Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP CHO MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.
I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP).
- Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có mối quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt
là mối quan hệ kinh tế. Các quan hệ này làm nảy sinh các dòng tiền giữa các nền kinh
tế. Các dòng tiền này được theo dõi, ghi chép một cách có hệ thống trong báo cáo tổng
hợp, gọi là cán cân thanh toán quốc tế (the Balance of Payments - BOP).
- Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ ở nước ngoài
với các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài.
- Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của một
nước với các nước khác.
- Là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao
dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong thời kỳ nhất định, thường
là 1 năm.
- Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các đối tượng cư trú trong nước hay
chính phủ của quốc gia đó. Trong đó, đối tượng cư trú của một quốc gia là cá nhân, hộ
gia đình, doanh nghiệp thường trú lâu dài ở một nước và chịu sự kiểm soát của pháp
luật nước đó. Thông thường, người cư trú từ 01 năm trở lên được coi là lâu dài, song
độ dài thời gian này cũng còn tùy thuộc vào từng quốc gia. Ở Việt Nam, cá nhân cư
trú là người có noi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam từ 183
ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt tại Việt Nam, hoặc có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam, bao gồm có nơi ở
đăng kí thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY CỦA
VIỆT NAM
II.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, SỐ LIỆU VỀ CÁN CÂN VÃNG LAI

SỐ LIỆU SO SÁNH (đơn vị: TRIỆU USD)


CÁN CÂN QUÝ II QUÝ III QUÝ IV QUÝ I
2022 2022 2022 2023
Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b 97091 95375 88957 79303
Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b 94060 86557 80227 71726
Hàng hóa (ròng) 3031 8818 8730 7577
Dịch vụ: Xuất khẩu 2802 3859 4630 5443
Dịch vụ: Nhập khẩu 6619 6870 6123 659
Dịch vụ (ròng) -3817 -3011 -1493 -216
Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp):
434 640 1028 931
Thu
Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp):
5498 5642 6318 4999
Chi
Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp) -5064 -5002 -5290 -4068
LÊ MINH THƯ – 2154030761
tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

(ròng)
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ
2827 2948 3208 3642
cấp): Thu
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ
1940 2092 1250 969
cấp): Chi
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ
887 856 1958 2673
cấp) (ròng)
CÁN CÂN VÃNG LAI -4963 1661 3905 5966
(Nguồn:website: sbv.gov.vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam [1])

CÁN CÂN VÃNG LAI


8000
5966
6000
3905
4000
1661
triệu USD

2000
0
-2000
-4000 -4963
-6000
QUÝ II 2022 QUÝ III 2022 QUÝ IV 2022 QUÝ I 2023

. (Nguồn:website: sbv.gov.vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Nhìn vào các chỉ số của bảng thống kê cán cân vãng lai, ta có một số nhận định cơ bản về
thực trạng cán cân vãng lai của nước ta.
LÊ MINH THƯ – 2154030761
tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng nặng nề của các biện pháp phóng chống đại dịch Covid-19,
nhìn chung tình hình cán cân vãng lai ở nước ta có chuyển biến tích cực từ thâm hụt hơn -4,9
tỷ USD từ quý 2 năm 2022 đến thặng dư khoảng 6 tỷ USD tính đến hết quý 1 năm 2023. Việc
có bước chuyển mình từ giữa năm 2022 đến hiện nay là dấu hiệu tích cực của tình hình kinh
tế nước ta trong bối ảnh nền kinh tế toàn cầu năm 2022 có nhiều biến động lớn, mang tính
khủng hoảng.

Một trong những yếu tố chính khiến thặng dư tài khoản vãng lai nhanh hơn là nhập khẩu giảm
do nhu cầu trong nước suy yếu, tình hình kinh tế nhiều biến động, hàng loạt doanh nghiệp cắt
giảm nhân sự, khiến mọi hoạt động nhu cầu của xã hội có phấn suy thoái. Dữ liệu mới nhất đã
cho thấy nền kinh tế bắt đầu suy yếu. GDP thực tế chỉ tăng 3,3% so cùng kỳ trong quý I/2023,
với lĩnh vực sản xuất bị thu hẹp hoàn toàn về sản lượng (theo tổng cục thống kê)

Về cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa luôn thặng dư từ quý 2 năm
2022 đến quý 1 năm 2023, tuy nhiên con số ở cán cân dịch vụ vẫn còn thâm hụt mặc dù lượng
thâm hụt đang giảm dần từ -3.8 tỷ USD ở quý 2 năm 2022 đến chỉ còn -0,21 tỷ USD ở quý 1
năm 2023. Điều này hàm ý rằng, Việt Nam có lợi thế so sánh trong việc cung cấp hàng hóa
cho người không cư trú và kém lợi thế so sánh trong việc cung cấp dịch vụ cho người không
cư trú.

