VIRUS

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ: VIRUS

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 1. Khái niệm, cấu tạo và phân loại virus
Câu 3. Virus nào sau đây được phát hiện đầu tiên?
A. Virus gây bệnh viêm gan B. B. Virus gây bệnh dại.
C. Virus gây bệnh khảm thuốc lá. D. Virus gây bệnh sởi.
Câu 4. Virus có đặc điểm nào sau đây?
Chưa có cấu tạo tế bào
Kích thước siêu nhỏ (nm)
Phần lõi chứa cả DNA và RNA.
Có khả năng sinh sản độc lập bên ngoài tế bào chủ
Sống ký sinh nội bào bắt buộc.
Câu 5. Hình thức sống của virus là gì?
A. Sống kí sinh không bắt buộc. B. Sống tự dưỡng kiểu quang hợp.
C. Sống cộng sinh với tế bào. D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc
Câu 6. Vì sao virus không được xem là một thực thể sống hoàn chỉnh?
A. Do virus sống kí sinh nội bào. B. Do virus không có có cấu tạo tế bào.
C. Do virus không có hệ enzyme riêng. D. Do virus có kích thước quá nhỏ bé.
Câu 7. Virus là một dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc vì
A. không có DNA hoặc RNA nên không thể sinh tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.
B. cấu tạo đơn bào nên không thể sinh trưởng và phát triển như các sinh vật khác.
C. không có thành tế bào để bảo vệ trước các tác nhân của môi trường xung quanh.
D. không có cấu trúc tế bào, phải tổng hợp các chất nhờ bộ máy của tế bào vật chủ.
Câu 8. Trong điều kiện ngoài tế bào, virus có khả năng nào sau đây?
A. Tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học. B. Sinh sản liên tục tạo nhiều cá thể mới.
C. Truyền nhiễm cho nhiều vật chủ mới. D. Sinh tổng hợp sẵn sàng lắp ráp khi thuận lợi.
Câu 9. Nhận định nào sau đây về virus là đúng?
A. Virus là sinh vật cấu tạo đơn giản từ một tế bào. B. Virus sống tự do khắp mọi nơi trên Trái đất.
C. Virus có hệ thống tự sản sinh năng lượng. D. Virus không mẫn cảm với chất kháng sinh.
Câu 10. Virus được cấu tạo bởi 2 thành phần cơ bản là
A. lõi nucleic acid và lớp vỏ capsid B. lõi nucleic acid và lớp vỏ phospholipid
C. lõi nucleic acid và lớp vỏ peptidoglycan. D. lõi nucleic acid và lớp vỏ carbohydrate
Câu 11. Lõi nucleic acid của virus có thể là
A. DNA và RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) B. DNA và protein (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép)
C. DNA hoặc RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) D. RNA và protein (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép)
Câu 12. Các đơn vị cấu tạo cấu tạo nên lớp vỏ của virus có bản chất là
A. protein. B. peptidoglycan C. phospholipid D. cellulose
Câu 13. Các đơn vị cấu tạo nên nên lớp vỏ của virus gọi là
A. Capsomer. B. Capasi. C. Captomor. D. Captoreal.
Câu 14. Một số virus còn có lớp vỏ ngoài (envelope) cấu tạo từ
A. lớp kép phospholipid và protein. B. lớp kép phospholipid và cellulose.
C. lớp kép phospholipid và nucleic acid. D. Lớp đơn phospholipid và chitin.
Câu 15. Trên vỏ ngoài virus có chứa
A. các gai glycoprotein B. các gai peptidoglycan.
C. các gai pepsinogen. D. các gai amino acid.
Câu 16. Trên lớp vỏ ngoài của virus, các gai glyoprotein có tính
A. kháng nguyên và giúp virus bám vào vật chủ, nhận diện tế bào vật chủ để xâm nhập.
B. kháng nguyên và giúp virus nhận diện để không bị dính trên bề mặt tế bào chủ
C. kháng nguyên và giúp virus xâm nhập tế bào vật chủ, biến nạp gene virus vào gene vật chủ.
D. kháng nguyên và giúp virus xâm nhập tế bào vật chủ, biến nạp gene virus vào gene vật chủ.
Câu 17. Virus trần là virus
A. không có vỏ capsid B. không có vỏ ngoài
C. không có capsomer D. không có lõi nucleic acid.
Câu 18. Thứ tự từ ngoài vào trong của cấu tạo virus?
