Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 45

Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

BÀI 16: LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH


A. TÓM TẮT KIẾN THỨC.
I. Lực điện
1. Điện tích. Điện tích điểm
- Điện tích là vật mang điện, vật tích điện, vật bị nhiễm điện.
- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng
cách tới điểm mà ta xét. (điện tích điểm được xem như điện tích tập trung
tại 1 điểm).
- Điện tích được kí hiệu là q.
- Đơn vị của điện tích là Cu lông (C).
- Có 2 loại điện tích: điện tích dương (q > 0) và điện tích âm (q < 0)
- Mỗi điện tích đều gấp số nguyên lần điện tích nguyên tố:
q   n.e
e  1, 6.10 19 C : gọi là điện tích nguyên tố.
- Độ lớn điện tích proton và electron trong nguyên tử bằng điện tích nguyên tố q p  q e  e
2. Sự tương tác giữa hai điện tích (lực điện hay lực Cu-lông)
+ 2 điện tích cùng dấu thì đẩy nhau

+ 2 điện tích trái dấu thì hút nhau

- Lực đẩy hay hút nhau giữa các điện tích gọi là lực tương tác điện (thường gọi tắt là lực điện).
- Điện tích xuất hiện ở thanh thủy tinh khi được cọ xát vào len được quy ước gọi là điện tích dương, điện tích xuất
hiện ở thanh nhựa được cọ xát vào vải được quy ước gọi là điện tích âm.

3. Thuyết electron – Sự nhiễm điện của các vật


a. Thuyết electron
- Thuyết electron được dùng để giải thích các hiện tượng về điện dựa trên sự cư trú và di chuyển của các electron.
Theo thuyết electron thì:
+ Nguyên tử có cầu tạo gồm hạt nhân và các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
+ Hạt nhân nguyên tử mang điên tích dương và chiếm hầu hết khối lượng nguyên tử.
+ Bình thường, nguyên tử trung hòa về điện.
+ Do khối lượng electron rất nhỏ so với khối lượng hạt nhân nguyên tử nên chúng rất linh động. Dưới một tác nhân
nào đó (ví dụ: cọ xát, tiếp xúc,…) electron có thể bứt ra khỏi nguyên tử và di chuyển từ vật này sang vật khác.
-Vật trung hòa mất electron → vật nhiễm điện dương
-Vật trung hòa nhận electron → vật nhiễm điện âm
b. Sự nhiễm điện của các vật
Nhiễm điện do cọ xát Nhiễm điện do tiếp xúc Nhiễm điện do hưởng ứng
Là sự nhiễm điện khi các vật khác Là sự nhiễm điện khi một vật trung Là sự nhiễm điện khi một vật A (vật
bản chất, trung hòa về điện được cọ hòa về điện đặt tiếp xúc với một vật dẫn điện) trung hòa về điện đặt gần
xát với nhau. nhiễm điện. (không tiếp xúc) với một vật B
nhiễm điện.
Khi đó, hai vật sẽ nhiễm điện trái Khi đó, hai vật sẽ nhiễm điện cùng Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B,
dấu. dấu. lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng
dấu với vật B.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 1


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

Có sự di chuyển electron từ vật này Có sự di chuyển electron từ vật này Không có sự di chuyển electron từ vật
sang vật khác. sang vật khác. này sang vật khác mà có sự phân bố
lại điện tích trên vật bị nhiễm điện.
Tổng đại số điện tích trên vật bị Tổng đại số điện tích trên vật bị Tổng đại số điện tích trên vật bị
nhiễm điện thay đổi nhiễm điện thay đổi. nhiễm điện không thay đổi
Sau tiếp xúc, nếu đưa thanh kim loại Sau hưởng ứng, nếu đưa vật A ra xa
ra xa quả cầu thì thanh kim loại vẫn vật B thì vật A trở về trạng thái
nhiễm điện trung hòa như lúc đầu.
Chú ý:
- Để xảy ra hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc (hoặc hưởng ứng) thì phải đặt vật mang điện tiếp xúc (hoặc lại gần) với
thanh kim loại hay 1 vật dẫn điện (vật có chứa điện tích tự do).
- Hai thanh kim loại nhiễm điện A, B đưa lại gần nhau đều gây ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng cho cả hai.
+ A gây ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng cho B
+ B gây ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng cho A
c. Định luật bảo toàn điện tích
- Trong một hệ cô lập về điện, tổng điện tích luôn không đổi
- Nếu cho 2 vật A, B mang điện tích q1, q2 tiếp xúc với nhau. Sau tiếp xúc, điện tích của các vật là q1’ và q2’
q1  q 2  q1'  q 2 '
- Nếu 2 vật nhiễm điện có kích thước giống nhau thì sau khi tiếp xúc chúng sẽ có cùng điện tích.
q1  q 2
q1'  q 2 ' 
2
II. ĐỊNH LUẬT COULOMB
1. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong chân không
- Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với
đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai
điện tích điểm và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
k q1 q 2
F
r2
- F là lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 , q 2 (N)
- r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm q1 , q 2 (m)
- q1 , q 2 là giá trị điện tích (C)
- k là hệ số tỉ lệ, có độ lớn phụ thuộc vào môi trường đặt điện tích và đơn vị sử dụng.
Trong hệ đơn vị SI:
1
k  9.109 Nm 2 / C 2
4 0
(  0 là hằng số điện,  0  8,85.10 C / Nm )
12 2 2

- Chú ý: Vì không khí khô có tính chất điện giống của chân không nên người ta thường áp dụng biểu thức trên cho cả
hai môi trường chân không và không khí.
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi (chất cách điện)
- Điện môi là môi trường cách điện.
- Ví dụ: không khí ở điều kiện chuẩn, nước nguyên chất, giấy, dầu hỏa, parafin, mica, thủy tinh, thạch anh, Êbônit...
- Mỗi điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi là ε. Đặc trưng cho tính cách điện của môi trường. Trong chân
không:   1 ; trong không khí:   1
k q1 q 2
F
r 2

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 2


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Khi đặt các điện tích điểm trong 1 điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ giảm đi ε lần so với khi đặt
chúng trong chân không.
III. LỰC ĐIỆN TỔNG HỢP TÁC DỤNG LÊN MỘT ĐIỆN TÍCH ĐIỂM

   
F  F1  F2  ...  Fn

   Độ lớn: F  F12  F2 2  2F1.F2 .cos với

 
Xét trường hợp chỉ có 2 lực: F  F1  F2  
  F1 , F2
 
Nếu F1  F2 thì F  F1  F2
 
Nếu F1  F2 thì F  F1  F2
Các trường hợp đặc biệt  
Nếu F1  F2 thì F  F12  F2 2


Nếu F1  F2 thì F  2F1.cos  
2
IV. CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH
   
- Lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm: F  F1  F2  ...  Fn

- Khi điện tích cân bằng thì lực tổng hợp F  0
B. BÀI TẬP VÍ DỤ.
Dạng 1: Bài tập liên quan đến tương tác diuwã hai điện tích điểm
Ví dụ 1(KNTT): Xác định lực điện tương tác giữa electron và proton của nguyên tử hydrogen. Biết khoảng cách từ
electron trong nguyên tử hydrogen đến hạt nhân của nguyên tử này là 5.10-11m; điện tích của electron và proton có độ
C2
lớn bằng nhau 1,6.10-19C. Lấy  0  8,85.10 12 .
N.m 2
Ví dụ 2 (KNTT): Người ta dùng máy phát tĩnh điện để tích điện cho hai quả cầu kim loại nhỏ đặt cách nhau 10 cm
trong không khí. Tính lực điện tương tác giữa hai quả cầu khi:
a) Hai quả cầu được tích điện cùng dấu và cùng độ lớn 9,45.10-7C.
b) Đưa hai quả cầu cách nhau 20cm.
c) Đưa hai quả cầu về vị trí cũ và làm giảm điện tích của một quả cầu đi một nửa.
Ví dụ 3 (KNTT): Nếu khoảng cách giữa hai điện tích điểm tăng lên 2 lần và giá trị của mỗi điện tích điểm tăng lên 3
lần thì lực điện tương tác giữa chúng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Ví dụ 4 (KNTT): Hãy vẽ các vectơ lực điện tương tác giữa hai điện tích điểm q 1 = 10-5C và q2 = 10-7C đặt cách nhau
10 cm trong chân không theo tỉ lệ 1cm ứng với khoảng cách 2cm và lực 0,4N. Lấy k = 9.109 Nm2/C2.
Ví dụ 5: Hai điện tích q1 = 2.10-6C và q2 = -2.10-6C đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Lực tương tác giữa
chúng là 0,4 N. Xác định khoảng cách AB. Lấy k = 9.109 Nm2/C2.
Ví dụ 6: Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì tác dụng
lên nhau một lực là 9.10-3N. Xác định độ lớn điện tích của mỗi quả cầu.
Lấy k = 9.109 Nm2/C2.
Ví dụ 7: (SBT KNTT)
a) Hãy giải thích tại sao đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu A
của thanh kim loại AB thì đầu A của thanh kim loại bị nhiễm điện âm,
đầu B bị nhiễm điện dương (Hình vẽ).
b) Nếu thay thanh kim loại bằng thanh nhựa thì hai đầu của thanh này có
bị nhiễm điện không? Tại sao?
Ví dụ 8: (SBT KNTT)
a) Tính lực tĩnh điện tương tác giữa hạt nhân nguyên tử helium với electron nằm trong lớp vỏ của nguyên tử này. Biết
khoảng cách từ electron đến hạt nhân của nguyên tử helium là 2,94.10-11m, điện tích của electron là -1,6.10-19C.
b) Nếu coi electron chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện với bán kính quỹ đạo đã cho ở trên thì
tốc độ góc và tốc độ của nó bằng bao nhiêu?
Biết khối lượng của electron là 9,1.10-31kg.
Ví dụ 9: (CTST) Sau khi cọ xát thanh thủy tinh (trung hòa về điện) với mảnh lụa, thanh thủy tinh tích điện dương và
có giá trị 13nC. Hãy giải thích quá trình tích điện cho thanh thủy tinh và xác định số electron đã bị bứt ra khỏi thanh
thủy tinh.
Ví dụ 10: (CTST) Hai quả cầu A, B có kích thước nhỏ được đặt cách nhau một khoảng 12cm trong chân không. Biết
quả cầu A có điện tích -3,2.10-7C và quả cầu B có điện tích 2,4.10-7C
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 3
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
a) Tính lực tương tác giữa hai quả cầu.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, sau đó đặt cách nhau một khoảng như lúc đầu. Biết rằng, sau khi tiếp
xúc, hai quả cầu có điện tích bằng nhau. Tính lực tương tác giữa hai quả cầu lúc này.
Ví dụ 11: (SBT CD) Hai vật giống nhau có điện tích lần lượt là 6,0 μC và –2,0 μC. Khi đặt cách nhau một khoảng r thì
chúng hút nhau với lực có độ lớn 2N. Nếu cho hai vật chạm vào nhau rồi dịch chuyển ra xa nhau 2r thì chúng hút hay
đẩy nhau và với lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
Ví dụ 12: (SBT CD) Khoảng cách trung bình giữa electron và proton trong nguyên tử hydro là 5,3.10-11m.
a) Tìm độ lớn của lực điện Fe giữa electron và proton.
me mp
b) Lực hấp dẫn giữa electron và proton được xác định bằng biểu thức Fg  G
r2
11 N.m 2
Trong đó G  6, 67.10 ; m e  9,1.1031 kg; m p  1, 67.1027 kg.
kg 2
Tìm độ lớn của lực hấp dẫn Fg giữa electron và proton.
c) Tìm tỉ số của lực điện Fe và lực hấp dẫn Fg.
d) Tính gia tốc gây ra bởi lực điện của proton lên electron và gia tốc gây bởi lực hấp dẫn của proton lên electron.
Ví dụ 13: (CTST) Một phân tử DNA bao gồm hai nhánh xoắn kép được liên kết với nhau có chiều dài 0,495.10-6m.
19
Phần đuôi của phân tử có thể bị ion hóa mang điện tích âm q1  1, 6.10 C , đmầu còn lại mang điện tích dương
q 2  1, 6.1019 C . Phân tử xoắn ốc này hoạt động như một lò xo và bị nén 1% sau khi bị tích điện. Xác định “độ cứng
k” của phân tử. Biết phân tử DNA trong nhân tế bào và môi trường xung quanh là nước; hằng số điện môi của nước là
81.
Ví dụ 14: Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy nhau với một lực F = 1,8 N. Biết q1 +
q2 = -6.10-6 C và q1  q 2 . Xác định dấu của điện tích q1 và q2. Vẽ các vectơ lực tác dụng của điện tích này lên điện
tích kia. Tính q1 và q2. Lấy k  9.109 Nm 2 / C 2 .
Dạng 2: Lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích điểm
Ví dụ 1: (SBT CD) Ba điện tích nằm trong một mặt phẳng, q1  3C, q 2  5C
và q 3  6C (Hình 3.4). Khoảng cách giữa q1 và q2 là 0,2m; giữa q1 và q3 là 0,16m.
Tìm lực điện tổng hợp do q2 và q3 tác dụng lên q1.
Ví dụ 2: Hai điện tích điểm q 1 = 8.10-8 C và q2 = -8.10-8 C đặt ở hai điểm A và B
trong không khí (AB = 6 cm). Tính lực tác dụng lên q 3 = 8.10-8 C đặt tại diểm C,
trong các trường hợp:
a) CA = 4 cm; CB = 2 cm. b) CA = 4 cm; CB = 10 cm.
Lấy k  9.10 Nm / C .
9 2 2

Ví dụ 3: (CTST) Tại 3 điểm A, B, C cố định trong chân không lần lượt đặt 3 điện tích điểm có giá trị lần lượt là
q1  6.106 C, q 2  6.10 6 C và q 3  3.106 C. Biết AB = 3 cm, AC = 4 cm và BC  5cm . Tính lực tác dụng lên
điện tích điểm đặt tại C.
Ví dụ 4: Hai điện tích điểm q1  16 C và q 2  64 C lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách
nhau 1m. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q 0  4 C khi nó đặt tại điểm M: AM = 60 cm, BM = 80
cm. Lấy k  9.109 Nm 2 / C 2 .
Ví dụ 5: Đặt hai điện tích điểm q1 = -q2 = 2.10-8 C tại A, B trong không khí cách nhau 12 cm. Xác định lực điện tác
dụng lên q3 = 4.10-8 C tại C mà CA = CB = 10 cm.
7 7
Ví dụ 6: Ba điện tích q1  q 2  10 C và q 3  10 C đặt lần lượt tại A, B và C tại 3 đỉnh của một tam giác đều
ABC có cạnh a = 10 cm trong chân không. Xác định hợp lực tác dụng lên q3. Lấy k  9.109 Nm 2 / C 2 .
8
Ví dụ 7: Đặt 3 điện tích q1  q 2  q 3  2.10 C tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC trong không khí. Xác định lực
7
tác dụng lên điện tích q 0  10 C đặt tại trung điểm I của AB. Biết AB = 10 cm. Lấy k  9.109 Nm 2 / C 2 .
8 8 8
Ví dụ 8: Ba điện tích q1  4.10 C, q 2  4.10 C, q 3  5.10 C đặt trong không khí tại ba đỉnh ABC của
một tam giác đều, cạnh a = 2cm. Xác định vectơ lực tác dụng lên q3
Ví dụ 9: Tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6 cm trong không khí có đặt ba điện tích
q1  6.109 C, q 2  q 3  8.109 C . Xác định lực tác dụng lên q 0  8.109 C tại tâm O của tam giác.
9 9
Ví dụ 10: Cho hai điện tích q1  16.10 C, q 2  64.10 C đặt chúng tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau
9
1m. Xác định lực tác dụng lên q 0  4.10 C tại điểm P cách đều A và B một đoạn 60 cm.
Dạng 3: Cân bằng điện tích.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 4
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 1: Cho hai điện tích q1  4C , q 2  9C đặt tại hai điểm A và B trong chân không, AB = 1m. Xác định vị trí
của điểm C để đặt tại C một điện tích q0 thì q0 nằm cân bằng.
Ví dụ 2: Cho hai điện tích q1  4C , q 2  9C đặt tại hai điểm A và B trong chân không, AB = 1m. Xác định vị trí
của điểm C để đặt tại C một điện tích q0 thì q0 nằm cân bằng.
Ví dụ 3 (KNTT): Hai điện tích điểm q1  15C; q 2  6C đặt cách nhau 0,2m trong không khí. Phải đặt một diện
tích q 3 ở vị trí nào để lực điện tác dụng lên điện tích này bằng 0?
Ví dụ 4: (SBT KNTT) Một hệ gồm ba điện tích điểm dương q giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng.
Biết ba điện tích q nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định dấu, độ lớn của điện tích (theo q) và vị trí của điện
tích điểm Q.
8 7
Ví dụ 5: Hai điện tích điểm q1  2.10 C ; q 2  1,8.10 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 12cm trong
không khí. Đặt một điện tích q3 tại điểm C. Tìm vị trí, dấu và độ lớn của q3 để hệ 3 điện tích q1, q2, q3
cân bằng?
Ví dụ 6: (SBT KNTT) Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng 90 g , được treo vào cùng một
điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài 1,5 m . Truyền cho mỗi quả cầu một điện tích 2, 4.10 7 C thì
chúng đẩy nhau ra xa tới lúc cân bằng thì hai điện tích cách nhau một đoạn a Coi góc lệch của hai sợi dây so với
phương thẳng đứng là rất nhỏ. Tính độ lớn của a.Lấy g = 10m/s2.
Ví dụ 7: (SBT CD) Hai quả cầu nhỏ được tích điện như nhau, mỗi quả có khối lượng 1,5 g.
Một quả được treo bằng một lần sợi chỉ, quả kia được đưa lại gần. Ở trạng thái cân bằng, hai
quả cầu cách nhau 2,6 cm và sợi chỉ tạo với phương thẳng đứng góc 20° (Hình 3.5). Tính
điện tích của mỗi quả cầu.
Ví dụ 8: Trong không khí, hai quả cầu nhỏ giống nhau, có khối lượng 5 g được treo vào một
điểm bằng hai sợi dây nhẹ, cách điện, có độ dài bằng nhau. Cho hai quả cầu nhiễm điện thì
chúng đẩy nhau. Khi hai quả cầu cân bằng, hai dây treo hợp với nhau một góc 60°. Lấy g =
10 m/s2. Tìm độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu.
Ví dụ 9: Một quả cầu kim loại nhỏ treo vào một điểm bởi sợi dây. Truyền cho quả cầu điện tích q 1 = 10-7 C. Đưa quả
cầu thứ hai tích điện q2 lại gần thì quả cầu một cân bằng ở vị trí dây treo lệch góc 300 so với phương thẳng đứng. Lúc
này hai quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang và cách nhau 3 cm. Lấy g = 10 m/s 2. Tìm q2.
Ví dụ 10: Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 3,2g mang điện tích q1 = 2.10-7C được treo bằng một sợi dây không dãn
dài 30 cm, khối lượng không đáng kể. Đặt ở điểm treo một điện tích q2 thì lực căng của dây giảm đi một nửa. Lấy g =
10 m/s2. Xác định dấu và độ lớn của điện tích q2
Ví dụ 11: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau treo vào một điểm bởi hai sợi dây   20 cm . Truyền cho mỗi quả
cầu điện tích q  4.10 7 C , chúng đẩy nhau, các dây treo hợp thành góc 2  900 . Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính khối lượng mỗi quả cầu
b) Truyền cho một quả cầu điện tích q’, hai quả cầu vẫn đẩy nhau nhưng góc giữa hai dây giảm còn 600. Tính q’.
Ví dụ 12: Một quả cầu có khối lượng riêng D, bán kính R tích điện dương q được treo vào đầu một sợi dây mảnh
chiều dài  . Tại điểm treo có đặt một điện tích dương q 0. Tất cả đặt trong dầu có khối lượng riêng d và hằng số điện
môi ε. Tính lực căng của sợi dây treo khi hệ cân bằng.
6
Biết: q  q 0  10 C; R  1cm;   10cm;   3;g  10m / s ;d  0,8.10 kg / m ; D  9,8.10 kg / m
2 3 3 3 3