Để phân tích tình hình thực tế ta có thể lý giải chúng như sau. Trở lại sau đại dịch,
kinh tế nước ta có phần ổn định và phục hồi dần trong năm 2021. Tuy nhiên đến nữa đầu năm
2022, một sự kiện chính trị thế giới đã tác động tực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu trong năm
2022. Đó là chiến sự của Nga và Ukraina đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về khí đốt và
nhiên liệu, điều đó đã tác động trực tiếp đến kinh tế thế giới, trong đó có nước ta khi xuất,
nhập khẩu hàng hóa gặp khó khăn, lạm phát về giá nhiên liệu khí đốt, dầu thô diễn ra trong
thời gian dài. Hậu quả để lại là trong quý 2 năm 2022, cáng cân vãng lai ở nước ta ở mức
thâm hụt -4,9 tỷ USD. Tuy nhiên đó chỉ là một trong những yếu tố chủ chốt tác động đến tình
hình cán cân thanh toán của nước ta, ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác tác động, ảnh
hưởng đến đến mô hình cán cân thanh toán chung của nước ta.

Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và
tình hình chính trị bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục được giữ vững. Mặc
dù trong quý II nhập siêu, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý III (xuất siêu hơn 6 tỷ
USD) và quý IV (xuất siêu gần 4,5 tỷ USD), đến hết năm 2022 cán cân thương mại hàng hóa
đã đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, thành
tích của hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2022 là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền
kinh tế nước ta vững bước vào năm 2023.
Về cán cân dịch vụ, Việt Nam luôn thâm hụt nhưng ở quy mô nhỏ do giá trị xuất
nhập khẩu dịch vụ nhỏ hơn nhiều so với hàng hóa. Theo bảng số liệu, năm 2022 có nhiều biến
động đối với lĩnh vực dịch vụ. Sau khi mở cửa trở lại, dịch vụ du lịch có bước chuyển mình,
khi xuất khẩu dịch vụ du lịch nước ta liên tục tăng nhanh, bởi Trung Quốc là đối tác du lịch
lớn nhất cả nước khi chiếm đến 1/3 tổng lượng khách du lịch mỗi năm. Khi sự phục hổi kinh
tế của Trung Quốc đi vào ổn định, tổng lượng khách du lịch sẽ tăng đáng kể vào năm 2022.

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Điều này giúp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ hơn nữa khi nhìn vào chỉ số xuất khẩu dịch vụ của
nước ta liên tục tăng trưởng trong những quý gần đây.

Ngoài ra, việc thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa trong những quý gần đây cũng làm tăng nhu
cầu nhập khẩu dịch vụ vận chuyển hàng hóa, khi hầu hết các đơn vị vận chuyển hàng hóa
xuất, nhập khẩu của nước ta đều được cung ứng, đáp ứng bởi các công ty dịch vụ vận tải nước
ngoài. Do nhu về cán cân thương mại, cán cân hàng hóa còn lớn và quan trọng thúc đẩy nhập
khẩu dịch vụ vận tải, nhiên liệu,...cho nên dù xuất khẩu dịch vụ nước ta có phần tăng trưởng,
nhưng nhìn chung cán cân dịch vụ ở nước ta vẫn đang ở mức thâm hụt và đang có xu hướng
giảm dần tiến đến thặng dư.

Về cán cân thu nhập của Việt Nam, dựa vào bảng thống kê chia thành hai hướng rõ
nét, cụ thể: Cán cân thu nhập sơ cấp thì luôn thâm hụt còn cán cân thu nhập thứ cấp thì luôn
thặng dư. Điều này cho thấy các khoản thanh toán cho đầu tư ở Việt Nam lớn hơn nhiều so
với khoản thu nhập nhận được từ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Cán cân thu nhập thứ
cấp hay còn gọi là dịch chuyển đơn phương ròng của Việt Nam luôn thặng dư và tăng dần từ
quý 2 năm 2022 cho đến hiện nay và vẫn đang trên đà tăng tưởng mạnh. Điều này có được là
do lượng kiều hối hằng năm đổ về Việt Nam khá lớn, và ngày càng tăng. Cán cân thu nhập
thứ cấp tăng từ 0,9 tỷ USD ở thời điểm khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra do tình hình
chính trị bất ổn đến khoảng 2,6 tỷ USD ở quý 1 năm 2023. Do đó cho thấy việc phát triển
chậm lại của nền kinh tế khiến cho lượng kều hối đổ về nước ta ngày càng nhiều.

