

14.26 Tử viết: "Bất tại kỳ vị bất mưu kỳ chính." Tăng Tử viết: "Quân tử tư bất xuất kỳ vị"
Khổng Tử nói: "Không ở chức vị nào thì đừng mưu tính việc của chức vị đó." Tăng Tử
nói: "Quân tử không đi ra khỏi địa vị của mình."

" Người quân tử ăn chẳng cầu no, đêm năm canh an giấc ngáy pho pho" (Nguyễn Công Trứ)

1.14 Tử viết: "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mãn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo,
nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ."
Khổng Tử nói: "Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an, làm việc siêng năng,
nói năng thận trọng, tìm đến bực đạo đức để sửa mình. Đó có thể gọi là người ham học."

"Cẩn tắc vô ưu" (Cẩn thận ắt không phải lo rầu)

15.11 Tử viết: "Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu."


Khổng Tử nói: "Người không lo xa ắt phải lo rầu gần."

"Sinh nhi tri, học nhi tri, khốn nhi tri" (Sinh đã biết, học mới biết, khốn khổ mới biết)

16.9 Tử viết: "Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi, hựu
kỳ thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hỹ."
Khổng Tử nói: "Sinh ra đã biết (đạo), là bậc trên; học rồi mới biết, là bậc thứ; bị khốn rồi
mới học, lại còn thấp hơn nữa. Bị khốn mà không học, đó là hạng người thấp nhất."

"Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung"

3.19 Định Công vấn: "Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà?" Khổng Tử đối viết: "Quân sử
thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung."
Định Công hỏi: "Vua dùng bề tôi, bề tôi phụng sự vua, phải thế nào?" Khổng Tử đáp:
"Vua dùng bề tôi theo lễ, bề tôi phụng sự vua theo trung."
"Thượng bất chính, hạ tắc loạn" (Trên không ngay thẳng, dưới ắt loạn)

10.9 Tịch bất chính, bất tọa.


Chiếu (trải) không ngay thẳng, (ngài) không ngồi.

"Tiên học Lễ hậu học Văn"

11.1 Tử viết: "Tiên tiến ư lễ nhạc, dã nhân dã; hậu tiến ư lễ nhạc, quân tử dã. Như dụng chi, tắc
ngô tòng tiên tiến."
Khổng Tử nói: "Tiên tiến ở lễ nhạc, cho người nhà quê; hậu tiến ở lễ nhạc, cho người
quân tử. Nếu ta dùng, theo ta, thiên về tiên tiến."

"Lời nói đi đôi với việc làm"

14.27 Tử viết: "Quân tử sỉ kỳ ngôn nhi quá kỳ hành."


Khổng Tử nói: "Quân tử xem là xấu hổ nếu lời nói đi quá việc làm."

LỜI NÓI CÓ Ý LẠ

15.19 Tử viết: "Quân tử tật một thế nhi danh bất xưng yên."
Khổng Tử nói: "Người quân tử lo rằng tới chết mà danh mình không ai biết tới."

7.5 Tử viết: "Thậm hỹ ngô suy dã! Cửu hỹ, ngô bất phục mộng kiến Chu Công."
Khổng Tử nói: "Ta suy thoái lắm rồi! Đã từ lâu ta không nằm mộng thấy Chu Công."

7.13 Khổng Tử tại Tề văn Thiều, tam nguyệt bất tri nhục vị, viết: "Bất đồ vi nhạc chi chí ư tư
dã."
Khi ở (nước) Tề, Khổng Tử nghe nhạc Thiều và ba tháng ngài không biết đến mùi thịt,
nói: "Ta không ngờ học nhạc đó lại đưa đến chỗ như thế."

7.31 Tử dữ nhân ca nhi thiện, tất sử phản chi, nhi hậu họa chi.
Khổng Tử hát với ai, thấy người đó hát hay thì bảo người đó hát lại để ngài bắt chước.

9.30
(Thi Kinh): "Đường lệ chi hoa
Thiên kỳ phiên nhi
Khởi bất nhĩ ty
Thất thị viễn nhi"
Tử viết: "Vị chi tư dã, phù hà viễn chi hữu."
(Kinh Thi): "Những đóa hoa trên cây đường khóc,
Lung lay trong gió.
Anh không nhớ em sao?
Ngặt nỗi nhà em xa quá."
Khổng Tử nói: "Như vậy là chưa nhớ tưởng. Nếu nhớ làm sao xa được."
LỜI NÓI LẠ

2.12 Tử viết: "Quân tử bất khí."


Khổng Tử nói: "Người quân tử không phải là một khí cụ."

7.36 Tử viết" Quân tử thản đãng đãng, Tiểu nhân trường thích thích."
Khổng Tử nói: "Quân tử thì thản nhiên lồng lộng, tiểu nhân thì lo lắng bời bời"

6.23 Tử viết: "Cô bất cô, cô tai! Cô tai!" (*)


Khổng Tử nói: "Cô mà không còn là cô nữa, sao gọi là cô! Sao gọi là cô!"
(*) "Cô" là cái bình đựng rượu có cạnh góc, đầu tròn đáy vuông. Thời Khổng Tử, "Cô" không còn hình thể như vậy
nữa. (Ý nói Đạo thời Khổng Tử khác thời xưa)

PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn

Tài liệu tham khảo:


Đại Học Trung Dung Luận Ngữ (Trần Công Tiến dịch)

You might also like