Tiểu luận TCDN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 52

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Giảng viên phụ trách : ThS.Trịnh Ngọc Hoài Anh


Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Lớp : KT47A1

Hà Nội, Tháng 04 năm 2023

THÀNH VIÊN NHÓM


THÀNH VIÊN MSSV
Đặng Quỳnh Anh KT47A10173
Nguyễn Phương Anh KT47A10175
Phan Ngọc Diệp KT47A10182
Nguyễn Thị Hà KT47A10184
Đào Thị Ngọc Linh KT47A10203
Nguyễn Thị Tuyết Mai KT47A10210
Giang Thị Thương KT47A10243
Nguyễn Thị Minh Thùy KT47A10241

2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCTC Báo cáo tài chính

CTCP Công ty Cổ phần

FED Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

FTA Hiệp định thương mại tự do

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

HRC Thép cuộn cán nóng

KCN Khu công nghiệp

NKG Công ty cổ phần Thép Nam Kim

POM Công ty cổ phần Thép Pomina

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VIS Công ty cổ phần Thép Việt Ý

ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Tên bảng, biểu đồ Trang


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của tập đoàn Hòa Phát 11
Bảng 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm 15
Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm 16
Bảng 3: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động
17
theo quý giai đoạn 2020-2022
Bảng 4: Biến động tài sản giai đoạn 2020 - 2021 21
Bảng 5: Biến động tài sản giai đoạn 2021 - 2022 22
Bảng 6: Biến động nguồn vốn giai đoạn 2020 - 2021 24
Bảng 7: Biến động nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2022 26
Bảng 8: Tình hình tài trợ của vốn chủ sở hữu 27
Bảng 9: Tỷ số khả năng thanh toán của Hòa Phát 27
Bảng 10: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát 28
Bảng 11: Vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát 30
Bảng 12: So sánh số vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát và
30
Nam Kim
Bảng 13: Vòng quay khoản phải thu của Hòa Phát (2020-2022) 31
Bảng 14: Vòng quay khoản phải trả của tập đoàn Hòa Phát giai
32
đoạn 2020-2022
Bảng 15: Vòng xoay tiền mặt của tập đoàn Hòa Phát giai đoạn
33
2020-2022
Bảng 16: So sánh Vòng xoay tiền của Hòa Phát và Nam Kim giai
33
đoạn 2020-2022
Bảng 17: Hiệu suất sử dụng tài sản của tập đoàn Hòa Phát giai
34
đoạn 2020-2022
Bảng 18: So sánh tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của Hòa Phát 35

4
và Nam Kim

Bảng 19: Tỷ số quản lý nợ của Tập đoàn Hòa Phát 2020 - 2022 36
Bảng 20: So sánh tỷ số quản lý nợ của Hoà Phát và Nam Kim từ 37
năm 2020 - 202
Bảng 21: Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn Hòa Phát
38
2020 - 2022
Bảng 22: So sánh tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của Hoà Phát và 39
Nam Kim từ 2020 - 2022
Bảng 23: Tỷ số khả năng sinh lời với doanh thu 40
Bảng 24: So sánh khả năng sinh lời với doanh thu giữa tập đoàn
42
Hòa Phát và tập đoàn Nam Kim

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA
PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của tập đoàn
1.3 Lĩnh vực kinh doanh và hoạt động
1.4 Chiến lược kinh doanh của Hòa Phát
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
2.1 Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
2.1.2 Tỷ lệ lạm phát
2.1.3 Tỷ lệ thất nghiệp
2.2 Phân tích các yếu tố ngành thép
2.2.1 Yếu tố độc quyền
2.2.2 Yếu tố công nghệ
2.2.3 Yếu tố nhà cung cấp
2.2.4 Nhu cầu của ngành
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh
2.3 Phân tích cấu trúc tài chính
2.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản của tập đoàn
2.3.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
2.3.3 Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của tập đoàn
2.4 Phân tích các tỷ số tài chính
2.4.1 Tỷ số khả năng thanh toán (Liquidity ratios)
2.4.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động (Efficiency ratios)
2.4.3 Tỷ số quản lý nợ (Financial leverage ratio)
2.4.4 Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn (Efficiency ratios)

6
2.4.5 Tỷ số khả năng sinh lời với doanh thu (Profitability ratios)
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
3.1 Những kết quả đạt được về mặt tài chính
3.2 Những hạn chế còn tồn tại
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
4.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp
4.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong tương
lai
4.2.1 Kiến nghị với Nhà nước
4.2.2 Kiến nghị với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích các chỉ tiêu tài chính như

7
doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu… người đọc có thể nắm
bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ, hiệu quả sử
dụng vốn và nguồn lực. Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ phân tích báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - một trong những doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực gang thép,
sản phẩm thép, nông nghiệp, bất động sản và điện máy gia dụng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của tập đoàn Hòa Phát
Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2020-2022
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp phân tích tài chính như
phân tích số liệu báo cáo tài chính, phân tích tỷ số tài chính và phân tích dòng tiền
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn
2020-2022.
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Bài tiểu luận giúp người đọc hiểu được cách phân tích báo
cáo tài chính của một doanh nghiệp lớn và đa ngành như Tập đoàn Hòa Phát. Bằng
cách áp dụng các phương pháp phân tích tài chính như phân tích số liệu báo cáo tài
chính, phân tích tỷ số tài chính và phân tích dòng tiền, người đọc có thể nắm được
các chỉ tiêu tài chính quan trọng và cách tính toán các tỷ số tài chính. Ngoài ra,
người đọc biết được cách sử dụng các kết quả phân tích để đưa ra nhận xét và đánh
giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tiểu luận góp phần cung cấp cho các nhà quản lý, nhà
đầu tư, cổ đông và các bên liên quan khác một cái nhìn tổng quan và chi tiết về
tình hình tài chính của Tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn 2020-2022. Bằng cách
phân tích báo cáo tài chính của Tập đoàn Hòa Phát, người đọc có thể thấy được sự
biến động và tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán nợ, hiệu quả
sử dụng vốn và nguồn lực, lợi nhuận và sinh lời của doanh nghiệp. Đây là những
thông tin hữu ích để các nhà quản lý có thể điều chỉnh và cải thiện chiến lược kinh
doanh, các nhà đầu tư có thể đánh giá giá trị và tiềm năng của doanh nghiệp, các

8
cổ đông có thể quyết định việc mua bán cổ phiếu, và các bên liên quan khác có thể
hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp.
5. Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận được chia làm 4 phần chính, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chương 3: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chương 4: Định hướng doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA


PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Công ty tập
đoàn Hoà Phát được thành lập trên cơ sở 1 nhóm công ty trong đó công ty mẹ và
các công ty thành viên.

9
Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát được thành lập vào tháng
8/1992 - Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát - kinh doanh các loại máy xây
dựng, nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp.
Những năm tiếp theo các công ty mang thương hiệu Hoà Phát được lần lượt ra đời.
Đến tháng 1/2007, tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là CTCP
Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên. Tập đoàn chính thức niêm yết cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 15/11/2007, mã chứng khoán là
HPG. Tháng 12/2020, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức lại mô hình hoạt động cho ra đời
các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực gồm có: Tổng Công ty Gang thép, Tổng
Công ty Sản phẩm Thép, Tổng Công ty Bất động sản, Tổng Công ty Nông nghiệp
và thêm Tổng Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát
Trong nhiều năm liền, Tập Đoàn đã đạt được nhiều thành tựu, trở thành
Thương hiệu Quốc gia. Năm 2022, tập đoàn đứng vị trí thứ nhất trong top 10
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, đứng vị trí thứ 5 trong Top 10 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam.
1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của tập đoàn
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban tổng giám và ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng thường niên được tổ
chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng quyết định tất cả những vấn đề về luật pháp
và điều lệ của tập đoàn.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý, có đầy đủ quyền hạn để nhân danh tập
đoàn thực hiện tất cả các quyền (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông). Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc, Giám
đốc và các bộ phận quản lý khác.
Ban tổng giám là bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh
đạo của Hội đồng quản trị. Ban tổng giám bao gồm: một Tổng giám đốc, một số
phó giám đốc, một kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Ban tổng giám

10
có nhiệm vụ thực hiện các nghị quyết và kế hoạch phát triển công ty đã được Hội
đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong điều hành
hoạt động kinh doanh của tập đoàn, kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, hàng
quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị; thảo luận các vấn đề còn tồn đọng từ các
kết quả kiểm toán thường niên.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của tập đoàn Hòa Phát1


Nguồn: Cloud Office
1.3 Lĩnh vực kinh doanh và hoạt động
Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát là một tập đoàn kinh tế công nghệ kinh
doanh đa ngành. Tập đoàn Hòa Phát đang hoạt động trên 5 lĩnh vực chính gồm có:
gang thép; sản phẩm thép; nông nghiệp; bất động sản; điện máy gia dụng. Trong số
đó, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi với tỷ trọng lên đến hơn 80% tổng
doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.
Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, với hơn 20 năm hoạt động, đây là
lĩnh vực chủ đạo của Hòa Phát. Tập Đoàn giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây

1 Cloud Office, “Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp”, ngày truy cập 30/03/2023, link truy cập:
https://cloudoffice.com.vn/tin-tuc-su-kien/xay-dung-co-cau-to-chuc-nhan-su-trong-doanh-nghiep
11
dựng, ống thép. Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và
ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 22% và 26%2.
Hòa Phát cung cấp ra thị trường nhiều loại thép khác nhau bao gồm: phôi
thép, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép thanh, thép đặc biệt,... Thép Hòa Phát có
nhiều lợi thế như chi phí sản xuất tối ưu nên giá thành giảm, có sức cạnh tranh cao.
Đó là lý do giúp cho sản lượng bán ra thị trường của tập đoàn này tăng theo từng
năm. Trong một vài năm gần đây, Hoà Phát đang đẩy mạnh nghiên cứu các dòng
thép chất lượng cao, đặc biệt là dòng thép kỹ thuật khó.
Bất động sản là ngành kinh tế chủ lực thứ 2 của tập đoàn. Bất động sản
mang về cho Hòa Phát ít nhất 200 tỷ lợi nhuận sau thuế trong khoảng 10 năm trở
lại đây. Lĩnh vực này bao gồm xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp và các dự án nhà ở, khu đô thị.
Về nông nghiệp, tập đoàn đã tham gia vào mảng này được 7 năm từ 2015.
Hiện nay, lĩnh vực này chiếm tỷ trọng 5% doanh thu, bao gồm 4 mảng chính là
thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm. Năm 2016,
doanh thu chỉ đạt 1700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chỉ gần 30 tỷ đồng, thế nhưng
đến năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt đến 1700 tỷ đồng. 3 Nếu so sánh Hòa Phát với
các công ty cùng lĩnh vực thì có thể thấy Hoà Phát là công ty đạt hiệu quả nhất
trong mảng nông nghiệp.
Điện máy gia dụng - Năm 2021, tập đoàn đã đầu tư rất lớn vào công ty con
để chuyển sang lĩnh vực điện máy gia dụng với vốn đầu tư lên tới hơn 1000 tỷ
đồng, Nhà máy Điện máy gia dụng Hòa Phát tại Hà Nam chuyên sản xuất các sản
phẩm bao gồm: máy làm mát và lọc không khí, máy lọc nước,...
Cho đến nay, Hòa Phát chỉ xuất khẩu mặt hàng thép với thị trường xuất khẩu
tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn
Quốc…. Việc khai thác thị trường nước ngoài giúp tập đoàn đa dạng hóa thị
trường, tăng ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

