Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN PPNC

Phần 1: NCKH là gì?


1. Khái niệm, đặc trưng của NCKH? NC cơ bản, NC ứng dụng, PPNC, PP luận NC,
TG quan KH
Khái niệm nghiên cứu khoa học:
- Là sự tìm kiếm những điều chưa biết Phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức của
con người về thế giới Sáng tạo phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới
- Là cách thức con người tìm hiểu sự việc một cách có hệ thống.
- Bản chất của NCKH là quá trình tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa
học của tác giả
. - Chứng minh luận điểm khoa học trở thành nhiệm vụ nhất thiết phải thực hiện, là nội
dung cơ bản và xuyên suốt quá trình NCKH.
Đặc trưng của nghiên cứu khoa học:
- Dựa trên quá trình thu thập, phân tích, xử lí tình huống theo 1 hệ thống
Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng:
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng
Khái niệm Nghiên cứu cơ bản là hoạt Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động
động nghiên cứu nhằm khám nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên
phá bản chất, quy luật của sự cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi
và tư duy. ích của con người và xã hội.
Động cơ Chỉ nhầm vào mục tiêu tri thức Ứng dụng tri thức, biến đổi hoặc cải
nghiên cứu chứ không có cái gì khác hơn tiến phương pháp, hay giải quyết một
số vấn đề thực tế
Sản phẩm Tri thức mang tính lý thuyết và Sản xuất ra công nghệ và tri thức
nghiên cứu dữ liệu mới thực tế
Gía trị nội Hiểu thế giới xung quanh Thay đổi thế giới
tại

Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu khoa học là quá trình được sử dụng để thu thập thông tin và dữ
liệu phục vụ cho các quyết định nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu có thể bao
gồm nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn, khảo sát và các nghiên cứu kỹ thuật khác; và có
thể bao gồm cả thông tin hiện tại và quá khứ.
Phương pháp luận nghiên cứu:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức
khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi
tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và logic tiên hành
nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý quá trình
ấy.
Thế giới quan khoa học: là một thế giới khách quan, hiện hữu độc lập với con người,
thế giới đó sẽ biến đổi chuyển theo quy luật nhân quả mà con người có tiềm năng hiểu
được. Thế giới quan đó không trực tiếp hay gián tiếp mà dẫn trong tất cả tư duy, cảm
quan và xử thế của con người
2. Quy trình thực hiện NCKH? 4 bước cơ bản
1. Xác định vấn đề nghiên cứu (tôi muốn làm gì?)
1.1. Xác định đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ nào đó mà chúng ta cần chứng
minh
1.2. Khách thể nghiên cứu (vật mang đối tượng NC)
1.3. Phạm vi nghiên cứu (xét về mặt không gian và thời gian, tiến trình)
Thu thập dữ liệu:
- Theo nguồn góc hình thành:
 DL sơ cấp (tự thu thập: phiếu điều tra, khảo sát)
 DL thứ cấp(có sẵn)
- Theo tính chất của DL:
 DL định tính
 DL định lượng
- Theo hình thái cấu trúc:
 DL chéo ( thời gian nhất định):2019;2022;..
 DL chuỗi thời gian
 DL bảng(2,3 năm): 2019-2022;…
2. Xác định luận điểm khoa học (tôi sẽ làm gì)= luận đề KH; giá thuyết KH
2.1. Thực hiện quá trình tổng quan lí thuyết
2.2. Lược sử NC => ai (trước đây) đã làm gì? Làm ntn? Kết quả ra sao?
- Lược sử NC là tổng hợp phân tích có phê phán, chỉ ra hạn chế của các
nghiên cứu trước đó ( nếu có) => chỉ ra tầm quan trọng của đề lài nghiên
cứu chúng ta làm.
2.3. Phát triển giả thuyết (luận điểm) NC: Gía thuyết NC thường được phát triển
dưới dạng 1 câu khẳng định => là điểm cần phải chứng minh
3. Chứng minh luận điểm khoa học (tôi sẽ làm ntn?)
3.1. Thu thập dữ liệu
3.2. Xử lí dữ liệu
3.3. Phân tích dữ liệu=> thông tin => làm luận cứ để chứng minh luận điểm KH
4. Trình bày kết quả NC và truyền tải thông điệp KH:
- Lựa chọn hình thức trình bày NCKH (báo cáo KH, bài báo KH, sách
chuyên khảo, luận văn/án, thông báo KH..)
Phần 2: Phương pháp hình thành ý tưởng NC
3. Các KN cơ bản:
Đối tượng nghiên cứu:
- Là những nội dung cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu
- Mỗi nhiệm vụ nghiên cứu có thể chứa đựng một hoặc một số đối tượng nghiên cứu
nào đó
Mục tiêu nghiên cứu:
- Là những nội dung cần xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu
đã xác định
- Thực chất, mục tiêu nghiên cứu là sự chi tiết hoá đối tượng nghiên cứu. Đối tượng
nghiên cứu chứa đựng một tập hợp các mục tiêu nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
- Là vật mang đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu có thể là:
+ Một không gian
• ĐTNC: Xanh hoá các cồn cát ven biển Miền Trung
-> KTNC: Các cồn cát ven biển Miền Trung
+ Một quá trình
• ĐTNC: Áp dụng phương pháp học tập theo tình huống ở đại học
-> KTNC: Quá trình học tập của sinh viên
+ Một hoạt động
• ĐTNC: Khắc phục rào cản giữa cha mẹ và con cái trong truyền thông về chủ đề sức
khỏe sinh sản KTNC: Hoạt động truyền thông
+ Một cộng đồng
• ĐTNC: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng 
KTNC: Cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi quy mô của mẫu khảo sát
+ Đề tài: Hiệu quả của quá trình cổ phần hoá các DNNN ở Hà Nội -> Số DNNN cổ phần
hoá được khảo sát là phạm vi về quy mô
- Phạm vi không gian của sự vật
+ Đề tài: Xanh hoá các cồn cát ven biển Miền Trung -> Diện tích các cồn cát được chọn
ra để nghiên cứu là phạm vi về không gian
- Phạm vi thời gian của tiến trình sự vật
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
+ Đề tài: Khảo sát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
-> Phạm vi nghiên cứu: năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp, nghĩa là xem xét các
yếu tố nội sinh xác lập năng lực cạnh tranh của chủ thể kinh tế, đặt trong mối quan hệ so
sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng nhóm ngành trên cùng địa bàn Lâm
Đồng.
FINER
F là feasible (khả thi)
- Không phải ý tưởng nào cũng có thể thực hiện được và không phải câu hỏi nào
cũng có thể trả lời được.
I là interesting (thú vị)
- Nhà nghiên cứu thường có nhiều động cơ để theo đuổi một nghiên cứu khoa học
N là novelty (tính mới)
- Những nghiên cứu có giá trị thường được đóng góp thông tin mới, dữ liệu mới.
E là ethics (đạo đức)
- Một câu hỏi nghiên cứu hay là câu hỏi có đạo đức.
R là relevance (có liên quan, ảnh hưởng)
- Không bao giờ đặt một câu hỏi nghiên cứu mà khi có câu trả lời nhà nghiên cứu
chẳng biết phải làm gì với nó.
Tiêu chuẩn cho bảng câu hỏi nghiên cứu hay (FINER)
Tiêu chuẩn Nội dung chính
Khả thi Số lượng đối tượng nghiên cứu đủ;
Có cơ sở vật chất để thực hiện nghiên cứu;
Kinh phí và thời gian cho phép;
Phạm vi nghiên cứu có thể chấp nhận được;
Thú vị Thỏa mãn tò mò của nhà nghiên cứu;
Đồng nghiệp cảm thấy ngạc nhiên, thích thú;
Mới Xác định hay bác bỏ phát hiện trước đây;
Mở rộng các nghiên cứu;
Mới về ý tưởng, cách tiếp cận, phương pháp, cách diễn giải và kết
quả.
Đạo đức Nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức khoa học,
không gây tác hại đến đối tượng nghiên cứu.
Liên quan Mở rộng tri thức khoa học;
Đóng góp vào sự chăm sóc bệnh nhân tốt hơn;
Đóng góp vào chính sách;
Mở ra định hướng nghiên cứu mới;