Ví dụ 13: Hai quả cầu nhỏ tích điện như nhau và được treo tại cùng một điểm trong không khí bằng hai sợi dây mảnh
có cùng độ dài   1m . Khi hệ cân bằng thì khoảng cách giữa hai quả cầu là a = 6 cm. Chạm nhẹ tay vào môt trong
hai quả cầu thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Tìm khoảng cách mới giữa hai quả cầu.
DẠNG 1: BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM
Câu 1: Điện tích điểm là
A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích.
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích
được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
q1q 2 qq qq qq
A. F  k . B. F  k 1 2 2 . C. F  k 1 2 . D. F  1 2 .
r r r kr
Câu 3: Gọi q1 và q 2 là giá trị của hai điện tích điểm, r là khoảng cách giữa chúng và k là hằng số điện. Công thức
đúng của định luật Cu-lông trong chân không là
q1q 2 r 2 q1q 2 q1q 2 q1q 2
A. F  B. F  k C. F  k D. F 
k 1 r r kr 2
Câu 4: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực cu – lông
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 5
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về điện môi.
A. Điện môi là môi trường cách điện. B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với
khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 6: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp
A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm điện đặt gần nhau.
B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.
C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.
Câu 7: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?
A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.
B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
Câu 8: Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn
nhất khi đặt trong
A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 9: Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. q1 và q2 đều là điện tích dương. B. q1 và q2 đều là điện tích âm.
C. q1 và q2 trái dấu nhau. D. q1 và q2 cùng dấu nhau.
Câu 10: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1 > 0 và q2 > 0. B. q1 < 0 và q2 < 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
Câu 11: (SBT CTST) Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 1,6. 10-19 C B. -1,6. 10-19 C C. 3,2. 10-19 C D. -3,2. 10-19 C
Câu 12: (SBT CD) Vật A được treo lơ lửng gần một bức tường trung hoà thì bị hút vào tường. Nếu đưa vật A lại gần
vật B mang điện dương thì vật A bị vật B hút. Phát biểu nào sau đây là đúng về vật A?
A. Vật A không mang điện. B. Vật A mang điện âm.
C. Vật A mang điện dương. D. Vật A có thể mang điện hoặc trung hoà.
Câu 13: (SBT CD) Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về sự nhiễm điện của ba vật A, B, C .Khi các vật A và B được
đưa lại gần nhau, chúng hút nhau. Khi các vật B và C được đưa lại gần nhau, chúng đẩy nhau. Phát biểu của học sinh
nào sau đây là đúng?
A. Học sinh 1: Vật A và C mang điện cùng dấu. B. Học sinh 2: Vật A và C mang điện trái dấu.
C. Học sinh 3: Cả ba vật đều mang điện cùng dấu. D. Học sinh 4: Vật A có thể mang điện hoặc trung hoà.
Câu 14: (SBT CTST) Đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một chiếc đĩa chưa tích điện và cô lập về điện
thì
A. điện tích của đĩa sẽ thay đổi hoặc bằng 0, phụ thuộc vào khoảng cách giữa thanh kim loại và đĩa.
B. điện tích của đĩa vẫn bằng 0.
C. đĩa tích điện dương.
D. đĩa tích điện âm.
Câu 15: (SBT CTST) Mỗi hai bụi li ti trong không khi mang điện tích q = - 9,6.10-13 C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay
thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là q  1, 6.10 19 C
A. Thừa 6.106 hat. B. Thừa 6.105 hat. C. Thiếu 6.106hạt. D. Thiếu 6.105 hạt.
Câu 16: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang các điện tích lần lượt là q 1 và q2, cho tiếp xúc nhau. Sau đó
tách chúng ra thì mỗi quả cầu mang điện tích q với
q1  q 2 q  q2
A. q = q1 + q2. B. q = q1 – q2. C. q = . D. 1 .
2 2
Câu 17: Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q 1 và q2 với q1  q 2 , đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút
nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích
A. q = 2q1. B. q = 0. C. q = q1. D. q = 0.5q1.
q
Câu 18: Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q 1 và q2 với 1  q 2 , đưa chúng lại gần nhau thì chúng đẩy

nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích.
B. q = 2q1. B. q = 0. C. q = q1. D. q = 0.5q1.
Câu 19: Có ba quả cầu kim loại kích thước giống nhau. Quả A mang điện tích 27μC, quả cầu B mang điện tích -3μC,
quả cầu C không mang điện tích. Cho quả cầu A và B chạm vào nhau rồi lại tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B
và C chạm vào nhau. Điện tích trên mỗi quả cầu là
A. qA = 6μC, qB = qC = 12μ C . B. qA = 12μC, qB = qC = 6μ C .
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 6
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
C. qA = qB = 6μC, qC = 12μ C . D. qA = qB = 12μC, qC = 6μ C .
Câu 20: Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt là +3C, -7C và -4 C . Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện
tích của hệ là
A. – 8 C . B. – 11 C C. + 14 C D. + 3 C
Câu 21: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?
A. Có phương là đường thẳng nối hai điện tích. B. Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích.
C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. D. Là lực hút khi hai điện tích trái dấu.
Câu 22: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì
hằng số điện môi
A. tăng 2 lần. B. vẫn không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 23: Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của
A. hắc ín (nhựa đường). B. nhựa trong. C. thủy tinh. D. nhôm.
Câu 24: (SBT KNTT) Dùng vải cọ xát một đầu thanh nhựa rồi đưa lại gần hai vật nhẹ thì thấy thanh nhựa hút cả hai
vật này. Hai vật này không thể là
A. hai vật không nhiễm điện. B. hai vật nhiễm điện cùng loại.
C. hai vật nhiễm điện khác loại. D. một vật nhiễm điện, một vật không nhiễm điện.
Câu 25: (SBT KNTT) Tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 26: (SBT KNTT) Tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực
điện tác dụng giữa chúng
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. giảm đi 4 lần. D. không đổi.
Câu 27: Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A
nhiễm điện dương, Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?
A. B âm, C âm, D dương. B. B âm, C dương, D dương. C. B âm, C dương, D âm. D. B dương, C âm, D dương.
Câu 28: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 29: (SBT CD) Vật A mang điện với điện tích 2 μC, vật B mang điện với điện tích 6 μ C . Lực điện do vật A tác
 
dụng lên vật B là FAB . Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là FBA . Biểu thức nào sau đây đúng?
   
A. FAB  3FBA . B. FAB   FBA . C. 3FAB   FBA . D. FAB  3FBA .
104
Câu 30: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì
3
chúng
A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N. C. đẩy nhau một lực 5 N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N.
Câu 31: Hai điện tích điểm có cùng độ lớn 10 -4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10 -3 N
thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m.
Câu 32: (SBT CD) Hai điện tích trái dấu tác dụng lên nhau một lực hút có độ lớn 8,0 N. Nếu dịch chuyển để khoảng
cách giữa chúng bằng 4 lần khoảng cách ban đầu thì độ lớn lực hút là
A. 4 N. B. 2N. C. 0,5 N. D. 1 N.
Câu 33: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau một lực là 21 N. Nếu
đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. hút nhau một lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
C. hút nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau một lực bằng 44,1 N.
Câu 34: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa
chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của
chất lỏng này là
A. 3. B. 1/3. C. 9. D. 1/9.
Câu 35: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau
bằng lực 8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 1 N. B. 2 N. C. 48 N. D. 64 N.
Câu 36: Hai điện tích q1 và q2 khi đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là F. Để
độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích vẫn là F khi đặt trong nước nguyên chất (hằng số điện môi của nước nguyên
chất bằng 81) thì khoảng cách giữa chúng phải
A. tăng lên 9 lần. B. giảm đi 9 lần. C. tăng lên 81 lần. D. giảm đi 81 lần.
Câu 37: (SBT KNTT) Hai quả cầu và có khối lượng và được treo vào điểm bằng hai
đoạn dây cách điện và (Hình vẽ). Khi tích điện cho hai quả cầu thì lực căng của đoạn dây
so với trước khi tích điện sẽ

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 7


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. tăng nếu hai quả cầu tích điện cùng loại.
B. giảm nêu hai quả cầu tích điện cùng loại.
C. không đổi.
D. không đổi chỉ khi hai quả cầu tích điện khác loại.
Câu 38: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong điện môi lỏng   81 cách nhau 3 cm chúng đẩy nhau bởi lực 2 μN.
Độ lớn các điện tích là
A. 0,52.10-7 C B. 4,03 n C C. 1,6 n C D. 2,56 p C
Câu 39: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10 N. Các
điện tích đó bằng
A. ± 2 μ C B. ± 3 μ C C. ± 4 μ C D. ± 5μ C
Câu 40: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10 N. Đặt chúng vào
trong dầu cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Hằng số điện môi của dầu là
A. 1,51. B. 2,01. C. 3,41. D. 2,25.
Câu 41: Hai quả cầu nhỏ điện tích 10-7 C và 4.10-7 C tác dụng nhau một lực 0,1 N trong chân không. Tính khoảng
cách giữa chúng
A. 3 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 6 cm.
Câu 42: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 2 cm thì lực đẩy giữa chúng là
1,6.10-4 N. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10 -4 N, tìm độ lớn các điện tích
đó
A. 2,67.10-9 C; 1,6 cm. B. 4,35.10-9 C; 6 cm. C. 1,94.10-9 C; 1,6 cm. D. 2,67.10-9 C; 2,56 cm.
Câu 43: Tính lực tương tác giữa hai điện tích q 1 = q2 = 3 μC cách nhau một khoảng 3 cm trong chân không (F 1) và
trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε = 2 (F2)
A. F1 = 81 N; F2 = 45 N. B. F1 = 54 N; F2 = 27 N. C. F1 = 90 N; F2 = 45 N. D. F1 = 90 N; F2 = 30 N.
Câu 44: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3 μC và q2 = 1μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt
trong chân không cách nhau 5 cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc
A. 12,5 N. B. 14,4 N. C. 16,2 N. D. 18,3 N.
Câu 45: (SBT CD) Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một
khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn
đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là
A. F. B. F/2. C. F/4. D. F/8.
Câu 46: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2 cm đẩy nhau một lực 1 N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10 -
5
C. Điện tích của mỗi vật là
A. q1 = 2,6.10-5 C; q2 = 2,4.10-5C B. q1 = 1,6.10-5 C; q2 = 3,4.10-5C
C. q1 = 4,9.10-5 C; q2 = 8,8.10-10C D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5C
Câu 47: Hai điện tích q1 và q 2 đặt cách nhau 15 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F = 4 N. Biết
q1  q 2  3.10-6 C và q1  q 2 . Tính q1 và q 2 .
6 6 6 6
A. q1  5.10 C; q 2  2.10 C. . B. q1  2.10 C;q 2  6.10 C .
6 6 6 6
C. q1  2.10 C; q 2  5.10 C. . D. q1  2.10 C; q 2  5.10 C .
DẠNG 2: LỰC ĐIỆN TỔNG HỢP TÁC DỤNG LÊN 1 ĐIỆN TÍCH ĐIỂM
Câu 1: (SBT CTST) Xét ba điện tích q0, q1 và q2 đặt tại ba điểm khác nhau trong không gian. Biết lực do q1 và q2 tác
 
dụng lên q0, lần lượt là F10 và F20 . Biểu thức nào sau đây xác định lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0?
     
A. F0  F10  F20 . B. F0  F10  F20 . C. F0  F10  F20 . D. F0  F10  F20 .
Câu 2: Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q 1 > 0. Hai điện tích q 2 và q3 nằm ở hai đỉnh còn lại. Lực tác
dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?
A. q 2  q 3 . B. q2 > 0, q3 < 0. C. q2 < 0, q3 > 0. D. q2 < 0, q3 < 0.
Câu 3: Hai điện tích có độ lớn bằng nhau cùng dấu là q đặt trong không khí cách nhau một khoảng r. Đặt điện tích q 3
tại trung điểm của đoạn thẳng nối hai điện tích trên. Lực tác dụng lên q 3 là
q1q 3 q1q 3 q1q 3
A. 8k . B. k . C. 4k . D. 0.
r2 r2 r2
Câu 4: Hai điện tích có độ lớn bằng nhau trái dấu là q đặt trong không khí cách nhau một khoảng r. Đặt điện tích q 3
tại trung điểm của đoạn thẳng nối hai điện tích trên. Lực tương tác lên q 3 là
q1q 3 q1q 2 q1q 3
A. 2k . B. 2k . C. 0. D. 8k .
r2 r2 r2
Câu 5: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có cạnh 15cm đặt ba điện tích q A = +2μC, q B = +8μC, qC = - 8μ
C .Tìm vectơ lực tác dụng lên qA.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 8
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng  - Trường THPT Nam Sách 
A. F = 6,4 N, phương song song với BC, chiều cùng chiều BC . B. F = 8,4 N, hướng vuông góc với BC .
 
C. F = 5,9 N, phương song song với BC, chiều ngược chiều BC . D. F = 6,4 N, hướng theo AB .
Câu 6: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có cạnh 0,3 m đặt ba điện tích q A  2 C , q B  9 C ,
q C  8 C . Lực tác dụng lên qA có độ lớn
A. F = 1,8 N, có phương vuông góc với BC, hướng vào trong tam giác.
B. F = 1,8 N, có phương song song với BC, chiều từ B đến C
C. F = 1,8 3 N, có phương vuông góc với BC, hướng ra ngoài tam giác.
D. F = 1,8 3 N, có phương song song với BC, chiều từ B đến C
Câu 7: Trong mặt phẳng tọa độ xOy có ba điện tích điểm q 1 = +4μC đặt tại gốc O, q 2 = - 3μC đặt tại M trên trục Ox
cách O một đoạn OM = +5cm, q3 = -6μC đặt tại N trên trục Oy cách O đoạn ON = 10 cm. Tính lực điện tác dụng lên
q1
A. 1,273 N. B. 0,55 N. C. 48,3 N. D. 2,13 N.
Câu 8: Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau 1 khoảng AB = 6cm. Một điện tích q 1 = q đặt
trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q 1
A. 14,6 N. B. 15,3 N. C. 23,04 N. D. 21,7 N.
Câu 9: Có hai điện tích q1 = +2.10-6 C, q2 = -2.10-6 C, đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một
khoảng 6cm. Một điên tích q3 = + 2.10-6 C, đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4cm. Độ lớn của
lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là
A. 14,40N. B. 17,28 N. C. 20,36 N. D. 28,80 N.
-8 -8
Câu 10: Ba điện tích điểm q 1 = 2.10 C, q2 = q3 = 10 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có
AB = 3cm, AC= 4 cm. Tính lực điện tác dụng lên q1.
A. 0,3.10-3 N. B. 1,3.10-3 N. C. 2,3.10-3 N. D. 3,3.10-3 N.
Câu 11: Ba điện tích điểm q1 = 8nC, q2 = q3 = - 8nC đặt tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a  6 cm trong không
khí xác định lực tác dụng lên điện tích q0 =6nC đặt ở tâm O của tam giác.
A. 72.10-5 N nằm trên AO, chiều ra xa A B. 72.10-5 N nằm trên AO, chiều lại gần A
-5
C. 27.10 N nằm trên AO, chiều ra xa A D. 27.10-5 N nằm trên AO, chiều lại gần A
Câu 12: Trong không khí có ba điện tích điểm dương q1 , q 2 và q 3 ( q1  q 2 ) đặt tại ba điểm A, B và C sao cho tam
  
giác ABC có góc C bằng 60°. Lực tác dụng của q1 , q 2 lên q 3 là F1 và F2 . Hợp lực tác dụng lên q 3 là F . Biết
  
F1  7.105 N , góc hợp bởi F và F1 là 45°. Độ lớn của F gần giá trị
A. 13,5.10 5 N. B. 23, 4.10 5 N. C. 8, 6.10 5 N. D. 9,9.10 5 N.
DẠNG 3: CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm
và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q được giữ cố định:
A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q một khoảng r/4. B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q một khoảng 3r/4.
C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q một khoảng r/3. D. Q có dấu và độ lớn tùy ý, đặt ở giữa hai điện tích và cách
q một khoảng r/3.
Câu 2: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm
và ở đâu để hệ 3 điện tích này cân bằng:
A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q một khoảng r/4. B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q một khoảng 2r/3.
C. Q trái dấu với q, đặt giữa hai điện tích cách q một khoảng r/3.
D. Q có dấu và độ lớn tùy ý, đặt ở giữa hai điện tích và cách q một khoảng r/3.
Câu 3: Hai điện tích điểm trong không khí q1 và q2 = -4q1 tại A và B, đặt q3 tại C thì hợp các lực điện tác dụng lên q 3
bằng 0. Hỏi điểm C có vị trí ở đâu:
A. Trên trung trực của AB. B. Bên trong đoạn AB.
C. Ngoài đoạn AB. D. Không xác định được vì chưa biết giá trị của q3.
Câu 4: Hai điện tích q (dương) và – 4q đặt tại A và B cách nhau 12 cm trong chân không. Lực điện tổng hợp tác dụng
lên điện tích q0 (âm) bằng không thì điện tích đó được đặt tại điểm M
A. Cách A 4 cm, cách B 8 cm. B. Cách A 24 cm, cách B 12 cm.
C. Cách đều A, B một đoạn 12 cm. D. Cách A 12 cm, cách B 24 cm.
Câu 5: (SBT CTST) Hai điện tích điểm +2Q và -Q được đặt cố định tại hai điểm như hình. Phải đặt điện tích q1 ở trị
trí nào thì lực điện do +2Q và -Q tác dụng lên diện tích q, có thể cân bằng nhau?