2 Hòa Phát (2017), “Lĩnh vực hoạt động Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát”, ngày truy cập 1/4/2023, link truy
cập: http://noithathoaphat.com.vn/pages/L%C4%A9nh-V%E1%BB%B1c-Ho%E1%BA%A1t-%C4%90%E1%BB
%99ng.html
3 Phạm Ngọc(6/2/2023), “Mảng nông nghiệp của Hòa Phát có gì sau 7 năm hoạt động”, ngày truy cập 31/03/2023,
link truy cập:https://mekongasean.vn/mang-nong-nghiep-cua-hoa-phat-co-gi-sau-7-nam-hoat-dong-post17332.html
12
1.4 Chiến lược kinh doanh của Hòa Phát
Về ngắn hạn, trong năm 2023, tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt
150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng 4, tăng 5% và giảm 5% so
với năm 2022. Tập đoàn đặt mục tiêu giảm do giá nguyên liệu có xu hướng tăng,
giá bán tăng không xứng, chi phí tài chính lớn do lãi suất vẫn ở mức cao. Về mục
tiêu trong dài hạn, tập đoàn sẽ phát triển 10 khu công nghiệp bao gồm cả các khu
công nghiệp đã có và đang đăng ký. Tập đoàn cũng sẽ triển khai dự án Khu liên
hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và nghiên cứu thêm một khu liên hợp gang
thép khác. Sau khi hoàn thành Dung Quất 2, sản lượng của Hoà phát là 14 triệu
tấn, nằm trong 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới vào năm 2025 5. Để thực hiện
mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tập đoàn Hòa Phát đã triển khai một số chính sách
như:
Sau giai đoạn 1 của Khu Liên hợp Gang thép Dung Quất, Hòa Phát chi
85,000 tỷ đồng vào giai đoạn 2 bắt đầu khởi công quý II năm 2022, và sẽ hoàn
thành trong vòng 3 năm. Dự án giai đoạn 2 có diện tích 280ha, có vị trí kế bên dự
án Dung Quất 1 đang hoạt động. Công suất thiết kế bao gồm 5,6 triệu tấn thép
cuộn cán nóng (HRC)/năm. Nhằm đảm bảo chất lượng HRC cung cấp cho thị
trường trong nước, Hòa Phát cho biết đầu ra của Dung Quất 2 phải đảm bảo.
Để đảm bảo tính tự chủ với nguyên liệu sản xuất ra thép là quặng sắt, Hòa
Phát đã mua dự án quặng sắt Roper Valley (Australia) có trữ lượng dự đoán 320
triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm 6. Ngoài ra, tập đoàn còn nghiên cứu
để mua trực tiếp một số mỏ quặng sắt với của Úc nhằm đảm bảo ít nhất 50% nhu
cầu quặng sắt của tập đoàn trong thời gian dài. Hòa Phát cũng tính đến việc mua
một vài mỏ than ở nước ngoài.
Tập đoàn cũng tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư mới ở khắp các tỉnh thành
trên cả nước như: đầu tư dự án nhà máy sản xuất nhôm với công suất 2 triệu tấn

4 HGP News (30/03/2023), “Hòa Phát sẽ tập trung nguồn lực cho Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2”, truy cập
ngày 2/04/2023, link truy cập: https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-se-tap-trung-nguon-luc-cho-khu-lien-
hop-gang-thep-dung-quat-2.html
5 HGP News (2022), “Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên, vươn tầm khu vực”, truy cập ngày 02/04/2023, link truy
cập: https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-se-khong-ngung-tien-len-vuon-tam-khu-vuc.html
6 HGP News (2021), “Hòa Phát mua thành công mỏ quặng sắt tại Úc”, truy cập ngày 01/04/2023, link truy cập:
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-mua-thanh-cong-mo-quang-sat-tai-uc.html
13
mỗi năm; nhà máy tuyển quặng 5 triệu tấn/năm, dự án điện phân nhôm 0,5 triệu
tấn/năm và dự án nhà máy điện gió Hòa Phát công suất 1.500 MW ở Đắk Nông;
đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển, cảng nước sâu, xây dựng nhà máy thép, sản
phẩm sau thép và một số sản phẩm thế mạnh của Hòa Phát tại Khu Kinh tế Đông
Nam Quảng Trị; lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị - dịch vụ Nam
Châu Ổ - Bình Long, huyện Bình Sơn. Ngoài ra, tập đoàn còn đầu tư thêm dự án
Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng với quy mô 216ha 7, nhằm đáp ứng nhu cầu
cao về thuê đất khu công nghiệp. Tập đoàn cũng đóng góp vào quá trình đô thị hoá
các khu dân cư qua việc tập trung vào các đại đô có diện tích 300-500ha.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
2.1 Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội - GDP

Bảng 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm
Đơn vị: %
Nguồn: vneconomy.vn
Tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần trong những
năm gần đây. Vào 10 năm 2001-2010, GDP giảm 6,6%/năm và 10 năm gần đây

7 HGP News (2021), “Hòa Phát được giao lập Quy hoạch mở rộng KCN Yên Mỹ II thêm 216ha”, truy cập ngày
21/02/2023, link truy cập: https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-duoc-giao-lap-quy-hoach-mo-rong-kcn-
yen-my-ii-them-216ha.html

14
(2011-2021), GDP chỉ còn 5,6%/năm. Trong đó do tác động gần đây là đại dịch
COVID-19 khi đã khiến nền kinh tế bộc lộ rõ những hạn chế, yếu kém nội tại.
Cụ thể, GDP năm 2020 chỉ đạt 2,91%, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn
2011-2020 và tiếp tục xuống mức 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến
thể mới, sự phong tỏa trên diện rộng đã ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vào năm ngoái, GDP năm 2022 chạm mức 8,02% với tình hình
dịch bệnh trở nên dần ổn định trở lại, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn
2011-2022. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78% với ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng tới 8,1% cho thấy tiềm năng phát triển
của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trên, trong đó có Hòa Phát8.
2.1.2 Tỷ lệ lạm phát

Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm


Đơn vị: %
Nguồn: dnse.com.vn
Việt Nam đã được chứng kiến những đợt lạm phát phi mã kỉ lục trong ba
thập niên trở lại đây, đẩy lãi suất tăng vọt. Nhìn chung trong giai đoạn 3 năm 2020-
2022 tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam luôn ổn định ở dưới 4% và lạm phát vẫn được
kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc Việt Nam lệ thuộc nhiều vào các hàng hóa nhập

8Tổng Cục Thống Kê, “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2022”, ngày truy cập 1/4/2023, link truy
cập: https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
15
khẩu cũng gián tiếp làm gia tăng lạm phát với phần lớn hàng hóa nhập khẩu là
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước như: sắt thép, linh kiện điện tử,… Để
thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này nhằm giúp Việt
Nam tự chủ nguồn cung, tránh phụ thuộc vào giá hàng nhập khẩu, khiến giá hàng
hóa trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng tương ứng.

2.1.3 Tỷ lệ thất nghiệp

Bảng 3: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý giai
đoạn 2020-2022
Nguồn: vtv.vn
Trong giai đoạn 3 năm 2020-2022, đại dịch là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
nhất đến việc làm và thu nhập của người lao động. Với việc tình trạng thất nghiệp,
thiếu việc làm ngày càng trầm trọng, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, số
chứng kiến mức giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây. Tình trạng mất
việc tại các thành phố lớn dẫn tới những người lao động phải trở về địa phương của
mình đã gây nguy cơ làm mất cân đối cung - cầu trong ngắn hạn khi nền kinh tế
tiến vào giai đoạn phục hồi.
Hơn nữa, chất lượng lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp, khiến họ khó
tiếp cận với cơ hội việc làm bền vững, trong khi nhiều doanh nghiệp thì lại không
tuyển được nhân sự phù hợp. Điều này phản ánh rõ ràng sự mất cân đối nghiêm
trọng trong thị trường lao động của Việt Nam.

16
2.2 Phân tích các yếu tố ngành thép
Ngành thép là ngành sản xuất truyền thống và chiếm tỷ trọng doanh thu lớn
nhất của Hòa phát, trong đó bao gồm các sản phẩm chính là các vật liệu làm từ
thép như thép xây dựng. ống thép,...
2.2.1 Yếu tố độc quyền
Quá trình sản xuất thép đòi hỏi nhiều quy trình, nhiều trang thiết bị và nhiều
yếu tố tác động. Ngoài những khó khăn trong việc sản xuất thì hiện nay chưa có
loại vật liệu mới nào có các đặc tính có thể thay thế được thép trong quá trình xây
dựng, chế tạo máy móc hay công nghiệp quốc phòng. Tuy vậy, thị trường cung cấp
phôi thép và thép phế khá rộng lớn với các nhà cung cấp khắp nơi trên thế giới, cho
nên không bị mang tính độc quyền.
Thêm vào đó, ngành thép còn đang được sự bảo hộ của nhà nước bằng hàng
rào thuế quan và phi thuế quan do đó Hòa Phát sẽ có được lợi thế cạnh tranh ngay
trên sân nhà. Đồng thời Chính Phủ cũng cố gắng tạo một môi trường cạnh tranh
lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển
chung của các ngành công nghiệp hay ngành thép nói riêng.
2.2.2 Yếu tố công nghệ
Các công nghệ đã và đang được đưa vào ứng dụng nhằm gia tăng công suất
sản xuất các mặt hàng thép. Việc áp dụng khoa học công nghệ từ các khâu trong
chuỗi sản xuất ngành tạo ra biến chuyển khá lớn trong dòng luân chuyển sản phẩm
của ngành. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng tỷ trọng cũng
như tỷ lệ chủ động trong nguồn cung của ngành thép.
Một ví dụ minh họa của việc áp dụng yếu tố công nghệ vào ngành thép là
việc Hòa Phát đưa vào hoạt động các khu liên hợp thép, làm tăng đáng kể lượng
sản xuất phôi thép từ quặng sắt với việc sử dụng lò cao và lò thổi với công suất lên
tới 2 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% tổng lượng nguyên liệu sản xuất phôi9.

9 Trần Anh, “Hòa Phát sẽ triển khai giai đoạn 2 nhà máy thép Dung Quất vào năm 2022”, Diễn đàn TheLeader,
ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://theleader.vn/hoa-phat-se-trien-khai-giai-doan-2-nha-may-thep-dung-quat-vao-nam-2022-
1614054671586.htm
17
2.2.3 Yếu tố nhà cung cấp
Cho tới hiện tại, ngành sản xuất thép của Việt Nam vẫn chưa thể tham gia
vào sản xuất sản phẩm phôi dẹt, là nguyên liệu cần có của thép cán nóng và thép
cán nguội. Do đó ngành thép chịu nhiều rủi ro khi phụ thuộc vào các nhà cung cấp
nước ngoài, nhập khẩu bên ngoài các nguyên liệu như phôi thép, than đá.. Thêm
vào đó, giá thép trong nước lại phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thế giới
do lượng phôi thép Việt Nam nhập khẩu chiếm phần lớn lượng dùng trong sản xuất
thép. Với sản phẩm thép dẹt, Việt Nam cũng chưa sản xuất được phôi và đang phải
nhập khẩu bán thành phẩm là thép cán nóng và nguội với sản lượng 5 triệu
tấn/năm.
Tuy gặp những hạn chế như trên, doanh nghiệp ngành thép không gặp phải
nhiều khó khăn từ việc tìm kiếm các nhà cung cấp với thị trường nguồn cung rộng
khắp và đa dạng toàn cầu.
2.2.4 Nhu cầu của ngành
Trong giai đoạn 1996 đến nay, ngành thép vẫn giữ mức tăng trưởng cao, xấp
xỉ 17%/năm với xu hướng tăng trưởng khá đều, không kể đến năm 2008. Vào năm
2022, nhu cầu thép tại thị trường ASEAN đạt tới 77,9 triệu tấn, với mức tăng 3,5%
so với năm trước. Trong tương lai gần, nhu cầu về thép dự kiến vẫn tăng với các
dự án thép mới đi được triển khai tại Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ước tính,
tổng sản lượng sẽ tăng từ 90,8 triệu tấn tới 162,6 triệu tấn vào năm 203010.
Có thể nói, ngành thép hiện tại đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cho
thấy nhu cầu về thép vẫn ở mức cao trong dài hạn do nguồn cung ngành thép hiện
tại vẫn thấp hơn so với cầu.
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Thị phần thép trong nước có rất nhiều phân khúc hiện nay được phân chia
cho các công ty trong nước và công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam hoặc sản
phẩm nhập khẩu chủ yếu Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc và ASEAN. Trong đó
những doanh nghiệp trong nước tiêu biểu như VIS, POM, Thép Việt, Nam Kim và
10 Khánh Vy, “Thị trường thép Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi khi quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Á hướng
đầu tư tới khu vực ASEAN”, Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường, ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://markettimes.vn/thi-truong-thep-viet-nam-chuan-bi-huong-loi-khi-quoc-gia-co-nen-kinh-te-lon-nhat-chau-a-
huong-dau-tu-toi-khu-vuc-asean-13113.html
18
một số doanh nghiệp nước ngoài như POSCO (Hàn Quốc), Tata (Ấn Độ) và Kobe
Steel (Nhật Bản).
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Hòa Phát phải kể đến Công Ty Cổ Phần
Thép Nam Kim, doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm thép
công nghiệp, ống kẽm và các loại sản phẩm liên quan tới tôn như tôn mạ kẽm, tôn
mạ màu... Các sản phẩm của Nam Kim được sản xuất tân tiến nhờ việc chuyển
giao công nghệ đến từ tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) và nguồn nguyên liệu của
doanh nghiệp được nhập khẩu với chất lượng hàng đầu từ các quốc gia uy tín.
Theo ước tính vào năm 2021, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Nam Kim
trong nước tăng từ xấp xỉ 10.000 tấn tới 20.000 chỉ riêng tháng 8 và tháng 9. Trong
khi đó, sản lượng xuất khẩu đi Bắc Mỹ và Châu Âu, thị trường chiếm khoảng 85-
90% thị phần xuất khẩu ổn định ở mức khoảng 82.000 tấn11.
2.3 Phân tích cấu trúc tài chính
2.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản của tập đoàn
Giai đoạn 2020-2021
2021 2020 Chênh lệch giữa 2021 và 2020
Tỷ Tỷ Tỷ
trọng trọng trọng
TÀI SẢN Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN 94.154.859.648.304 52,83% 56.747.258.197.010 43,15% 37.407.601.451.294 9,68%
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 22.471.375.562.130 12,61% 13.696.099.298.228 10,41% 8.775.276.263.902 2,19%
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 18.236.152.616.078 10,23% 8.126.992.675.380 6,18% 10.109.159.940.698 4,05%
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 7.662.680.796.645 4,30% 6.124.790.460.291 4,66% 1.537.890.336.354 -0,36%
1. Phải thu của khách
hàng 4.973.095.672.343 2,79% 3.949.486.943.250 3,00% 1.023.608.729.093 -0,21%
2. Trả trước cho người
bán 1.722.371.823.278 0,97% 1.303.037.835.829 0,99% 419.333.987.449 -0,02%
3. Phải thu ngắn hạn
khác 981.799.066.828 0,55% 910.365.502.671 0,69% 71.433.564.157 -0,14%
4. Dự phòng các -39.275.168.162 -0,02% -39.336.197.606 -0,03% 61.029.444 0,01%
khoản phải thu khó

