GDĐP 10 - CĐ3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Ngày soạn: 03/11/23

Ngày dạy: ................................................................................................................


Tiết 13,14,15,16
CHỦ ĐỀ 3: CHÂN DUNG NHÂN VẬT VĂN HOÁ
NGHỆ THUẬT BÌNH DƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được một số chân dung nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu
của tỉnh Bình Dương.
- Phân tích và đánh giá được các thành tựu, đóng góp của một nhân vật văn
hoá nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Bình Dương.
- Biết thuyết trình về chân dung một nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu
của tỉnh Bình Dương.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm
hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn
thành nội dung bài học, đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di sản
văn hoá ở địa phương.
* Năng lực chuyên biệt:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để khai
thác thông tin để phân tích và đánh giá các thành tựu, đóng góp của một nhân vật.
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để
trình bày các nhân vật văn hóa nghệ thuật ở Bình Dương.
3. Phẩm chất
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
- Thể hiện lòng kính trọng, tự hào về các nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu
của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV GDĐP Bình Dương 10
- Máy tính, máy chiếu.
- Di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương
2. Đối với học sinh
- SGK GDĐP Bình Dương 10
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình
Dương
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Quan sát ảnh và cho biết tên những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ
tiêu biểu của tỉnh Bình Dương mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

VĂN BẢN 1 : HUỲNH VĂN NGHỆ – NGƯỜI MÀI GƯƠM MÚA BÚT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời
a. Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về cuộc đời của Huỳnh Văn Nghệ.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Cuộc đời
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS/nhóm) - Huỳnh Văn Nghệ (1914 – 1977),
thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn với nội sinh ra tại xã Thường Tân, huyện
dung: Nêu những nét chính trong cuộc đời của Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Huỳnh Văn Nghệ. - Sau khi tốt nghiệp bậc Trung học,
ông làm công chức ở Sài Gòn. Sau
đó ông tích cực tham gia các phong
trào cách mạng.
- Tháng 7 năm 1945, Huỳnh Văn
Nghệ được kết nạp vào Đảng Cộng
sản Đông Dương và từng giữ nhiều
chức vụ quan trọng.
- Năm 2010, ông được Nhà nước
truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK
và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS báo cáo sản phẩm nhóm.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và
rút ra kết luận:
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nghiệp


a. Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về sự nghiệp của Huỳnh Văn Nghệ.
Phân tích và đánh giá được các thành tựu, đóng góp của Huỳnh Văn Nghệ.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi ; thảo luận nhóm.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Sự nghiệp
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: a. Nhà quân sự
+ Trình bày những hoạt động của Huỳnh Văn - Từ năm 1945 đến năm 1952,
Nghệ trong sự nghiệp quân sự. Huỳnh Văn Nghệ trực tiếp chỉ huy
+ Kể tên một số trận đánh tiêu biểu do Huỳnhchiến đấu hơn 20 trận tại nhiều mặt
Văn Nghệ chỉ huy. trận khác nhau.
+ Vì sao thực dân Pháp tôn xưng ông là “con - Từ tháng 5 năm 1953, ông ra Bắc
cọp xám miền Đông”. công tác tại Cục Quân huấn thuộc
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội
nhân dân Việt Nam.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận các b. Nhà thơ, nhà văn
nội dung:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về di sản thơ văn Huỳnh - Di sản thơ văn của ông để lại gồm
Văn Nghệ để lại. Giới thiệu tác phẩm nổi tiếng nhiều thể loại (thơ, truyện thơ,
nhất. truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí,…).
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quan điểm sáng tác của - Quan điểm sáng tác: muốn dùng
Huỳnh Văn Nghệ. ngòi bút để làm vũ khí tuyên chiến
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm về nội dung với giặc.
trong các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ. Lấy - Đặc điểm về nội dung và nghệ
ví dụ. thuật:
+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm về nghệ thuật + Nội dung: đa phần viết về quê
trong các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ. Lấy hương; về cuộc chiến đấu của quân
ví dụ. và dân Đông Nam Bộ; giàu chất
- GV trình chiếu video về tác phẩm “Nhớ Bắc” hùng tráng, nặng tình nước, tình
của Huỳnh Văn Nghệ dân.
Link: + Nghệ thuật: miêu tả chân thực,
https://www.youtube.com/watch?v=PSVDgR mộc mạc; giọng điệu hào sảng, tự
HriUg&ab_channel=L%C3%AA%26H hào.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK
và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS báo cáo sản phẩm nhóm.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và
rút ra kết luận:
- GV chuyển sang nội dung mới.

