NỘI DUNG ÔN THI CUỐI KÌ 1 MÔN TOÁN 9 NĂM HỌC 2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

MÔN TOÁN 9 NĂM HỌC 2023 - 2024

A. PHẦN HÌNH HỌC


ĐỀ SỐ 1. KIÊN TRÌ
Từ một điểm M ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến MA, MB (A, B là các tiếp
điểm).
1) Chứng minh: OM là đường trung trực của AB
2) Chứng minh: 4 điểm M, A, O, B cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán
kính của đường tròn này.
3) OM cắt AB tại H. Chứng minh: OH.OM = R2
4) Vẽ đường kính AC của đường tròn (O; R). Tia MC cắt đường tròn (O) tại D. Chứng
minh: ∆ADC vuông
5) Chứng minh: MH.MO = MD.MC
6) Gọi K là giao điểm của MC và AB; I là giao điểm của MO và AD. Chứng minh: KI
song song AC
1
̂
7) Chứng minh: KI = .AK.sin 𝑀𝐵𝐾
2
8) KI cắt MA tại E. Chứng minh: KI.KC = KA.AH
9) Kẻ cát tuyến MPQ (MP < MQ) của (O). Gọi N là trung điểm PQ. Chứng minh đường
tròn ngoại tiếp ∆AOM đi qua điểm N
10) Chứng minh: MP.MQ = MB2

ĐỀ SỐ 2. CHĂM CHỈ
Cho nữa đường tròn (O; R) đường kính AB. Vẽ hai tiếp tuyến Ax, By của (O). Lấy điểm m
trên (O) sao cho MA > MB. Tiếp tuyến tại M của (O) cắt Ax, By lần lượt tại C và D.
1) Cm: CD = AC + BD và OD song song với MA
̂ = 900 . Tìm M để 𝑆𝐶𝑂𝐷 nhỏ nhất
2) Cm: 𝐶𝑂𝐷
1
3) Cm: AC.BD = R2 = AB2
4
4) Đường thẳng BC cắt (O) tại F. Gọi T là trung điểm của BF. Tia OT cắt By tại E.
Chứng minh: EF là tiếp tuyến của (O)
5) Cm: Đường tròn ngoại tiếp tam giác ACO đi qua điểm M
6) Cm: Điểm M nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác OBD. Xác định tâm và bán
kính của đường tròn này.
7) Cm: 4 điểm A, C, T, O cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của
đường tròn này.
8) Gọi N là hình chiếu của F lên AB. Gọi H là giao điểm của AC với EF. Chứng minh
HO là đường trung trực của AF

1
9) Gọi I là giao điểm của AF với OH. Chứng minh tứ giác IFTO là hình chữ nhật
10) Gọi K là trung điểm FN. Chứng minh: I, K, T thẳng hàng. Cho AC = 2/3R. Tính BD
theo R

ĐỀ SỐ 3. VƯỢT KHÓ
Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Gọi AD, BE, CF lần lượt là 3
đường cao của tam giác ABC giao nhau tại H. Kẻ đường kính AK
1) Cm: Đường tròn ngoại tiếp tam giác BEC đi qua F
2) Gọi I là trung điểm AH. Cm: I là tâm đường tròn đi qua 4 điểm A, E, H, F
3) Gọi M là trung điểm của BC. Cm: 3 điểm H, M, K thẳng hàng
4) Cm: IE là tiếp tuyến của đường tròn tâm M.
5) Cho AH = 5 cm, BD = 4 cm, DC = 6 cm. Tính SABC
6) Cm: 4 điểm C, E, H, D cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của
đường tròn này.
7) Cm: OM = 1/2AH
8) Cm: IM là đường trung trực của EF
9) Cm: IM song song với AK
10) Cho AD = √2 R. Gọi P và Q lần lượt là hình chiếu của D lên AB, AC. Chứng minh:
P, O, Q thẳng hàng.

