Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÁC CHỦ THỂ TRUNG GIAN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. Thế nào là các chủ thể trung gian ?


Chủ thể trung gian là các tổ chức hoặc cá nhân đứng giữa người mua và người
bán trong quá trình trao đổi hàng hóa. Họ đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các
chủ thể sản suất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Các chủ thể kinh
doanh lag một phần quan trọng trong hệ thống kinh tế và có thể giúp tăng cường
hoạt động của thị trường.
II. Vai trò của các chủ thể trung gian trong thị trường.
1. Nghiên cứu thị trường: Sử dụng nguồn thông tin từ các cơ quan chính
phủ và nguồn dữ liệu thị trường trực tuyến.Tại đây có thể nghiên cứu
bằng cách như điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, quan sát hành
vi người tiêu dùng… nhằm đa dạng và phát triển hàng hóa, làm cho
hàng hóa có thể bắt kịp xu hướng thị trường.
2. Cung cấp thông tin: Các chủ thể trung gian sẽ truyền đạt các thông
tin cần thiết như giá cả, khối lượng, xu hướng thị trường,... và các
thông tin khác liên quan đến sản phẩm từ người bán đến người và
cũng như những yêu cầu, mong muốn,... từ người mua đến người
bán.
3. Tiếp cận khách hàng: Nhờ có các chủ thể trung gian mà các các nhà
sản xuất chỉ cần tập trung vào việc sản xuất hàng hóa mà không cần
lo đến khâu tiêu thụ đầu ra.
4. Hỗ trợ cho nhà sản xuất: Vì chủ thể trung gian là những người có
chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên họ có nhiều điều
kiện để nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
về các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ được đưa ra thị
trường, đặc biệt là các thông tin liên quan tới việc cạnh tranh giữa
những nhà sản xuất…Từ đó, họ cung cấp thông tin cho những nhà
sản xuất nhằm giúp họ mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất theo
nhu cầu của thị trường.
5. Bảo đảm, tránh rủi ro khi trao đổi hàng hóa: Đảm bảo rằng người tiêu
dùng có thể tin cậy và an tâm khi mua hàng, đồng thời tạo ra một môi
trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh.
III. Các chủ thể trung gian trước và sau dịch Covid ở Việt Nam
1. Trước COVID-19
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Trước đây, các chủ thể
trung gian thường tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối
quan hệ với khách hàng thông qua dịch vụ hậu mãi, chương trình
khuyến mãi và sự tận tâm trong phục vụ.
2. Sau COVID-19
- Chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến: Do hạn chế về giao thông
và tiếp xúc xã hội, nhiều chủ thể trung gian đã phải chuyển đổi
hoặc tăng cường mô hình kinh doanh trực tuyến để tiếp tục phục
vụ khách hàng.
- Tăng cường thông tin và tư vấn: Trong bối cảnh không chắc chắn
về dịch bệnh, các chủ thể trung gian cũng cần tăng cường thông
tin và tư vấn cho khách hàng về biện pháp phòng ngừa và an toàn
khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của họ.

You might also like