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 9


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

A. Vi trí (1). B. Vi trí (2). C. Vi tri (3). D. Vi trí (4).


Câu 6: Có hai điện tích q1 = +2.10-8 C, q2 = -8.10-8 C đặt tại 2 điểm A và B trong chân không và cách nhau một
khoảng 8cm. Một điện tích q3 đặt tại C:
a) Để q3 cân bằng thì
A. CA  8;CB  16 . B. CA  8;CB  8 C. CA  16;CB  16 D. CA  4;CB  16
b) Để hệ 3 điện tích cân bằng thì cần thêm điều kiện
A. q3 = -8.10-8 C B. q3 = 8.10-8 C C. q3 = -16.10-8 C D. q3 = 16.10-8 C
-8 -8
Câu 7: Có hai điện tích q1 = -2.10 C, q2 = -8.10 C đặt tại 2 điểm A và B trong chân không và cách nhau một khoảng
8cm. Một điện tích q3 đặt tại C:
a) Để q3 cân bằng thì
A. CA=8/3cm (nằm trong AB). B. CA=8 cm (nằm trong AB).
C. CA=8/3cm (nằm ngoài AB). D. CA=4cm (nằm trong AB)
b) Để hệ cân bằng cần thêm điều kiện
A. q3 = -8.10-8 C B. q3 = 8,89.10-9 C
C. q3 = -8,89.10-9 C D. q3 = 16,5. 10-8 C
Câu 8: (SBT KNTT) Ba điện tích điểm chỉ có thể nằm cân bằng dưới tác dụng của các lực điện khi
A. ba điện tích cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
B. ba điện tích không cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
C. ba điện tích không cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng.
D. ba điện tích cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng.
Câu 9: (SBT Cánh diều) Một điện tích q đặt tại điểm chính giữa đoạn thẳng nối hai điện tích Q bằng nhau. Hệ ba
điện tích sẽ cân bằng nếu q có giá trị là
A. -Q/2. B. -Q/4. C. Q/2. D. Q/4.
Câu 10: Hai điện tích q1 = q2 = q đặt tại hai đỉnh B và D của hình vuông ABCD cạnh a. Để mọi điện tích đặt tại đỉnh
A đều cân bằng thì tại C phải đặt điện tích q0
A. Có dấu và độ lớn bất kì. B. có giá trị là 2 2q .
C. có giá trị là 2 2q . D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 11: Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo gần nhau bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quả cầu
không va chạm nhau. Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm hai dây
treo lệch đi những góc so với phương thẳng đứng là
A. bằng nhau.
B. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn.
C. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.
D. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.
Câu 12: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l (khối
lượng không đáng kể). Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với
phương thẳng đứng một góc 150. Tính lực tương tác điện giữa hai quả cầu:
A. 26.10-5N. B. 52.10-5N. C. 2,6.10-5N. D. 5,2.10-5N.
Câu 13: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l (khối
lượng không đáng kể). Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với
phương thẳng đứng một góc 150. Tính sức căng của dây treo:
A. 103.10-5N. B. 74.10-5N. C. 52.10-5N. D. 26.10-5N.
Câu 14: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l = 50cm
(khối lượng không đáng kể). Cho chúng nhiễm điện bằng nhau chúng đẩy nhau cách nhau 6cm. Tính điện tích mỗi
quả cầu:
A. q = 12,7p C B. q = 19,5p C C. q = 15,5n C D. q = 15,5.10-10 C
Câu 15: Hai quả cầu kim loại giống nhau, mỗi quả cầu có điện tích q > 0 và khối lượng m = 10g được treo vào hai sợi
dây mảnh, nhẹ, cùng chiều dài   30cm vào cùng một điểm trong không khí. Giữ cố định một quả cầu theo phương
thẳng đứng thì thấy dây treo quả cầu kia lệch góc 600 so với phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của q là
A. 2.10-6 C B. 10-6 C C. 10-5 C D. 2.10-5 C

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 10


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
BÀI 17: KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG, ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU
I. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG
- Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
- Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
1. Định nghĩa

- Cường độ điện trường E là đại lượng vectơ, đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường, có đơn vị: V/m.
 
- Vectơ cường độ điện trường E tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vectơ lực điện F tác dụng lên một điện
tích q đặt tại điểm đó và giá trị của điện tích q

 F
E
q
- Phương: trùng với phương của lực điện tác dụng lên điện tích q.
- Chiều:

Nếu q > 0 thì E  F .

Nếu q < 0 thì E  F .
F
- Độ lớn: E 
q
- Chú ý : E  F, q (q được gọi là điện tích thử)
2. Vecto cường độ điện trường

- Vectơ cường độ điện trường E do một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M
cách Q một đoạn r có:
+ Điểm đặt: Tại M
+ Phương : Trùng với đường nối M và Q
+ Chiều : Hướng ra xa Q nếu Q > 0; Hướng vào Q nến Q < 0
kQ Q
+ Độ lớn: E  
r 2
40 r 2
Chú ý: E không phụ thuộc vào điện tích đặt tại đó mà chỉ phụ thuộc vào Q và r
III. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG TỔNG HỢP
- Giả sử có hai điện tích Q 1 > 0 và Q2 < 0 đặt trong chân không, gây ra tại điểm M hai điện
 
trường E1 và E 2 . Khi đó, theo nguyên lý chồng chất điện trường. Vectơ cường độ điện trường

tổng hợp tại M E M  E1  E 2


 E , E     E
1 2 M  E12  E 22  2E1E 2 cos 
 
Nếu E1  E 2 thì E  E1  E 2
 
Nếu E1  E 2 thì E  E1  E 2
 
Nếu E1  E 2 thì E  E12  E 2 2
Các trường hợp đặc biệt  
Nếu E1  E 2 thì E  E12  E 2 2

F  2F1.cos  
2
IV. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG
1. Điện phổ
- Khi cho một hoặc một số
quả cầu tích điện vào trong
một bể dầu đã trộn đều các
hạt cách điện. Hệ các đường
được tạo thành từ các hạt cách
điện được gọi là điện phổ
của điện tích hoặc hệ điện
tích nói trên.

Điện
Luyện thi ĐH - Dao phổ cơ!
động của một điện Điện phổ của hai điện Điện phổ của hai điện
Trang 11

tích tích cùng dấu tích trái dấu


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

2. Đường sức điện


- Khái niệm: Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của véc tơ cường độ điện trường tại
một điểm trùng với véc tơ tiếp tuyến với đường sức của điện trường tại điểm đó
- Các tính chất của đường sức điện:
+ Qua 1 điểm trong điện trường chỉ vẽ được 1 đường sức điện mà chỉ 1 mà thôi, các đường sức điện không cắt nhau.
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại 1 điểm là hướng của vectơ cường độ điện
trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường không khép kín. Xuất phát từ điện tích dương (hoặc vô cực), kết
thúc ở điện tích âm (hoặc vô cực).
+ Quy ước: Càng gần điện tích - điện trường càng mạnh thì vẽ các đường sức dày, càng xa điện tích - điện trường
càng yếu thì vẽ các đường sức thưa.
b. Một số hình ảnh đường sức của điện trường bao quanh các điện tích:

V. ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU


1. Định nghĩa
- Điện trường đều là điện trường có cường độ điện trường tại mọi điểm bằng nhau về độ lớn, giống
nhau về phương và chiều.
- Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
- Điện trường ở không gian bên trong hai bản kim loại phẳng song song tích điện trái dấu là điện
trường đều.
2. Điện trường giữa hai bản phẳng song song tích điện trái dấu.
U
E
d
+ U là hiệu điện thế giữa hai bản (V/m). Hiệu điện thế càng cao thì điện trường càng mạnh. E tỉ lệ thuận với U.
+ d là khoảng cách giữa hai bản (m). Khoảng cách giữa hai bản càng lớn thì điện trường càng yếu. E tỉ lệ nghịch với d.
3. Điện tích chuyển động trong điện trường
- Khi thả nhẹ một điện tích trong điện trường đều, dưới tác dụng của lực điện trường điện tích sẽ chuyển động theo
hướng của lực điện trường
- Khi một điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức, dưới tác dụng của lực điện
trường:
+ Thành phần vận tốc theo phương song song với đường sức bị biến đổi.
+ Thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức không thay đổi.
 Kết quả là vận tốc của điện tích liên tục đổi phương và tăng dần độ lớn, quỹ đạo chuyển động trở thành đường
parabol.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 12


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

Bài toán: Hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu, đặt song song với nhau, cách nhau một khoảng d. Hiệu điện thế

giữa hai bản là U. Một electron bay vào giữa hai bản theo phương vuông góc với các đường sức điện với vận tốc v 0 .
Bỏ qua điện trường Trái Đất, lực cản môi trường, trọng lực tác dụng lên electron. Hãy viết phương trình quỹ đạo của
chuyển động.
Giải:
Chọn hệ trục Oxy, gốc tọa độ O đúng tại điểm electron bắt đầu bay vào điện trường, trục Ox có hướng cùng hướng

v 0 , trục Oy thẳng đứng hướng lên (như hình).

- Khi bay vào điện trường electron chịu tác dụng của lực điện hướng lên.
- Theo định luật II Newton, ta có:
 
F  ma  qE  ma
- Chiếu lên Oy ta có:
qE qU
qE  ma y  a y  
m md
- Phương trình chuyển động theo phương Ox: x  v 0 .t (1)
1 2 1 qU 2
- Phương trình chuyển động theo phương Oy: y  a yt   . .t (2)
2 2 md
= Từ (1) và (2)  phương trình quỹ đạo của chuyển động là
1 qU
y . 2
.x 2
2 m.d.v 0
1 qU
- Vì electron mang điện âm (q < 0) nên  .  0 . Do đó quỹ đạo chuyển động của electron có dạng là đường
2 m.d.v 0 2
parabol bề lõm hướng lên.
1 qU
- Với trường hợp điện tích dương (q > 0) bay vào trong điện trường đều thì  .  0 . Khi đó quỹ đạo chuyển
2 m.d.v 0 2
động của electron có dạng là đường parabol bề lõm hướng xuống.
Dạng 1: Bài toán liên quan đến điện trường của một điện tích.
Ví dụ 1 (KNTT): Xét điện trường của điện tích Q = 6.10-14 C, sử dụng đoạn thẳng dài l cm để biểu diễn cho độ lớn
10

vectơ cường độ điện trường E  10 (V/m). Hãy tính và vẽ vectơ cường độ điện trường tại một điểm cách O một
6 0
khoảng 2 cm và 3 cm.
Ví dụ 2 (KNTT): Một điện tích điểm Q = 6.10-13 C đặt trong chân không.
Xác định phương, chiều, độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó một
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 13
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
khoảng 1 cm, 2 cm, 3 cm.
a) Nhận xét về cường độ điện trường ở những điểm gần điện tích Q và ở những điểm cách xa điện tích Q.
b) Từ các nhận xét trên, em hãy mô tả cường độ điện trường do một điện tích điểm dương Q đặt trong chân không gây
ra tại một điểm cách nó một khoảng r. Vẽ hình minh hoạ.
Ví dụ 3(KNTT): Một hạt bụi mịn loại pm2,5 có điện tích bằng 1,6.10-19 C lơ lửng trong không khí nơi có điện trường
của Trái Đất bằng 120 V/m. Bỏ qua trọng lực, tính lực điện của Trái Đất tác dụng lên hạt bụi mịn và từ đó giải thích lí
do hạt bụi loại này thường lơ lửng trong không khí.
Ví dụ 4(SBT KNTT): Khi làm thực nghiệm xác định điện trường tại một điểm M gần mặt đất, người ta dùng điện tích
thử q = 4.10-16C xác định được lực điện tác dụng lên điện tích qcó giá trị bằng 5.10-14N, có phương thẳng đứng hướng
từ trên xuống dưới. Hãy tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm M.
Ví dụ 5 (SBT KNTT): Khi phát hiện một đám mây dông có kích thước nhỏ, một trạm quan sát thời tiết đã đo được
khoảng cách từ đám mây đó đến trạm cỡ bằng 6350m, người ta cũng xác định được cường độ điện trường do nó gây
ra tại trạm cỡ bằng 450V/m. Hãy ước lượng độ lớn điện tích của đám mây dông đó. Coi đám mây như một điện tích
điểm.
Ví dụ 6 (SBT KNTT): Vào một ngày đẹp trời đo đạc thực nghiệm cho thấy gân bề mặt Trái Đất ở một khu vực tại Hà
Nội tồn tại điện trường theo phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới, có độ lớn cường độ điện trường không đổi
trong khu vực khảo sát và bằng 114V/m.
a) Hãy vẽ hệ đường sức điện của điện trường trái đất ở khu vực đó.
b) Một hạt bụi mịn có điện tích 6,4.10-19 sẽ chịu tác dụng của lực điện có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
Ví dụ 7 (SBT KNTT): Cường độ điện trường của Trái Đất tại điểm M có giá trị bằng 120V/m. Một electron có điện
tích bằng 1,6.10-19 và khối lượng bằng 9,1.10-31 kg. Chứng minh rằng, trọng lực có thể được bỏ qua so với lực điện mà
Trái Đất tác dụng lên electron. Lấy g = 9,8m/s2.
Ví dụ 8 (SBT CTST): Đặt một điện tích Q = 10-6 C vào một môi trường có hằng số điện môi bằng 3.
a) Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách Q là 2 cm.
b) Đặt tại M một điện tíchq = -2.10-8C. Xác định lực điện tác dụng lên q.
Ví dụ 9 (SBT CTST): Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại các điểm A, B, C (Hình vẽ)
theo thứ tự tăng dần.

Ví dụ 10 (SBT CD): Một điện tích dương 3,2.10-5 C chịu một lực 4,8 N và hướng nằm ngang sang phải khi
đặt trong một điện trường. Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích.
Ví dụ 11 (SBT CD): Tại vị trí A có một cường độ điện trường hướng đông với độ lớn 3,8.103 N/C. Tìm lực điện do
điện trường tác dụng lên điện tích –5,0 μC đặt tại A.
Ví dụ 12 (SBT CD): Một điện tích –2,8.10-6 C chịu một lực điện có độ lớn 0,070 N và hướng nằm ngang sang phải.
Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích
Ví dụ 13 (SBT CD): Một điện tích được đặt tại một điểm có cường độ điện trường hướng về phía tây với độ lớn
1,60.104 N/C. Lực do điện trường tác dụng lên điện tích là 6,4 N và hướng về phía đông. Tìm độ lớn và dấu của điện
tích.
Ví dụ 14 (SBT CD): Cường độ điện trường tại điểm cách một điện tích điểm 0,20 m có độ lớn 2,8.10 6 N/C, hướng về
phía điện tích. Tìm độ lớn và dấu của điện tích.
Ví dụ 15 (SBT CTST): Cho hai điểm M và N cùng nằm trên một đường sức điện của điện trường do điện tích q gây
ra. Độ lớn cường độ điện trường tại M là 45 V/m và tại N là 5 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tại trung điểm I
bằng bao nhiêu?
Ví dụ 16: Cho 2 điểm A và B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do 1 điện tích điểm q dương gây ra. Biết
độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m.
a) Tính độ lớn của cường độ điện trường tại trung điểm M của đoạn AB.
b) Nếu đặt thêm một điện tích thứ hai bằng q tại vị trí đối xứng với vị trí của điện tích thứ nhất đối với điểm M thì
điện trường tại các điểm A, B, M có giá trị bằng bao nhiêu?
Dạng 2: Bài toán liên quan đến điện trường của hệ điện tích.
Ví dụ 1: Hai điện tích điểm q 1 = 2.10-8C và q2 = 2.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 1 đoạn a = 3 cm trong
không khí. Xác định vecto cường độ điện trường do 2 điện tích gây ra tại
a) Điểm O là trung điểm của AB.
b) Điểm C là nằm trên AB, ngoài A và cách A 1 đoạn bằng a.
c) Điểm M cách đều A và B 1 đoạn bằng a.
d) Điểm N cách đều AB 1 đoạn bằng 0,5a và nằm trên trung trực của AB.
Ví dụ 2 (KNTT): Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm và AC = 4 cm. Tại điểm B ta đặt điện tích Q 1 =
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 14
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
4,5.10-8C, tại điểm C ta đặt điện tích Q2 = 2.10-8C.
a) Tính độ lớn của cường độ điện trường do mỗi điện tích trên gây ra tại A.
b) Tính cường độ điện trường tổng cộng tại A.
Ví dụ 3 (SBT KNTT): Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm và AC = 4cm. Tại B ta đặt điện tích Q 1 = 4,5.10-
8
C, tại C, ta đặt điện tích Q2 = 2.10-8C. Hãy tính độ lớn của cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại A.
Ví dụ 4: Hai điện tích q1 = 8.10-8C và q2 = -8.10-8C đặt tại A, B trong không khí, AB = 4
cm. Tìm vecto cường độ điện trường tại C trên trung trực AB, cách AB = 2 cm. Suy ra
lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-9C đặt ở C.
Ví dụ 5 (CTST): Tại hai điểm A, B trong chân không, ta đặt cố định hai điện tích điểm
có các giá trị điện tích được cho trong hình. Biết tam giác ABC là tam giác đều. Xác
định độ lớn và hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm C.

Ví dụ 6: Tại 3 đỉnh A, B, C của hình vuông ABCD cạnh a đặt 3 điện tích q giống nhau (q > 0). Xác định vecto cường
độ điện trường tại
a) Tâm O hình vuông.
b) Đỉnh D.
Ví dụ 7 (SBT CTST): Có thể xem mô hình hạt nhân uranium là một quả cầu có bán kính 7,40.10 -15 m. Biết hạt nhân
uranium có 92 proton, điện tích của một hạt proton là 1,60.10 -19 C. Xem gần đúng toàn bộ điện tích của hạt nhân
uranium tập trung tại tâm của quả cầu. Hạt nhân uranium sau đó giải phóng một hạt α chứa 2 proton tại bề mặt của hạt
nhân (hiện tượng phóng xạ).
a) Tính cường độ điện trường tại bề mặt hạt nhân trước khi giải phóng hạt α.
b) Tính lực điện tác dụng lên hạt α tại bề mặt hạt nhân.
Ví dụ 8 (SBT CD): Hai điện tích điểm –40 μC và 50 μC đặt cách nhau 12
cm. Tìm cường độ điện trường tại điểm ở chính giữa đoạn thẳng nối hai
điện tích này.
Ví dụ 9 (SBT CD): Hai điểm A và B cách nhau 5 cm. Điện tích tại A là 46
μC, tại B là 82 μC. Tìm cường độ điện trường tại điểm C cách B một đoạn
4 cm biết AB vuông góc với BC. (Hình vẽ).
Ví dụ 10 (SBT CD): Hai điện tích được đặt tại hai điểm A và B (Hình vẽ).
Điện tích tại A là 14 nC, tại B là 12 nC. AN = NB = 6,0 cm; MN = 8,0 cm. MN vuông góc với AB. Tìm cường độ
điện trường tại điểm M.

Dạng 3: Điện trường triệt tiêu.


Ví dụ 1: Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt ở A, B trong không khí, AB = 100 cm. Tìm điểm C tại đó cường độ điện
trường tổng hợp bằng 0 với
a) q1 = 36.10-6C; q2 = 4.10-6C
b) q1 = -36.10-6C; q2 = 4.10-6C
Ví dụ 2 (KNTT): Đặt điện tích điểm Q1 = 6.10-8 C tại điểm A và điện tích điểm Q 2 = -2.10-8C tại điểm B cách A một
khoảng bằng 3 cm (Hình vẽ). Hãy xác định những điểm mà cường độ điện trường tại đó bằng 0.

Ví dụ 3 (SBT KNTT): Đặt điện tích Q 1 = 6.10-8C tại điểm A và điện tích Q 1 = -2.10-8C tại điểm B cách A một khoảng
bằng 3cm. Hãy xác định những điểm mà cường độ điện trường tại đó bằng 0.
Ví dụ 4 (SBT KNTT): Hai điểm A và B cách nhau 6cm. Tại A, đặt điện tích Q1 = 8.10-10C. Tại B, đặt điện tích Q2 =
2.10-10C. Hãy xác định những điểm mà cường độ điện trường tại đó bằng 0.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 15


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 5 (CTST): Xét hệ trục tọa độ Oxy. Đặt hai quả cầu nhỏ có điện tích
lần lượt là 3µC và –3,5 µC tại 2 điểm O và A trên trục Ox, cách nhau một
khoảng 0,6 m (Hình vẽ). Xác định toạ độ điểm C sao cho vectơ cường độ
điện trường tại đó bằng không.

Ví dụ 6 (SBT CTST): Hai điện tích điểm có giá trị điện tích lần lượt là +3μC và −5μC được đặt tại hai điểm M và N
trong chân không. Khoảng cách giữa M và N là 0,2 m. Gọi P là điểm mà cường độ điện trường tổng hợp tại đó bằng 0.
Hãy xác định vị trí điểm P.
Ví dụ 7: Cho hình vuông ABCD, tại A và C đặt các điện tích q1 = q3 = q. Hỏi phải đặt ở B điện tích bao nhiêu để
cường độ điện trường ở D bằng 0?
Ví dụ 8: Một quả cầu có khối lượng m = 100g, tích điện q > 0. Khi treo quả cầu bằng sợi dây mảnh trong điện trường
đều có hướng nằm ngang và có cường độ là E =1000 V/m thì dây treo bị lệch 1 góc 300 so với phương thẳng đứng.
Tìm điện tích q của quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.