ĐỀ SỐ 4. THỬ THÁCH
Cho tam giác CAB nhọn (CA < CB). Đường tròn tâm O, đường kính AB cắt AC, BC lần
lượt tại M và N; BM cắt AN tại H.
̂ , gọi D là hình chiếu của C lên AB. Chứng minh: 4 điểm B, N, H, D cùng
1) Tính 𝐴𝑁𝐵
thuộc một đường tròn
2) Cm: Đường tròn ngoại tiếp tam giác MHD đi qua điểm A
3) Gọi I và K lần lượt là trung điểm của CH và HB. Chứng minh: IK vuông góc KO
4) Cm: Điểm C nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác MHN
5) Cm: Tiếp tuyến tại M và N của (O) cắt nhau tại I
6) Cm: 4 điểm C, M, D, B cùng thuộc một đường tròn tròn. Xác định tâm và bán kính
của đường tròn này.
̂
7) Cm: IO là tia phân giác 𝑀𝐼𝑁
̂ = 𝐴𝐵𝑀
8) Cm: 𝐶𝑀𝐼 ̂
9) Cm: 4 điểm A, D, N, C cùng thuộc một đường tròn.
10) Cm: 5 điểm M, I, N, K, O cùng thuộc một đường tròn.

2
ĐỀ SỐ 5. MỤC TIÊU
Cho tam giác ABO vuông tại B (OB < BA). Gọi C là điểm đối xứng của B qua OA
1) Cm: Tam giác ACO vuông
2) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính OB. Cm: Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABO đi qua
điểm C
3) Gọi H là giao điểm của OA và BC. Cm: H thuộc đường trung trực của BC
4) Kẻ cát tuyến ADE tới (O) với (AD < AE). Kẻ OM vuông góc ED. Cm: 5 điểm A, B,
M, O, C cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường tròn này.
5) Cm: AH.AO = AD.AO
6) Kẻ đường kính CK. Chứng minh: OA song song BK
7) KA cắt (O) tại F, cm: AF.AK = AB2
8) Gọi N là trung điểm AC. Chứng minh: OFN bằng 900
9) Gọi I là giao điểm AK và BC. Gọi P là giao điểm NF và CB. Cm: OI vuông góc AP.
10) Cm: Điểm A nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác HFC

ĐỀ SỐ 6. CHIẾN LƯỢC
Cho đường tròn tâm O, bán kính R, dây BC khác đường kính. Hai tiếp tuyến của đường tròn
(O; R) tại B và C cắt nhau tại A. Kẻ đường kính CD, kẻ BH vuông góc với CD tại H.
1) Cm: 4 điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của
đường tròn này
2) Cm: OA vuông góc BC
3) Gọi K là trung điểm CB, chứng minh: K thuộc đường trung trực BC
4) Cho R = 15 cm; BC = 24 cm. Tính OA
5) Cm: BC là tia phân giác của góc ABH
6) Gọi I là giao điểm của AD và BH; E là giao điểm của DB và CA. Cm: IH = IB
7) AD cắt (O) tại M (M ≠ 𝐷) Cm: AM.AD = AK.AO
8) N là giao điểm OA với (O; R) chứng minh: 𝐴𝐾𝑀 ̂= 𝑂𝑀𝐷̂
̂
9) Cm: CN là tia phân giác 𝐴𝐶𝐵
10) Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tính độ đai đoạn thẳng BD theo
R và r

ĐỀ SỐ 7. TĂNG TỐC
Cho ∆𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (O), đường kính BC. Kẻ đường cao AH của ∆𝐴𝐵𝐶, cho BC
𝐴𝐻 3
= 20 cm; = . Gọi F là tâm đường tròn đường kính AH.
𝐻𝐶 4

3
1) Tính AB, AC
2) Đường tròn đường kính AH cắt đường tròn (O); AB; AC lần lượt tại M, D, E. Đường
thẳng DE cắt đường thẳng CB tại K. Gọi N là giao điểm của OA và DE. Chứng minh:
KN vuông góc OA
3) Cm: tứ giác ADHE là hình chữ nhật
4) Cm: A, M, K thẳng hàng
5) Gọi I là giao điểm của hai đường trung trực của DE và BC. Chứng minh: tứ giác
FAOI là hình bình hành.
6) Cmr: B, D, E, C cùng thuộc một đường tròn
7) Cm: BC2 = 3.AH2 + BD2 + CE2
8) Cm: AH3 = BC.BD.CE