Nhìn chung, bối cảnh kinh tế toàn cầu yếu kém sẽ hạn chế thặng dư tài khoản vãng lai
của Việt Nam. Tuy thặng dư tài khoản vãng lai nhỏ nhưng sẽ tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) tăng lại dự trữ ngoại hối vào năm 2023. Dự trữ ngoại hối của Việt
Nam đã giảm đáng kể vào năm 2022 khi NHNN bảo vệ VND khỏi tâm lý rủi ro toàn cầu xấu
đi (đây chính là chính sách can thiệp của NHNN vào tình hình kinh tế, cán cân thanh toán
quốc tế của nước ta). Khi tài khoản vãng lai thặng dư trở lại (từ quý 3 2022), dự trữ sẽ phục
hồi dần dần trong năm 2023. Điều này cho phép NHNN tập trung nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế.
Đặc biệt, NHNN Việt Nam là ngân hàng đầu tiên ở châu Á đã nới lỏng chính sách, cắt giảm
lãi suất cơ bản vào tháng 3. Mặc dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất tạo ra rủi
ro ngày càng tăng, nhưng các chuyên gia hy vọng rằng NHNN sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất
trong năm nay. Mặc dù tăng trưởng chậm lại, thặng dư tài khoản vãng lai còn nhỏ nhưng nó
đã giúp cho việc kiểm soát lạm phát được tốt hơn.

II.2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, SỐ LIỆU VỀ CÁN CÂN VỐN & CÁN CÂN TÀI
CHÍNH

SỐ LIỆU SO SÁNH
CÁN CÂN VỐN QUÝ II QUÝ III QUÝ IV QUÝ I
2022 2022 2022 2023
Cán cân vốn 0 0 0 0
Cán cân vốn: Thu 0 0 0 0
Cán cân vốn: Chi 0 0 0 0

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Tổng cán cân vãng lai và cán cân


-4963 1661 3905 5966
vốn
. (Nguồn:website: sbv.gov.vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

CÁN CÂN VỐN


Cán cân vốn
Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn
8000 5966
6000 3905
4000
TRIỆU USD

1661
2000 0 0 0
0
0
-2000
-4000 -4963
-6000
QUÝ II 2 0 2 2 QUÝ III 2 0 2 2 QUÝ IV 2 0 2 2 QUÝ I 2 0 2 3

SỐ LIỆU SO SÁNH (TRIỆU USD)


CÁN CÂN TÀI CHÍNH QUÝ II QUÝ III QUÝ IV QUÝ I
2022 2022 2022 2023
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài
-775 -1634 -127 -170
sản có
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài
4510 4250 5620 3450
sản nợ
Đầu tư trực tiếp (ròng) 3735 2616 5493 3280
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài
-9 12 0 2
sản có
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài
950 -269 1134 266
sản nợ
Đầu tư gián tiếp (ròng) 941 -257 1134 268
Đầu tư khác: Tài sản có -135 -5966 -6252 1961
Tiền và tiền gửi -146 -6107 -6041 2147
Tổ chức tín dụng 2154 -3607 -3041 4147
Dân cư -2300 -2500 -3000 -2000
Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài 0 0 0 0
Tín dụng thương mại và ứng trước 0 0 0 0
LÊ MINH THƯ – 2154030761
tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Các khoản phải thu/ phải trả khác 11 141 -211 -186
Đầu tư khác: Tài sản nợ 4335 -1286 1724 -2426
Tiền và tiền gửi 2127 -1732 -368 -1723
Tổ chức tín dụng 2127 -1732 -368 -1723
Dân cư 0 0 0 0
Vay, trả nợ nước ngoài 2208 446 2092 -703
Ngắn hạn 1161 -284 1514 -880
Rút vốn 10296 8000 10728 5997
Trả nợ gốc -9135 -8284 -9214 -6877
Dài hạn 1047 730 578 177
Rút vốn 4377 3979 4607 3183
Chính phủ 281 189 888 185
Tư nhân 4096 3790 3719 2998
Trả nợ gốc -3330 -3249 -4029 -3006
Chính phủ -713 -610 -783 -587
Tư nhân -2617 -2639 -3246 -2419
Tín dụng thương mại và ứng trước 0 0 0 0
Các khoản phải thu/ phải trả khác 0 0 0 0
Đầu tư khác (ròng) 4200 -7252 -4528 -465
CÁN CÂN TÀI CHÍNH 8876 -4893 2099 3083