Ví dụ 9: Một hạt bụi tích điện âm có khối lượng m = 10 -8 g nằm cân bằng trong điện trường đều E có phương thẳng
đứng và có cường độ E =1000 V/m.
a) Tính điện tích của hạt bụi.
b) Hạt bụi mất bớt một số điện tích của 5.105 electron. Muốn hạt bụi vẫn nằm cân bằng thì cường độ điện trường phải
bằng bao nhiêu?
Ví dụ 10: Một hòn bi nhỏ bằng kim loại được đặt trong dầu. Bi có thể tích V = 10 mm3, khối lượng m = 9.10-5 kg. Dầu

có khối lượng riêng D = 800 kg/m3. Tất cả được đặt trong một điện trường đều, E hướng thẳng đứng từ trên xuống,
E  4,1.105 V / m . Tìm điện tích của bi để nó cân bằng lơ lửng trong dầu. Lấy g = 10 m/s2.
Ví dụ 11 (SBT CTST): Một electron tự do có điện tích và khối lượng lần lượt là −1,6.10-19 C và 9,1.10-31 kg được đặt
vào điện trường đều E = 300 V/m. Tính độ lớn gia tốc mà electron thu được dưới tác dụng của lực tĩnh điện.

Ví dụ 12: Electron đang chuyển động với vận tốc v 0  4.10 m / s thì đi vào điện trường đều, E = 910 V/m, v 0 cùng
6

chiều điện trường. Tính gia tốc và quãng đường electron chuyển động chậm dần đều cùng chiều đường sức.
Ví dụ 13 (SBT CD): Người ta làm thí nghiệm, cho những giọt dầu nhỏ mang điện tích âm với độ lớn điện tích khác
nhau rơi trong điện trường (đặt trong chân không). Biết cường độ điện trường có độ lớn 5,92.10 4 N/C và có hướng
thẳng đứng xuống dưới.
a) Xét một giọt dầu lơ lửng trong vùng có điện trường (lực điện tác dụng lên giọt dầu cân bằng với lực hấp dẫn của
Trái Đất tác dụng lên nó). Biết khối lượng của giọt dầu là 2,93.10-15 kg, tìm điện tích của giọt dầu.
b) Một giọt dầu khác có cùng khối lượng nhưng rơi với tốc độ ban đầu bằng không và trong 0,250 s rơi được 10,3 cm.
Tìm điện tích của giọt dầu này. Lấy g = 9,80 m/s2.
Dạng 4: Điện trường đều.
Ví dụ 1 (SBT KNTT): Ion âm OH- được phát ra từ một máy lọc không khí ở nơi có điện trường trái đất bằng 120V/m
hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Hãy xác định lực điện của Trái Đất tác dụng lên ion âm nói trên và vẽ hình
minh hoạ
Ví dụ 2 (SBT KNTT): Trong cơ thể sống, có nhiều loại tế bào, màng tế bào có nhiệm vụ kiểm soát các chất và ion ra
vào tế bào đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và bảo vệ tế bào trước các tác nhân có hại của môi trường. Một tế bào
có màng dày khoảng 8.10-9m, mặt trong của màng tế bào mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu
điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Hãy tính cường độ điện trường trong màng tế bào trên.
Ví dụ 3 (SBT KNTT): Một ion âm có điện tích -3,2.10-19C đi vào trong màng tế bào ở câu 7. Hãy xác định xem ion âm
sẽ bị đẩy ra khỏi tế bào hay đẩy vào trong tế bào và lực điện tác dụng lên ion âm bằng bao nhiêu?
Ví dụ 4 (SBT KNTT): Cho hai tấm kim loại phẳng rộng, đặt nằm ngang, song song với nhau và cách nhau d = 5cm.
Hiệu điện thế giữa hai tấm đó bằng 500V/m.
a) Tính cường độ điện trường trong khoảng giữa hai bản phẳng.
b) Khi một electron bật ra khỏi bản nhiễm điện âm và đi vào khoảng giữa hai bản phẳng với tốc độ ban đầu v0 0.
Hãy tính động năng của electron trước khi va chạm với bản nhiễm điện dương

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 16


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
* Câu hỏi lí thuyết.
Câu 1: Điện trường là
A. môi trường không khí quanh điện tích.
B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường dẫn điện.
D. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Câu 2: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 3: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện
trường
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 4: Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 5: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
A. V/m2. B. V.m. C. V/m. D. V.m2.
Câu 6: Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó.
C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 7: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 8: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 9: Véc tơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q > 0 gây ra thì:
A. luôn hướng về Q.
B. tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn thay đổi theo thời gian.
C. luôn hướng xa Q.
D. tại mọi điểm trong điện trường độ lớn là hằng số.
Câu 10: Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Câu 11: Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là:
A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.
C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
D. Các đường sức là các đường có hướng.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q?
A. là những tia thẳng. B. có phương đi qua điện tích điểm.
C. có chiều hướng về phía điện tích. D. không cắt nhau.
Câu 13: Cường độ điện trường là đại lượng
A. vectơ. B. vô hướng, có giá trị dương.
C. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm. D. vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.
Câu 14: Vectơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn:

A. cùng hướng với lực F tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

B. ngược hướng với lực F tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

C. cùng phương với lực F tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

D. ngược phương với lực F tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
Câu 15: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặt trưng cho điện trường:
A. về khả năng thực hiện công. B. về tốc độ biến thiên của điện trường.
C. về mặt tác dụng lực. D. về năng lượng.
Câu 16: Chọn câu sai:
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 17
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường.
B. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C. Vectơ cường độ điện trường có phương trùng với đường sức.
D. các đường sức của điện trường không cắt nhau.
Câu 17: Điện tích q đặt vào trong điện trường, dưới tác dụng của lực điện trường điện tích sẽ:
 
A. di chuyển cùng chiều E nếu q < 0. B. di chuyển ngược chiều E nếu q > 0.
 
C. di chuyển cùng chiều E nếu q > 0. D. chuyển động theo chiều E bất kì
Câu 18: Chọn phát biểu sai
A. cường độ điện trường đặc trưng về mặt tác dụng lực của điện trường.
B. trong vật dẫn luôn có điện tích.
C. hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường.
D. điện trường của điện tích điểm là điện trường đều.
Câu 19: Đáp án nào là đúng khi nói về quan hệ về hướng giữa véctơ cường độ điện trường và lực điện trường:
A. cùng phương chiều với tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó.
B. cùng phương ngược chiều với tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó.
C. cùng phương chiều với tác dụng lên điện tích thử dương đặt trong điện trường đó.
D. cùng phương chiều với tác dụng lên điện tích thử âm đặt trong điện trường đó.
Câu 20: Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện sau đây, quy tắc nào sai:
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức đi qua nó.
B. Các đường xuất phát từ các điện tích âm, tận cùng tại các điện tích dương.
C. Các đường sức không cắt nhau.
D. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn.
Câu 21: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bới điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách
điện tích Q một khoảng r là
Q Q Q Q
A. E = 9.109 . B. E = - 9.109 . C. E = 9.109 . D. E = - 9.109
r2 r r r2
Câu 22: (SBT KNTT) Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và
A. tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó. B. tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó.
C. truyền lực cho các điện tích. D. truyền tương tác giữa các điện tích.
Câu 23: (SBT KNTT) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về
A. phương của vectơ cường độ điện trường. B. chiều của vectơ cường độ điện trường.
C. phương diện tác dụng lực. D. độ lớn của lực điện.
Câu 24: (SBT KNTT) Đơn vị của cường độ điện trường là
A. N. B. N/m C. V/m. D. V.
Câu 25: (SBT KNTT) Đại lượng nào dưới đây không liên quan tới cường độ điện trường của một điện tích điểm
đặt tại một điểm trong chân không?
A. Khoảng cách từ đến điểm quan sát. B. Hằng số điện của chân không.
C. Độ lớn của điện tích . D. Độ lớn của điện tích đặt tại điểm quan sát.
Câu 26: (SBT KNTT) Một điện tích điểm đặt trong chân không. Cường độ điện trường do điện tích gây ra
tại một điểm cách một khoảng có phương là đường thẳng nối với và
Q
A. chiều hướng từ tới với độ lớn bằng
4 0 r 2
Q
B. chiều hướng từ ra xa khỏi với độ lớn bằng
4 0 r 2
Q
C. chiều hướng từ tới với độ lớn bằng
4 0 r 2
Q
D. chiều hướng từ ra xa khỏi với độ lớn bằng .
4 0 r 2
Câu 27: (SBT KNTT) Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Cường độ điện trường tại
một điểm M cách Q một khoảng có giá trị bằng

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 18


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. . B. . C. . D. .
Câu 28: (SBT KNTT) Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm . Một điểm cách một khoảng . Tập
hợp những điểm có độ lớn cường độ điện trường bằng độ lớn cường độ điện trường tại là
A. mặt cầu tâm và đi qua M. B. một đường tròn đi qua M.
C. một mặt phẳng đi qua M. D. các mặt cầu đi qua M.
Câu 29: (SBT KNTT) Cường độ điện trường tại một điểm M trong điện trường bất kì là đại lượng
A. vectơ, có phương, chiều và độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M.
B. vectơ, chỉ có độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M.
C. vô hướng, có giá trị luôn dương.
D. vô hướng, có thể có giá trị âm hoặc dương.
Câu 30: (SBT KNTT) Những đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích điểm có dạng là
A. những đường cong và đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q.
B. những đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q.
C. những đường cong và đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q.
D. những đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q.
Câu 31: (SBT KNTT) Đường sức điện cho chúng ta biết về
A. độ lớn của cường độ điện trường của các điểm trên đường sức điện.
B. phương và chiều của cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện.
C. độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.
D. độ mạnh yếu của điện trường.
Câu 32: (SBT CTST) Đơn vị của cường độ điện trường là
A. V/m, C/N. B. V.m, N.C. C. V/m, N/C. D. V.m, C/N.
Câu 33: (SBT CTST) Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại một điểm phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
(2) Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm cùng chiều với lực tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
(3) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.
(4) Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
(5) Điện trường do điện tích âm gây ra trong không gian là điện trường đều.
A. 2, 4. B. 1, 3. C. 2, 3. D. 3, 4.
Câu 34: (SBT CTST) Trong các hình dưới đây, hình nào biểu diễn điện trường đều?


Câu 35: (SBT CTST) Cường độ điện trường do một điện tích Q gây ra tại một điểm M là E . Đặt tại M một điện tích
thử dương. Nếu ta thay điện tích thử ấy bằng một điện tích âm, độ lớn gấp 4 lần điện tích thử ban đầu thì cường độ
điện trường tại M thay đổi như thế nào?
 
A. Độ lớn không đổi, có chiều ngược chiều E . B. Độ lớn giảm 4 lần, có chiều ngược chiều E .
C. Độ lớn giảm 4 lần, không đổi chiều. D. Không đổi.
Câu 36: (SBT CD) Giả sử đặt mỗi electron và proton riêng biệt trong một điện
trường và hai điện trường này giống hệt nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Electron và proton chịu tác dụng của cùng một lực điện.
B. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn lớn hơn lực điện tác dụng lên electron
nhưng ngược hướng.
C. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn bằng lực điện tác dụng lên electron nhưng
ngược hướng.
D. Electron và proton có cùng gia tốc.
Dạng 1: Bài toán liên quan đến điện trường của một điện tích
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 19
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Câu 1: Đặt một điện tích -3.10-6 C tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường tại B cách A 15 cm là
A. 12.105 V/m, hướng từ B về A. B. 12.105 V/m, hướng từ A về B.
5
C. 1,8.10 V/m, hướng từ B về A. D. 1,8.105 V/m, hướng từ A về B.
Câu 2: Một điện tích Q đặt trong chân không, cường độ điện trường tại điểm M cách Q là 20 cm, có độ lớn 450 V/m.
Độ lớn của điện tích Q là
A. 2.10-9 C. B. 1.10-8 C. C. - 2.10-9 C. D. - 1.10-8 C.
Câu 3: (SBT CD) Một điện tích thử 1 μC được đặt tại điểm P mà điện trường do các điện tích khác gây ra theo hướng
nằm ngang từ trái sang phải và có độ lớn 4.10 N/C. Nếu thay điện tích thử bằng điện tích – 1 μC thì cường độ điện
trường tại P
A. giữ nguyên độ lớn, nhưng thay đổi hướng. B. tăng độ lớn và thay đổi hướng.
C. giữ nguyên. D. giảm độ lớn và đổi hướng.
Câu 4: (SBT CD) Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C trong Hình 3.6, theo thứ tự giảm dần
từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
A. A, B, C. B. A, C, B. C. C, A, B. D. B, A, C.
Câu 5: Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ
điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1 V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái.
Câu 6: Một điện tích – 1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó. D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu 7: Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo
chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang
xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải. B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái. D. 2000 V/m, hướng từ trái sang phải.
Câu 8: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10 -4N.
Độ lớn của điện tích đó là:
A. 1,25.10-4C. B. 8.10-2C. C. 1,25.10-3C. D. 8.10-4C.
Câu 9: Điện tích điểm đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12000V/m, có phương thẳng đứng chiều
từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q:
A. có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36N.
B. có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48N.
C. có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N.
D. có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N.
Câu 10: Một điện tích q = 5nC đặt tại điểm
A. Xác định cường độ điện trường của q tại điểm B cách A một khoảng 10cm:
A. 5000V/m. B. 4500V/m. C. 9000V/m. D. 2500V/m
Câu 11: Một điện tích q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn. Tại điểm M cách q 40cm, điện trường có cường
độ 9.105 V/m và hướng về điện tích q, biết hằng số điện môi của môi trường là 2,5. Xác định dấu và độ lớn của q:
A. . B. . C. . D.
-7
Câu 12: Một điện tích q = 10 C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng lực F = 3mN. Tính
cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích q. Biết rằng hai điện tích cách nhau một khoảng r = 30cm trong chân
không:
A. 2.104V/m. B. 3.104V/m. C. 4.104V/m. D. 5.104V/m
-7
Câu 13: Một điện tích q = 10 C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng lực F = 3mN. Tính độ
lớn của điện tích Q. Biết rằng hai điện tích cách nhau một khoảng r = 30 cm trong chân không
A. 0,5μC. B. 0,3μC. C. 0,4μC. D. 0,2μC
Câu 14: Điện tích điểm q đặt tại O trong không khí, Ox là một đường sức điện. Lấy hai điểm A, B trên Ox, đặt M là
trung điểm của AB. Giữa EA, EB, EM có mối liên hệ:
EA  EB  1 1  1 1 1 
A. E M 
2
. B. EM 
1
2
 
E A  E B . C.
1
EM
 2
 E
  . D.
E B 
1
 
E M 2  E A
 
E B 
 A

Câu 15: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36 V/m, tại B bằng 9 V/m. Hỏi cường độ điện
trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức:
A. 30 V/m. B. 25 V/m. C. 16 V/m. D. 12 V/m