4.Tìm kiếm TL, các loại TL, đánh giá và lựa chọn TL, tổng hợp TL, ma trận lược sử
NC

5. Lược sử nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu:


Có thể tìm kiếm tài liệu bằng keywords, hoặc các bài báo khoa học được bình duyệt, các
tài liệu NC có độ tin cây cao (có tác giả, năm xuất bản, tên tạp chí,…), nguồn gốc rõ ràng
-Lược sử NC: là một tóm tắt về những gì đã được NC về 1 chủ thể cụ thể
+Có thể dùng làm 1 tác phẩm NC hoàn chỉnh
+Có thể dùng làm một phần nền tảng cho một NC khác
-Không phải là một liệt kê đơn giản các NC trước. Phân tích, tổng hợp thống kê (có phản
biện) về một chủ đề NC
-Khoảng trống NC: là những chủ đề hoặc lĩnh vực trong đó thông tin hiện tại vẫn còn
thiếu và cần được tìm hiểu, điều ra thêm
Phần 3: Thiết lập giả thuyết NC
6. Mục tiêu NC, giả thuyết/ luận điểm, làm thế nào để đưa ra 1 giả thuyết NC
-Mục tiêu NC: là phát biểu cụ thể những kết quả cần đạt được để trả lời câu hỏi NC
+Mô tả: được thực hiện nhằm cung cấp thông tin, xác nhận đặc trưng của đối tượng NC
(không cần chứng minh)
+Khám phá: cung cấp thông tin, được thực hiện khi không có, có ít thông tin về đối
tượng NC
+CM giả thuyết/ luận điểm: đã biết các đặc trưng  lý giải bản chất mqh 1 vài nhân tố
-Luận điểm/giả thuyết: là câu trả dự kiến/ khả dĩ nhất cho câu hỏi NC; Một phát biểu
xuất phát từ suy luận logic và có thể được chứng minh là đúng hoặc sai bằng phương
pháp khoa học
-Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm
-Làm thế nào để đưa ra 1 giả thuyết NC: Dựa trên cơ sở lý thuyết (có sẵn hoặc hình
thành mới )
+Hệ thống các khái niệm
+Mối quan hệ giữa các khái niệm
Suy luận  Đưa ra luận điểm
-Có 2 công đoạn căn bản trong suy luận: Phát biểu các tiêu đề; Phát biểu một câu kết luận
- Từ tiền đề  Kết luận có 2 giai đoạn
+Suy luận quy nạp: từ tiền đề cụ thể  tổng quát hóa
+Suy luận diễn dịch: Từ quy luật tổng thể  cụ thể
VD: Khách hàng mua hàng dựa trên thông tin (TIỀN ĐỀ)
Tăng chi tiêu quảng cáo sẽ mang thông tin đến cho nhiều khách hàng (TIỀN ĐỀ)
 Tăng chi tiêu quảng cáo sẽ tăng số người mua hàng từ đó tăng doanh số
-Xác định suy luận: Để xác định được lúc nào một suy luận đang được đưa ra, bạn phải
tìm các từ ngữ ám chỉ một tiền đề, như
+Vì… +Bởi vì…..
+Nếu…. +Gỉa định rằng…. +Dựa trên….
-Sau đó, bạn tìm các từ ám chỉ các Kết luận theo sau các tiền đề như:
+Do vây…. +Vì vậy….
+Điều này cho thấy… +Hệ quả là…..
Phần 4: Đạo đức NC
7. Đạo đức NC, đạo văn và cách phòng chống đạo văn? APA6, endnote, trích dẫn
(nguyên văn, diễn giải, chủ động, bị động), dẫn nguồn (trong văn cảnh, tài liệu tham
khảo)
-Đạo đức: là những nguyên tắc để hướng dẫn hành vi mà trong 1 cộng đồng người ta cho
là đúng  không cố định
+Nghiên cứu dù ở tần mức nào, chỉ có giá trị khi nó được thuẹc hiện 1 cách trung thực và
phù hợp với các quy tắc đạo đức của xã hội
-Có 2 vấn đề chính về đạo đức trong NC: sự trung thực & tài sản trí tuệ và đạo văn