. (Nguồn:website: sbv.gov.vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Cá n câ n tà i ch ín h

Cán cân tài chính


10000
8000 8876
6000
4000 3083
2099
triệu usd

2000
0
-2000
-4893
-4000
-6000
QUÝ II 2022 QUÝ III 2022 QUÝ IV 2022 QUÝ I 2023

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đầu tư trực tiếp:Trong cán cân vốn và tài chính thì khoản mục đầu tư nước ngoài (FDI) và
đầu tư gián tiếp (FPI) là những dòng ngoại tệ chính vào Việt Nam, góp phần làm tăng cán cân
vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia .

Trong các dòng vốn đầu tư quốc tế thì dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) có sự ổn định và thể
hiện rõ xu hướng tăng dần qua các quý. Cán cân FDI thặng dư tương đối đều từ quý 2 2022
trở đi. Tổng số vốn FDI thặng dư tính từ quý 2 năm 2022 đến quý 1 năm 2023 ước tính lên
đạt 15,1 tỷ USD. Đây là nguồn vốn quan trọng có đóng góp tích cực tạo việc làm, đặc biệt là
giải quyết vấn đề nguồn vốn trong tái hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
FDI. Bên cạnh đó FDI còn đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu, giúp Việt Nam
có bước tiến lớn hơn vào các thị trường Quốc tế, vốn FDI giúp Việt Nam chuyển từ nhập siêu
sang xuất siêu, góp phần cải thiện cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế.

Sau một thời gian thể hiện rõ xu hướng tăng dần của vốn đầu tư FDI vào nước ta thì dòng vốn
FDI có sự giảm nhiệt ở quý 3 năm 2022, nguyên nhân được cho là do sự tác động của suy
thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia, chính sách thắt chặt tiền tệ của
chính phủ các nước, bên cạnh đó cuộc khủng hoảng khí đốt ở Châu Âu cùng với chiến sự của
Nga và Ukraina làm do nguồn vốn FDI có phần giảm nhẹ ở quý 3 và tăng trưởng trở lại ngay
ở quý tiếp theo nhờ vào chính sách điều chỉnh của NHNN và chính phủ nước ta. Trong quý 3
năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đạt 1,6 tỷ USD tăng gấp 2,5 lần so với quý
2 trước đó, trong khi đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào nước ta chỉ đạt 4,2 tỷ USD giảm so
với quý trước đó. Đây là thời điểm mà NHNN và chính phủ nước ta đưa ra những chích sách
mới, thắt chặt chính sách tiền tệ và thay đổi mức dự trữ ngoại hối cho phù hợp để kích thích
nền kinh tế tăng trưởng trở lại đó cũng là lí do vì sao mức đầu tư FDI ở nước ta bị chững lại ở
thời điểm này. Các dự án FDI ra nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác và khai
thác đá, nông, lâm, ngư nghiệp, thông tin và truyền thông. Việt Nam đã đầu tư vào 31 quốc
gia và vùng lãnh thổ, các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu đầu tư vào Australia, Lào, Đức, Mỹ,
Nga và Campuchia (theo Tổng cục Thống kê, 2022). Sự không cân đối trong FDI vào Việt
Nam và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chính là một trong những nguyên nhân
khiến cho thu nhập nhận được từ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam nhỏ hơn rất
nhiều so với khoản thanh toán cho đầu tư mà Việt Nam phải trả cho người không cư trú.

Đầu tư gián tiếp: Khác với sự ổn định trong FDI, cán cân đầu tư tiếp (FII) nước ngoài gián tại
Việt Nam có sự biến động tương đối lớn. Vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam giai đoạn
này tuy có lúc không ổn định do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tuy nhiên cũng
giống như nguồn vốn FDI, từ sau quý 3 năm 2022 đến nay đứng trước sự thâm hụt cán cân
vốn FII ở mức -257 triệu USD thì dòng vốn trên bắt đầu gia tăng thăng dự ở con số khoảng
1,1 tỷ USD ở quý 4 2022 và 268 triệu USD ở quý 1 2023 đây là một dấu hiệu đáng mừng , tuy
không bằng dòng vốn FDI nhưng cũng góp phần gia tăng cán cân vốn và tài chính.