A. Lõi Vỏ capsid Vỏ ngoài. B. Vỏ ngoài Vỏ capsid Lõi.
C. Vỏ capsid Lõi Vỏ ngoài. D. Vỏ ngoài Lõi Vỏ capsid.
Câu 19. Hình bên mô tả một virus có vỏ ngoài. Chú thích các thành phần
sau đây sao cho đúng.
(1)..............................
(2)..............................
(3)..............................
(4)..............................
Câu 20. Dựa vào các tiêu chí phân loại virus, nối cột A và cột B sao cho
đúng?
Tiêu chí Đại diện
1. Dựa vào lớp vỏ ngoài a. virus dạng xoắn, khối và hỗn hợp
2. Dựa vào vật chất di truyền b. virus kí sinh vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật, người.
3. Dựa vào cấu trúc capsomer c. virus trần và virus có vỏ ngoài
4. Dựa vào vật chủ d. virus DNA và virus RNA
*Quan sát hình cấu trúc một số loại virus sau đây & nghiên cứu SGK, trả lời từ câu 21 – 24.

Virus khảm thuốc lá Adenovirrus Virus cúm mùa Phage T4


Câu 21. Dựa vào lớp vỏ ngoải, nối đặc điểm cấu trúc các loại virus sao cho đúng
Loại virus Đặc điểm
1. Virus cấu trúc xoắn a. Capsomer sắp xếp theo chiều xoắn nucleic acid
2. Virus cấu trúc khối b. Đầu cấu trúc khối, đuôi cấu trúc xoắn (giống con nòng nọc).
3. Virus cấu trúc hỗn hợp c. Capsomer sắp xếp theo hình khối đa diện.
4. Virus hình cầu d. Capsomer sắp xếp thành hình khối cầu, có thể có vỏ ngoài.
Câu 22. Virus nào sau đây có cấu trúc khối?
A. Virus khảm thuốc lá. B. Adenovirus. C. SARS-CoV-2. D. Phage.
Câu 23. Virus nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A. Virus khảm thuốc lá. B. Adenovirus. C. SARS-CoV-2. D. Phage.
Câu 24. Virus nào sau đây có cấu trúc hỗn hợp?
A. Virus khảm thuốc lá. B. Adenovirus. C. SARS-CoV-2. D. Phage.
Câu 25. Hình bên phải, HIV được xem như là virus gây bệnh của thế kỉ khi gây
hội chứng suy giảm miễn dịch ở người và cho tới nay vẫn chưa có vaccine
phòng bệnh. Khi nói về virus HIV, phát biểu nào sau đây sai?
A. Virus HIV không có gai glycoprotein.
B. Virus HIV là virus có vỏ ngoài.
C. Virus HIV thuộc loại virus RNA.
D. Virus HIV gây hội chứng AIDS.
Câu 26. Hình bên trái, khi nói về virus SARS-CoV-2 gây bệnh trên toàn cầu thời
gian gần đây, phát biểu nào sau đây sai?
A. Virus SARS-CoV-2 thuộc loại virus DNA
B. Virus SARS-CoV-2 là virus có vỏ ngoài.
C. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh đường hô hấp
D. virus SARS-CoV-2 có cấu trúc xoắn.

Câu 27. Hình bên phải, phage là virus kí sinh ở đối tượng nào sau đây?
A. Người. B. Động vật.
C. Thực vật. D. Vi khuẩn.
Câu 28. Phage còn có tên gọi khác là gì?
A. Thực thể khuẩn. B. Thực khuẩn thể.
C. Trực khuẩn thể. D. Trực thể khuẩn.
Câu 29. Không thể nuôi virus trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì
A. kích thước của nó vô cùng nhỏ bé. B. hệ gene chỉ chứa một loại nucleic acid.
C. chúng không có hình dạng đặc thù. D. chúng là kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 30. Biết rằng phần lõi nucleic acid sẽ quyết định đặc điểm di truyền của virus. Nếu trộn nucleic acid của
chủng virus M với một nửa vỏ protein của chủng virus N và một nửa vỏ protein của chủng M để tạo thành
virus lai. Nhân virus lai và phân lập sẽ thu được virus có
A. vỏ giống chủng N và lõi giống chủng M. B. vỏ giống chủng M và lõi giống chủng M.
C. vỏ giống chủng M và lõi giống chủng N. D. vỏ giống chủng N và lõi giống chủng N.
Câu 31. Khi nói về virus những nhận định nào sau đây đúng?