11Nhật Minh, “Thép Nam Kim (NKG): Tín hiệu tích cực từ cả thị trường trong và ngoài nước”, Báo điện tử Kinh
tế, ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://kinhtedouong.vn/thep-nam-kim-nkg-tin-hieu-tich-cuc-tu-ca-thi-truong-trong-va-ngoai-nuoc-87875.html
19
đòi
5. Tài sản thiếu chờ xử
lý 1.167.661.858 0,00% 1.236.376.147 0,00% -68.714.289 0,00%
IV. Hàng tồn kho 42.134.493.932.210 23,64% 26.286.822.229.202 19,99% 15.847.671.703.008 3,65%
V. Tài sản ngắn hạn
khác 3.650.156.741.241 2,05% 2.512.553.533.909 1,91% 1.137.603.207.332 0,14%
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN 84.081.562.709.945 47,17% 74.764.176.191.827 56,85% 9.317.386.518.118 -9,68%
I. Các khoản phải
thu dài hạn 809.234.947.969 0,45% 305.165.547.431 0,23% 504.069.400.538 0,22%
-
II. Tài sản cố định 69.280.841.784.004 38,87% 65.561.657.180.137 49,85% 3.719.184.603.867 10,98%
1. Tài sản cố định hữu -
hình 68.744.125.939.109 38,57% 65.307.819.877.543 49,66% 3.436.306.061.566 11,09%
2. Tài sản cố định vô
hình 536.715.844.895 0,30% 253.837.302.594 0,19% 282.878.542.301 0,11%
III. Bất động sản đầu
tư 548.210.755.123 0,31% 564.296.973.801 0,43% -16.086.218.678 -0,12%
IV. Đầu tư tài chính
dài hạn 6.715.955.617 0,00% 171.085.206.311 0,13% -164.369.250.694 -0,13%
V. Tài sản dài hạn
khác 3.737.859.869.519 2,10% 1.914.757.777.153 1,46% 1.823.102.092.366 0,64%
TỔNG TÀI SẢN 178.236.422.358.249 100 131.511.434.388.837 100 46.724.987.969.412

Bảng 4: Biến động tài sản giai đoạn 2020 - 2021


Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo
Tài Chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2020 và 2021
Từ bảng trên, trong năm 2021, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn tài
sản tài hạn, nó chiếm 52,83% trong tổng tài sản và tăng khá nhanh, tăng 65,92% so
với năm 2020. Sự tăng lên này có thể đến từ việc lượng hàng tồn kho năm 2021
tăng vọt so với năm 2020, tăng 15.847.671.703.008 tương đương 60,29%. Các
khoản phải thu cũng tăng 1.537.890.336.354 tương đương 25,11%, đặc biệt trong
các khoản phải thu thì phải thu của khách hàng tăng 25,92% cho thấy để kích thích
tiêu thụ, tập đoàn đã phải tăng cường việc bán chịu. Từ đây có thể nhận xét tình
hình tiêu thụ sản phẩm của tập đoàn gặp khó khăn trong năm 2021, điều này có thể
đến từ sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
về thép giảm mạnh gây nên tình trạng hàng tồn kho của tập đoàn tăng mạnh.

20
Về tài sản dài hạn, so với năm 2020, năm 2021 mục này đã tăng 12,46% chủ
yếu đến từ các khoản phải thu dài hạn tăng mạnh 165,18%. Đặc biệt năm 2021
chứng kiến mục bất động sản đầu tư và đầu tư tài chính dài hạn giảm mạnh, điều
này có thể đến từ việc năm 2021, thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị
trường tài chính Việt Nam nói riêng phải chịu nhiều cú sốc và khủng hoảng khiến
tập đoàn cùng cẩn trọng hơn vào những danh mục đầu tư.
Giai đoạn 2021-2022
Chênh lệch giữa 2022 và
2022 2021 2021
Tỷ Tỷ Tỷ
trọng trọng trọng
TÀI SẢN Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 80.514.710.854.456 47,27% 94.154.859.648.304 52,83% -13.640.148.793.848 -5,56%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 8.324.588.920.227 4,89% 22.471.375.562.130 12,61% -14.146.786.641.903 -7,72%
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 26.268.246.676.354 15,42% 18.236.152.616.078 10,23% 8.032.094.060.276 5,19%
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 9.892.869.502.309 5,81% 7.662.680.796.645 4,30% 2.230.188.705.664 1,51%
1. Phải thu của khách hàng 2.958.587.125.337 1,74% 4.973.095.672.343 2,79% -2.014.508.547.006 -1,05%
2. Trả trước cho người bán 5.366.254.068.739 3,15% 1.722.371.823.278 0,97% 3.643.882.245.461 2,18%
3. Phải thu ngắn hạn khác 1.482.978.249.031 0,87% 981.799.066.828 0,55% 501.179.182.203 0,32%
4. Dự phòng các khoản phải
thu khó đòi -41.074.336.139 -0,02% -39.275.168.162 -0,02% -1.799.167.977 0,00%
5. Tài sản thiếu chờ xử lý 1.924.395.341 0,00% 1.167.661.858 0,00% 756.733.483 0,00%
IV. Hàng tồn kho 34.491.111.096.123 20,25% 42.134.493.932.210 23,64% -7.643.382.836.087 -3,39%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.537.894.659.443 0,90% 3.650.156.741.241 2,05% -2.112.262.081.798 -1,15%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 89.820.810.782.676 52,73% 84.081.562.709.945 47,17% 5.739.248.072.731 5,56%
I. Các khoản phải thu dài
hạn 894.484.456.379 0,53% 809.234.947.969 0,45% 85.249.508.410 0,07%
II. Tài sản cố định 70.832.915.657.865 41,58% 69.280.841.784.004 38,87% 1.552.073.873.861 2,71%
1. Tài sản cố định hữu hình 70.199.153.681.536 41,21% 68.744.125.939.109 38,57% 1.455.027.742.427 2,64%
2. Tài sản cố định vô hình 633.761.976.329 0,37% 536.715.844.895 0,30% 97.046.131.434 0,07%
III. Bất động sản đầu tư 629.111.776.960 0,37% 548.210.755.123 0,31% 80.901.021.837 0,06%
IV. Đầu tư tài chính dài
hạn 700.000.000 0,00% 6.715.955.617 0,00% -6.015.955.617 0,00%
V. Tài sản dài hạn khác 4.100.323.979.117 2,41% 3.737.859.869.519 2,10% 362.464.109.598 0,31%
TỔNG TÀI SẢN 170.335.521.637.132 100 178.236.422.358.249 100 -7.900.900.721.117

21
Bảng 5: Biến động tài sản giai đoạn 2021 - 2022
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát 2021 và 2022
Từ bảng phân tích có thể thấy, năm 2022, Hòa Phát chứng kiến thất vọng
trên nhiều chỉ số. Phải kể đến đầu tiên là sự sụt giảm nghiêm trọng trong tài sản
ngắn hạn, cụ thể giảm -14,49%. Sự sụt giảm này đến từ nhiều nguồn khác nhau,
như sự sụt giảm trong danh mục tiền và các khoản tương đương tiền sụt giảm -
62,95%, sụt giảm trong nguồn tiền phải thu của khách hàng -40,51%, sụt giảm
trong danh mục hàng tồn kho -18,14% và sụt giảm trong các tài sản ngắn hạn khác
-57,87%. Tình hình kinh doanh kém của Hòa Phát có thể đến từ nhiều nguyên
nhân, bao gồm nhu cầu trong nước yếu vì thị trường bất động sản trì trệ, nhu cầu
thế giới cũng thấp vì Trung Quốc thực thi chính sách Zero COVID, trong khi giá
nguyên, nhiên liệu tăng cao vì xung đột Nga-Ukraine.12
Về tài sản dài hạn, 2022 chứng kiến một sự tăng nhẹ trong danh mục tài sản
dài hạn, cụ thể, tăng 6,83% so với năm 2021. Năm 2022, tập đoàn Hòa Phát vẫn
khá cẩn thận với các danh mục đầu tư, cụ thể đầu tư tài chính dài hạn của tập đoàn
giảm -89,58%, năm 2022 tập đoàn chỉ sử dụng 700.000.000 để đầu tư các khoản
mục dài hạn. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần đến từ doanh thu của tập
đoàn bị giảm sút nặng nề vào năm này cũng như việc thị trường còn nhiều biến
động khiến Hòa Phát chưa muốn vội vã đầu tư. Tuy nhiên, năm 2022, Hòa Phát
đầu tư nhiều hơn vào bất động sản, cụ thể, đầu tư bất động sản của tập đoàn đã
tăng 14,76% so với năm 2021. Điều này có thể đến từ mục tiêu của tập đoàn vào
năm 2023 sẽ tập trung nguồn lực cho dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa
Phát Dung Quất 2. Ngoài ra, từ năm 2021 Tập đoàn Hòa Phát đã và đang triển khai
song song với đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch nhiều dự án lớn như khu công
nghiệp, đại đô thị, hạ tầng cảng biển... với quy mô hàng trăm ha trên khắp các tỉnh
thành13 .