Trong 4 quý gần nhất, nguồn vốn FII của Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, dao động mạnh và
sụt giảm (thâm hụt ở quý 3 năm 2022) và chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư chảy vào Việt
Nam, phần lớn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán ở nước ta, tuy nhiên đứng trước lo
ngại việc suy thoái kinh tế ở nước ta dưới tác động tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn
cầu, điều đó khiến cho các nhà đầu tư vào chứng khoán nước ta do dự, lo ngại về tính ổn định
LÊ MINH THƯ – 2154030761
tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

của thị trường chứng khoán, cân nhắc và rút nguồn vốn đầu tư khi cuộc khủng hoảng, lạm
phát bắt đầu hình thành từ quý 3 năm 2022 điều đó cũng có thể lí giải một phần vì sao ở giai
đoạn này nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào nước ta lại bị thâm hụt. Tuy nhiên, do niềm tin của
nhà đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán nên chỉ số VN-Index trong những quý tiếp
theo có xu hướng tăng trở lại, điều đó một phần khiến cho cán cân vốn gián tiếp chuyển từ
thâm hụt sang thặng dư ở 2 quý tiếp theo.

Nguồn vốn đầu tư khác: Cũng giống như cán cân PI, cán cân đầu tư khác (OI) ở Việt Nam
trong giai đoạn từ quý 2 năm 2022 đến quý 1 năm 2023 cũng có sự biến động rất mạnh cả bên
phía nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lẫn bên phía nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
khác vào Việt Nam. Tính trong cả giai đoạn, nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư khác ra nước
ngoài với giá trị gần 11,32 tỷ USD. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khác vào
Việt Nam với giá trị gần 4,2 tỷ USD (xấp xỉ 37,1% so với nguồn vốn khác đầu tư ra nước
ngoài). Có thể thấy, đây là khoản mục duy nhất trong giai đoạn này mà Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài có sự chênh lệch lớn với nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (chênh lệch 7,12 tỷ
USD cho cả giai đoạn).

Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy, hầu hết OI ra nước ngoài của Việt Nam là dưới hình thức
tiền và tiền gửi ở nước ngoài. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện OI ở Việt Nam
chủ yếu dưới hình thức cho vay và gửi tiền vào hệ thống ngân hàng Việt Nam . Hoạt động gửi
tiền vào hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu là từ khu vực ngân hàng nước ngoài và các tổ
chức tín dụng, khu vực tư nhân tham gia ít hơn. Đặc biệt phần lớn các khoản đầu tư khác ra
nước ngoài hay vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên Cán cân
vốn vay ngắn hạn của Việt Nam có sự biến động mạnh, có lúc thặng dư, có năm thâm hụt.
Đây là một điểm cần lưu ý là nếu Việt Nam vay tiền ngắn hạn để trả nợ ngắn hạn thì sẽ gây áp
lực lớn tới sự ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế

II.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, SỐ LIỆU VỀ LỖI & SAI SÓT, DỰ TRỮ &
CÁC HẠNG MỤC LIÊN QUAN.

SỐ LIỆU SO SÁNH (TRIỆU USD)


PHÂN TÍCH
QUÝ II 2022 QUÝ III 2022 QUÝ IV 2022 QUÝ I 2023
Lỗi và Sai sót -8910 -12368 -7205 -7509
Cán cân tổng thể -4997 -15600 -1201 1540
Dự trữ và các hạng mục liên quan 4997 15600 1201 -1540
Tài sản dự trữ 4997 15600 1201 -1540
Tín dụng và vay nợ từ IMF 0 0 0 0
Tài trợ đặc biệt 0 0 0 0
(Nguồn:website: sbv.gov.vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Lỗi và Sai sót Cán cân tổng thể


Dự trữ và các hạng mục liên quan

20000
15600
15000
10000
4997
5000 1540
1201
TRIỆU USD

0
-4997
-1201 -1540
-5000
-10000 -12368 -7205 -7509
-8910
-15000
-15600
-20000
QUÝ II 2022 QUÝ III 2022 QUÝ IV 2022 QUÝ I 2023