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 20


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Câu 16: Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ điện
trường tại điểm A, M, B lần lượt là E A, EM và EB. Nếu EA = 90000 V/m, EB = 5625 V/m và MA = 2MB thì E M gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16000 V/m. B. 22000 V/m. C. 11200 V/m. D. 10500 V/m.
Câu 17: Trong không gian có ba điểm O, A, B sao cho OA  OB và M là trung điểm của AB. Tại điểm O đặt điện
tích điểm Q. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 10000 V/m, EB = 5625
V/m thì EM bằng
A. 14400 V/m. B. 22000 V/m. C. 11200 V/m. D. 10500 V/m.
Câu 18: (SBT CTST) Cho ba điểm A, B và C theo đúng thứ tự cùng nằm trên một đường sức điện của điện trường do
điện tích q gây ra. Độ lớn cường độ điện trường tại A là 90 V/m, tại C là 5 V/m và BA = 2BC. Độ lớn cường độ điện
trường tại B có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 7 V/m. B. 21 V/m. C. 14 V/m. D. 9 V/m.
OA
Câu 19: Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, A sao cho OM  . Khi tại O đặt điện
3
tích điểm 9Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là 1000 V/m. Khi tại O đặt điện tích điểm 7Q thì độ lớn cường độ
điện trường tại M là
A. 1800 V/m. B. 7000 V/m. C. 9000 V/m. D. 6800 V/m.
Câu 20: Khi tại điểm O đặt 2 điện tích điểm giống hệt nhau thì độ lớn cường độ điện trường tại điểm A là E. Để tại
trung điểm M của đoạn OA có độ lớn cường độ điện trường là 10E thì số điện tích điểm như trên cần đặt thêm tại O
bằng
A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 21: Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích Q thì độ lớn
cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường
tại N là
A. 4,5E. B. 2,25E. C. 2,5E. D. 3,6E.
Câu 22: Trong không khí, có bốn điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho MI = IN. Khi tại O đặt điện
tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến I thì độ lớn
cường độ điện trường tại N là
A. 4,5E. B. 9E. C. 2,5E. D. 3,6E.
Dạng 2: Bài toán liên quan đến điện trường của hệ điện tích.
Câu 1: (SBT CTST) Cường độ điện trường do hai điện tích dương gây ra tại một điểm M lần lượt có độ lớn là 7 V/m
và 15 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại M có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 21 V/m. B. 23 V/m. C. 7 V/m. D. 5 V/m.
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = 5nC, q2 = -5nC cách nhau 10 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M
nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích.
A. 18 000 V/m. B. 45 000V/m. C. 36 000V/m. D. 12 500V/m
Câu 3: Hai điện tích điểm q1 = 5nC, q2 = -5nC cách nhau 10 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M
nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách q1 5 cm, cách q2 15 cm.
A. 4 500V/m. B. 36 000Vm. C. 18 000V/m. D. 16 000V/m
Câu 4: Tại ba đỉnh của tam giác đều cạnh 10 cm có ba điện tích bằng nhau và bằng 10nC. Hãy xác định cường độ
điện trường tại trung điểm của cạnh BC của tam giác
A. 2100V/m. B. 6800V/m. C. 9700V/m. D. 12 000V/m
Câu 5: Tại ba đỉnh của tam giác đều cạnh 10 cm có ba điện tích bằng nhau và bằng 10nC. Hãy xác định cường độ
điện trường tại tâm của tam giác.
A. 0. B. 1200V/m. C. 2400V/m. D. 3600V/m
Câu 6: Hai điện tích điểm q 1 = 0,5nC, q2 = -0,5nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ
điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là
A. E = 0 V/m. B. E = 5000 V/m. C. E = 10000 V/m. D. 20000 V/m
Câu 7: Hai điện tích dương q đặt tại A và B, AB = a. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M trên đường
trung trực của đoạn thẳng AB cách trung điểm O của AB một đoạn OM = a 3 / 6
q 2q
A. E  k 2 , hướng theo trung trực của AB đi xa AB. B. E  k 2 , hướng theo trung trực của AB đi vào AB.
a a
3q 3q
C. E  k 2 , hướng theo trung trực của AB đi xa AB. D. E  k 2 , hướng song song với AB
a a
Câu 8: Hai điện tích điểm q 1 = 2.10-2 μC và q2 = -2.10-2 μC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30cm
trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là
A. EM = 0,2 V/m. B. EM = 1732 V/m. C. EM = 3464 V/m. D. EM = 2000 V/m
Câu 9: Đặt ba điện tích âm có cùng độ lớn q tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a. Cường độ điện trường tổng
hợp tại tâm tam giác
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 21
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. có phương vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC. B. có phương song song với cạnh AB.
C. có độ lớn bằng độ lớn cường độ điện trường tại các đỉnh của tam giác. D. có độ lớn bằng 0.
Câu 10: Hai điện tích q1 = 5.10-16 C, q2 = - 5.10-16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng
8cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là
A. E = 1,2178.10-3 V/m. B. E = 0,6089.10-3 V/m. C. E = 0,3515.10-3 V/m. D. E = 0,7031.10-3 V/m.
8
Câu 11: Tại hai điểm A và B cách nhau 10cm trong không khí có đặt hai điện tích q1  q 2  16.10 C . Xác định độ
lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = BC = 8cm.
A. 450 kV/m. B. 225 kV/m. C. 351 kV/m. D. 285 kV/m.
8
Câu 12: Tại hai điểm A và B cách nhau 10cm trong không khí có đặt hai điện tích q1  q 2  16.10 C . Xác định độ
lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = 6cm và BC = 9cm.
A. 450 kV/m. B. 225 kV/m. C. 351 kV/m. D. 427 kV/m.
6 6
Câu 13: Tại hai điểm A, B cách nhau 18 cm trong không khí có đặt hai điện tích q1  4.10 C, q 2  6, 4.10 C.
8
Xác định độ lớn lực điện trường tác dụng lên q 3  5.10 C đặt tại C, biết AC = 12 cm, BC = 16 cm.
A.0,45 N. B. 0,15 N. C. 1,5 N. D. 4,5 N.
Dạng 3: Điện trường triệt tiêu
Câu 1: Hai điện tích điểm q1 = - 9μC, q2 = 4μC đặt lần lượt tại A, B cách nhau 20cm. Tìm vị trí điểm M tại đó điện
trường bằng 0
A. M nằm trên đoạn thẳng AB, giữa AB, cách B 8cm. B. M nằm trên đường thẳng AB, ngoài gần B cách B 40cm.
C. M nằm trên đường thẳng AB, ngoài gần A cách A 40cm. D. M là trung điểm của AB
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = -4μC, q2 = 1μC đặt lần lượt tại A và B cách nhau 8cm. Xác định vị trí điểm M tại đó
cường độ điện trường bằng không
A. M nằm trên AB, cách A 10 cm, cách B 18cm. B. M nằm trên AB, cách A 8cm, cách B 16cm.
C. M nằm trên AB, cách A 18cm, cách B 10cm. D. M nằm trên AB, cách A 16cm, cách B 8cm
Câu 3: Hai điện tích q1 = q2 = q đặt trong chân không lần lượt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng r. Tại I người
ta thấy điện trường tại đó bằng không. Hỏi I có vị trí nào sau đây:
A. AI = BI = r/2. B. AI = r; BI = 2r. C. AI = 2r; BI = r. D. AI = r/3; BI = 2r/3
Câu 4: Hai điện tích điểm q 1 = 36μC và q2 = 4μC đặt trong không khí lần lượt tại hai điểm A và B cách nhau 100cm.
Tại điểm C điện trường tổng hợp triệt tiêu, C có vị trí
A. bên trong đoạn AB, cách A 75cm. B. bên trong đoạn AB, cách A 60cm.
C. bên trong đoạn AB, cách A 30cm. D. bên trong đoạn AB, cách A 15cm
Câu 5: Ba điện tích điểm bằng nhau q > 0 đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC. Điện trường tổng hợp triệt tiêu
tại:
A. một đỉnh của tam giác. B. Tâm của tam giác.
C. trung điểm một cạnh của tam giác. D. không thể triệt tiêu.
6 6
Câu 6: Tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt hai điện tích q1  9.10 C, q 2  4.10 C . Xác
định vị trí điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích này gây ra bằng 0.
A. M nằm trên đoạn thẳng AB sao cho AM = 12cm.
B. M nằm trên đường thẳng AB kéo dài về phía B sao cho AM = 12cm.
C. M nằm trên đường thẳng AB kéo dài về phía A sao cho AM = 8cm.
D. M nằm trên đoạn thẳng AB sao cho AM = 8cm.
Câu 7: Một quả cầu khối lượng 1g treo ở đầu một sợi dây mảnh cách điện. Hệ thống nằm trong điện trường đều có
phương nằm ngang, cường độ E = 2kV/m. Khi đó dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 60 0. Tìm điện tích của
quả cầu, lấy g = 10 m/s2.
A. 5,8 μC. B. 6,67 μC. C. 7,26 μC. D. 8,67 μC.
Câu 8: Một quả cầu kim loại nhỏ có khối lượng 1g được tích điện q = 10 -5C treo vào đầu một sợi dây mảnh và đặt
trong điện trường đều E. Khi quả cầu đứng cân bằng thì dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 60 0, lấy g = 10
m/s2. Tìm E:
A. 1730 V/m. B. 1520 V/m. C. 1341 V/m. D. 1124 V/m.
Câu 9: Một quả cầu khối lượng 1g treo ở đầu một sợi dây mảnh cách điện. Hệ thống nằm trong điện trường đều có
phương nằm ngang, cường độ E = 2kV/m. Khi đó dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 60 0. Tìm sức căng của
sợi dây, lấy g = 10 m/s2.
A. 0,01N. B. 0,03N. C. 0,15N. D. 0,02N.
7
Câu 10: Quả cầu nhỏ khối lượng m = 25 g, mang điện tích q  2,5.10 C được treo bởi một sợi dây không dãn, khối
lượng không đáng kể và đặt vào trong một điện trường đều với cường độ điện trường có phương nằm ngang và độ lớn
E  106 V / m . lấy g = 10 m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng bằng
A. 300. B. 450. C. 600. D. 750.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 22


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Câu 11: Một viên bi nhỏ kim loại khối lượng 9.10 -5kg thể tích 10mm3 được đặt trong dầu có khối lượng riêng
800kg/m3. Chúng đặt trong điện trường đều E = 4,1.10 5 V/m có hướng thẳng đứng từ trên xuống, thấy viên bi nằm lơ
lửng, lấy g = 10 m/s2. Điện tích của viên bi là:
A. -1nC. B. 1,5nC. C. -2nC. D. 2,5nC.
Dạng 4: Điện trường đều.
Câu 1: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có hướng như nhau tại mọi điểm. B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm. D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.
Câu 2: Điện trường đều là điện trường có
A. vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau. B. độ lớn cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng
nhau.
C. chiều của vectơ cường độ điện trường không đổi. D. độ lớn lực tác dụng lên một điện tích thử không thay đổi
Câu 3: Chọn câu đúng
A. Điện trường đều là điện trường có mật độ đường sức không đổi.

B. Điện trường đều là điện trường có vectơ E không đổi về hướng và độ lớn ở những điểm khác nhau.
C. Điện trường đều là điện trường do l điện tích điểm gây ra.
D. Điện trường đều là điện trường do hệ 2 điện tích điểm gây ra.
Câu 4: Cường độ điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song được nối với nguồn điện có hiệu điện thế
sẽ giảm đi khi
A. tăng hiệu điện thế giữa hai bản phẳng. B. tăng khoảng cách giữa hai bản phẳng.
C. tăng diện tích của hai bản phẳng. D. giảm diện tích của hai bản phẳng.
Câu 5: Điện trường đều tồn tại ở
A. xung quanh một vật hình cầu tích điện đều. B. xung quanh một vật hình cầu chỉ tích điện đều trên bề mặt.
C. xung quanh hai bản kim loại phẳng, song song, có kích thước bằng nhau.
D. trong một vùng không gian hẹp gần mặt đất.
Câu 6: Các đường sức điện trong điện trường đều
A. chỉ có phương là không đổi. B. chỉ có chiều là không đổi.
C. là các đường thẳng song song cách đều. D. là những đường thẳng đồng quy.
Câu 7: Khoảng cách giữa hai cực của ống phóng tia (Hình 18.1) bằng , hiệu điện thế giữa hai cực là .
Cường độ điện trường giữa hai cực bằng

Hinh 18.1. Ống phóng tia trong máy chup quang chẩn đoán hình ảnh
A. . B. . C. . D. .
Câu 8: Trong ống phóng tia ở câu trên, một electron có điện tích bật ra khỏi bản cực âm (catôt)
bay vào điện trường giữa hai bản cực. Lực điện tác dụng lên electron đó bằng
A. . B. . C. . D. .
Câu 9: Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì yếu tố nào
sẽ luôn giữ không đổi?
A. Gia tốc của chuyển động. B. Phương của chuyển động.
C. Tốc độ của chuyển động. D. Độ dịch chuyển sau một đơn vị thời gian.
Câu 10: Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì điện
trường sẽ không ảnh hưởng tới
A. gia tốc của chuyển động.
B. thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức điện.
C. thành phần vận tốc theo phương song song với đường sức điện.
D. quỹ đạo của chuyển động.
Câu 11: Quỹ đạo chuyển động của một điện tích điểm q bay vào một điện trường đều theo phương vuông góc với
đường sức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ lớn của điện tích q. B. Cường độ điện trường .
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 23
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
C. Vị trí của điện tích q bắt đầu bay vào điện trường. D. Khối lượng của điện tích.
Câu 12: Máy gia tốc có thể gia tốc cho các hạt mang điện tới tốc độ đủ lớn rồi cho va chạm (hay còn gọi là tán xạ) với
hạt khác mà người ta gọi là hạt bia để tạo ra các hạt mới giúp tìm hiểu cấu trúc của vật chất. Trong một quá trình tán
xạ như vậy, người ta cho các hạt mới sinh ra đi qua điện trường đều để kiểm tra điện tích của chúng và xác định
được quỹ đạo chuyển động như Hình 18.2. Hãy cho biết đánh giá nào dưới đây là đủng.

Hinh 18.2. Quỹ đạo chuyển động của ba hạt sinh ra sau tán xạ đi trong điện trường đều
A. Hạt (1) không mang điện, hạt (2) mang điện dương, hạt (3) mang điện âm.
B. Hạt (1) không mang điện, hạt (2) mang điện âm, hạt (3) mang điện đương.
C. Cả 3 hạt cùng không mang điện.
D. Cả 3 đánh giá đều có thế xảy ra.
Câu 13: Kết quả tán xạ của hạt electron và positron trong máy gia tốc
ở năng lượng cao cho ra hai hạt. Để xác định điện tích và khối lượng của hai hạt này người ta cho chúng đi vào hai
buồng đo có điện trường đều và cường độ điện trường như nhau theo phương vuông góc với đường sức. Hình ảnh
quỹ đạo trong ngay sau quá trình tán xạ với cùng tỉ lệ kích thước như Hình 18.3. Hai quỹ đạo cho ta biết

Hình 18.3. Quỹ đạo chuyển động của hại hạt trong một giây sau tán xạ ở hai buồng đo với cùng tỉ lệ kích thước
A. hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương, độ lớn hai điện tích khác nhau.
B. hạt (1) có điện tích dương, hạt (2) có điện tích âm, độ lớn hai điện tích khác nhau.
C. hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương, hai hạt khác nhau về khối lượng.
D. hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương, độ lớn điện tích của hạt (2) lớn hơn độ lớn điện tích hạt (1).

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 24


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN THẾ VÀ THẾ NĂNG ĐIỆN
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC.
1. Công của lực điện.
- Xét một điện tích q dương (q > 0) di chuyển theo đường thẳng MN, tạo với các đường sức từ một góc α. (trong
trường hợp q  0 , cách xác định công của lực tĩnh điện không thay đổi
A MN  q  E  d MN  q  E  MH
- AMN : công của lực điện khi di chuyển điện tích q từ M đến N (J)
- q: giá trị điện tích (C)
- E: cường độ điện trường (V/m)
- d: độ dài đại số hình chiếu của đường đi lên phương của đường sức
(m) (d có thể dương, âm hoặc bằng 0)
* Chú ý:
+ d > 0 khi hình chiếu của đường đi lên phương của đường sức điện
cùng hướng với đường sức.
+ d < 0 khi hình chiếu của đường đi lên phương của đường sức điện
ngược hướng với đường sức.
+ d = 0 khi hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối lên phương của
đường sức điện trùng nhau.
* Nhận xét:
- Công của lực điện trong sự dịch chuyển của 1 điện tích không phụ
thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. Khi
đó trường tĩnh điện được gọi là trường thế, lực điện được gọi là lực thế.
- Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường theo 1 đường cong kín hay dịch chuyển vuông góc với điện sức điện thì
công A = 0.
2. Thế năng của một điện tích trong điện trường.
1. Thế năng của một điện tích trong điện trường đều
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường đều bằng công của lực điện có thể sinh ra khi
điện tích q di chuyển từ điểm M tới điểm mốc để tính thế năng (bản âm thường được chọn làm mốc để tính
thế năng)

WM  qEd - WM (J): là thế năng điện của điện tích q tại điểm M
- d (m) : là khoảng cách từ M đến bản âm (m)
- Nếu điện tích q ở trong điện trường bất kì thì thế năng bằng công của lực điện khi dịch chuyển điện tích q từ M ra xa
vô cùng (Điểm mốc thường được coi là điểm mà lực điện hết khả năng sinh công. Do đó người ta thường
chọn điểm mốc ở vô cực)
WM  A M
- Thế năng của 1 điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi
đặt điện tích q tại điểm đó.
2. Công của lực điện và hiệu thế năng của điện tích
- Gọi WM và WN lần lượt là thế năng của điện tích q ở M và N. Công của lực điện khi di chuyển q từ M đến
N là
A MN  WM  WN
3. Điện thế tại một điểm trong điện trường
a. Sự phụ thuộc của thế năng điện vào điện tích q
- Vì độ lớn của lực điện tỉ lệ thuận với điện tích thử q. Vì vậy, thế năng của một điện tích tại điểm trong điện trường
cũng tỉ lệ thuận với q

VM là một hệ số tỉ lệ, không phụ thuộc vào q chỉ phụ


WM  qVM
thuộc vào vị trí điểm M trong điện trường,.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 25


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

b. Điện thế
- Điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định
bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó.
- Đơn vị của điện thế là vôn (kí hiệu là V).
A
VM  M 1J
q 1V 
C
- Điện thế có giá trị đại số, dấu của điện thế phụ thuộc vào dấu của công A và dấu của điện tích q.
- Cũng như chọn mốc thế năng, ngoài việc chọn mốc điện thế ở vô cực thì trong điện trường đều giữa hai bản phẳng
tích điện trái dấu người ta thường chọn mốc điện thế là bản nhiễm điện âm, còn mặt đất thường được chọn là mốc điện
thế trong thực tiễn cuộc sống và kĩ thuật.
- Điện thế do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M cách nó khoảng r.
Q
VM  k
r
4. Hiệu điện thế.
a. Hiệu điện thế
- Lấy hiệu giữa điện thế VM và điện thế VN ta được hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là
U MN  VM  VN
- Ta có:
A M A N A MN  A N A N A MN
U MN  VM  VN     
q q q q q
- Ta rút ra được định nghĩa hiệu điện thế
A
U MN  MN
q Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng
A MN  qU MN  q(VM  VN )  WM  WN
đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi di chuyển

điện tích từ M đến N


b. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
- Trong điện trường đều, xét một điện tích thử dương chuyển động dọc theo
một đường sức điện từ điểm M đến điểm N
U V  VN
E  MN  M
d MN MN
Ví dụ: (KNTT) Có hai bản phẳng song song cách nhau
một khoảng d (hình bên), được nối vào nguồn điện một
chiều có hiệu điện thế 48 V. Chọn bản nhiễm điện âm
làm mốc điện thế.
a) Xác định mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện
trường tại một điểm trong điện trường đều giữa hai bản
phẳng
b) Áp dụng kết quả câu a để tính điện thế tại M nằm
chính giữa khe hở của hai bản phẳng

5. Chuyển động của hạt điện tích trong điện trường


- Hạt tích điện q chuyển động trong điện trường đều từ M đến N thì điện trường thực hiện công
A MN  qU MN  q(VM  VN )  WM  WN
- Gọi v1 là vận tốc hạt tại M, v2 là vận tốc hạt tại N. Ta có:
mv 22 mv12 (định lí động năng)
A  Wd 2  Wd1  qU MN  
2 2

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 26


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
Dạng 1: Công của lực điện, thế năng điện, điện thế, hiệu điện thế.
Ví dụ 1: Điện tích q = -10-8 C di chuyển dọc theo cạnh của một tam giác đều ABC, cạnh a = 10 cm, đặt trong điện
trường đều E = 300 V/m, E / /BC . Tính công của lực điện trường khi q di chuyển trên các cạnh của tam giác.
Ví dụ 2: (SBT KNTT) Đối với điện trường của một điện tích điểm Q, người ta tính toán được công để dịch chuyển
Q
một điện tích q từ vô cùng về điểm M cách Q một khoảng r có giá trị bằng A M  q 4 r . Hãy tính công của lực
0

điện trong dịch chuyển của điện tích q từ vi tri M cách Q một khoảng 1m tới vi trí N cách Q một khoảng 2m.
Ví dụ 3: Điện tích Q = 5.10-9 C đặt ở O trong không khí.
a) Cần thực hiện công A1 bao nhiêu để đưa q = 4.10-8 C từ M (cách Q đoạn r 1 = 40 cm) đến N (cách Q đoạn r 2 =
25cm).
b) Cần thực hiện công A2 bao nhiêu để đưa q từ M chuyển động chậm dần ra xa vô cùng.
Ví dụ 4: (CTST) Độ chênh lệch điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào trong cơ thể người là 90 mV.
Biết mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào lần lượt mang điện âm và mang điện dương. Xác định công mà tế bào
cần thực hiện để đưa một ion Na+ chuyển động từ bên trong ra bên ngoài màng tế bào theo cơ chế chủ động qua kênh
protein.
Ví dụ 5: (CTST) Một điện tích điểm q = 48μC di chuyển từ A đến B cách nhau một
khoảng d = 0,18m trong một điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường là 275
V/m và hướng về bên phải như hình.
a) Tính lực điện tác dụng lên điện tích q.
b) Tính công thực hiện bởi lực điện tác dụng lên điện tích trong quá trình nó dịch
chuyển từ A đến B.
c) Tính độ biến thiên thế năng điện của điện tích trong quá trình trên.
Ví dụ 6: (CTST) Ta cần thực hiện một công 8.10 -5J để dịch chuyển một điện tích 1,6.10-4C từ vô cực đến điểm M.
Chọn gốc điện thế ở vô cực, tính điện thế tại M.
Ví dụ 7: (CTST) Xét hai bản kim loại song song, cách nhau 2 cm và có hiệu điện thế 5 kV. Tính lực điện tác dụng lên
một hạt bụi nằm trong khoảng giữa hai bản, biết hạt bụi có điện tích 8.10-19J
Ví dụ 8: (CTST) Trong vùng không gian có điện trường đều E , xét ba điểm A, B và
C tạo thành một tam giác vuông tại A như hình. Biết hiệu điện thế UBC = 100V,
chiều dài cạnh BC = 10 cm và α = 60o.
a) Tính độ lớn cường độ điện trường E.
b) Tính UAC, UAB.


Ví dụ 9: Tam giác ABC vuông tại C đặt trong điện trường đều E có cường độ 5000

V/m và cùng chiều với AC . Biết CA = 4 cm, CB = 3 cm. Tìm:
a. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B; B và C; A và C.
b. Công của lực điện trường khi làm dịch chuyển một electron từ A đến B.