-Sự trung thực: Vấn đề liên quan đến cách nhà NC đối xử với người khác trong quá
trình NC. Như sự đồng thuận, cách đối xử với đối tượng thí nghiệm hay khảo sát, giữ bí
mật danh tính, phân biệt chủng tộc, thành kiến,…
+Ngụy tạo DL
+Xuyên tạc hoặc ngụy tạo kết quả NC
+Đạo văn
-Tài sản trí tuệ và đạo văn: Tất cả những gì bạn công bố chính thức ra công chúng đều
được coi là ý tưởng của bạn, trừ khi bạn dẫn nguồn ghi tên người khác; Lỗi nghiêm trọng
nhất về sự trung thực là đạo văn
-Đạo văn:
+Sao chép trực tiếp NC của người khác vào NC của bạn mà không dẫn nguồn đầy đủ
+Sao chép và có dẫn nguồn nhưng không đúng quy tắc
+Sao chép ý tưởng của chính mình hoặc tái sử dụng NC của mình (tự đạo văn)
-Cách phòng chống đạo văn: Trích dẫn và ghi nguồn theo đúng nguyên tắc.
-Trích dẫn nguyên văn, nguyên ý, nguyên lời và đặt trong dấu ngoặc kép
+Nếu ít hơn 40 từ: “…..” (tên tác giả hoặc tổ chức ấn hành, năm ấn hành TL, phần trang
được trích dẫn)
+Nếu nhiều hơn 40 từ: Đặt thành 1 đoạn văn riêng, thụt vào 1 tab so với lề trái
(1.27cm), không dùng ngoặc kép, để tách dòng đôi. Kết thúc trích dẫn thì ghi nguồn
sau dấu chấm hết, gồm: (Tên tác giả, năm xuất bản, phần trang trích dẫn)
-Trích dẫn diễn giải: Dùng lời văn của mình để diễn đạt lại ý tưởng hay kết quả NC của
người khác
-Trích dẫn chủ động: Nguyễn và Trần (2014, tr.151) lập luận rằng “…..”
-Trích dẫn bị động: “….” (Nguyễn & Trần, 2014, tr. 151)
-Nếu 3-5 tác giả: lần đầu trích dẫn đầy đủ; Ghi tên tác giả đầu (tác giả đóng góp nhiều
nhất) và chữ etal ( hoặc ctg) từ lần trích dẫn tiếp theo
-Trích nguồn Sách:
+Tên tác giả: Nguyễn Mai Phương  Nguyễn, M.P.
+Năm xuất bản
+Tên sách: in nghiên (Viết hoa chữ đầu)
+Lần tái bản (nếu có): đặt trong dấu ngoặc đơn
+Tên NXB
VD: Nguyễn, V.T. (2015). Đi vào nghiên cứu khoa học. TP.HCM: NXB Tổng hợp
TP.HCM
-Trích nguồn với Bài báo khoa học:
+Tên tác giả, NXB
+Tên bài báo
+Tên tạp chí: in nghiên, viết hoa tất cả chữ cái đầu trừ giới từ (vd: Dalat University
Journal of Science)
+Số: in nghiên
+Tập: trong ngoặc, in thường
+Trang: đầu-cuối
VD: Modigliani, F.,& Miller,M. H. (1958). The cost of capital, coporate finance, and the
theory of investment. Americam Economic Review, 48(3), 261-297
Phần 5: PPNC
8. PPNC định lượng, định tính, kết hợp PPNC định tính và định lượng, qui trình
NC định lượng
-PPNC là:
+Kỹ thuật (thu thập dữ liệu, xử lí dữ liệu)
+Công cụ ( phương tiện thu thập dữ liệu, dụng cụ, thiết bị, vật tư...)
-PPNC định tính -PPNC định lượng
+Mục đích: Khám phá ý nghĩa 1 vấn đề +Mục đích: Mô tả hay xác định 1 vấn đề
+DL: không phải bằng số +DL: bằng số
+PP thu thập DL: thu thập thông qua quan +PP thu thập DL: thu thập bằng cách đo
sát và ghi chú và phỏng vấn lường
+Xử lí DL: tổng hợp, so sánh +Xử lí DL: các kỹ thuật xử lí thống kê
-Kết hợp PPNC định tính và định lượng:
Xác nhận có hiện Định tính
Phát hiện ra giả thuyết
tượng đó xảy ra, (lý thuyết mới), cần DL
cần lời giải thích tại để xác nhận
sao
Định lượng