(1) Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một sinh vật sống.
(2) Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động dù chỉ có nucleic acid và protein.
(3) Virus có thể tự tổng hợp protein nhờ các ribosome trong cấu trúc.
(4) Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4).
Câu 32. Khi nói về cấu trúc virus, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Virus là sinh vật đơn bào.
(2) Cấu tạo gồm vỏ protein và lõi nucleic acid.
(3) Hệ gene của virus là DNA hoặc RNA.
(4) Capsomer là các phân tử nucleic acid.
(5) Virus trần là virus không có vỏ capsid.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Có bao nhiêu virus sau đây có lõi DNA?
(1) HIV. (2) SARS-CoV-2. (3) Virus khảm thuốc lá (4) Adenovirus.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34. Cho bao nhiêu nguyên nhân sau đây khiến thuốc kháng sinh khó tiêu diệt virus?
(1) Có thành tế bào bảo vệ.
(2) Virus không có cấu tạo tế bào.
(3) Được bảo vệ bởi vỏ capsid, vỏ ngoài.
(4) Virus kí sinh nội bào bắt buộc.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Có bao nhiêu nhận định về SARS-CoV-2 sau đây đúng?
(1) Người lớn tuổi và mắc bệnh nền dễ bị virus này tấn công.
(2) SARS-CoV-2 là virus trần, thành phần gồm lõi RNA và vỏ capsid.
(3) Virus này tấn công chủ yếu vào tế bào lympho T thuộc hệ miễn dịch
(4) Virus này gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp.
(5) Bệnh do virus này gây ra lây qua đường máu hoặc đường tình dục.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Khi nói về virus và vi khuẩn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. virus chưa có cấu tạo tế bào, còn vi khuẩn cấu tạo bằng tế bào nhân thực.
B. virus chưa có cấu tạo tế bào, còn vi khuẩn cấu tạo bằng tế bào nhân sơ.
C. virus có cấu tạo bằng tế bào nhân sơ, còn vi khuẩn cấu tạo bằng tế bào nhân thực.
D. virus và vi khuẩn đều là tế bào nhân sơ nhưng virus có kích thước nhỏ hơn.

Câu 37. Hoàn thành bảng so sánh virus và vi khuẩn, bằng cách điền có/không?
Tính chất Virus Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào
Chỉ chứa DNA hoặc RNA
Chứa cả DNA và RNA
Có ribosome
Sinh sản độc lập
Câu 38. Khi nói về virut và vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Virus và vi khuẩn đều có ribosome.
II. Vi khuẩn và virus có khả năng sinh sản độc lập
III. Virus và vi khuẩn đều là sinh vật đơn bào.
IV. Virus và vi khuẩn đều có cả DNA và RNA.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Nội dung 2. Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ
Câu 39. Quá trình nhân lên của virus được chia thành mấy giai đoạn?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 40. Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ diễn ra theo trình tự là
A. hấp phụ  tổng hợp  lắp ráp  xâm nhập  phóng thích.
B. hấp phụ  xâm nhập  tổng hợp  lắp ráp  phóng thích.
C. hấp phụ  lắp ráp  tổng hợp  xâm nhập  phóng thích.
D. hấp phụ  xâm nhập  lắp ráp  tổng hợp  phóng thích.
Câu 41. Nối đặc điểm các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ
Giai đoạn Diễn biến
a. Virus bám vào tế bào chủ nhờ phân tử bề mặt gắn đặc
1. Phóng thích.
hiệu vào thụ thể bề mặt tế bào chủ..
2. Xâm nhập. b. Các virus con tìm cách thoát ra ngoài để tiếp tục lây
nhiễm vào tế bào khác.
c. Virus tìm cách đưa vật chất di truyền (hệ gene) vào trong
3. Hấp phụ.
tế bào vật chủ
d. Lắp ráp capsomer thành vỏ capsid và gắn hệ gene vào
4. Tổng hợp.
một cách ngẫu nhiên
e. Sử dụng bộ máy của tế bào chủ để tổng hợp hệ gene và
5. Lắp ráp.
protein cho virus.

Câu 42. Trong giai đoạn hấp phụ, phân tử bề mặt virus gắn đặc hiệu vào thụ thể bề mặt tế bào vật chủ theo
nguyên tắc
A. bán bảo tồn B. chìa và khoá. C. ngẫu nhiên. D. bổ sung
*Trong giai đoạn hấp phụ, phân tử bề mặt virus giúp chúng bám đặc hiệu và thụ thể bề mặt tế bào chủ.