12 Trần Trung, “Kinh doanh kém, HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao trong năm 2022”, truy cập ngày 3/4/2023,
link truy cập:
https://vnreport.vn/kinh-doanh-kem-hdqt-hoa-phat-khong-nhan-thu-lao-trong-nam-2022/
13 Nhật Quang, “Hòa Phát tăng tốc với bất động sản”, ngày truy cập: 3/4/2023, link truy cập: https://ndh.vn/bat-
dong-san/hoa-phat-tang-toc-voi-bat-dong-san-1313624.html
22
2.3.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Giai đoạn 2020-2021

Chênh lệch giữa 2021 và


2021 2020 2020

Tỷ trọng Tỷ Tỷ
(%) trọng trọng
NGUỒN VỐN Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)

A. NỢ PHẢI TRẢ 87.455.796.846.810 49,07% 72.291.648.082.726 54,97% 15.164.148.764.084 -5,90%


I. Nợ ngắn hạn 73.459.315.876.441 41,21% 51.975.217.447.498 39,52% 21.484.098.428.943 1,69%
1. Phải trả người bán 23.729.142.569.420 13,31% 10.915.752.723.952 8,30% 12.813.389.845.468 5,01%
2. Người mua trả tiền
trước 788.002.603.134 0,44% 1.257.272.765.123 0,96% -469.270.161.989 -0,51%
3. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước 796.022.241.121 0,45% 548.579.261.453 0,42% 247.442.979.668 0,03%
4. Phải trả người lao
động 816.457.005.628 0,46% 313.099.678.402 0,24% 503.357.327.226 0,22%
5. Vay ngắn hạn 43.747.643.082.356 24,54% 36.798.465.672.104 27,98% 6.949.177.410.252 -3,44%
6. Chi phí phải trả 772.615.123.352 0,43% 640.129.684.182 0,49% 132.485.439.170 -0,05%
7. Phải trả ngắn hạn
khác 1.047.158.508.079 0,59% 328.061.400.351 0,25% 719.097.107.728 0,34%
II. Nợ dài hạn 13.996.480.970.369 7,85% 20.316.430.635.228 15,45% -6.319.949.664.859 -7,60%
1. Vay dài hạn 13.464.931.998.700 7,55% 17.343.247.551.512 13,19% -3.878.315.552.812 -5,63%
2. Phải trả dài hạn khác 63.027.061.241 0,04% 68.736.086.170 0,05% -5.709.024.929 -0,02%
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU 90.780.625.511.439 50,93% 59.219.786.306.111 45,03% 31.560.839.205.328 5,90%
1. Vốn cổ phần 44.729.227.060.000 25,10% 33.132.826.590.000 25,19% 11.596.400.470.000 -0,10%
2. Thặng dư vốn cổ
phần 3.211.560.416.270 1,80% 3.211.560.416.270 2,44% 0 -0,64%
3. Chênh lệch tỷ giá -1.925.960.852 0,00% 5.568.369.072 0,00% -7.494.329.924 -0,01%
4. Qũy đầu tư phát triển 923.549.304.122 0,52% 928.641.612.156 0,71% -5.092.308.034 -0,19%
5. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 41.763.425.970.912 23,43% 21.792.442.633.285 16,57% 19.970.983.337.627 6,86%
TỔNG NGUỒN VỐN 178.236.422.358.249 100 131.511.434.388.837 100 46.724.987.969.412

Bảng 6: Biến động nguồn vốn giai đoạn 2020 - 2021


Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát 2020 và 2021
Cũng như phân tích tài sản, để phân tích nguồn vốn, ta xây dựng bảng trên
xuất phát từ bảng cân đối kế toán của tập đoàn. Bảng trên thể hiện so với năm

23
2020, năm 2021 tổng nguồn vốn của tập đoàn là 178.236.422.358.249, tăng
35,53%. Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng 53,29% vào năm
2021. Việc tăng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện một
cơ cấu tối ưu cho việc vừa đảm bảo tính chủ động về vốn, tránh nguy cơ phá sản,
vừa tối đa được thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn chủ sở
hữu năm 2021, tập đoàn chứng kiến chênh lệch tỷ giá giảm giảm -134,59% so với
năm 2020. Yếu tố tác động lên tỷ giá trong năm này chủ yếu đến từ thị trường
quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng
bởi đại dịch COVID-19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ
chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch, do
vậy tỷ giá USD/VND trải qua một năm biến động thăng trầm. Điều này khiến các
doanh nghiệp, không chỉ riêng Hòa Phát, phải chịu nhiều cú sốc từ thị trường tài
chính toàn cầu14. Ngoài ra, trong cơ cấu vốn năm 2021, nợ dài hạn giảm mạnh -
31,11%, điều này thể hiện tính chủ động về vốn của tập đoàn.

Giai đoạn 2021-2022

Chênh lệch giữa 2022 và


2022 2021 2021

Tỷ Tỷ Tỷ
trọng trọng trọng
NGUỒN VỐN Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

A. NỢ PHẢI TRẢ 74.222.582.021.349 43,57% 87.455.796.846.810 49,07% -13.233.214.825.461 -5,49%


I. Nợ ngắn hạn 62.385.392.809.685 36,63% 73.459.315.876.441 41,21% -11.073.923.066.756 -4,59%
1. Phải trả người bán 11.107.162.924.326 6,52% 23.729.142.569.420 13,31% -12.621.979.645.094 -6,79%
2. Người mua trả tiền trước 860.793.139.245 0,51% 788.002.603.134 0,44% 72.790.536.111 0,06%
3. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 648.407.591.981 0,38% 796.022.241.121 0,45% -147.614.649.140 -0,07%
4. Phải trả người lao động 306.208.839.467 0,18% 816.457.005.628 0,46% -510.248.166.161 -0,28%
5. Vay ngắn hạn 46.748.670.400.471 27,45% 43.747.643.082.356 24,54% 3.001.027.318.115 2,90%
6. Chi phí phải trả 460.508.546.638 0,27% 772.615.123.352 0,43% -312.106.576.714 -0,16%
7. Phải trả ngắn hạn khác 418.512.269.668 0,25% 1.047.158.508.079 0,59% -628.646.238.411 -0,34%
II. Nợ dài hạn 11.837.189.211.664 6,95% 13.996.480.970.369 7,85% -2.159.291.758.705 -0,90%
1. Vay dài hạn 11.151.651.204.402 6,55% 13.464.931.998.700 7,55% -2.313.280.794.298 -1,01%
2. Phải trả dài hạn khác 61.033.120.562 0,04% 63.027.061.241 0,04% -1.993.940.679 0,00%

14 Ái Minh, “Nhìn lại diễn biến tỷ giá năm 2021”, ngày truy cập: 4/4/2023, link truy cập:
https://fili.vn/2022/01/nhin-lai-dien-bien-ty-gia-nam-2021-757-921901.htm
24
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 96.112.939.615.783 56,43% 90.780.625.511.439 50,93% 5.332.314.104.344 5,49%
1. Vốn cổ phần 58.147.857.000.000 34,14% 44.729.227.060.000 25,10% 13.418.629.940.000 9,04%
2. Thặng dư vốn cổ phần 3.211.560.416.270 1,89% 3.211.560.416.270 1,80% 0 0,08%
3. Chênh lệch tỷ giá -20.652.355.005 -0,01% -1.925.960.852 0,00% -18.726.394.153 -0,01%
4. Qũy đầu tư phát triển 834.782.434.216 0,49% 923.549.304.122 0,52% -88.766.869.906 -0,03%
5. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 33.833.829.973.987 19,86% 41.763.425.970.912 23,43% -7.929.595.996.925 -3,57%
TỔNG NGUỒN VỐN 170.335.521.637.132 100 178.236.422.358.249 100 -7.900.900.721.117

Bảng 7: Biến động nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2022


Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát 2021 và 2022
So với năm 2021, tổng nguồn vốn năm 2022 sụt giảm -7.900.900.721.117,
tương đương -4,43%. Tập đoàn cho biết có sự lao dốc như vậy là do nhu cầu thép
suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than cao
gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng
mạnh. Song song với đó, tập đoàn lại chủ động giảm các khoản nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn, cụ thể nợ ngắn hạn giảm -15,07% và nợ dài hạn giảm -15,43% so với năm
2021. Trong cơ cấu vốn của tập đoàn năm 2022 của tập đoàn, vốn chủ sở hữu
chiếm đến 56,43%, đây có thể nói là một chủ chương đúng đắn để tập đoàn có thể
đứng vững trước khủng hoảng tài chính; đồng thời vẫn ổn định để phát triển.
Nhìn chung, trong 3 năm từ 2020 đến 2022 tập đoàn luôn cố gắng tăng vốn
chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của mình, điều này giúp tập đoàn chủ động được vốn
trong kinh doanh, giảm được tỷ trọng nợ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên
ngoài.
2.3.3 Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của tập đoàn

Việc đánh giá mức độ tự chủ tài chính của một tập đoàn được đánh giá qua
hai chỉ tiêu: tỷ suất tài trợ vốn của chủ sở hữu và tỷ suất tài trợ dài hạn từ vốn chủ
sở hữu.

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

Tổng vốn chủ sở hữu 59.219.786.306.111 90.780.625.511.439 96.112.939.615.783


(đồng)

25
Tổng nguồn vốn 131.511.434.388.837 178.236.422.358.249 170.335.521.637.132
(đồng)

Tổng tài sản dài hạn 74.764.176.191.827 84.081.562.709.945 89.820.810.782.676


(đồng)

Tỷ suất tài trợ vốn 45,03% 50,93% 56,43%


chủ sở hữu

Bảng 8: Tình hình tài trợ của vốn chủ sở hữu


Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022
Từ bảng trên cho thấy chỉ tiêu tỷ suất tài trợ vốn chủ sở hữu của tập đoàn
tăng dần qua các năm. Năm 2020 chỉ ở mức 45,03%, đến năm 2022 đã tăng lên
56,43%. Có thể thấy năm 2020 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là
thấp, điều này ảnh hưởng đến tính tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh. Năm
2022, chỉ tiêu này đã tăng lên 56,43% thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp ngày
càng cao. Thời điểm năm 2020 - 2022 là giai đoạn nền kinh tế toàn cầu chịu rất
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến từ đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine,
chính sách Zero COVID của Trung Quốc, lạm phát ngày càng cao tại châu Âu dẫn
đến thị trường tài chính toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh, do vậy đây có lẽ là bước đi
an toàn của tập đoàn.
2.4 Phân tích các tỷ số tài chính
2.4.1 Tỷ số khả năng thanh toán (Liquidity ratios)

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tài sản ngắn hạn 56.747.258.197.010 94.154.859.648.304 80.514.710.854.456

Nợ ngắn hạn 51.975.217.447.498 73.459.315.876.441 62.385.392.809.685

Tài sản dài hạn 74.764.176.191.827 84.081.562.709.945 89.820.810.782.676

Nợ dài hạn 20.316.430.635.228 13.996.480.970.369 11.837.189.211.664

Hàng tồn kho 26.286.822.229.202 42.134.493.932.210 42.134.493.932.210

Tỷ số khả năng 1,09 1,28 1,29


thanh toán ngắn hạn

Tỷ số khả năng 0,59 0,66 0,71


thanh toán nhanh

26
Bảng 9: Tỷ số khả năng thanh toán của Hòa Phát (Đơn vị: đồng)
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn


Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn (hiện hành) cho biết tài sản ngắn hạn
có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của Hòa Phát hay không. Khả năng
thanh toán hiện hành tại thời điểm cuối năm 2022 là 1,29 lần, cao hơn so với mức
trung bình ngành (1,26). Điều này cho thấy so với các doanh nghiệp khác trong
ngành, Hòa Phát có vị thế tương đối cao trong khả năng thanh khoản. Trong ba
năm, từ 2020-2022, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn duy trì khá ổn định. Đối
với một tập đoàn lớn như Hòa Phát, hệ số luôn ở trên 1, cho thấy khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt
để trang trải nợ là khá tốt.
Để đạt được con số ấy, trong khoảng thời gian nói trên, Hòa Phát không
ngừng tăng số tiền đầu tư tài chính, cụ thể là hơn 8 nghìn tỷ đồng vào năm 2020,
18 nghìn tỷ đồng vào năm 2021 và hơn 26 nghìn tỷ đồng năm 2022 để đảm bảo
khả năng thanh toán tốt.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Bảng 10: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát và Nam Kim
27
Đơn vị: Lần
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết cho biết liệu công ty có đủ các tài
sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn
kho hay không. Chỉ số này của Hòa Phát tăng liên tục qua ba năm 2020-2022, lần
lượt là 0,59; 0,66 và 0,71. Tuy được cải thiện qua các năm nhưng tỷ số này vẫn
nhỏ hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp không đủ đảm bảo thanh toán nợ ngắn
hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao.
Điều này bắt nguồn từ việc Hòa Phát trong ba năm gần đây đang đầu tư tiền
mặt tương đối lớn vào các dự án như Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa
Phát Dung Quất; Dự án Nhà máy sản xuất container Hòa Phát - Bà Rịa Vũng Tàu;
Dự án Khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên. Một nguyên nhân khác là do sự sụt
giảm của lượng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2022, hàng tồn
kho giảm 18% so với thời điểm 31/12/2021 (Nguyên nhân cụ thể sẽ được trình bày
ở mục vòng quay hàng tồn kho).
Tuy nhiên, nếu so với trung bình ngành hay so với các doanh nghiệp trong
ngành, tỷ số này của Hòa Phát năm 2022 là tương đối cao và cao hơn trung bình
ngành (0,5115). Ngoài ra, so với Nam Kim, một trong những đối thủ của mình thì
hệ số này của Hòa Phát cũng cao hơn đáng kể trong cả 3 năm.
2.4.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động (Efficiency ratios)
2.4.2.1 Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Giá vốn hàng bán 71.214.453.522.563 108.571.380.446.353 124.645.848.221.080


(đồng)

Hàng tồn kho 26.286.822.229.202 42.134.493.932.210 42.134.493.932.210


(đồng)

Vòng quay hàng 3,12 3,17 3,73


tồn kho (lần)

15 Hoa Phat Group JSC Stock Price Today: HM HPG live ticker, Investing.com, truy cập ngày: 3/4/2023, link truy
cập: https://www.investing.com/equities/hoa-phat-group-jsc.