- Về cán cân tổng thể:

Theo nguyên tắc bút toán kép, BoP luôn trong trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, người ta vẫn đề
cập đến thặng dư hay thâm hụt BoP của một quốc gia. Đó chính là đề cập đến thặng dư và
thâm hụt cán cân tổng thể của một nước. Cán cân tổng thể ghi nhận tất cả các giao dịch giữa
người cư trú của một nước với người cư trú của nước khác ngoại trừ các giao dịch liên quan
đến hoạt động can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối. Trong giai đoạn từ quý 2 năm
2022 đến quý 1 năm 2023, cán cân tổng thể của Việt Nam thâm hụt ở 3 quý cuối năm 2022,
và chỉ thặng dư trở lại ở quý 1 năm 2023.

Để giải thích cho sự thâm hụt này ta có thể lý giải như sau: Cán cân tổng thể = Cán cân vãng
lai + Cán cân vốn + Sai sót. Việc cán cân vãng lai thâm hụt sâu ở quý 2 năm 2022 và tăng
trưởng thặng dư trở lại ở các quý tiếp theo, tuy nhiên mức thặng dư cán cân vãng lai còn nhỏ
và bị tác động nhiều bởi tình hình kinh tế toàn cầu đang trong bối cảnh bất ổn, cùng với việc
mức sai số và bỏ sót trong cán cân thanh toán quốc tế quá lớn. Điều đó đã dẫn đến việc cán
cân tổng thế trong 3 quý cuối năm liên tục thâm hụt. Đỉnh điểm là vào quý 3 năm 2022, biểu
đồ cán cân tổng thể thụt sâu với mức thâm hụt -15,6 tỷ USD, sai sót và bỏ sót cũng thâm hụt
sâu ở mức khoảng -12,4 tỷ USD, tương đương 79,48% tổng giá trị thâm hụt của cán cân tổng
thể. Biểu đồ cán cân tổng thể tăng trưởng trở lại ở 2 quý tiếp theo, khi NHNN và chính phủ
nước ta thực hiện các chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối, điều tiết nguồn dự trữ
ngoại hối.

Điều đáng chú ý ở biểu đồ trên cho ta thấy, mức sai số và bỏ sót trong BoP của Việt Nam là
khá lớn. Điều đó khiến ta chú ý đến số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ có liên quan đến rửa
tiền mà NHNN nhận được cũng ngày càng tăng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với
công tác quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

- Về dự trữ và các hạng mục liên quan:

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Cán cân giao dịch dự trữ chính thức ghi nhận các giao dịch can thiệp vào thị trường ngoại hối
của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Cán cân này thâm hụt hay thặng dư hàm ý NHTW đã
mua hoặc bán ngoại tệ, làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Việc các cân tổng thể thặng dư hay thâm hụt sẽ tác động đến chính sách dự trữ ngoại hối của
quốc gia, trong 3 quý cuối năm 2022 cán cân tổng thể thâm hụt lớn đã buộc nhà nước ta phải
tài trợ khoảng thâm hụt đó bằng cách giảm dự trữ ngoại hối bằng 100% lượng ngoại hối được
NHTW bơm tiền vào nền kinh tế từ nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia mà không thông qua
các khoản vay tín dụng, vay nợ từ IFM hay các khoản tài trợ đặc biệt. Tổng số ngoại hối được
bơm vào nền kinh tế trong 3 quý cuối năm 2022 đạt 21,8 tỷ USD, cao nhất là vào quý 3 năm
2022 khi biểu đồ dự trữ đạt đỉnh 15,6 tỷ USD, chiếm 71,56% tổng dự trữ ngoại hối tài trợ cho
thâm hụt cán cân tổng thể, đây là thời điểm nhà nước ta thực thi các chính sách nhằm điều tiết
kinh tế trong tình trạng chính trị, kinh tế toàn cầu bất ổn, suy thoái. Có thể thấy, NHNN đã có
sự can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá.

Tuy nhiên tính đến quý 1 năm 2023, cán cân tổng thể nước ta có dấu hiệu khởi sắc hơn, đây
cũng là điều kiện thuận lợi để NHTW tiến hành tăng nguồn dự trữ ngoại hối, khi tổng dự trữ
ngoại hối trong quý tăng thêm 1,5 tỷ USD từ nhiều nguồn thu ngoại tệ như phát hành tín
phiếu, trái phiếu để tăng nguồn dự trữ ngoại hối,..

