Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Nhóm: 4

Lớp: WD18324
Môn: SOF3031
BÀI TẬP LAB 1 : GIỚI THIỆU VÀ KHÁI QUÁT CÁC KHÁI NIỆM VỀ KIỂM
THỬ CƠ BẢN.
Bảng phân công nhiệm vụ:
ST MSV Họ và Tên Nhiệm vụ Ghi chú
T
1 PH43391 Vũ Minh Chiến Bài 4 Mục 1

2 PH44302 Trần Chung Hiếu Format và nộp bài

3 PH43968 Phạm Bá Đăng Bài 5 Ý 1, 2

4 PH44043 Nguyễn Quang Đạt Bài 5 Ý 3,4

5 PH40433 Phan Tiến Đạt Bài 4 Mục 2

6 PH44301 Lê Văn Đô Bài 2

7 PH32766 Nguyễn Chí Đức Bài 1

BÀI GIẢI

Bài 1: Sau khi đã học và hiểu vì sao phải kiểm thử phần mềm thì trước đây
trong quá trình làm việc với những dự án hay bài tập lớn do nhà trường
yêu cầu, bạn đã không áp dụng khái niệm, nguyên lý, quy trình gì khi thực
hiện phát triển phần mềm ?

Trả lời :

+ Khái niệm:

- Kiểm thử phần mềm là một quá trình nhằm xác định xem phần mềm có đáp
ứng các yêu cầu đề ra hay không, tìm kiếm lỗi và đảm bảo chất lượng phần mềm trước
khi đưa vào sử dụng.

+ Nguyên lý:

- Phân cụm lỗi cùng nhau: Một số mô-đun thường chứa hầu hết lỗi kiểm
thử trước khi phát hành. Nó là đầu vào quan trọng cho phân tích rủi ro trong những lần
kiểm thử tới.
- Đề phòng nghịch lý thuốc trừ sâu: Nếu cùng một tập các trường hợp kiểm
thử lặp lại, không phát hiện lỗi mới. Để phát hiện lỗi mới, cần viết thêm bước kiểm thử
mới.

- Kiểm thử sớm tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Kiểm thử cả động, cả tĩnh
giúp phát hiện ra lỗi sớm(nếu có) được coi là: kiểm thử shift-left.

- Ảo tưởng về sự vắng mặt của lỗi: Một số tổ chức trông đợi kiểm thử viên
có thể thực hiện tất cả các bước kiểm thử. Hơn nữa, sẽ thật sai lầm khi kỳ vọng việc
tìm và sửa một lượng lỗi lớn sẽ đảm bảo sự thành công của hệ thống.

+ Quy trình:

- Lập kế hoạch kiểm thử: hoạt động xác định mục tiêu của việc test và chỉ rõ
các hoạt động test.

- Thiết kế kiểm thử: xác định dữ liệu đầu vào và đầu ra cụ thể để chạy phần
mềm dựa trên các điều kiện kiểm thử và dữ liệu.

- Tiêu chí đánh giá kết thúc và báo cáo: Đánh giá tiêu chí kết thúc được
thực hiện khi việc chạy test đã đạt được đến mục tiêu.
Bài 2: Công ty XY muốn làm ra phần mềm quản lý nhân sự có tất cả đầy
đủ tính năng và đảm bảo 95% các tính năng đều vận hành tốt không xảy ra
lỗi. Bạn hãy đánh giá xem khi nào là Xác nhận(Validation) và Xác
minh(Verification).

Trả lời :

1. Xác minh (Verification):

- Đánh giá các sản phẩm trung gian kiểm tra có đáp ứng các yêu cầu cụ thể của
từng giai đoạn.

- Kiểm tra xem sản phẩm được xây dựng đúng theo yêu cầu và đặc điểm kỹ
thuật thiết kế.

- Được thực hiện mà không cần chạy phần mềm.

2. Xác nhận (Validation):

- Đánh giá sản phẩm cuối cùng để kiểm tra xem nó có đáp ứng được yêu cầu
nghiệp vụ hay không.

- Xác định xem phần mềm có phù hợp với nhu cầu sử dụng và đáp ứng yêu cầu
nghiệp vụ hay không.

- Được thực hiện cùng với việc chạy phần mềm.