28
Số ngày hàng tồn 117 116 98
kho (ngày)

Bảng 11: Vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của tập đoàn Hòa Phát (2020-2022)

Bảng 12: So sánh số vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát và Nam Kim
(Đơn vị: Lần)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC từ năm 2020-2022 của Hòa Phát và Nam Kim

Số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020-2022, từ
3.12 đến 3.73. Thực tế, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Hòa Phát giảm trong giai
đoạn này, đặc biệt năm 2022 ghi nhận sự giảm mạnh, trong đó hàng tồn kho chiếm
43%, vòng quay hàng tồn kho tại 2022 là 3,73 lần, tương đương với 98 ngày,
tương ứng giảm 16 ngày so với năm 2021. So với trung bình ngành là 2,89 16 năm
2022, hàng tồn kho giảm mạnh cùng vòng quay hàng tồn kho cũng tăng thể hiện
tốc độ quay vòng hàng hóa nhanh, cho thấy việc quản trị hàng tồn kho của Tập
đoàn luôn được theo dõi, giám sát và hoạt động hiệu quả. So với đối thủ Nam Kim,
số vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát thấp hơn tại năm 2020 nhưng sang đến
giai đoạn 2021-2022, giá trị này của Hòa Phát đã tăng lên và vượt qua Nam Kim.

16 Hoa Phat Group JSC Stock Price Today: HM HPG live ticker, Investing.com.Truy cập ngày: 3/4/2023, link truy
cập: https://www.investing.com/equities/hoa-phat-group-jsc.
29
Nguyên nhân của việc giảm lượng hàng tồn kho là sau khi dịch COVID-19
được kiểm soát, các dự án xây dựng dần hồi phục sau một thời gian dài tạm ngưng
dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao. Hòa Phát đã bán được nhiều sản
phẩm thép trong năm 2021 và 2022 nhờ nhu cầu cao từ thị trường. Bên cạnh đó,
Hòa Phát cũng sử dụng một phần hàng tồn kho để thế chấp cho các khoản vay
ngắn hạn và dài hạn. Tính đến hết năm 2022, Hòa Phát còn dư vay nợ tài chính
ngắn và dài hạn 57.900 tỷ đồng17 và một trong những tài sản thế chấp chủ yếu cho
những khoản vay này là hàng tồn kho.

2.4.2.2 Vòng quay khoản phải thu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu (đồng) 91.279.041.771.826 150.865.359.967.200 142.770.810.676.858

Khoản phải thu khách 6.124.790.460.291 7.662.680.796.645 9.892.869.502.309


hàng (đồng)

Vòng quay khoản phải thu 27,1 33,6 35,7


(lần)

Ngày thu tiền BQ (ngày) 14 11 11

Bảng 13: Vòng quay khoản phải thu của Hòa Phát (2020-2022)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của tập đoàn Hòa Phát (2020-2022)

Năm 2020, vòng quay khoản phải thu của Hòa Phát là 27,01; năm 2021, con
số này tăng lên 33,6; năm 2022, vòng quay khoản phải thu của Hòa Phát tăng nhẹ
lên 34,8 - tương đương một kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày. Con số này năm
2022 cũng cao hơn mức trung bình ngành (26,55 18). Sự tăng trưởng ổn định này
cho thấy Hòa Phát đã cải thiện khả năng thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng
và giảm thời gian chờ đợi thanh toán.

2.4.2.3 Vòng quay khoản phải trả (Payables days)


Năm 2020 2021 2022 Chênh lệch Chênh lệch
giữa năm giữa năm

17 Nguoiquansat.vn (2023), “Góc nhìn: Hòa Phát (HPG) đưa 15.600 tỷ đồng Hàng Tồn Kho, 46.000 tỷ đồng Tài
Sản cố định đi Thế chấp”, truy cập ngày: 4/4/2023, link truy cập: https://vn.investing.com/news/stock-market-
news/goc-nhin-hoa-phat-hpg-dua-15600-ty-dong-hang-ton-kho-46000-ty-dong-tai-san-co-dinh-di-the-chap-2021836
18 Hoa Phat Group JSC Stock Price Today: HM HPG live ticker, Investing.com, truy cập ngày 3/4/2023, link truy
cập: https://www.investing.com/equities/hoa-phat-group-jsc
30
2021 và 2020 2022 và 2021

Giá vốn hàng bán


(đồng) 71.214.453.522.563 108.571.380.446.353 124.645.848.221.080

Doanh số mua hàng


thường niên (đồng) 78.107.147.819.091 124.568.032.025.109 118.003.113.554.832

Phải trả bình quân


(đồng) 9.211.475.818.534 17.322.447.646.686 17.418.152.746.873

Vòng quay các


khoản phải trả (lần) 8,48 7,19 6,77 -1,29 -0,42

Số ngày các khoản


phải trả (ngày) 43 51 54 +8 +3

Bảng 14: Vòng quay khoản phải trả của tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-
2022
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC từ năm 2020-2022 của tập đoàn Hòa Phát
Nhìn chung, hệ số vòng quay khoản phải trả của tập đoàn Hòa Phát biến
động giảm trong ba năm từ 8,48 vào năm 2020 xuống còn 6,77 vào năm 2022. Nếu
trong năm 2020, Hòa Phát chỉ mất 43 ngày để hoàn trả số tiền nợ cho các bên cung
cấp thì con số đó tăng lên 51 ngày vào năm 2021 và 54 ngày vào năm 2022. Hệ số
vòng quay khoản phải trả sụt giảm phản ánh doanh nghiệp có ít tiền mặt hơn để
thanh toán các hóa đơn và nợ ngắn hạn một cách kịp thời, điều đó cũng có nghĩa,
trong các năm sau tập đoàn Hòa Phát đang mất nhiều thời gian hơn để thanh toán
các khoản nợ cho nhà cung cấp, đầu tư so với các năm trước. Từ đó, có thể đánh
giá trong thời gian ngắn rằng, trong năm 2021 và 2022, Hòa Phát đang gặp nhiều
vấn đề về thanh khoản hơn.
Xét về góc độ giảm khả năng thanh khoản tại Hòa Phát trong năm 2021,
2022 so với 2020, lý do chính có liên quan tới vấn đề tái đầu tư vào hoạt động kinh
doanh mới. Trong đó, Hòa Phát tập trung đầu tư nhiều hơn vào bất động sản, đây
có thể là một trong những lý do khiến khả năng thanh khoản của Hòa Phát giảm
ngoài việc hiệu quả hoạt động kinh doanh mất đà đi lên hơn trước.
2.4.2.4 Operating cash Cycle (OCC)
Năm 2020 2021 2022 Chênh lệch giữa Chênh lệch giữa
năm 2021 và năm 2022 và

31
2020 2021

Inventory days (ngày) 117 116 98

Receivable days (ngày) 14 11 11

Payables days (ngày) 43 51 54

Operating cash Cycle (ngày) 88 76 55 -12 -21

Bảng 15: Vòng xoay tiền mặt của tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC từ năm 2020-2022 của tập đoàn Hòa Phát

Các chỉ số của vòng xoay tiền mặt của Tập đoàn Hòa Phát có sự biến động
từ 88 ngày vào năm 2020 xuống 76 ngày vào năm 2021 và chạm mốc 55 ngày vào
năm 2022. Sự biến động theo xu hướng giảm thể hiện thời gian chuyển đổi các
khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng
của Hòa Phát ngày càng nhanh, làm tốc độ trong việc lưu thông nguồn tiền có xu
hướng cải thiện tích cực, điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ thanh khoản tại Hòa
Phát đang có xu hướng tăng lên. Vậy chỉ số OCC giảm là một dấu hiệu tích cực
trong hoạt động kinh doanh tại Hòa Phát, cũng có nghĩa rằng đang hiện hữu sự gia
tăng hiệu quả trong việc tổ chức và quản lý của doanh nghiệp này.
So sánh Vòng xoay tiền với đối thủ Nam Kim (NKG):

HPG NKG

2020 88 40

2021 76 24

2022 55 24

Bảng 16: So sánh Vòng xoay tiền của Hòa Phát và Nam Kim giai đoạn 2020-
2022
Đơn vị: ngày
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC từ năm 2020-2022 của Hòa Phát và Nam Kim
Từ biểu đồ trên, nhìn chung cả hai doanh nghiệp đều có xu hướng giảm. Nếu
như ở cùng năm 2020, CTCP Thép Nam Kim chỉ mất 40 ngày để chuyển đổi các
khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng
thì con số này lên tới 88 ngày ở CTCP Hòa Phát. Mặc dù Hòa Phát có xu hướng
32
giảm sâu hơn ở các năm 2021 và 2022 so với Nam Kim, tuy nhiên các chỉ số này
của Nam Kim lại luôn ổn định và thấp hơn nhiều so với Hòa Phát. Như vậy, trong
giai đoạn 2020-2022, Nam Kim đang thể hiện được tốt hơn trong việc chuyển hóa
đô la đầu vào ròng nằm trong quy trình sản xuất và bán hàng thành tiền mặt. Cũng
có nghĩa, các chỉ số vòng xoay tiền cho thấy Hòa Phát đang lép vế hơn trong câu
chuyện tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả so với CTCP
Thép Nam Kim.
2.4.2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản
Chênh lệch giữa Chênh lệch
2020 2021 2022 năm 2021 và giữa năm 2022
2020 và 2021

Hiệu suất sử dụng tài


sản ngắn hạn 206,73% 198,38% 161,92% -8,35% -36,46%
Hiệu suất sử dụng tài
sản dài hạn 123,36% 188,46% 162,63% 65,10% -25,83%
Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định 186,17% 222,01% 201,85% 35,83% -20,16%
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản 77,26% 96,65% 81,14% 19,39% -15,51%

Bảng 17: Hiệu suất sử dụng tài sản của tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-
2022
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC từ năm 2020-2022 của tập đoàn Hòa Phát

Nhìn vào bảng đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản, từ tài sản ngắn hạn, dài
hạn, cố định cho tới tổng tài sản, có thể thấy mặc dù trong ngắn hạn, hiệu suất sử
dụng tài sản của Hòa Phát có xu hướng giảm, tuy nhiên các chỉ số về dài hạn lại
tăng đáng kể. Sang năm 2022, hiệu suất sử dụng tài sản của Hòa Phát có xu hướng
giảm khá sâu, đối với tổng tài sản đã ghi nhận giảm ở mức 15,51%, từ 96,65% năm
2021 xuống còn 81,14%. Những sụt giảm này được cho rằng đến từ những nguyên
nhân khách quan vào năm 2022 như: Ngành bất động sản đột ngột suy giảm vào
giữa quý 2 năm 2022 và đến hết năm làm sụt giảm mạnh cả cầu và giá thép xây
dựng, lạm phát gia tăng mất kiểm soát tại các nước phát triển,…
33
So sánh tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản với đối thủ Nam Kim (NKG):
2020 2021 2022

HPG NKG HPG NKG HPG NKG


Hiệu suất sử
dụng tài sản
206,73% 258,96% 198,38% 337,25% 161,92% 203,90%
ngắn hạn

Hiệu suất sử
dụng tài sản 123,36% 335,08% 188,46% 873,17% 162,63% 740,87%
dài hạn

Hiệu suất sử
dụng tài sản cố 186,17% 351,14% 222,01% 955,48% 201,85% 861,03%
định

Hiệu suất sử
dụng tổng tài 77,26% 124,08% 96,65% 120,89% 81,14% 89,66%
sản

Bảng 18: So sánh tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của Hòa Phát và Nam Kim
(Đơn vị: Lần)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC từ năm 2020-2022 của Hòa Phát và Nam Kim
Về hiệu quả sử dụng tài sản, nhìn chung, Nam Kim vẫn đang có hiệu suất
cao hơn so với Hòa Phát trong giai đoạn 2020-2022. Về hiệu suất sử dụng tài sản
ngắn hạn, năm 2022 Nam Kim vượt lên so với Hòa Phát sau khi tăng 8,86% hiệu
suất, còn Hòa Phát lại giảm đáng kể ở mức 36,46%. Nam Kim và Hòa Phát đều có
sự giảm sút hiệu suất khi sử dụng tài sản dài hạn ở năm 2022, không tăng trưởng
như năm 2020 và 2021. Ấn tượng nhất là hiệu suất sử dụng tài sản cố định của
Nam Kim khi tăng trưởng vượt bậc mỗi năm xấp xỉ 100%, vượt xa so với hiệu suất
của Hòa Phát.