Dựa vào kiến thức đã học về “phân tử bề mặt” trả lời câu hỏi từ 43 – 46
Câu 43. Phân tử bề mặt của phage là
A. đầu mút sợi lông đuôi B. gai glycoprotein C. phân tử protein bề mặt D. hệ gene
Câu 44. Phân tử bề mặt của virus có vỏ ngoài là
A. gai glycoprotein B. đầu mút sợi lông đuôi
C. phân tử protein bề mặt D. hệ gene của virus
Câu 45. Phân tử bề mặt của virus trần là
A. gai glycoprotein B. đầu mút sợi lông đuôi
C. protein nhô ra bề mặt D. hệ gene của virus
Câu 46. Mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào một số tế bào vật chủ nhất định vì
A. bề mặt của tế bào vật chủ được bảo vệ bởi một lớp protein chống lại sự xâm nhập của virus.
B. bề mặt của virus có lớp vỏ ngoài hoặc vỏ capsid trơ với các thụ thể của tế bào vật chủ.
C. virus chỉ xâm nhập được khi phân tử bề mặt khớp đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào vật chủ.
D. virus chỉ xâm nhập được khi hệ gene của nó khớp hoàn toàn với hệ gene của tế bào vật chủ
Câu 47. Nối các hình thức xâm nhập của từng loại virus sao cho hợp lí
Loại virus Cách xâm nhập
a. Vào bên trong tế bào nhờ vào sự dung hợp màng
1. Phage
sinh chất của tế bào vật chủ với vỏ ngoài
b. Theo cơ chế thực bào, sau đó phá vỏ nhờ enzyme
2. Virus có vỏ ngoài
lysozyme của tế bào vật chủ để giải phóng hệ gene
3. Virus trần, một c. Tiết enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ,
số virus có vỏ ngoài cởi vỏ và đẩy DNA vào bên trong tế bào
Câu 48. Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phage vào tế bào chủ?
A. phage đưa cả nucleic acid và vỏ capsid vào tế bào chủ
B. phage chỉ bơm nucleic acid vào tế bào chủ
C. phage chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ
D. phage vào tế bào chủ bằng cơ chế thực bào.
Câu 49. Trong giai đoạn xâm nhập, enzyme lysozyme do virus hoặc tế bào vật chủ tiết ra có tác dụng gì?
A. Phân hủy thành tế bào vật chủ hoặc vỏ capsid của virus
B. Phân hủy màng sinh chất hoặc hệ gene của tế bào vật chủ
C. Phân hủy các bào quan và hệ gene của tế bào vật chủ.
D. Phân hủy ribosome và lysosome của tế bào vật chủ.
Câu 50. Virus có vỏ ngoài có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách dung hợp màng sinh chất vì
A. vỏ ngoài của virus có cấu tạo tương tự như màng tế bào (gồm lớp kép phospholipid và protein).
B. vỏ ngoài của virus và màng tế bào có cấu tạo và thành phần hóa học hoàn toàn giống nhau.
C. vỏ ngoài của virus có chứa các protein đặc hiệu có khả năng xúc tác phản ứng dung hợp màng.
D. Vi vỏ ngoài của virus có khả năng tiết enzyme làm tan màng tế bào vật chủ.
Câu 51. Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn nào sau virus dùng bộ máy của tế bào vật để tạo nên
nên hệ gene và protein?
A. Hấp phụ. B. Phóng thích. C. Tổng hợp. D. Lắp ráp.
Câu 52. Giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid của virus trong tế bào vật chủ là
A. hấp phụ B. xâm nhập C. tổng hợp D. lắp ráp
Câu 53. Trong chu trình nhân lên của virus ở giai đoạn nào sử dụng thuốc để kìm hãm sự phát triển của
virus là hiệu quả nhất?
A. Giai đoạn hấp phụ và xâm nhập. B. Giai đoạn xâm nhập và sinh tổng hợp.
C. Giai đoạn lắp giáp và giải phóng. D. Giai đoạn hấp phụ và sinh tổng hợp.
Câu 54. Trong chu trình nhân lên của virus, các bước nào sau đây ở giai đoạn lắp ráp là đúng?
