Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH 3

QUY HOẠCH CHUNG


XÃ LỘC NAM, HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Người thực hiện: LÊ UYÊN


NHI
MSSV: 82100246
Lớp: 21080301

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH 3

QUY HOẠCH CHUNG


XÃ LỘC NAM, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH
LÂM ĐỒNG

Người thực hiện: LÊ UYÊN NHI


MSSV: 82100246
Lớp: 21080301

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


Chương 1. Nghiên cứu hiện trạng và liên hệ vùng
xã Lộc Nam huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng.

1.1 Đặc điểm địa lý


1.1.1 Vị trí, phạm vi khu vực nghiên cứu
a) Vị trí:
- Xã Lộc Nam là xã vùng xa cách trung tâm hành chính huyện Bảo Lâm 40 km và
cách trung tâm Thành Phố Bảo Lộc gần 20 km, địa bàn rộng, dân số đông phân
lớn sống không tập trung, là xã vùng kinh tế mới nên đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn. Diện tích tự nhiên là 7006 ha, có Quốc lộ 55 đi ngang qua, từ Bảo Lộc
đi Hàm Thuận dài 8km.
- Diện tích xã Lộc Nam khá rộng, với 7.006 ha. Cũng như các xã khác ở huyện Bảo
Lâm thì địa hình Lộc Nam có đồi núi thoai thoải ken kẽ với thung lũng và đồng
bằng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hình 1.1 Vị trí xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
b) Phạm vi khu vực nghiên cứu:
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp xã Hòa Nam, Hòa bắc – huyện Di Linh
- Phía Tây giáp huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận
- Phía Nam giáp huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp xã Lộc Thành – huyện Bảo Lâm
Xã Lộc Nam có tổng số diện tích theo km2 là 70,31 km², tổng số dân vào năm 1999 là
8241 người, mật độ dân số tương ứng 117 người/km².
Ngoài ra xã Lộc Nam gồm có 10 thôn, gồm: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn
6, thôn 7, thôn 8, thôn 9 và thôn 10.
1.2 Mối liên hệ vùng
a) Mối liên hệ vùng giữa huyện Bảo Lâm với các vùng khác
- Với diện tích tự nhiên 146,344 ha, Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích
lớn của tỉnh (chiếm 19%). Bảo Lâm là vành đai bao quanh 3 phía: Bắc, đông và
tây thị xã Bảo Lộc.
- Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã:
Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức,
Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLả. Những xã này hầu hết thuộc vùng
sâu, vùng xã của huyện Bảo Lộc cũ. Việc thành lập huyện Bảo Lâm tạo ra cơ cấu
tổ chức phủ hợp để thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở vùng
này.
Chu vi của huyện Bảo Lâm rất dài và Bảo Lâm có ranh giới giáp với nhiều địa phương
khác:
- Phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông
- Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía đông giáp huyện Di Linh
- Phía tây giáp thị xã Bảo Lộc và các huyện: Cắt Tiên, Dạ Teh và Đạ Huoai
Ở vị trí này, Bảo Lâm có điều kiện giao lưu khi thuận lợi với các địa bản ở trong và ngoài
tỉnh.
- Nằm án ngữ cữa ngõ phía Tây của Tỉnh và có trục quốc lộ 20, quốc lộ 55 đi qua
nên có điều kiện để mở rộng giao lưu, thông thương hàng hóa với các tỉnh trung
bộ.
- Quốc lộ 20, cùng với tuyến đường liên tỉnh từ Bảo Lộc đến công trình thủy điện
Hàm Thuận – Đa Mi tạo cho Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận được với Thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Nằm ở vị trí chuyển giao giữa 2 dạng địa hình miền núi và đồng bằng, có hệ thống
sông Đa Nhim chảy qua nên có tiềm năng rất lớn trong phát triển thủy điện.
Hiện trạng trong cơ cấu kinh tế của huyện là Nông Lâm nghiệp – Công nghiệp Dịch vụ,
đến năm 2015 cơ cấu kinh tế được xác định là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông lâm
nghiệp. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của huyện là cây chè, cà phê (đây là vùng
chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của tỉnh).
b) Mối liên hệ vùng giữa xã Lộc Nam với các vùng khác
Lộc Nam là xã nằm ở phía Nam huyện Bảo Lâm, có mối liên hệ vùng được xác định như
sau:
- Xã Lộc Nam có Quốc lộ 55 đi qua. Đây là tuyến đường dài 217 km, nối Bà Rịa -
Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Con đường này giúp cho việc di chuyển và
lưu thông hàng hóa thuận lợi, tạo điều kiện cho việc trao đổi, buôn bán, kinh
doanh diễn ra suôn sẻ tại đây.
- Trên địa bàn xã có dự án khu nghỉ dưỡng Lộc Nam Hill hiện đang là tâm điểm thu
hút sự chú ý của giới đầu tư và cả người mua thực. Sự có mặt của dự án giống như
một thỏi nam châm giúp cho xã Lộc Nam trở nên có sức hút hơn.
1.3 Điều kiện tự nhiên
1.3.1 Địa hình
- Địa hình của xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng
phẳng. Độ cao trung bình 900m so với mặt biển. Mặc dù xung quanh xã Lộc Nam
không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa
1.271m), nhưng nơi đây lại có nhiều dòng suối lớn.
- Cũng như các xã khác ở huyện Bảo Lâm thì địa hình Lộc Nam tương đối bằng