34
2.4.3 Tỷ số quản lý nợ (Financial leverage ratio)

Bảng 19: Tỷ số quản lý nợ của Tập đoàn Hòa Phát 2020 - 2022
Đơn vị: lần
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Hoà Phát

Trong bảng trên có thể thấy được rằng tỷ số nợ trên tổng tài sản của Hoà
Phát trong giai đoạn 2020-2022 tương đối ổn định, duy trì ở mức xấp xỉ 0,5 và vẫn
ở trong mức an toàn. Điều này cho thấy khoảng 50% tài sản được tài trợ bằng các
khoản nợ, đồng nghĩa với việc hệ số tài trợ tăng cao nghĩa là Hoà Phát ngày càng
độc lập về tài chính của mình. Việc tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu từ năm 2020 -
2022 giảm dần từ 1,22 xuống 0,77 thể hiện công ty có khoản nợ vay chiếm tỷ trọng
nhỏ hơn vốn chủ sở hữu, cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu
bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do tình hình
dịch bệnh COVID-19 còn căng thẳng từ cuối năm 2020 khiến cho mọi hoạt động
của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, việc kinh doanh trở nên khó khăn, từ đó làm cho
nguồn vay vốn tăng cao và điển hình trong năm 2020 nợ phải trả của Hòa Phát đã
vượt mức vốn doanh nghiệp sở hữu. Sang đến năm 2021, khi dịch bệnh đã được
kiểm soát, hoạt động xuất khẩu cũng đã ổn định trở lại giúp tập đoàn đa dạng hóa
thị trường tiêu thụ khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các
khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, Dung Quất, Hưng Yên
vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian trước, Hòa Phát đã vay lượng lớn ngoại tệ do lãi suất thấp
hơn khi vay bằng USD, nguyên vật liệu chủ yếu của doanh nghiệp này đến từ nhập

35
khẩu, sản phẩm đa phần sẽ được tiêu thụ ở thị trường trong nước và có nợ vay
nước ngoài đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2022, đồng VND mất giá mạnh từ đầu
năm đến khoảng tháng 11 cùng năm, đồng thời lãi suất vay USD lúc này tăng
nhanh hơn so với lãi suất vay VND, mức chênh lệch lãi suất vay USD và VND
không còn đủ lớn để bù đắp rủi ro tỷ giá nên tập đoàn đã trả bớt nợ bằng ngoại tệ 19.
Tổng nợ phải trả của Hoà Phát cũng giảm xuống từ gần 107.600 tỷ đồng còn
74.200 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2022.

So sánh với đối thủ cạnh tranh Nam Kim

Bảng 20: So sánh tỷ số quản lý nợ của Hoà Phát và Nam Kim từ năm
2020 - 2022
Đơn vị: Lần
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Hoà Phát và Nam Kim

Có thể thấy rằng trong cả ba hệ số ở bảng trên, Nam Kim đều có tỷ số nợ


trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn Hoà Phát qua tất cả các
năm từ 2020 đến 2022, hệ số tài trợ thì lại thấp hơn so với Hoà Phát trong giai
đoạn 3 năm này. Trong năm 2021, Nam Kim có khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn
tổng tài sản của công ty (63%) tăng so với năm 2020, bên cạnh đó tỷ số nợ trên
tổng tài sản của Hòa Phát ở mức 49% (ít hơn so với Nam Kim) giảm so với năm
2020. Về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm, Hòa Phát có khoản nợ chiếm
tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu cao nhất vào năm 2020 nhưng sau đó đã giảm dần
xuống dưới mức 1,0. Tuy nhiên đối với đối thủ Nam Kim, con số này từ năm 2020
không những giảm mà còn tăng trong năm 2021, sang đến năm 2022 có giảm một
chút nhưng vẫn ở mức lớn hơn 1,0. Điều này cho thấy Hòa Phát đã ít dựa vào

19 Đức Quyền, “Hòa Phát giảm nợ nước ngoài xuống 700 triệu USD, tổng nợ còn hơn 74.200 tỷ đồng”,
truy cập ngày 3/4/2023, link truy cập: https://vietnambiz.vn/hoa-phat-giam-no-nuoc-ngoai-xuong-700-
trieu-usd-tong-no-con-hon-74200-ty-dong-2023131163417578.htm

36
nguồn tài trợ từ các khoản nợ nhưng Nam Kim vẫn dựa vào các nguồn tài trợ và nợ
chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, khiến công ty gặp khó khăn khi vay thêm
tiền, gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Qua phân tích về tỷ số quản lý nợ của 2 tập
đoàn trong ngành thép có thể thấy được rằng Hoà Phát vẫn đang làm rất tốt công
việc của mình và giữ vững được vị trí đứng đầu trong ngành của mình.

2.4.4 Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn (Efficiency ratios)

Bảng 21: Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn Hòa Phát 2020 - 2022
(Đơn vị: %)
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Hoà Phát
Trong bảng trên, có thể thấy tỷ số ROA trong giai đoạn năm 2020 đến năm
2022 biến động mạnh. Cụ thể từ năm 2020 - 2021, tỷ số ROA trong trạng thái tốt,
tăng từ 0,1 lên hơn 0,3 phản ánh việc sử dụng vốn của Hòa Phát hiệu quả để thu lại
được nguồn lợi nhuận sau thuế với hơn 34.520 tỷ đồng. Tuy nhiên sang đến năm
2022, ROA giảm mạnh xuống mức khoảng 0,05 và lợi nhuận sau thuế của Hoà
Phát trong năm này chỉ đạt khoảng 8.444 tỷ đồng thấp hơn so với khi dịch bệnh
COVID-19 diễn ra phức tạp trên toàn cầu vào năm 2020 và 2021. Tương tự, đối
với tỷ số ROE qua giai đoạn năm 2020 - 2022 cũng như vậy, tỷ số này cũng tăng
trong năm 2021 và giảm đáng kể trong năm 2022. Nhìn vào trong bảng ta có thể
thấy tỷ số ROE/ROA của Hoà Phát qua từng năm đã có dấu hiệu giảm xuống, điều
này cho thấy sự phát triển của công ty đang tốt dần lên vì các công ty muốn phát
triển thì họ sẽ chú trọng đẩy mạnh ROE để thể hiện được khả năng sử dụng vốn
sẵn có của doanh nghiệp đó hơn việc sử dụng vốn vay nợ từ bên ngoài.

37
Lý giải cho điều này có thể do thị trường đang trong đà phục hồi năm 2021
với nhiều thuận lợi khi giá thép tăng cao và nhu cầu triển khai các dự án đầu tư
công rộng khắp cả nước, điển hình là tập đoàn đã đẩy mạnh xuất khẩu với 2,6 triệu
tấn sản phẩm các loại, gấp đôi so với năm 2020 20 từ đó làm đa dạng hóa thị trường
sau bối cảnh khủng hoảng đại dịch và thu về lợi nhuận cao.
Sang đến năm 2022, những thuận lợi về giá cả như trên không còn khi tình
hình thế giới diễn biến phức tạp bởi xung đột Nga - Ukraine, chính sách Zero
COVID của Trung Quốc khiến cho thị trường trong và ngoài nước bị ảnh hưởng
khá nặng nề, đặc biệt khi Trung Quốc là quốc gia chiếm tới 60% nhu cầu tiêu thụ
thép toàn thế giới. Đứng trước tình hình nhu cầu thép suy yếu cả trong nước và thế
giới, giá nguyên vật liệu đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần bình thường, tín dụng
thắt chặt, ty giá và lãi suất tăng mạnh, Hoà Phát đã quyết định giữ lại lượng tài sản
cố định lớn thay vì đầu tư nhiều và dẫn đến tỷ số ROA năm 2022 của công này
giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
So sánh tỷ số hiệu quả sử dụng vốn với đối thủ Nam Kim (NKG):

Bảng 22: So sánh tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của Hoà Phát và Nam Kim từ
2020 - 2022
Đơn vị: lần
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của Hoà Phát và Nam Kim
Đối với ROA của ngành thép, các công ty thường sẽ yêu cầu tài sản cố định
rất lớn, do vậy nên ROA sẽ tương đối thấp. Bảng trên cho thấy tỷ số ROA và ROE
của Hoà Phát luôn ở mức cao hơn so với Nam Kim, tuy chỉ có ROE năm 2021 của
Nam Kim cao hơn Hoà Phát một chút bởi vì lợi nhuận Nam Kim thu được trong
20 HPG News, “Hòa Phát lần đầu cán mốc lợi nhuận ròng 34.520 tỷ trong năm 2021”, truy cập ngày
4/4/2023, link truy cập: https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-lan-dau-can-moc-loi-nhuan-rong-
34-520-ty-trong-nam-2021.html

38
năm 2021 (hơn 2.225 tỷ đồng) cao gấp gần 10 lần lợi nhuận sau thuế cùng kỳ năm
2020 (gần 300 tỷ đồng) bên cạnh đó vốn chủ sở hữu của 2 năm này cũng không
chênh lệch nhau quá nhiều (khoảng 2.000 tỷ đồng). Đến năm 2022, cả 2 tỷ số ROA
và ROE của Nam Kim đều thấp hơn Hoà Phát, thậm chí còn bị giảm về mức âm do
doanh nghiệp này báo lỗ vì kinh doanh dưới mức giá vốn trong nửa cuối năm 2022
(khoảng 124 tỷ đồng). Qua hai tỷ số trên cho thấy Hòa Phát vẫn đang làm tốt hoạt
động kinh doanh và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, giữ vững được vị thế của mình
trong ngành.

2.4.5 Tỷ số khả năng sinh lời với doanh thu (Profitability ratios)
2020 2021 2022 Chênh Chênh
lệch giữa lệch giữa
2021-2020 2022-2021

Doanh thu 90.118.503.426.717 149.679.789.979.345 141.409.274.460.632


thuần (đồng)

Lợi nhuận gộp 18.904.049.904.154 41.108.409.532.992 16.763.426.239.552


(đồng)

Giá vốn hàng 71.214.453.522.563 108.571.380.446.353 124.645.848.221.080


hóa (đồng)

Lợi nhuận từ 15.292.303.808.992 37.008.443.446.265 9.794.030.627.209


hoạt động kinh
doanh (đồng)

Lợi nhuận sau 13.506.164.056.907 34.520.954.931.298 8.444.429.054.516


thuế (đồng)

Sales revenue N/A 66,09 -5,53


growth (%)

COS growth N/A 52,46 14,81


(%)

Tỷ lệ lãi gộp 20,98 27,46 11,85 6,49 -15,61


(%)

Tỷ lệ lãi ròng 14,98 23,06 5,97 8,08 -17,10


ROS (%)

Bảng 23: Tỷ số khả năng sinh lời với doanh thu


Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo Cáo Tài Chính của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022
Tỷ lệ lãi gộp

39
Nhìn chung, tỷ lệ lãi gộp của công ty trong giai đoạn 2020-2022 có sự biến
động không ngừng. Năm 2020, chỉ số lợi nhuận gộp là 20,98% có nghĩa là cứ 100
đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra được 20,98 đồng lợi nhuận gộp từ việc bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Sang năm 2021, chỉ số này đã đạt mức 27,46%, tăng 6,49% so
với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận gộp cao hơn nhiều so
với doanh thu thuần, cụ thể, doanh thu thuần tăng lên với tốc độ 66,09%, trong khi
đó, lợi nhuận gộp lại tăng tới 117,46% từ 18.904.049.904.154 đồng lên tới
41.108.409.532.992 đồng.
Năm 2022, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm xuống 15,61%, từ 27,46% xuống
còn 11,85%, bởi lẽ trái ngược lại với đà tăng của lợi nhuận gộp năm 2021, năm
2022 tốc độ giảm của lợi nhuận gộp (-59,22%) nhanh gấp 11 lần so với sức giảm
của doanh thu thuần chỉ với -5,53%. Vì vậy, trong năm này, mỗi 100 đồng doanh
thu thuần chỉ tạo ra được 11,85 đồng lợi nhuận.