A. Lắp capsomer  vỏ capsid  gắn hệ gene. B. Lắp capsid  vỏ capsomer  gắn hệ gene.
C. Gắn hệ gene  lắp capsomer  vỏ capsid. D. Gắn hệ gene  lắp capsid  vỏ capsomer.
Câu 55. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự phóng thích của virus có vỏ ngoài ra khỏi tế bào vật chủ?
A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra và đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào của tế bào vật chủ và chui ra ngoài.
D. Kéo theo màng sinh chất tế bào vật chủ để làm thành vỏ ngoài của virus.
Câu 56. Nối các hình thức phóng thích virus sao cho đúng
Loại virus Cách phóng thích
1. Phage a. Tiết enzyme lysozyme phá huỷ màng tế bào ồ ạt chui ra ngoài
2. Virus trần b. Theo kiểu xuất bào, dùng màng sinh chất tế bào chủ làm vỏ ngoài.
3. Virus có vỏ ngoài c. Làm tan màng tế bào và chui ra ngoài
Câu 57. Hình sau đây là một ví dụ về quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ. Khi nói về hình này, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Virus trong hình là virus HIV hoặc Adenovirus.


(2) Virus này xâm nhập bằng cách tiết enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ.
(3) Sự nhân lên của virus này được thực hiện theo chu trình tiềm tan.
(4) Quá trình 4 là giai đoạn lắp ráp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 58. Chu trình tan là chu trình
A. virus nhân lên làm tan và giết chết tế bào vật chủ
B. virus chỉ nhân bản hệ gene và không phá vỡ tế bào vật chủ.
C. virus làm tan hệ gene nhưng không gây chết tế bào vật chủ.
D. virus chỉ nhân bản vỏ capsid mà không nhân bản hệ gene.
Câu 59. Virus nhân lên theo chu trình tan gọi là?
A. Virus ôn hoà. B. Virus độc. C. Virus lưỡng tính. D.Virus trần.
Câu 60. Chu trình tiềm tan là chu trình
A. virus nhân lên làm tan và giết chết tế bào vật chủ
B. virus chỉ nhân bản hệ gene và không phá vỡ tế bào vật chủ.
C. virus làm tan hệ gene nhưng không gây chết tế bào vật chủ.
D. virus chỉ nhân bản vỏ capsid mà không nhân bản hệ gene.
Câu 61. Virus có khả năng dùng cả 2 chu trình tan và tiềm tan gọi là?
A. Virus ôn hoà. B. Virus độc.
C. Virus lưỡng tính. D. Virus trần.
Câu 62. Giai đoạn nào sau đây của virus quyết định chúng có gây bệnh được hay không?
A. Hấp phụ B. Lắp ráp D. Tổng hợp C. Xâm nhập.
Câu 63. Loại virus nào sau đây là virus ôn hòa
A. Phage T4. B. phage  C. SARS-CoV-2 D. Virus đậu mùa.
Câu 64. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan?
A. Chu trình tan có sự nhân lên tạo ra vô số virus mới, còn chu trình tiềm tan chỉ nhân bản hệ gane mà
không tạo ra các virus mới.
B. Chu trình tan cho phép hệ gene của virus tồn tại và nhân lên trong tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm
tan thì hệ gene không có khả năng nhân lên trong tê bào vật chủ.
C. Chu trình tan kết thúc bằng việc virus gây chết tế bào vật chủ, còn chu trình tiểm tan hệ gene của
virus sống chung và không phá vỡ tế bào vật chủ.
D. Chu trình tiềm tan có thể tạo ra quẩn thể nhiều tế bào mang gene và bị nhiễm virus, còn chu trình tan
thì làm chết tế bào vật chủ.
Câu 65. Virus gây bệnh cho động vật và người bằng cách nào?
A. Virus nhân lên và phá vỡ tất cả các tế bào trong cơ thể và làm cho các mô và cơ quan trong cơ thể
dần bị bệnh và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
B. Virus nhân lên, phá vỡ tế bào, lây truyền làm cho quần thể tế bào, mô bị tổn thương, dẫn đến nhiễm
trùng cục bộ, tạo cơ hội cho các vi sinh vật khác gây bệnh.
C. Virus xâm nhập vào cơ thể, nhân lên tạo ra vô số virus mới, khiến cho tất cả tế bào đều bị nhiễm bệnh
và chúng tiết ra chất độc hại cho cơ thể.