Bài 4: Tuần 1: Bạn tìm thấy khiếm khuyết với mức độ nghiêm trọng 1 vào
ngày 1 và việc kiểm thử hoàn chỉnh bị chặn trong 3 ngày. Do đó bạn không
thể thực hiện bất kỳ kịch bản cho đến khi khuyếm khuyết mức độ nghiêm
trọng 1 đó được giải quyết. Sau khi mất 3 ngày giải quyết nó, bạn tiếp tục
với thực hiện việc kiểm thử của mình. Vào cuối tuần, bạn hoàn thành 20
kịch bản với nhiều khiếm khuyết hơn. Tuần này vẫn giống như kịch bản 1.
Tuần 2: Bạn tiếp tục có một vài khiếm khuyết mức độ nghiêm trọng 2 và
mức độ nghiêm trọng 3 trong tuần thứ hai, do đó bạn không thể bao phủ
hết kịch bản để đã bị tồn đọng từ tuần 1.
Với trường hợp trên hãy liệt kê các tiêu chí kết thúc chưa hoàn thành.

Trả lời :

Dựa vào trường hợp ở trên em đưa ra được các tiêu chí chưa hoàn thành là:
+ Hoàn thành việc kiểm thử cho tất cả các kịch bản: Do việc kiểm thử bị chặn
trong 3 ngày vì lý do tìm thầy khuyết điểm với mức độ nghiêm trong 1, vì vậy
không thể thực hiện thêm bất kì kịch bản nào khi khuyết điểm này được giải
quyết. Và khi sang đến tuần 2 khi chưa giải quyết hết tồn đọng của tuần 1 lại
tiếp tục có khuyết điểm với mức độ nghiệm trọng 2 và 3 vì vậy nên việc kiểm
thử chưa được hoàn thành trên tất cả các kịch bản.
+ Bao phủ hết tất cả các kịch bản tồn đọng từ tuần trước: Do có khuyết điểm
2 và 3 trong tuần 2, không thể bao phủ hết các kịch bản còn tồn đọng từ tuần
trước. Điều này dẫn đến việc xảy ra các vấn đề khác các khuyết điểm khác sẽ
phát sinh khi mà có kịch bản chưa được kiểu thử hoặc kiểm thử qua loa.

Bài 5: Một nhóm kiểm thử luôn tìm ra số lượng lớn lỗi trong suốt quá trình
phát triển, kể cả kiểm thử hệ thống. Mặc dù người quản lý kiểm thử hiểu
rằng việc phát hiện lỗi này khá tốt trong phạm vi ngân sách của nhóm kiểm
thử cô phụ trách, song lãnh đạo cấp cao vẫn chưa hài lòng, phàn nàn rằng
nhóm kiểm thử đã bỏ sót vài lỗi mà người dùng phát hiện ra sau khi chuyển
giao sản phẩm. Giả dụ người dùng nhìn chung là hài lòng với hệ thống và
hỏng hóc chỉ có ít ảnh hưởng, thì nguyên lý kiểm thử nào có thể giúp người
quản lý kiểm thử giải thích với lãnh đạo về lý do bỏ sót một số
lỗi?

Trả lời :

1. Phạm vi kiểm thử hạn chế: Với thời gian hạn chế, nguồn lực và ngân sách,

việc kiểm thử không thể tiếp cận mọi khía cạnh của hệ thống. Có thể xảy ra

trường hợp một số lỗi chỉ xuất hiện trong các tình huống cụ thể mà nhóm

kiểm thử không thể dự đoán hoặc phát hiện được.

2. Độ phức tạp của hệ thống: Một số hệ thống phức tạp có hàng triệu dòng

mã và nhiều thành phần phức tạp. Kiểm thử toàn bộ hệ thống này trở nên

khó khăn nên nhóm kiểm thử phải tập trung vào các khu vực quan trọng nhất

nhưng vẫn có thể bỏ sót một số lỗi không được dự đoán trước.

3. Khả năng phát hiện lỗi của người dùng: Người dùng cuối có thể phát hiện
các lỗi mà nhóm kiểm thử đã bỏ sót do môi trường hoạt động thực tế, cách

sử dụng khác nhau hoặc tình huống không thể phát hiện trong quá trình kiểm

thử. Không có nghĩa là nhóm kiểm thử đã làm việc không tốt, mà chỉ là một

phần tự nhiên của quá trình phát triển phần mềm.

4. Không thể dự đoán: Một số lỗi có thể xuất hiện do sự tương tác phức tạp

giữa các thành phần hoặc tình huống không thể dự tính trước. Trong những

trường hợp này, nhóm kiểm thử có thể không thể phát hiện được các lỗi này

cho đến khi người dùng cuối gặp phải chúng.

Tuy nhiên, nhóm kiểm thử vẫn cần nỗ lực để tăng cường chất lượng kiểm thử và

giảm thiểu việc bỏ sót lỗi. Điều này có thể bao gồm việc áp dụng các phương pháp

kiểm thử hiệu quả, sử dụng công cụ tự động hóa kiểm thử, tăng cường phản hồi từ

người dùng và liên tục cải thiện quy trình kiểm thử.

You might also like