Cũng cần lưu ý rằng, khi NHNN thực hiện các nghiệp vụ mua ngoại tệ mà không trung hòa
hóa sẽ khiến cho cung tiền trong nước tăng, tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Chính vì vậy,
NHNN đã liên tục thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở như việc phát hành tín phiếu, trái
phiếu chính phủ để giảm áp lực lên cung tiền và lạm phát..

III. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC VẤN ĐỀ XUẤT HIỆN TRONG CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM.
III.1. Một số vấn đề trong cán cân thanh toán quốc tế ở nước ta.

Cùng với việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô và việc Chính Phủ đã áp dụng các biện pháp nhằm
điều hành chủ động, linh hoạt các chính sách vĩ mô, vì vậy đã góp phần giúp cán cân thanh
toán tiếp tục thặng dư, gia tăng dự trữ ngoại tệ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

Trong 4 quý trở lại đây, kinh tế vĩ mô Việt Nam cải thiện và tương đối ổn định, đã giúp Việt
Nam kiểm soát được lạm phát trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với
“cơn bão” lạm phát, ổn định tỉ giá, cải thiện tài khóa, đưa cán cân thương mại chuyển từ trạng
thái thâm hụt sang thặng dư, đã góp phần tích cực cải thiện cán cân tổng thể. Đồng thời cán
cân thương mại và cán cân vãng lai cải thiện đã giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng dự
trữ ngoại tệ.

Mặc dù cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua có sự thặng dư, tuy
nhiên chưa thể nói là ổn định và vẫn còn một số vấn đề đặt ra như:

Thứ nhất, điều hành tỷ giá mặc dù đã có sự linh hoạt hơn nhưng vẫn còn dựa quá nhiều vào
đồng đô là Mỹ và việc đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành chính
sách tiền tệ, có thể ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của Việt Nam. Việt Nam vẫn duy trì tỷ giá
tương đối ổn định so với đồng USD. Tuy nhiên, vô hình trung điều này khiến VNĐ tăng giá
LÊ MINH THƯ – 2154030761
tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

trong tương quan với đồng tiền của các quốc gia trong khu vực. Như vậy, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm đi phần nào do giá hàng hóa cao hơn các nước
khác.
Thứ hai, việc điều hành lãi suất trong bối cảnh hiện nay cũng đặt ra nhiều sức ép vừa đảm
bảo khuyến khích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó
khiến cán cân vãng lai biến động phức tạp và khó dự báo.

Thứ ba, thặng dư trong cán cân vãng lai ở Việt Nam chủ yếu là do thặng dư trong cán cân
thương mại. Điều này thể hiện lợi thế so sánh của Việt Nam trong việc cung cấp hàng hóa.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu đến từ khu vực FDI, do đó bất kỳ biến động
nào trong cán cân DI sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ tư, thặng dư trong cán cân tài chính ở Việt Nam chủ yếu là do Việt Nam đã thu hút được
một lượng lớn vốn FDI vào trong nước. Do đó, khi điều kiện kinh tế nước ngoài kém thuận
lợi hoặc môi trường kinh tế Việt Nam chưa đủ hấp dẫn, dòng vốn này có thể biến động mạnh
và gây rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, thặng dư trong cán cân tài chính của
Việt Nam là chưa bền vững vì ngoài FDI, vốn OI vào và ra khỏi Việt Nam với mức độ dao
động lớn.

Thứ năm, cơ cấu và chất lượng FDI chưa hợp lý đã khiến cho giá trị gia tăng của hàng hoá
xuất khẩu từ khu vực này không cao và chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
vẫn còn kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng thực hiện các hình thức chuyển giá, tác động tới
cân bằng trong cán cân thương mại của Việt Nam.

III.2. Giải pháp cải thiện các vấn đề trong cán cân thanh toán quốc tế ở Việt
Nam.

- Phối hợp chặt chẽ chính sách: Bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính
sách vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh
doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, góp phần duy trì trạng thái cân bằng tích cực,
bền vững của cán cân thanh toán quốc tế.

+ Các chính sách kinh tế phải hướng tới nâng cao khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô cũng
như năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, đây được coi là giải pháp để hỗ trợ triển vọng tăng
trưởng dài hạn trong bối cảnh kinh tế - xã hội quốc tế nhiều biến động khó lường.