D. Virus xâm nhập vào cơ thể, nhân lên tạo ra vô số virus mới, khiến cho tất cả tế bào đều bị nhiễm bệnh
và ức chế các quá trình sinh lí trong cơ thể.
Câu 66. Khi cơ thể bị nhiễm virus, giai đoạn đầu thường
A. có triệu chứng nặng.
B. có triệu chứng rất nặng.
C. chưa có triệu chứng.
D. gây tử vong lập tức.
Câu 67. SARS-CoV-2 xâm nhập và gây bệnh cho các tế bào của cơ quan nào sau đây?
A. Tuần hoàn. B. Thần kinh. C. Hô hấp. D. Tiêu hoá.
Câu 68. Nhận định về phage nào sau đây đúng?
A. Xâm nhập vào bên trong tế bào nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài.
B. Xâm nhập toàn bộ thành phần cấu trúc vào bên trong tế bào vật chủ.
C. Kí sinh nội bào bắt buộc bên trong cơ thể người, động vật, thực vật và nấm
D. Có cấu trúc hỗn hợp, vừa có cấu trúc xoắn vừa có cấu trúc khối.
Câu 69. Có bao nhiêu lí do sau khiến Phage không thể giết chết hết toàn bộ vi khuẩn?
I. Phage chỉ bám mặt ngoài vi khuẩn nên chỉ làm vi khuẩn suy yếu mà không giết chết vi khuẩn.
II. Một số loại Phage sống chung với vi khuẩn mà không giết chết vi khuẩn.
III. Vi khuẩn có thể đột biến làm thay đổi cấu hình của thụ thể làm Phage không thể xâm nhập .
IV. Trong cơ thể vi khuẩn có enzyme giới hạn có thể nhận ra và tiêu diệt Phage.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 70. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về virus
(1) Glycoprotein ở virus có vỏ ngoài giúp virus nhận diện tế bào chủ để xâm nhập.
(2) Vỏ capsid được cấu tạo từ các phân tử phospholipid giúp bao bọc lõi nucleic acid.
(3) Virus hỗn hợp thường có đầu dạng hình cầu, đuôi có cấu trúc xoắn.
(4) Vỏ ngoài ở một số loại virus được cấu tạo từ lớp phospholipid kép và protein.
(5) Virus nhận ra tế bào vật chủ theo nguyên tắc “chìa và khóa”
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 71. Ta tiến hành lai hai chủng virus M và N như sau: Lấy vỏ capsid của virus M trộn với nucleic acid của
virus N tao thành virus lai và sau đó cho virus lai nhân lên. Biết mỗi loại virus chỉ kí sinh trong một loại vật
chủ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. virus lai có vỏ của chủng M và lõi của chủng N
II. virus lai có thể xâm nhậm và tế bào vật chủ của virus N.
III. virus lai sau khi nhân lên có thể xâm nhập vào vật chủ của cả virus M và virus N.
IV. virus lai sau khi nhân lên sẽ có vỏ của chủng N và lõi của chủng N.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 72. Thụ thể CD4 là thụ thể của virus HIV. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì điều
gì sau đây sẽ xảy ra?
A. Bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì HIV sẽ phá hủy hồng cầu.
B. Bệnh sẽ không tiến triển thêm vì HIV sẽ không nhân lên được trong hồng cầu.
C. HIV sẽ xâm nhập được nhưng không nhân lên được trong hồng cầu có thụ thể CD4.
D. Bệnh nhân sẽ thiếu máu nặng vì bạch cầu sẽ tiêu diệt các hồng cầu chứa HIV.
Câu 73. Hình sau đây mô tả chu trình nhân lên của
virus HIV trong tế bào lympho T của hệ miễn dịch.
Khi nói về chu trình này, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
(1) Virus HIV có hệ gene là RNA
(2) Virus HIV bám vào vật chủ nhờ phân tử bề mặt
khớp với thụ thế CD4.
(3) Virus HIV có thể cài hệ gene của mình vào hệ
gene của tế bào lympho T.
(4) Virus HIV là virus không có vỏ ngoài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus như đối
với vi khuẩn.
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Bài 2. Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn
có thêm những protein gì? Giải thích.
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Bài 3. Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn (phage) phun lên rau quả lại có
thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho
người dùng? Giải thích
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Bài 4. Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản?
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Bài 5. Virus xâm nhập vào tế bào thực vật bằng cách nào?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

You might also like