-Qui trình NC định lượng:


1.Xác định vấn đề NC và hình thành câu hỏi NC
2.Hình thành cơ sở lý thuyết và đưa giả thuyết NC
3.Định nghĩa biến lường và thang đo
4.Chọn mẫu
5.Thu thập và tổ chức và đánh giá DL
6.Phân tích DL
7.Giải thích kết quả phân tích
9. DL sơ cấp, thứ cấp, các thang đo, biến, mẫu, tổng thể, DL định lượng, DL định
tính
-Tổng thể: là tập hợp tất cả các phần tử mà từ các phần tử đó ta có thể thu thập, khảo sát
những thông tin về các dấu hiệu ta cần nghiên cứu
-Mẫu: Mẫu là 1 tập hợp con bao gồm 1 số đối tượng trong tổng thể
-DL sơ cấp: DL thu thập & xử lí bởi nhà NC
-Ưu điểm: -Nhược điểm:
+Phù hợp với mục tiêu NC +Tốn thời gian, công sức, tiền bạc
+Khả năng kiểm soát +Không phải lúc nào cũng thực hiện được
+Tính cập nhật
+Bản quyền
-DL thứ cấp: DL được thu thập & xử lí bởi người khác, không phải bởi nhà NC (có sẵn)
-Ưu điểm: -Nhược điểm:
+Ít tốn công sức, thời gian, tiền bạc +Có thể không phù hợp với NC của mình
+DL được tích lũy theo thời gian dài +Tính cập nhật
+Đa dạng +Khả năng kiểm soát kém
-Biến: là 1 đại lượng dùng để đo lường 1 đặc trưng nào đó của đối tượng khảo sát
+Biến định lượng:
 Liên tục: Chiều cao, trọng lượng sản phẩm, thu nhập,…
 Rời rạc: Bậc thợ công nhân, số người trong hộ gia đình,…
+Biến định tính: giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp, loại hình TCKD,…
-DL định tính: -DL định lượng:
+ Phản ánh tính chất, sự hơn kém + Phản ánh mức độ hơn kém
+ Không tính được trị trung bình +Thể hiện bằng con số (dạng rời rạc hoặc
+Thu thập bằng thang đo định danh; thứ dạng liên tục)
bậc +Tính được trị trung bình
+Thu thập bằng thang đo khoảng; tỷ lệ