VĂN BẢN 2: LƯ NHẤT VŨ – NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA


Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời
a. Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về cuộc đời của Lư Nhất Vũ.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Cuộc đời
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS/nhóm) - Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ (tên khai sinh
thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn với nội là Lê Văn Gắt) sinh ngày 13 tháng
dung: Nêu những nét chính trong cuộc đời của 4 năm 1936 tại Phú Cường, Thủ
Lư Nhất Vũ. Dầu Một, Bình Dương.
- Từ 1956 – 1962 ông học tại Học
viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nhiều tác phẩm của ông được dàn
dựng và trình diễn.
- Năm 1970, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
trở lại miền Nam tiếp tục con
đường hoạt động nghệ thuật và
công tác ở nhiều đơn vị khác nhau.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK
và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS báo cáo sản phẩm nhóm.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và
rút ra kết luận:
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nghiệp


a. Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về sự nghiệp của Lư Nhất Vũ. Phân
tích và đánh giá được các thành tựu, đóng góp của Lư Nhất Vũ.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi ; theo dõi video.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Sự nghiệp
* Nhiệm vụ 1: a. Sáng tác âm nhạc
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Có rất nhiều ca khúc in đậm dấu
+ Kể tên một số tác phẩm âm nhạc tiêu biểu ấn trong lòng khán, thính giả.
do Lư Nhất Vũ sáng tác. - Ấn phẩm đồ sộ nhất: tuyển tập
+ Chọn và thể hiện một tác phẩm âm nhạc của Bài ca đất phương Nam.
ông mà em thích nhất. b. Công trình nghiên cứu
- GV cho HS thưởng thức tác phẩm “Bài ca đất - Ngoài sáng tác âm nhạc, Lư Nhất
phương Nam” và thực hiện nhiệm vụ: Trình Vũ cùng nhà thơ Lê Giang và
bày trước lớp về cảm nhận của bản thân sau những người bạn đã rong ruổi khắp
khi xem xong video. các vùng miền của đất nước để sưu
Link video: tầm, ghi chép, phân tích,… và hoàn
https://www.youtube.com/watch?v=zf_GSItiz thiện lời ca, điệu hát để cho ra mắt
5Y&ab_channel=POPSMUSIC
* Nhiệm vụ 2: trong các công trình liên quan đến
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ca dao, dân ca.
+ Kể tên các công trình nghiên cứu tiêu biểu - Công trình tiêu biểu: “Dân ca &
của Lư Nhất Vũ, từ đó nhận xét về đóng góp Thơ ca dân gian Bình Dương” là
của ông cho nền âm nhạc Việt Nam. tâm huyết của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập cùng nhà thơ Lê Giang
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK
và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS báo cáo sản phẩm nhóm.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và
rút ra kết luận:
- GV chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học; Biết thuyết trình về chân
dung một nhân vật văn hoá nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời, thuyết trình.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ phần luyện tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời:
1. Trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe một ca khúc về quê hương
Bình Dương.
2. Em có suy nghĩ gì về những đóng góp của nhân vật văn hoá thi tướng Huỳnh
Văn Nghệ và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ với quê hương Bình Dương? Hãy giới thiệu thêm
những nhân vật văn hoá có nhiều thành tựu và đóng góp cho địa phương mà em
biết.
3. Thuyết minh, giới thiệu về chân dung một nhân vật văn hoá nghệ thuật mà
em đã được học ở trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để vtrả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày cảm nhận của mình. HS khác lắng nghe, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS tìm đọc, ghi lại và suy ngẫm những bài câu ca dao có cùng chủ
đề.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ phần vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ:
Chọn và thực hiện một trong ba yêu cầu sau:
1. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về một nhân vật văn hoá
nghệ thuật của Bình Dương mà em biết.
2. Trải nghiệm (gặp gỡ, trò chuyện, nghe kể chuyện,…) và viết bài giới thiệu
về nhân vật văn hoá nghệ thuật ở địa phương em.
3. Em hãy:
– Tìm và hát một ca khúc của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ mà em thích.
– Tìm và đọc bài thơ/ kể truyện ngắn của tác giả Huỳnh Văn Nghệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và thực hiện ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV hướng dẫn HS ghi chép vào sổ tay.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và đánh giá tiết học.
Ngày .... tháng .... năm ....
Ký duyệt

TIẾT 17: KIỂM TRA CUỐI KÌ I

You might also like