Ví dụ 10: Tam giác ABC vuông tại A được đặt trong điện trường đều E , α = 600,

AB / /E 0 . Biết BC = 6 cm, UBC = 120 V.
a. Tìm UAC, UBA và cường độ điện trường E.
b. Đặt thêm ở C điện tích điểm q = 9.10-10 C. Tìm cường độ điện trường tổng hợp ở
A.
Ví dụ 11: (SBT CTST) Một hạt bụi mang điện tích q = 1μC có khối lượng m đang
nằm cân bằng trong một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang,
tích điện trái dấu và cách nhau 1,5 cm. Khi đó các đường sức điện hướng theo
phương thẳng đứng. Biết hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V, lấy g = 9,8m/s 2.
Xác định khối lượng của hạt bụi.
Ví dụ 12: (SBT CTST) Cho 3 bản kim loại phẳng A, B, C mang điện với bản A
và C tích điện âm còn bản B tích điện dương. Các bản được đặt song song
nhau. Xem gần đúng điện trường giữa các bản kim loại là đều. Biết rằng
khoảng cách giữa hai bản A và B là d1 = 3 cm còn khoảng cách giữa hai bản B
và C là d2 = 5 cm như hình. Chọn gốc điện thế tại bản B. Hãy xác định điện thế
tại các bản A và C nếu cường độ điện trường giữa hai bản A và B, B và C có
độ lớn lần lượt là E1 = 200 V/m và E2 = 600 V/m.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 27
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 13: Cho 3 bản kim loại phẳng A, B, C đặt song song như hình vẽ. Cho d 1 =
5cm, d2 = 8cm. Coi điện trường giữa các bản là điện trường đều , có chiều như hình
vẽ, độ lớn E1 = 4.104 V/m và E2 = 5.104 V/m. Tính điện thế VB, VC của các bản B
và C, nếu lấy gốc điện thế là điện thế của bản A.
Ví dụ 14: (SBT KNTT) Trong điện trường của một điện tích Q cố định, công để
dịch chuyển một điện tích q từ vô cùng về điểm M cách Q một khoảng r có giá trị
Q
bằng A M  q . M là một điểm cách Q một khoảng 1m và N là một điểm
4 0 r
cách Q một khoảng 2m
a) Hãy tính hiệu điện thế UMN.
b) Áp dụng với Q = 8.10-10C. Tính công cần thực hiện để dịch chuyển một electron từ M đến N.
Ví dụ 15: (SBT KNTT) Một đám mây dông bị phân thành hai tầng, tầng trên mang điện dương cách xa tầng dưới
mang điện âm. Đo bằng thực nghiệm, người ta thấy điện trường trong khoảng giữa hai tầng của đám mây dông đó gân
đều, hướng từ trên xuống dưới với E = 830V/m, khoảng cách giữa hai tầng là 0,7km, điện tích của tầng phía trên ước
tính được bằng Q1 = 1,24C. Coi điện thế của tầng mây phía dưới là V1.
a) Hãy tính điện thế của tầng mây phía trên.
b) Ước tính thế năng điện của tầng mây phía trên.
Ví dụ 16: (SBT KNTT) Tiếp tục đo bằng thực nghiệm tầng mây phía dưới của đám mây dông ở ví dụ trên, người ta
thấy nó nằm cách mặt đât khoảng 6450m. Trong khoảng không gian nằm giữa mặt đất và tầng dưới đám mây có điện
trường đều hướng thẳng đứng từ dưới lên trên với E = 250V/m. Điện tích của tầng dưới đám mây ước tính được là Q 2
= -2,03C.
a) Chọn mốc điện thế là mặt đất, hãy ước tính điện thế của tầng phía dưới đám mây dông trên.
b) Tính thế năng điện của tầng dưới đám mây dông đó.
Ví dụ 17: (SBT KNTT) Một viên bi hình cầu bán kính R = 3cm được đặt cách mặt đất 1,2m. Tích điện dương cho viên
bi tới khi mật độ điện tích = 1,44.10-8(C/m3) được phân bố đều trong viên bi. Thực hiện đo theo phương thẳng
đứng từ mặt đất lên viên bi cho thấy cường độ điện trường có phương thẳng đứng, hướng đi xuống mặt đất,
độ lớn có giá trị được ghi vào bảng sau:
Độ cao
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 117
(cm)
E(V/m) 230 231 234 236 242 249 260 278 300 332 370 440
a) Tính điện tích mà viên bi đã tích được.
b) Hãy ước tính điện thế của viên bi sau khi tích điện.
c) Xác định năng lượng cần dùng để tích điện cho viên bi như trên khi bỏ qua các hao phí.
Dạng 2: Chuyển động của điện tích trong điện trường.
Ví dụ 1: (SBT KNTT) Trong điện trường của điện tích Q cố định.
a) Xác định thế năng điện của một electron tại điểm M cách Q một khoảng 2m.
b) Dưới tác dụng của lực điện kéo electron từ điểm M và với vận tốc ban đầu bằng 0, dịch chuyển theo đường thẳng
về phía điện tích Q > 0 Tính tốc độ của electron khi còn cách điện tích Q một khoảng 1m.
Ví dụ 2: (CTST) Xét hai bản kim loại hình vuông đặt song song cách nhau 5 mm, tích điện bằng nhau nhưng trái dấu.
Hiệu điện thế giữa hai bản là 25 V. Xem điện trường giữa hai bản là đều, các đường sức điện vuông góc với các bản.
a) Xác định độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản kim loại.
Xét một hạt electron bắt đầu chuyển động từ bản âm. Xác định độ lớn lực điện tác dụng lên electron và tốc độ của
electron khi nó đến bản dương. Biết khối lượng electron me = 9,1.10-31 kg.
Ví dụ 3: Một electron bay với vận tốc v = 1,2.10 7 m/s từ một điểm có điện thế V 1 = 600 V, theo hướng của các đường
sức. Hãy xác định điện thế V2 của điểm mà ở đó electron dừng lại.
Ví dụ 4: (SBT KNTT) Một ion âm OH- có khối lượng 2,833.10-26kg được thổi ra từ máy lọc không khí với vận tốc
cách 10m/s, mặt đất 80cmở nơi có điện trường của Trái Đất bằng 120V/m. Dưới tác dụng của lực điện, sau một thời
gian, người ta quan sát thấy ion đang chuyển động với vận tốc 0,5m/s ở vị trí cách mặt đất 1,5m. Hãy xác định công
cản mà môi trường đã thực hiện trong quá trình dịch chuyển của ion nói trên.
Ví dụ 5: (SBT KNTT) Hình dưới là đồ thị tốc độ thay đổi theo độ cao của một electron chuyển động từ điểm A đến
điểm B theo phương thẳng đứng trong điện trường của Trái Đất bỏ
qua lực cản của không khí.
a) Hãy cho biết khoảng thay đổi của tốc độ khi electron chuyển động
từ A đến B.
b) Tính cường độ điện trường của Trái Đất tại điểm A.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 28


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 6: (SBT CD) Một proton được thả cho chuyển động từ trạng thái nghỉ, ở vị trí x = -2cm trong một điện trường
đều có cường độ điện trường với độ lớn 1,50.103 N/C và hướng theo chiều x dương.
a) Tìm độ biến thiên thế năng điện trường và tốc độ của proton khi nó đi đến vị trí x = 5cm.
b) Một electron được bắn theo theo chiều x dương từ cùng một vị trí thả proton. Tìm độ biến thiên thế năng điện
trường và tốc độ ban đầu của electron khi electron đi đến vị trí x = 12cm. Biết rằng khi đến vị trí đó, tốc độ của
electron đã giảm một nửa.
c) Nếu đổi chiều của điện trường và electron được thả cho chuyển động (không vận tốc ban đầu) ở x = 3cmthì thế
năng điện trường đã thay đổi bao nhiêu khi electron đi đến vị trí x = 7cm?
Ví dụ 7: (CTST) Một electron chuyển động với tốc độ ban đầu v 0 = 1,6.106m/s bay vào vùng điện trường đều theo
phương song song với hai bản và ở ngay giữa hai bản như hình.
Biết chiều dài mỗi bản là 3 cm và khoảng cách giữa hai bản là 1
cm. Giữa hai bản có điện trường hướng từ trên xuống, điện
trường bên ngoài hai bản bằng 0. Xét trường hợp electron di
chuyển đến vị trí mép ngoài của tấm bản phía trên, tính độ lớn
cường độ điện trường giữa hai bản.
Ví dụ 8: (CTST) Một electron chuyển động với vận tốc đầu
4.107m/s vào vùng điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức điện. Biết cường độ điện trường là 103
V/m. Hãy xác định:
a) Gia tốc của electron.
b) Vận tốc của electron khi nó chuyển động được 2.10-7s trong điện trường.
Ví dụ 9: (SBT CTST) Cho một hạt nhân nguyên tử helium chuyển động ngược chiều đường sức điện của một điện
trường đều với tốc độ ban đầu là 5.10 5 m/s. Sau khi chuyển động được 10 cm trong điện trường thì hạt dừng lại. Một
cách gần đúng, có thể xem như hạt chỉ chịu tác dụng của lực điện. Biết rằng hạt nhân nguyên tử helium có 2 proton và
khối lượng của hạt nhân này là 6,64.10-27 kg, điện tích của proton là 1,6.10-19 C. Cường độ điện trường có độ lớn bằng
bao nhiêu?
Ví dụ 10: (SBT CTST) Xét một vùng không gian có điện trường đều, cho 3 điểm A,
B, C tạo thành một tam giác đều có độ dài các cạnh a = 6 cm, AB song song với các
đường sức điện như hình. Biết cường độ điện trường có độ lớn E = 1000 V/m.
a) Tính các hiệu điện thế UAB, UBC, UCA.
b) Tính công của lực điện trường khi một proton chuyển động từ C đến B. Lấy điện
tích của proton là q = 1,6.10-19 C.
c) Nếu proton đó bắt đầu chuyển động không vận tốc ban đầu tại A thì tốc độ của
proton đó khi đến B là bao nhiêu? Lấy khối lượng của proton là m = 1,67.10-27 kg.
Ví dụ 11: (SBT CTST) Trong vùng không gian giữa hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu nhau và cách nhau một
đoạn d  5cm có một hạt bụi kim loại tích điện âm, khối lượng m = 2.10 -6g đang lơ lửng tại vị trí cách đều hai tấm
kim loại như hình. Biết rằng hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại khi đó là U = 1000V. Nếu hiệu điện điện thế đột ngột
giảm đến giá trị 850V, hạt bụi kim loại sẽ chuyển động về tấm nào? Sau bao lâu thì hạt bụi này chạm đến một trong
hai tấm kim loại nói trên? Lấy g = 9,8m/s2
Ví dụ 12: Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang, tích điện trái dấu, có một hiệu điện thế U 1 = 1000V, khoảng
cách giữa hai bản là d = 1cm. Ở đúng giữa khoảng cách hai bản có một giọt thủy ngân nhỏ nằm lơ lửng. Đột nhiên
hiệu điện thế giảm xuống, chỉ còn U2 = 995V. Hỏi sau bao lâu giọt thủy ngân rơi xuống đến bản dưới?
Ví dụ 13: (SBT CD) Trong các máy gia tốc hạt (cyclotron), các hạt tích điện
được gia tốc giống như cách chúng được gia tốc trong các ống phóng điện tử,
tức là thông qua một hiệu điện thế. Giả sử một proton được bơm với tốc độ ban
đầu 1,00.106 m/s vào giữa hai bản phẳng cách nhau 5 cm (Hình vẽ). Sau đó,
proton tăng tốc và thoát ra ngoài qua lỗ ở bản đối diện. Coi điện trường giữa
hai bản là đều. Hướng x dương là hướng sang phải.
a) Tìm hiệu điện thế giữa hai bản, nếu tốc độ thoát của proton là 3.106 m/s.
b) Tính độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản.
TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Dạng 1: Công của lực điện, thế năng điện, điện thế, hiệu điện thế.
Câu 1: Công của lực điện được xác định bằng công thức:
qE
A. A  . B. A = qE. C. A = qEd. D. A = UI.
d
Câu 2: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 3: Điện trường và công của lực điện trường có đơn vị lần lượt là
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 29
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. V; J. B. V/m; W. C. V/m; J. D. V; W.
Câu 4: Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường
A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.
B. tỉ lệ thuận với độ lớn điện tích.
C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.
D. tỉ lệ thuận với tốc độ dịch chuyển.
Câu 5: Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích
A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
B. phụ thuộc vào điện trường.
C. phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.
D. phụ thuộc vào hiệu điện thế ở hai đầu đường đi.
Câu 6: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ
A. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M không phụ thuộc vào vị trí điểm N.
B. phụ thuộc vào hình dạng của đường đi MN.
C. phụ thuộc vị trí các điểm M và N chứ không phụ thuộc vào đoạn MN dài hay ngắn.
D. càng lớn khi đoạn đường MN càng dài.
Câu 7: Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường (WM) được xác định bằng biểu thức:
(với VM là điện thế tại M)
VM VM q
A. WM  . B. WM  q.VM . C. WM  2 . D. WM  .
q q VM
Câu 8: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
B. phương chiều của cường độ điện trường.
C. khả năng sinh công của điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 9: Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần. D. không thay đổi.
Câu 10: Công của lực điện trường khác không khi điện tích
A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.
B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
Câu 11: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực
điện trong chuyển động đó là A thì
A. A = 0 trong mọi trường hợp. B. A < 0 nếu q < 0.
C. A > 0 nếu q > 0. D. A > 0 nếu q < 0.
Câu 12: Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều
được xác định bằng công thức: A = qEd. Trong đó d là
A. chiều dài MN.
B. chiểu dài đường đi của điện tích.
C. đường kính của quả cầu tích điện.
D. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức
Câu 13: Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây
đúng? M
A. Lực điện trường thực hiện công dương.
B. Lực điện trường thực hiện công âm. 
E
C. Lực điện trường không thực hiện công.
D. Không xác định được công của lực điện trường.
Câu 14: Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q. N
M và N là hai điểm trên vòng tròn đó. Gọi A M1N, AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng
lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN
thì
A. AM1N < AM2N. B. AMN nhỏ nhất.
C. AM2N lớn nhất. D. AM1N = AM2N = AMN.

Câu 15: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch
chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 30
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
A. âm. B. dương. C. bằng không. D. tăng.
Câu 16: Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10 μC vuông góc với các đường
sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là
A. 1 J. B. 1000 J. C. 1 mJ. D. 0 J.
Câu 17: Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -4,8.10-19 J. Điện thế
tại điểm M là
A. 3,2 V. B. – 3 V. C. 2 V. D. 3 V.
Câu 18: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện là 2,5 J đến
một điểm B thì lực điện sinh công dương 2,5 J. Thế năng tĩnh điện của q tại B là
A. – 2,5 J. B. 0. C. 5 J. D. – 5 J.
Câu 19: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện
trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 1000 J. B. 1 J. C. 1 mJ. D. 1 μJ.
Câu 20: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện
trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2000 J. B. – 2000 J. C. 2 mJ. D. – 2 mJ.
Câu 21: Cho điện tích dịch chuyển giữa hai điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì
công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch
chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 80 J. B. 40 J. C. 40 mJ. D. 80 mJ.
Câu 22: Cho điện tích q = + 10-8C dịch chuyển giữa hai điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực
điện trường là 60mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10 -9C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện
trường khi đó là
A. 24 mJ. B. 20 mJ. C. 240 mJ. D. 120 mJ.
Câu 23: Điện tích điểm q di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường 800V/m theo một đoạn

thẳng AB. Đoạn AB dài 12cm và vecto độ dời AB hợp với đường sức điện một góc 300. Biết công của lực điện trong
sự di chuyển của điện tích q là -1,33.10-4 J. Điện tích q có giá trị bằng
A. -1.6.10-6C. B. 1,6.10-6C. C. -1,4.10-6C. D. 1,4.10-6C.
Câu 24: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một
điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là
A. 10000 V/m. B. 1 V/m. C. 100 V/m. D. 1000 V/m.
Câu 25: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10J.
Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
A. 5 J. B. 2,5 J. C. 5 2 J. D. 7,5J.
Câu 26: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong kín, có chiều dài
quỹ đạo là s thì công của lực điện trường là
qE
A. A = 2qEs. B. A = 0. C. A = qEs. D. A  .
s
Câu 27: Muốn di chuyển một prôtôn trong điện trường từ rất xa về điểm M ta cần tốn một công là 2 eV. Tính
điện thế tại M. Chọn mốc thế năng tại vô cùng bằng không.
A. - 2 V. B. 2 V. C. 3,2.10-19 V. D. - 3,2.10-19 V.
Câu 28: Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích
q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 J. Coi điện trường bên trong khoảng
giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường
bên trong tấm kim loại đó là
A. E = 40V/m. B. E = 200V/m. C. E = 400V/m. D. E = 2V/m.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cường độ điện trường và công của lực điện.
A. Cường độ điện trường và công của lực điện đều là đại lượng đại số.
B. Cường độ điện trường là đại lượng vectơ còn công của lực điện là đại lượng đại số.
C. Cường độ điện trường và công của lực điện đều là đại lượng vectơ.
D. Cường độ điện trường là đại lượng đại số còn công của lực điện là đại lượng vectơ.
Câu 30: Một electron ở trong một điện trường đều thu gia tốc a = 1012 m/s2. Độ lớn của cường độ điện trường là
A. 6,8765 V/m. B. 5,6875 V/m. C. 9,7524 V/m. D. 8,6234 V/m
Câu 31: (SBT KNTT) Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích trong điện trường đều được tính bằng
công thức: = q.E.d trong đó:
A. d là quãng đường đi được của điện tích q.
B. là độ dịch chuyển của điện tích q.
C. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương vuông góc với đường sức điện trường.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 31
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
D. là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương song song với đường sức điện trường.
Câu 32:(SBT KNTT) Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm
N không phụ thuộc vào
A. cung đường dịch chuyển. B. điện tích q.
C. điện trường . D. vị trí điểm M.
Câu 33: (SBT KNTT) Trong điện trường đều của Trái Đất, chọn mặt đất là mốc thế năng điện. Một hạt bụi mịn có
khối lượng , điện tích q đang lơ lửng ở độ cao so với mặt đất. Thế năng điện của hạt bụi mịn là:
A. Wt = mgh. B. Wt = qEh. C. Wt = mEh. D. Wt = qgh.

Câu 34: Một êlectrôn di chuyển trên đường tròn có đường kính 20 cm trong điện
trường đều E = 1000 V/m, có chiều như hình vẽ. Tính công của lực điện khi êlectrôn
di chuyển từ A đến B
A. 1,6.10-17J. B. -1,6.10-17J.
-17
C. -3,2.10 J. D. 3,2.10-17J.