ĐỀ SỐ 8. KHÔNG GÌ LÀM KHÓ ĐƯỢC EM

̂
Cho điểm M thuộc (O) và đường kính AB (M khác A, B và MA < MB). Tia phân giác 𝐴𝑀𝐵
cắt AB tại C. Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với AB, cắt đường thẳng AM và BM lần
lượt tại D và H.Gọi E là hình chiếu của H lên tiếp tuyến tại của (O) tại A.
1) Cm: AH và BD cắt nhau tại N nằm trên đường tròn (O)
2) Cm: Tứ giác ACHE là hình vuông
3) Gọi F là hình chiếu của D lên tiếp tuyến tại B của (O). Chứng minh E, M, N, F thẳng
hàng
4) Gọi S1, S2 là diện tích tứ giác ACHE và BCDF. Chứng minh: 𝐶𝑀 2 < √𝑆1 𝑆2
5) FE cắt BA tại K. Chứng minh: 𝐷𝑁𝑀 ̂ = 𝑀𝐴𝐵 ̂
6) Cm: CD là tia phân giác 𝑀𝐶𝑁̂
7) Cm: KM.KN = KA.KB
8) Cm: D, M, H, N cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường
tròn này
9) Cm: D, M, C, B cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường
tròn này
10) Cm: Đường tròn ngoại tiếp tam giác AND đi qua điểm C

ĐỀ SỐ 9. CỨ ĐI THÌ SẼ ĐẾN
Cho đường tròn (O; R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O) sao cho OA = 2R, vẽ hai
tiếp tuyến AB, AC (B, C là các tiếp điểm). Đường thẳng AO cắt (O) tại I và K (với AI <
AK). Vẽ cát tuyến AMN trên nữa mặt phẳng bờ IK chứa điểm C (AM < AN). Gọi E là trung
điểm MN, H là giao điểm của AO với BC. Kẻ đường kính BD.

4
̂
1) Cm: AO là đường trung trực của BC, tính 𝐵𝐴𝑂
2) Cm: B, O, E, C cùng thuộc một đường tròn tâm I
3) Cm: Tam giác ABC đều
4) Cm: Tứ giác BOIC là hình thoi
5) Cm: I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
6) Cm: OB2 = IH.(OK + IA)
7) Cm: Tứ giác IKDC là hình thang cân
̂ và 𝐼𝐵𝑂
8) Cm: BC là tia phân giác 𝐴𝐵𝐾 ̂
9) Cm: ∆𝐴𝑀𝐶 ~ ∆𝐴𝐶𝑁
10) Cm: 𝐴𝐻𝑀̂= 𝐴𝑁𝑂 ̂

ĐỀ SỐ 10. VỀ ĐÍCH
Cho tam giác nhọn nội tiếp đường tròn (O; R), hai đường cao AD và BE cắt nhau tại H
1) Cm: CH vuông góc với AB
2) Cm: A, E, D, B cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường
tròn đó.
3) Gọi Q là giao điểm của CH và AB, I là trung điểm AB. Chứng minh: OI song song
CQ và IO2 + ID2 = R2
4) Kẻ đường kính BF của đường tròn (O), kẻ đường kính AK của (O), tia AD cắt (O) tại
N. Chứng minh: AB2 + NC2 = 4R2
5) Cm: BN = CK
6) Cm: H và N đối xứng với nhau qua BC
7) Cm: OA vuông góc với QE
8) Cm: H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác QDE
9) Cm: DB.DC = DH.DA
𝐻𝐷 𝐻𝑄 𝐻𝐸
10) Cm: + + =1
𝐴𝐷 𝐶𝑄 𝐵𝐸

Chúc tụi con có mùa thi chất lượng thể hiện đúng năng lực và trình độ của mình.

5
Thầy Lương Lý

You might also like