Tỷ lệ lãi ròng ROS


Năm 2020, tỷ lệ lãi ròng vào khoảng 14,98%, tức là cứ 100 đồng doanh thu
sẽ tạo ra được 14,98 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2021, tỷ số này chứng
kiến xu hướng tăng lên tới 23,06%, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng tới
155,6%. Lý giải cho sự tăng vượt bậc này, trong năm 2021, ngành sản xuất kinh
doanh thép Hòa Phát có mức tăng trưởng cao và đóng góp hơn 90% vào kết quả
kinh doanh của tập đoàn nhờ điều kiện thuận lợi của giá vốn và giá bán tốt cũng
như sản lượng tăng. Trong đó, sản lượng thép cuộn cán nóng bán được tăng vượt
bậc từ 576 nghìn tấn năm 2020 lên 2,57 triệu tấn năm 202121.
Tuy nhiên, tỷ số này năm 2022 đã sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 5,97%,
giảm tới 17,10% so với năm trước. Xu hướng này xảy ra là do lợi nhuận sau thuế
năm 2022 chỉ còn 8.444.429.054.516 đồng, tốc độ giảm lớn 75.54% so với năm
2021. Sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế được lý giải qua kết quả kinh doanh
nhóm thép bị giảm sút đáng kể bởi tình hình thế giới gặp nhiều biến động trong
năm 2022 khi giá nhiên vật liệu tăng cao do cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã
khiến giá bán thép giảm mạnh, cầu tiêu thụ giảm xuống, đồng thời chi phí tài chính
21 Nguồn từ Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
40
bao gồm tỷ giá và lãi suất cũng tăng cao so với năm trước đã ảnh hưởng tiêu cực
tới thị trường thép xây dựng và tác động trực tiếp tới hoạt động của tập đoàn. Vì
vậy, trong năm 2022, cứ 100 đồng doanh thu của công ty chỉ tạo ra được 5,97 đồng
lợi nhuận sau thuế.

So sánh với đối thủ cạnh tranh - Công ty cổ phần Thép Nam Kim

Sale revenue growth COS growth Tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ lãi ròng ROS

HPG NKG HPG NKG HPG NKG HPG NKG

2020 N/A N/A N/A N/A 20,98 7,52 14,98 2,85

2021 66,09 143,72 52,46 123,6 27,46 15,16 23,06 7,9

2022 -5,53 -18,11 14,81 -9,68 11,85 6,42 5,97 -0,54

Bảng 24: So sánh khả năng sinh lời với doanh thu giữa tập đoàn Hòa
Phát và tập đoàn Nam Kim
Đơn vị: %
Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toàn từ BCTC của hai công ty

Nhận xét: Nhìn chung, về tốc độ tăng trưởng, Nam Kim tăng trưởng nhanh
hơn Hòa Phát vào năm 2021, tuy nhiên, đứng trước biến động của thị trường năm
2022 thì tập đoàn Hòa Phát vẫn đứng vững hơn và thể hiện được sức mạnh của tập
đoàn thép hàng đầu. Về chỉ số tỷ lệ lãi gộp và tỷ lệ lãi ròng, tập đoàn Hòa Phát vẫn
cao hơn nhiều so với Nam Kim, cho thấy Hòa Phát đang điều hành và quản lý tập
đoàn hoạt động có hiệu quả. Điều này đã giúp tập đoàn tạo được nhiều lợi nhuận
hơn trên một đồng doanh thu so với đối thủ và tiếp tục giữ vững được thị phần của
mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt khi đại dịch COVID-19 kết thúc nhu cầu
về bất động sản ngày càng tăng cao kéo theo cầu về thép cũng tăng trở lại.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
3.1 Những kết quả đạt được về mặt tài chính
Đầu tiên, về quy mô tài sản của công ty nhìn chung tăng qua các năm từ
mức tổng tài sản 132 tỷ đồng năm 2020 lên tới 170.3 tỷ đồng năm 2022. Nhờ việc

41
kinh doanh đa lĩnh vực đã đưa Hòa Phát trở thành tập đoàn kinh tế công nghiệp đa
ngành hàng đầu Việt Nam. Trong đó, cả hai năm 2021 và 2022, Hòa Phát tiếp tục
giữ thị phần số một tại thị trường Việt Nam về thép xây dựng, ống thép 22. Qua đó
cho thấy, Tập đoàn Hòa Phát ngày càng được khẳng định vị thế của mình và với
khả năng tiếp cận nhiều nguồn vốn với chi phí hợp lý, độ bao phủ các sản phẩm
của Hòa Phát ngày càng mở rộng mạnh mẽ trên toàn quốc.
Thứ hai, trong cơ cấu của nguồn vốn, tổng nguồn vốn cũng tăng dần qua ba
năm, chủ yếu là do tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng
nguồn vốn từ 45,03% năm 2020 đến 56,43% năm 2022. Đây chính là một yếu tố
đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ tập đoàn vượt qua được những biến động của
nền kinh tế như các cuộc khủng hoảng về lạm phát do xung đột Nga-Ukraine gây
ra hay tác động của đại dịch COVID-19 và duy trì tốc độ phát triển ổn định.
Thứ ba, khả năng thanh toán của tập đoàn cũng tích cực được cải thiện qua
các năm. Các chỉ tiêu tỷ suất thanh toán hiện hành ngắn hạn, chỉ tiêu hệ số thanh
toán nhanh, vòng quay các khoản phải thu đều tăng. Tính khả quan của các chỉ số
khả năng thanh toán sẽ tạo điều kiện cho việc huy động vốn của Hòa Phát trở nên
dễ dàng hơn.
Thứ tư, kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn nhìn chung có sự tăng
trưởng tốt khi doanh thu bán hàng, lợi nhuận sau thuế, các chỉ số lợi nhuận gộp và
chỉ số lợi nhuận ròng ROS đều tăng. Đặc biệt, năm 2021, Hòa Phát đã ghi nhận
mức doanh thu lên tới 150.865.359.967.200 đồng, tăng 65% so với 2020, đồng thời
lợi nhuận sau thuế cũng tăng 1,56 so với năm trước. Trong bối cảnh khó khăn do
đại dịch COVID-19 bùng phát, tập đoàn vẫn hoạt động hết công suất để cung cấp
thị trường cả trong và ngoài nước tổng cộng 8,8 triệu tấn thép năm 2021 và 7,2
triệu tấn năm 202223. Kết quả sản xuất kinh doanh tăng đã tạo tiền đề vững chắc

22 Nghi Trần, "Năm 2021: Hòa Phát lần đầu cán mốc lợi nhuận ròng 34.520 tỉ đồng", Báo Pháp Luật, ngày truy
cập: 02/04/2023, link truy cập: https://plo.vn/nam-2021-hoa-phat-lan-dau-can-moc-loi-nhuan-rong-34520-ti-dong-
post666544.html
23 Kiều Linh, "Hòa Phát tiếp tục báo lỗ tăng mạnh, gần 2.000 tỷ đồng trong Quý 4/2022", Báo VnEconomy, ngày
truy cập: 02/04/2023, link truy cập:
https://vneconomy.vn/hoa-phat-tiep-tuc-bao-lo-tang-manh-gan-2-000-ty-dong-trong-quy-4-2022.htm

42
cho sự phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao vị thế của tập đoàn trên thị trường
nội địa và toàn cầu.
3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát cũng
không tránh khỏi những hạn chế còn tồn đọng trong tình hình tài chính của mình,
cụ thể:
Thứ nhất, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng còn cao trong tổng tài sản. Năm 2020
hàng tồn kho chiếm 19,99% tổng tài sản, năm 2021 chiếm 23,64% và năm 2022 là
20,25%, đã gây ra tình trạng ứ đọng hàng hóa và nguồn vốn, đánh đổi chi phí cơ
hội của vốn và tăng chi phí lưu kho. Nguyên nhân chủ yếu là do tập đoàn chưa có
một quy trình áp dụng chặt chẽ về việc dự trữ nguyên vật liệu, việc kết hợp giữa
các vòng khâu sản xuất còn chưa nhịp nhàng dẫn đến lượng sản phẩm dở dang còn
cao.
Thứ hai, các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Có
thể thấy, nợ phải trả của tập đoàn Hòa Phát tuy đang giảm qua các năm nhưng tốc
độ giảm còn chậm và chiếm tỷ lệ cao với năm 2020 nợ phải trả chiếm đến 54,97%
tổng nguồn vốn, năm 2021 là 49,07%, năm 2022 chiếm 43,57%. Điều này sẽ khiến
doanh nghiệp đối mặt với rủi ro tài chính càng lớn, đặc biệt khi lãi suất ngân hàng
biến động không ngừng do tình trạng lạm phát đang diễn biến phức tạp tại Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Thứ ba, có thể thấy qua các tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản (ngắn hạn, dài
hạn, tài sản cố định và tổng tài sản), nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của Hòa
Phát có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2020-2022 phản ánh hiệu quả hoạt động
của tập đoàn chưa đem lại được kết quả tích cực khi một đồng tài sản tạo ra ít
doanh thu hơn so với năm trước đó. Vì vậy, dựa vào phân tích báo cáo tài chính
của mình, Hòa Phát cần có những quyết định đúng đắn hơn trong lưu trữ hay thanh
lý những tài sản của mình hay đưa ra chiến lược quản lý tài sản phù hợp theo xu
hướng phát triển chung của thị trường nhằm phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh các hạn chế trên, còn có một số vấn đề khách quan ảnh hưởng đến
hoạt động tài chính của tập đoàn Hòa Phát, bao gồm việc hiện nay ở nước ta chưa

43
có đầy đủ số liệu thống kê về hệ thống các chỉ tiêu tài chính của trung bình ngành,
nên khi tập đoàn thực hiện phân tích tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn khi không có
đủ cơ sở để so sánh doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh
vực hoạt động cũng như cả ngành để có thể rút ra được các nhận xét khách quan và
chính xác hơn về tình hình tài chính công ty và tính hiệu quả của hoạt động quản lý
tài chính.
Từ những hạn chế trên, đòi hỏi Nhà nước và bản thân tập đoàn cần có những
giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho sức khỏe tài chính của tập đoàn luôn ở trạng
thái tốt nhất cho sự phát triển.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG


CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
4.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, tập đoàn Hòa Phát vẫn luôn
không ngừng đổi mới, sáng tạo nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu
cầu của thị trường. Hòa Phát tự hào đưa Việt Nam lên bản đồ thép thế giới với
công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất, sản phẩm thép Hòa Phát có sức cạnh tranh
tốt trên thị trường thế giới, với sản lượng 8,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trong

44
những năm vừa qua do biến động của môi trường quốc tế như xung đột Nga-
Ukraine, chính sách Zero COVID của Trung Quốc, ngành thép trên thế giới cũng
bị ảnh hưởng một phần không nhỏ. Doanh thu và lợi nhuận của ngành thép giảm
do gặp phải nhiều khó khăn khi giá thép thế giới lao dốc tạo sức ép lên giá thép
trong nước. Để trở lại đường đua, phục hồi sau những khó khăn thì tập đoàn Hòa
Phát từng bước thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ưu tiên quản lý tốt hàng tồn kho, theo dõi sát diễn biến giá cả nguyên vật
liệu, xây dựng chính sách điều hành hợp lý; tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra; phát
huy vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, thị phần thép xây dựng
và thép ống-tôn mạ.
Bên cạnh dòng sản phẩm thép truyền thống, Tập đoàn Hòa Phát cũng đẩy
mạnh nghiên cứu và phát triển các loại dây thép chất lượng cao, đặc biệt là các
dòng thép sử dụng kỹ thuật khó như thép cuộn làm lốp ô tô, thép trục vít, thép
cuộn dải… Điều này chứng tỏ Hòa Phát đang làm chủ dây chuyền công nghệ hiện
đại, sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của
thị trường.
Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh có lợi thế cạnh tranh sang các
khu vực Châu Phi, Anh, Nhật, Đông Nam Á.
Nỗ lực hoàn thiện hồ sơ pháp lý và tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng dự án
Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, phát triển ngành hàng đồ
gia dụng.
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng số, tiến tới chuyển đổi số, áp dụng các giải
pháp, ứng dụng mới nhất trong quản lý sản xuất và vận hành. Một số đề án chuyển
đổi số đang được triển khai mạnh mẽ như dự án nhân sự tiền lương, vận hành
chính thức hệ thống văn phòng điện tử.
4.2. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong tương lai
4.2.1 Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất, nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách tài chính ổn định, bình
đẳng, linh hoạt cho các doanh nghiệp:

45
Không phân biệt giữa các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nào hoạt động
trong ngành nào cũng cần báo cáo và phân tích tình hình tài chính một cách minh
bạch, công khai.
Hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra doanh nghiệp thông qua hệ thống kiểm
toán, kế toán, ban hành các tiêu chuẩn giám sát và đánh giá hoạt động hiệu quả
doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường năng lực tài chính của các doanh nghiệp:
Hoàn thiện thể chế chính sách để giúp các doanh nghiệp ngành thép cũng
như Hòa Phát huy động vốn dễ dàng hơn. Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát
triển thị trường vốn, thị trường tài chính thông qua các hình thức cổ phiếu, trái
phiếu…
Để góp phần tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, tạo dòng
vốn huy động ổn định cho doanh nghiệp ngành thép đề xuất Chính phủ chỉ đạo
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các ngân hàng thương mại tiếp tục rà soát, xây
dựng các chương trình tín dụng ưu đãi theo từng ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực
trong nước, trong đó có một số khoản vay hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà
không triệt tiêu năng lực doanh nghiệp.
4.2.2 Kiến nghị với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Đầu tiên, dư nợ vay cần được điều chỉnh về ngưỡng an toàn. Trong bối cảnh
lãi suất biến động khó lường trước thì Hòa Phát cần chủ động điều chỉnh dư nợ về
ngưỡng phù hợp. Trong khi các khoản vay trung và dài hạn sử dụng cho các hoạt
động đầu tư vẫn hoạt động hiệu quả, Hòa Phát cần chủ trương chính sách thắt chặt
quản trị hàng tồn kho để giảm khoản vay vốn lưu động về mức an toàn.
Bên cạnh đó, tập đoàn cần cân đối lại tỷ trọng nợ vay nước ngoài để giảm
thiểu rủi ro tỷ giá. Khi FED liên tục tăng lãi suất thì tỷ giá cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Điều này có nghĩa lãi suất vay VND tăng chậm hơn so với lãi suất
vay USD, mức chênh lệch giá vay USD không còn đủ lớn để bù đắp rủi ro tỷ giá.
Ngoài ra, nâng cao năng lực quản trị hàng tồn kho, giảm gánh nặng vốn lưu
động và cải thiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Hiện nay nước ta đã có tới 17

46
FTA vì vậy tập đoàn Hòa Phát cũng cần tận dụng linh hoạt các hiệp định này để
thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép sang các thị trường mới.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, yêu
cầu các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát nói riêng
muốn tồn tại và phát triển đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Phân tích tình hình tài chính mang ý nghĩa quan
trọng, không thể thiếu và là một công cụ đắc lực của nhà quản lý doanh nghiệp
trong việc quản lý tài chính và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu phân tích chính xác tình hình tài chính, tập đoàn Hòa Phát có thể giảm được
chi phí cho hoạt động sản xuất, sử dụng vốn hiệu quả và nắm được những thuận lợi
và khó khăn doanh nghiệp gặp phải. Ngoài ra còn giúp tập đoàn đánh giá và so

47
sánh được tình hình hoạt động của chính mình và đối thủ cạnh tranh. Qua việc
đánh giá các chỉ số cho thấy Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với kết quả hoạt
động kinh doanh của tập đoàn giảm, tuy nhiên các chỉ số như quy mô tài sản, tổng
nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, lợi nhuận sau thuế… đều
tăng. Bên cạnh đó tập đoàn cũng không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục.
Qua toàn bộ quá trình phân tích tình hình tài chính của tập đoàn, nhìn chung định
hướng tương lai của tập đoàn cần phải phục hồi sau khó khăn bằng cách thực hiện
nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra để giúp công ty mở rộng và phát triển trong
tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ái Minh, “Nhìn lại diễn biến tỷ giá năm 2021”, ngày truy cập: 4/4/2023,
link truy cập:
https://fili.vn/2022/01/nhin-lai-dien-bien-ty-gia-nam-2021-757-921901.htm
2. Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (2020), “Báo cáo tài chính hợp nhất cho
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020”, link truy cập:
https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2021/03/hpg-bao-cao-tai-chinh-
hop-nhat-nam-2020-sau-kiem-toan.pdf
3. Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (2021), “Báo cáo tài chính hợp nhất cho
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021”, link truy cập:
https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2022/03/bao-cao-tai-chinh-hop-

48
nhat-nam-2021-sau-kiem-toan-1.pdf
4. Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (2022), “Báo cáo tài chính hợp nhất cho
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2022”, link truy cập:
https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/03/20220320-hpg-bao-
cao-tai-chinh-hop-nhat-sau-kiem-toan-nam-2022.pdf?
fbclid=IwAR20O9ypUtC-gsP__EAAZ9cyJ7fN7p-V4WM7eFLnek1oei-
GSAKANtYs0FU
5. Công ty cổ phần thép Nam Kim (2020), “Báo cáo tài chính hợp nhất cho
năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020”, link truy cập:
https://drive.google.com/file/d/1-tDNQrmc9ZBPtculiNNvovnhZlZlsjum/
view
6. Công ty cổ phần thép Nam Kim (2021), “Báo cáo tài chính hợp nhất cho
năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021”, link truy cập:
https://drive.google.com/file/d/11VpZwNmpTqdSwLaU-
VcGUeoaH7PtkcZv/view
7. Công ty cổ phần thép Nam Kim (2022), “Báo cáo tài chính hợp nhất cho
năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2022”, link truy cập:
https://drive.google.com/file/d/1eOTmbarcwKfOGsz_Tko_rzNv1I4rOUcf/
view
8. Đức Quyền - Song Ngọc, “Hoà Phát vay nợ hơn 70.000 tỷ đồng, lãi suất
tăng sẽ ảnh hưởng thế nào tới lợi nhuận?”, truy cập ngày 4/4/2023, link truy
cập:
https://vietnambiz.vn/hoa-phat-vay-no-hon-70000-ty-dong-lai-suat-tang-se-
anh-huong-the-nao-toi-loi-nhuan-20229418913281.htm
9. Hà Anh, “Hoà Phát đạt 13.506 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2020”, truy
cập ngày 3/4/2023, link truy cập:
https://vneconomy.vn/hoa-phat-dat-13506-ty-dong-loi-nhuan-sau-thue-nam-
2020.htm#:~:text=L%C5%A9y%20k%E1%BA%BF%20c%E1%BA
%A3%20n%C4%83m%202020,%C4%91%E1%BB%93ng%20l%E1%BB
%A3i%20nhu%E1%BA%ADn%20sau%20thu%E1%BA%BF.

49
10. Hà Anh, “Năm 2021, Hòa Phát lãi ròng hơn 34.500 tỷ đồng”, ngày truy
cập: 4/4/2023, link truy cập:
https://vneconomy.vn/nam-2021-hoa-phat-lai-rong-hon-34-500-ty-dong.htm
11. HGP News, “Hòa Phát được giao lập Quy hoạch mở rộng KCN Yên Mỹ II
thêm 216ha”, truy cập ngày 21/02/2023, link truy cập:
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-duoc-giao-lap-quy-hoach-mo-
rong-kcn-yen-my-ii-them-216ha.html
12. HGP News, “Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên, vươn tầm khu vực”, truy
cập ngày 2/04/2023, link truy cập:
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-se-khong-ngung-tien-len-
vuon-tam-khu-vuc.html
13. HGP News, “Hòa Phát sẽ tập trung nguồn lực cho Khu liên hợp gang thép
Dung Quất 2”, truy cập ngày 2/04/2023, link truy cập:
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-se-tap-trung-nguon-luc-cho-
khu-lien-hop-gang-thep-dung-quat-2.html
14. HGP News, “Hòa Phát mua thành công mỏ quặng sắt tại Úc”, truy cập
ngày 1/4/2023, link truy cập:
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-mua-thanh-cong-mo-quang-
sat-tai-uc.html
15. Khánh Vy, “Thị trường thép Việt Nam chuẩn bị hưởng lợi khi quốc gia có
nền kinh tế lớn nhất châu Á hướng đầu tư tới khu vực ASEAN”, Tạp chí điện
tử Nhịp sống thị trường, ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://markettimes.vn/thi-truong-thep-viet-nam-chuan-bi-huong-loi-khi-
quoc-gia-co-nen-kinh-te-lon-nhat-chau-a-huong-dau-tu-toi-khu-vuc-asean-
13113.html
16. Kiều Linh, "Hòa Phát tiếp tục báo lỗ tăng mạnh, gần 2.000 tỷ đồng trong
Quý 4/2022", Báo VnEconomy, ngày truy cập: 02/04/2023, link truy cập:
https://vneconomy.vn/hoa-phat-tiep-tuc-bao-lo-tang-manh-gan-2-000-ty-
dong-trong-quy-4-2022.htm
17. Lê Chí Phúc, “Lạm phát Việt Nam năm 2022: Ám ảnh quá khứ đến thực

50
tại”, Tạp chí Forbes Việt Nam, ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://forbes.vn/lam-phat-viet-nam-nam-2022-am-anh-qua-khu-den-thuc-tai
18. Minh Phong, “Kinh doanh dưới giá vốn, Thép Nam Kim báo lỗ quý 4 hơn
356 tỷ đồng”, truy cập ngày 4/4/2023, link truy cập:
https://mekongasean.vn/kinh-doanh-duoi-gia-von-thep-nam-kim-bao-lo-
quy-4-hon-356-ty-dong-post16859.html
19. Nghi Trần, "Năm 2021: Hòa Phát lần đầu cán mốc lợi nhuận ròng 34.520
tỉ đồng", Báo Pháp Luật, ngày truy cập: 02/04/2023, link truy cập:
https://plo.vn/nam-2021-hoa-phat-lan-dau-can-moc-loi-nhuan-rong-34520-
ti-dong-post666544.html
20. Nhật Minh, “Thép Nam Kim (NKG): Tín hiệu tích cực từ cả thị trường
trong và ngoài nước”, Báo điện tử Kinh tế, ngày truy cập 1/4/2023, link truy
cập:
https://kinhtedouong.vn/thep-nam-kim-nkg-tin-hieu-tich-cuc-tu-ca-thi-
truong-trong-va-ngoai-nuoc-87875.html
21. Nhật Quang, “Hòa Phát tăng tốc với bất động sản”, ngày truy cập:
3/4/2023, link truy cập:
https://ndh.vn/bat-dong-san/hoa-phat-tang-toc-voi-bat-dong-san-
1313624.html
22. Phạm Ngọc,(6/2/2023), “Mảng nông nghiệp của Hòa Phát có gì sau 7 năm
hoạt động”, ngày truy cập 31/03/2023, link truy cập:
https://mekongasean.vn/mang-nong-nghiep-cua-hoa-phat-co-gi-sau-7-nam-
hoat-dong-post17332.html
23. Quang Dân, “Cổ phiếu HPG của Hòa Phát có còn tăng trưởng mạnh năm
2021?”, báo Dân Việt, ngày truy cập: 04/04/2023, link truy cập:
https://danviet.vn/nam-2021-co-phieu-hpg-cua-hoa-phat-co-con-tang-
truong-manh-20210213124504632.htm
24. Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, “Phân tích khả năng thanh toán của
Doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay”, báo Nghiên cứu trao đổi, ngày truy
cập 04/04/2023, link truy cập:

51
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/317821/
CVv196S42021068.pdf
25. Tổng Cục Thống Kê, “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm
2022”, ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-
quy-iv-va-nam-2022/
26. Tổng Cục Thống Kê, “Kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô - Nhịp
sống kinh tế Việt Nam & Thế giới”, báo Vneconomy, ngày truy cập
1/4/2023, link truy cập:
https://vneconomy.vn/kien-dinh-voi-muc-tieu-on-dinh-kinh-te-vi-mo-
829662.htm
27. Trần Anh, “Hòa Phát sẽ triển khai giai đoạn 2 nhà máy thép Dung Quất
vào năm 2022”, Diễn đàn TheLeader, ngày truy cập 1/4/2023, link truy cập:
https://theleader.vn/hoa-phat-se-trien-khai-giai-doan-2-nha-may-thep-dung-
quat-vao-nam-2022-1614054671586.htm
28. Trần Trung, “Kinh doanh kém, HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao trong
năm 2022”, truy cập ngày 3/4/2023, link truy cập:
https://vnreport.vn/kinh-doanh-kem-hdqt-hoa-phat-khong-nhan-thu-lao-
trong-nam-2022/

52

You might also like