Câu 35: Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường
đều như hình vẽ. Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường
dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường:
A. AMQ = - AQN. B. AMN = ANP.
C. AQP = AQN. D. AMQ = AMP

Câu 36: (SBT KNTT) Hạt bụi mịn ở câu 3 dịch chuyển thẳng đứng xuống dưới 10cm so với vị trí ban đầu sau đó lại
bị các luồng không khí nâng lên trở lại vị trí cũ. Lúc này công của điện trường đều của Trái Đất trong dịch chuyển trên
của hạt bụi mịn sẽ bằng:
A. A = 0,1.qE. B. A = 0,2.qE. C. A = 0,1.mg. D. A = 0.
Câu 37: (SBT KNTT) Thế năng điện của một điện tích q đặt tại điểm M trong một điện trường bất kì không phụ thuộc
vào
A. điện tích q. B. vị trí điểm M.
C. điện trường. D. khối lượng của điện tích q.
Câu 38: (SBT KNTT) Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100V. Một hạt bụi mịn có
điện tích q = 3,2.10-19C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu
vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện
âm bằng:
A. Wđ = 6,4.10-17 J. B. Wđ = 3,2.10-17 J. C. Wđ = 1,6.10-17 J. D. Wđ = 0.
Câu 39: (SBT CTST) Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không chính xác?
(1) Công của lực điện bằng độ giảm thế năng điện.
(2) Lực điện thực hiện công dương thì thế năng điện tăng.
(3) Công của lực điện không phụ thuộc vào độ lớn cường độ điện trường.
(4) Công của lực điện khác 0 khi điện tích dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau trên một đường vuông góc với đường
sức điện của điện trường đều.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: (SBT CTST) Trong vùng không gian có điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu, xét
một điện tích q chuyển động trên đường thẳng vuông góc với các đường sức điện. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện trường sinh công âm trong quá trình điện tích chuyển động.
B. Điện trường sinh công dương trong quá trình điện tích chuyển động.
C. Điện trường không sinh công trong quá trình điện tích chuyển động.
D. Điện trường sinh công dương trên nửa đoạn đường đầu và sinh công âm trên nửa đoạn đường sau.
Câu 41: (SBT CTST) Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác
nhau trong điện trường đều như Hình 13.1. Gọi A 1, A2,
A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển
động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây
đúng?
A. A1 > A3. B. A1 > A2. C. A2 > A3. D. A3 > A1.
Câu 42: (SBT CTST) Một điện tích q chuyển động từ
điểm A đến P theo lộ trình như Hình 13.2 (A → Q → N

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 32


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
→ P) trong điện trường đều. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường làm
dịch chuyển điện tích trên từng đoạn đường?
A. AAQ = AQN. B. AAN = ANP.
C. AAN = AQN. D. AAQ = AAP.
Câu 43: (SBT CD) Một electron được thả cho chuyển động trong một điện trường đều từ trạng thái nghỉ. Sau khi đi
được một đoạn xác định trong điện trường thì
A. thế năng điện của điện trường tăng.
B. thế năng điện của điện trường giảm.
C. thế năng điện của điện trường giữ nguyên.
D. thế năng điện của electron tăng.
Câu 44:(SBT CD) Hình 3.9 là đồ thị biểu diễn điện thế theo vị trí. Nếu một hạt
mang điện dương được đặt tại điểm A thì nó sẽ
A. chuyển động sang phải.
B. chuyển động sang trái.
C. đứng yên nguyên tại điểm A.
D. dao động quanh điểm B.
Câu 45: (SBT CD) Nếu một hạt mang điện âm được đặt tại điểm B trong Hình 3.9
và được đẩy nhẹ về phía bên phải, thì sau đó nó sẽ
A. đi sang phải và không quay lại. B. đi sang trái và không quay lại.
C. dừng lại ở điểm B. D. dao động quanh
điểm B.
e
Câu 46: (SBT CD) Một electron ban đầu ở trạng thái nghỉ tăng tốc qua hiệu điện thế 1 V, thu được động năng Wd ,
p
trong khi một proton, ban đầu cũng ở trạng thái nghỉ, tăng tốc qua hiệu điện thế −1 V, thu được động năng Wd . Phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Động năng của electron bằng động năng của proton, Wd  Wd .
e p

e p
B. Động năng của electron nhỏ hơn động năng của proton, Wd <Wd .
e p
C. Động năng của electron lớn hơn động năng của proton, Wd >Wd .
D. Không thể xác định được câu trả lời từ thông tin đã cho.
Câu 47: Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điển N theo một đường cong. Sau
đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường
đó (AMN và ANM).
A. AMN = ANM. B. AMN = - ANM. C. AMN > ANM. D. AMN < ANM.
Câu 48: Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân
tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r 0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng.
A. E1 = 2E2 = 3E3. B. 3E1 = 2E2 = E3. C. E1 < E2 < E3. D. E1 > E2 > E3.
Câu 49: Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường
của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r 0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1, W2 và W3. Chọn
phương án đúng.
A. 2W1 = W2 = 3W3. B. 3W1 = 2W2 = E3. C. W1 < W2 < W3. D. W1 > W2 > W3.

Câu 50: Một điện tích điểm q = + 10 μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác
đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường
song song với cạnh BC có chiều từ B đến C như hình vẽ. Biết cạnh tam giác bằng 10 cm,
tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc CAB:
A. - 10.10-3 J. B. 5.10-3 J.
-3
C. - 5.10 J. D. 10.10-3 J.

Câu 51: Một điện trường đều E = 300V/m. Tính công của lực điện trường trên di chuyển
điện tích q = 10 nC trên quỹ đạo ABC với ABC là tam giác đều cạnh a = 10 cm như hình
vẽ:
A. 4,5.10-7J. B. 3.10-7J.
-7
C. - 1.5.10 J. D. 1.5.10-7J.

Câu 52: Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường
sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10 -18 J. Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4cm từ điểm N
đến điểm P theo phương và chiều nói trên.
A. -6,4.10-18 J. B. 6,4.10-18 J. C. -1,6.10-18 J. D. 1,6.10-18 J.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 33
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Câu 53: Một điện tích q di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một
đường sức điện thì lực điện sinh công 1,5.10 18 J. Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4cm từ
điểm N đến điểm P theo phương nói trên nhưng chiều ngược lại.
A. 10-18 J. B. -10-18 J. C. -1,6.10-18 J. D. 1,6.10-18 J.
Câu 54: Một điện tích q > 0 đặt tại A trong điện trường đều có chiều như hình vẽ. Gọi
AAB; ABO; AAI; AIO lần lượt là công khi điện tích q di chuyển trên các quãng đường
tương ứng là AB; BO; AI và IO.
Thứ tự đúng là:
A. ABO < AAB < AAI < AIO.
B. AIO < ABO < AAI < AAB.
C. AIO < ABO < AAB < AAI.
D. AAB < ABO < AAI < AIO.
Câu 55: Một điện tích q = 4.10-8C di chuyển trong một điện trường đfều có cường độ E = 100V/m theo một đường
gấp khúc ABC Đoạn dài AB 20cm và véc tơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 60 0. Đoạn BC dài 40cm

và véc tơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Công của lực điện có giá trị là
A. 107μJ. B. - 107μJ. C. 0,4μJ. D. -0,4μJ.
Câu 56: (SBT KNTT) Đơn vị của điện thế là:
A. vôn (V). B. Jun (J). C. vôn trên mét (V/m). D. oát (W).
Câu 57: (SBT KNTT) Điện thế tại một điểm M trong điện trường bất kì có cường độ điện trường không phụ thuộc
vào
A. vị trí điểm M. B. cường độ điện trường .
C. điện tích q đặt tại điểm M. D. vị trí được chọn làm mốc của điện thế.
Câu 58: (SBT KNTT) Biết điện thế tại điểm M trong điện trường đều trái đất là 120V. Mốc thế năng điện được chọn
tại mặt đất. Electron đặt tại điểm M có thế năng là:
A. -192.10-19 V. B. -192.10-19 J. C. 192.10-19 V. D. 192.10-19 J.
Câu 59: (SBT KNTT) Khi ta tích điện âm cho một viên bi sắt hình cầu, do các electron cùng mang điện âm nên
chúng đẩy nhau và phân bố ở phía ngoài viên bi. Trong lõi viên bi hoàn toàn trung hoà về điện. Với viên bi sắt nhiễm
điện âm như vậy thì:
A. Phần lõi có điện thế cao hơn lớp ngoài.
B. Phần lớp ngoài có điện thế cao hơn phần lõi.
C. Điện thế của mọi điểm trong viên bi là như nhau.
D. A và C đều có thể đúng.
Câu 60: (SBT KNTT) Tại nơi có điện trường trái đất bằng 115V/m, người ta đặt hai bản phẳng song song với nhau và
song song với mặt đất. Bản thứ nhất cách mặt đất 1m và được nối với mặt đất bằng một dây đồng. Bản thứ hai cách
mặt đất 1,073m và được tích điện dương. Hiệu điện thế đo được giữa hai bản là 1,5V. Chọn mặt đất là mốc điện thế,
điện thế bản nhiễm điện dương bằng
A. 1,5V. B. 8,39V. C. 0V D. -8,39V

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 34


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Chủ đề 4: TỤ ĐIỆN
I. TỤ ĐIỆN
- Tụ điện được sử dụng trong các thiết bị điện như quạt điện, tủ lạnh, ti vi, động cơ,…
với các hình dạng khác nhau.
* Cấu tạo của tụ điện:
Tụ diện là một loại linh kiện điện tử chứa điện tích gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và
ngăn cách nhau bởi môi trường cách điện (điện môi). Mỗi vật dẫn được gọi là một bản
tụ điện.
- Mật độ điện tích tự do trong điện môi là rất nhỏ do đó điện môi là những chất không
dẫn điện.
- Khi điện trường ngoài đặt vào điện môi lớn hơn một giới hạn nhất định thì các liên
kết giữa các điện tích trái dấu trong nguyên tử của chất điện môi sẽ bị phá vỡ, điện tích
tự do xuất hiện. Lúc này điện môi trở thành dẫn diện (điện môi bị đánh thủng).
- Khi vẽ mạch điện, tụ điện được kí hiệu như sau

* Chức năng của tụ điện: Tụ điện có chức năng tích điện và phóng điện.
+ Tích điện: Để tích điện cho tụ, người ta nối hai bản tụ với hai cực của nguồn điện một chiều. Bản nối với cực dương
sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm. Điện tích trên hai bản tụ có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu.
Ta gọi độ lớn điện tích trên mỗi bản tụ là điện tích của tụ điện.
+ Phóng điện: Sau khi tích điện cho tụ điện, ta bỏ nguồn điện ra và nối hai bản tụ với một điện
trở (hoặc bóng đèn), sẽ có dòng điện chạy qua điện trở và điện tích trên tụ điện giảm nhanh. Ta
gọi đó là sự phóng điện của tụ.
Chú ý: Tụ điện  nguồn điện
- Tụ điện phẳng gồm hai bản phẳng bằng kim loại, đặt song song, giữa hai bản là chất điện môi,
có thể là không khí.
- Người ta thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ. Ví dụ: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica…
II. ĐIỆN DUNG CỦA TỤ ĐIỆN
1. Điện dung
- Mỗi tụ điện sẽ có một điện dung C xác định và không đổi.
- Đơn vị của điện dung: Fara (F)
- Với một hiệu điện thế nhất định giữa hai bản, tụ điện nào có điện dung lớn thì có điện tích lớn.
- Điện dụng C của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ khi đặt một hiệu điện thế U
vào hai bản tụ điện.
Q C: điện dung của tụ điện (F).
C hay Q  CU Q: điện tích của tụ điện (C).
U U: hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện (V).
- Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt hiệu điện thế 1 V vào hai bản tụ điện thì điện tích của tụ điện là 1 C.
- Trong thực tế, fara là một đơn vị lớn. Rất ít tụ điện có điện dung 1 F. Tụ điện được sử dụng trong thực tế thường có
điện dung cỡ khoảng từ 10-12 F đến 10-6 F nên người ta thường sử dụng các đơn vị:
1F (đọc là micrôfara)  106 F
1nF (đọc là nanôfara)  109 F
1pF (đọc là picôfara)  1012 F
Chú ý:
- C là đại lượng không đổi, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào Q, U.
- Mỗi tụ điện sẽ chịu một hiệu điện thế tối đa nhất định, nếu vượt quá giá trị này lớp điện môi của tụ điện sẽ
bị đánh thủng (lớp điện môi trở thành dẫn điện) do điện trường giữa 2 bản tụ quá lớn.
U
E max  max
d ; d: khoảng cách giữa 2 bản tụ (m)
- Trên vỏ tụ điện có ghi 1000μF – 63 V có nghĩa là
+ Điện dung của tụ điện C = 1000 μF
+ Hiệu điện thế tối đa được sử dụng Umax = 63 V

- Tụ xoay là tụ điện có thể thay đổi điện dung C. Muốn thay đổi điện dung ta thay đổi
phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 35


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

- Sau khi tích điện cho tụ, tháo tụ ra khỏi nguồn rồi thay đổi C: Q không đổi.
Tích điện cho tụ rồi thay đổi C nhưng vẫn nối tụ với nguồn: U không đổi.
2. Điện dung của bộ tụ điện
- Trong thực tế muốn có tụ điện với điện dung thích hợp hay hiệu điện thế cần thiết người ta phải ghép các tụ điện
thành bộ tụ điện.
a. Ghép nối tiếp
U b  U1  U 2  ...  U n
Q b  Q1  Q 2  ...  Q n
1 1 1 1
   ... 
C b C1 C 2 Cn

b. Ghép song song


U b  U1  U 2  ...  U n
Q b  Q1  Q 2  ...  Q n
Cb  C1  C2  ...  C n
III. NĂNG LƯỢNG CỦA TỤ ĐIỆN
- Khi tụ điện tích điện, trong tụ điện có điện trường. Năng lượng của tụ điện
chính là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
1 1 1 Q2
W  .Q.U  .C.U 2  .
2 2 2 C
- Với một hiệu điện thế xác định, tụ điện nào có điện dung lớn thì tích trữ nhiều năng lượng hơn.
IV. ỨNG DỤNG CỦA TỤ ĐIỆN
- Tụ điện có ứng dụng quan trọng là tích trữ năng lượng và cung cấp năng lượng.
- Tích trữ năng lượng là chức năng quan trọng nhất của tụ điện và được sử dụng trong rất nhiều thiết bị điện như động
cơ xe máy, máy hàn dùng công nghệ phóng điện của tụ, mạch khuếch đại,.. Ngoài ra, tụ điện còn có một số chức năng
khác nữa lưu trữ điện tích, lọc dòng điện một chiều không cho đi qua mà chỉ cho dòng điện xoay chiều đi qua,…
Dạng 1: Điện dung của tụ điện.
Ví dụ 1: (SBT CTST) Các thông số được ghi trên các tụ điện trong Hình 14.1 cho biết điều gì?

Ví dụ 2: (KNTT)
1. Cho một tụ điện trên vỏ có ghi là 2 pF - 200 V.
a) Đặt vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế 36 V. Hãy tính điện tích mà tụ điện tích được.
b) Hãy tính điện tích mà tụ tích được ở hiệu điện thế tối đa cho phép.
2. Có hai chiếc tụ điện, trên vỏ tụ điện (A) có ghi 2 pF - 350 V, tụ điện (B) có ghi 2,3 pF - 300 V
a) Trong hai tụ điện trên khi tích điện ở cùng một hiệu điện thế, tụ điện nào có khả năng tích điện tốt hơn?
b) Khi tích điện lên mức tối đa cho phép thì tụ điện nào sẽ có điện tích lớn hơn?
Ví dụ 3: (CTST) Xét tụ điện như hình.
a. Tính điện tích cực đại mà tụ có thể tích được.
b. Muốn tích cho tụ điện một điện tích là 4,8.10–4 C thì cần phải đặt giữa hai bản
tụ một hiệu điện thế là bao nhiêu?
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 36
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 4: (SBT CD) Một tụ điện gồm hai bản song song, khoảng cách giữa hai bản là d  1, 00.10 3 m . Điện dung của
tụ điện là C = 1,77pF và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là 3,00 V.
a) Tính độ lớn điện tích của tụ điện.
b) Tính độ lớn của cường độ điện trường giữa các bản.
Ví dụ 5: (SBT CTST) Trong một số bàn phím máy tính, mỗi nút bấm được gắn với một tụ điện phẳng hai bản song
song (có mô hình minh hoạ như Hình 14.2).

Khi giá trị điện dung của tụ điện thay đổi, máy tính sẽ ghi nhận tín hiệu tương ứng với kí tự trên bàn phím. Bản kim
loại phía trên của tụ được gắn chặt với nút bấm và có thể di chuyển mỗi khi nhấn nút. Tụ điện nói trên được nối với
mạch điện ngoài nên hiệu điện thế giữa hai bản tụ được duy trì ở một giá trị không đổi U=5 V. Trước khi gõ phím,
khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm, khi đó tụ điện có điện dung là 0,81 pF. Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ nghịch
với khoảng cách giữa hai bản tụ. Khi gõ nút bấm đi xuống một đoạn 1,5 mm thì điện tích của tụ điện sẽ tăng hay giảm
một lượng bao nhiêu?
Ví dụ 6: (SBT KNTT) Tích điện cho tụ như trong hình 21.5 nguồn điện một chiều để có hiệu điện thế U = 100V. Giả
sử sai số là 5% là chính xác.

Hình 21.5. Tụ điện dùng cho quạt điện


a) Thực tế, điện tích mà tụ này tích được sẽ có giá trị trong khoảng nào?
b) Xác định sai số tương đối của điện tích mà tụ tích được.
Dạng 2: Ghép tụ.
Ví dụ 1: (KNTT) Có 3 tụ điện với điện dung lân lượt là C1 = 2 pF, C2 = 3 pF, C3 = 4 pF.
a) Tính điện dung của bộ tụ điện khi ba tụ ghép nối tiếp?
b) Tính điện dung của bộ tụ điện khi ba tụ ghép song song? Hãy so sánh để thấy cách ghép nào cho khả năng tích điện
tốt hơn?
Ví dụ 2: (CTST) Xét mạch điện như hình. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A, B
bằng 6 V và điện dung của hai tụ điện lần lượt là C1 = 2 µF và C2 = 4 µF. Xác
định hiệu điện thế và điện tích trên mỗi tụ điện.
Ví dụ 3: (CTST) Quan sát hình và cho biết:
a) giá trị điện dung của tụ điện.
b) giá trị điện dung của bộ tụ điện khi ghép 5 tụ điện này song song với nhau.
Ví dụ 4: (CTST) Hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 = 0,5 µF và C2 = 0,7 µF
được ghép song song rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 V thì một
trong hai tụ có điện tích 35 µC. Tính hiệu điện thế U của nguồn và điện tích của
tụ còn lại.
Ví dụ 5: (CTST) Cho các tụ điện C1 = C4 = 3,0 µF; C2 = C3 = 2,0 µF
được mắc thành mạch như hình. Xác định điện dung tương đương của
bộ tụ.