phẳng, có đồi núi thoai thoải ken kẽ với thung lũng và đồng bằng tạo nên một bức
tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
1.3.2 Khí hậu
- Vì xã Lộc Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do xã Lộc Nam thuộc
huyện Bảo Lâm nên xã cũng mang tính chất khí hậu tương đối giống huyện Bảo
Lâm. Đó là lý do giúp Lộc Nam sở hữu được bầu không khí trong lành, nhiệt độ
trung bình từ 21 - 27 độ C. Không có những ngày nóng gắt, cũng không có những
ngày giá lạnh. Trong khi những tỉnh khác đang đối mặt với thời tiết khắc nghiệp,
Lộc Nam sẽ là nơi trú ẩn tuyệt vời với thời tiết vốn có.
Nhiều người nghĩ rằng xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm có bốn mùa nhưng thực tế, giống
như kiểu khí hậu đặc trưng của Đà Lạt, Bảo Lộc chỉ có hai mùa: khô và mưa.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11: thường mùa mưa bắt đầu vào trung
tuần tháng 4, lượng mưa trong thời gian này có thể chiếm đến 85 – 90% lượng
mưa trung bình năm. Và mùa mưa thường kéo dài và kết thúc muộn vào khoảng
giữa tháng 11.
- mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Lượng mưa của mùa khô nơi đây chỉ
chiếm 10-15% lượng mưa trung bình năm. Vào mùa khô nơi đây có thể không
mưa hoặc mưa ít, lượng mưa không đáng kể nên ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cây
trồng. Vì vậy, người dân trong vùng cần có kế hoạch dự trữ nước cho mùa khô, bắt
đầu từ cuối tháng 10.
1.4 Đặc điểm kinh tế
Kinh tế xã Lộc Nam không có nhiều sự nổi bật. Tình hình kinh tế của xã trong thời gian
qua như sau:
- Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 15 - 20%
- Thương nghiệp dịch vụ tăng bình quân hàng năm 15%
- Công nghiệp chế biến tăng bình quân hàng năm 20%.
- Thu nhập bình quân đầu người từ 6 - 7 triệu/người/năm
Xã Lộc Nam phát triển kinh tế theo cơ cấu: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến và
thương mại dịch vụ. Mặc dù là xã thuần nông nhưng nền nông nghiệp tại đây không
nhiều sự đặc sắc.
- Đối với trồng trọt, cây cà phê, chè là loại cây trồng chủ lực của xã.
- Đối với chăn nuôi, heo, bò và dê là những vật nuôi phổ biến.
1.5 Đặc điểm dân cư
1.5.1 Dân cư của xã Lộc Nam
- Dân số: Năm 1999, Lộc Nam có 8.241 người, mật độ dân số đạt 117 người/km2.
Năm 2021 có 3,170 hộ và 13.116 khẩu.
- Tôn giáo: Có 2.121 người theo đạo Thiên Chúa giáo, 540 người theo đạo Phật
giáo, 41 người theo đạo Cao Đài, 812 người theo đạo Tin Lành và số người còn lại
không theo đạo.
1.5.2 Văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế
- Văn hóa - xã hội: 96% hộ dân sử dụng điện, 60% hộ gia đình có điện thoại, 100%
trẻ em được tiêm chủng và 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Hiện nay, 100%
thôn ở Lộc Nam đều đạt thôn văn hóa.
- Giáo dục: Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học về cơ bản đáp ứng đầy đủ,
chất lượng tốt. Hiện nay, xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
100% trẻ em được đến trường, tạo điều kiện để học sinh nghèo được đi học.
- Y tế: Trạm y tế xã Lộc Nam đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, đáp ứng tốt nhu cầu
khám và chữa bệnh của người dân.
1.6 Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Bảo Lâm - tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022
1.7 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Lộc Nam
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Lộc Nam
STT Loại đất Diện tích Tỉ lệ
(Ha) (%)
1 Đất nông nghiệp
Trong đó:
1.1 Đất trồng cây hàng năm khác
1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.3 Đất rừng phòng hộ
1.4 Đất rừng sản xuất
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản
2 Đất phi nông nghiệp
Trong đó:
2.1 Đất an ninh
2.2 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Trong đó:
2.2.1 Đất giao thông
2.2.2 Đất thủy lợi
2.2.3 Đất XD cơ sở văn hóa
2.2.4 Đất XD cơ sở y tế
2.2.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
2.2.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
2.2.7 Đất công trình năng lượng
2.2.8 Đất công trình bưu chính, viễn thông
2.2.9 Đất cơ sở tôn giáo
2.2.10 Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ,…
2.3 Đất sinh hoạt cộng đồng
2.4 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.5 Đất tín ngưỡng
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng
3 Đất chưa sử dụng

1.8 Hiện trạng giao thông


Giao thông đối ngoại:
- Xã Lộc Nam có Quốc lộ 55 đi qua. Đây là tuyến đường dài 217 km, nối Bà Rịa -
Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng.
Giao thông đối nội:
1.9 Hiện trạng mảng xanh
Tại khu vực xã Lộc Nam có diện tích mảng xanh là:…
- Cũng như các xã khác ở huyện Bảo Lâm thì địa hình Lộc Nam tương đối bằng
phẳng, có đồi núi thoai thoải ken kẽ với thung lũng và đồng bằng.
- Chủ yếu trồng cây lâu năm. Diện tích rừng tập trung ở rìa phía đông nam và phía
tây của xã.

You might also like