+ Chú trọng thời điểm, mức độ điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là về lãi suất để có
đối sách phù hợp, kịp thời.

+ Việt Nam cần xác định rõ mức độ ưu tiên trong chính sách của mình là ổn định tỷ giá hay
có được một chính sách tiền tệ độc lập trong bối cảnh tài khoản vốn ngày càng được tự do
hóa.

- Điều tiết nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu:

+ Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài,
tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu.

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

+ Đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam cần phải đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng
nhập khẩu để có thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững.Chính vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến các biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu.

- Về lãi suất: Tiếp tục duy trì sự ổn định của lãi suất, đặc biệt lãi suất cho vay, vừa góp phần
tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả của chính sách điều
hành lãi suất, hướng tới thúc đẩy kinh tế và duy trì ổn định kinh tế, hệ thống ngân hàng và các
tổ chức tín dụng cần phát triển lành mạnh, phát triển cả chiều sâu và rộng, theo kịp với yêu
cầu đặt ra của thị trường và thích ứng với những biến động trên thị trường tài chính trong
nước và quốc tế.

- Về chính sách tỷ giá: Điều hành chính sách tỷ giá tiếp tục theo hướng chủ động, linh hoạt
trong thời gian tới và chú trọng tới nâng cao tính chuyển đổi của VND. Cụ thể:

+ Đối với điều hành chính sách tỷ giá, NHNN cũng nên xem xét để tiếp tục thả nổi hơn nữa tỷ
giá của đồng VNĐ với các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ của các nền kinh tế có quan
hệ ngoại thương lớn với Việt Nam thay vì tập trung vào đôla Mỹ

+ Đặc biệt lưu ý khi sử dụng việc mua bán USD để can thiệp thị trường, tránh để bị gắn mác
thao túng tiền tệ.

- Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

+ Tiếp tục duy trì qui mô và tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam, chuyển hướng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thiên về số lượng sang chú
trọng hơn vào các ngành, các lĩnh vực chứa đựng nhiều hàm lượng công nghệ, hàm lượng giá
trị gia tăng… hơn và từ đó tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong hoạt động xuất khẩu.

+ Thu hút FDI trong giai đoạn tới phải ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ
hiện đại, tạo ra đột phá về công nghệ và sức cạnh tranh của Việt Nam, nhằm đáp ứng kịp nhu
cầu xu hướng mới của thế giới tránh bị tụt hậu.

- Thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam: Thị trường tài chính là nơi cung ứng
và dẫn vốn cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, vì thế cần
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của thị trường tài chính. Tiếp tục hoàn thiện
hành lang pháp lý, theo hướng tạo điều kiện cho các nhà đầutư quốc tế tham gia đầu tư mạnh
mẽ hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, “Cán cân thanh toán Quốc tế quý 2,3,4 năm 2022;
quý 1 năm 2023”
Link: https://bom.so/oRaDhT
2. Tạp chí ngân hàng, TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, “Thặng dư cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam và một số khuyến nghị”.
Link: https://tapchinganhang.gov.vn/thang-du-can-can-thanh-toan-quoc-te-cua-viet-
nam-va-mot-so-khuyen-nghi.htm
3. IMF (2022). IMF Country Report No. 21/42: Vietnam 2020 Article IV Consultation -
Press Release; Staff Report; And Statement By The Executive Director For Vietnam,
Link: https://www.imf.org/en/Publications/CR/Issues/2021/02/24/Vietnam-2020-
Article-IV-Consultation-Press-Release-Staff-Report-and-Statement-by-the-50121
4. Ngô Anh Phương, Đại học kinh tế đại học quốc gia Hà Nội, báo cáo “Thực trạng cán
cân thanh toán quốc tế với yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô của việt nam và một số
khuyến nghị”
5. Tổng cục thống kê, “báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2022”
Link: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/09/bao-cao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2022/
Tổng cục thống kê, “báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2022”
Link: https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-
iv-va-nam-2022/
Tổng cục thống kê, “báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2023”
Link: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/03/bao-cao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-2023/
6. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Ban Thời Sự, “10 sự kiện kinh tế thế giới nổi
bật 2022”
Link: https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/10-su-kien-kinh-te-the-gioi-noi-bat-
2022-628800.html

LÊ MINH THƯ – 2154030761


tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

LÊ MINH THƯ – 2154030761

You might also like