Ví dụ 6: (SBT KNTT) Chọn mua hai chiếc tụ điện loại 1,5μF và một
chiếc tụ điện loại 3μF về ghép thành bộ như hình.
Tính điện dung của bộ tụ điện.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 37


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 7: (SBT KNTT) Có hai chiếc tụ điện giống nhau như hình. Tụ điện thứ nhất được
tích điện với hiệu điện thế rồi bỏ ra khỏi nguồn. Sau đó ghép song song tụ
điện thứ nhất với tụ thứ hai chưa được tích điện.
a) Khi bỏ qua các sai số, hãy xác định hiệu điện thế đo được giữa hai cực của bộ tụ điện.
b) Thay hai tụ điện trong Hình 21.4 bằng hai tụ điện khác nhưng thông số kĩ thuật vẫn
giống nhau. Sử dụng nguồn tích điện có hiệu điện thế phù hợp để tích điện cho một tụ rồi
lặp lại thí nghiệm như trên. Hiệu điện thế đo được của bộ tụ điện ghép song song sẽ phụ
thuộc vào thông số nào?
Ví dụ 8: (SBT CTST) Cho các tụ điện với điện
dung C1  C 4  3 F, C 2  C3  6 F , ban đầu không tích điện được nối với nhau
theo sơ đồ như hình. Sau đó mắc hai điểm A, B của mạch điện trên vào nguồn điện
không đổi có hiệu điện thế U AB  180 V . Tính hiệu điện thế U CD .
Ví dụ 9: (SBT CTST) Trên vỏ tụ điện (1) và (2) lần lượt ghi 4700 F  35 V
và 3300 F  25V . Tìm hiệu điện thế tối đa của bộ tụ điện khi ghép nối tiếp hai tụ
này.
Ví dụ 10: (SBT CD) Bộ tụ điện ghép song song (Hình vẽ)
gồm: C1  3, 00 F;C 2  6, 00 F;C3  12, 0 F;C 4  24, 0 F . Hiệu điện thế U  18, 0 V .
a) Xác định điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b) Tìm điện tích trên tụ điện có điện dung C3.
c) Tìm tổng điện tích của bộ tụ điện.
Ví dụ 11: (SBT CD) Bốn tụ điện được mắc nối tiếp (Hình vẽ)
C1  3, 0 F;C 2  6, 0 F;C3  12, 0 F;C 4  24, 0 F U  18 V
a) Tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b) Tính điện tích của tụ điện có điện dung C3.
c) Tìm hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện có điện dung C3.
Ví dụ 12: (SBT CD) Bộ tụ điện ghép như Hình. Điện dung của các tụ điện có giá
trị: C1  4, 0 F , C 2  1, 0 F , C3  3, 0 F , C 4  8, 0 F , C5  6, 0 F ,
C6  2, 0 F
a) Tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b) Hiệu điện thế giữa A và B là 12 V. Tìm điện tích của tụ điện C 1 và hiệu điện
thế giữa hai bản tụ.
Ví dụ 13: Có ba tụ điện C1  4F , C 2  3F , C3  9F mắc như hình vẽ.
a. Tính điện dung của bộ tụ.
b. Nối A, B vào hai cực của nguồn điện có U AB  40V . Tính điện tích các tụ.
Ví dụ 14: Cho mạch điện như hình vẽ:
C1  4F;C2  2F
C3  3F;C4  10F
C5  12F; U AB  60V
a. Tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b. Tính điện tích của mỗi tụ điện.
Ví dụ 15: Bộ tụ điện mắc như hình
C1  1F;C 2  3F
C3  6F;C 4  4F
a) Tính điện dung của bộ tụ khi K mở hoặc K đóng.
b) Đặt vào hai đầu A,B một hiệu điện thế U AB  20V . Tính điện
tích và hiệu điện thế đặt vào mỗi tụ khi hoặc K mở hoặc K đóng.
Ví dụ 16: Tụ điện C1  2F được tích bởi hiệu điện thế
U1  400V . Tụ điện C 2  3 μF được tích bởi hiệu điện thế U 2  600V . Cắt các tụ ra khổi nguồn rồi nối hai tụ với
nhau tạo thành mạch kín. Hãy tìm hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ khi
a) Các bản tích điện cùng dấu được nối với nhau.
b) Các bản tích điện trái dấu được nối với nhau.
Dạng 3: Năng lượng của tụ điện.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 38


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Ví dụ 1: (KNTT) Có hai chiếc tụ điện, tụ điện D có thông số cơ bản được ghi là 2 mF - 450 V; tụ điện E có thông số
cơ bản được ghi là 2,5 F - 350 V. Khi các tụ điện trên được tích điện tới mức tối đa cho phép, hãy tính năng lượng
của mỗi tụ điện.
Ví dụ 2: (SBT CTST) Cho một tụ điện có điện dung 3 pF được tích điện đến giá trị 9.10 -6 C. Tính năng lượng tích trữ
trong tụ điện.
Ví dụ 3: (SBT CTST) Tính năng lượng tích trữ của tụ điện trong các trường hợp sau:
a) Một tụ điện 5000μF được gắn vào hai đầu một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 3 V.
b) Một tụ điện 5000μF được gắn vào hai đầu một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 230 V.
So sánh năng lượng tích trữ trong các trường hợp trên.
Ví dụ 4: (CTST) Một tụ điện có điện dung C = 2 pF được tích điện đến khi tụ được nạp đầy với điện tích của tụ bằng
3, 2.108 C . Tính năng lượng của tụ điện. Tụ điện này có thể được dùng để duy trì dòng điện trong mạch hay không?
Tại sao?
Ví dụ 5: (CTST) Xét một tụ điện có điện dung 24 nF được tích điện đến hiệu điện thế 450 V.
a) Khi này, đã có bao nhiêu electron di chuyển đến bản âm của tụ điện?
b) Năng lượng dự trữ của tụ điện này là bao nhiêu?
Ví dụ 6: (CTST) Xét một đám mây tích điện –32 C. Giả sử đám mây này có thể gây ra sấm sét cho mặt đất. Xem đám
mây và bề mặt Trái Đất như một tụ điện phẳng, biết điện dung của tụ điện này khoảng 9,27 nF. Hãy tính:
a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
b) Năng lượng dự trữ của tụ điện này.
Ví dụ 7: (CTST) Xét một máy khử rung tim xách tay. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cự của
máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong
máy có điện dung 70F và hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 5 000 V.
a) Xác định năng lượng W của tụ.
b) Giả sử trung bình máy truyền một năng lượng khoảng 200 J qua bệnh nhân trong một xung có thời gian
khoảng 2 ms. Xác định công suất trung bình của xung.
Ví dụ 8: (SBT KNTT) Sử dụng bốn tụ trong Hình 21.6 để ghép nối thành mạch như Hình 21.8. Nếu hiểu
thông số điện áp ghi trên tụ điện là điện áp tối đa được mắc vào tụ điện để hoạt động tốt.

a) b)

c) d)

Hình 21.6. Một số tụ diện dùng cho quạt điện

Hinh 21. 8
a) Hãy xác định hiệu điện thế tối đa có thể mắc vào mạch trên mà không làm hỏng các tụ điện trong mạch.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 39
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
b) Tính năng lượng tối đa cho phép mà bộ tụ điện trên có thể tích trữ đượ
Ví dụ 9: (SBT KNTT) Một máy hàn bu - lông dùng hiệu điện thế không đổi có bộ tụ điện với điện dung
.
a) Tính năng lượng mà bộ tụ điện của máy hàn trên có thể tích được.
b) Máy hàn trên có thể phóng điện giải phóng hoàn toàn năng lượng mà bộ tụ điện đã tích được trong khoảng thời gian từ
đến . Hãy tính công suất phóng điện tối đa của máy hàn đó.
Ví dụ 10: (SBT CD) Một máy kích thích tim được sạc đầy chứa 1,20 kJ năng lượng trong tụ điện của máy. Biết điện
dung của tụ điện là 1,10.10-4 F.
a) Tìm hiệu điện thế cần thiết giữa hai bản tụ điện để lưu trữ 1,20 kJ.
b) Khi máy phóng điện qua một bệnh nhân, năng lượng điện 6,00.10 2 J được truyền đi trong 2,50 ms. Tính công suất
trung bình được cung cấp cho bệnh nhân.
Ví dụ 11: Hai tụ điện C1  12F và C 2  6F mắc nối tiếp. Mắc bộ tụ vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế
U = 4V. Tính điện tích và năng lượng điện trên mỗi tụ.
TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Dạng 1: Điện dung của tụ điện.
Câu 1: Tụ điện là hệ thống
A. gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tụ điện?
A. Hai bản là hai vật dẫn
B. Giữa hai bản có thể là chân không.
C. Hai bản cách nhau một khoảng rất lớn
D. Giữa hai bản là điện môi
Câu 3: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
A. mica B. nhựa
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn D. sứ
Câu 5: Để tích điện cho tụ điện, ta phải
A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau.
C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng
A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó
B. Điện tích của tụ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó
Câu 7: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 8: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi.
Câu 9: Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
F U A M Q
A. C  B. C  C. C  D. C 
q d q U
Câu 10: Gọi Q là điện tích, C là điện dung và U là hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây
là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q B. C không phụ thuộc vào Q và U
C. C tỉ lệ thuận với U D. C phụ thuộc vào Q và U
Câu 11: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một
nửa thì điện tích của tụ
A. Không đổi B. tăng gấp đôi.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 40
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
C. giảm còn một nửa D. giảm còn một phần tư
Câu 12: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một
nửa thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ
A. Không đổi B. tăng gấp đôi.
C. giảm còn một nửa D. giảm còn một phần tư
Câu 13: Một tụ điện có điện dung C mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu điện thế 5000V. Tích điện cho tụ rồi ngắt
khỏi nguồn, tăng điện dung tụ lên hai lần thì hiệu điện thế của tụ khi đó là:
A. 2500V B. 5000V C. 10 000V D. 1250V
Câu 14: Fara là điện dung của một tụ điện mà
A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C
B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C
C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
Câu 15: Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản của
nó?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 16: Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
Câu 17: Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ

A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF.
Câu 18: Một tụ điện có điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Tính hiệu điện thế trên hai bản tụ
A. 17,2V B. 27,2V C. 37,2V D. 47,2V.
Câu 19: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào hai bản của tụ điện thì tụ tích được một điện
lượng là
A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. C. D. 8.10-6 C.
Câu 20: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ
một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng
A. 50 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 0,8 μC.
Câu 21: Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng
2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V.
Câu 22: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20μF – 200V. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120V. Tụ điện tích
được điện tích là
A. 4.10-3 C B. 3.10-3 C C. 6.10-4 C D. 24.10-4 C
Câu 23: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20μF – 200V. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120V. Tụ điện tích
tích được điện tích tối đa là
A. 4.10-3 C B. 3.10-3 C C. 6.10-4 C D. 24.10-4 C
Câu 24: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm. Tích điện cho tụ
điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện lần lượt là
A. 60 nC và 60 kV/m B. 6 nC và 60 kV/m C. 60 nC và 30 kV/m D. 6 nC và 6 kV/m
6
Câu 25: Một tụ điện có thể chịu được điện trường giới hạn là 3.10 V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Hỏi
hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai bản tụ là bao nhiêu:
A. 3000 V B. 300 V C. 30000 V D. 1500 V
Câu 26: Một tụ điện điện dung 24 nF tích điện đến hiệu điện thế 450 V thì có bao nhiêu electron mới di chuyển đến
bản âm của tụ điện:
A. 575.1011 electron B. 675.1011 electron
C. 775.1011 electron D. 875.1011 electron
Câu 27: (SBT CTST) Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ. B. Hằng số điện môi.
C. Cường độ điện trường bên trong tụ.D. Điện dung của tụ điện.
Câu 28: (SBT CTST) Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000μF−63 V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là
A. 0,63 C. B. 0,063 C. C. 63 C. D. 63 000 C.
Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 41
Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Câu 29: (SBT CTST) Hệ nào sau đây có thể coi tương đương như một tụ điện?
A. Hai bản bằng đồng đặt song song rồi được nhúng vào trong dung dịch muối ăn.
B. Hai quả cầu kim loại đặt gần nhau trong không khí.
C. Hai tấm thuỷ tinh đặt song song rồi được nhúng vào trong nước cất.
D. Hai quả cầu bằng mica đặt gần nhau trong chân không.
Câu 30: (SBT CTST) Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?
A. Máy khử rung tim.
B. Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.
C. Pin dự phòng.
D. Tuabin nước.
Câu 31: (SBT KNTT) Một tụ điện khởi động cho động cơ có các thông số như hình. Đơn vị VAC (hoặc V.ac) là điện
áp ứng với dòng điện xoay chiều, còn VDC (hay V.dc) là điện áp ứng với dòng điện một chiều cùng được đọc là vôn.
Thông số điện áp 370 VAC được hiểu là
A. điện áp tối thiểu khi mắc tụ điện vào.
B. điện áp mà tụ điện hoạt động tốt nhất.
C. điện áp xoay chiều hiệu dụng cao nhất để đảm bảo cho tụ hoạt động tốt.
Đây không phải là thông số điện áp một chiều.
D. điện áp mà khi mắc tụ điện vào thì điện dung bằng .
Câu 32: (SBT KNTT) Quạt treo tường nhà bạn Nam bị hỏng chiếc tụ điện như
hình và cần được thay thế. Hãy cho biết bạn Nam có thể chọn được tụ điện loại
nào trong các loại dưới đây mà cửa hàng đồ điện có bán.

A. B.

C. D.
Dạng 2: Ghép tụ điện
Câu 1: (SBT CTST) Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C 1 và C2 (với C1>C2) thành một bộ tụ có điện
dung C. Sắp xếp đúng là
A. C < C 2< C1. B. C < C1 < C2. C. C2 < C < C1. D. C2 < C1 < C.
Câu 2: (SBT KNTT) Khi trong phòng thi nghiệm chil có một số tụ điện giống nhau với cùng điện dung , muốn thiết
kế một bộ tụ điện có điện dung nhỏ hơn thi:
A. chắc chắn phải ghép song song các tự điện. B. chắc chắn phải ghép nối tiếp các tụ điện.
C. chắc chắn phải kết hợp cả ghép song song và nối tiếp. D. không thể thiết kế được bộ tự điện như vậy.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 42


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Câu 3: (SBT KNTT) Hai tụ điện có điện dung lần lượt ghép nối tiếp. Mắc bộ tụ điện đó vào
hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế . Điện tích của các tụ điện là:
A. và B.
C. và D.
Câu 4: (SBT KNTT) Hai tụ điện có điện dung lần lượt ghép song song. Mắc bộ tụ điện đó vào
hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế . Điện tích của các tụ điện là:
A. và B.
C. và D.
Câu 5: (SBT KNTT) Quạt điện nhà bạn bị hỏng chiếc tụ điện như hình và
cần được thay thế. Cửa hàng đồ điện có một số loại tụ điện đang bán như
sau:
(a): ;
(b): 2,5 ;
(c): ;
(d): 1,5 ;
(e): .
Bạn có thể chọn phương án mua nào để thay cho tụ hỏng?
Hình 1. Tụ điện của quạt điện
A. Tụ điện (a).
B. Tụ điện (b) hoặc tụ điện (c) đều được.
C. Tụ điện (c).
D. Tụ điện (b) hoặc mua tụ điện (d) và tụ điện (e) về ghép song song với nhau
Câu 6: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch gồm hai tụ điện C 1 và C2 ghép nối tiếp. Kết luận nào sau đây
là đúng?
A. Điện dung tương đương của bộ tụ là C = C1 + C2.
B. Điện tích của bộ tụ được xác định bới Q = Q1 + Q2.
C. Điện tích trên tụ có giá trị bằng nhau.
D. Hiệu điện thế của các tụ có giá trị bằng nhau.
Câu 7: Hai tụ điện C1 = 1μF và C2 = 3μF mắc nối tiếp. Mắc bộ tụ đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U =
4 V. Tính điện tích của bộ tụ điện.
A. 3,0.10-7 C. B. 3,0.10-6 C. C. 3,6.10-7 C. D. 3,6.10-6 C
Câu 8: Hai tụ điện có điện dung C1 = 2μF, C2 = 3μF được mắc nối tiếp. Tích điện cho bộ tụ điện bằng nguồn điện có
hiệu điện thế 50 V. Tính hiệu điện thế của các tụ điện trong bộ.
A. U1 = 20 V; U2 = 30 V. B. U1 = 30 V; U2 = 20 V.
C. U1 = 10 V; U2 = 20 V. D. U1 = 30 V; U2 = 10 V.
Câu 9: Ba tụ điện được mắc thành bộ theo sơ đồ như trên. Cho C 1 = 3μF,
C2 = C3 = 4μF. Nối hai điểm M, N với một nguồn điện có hiệu điện thế U =
10 V. Hãy tính điện dung và điện tích của bộ tụ điện đó.
A. C = 5μF; Q = 5.10-5 C. B. C = 4μF; Q = 5.10-5 C.
-6
C. C = 5μF; Q = 5.10 C. D. C = 4μF; Q = 5.10-6 C.
Dạng 3: Năng lượng của tụ điện.
Câu 1: Sau khi nạp điện cho tụ, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại
dưới dạng
A. năng lượng từ trường B. cơ năng
C. nhiệt năng D. năng lượng điện trường
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hóa năng.
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 3: Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là:

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 43


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách
Q 2
QU CU 2 C2
A. W  B. W  C. W  D. W 
2C 2 2 2Q
Câu 4: Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 5: Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ
A. tăng 16 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.
Câu 6: Bộ tụ điện trong đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330 V. Mỗi lần đèn lóe
sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5 ms. Tính công suất phóng điện của tụ điện:
A. 5,17 kW B. 6,17 kW C. 8,17 W D. 8,17 kW
Câu 7: Một tụ điện có điện dung là bao nhiêu thì tích lũy một năng lượng 0,0015J dưới một hiệu điện thế 6V:
A. 83,3μF B. 1833 μF C. 833nF D. 833pF
Câu 8: (SBT CTST) Năng lượng của tụ điện được xác định bởi công nào nào sau đây?
1 1 1 Q2
A. W  QU 2 . B. W  QU . C. W  CU 2 . D. W  .
2 2 2 C
Câu 9: (SBT CTST) Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế giữa hai đầu tụ tăng 2 lần thì năng lượng điện trường
của tụ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 10: (SBT CTST) Năng lượng của tụ điện được xác định bởi công nào nào sau đây? Trên vỏ một tụ điện có ghi 20
pF – 200 V. Tụ điện tích trữ được năng lượng tối đa là
A. 4.10-7 J. B. 8.10-7 J. C. 4.10-4 J. D. 4.105 J.
Câu 11: (SBT CTST) Trong một đèn flash chụp ảnh đơn giản, người ta sử dụng một tụ điện để có thể phát ra một
chùm sáng với cường độ đủ lớn trong thời gian ngắn. Giả sử tụ điện được sử dụng có điện dung 0,20 F được sạc bằng
pin 9,0 V, sau đó tụ phóng điện trong 0,001 s. Công suất phóng điện của tụ là
A. 8,1 W. B. 8100 W. C. 810 W. D. 81 W.
Câu 12: (SBT CTST) Xét các tụ điện giống nhau có điện dung C=20pF. Ghép các tụ điện thành bộ tụ như Hình 15.1
và nối hai điểm M, N với nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V. Điện tích của bộ tụ là

A. 720 pC. B. 360 pC. C. 160 pC. D. 240 pC.


Câu 13: (SBT KNTT) Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đa̋ tích được điện tích q không phụ thuộc vào
A. điện tích mà tụ điện tích được.
B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.
C. thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện.
D. điện dung của tụ điện.
Câu 14: (SBT KNTT) Năng lượng của tụ điện bằng
A. công đễ tích điện cho tụ điện. B. điện thế của các điện tích trên các bản tụ điện.
C. tổng điện thế của các bản tụ điện. D. khả năng tích điện của tụ điện.
Câu 15: (SBT KNTT) Một tụ điện có điện tích bằng và ngắt khỏi nguồn, nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện
thì
A. năng lượng của tụ điện giảm.
B. năng lượng của tụ điện tăng lên do ta đã cung cấp một công làm tăng thế năng của các điện tích.
C. năng lượng của tụ điện không thay đổi.
D. năng lượng của tụ điện tăng lên rồi mới giảm.
Câu 16: (SBT KNTT) Có bốn chiếc tụ điện như hình, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về năng lượng khi chúng được
tích điện tới mức tối đa cho phép.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 44


Dao động cơ – Nguyễn Văn Hưng - Trường THPT Nam Sách

a) b)

c) d)
Hình 21.6. Một số tụ diện dùng cho quạt điện
A. b, d, a,c. B. b, c, d,a.
C. c, a, b,d. D. c, b, a,d.
Câu 17: (SBT KNTT) Khi sử dụng một tụ điện loại b và một tụ điện loại c trong câu trên để ghép thành bộ tụ điện.
Hãy so sánh năng lượng bộ tụ điện ghép song song và bộ tụ điện ghép nối tiếp khi chúng được tích điện đến mức tối
đa cho phép.
A. Năng lượng của bộ tụ điện ghép song song lớn hơn của bộ tụ điện ghép nối tiếp.
B. Hai cách ghép đều cho kết quả như nhau.
C. Năng lượng của bộ tụ điện ghép song song nhỏ hơn của bộ tụ điện ghép nối tiếp.
D. Cả ba phương án đều có thể xảy ra.
Câu 18: (SBT KNTT) Công dụng nào sau đây của một thiết bị không liên quan tới tụ điện?
A. Tích trữ năng lượng và cung cấp năng lượng.
B. Lưu trữ điện tích.
C. Lọc dòng điện một chiều.
D. Cung cấp nhiệt năng ở bàn là, máy sấy,.

Luyện thi ĐH - Dao động cơ! Trang 45

You might also like