-Các loại thang đo: (Định lượng có thể biến thành định tính nhưng không ngược lại)
Thang đo -Sử dụng cho các biến định tính
định danh -Phân biệt các biểu hiện bằng cách đánh số theo quy ước
-Số đo chỉ dùng để đếm tần số biểu hiện của biến, không có ý nghĩa
về lượng
VD: Vui lòng cho biết tình trạng hôn nhân của bạn hiện nay?
1.Độc thân 2.Có gia đình
3.Ở góa 4.Ly thân hoặc ly dị
Thang đo thứ -Là trường hợp đặc biệt của thang đo định danh, thường sử dụng
bậc cho biến định tính có các biểu hiện mang tính hơn kém
-Số đo không chỉ dùng để định danh mà còn dùng để sắp xếp thứ tự
hơn kém của các biểu hiện tiêu thức, nhưng không biết được
khoảng cách của sự hơn kém này
VD1: Hãy xếp hạng các chủ đề sau theo mức độ quan tâm (quan tâm
nhất ghi số 1; quan tâm nhì ghi số 2; ít quan tâm nhất ghi số 3
VD2:Cho biết tuổi của bạn thuộc vào nhóm nào dưới đây
1. <20 tuổi
2. Từ 20 đến dưới 30
3. Từ 30 đến dưới 40
4. Từ 40 trở lên
Thang đo -Là dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì số đo của thang này
khoảng không chỉ cho biết thứ bậc hơn kém, mà còn kể cả khoảng cách giữa
các thứ bậc
-Dữ liệu định lượng
-Khoảng cách giữa các thứ bậc là đều nhau
VD: Vui lòng cho biết thái độ cảu bạn đối với phát biểu sau: “….”
1. Hoàn toàn phản đối
2. Phản đối
3. Trung dung
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý

Thang đo tỷ -Dùng cho biến định lượng


lệ -Số đo dùng để đo độ lớn, tính tỷ lệ
-Cộng trừ nhân chia được
VD1: thang đo tiền tê, m, kg, tấn, giờ
VD2: Xin vui lòng cho biết trung bình 1 tuần bạn chi tiêu bao nhiêu
tiền cho nước giải khát?
[……………………..] đồng.

10. PPNC chọn mẫu, PPNC khảo sát toàn bộ, sai sót chọn mẫu, sai sót phi chọn
mẫu, kích thước mẫu, PP chọn mẫu (8 PP, điểm mạnh, yếu…?)
-Tổng thể: là tập hợp tất cả các phần tử mà từ các phần tử đó ta có thể thu thập, khảo sát
những thông tin về các dấu hiệu ta cần nghiên cứu
-Mẫu: Mẫu là 1 tập hợp con bao gồm 1 số đối tượng trong tổng thể
- Chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà
chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
- Sai sót chọn mẫu: là các sai lệch của các thông số thống kê tính toán từ mẫu so với
thông số thống kê tính toán từ tổng thể thuần túy vì lý do mẫu thử không đồng nhất với
tổng thể.
- Sai sót phi chọn mẫu: là các sai lệch của các thông số thống kê tính toán từ mẫu so với
thông số thống kê tính toán từ tổng thể vì tất cả các lý do khác ngoài sai sót chọn mẫu.
- Quy trình chọn mẫu:
1. Xác định kích thước (cỡ) mẫu
2. Lựa chọn kỹ thuật chọn mẫu phù hợp
3. Tiến hành chọn mẫu
- Kích thước mẫu:
-PP chọn mẫu: 8 phương pháp
Xác suất Phi xác suất
1. Ngẫu nhiên đơn giản 5. Chọn mẫu thuận tiện
2. Chọn mẫu hệ thống 6. Chọn mẫu phán đoán
3. Chọn mẫu phân tầng 7. Phát triển mầm
4. Chọn mẫu cụm (cả khối) 8. Chọn mẫu định mức

11. Thiết kế bảng hỏi, quy trình thu thập DL


- Quy trình xây dựng bảng hỏi:
1. Xđ thông tin cần thu thập
- Dựa vào mục tiêu, giả thuyết nghiên cứu
2. Xđ phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Tự trả lời qua mail
3. Xđ nội dung từng câu hỏi
- Câu hỏi có cần thiết không?
- Cần 1 hay nhiều câu hỏi?
4. Giúp đáp viên dễ trả lời, sẵn sàng trả lời
- Câu hỏi sàng lọc đáp viên phù hợp
- Đáp viên có dễ trả lời không?
5. Xđ cấu trúc câu hỏi
- Câu hỏi không cấu trúc: trả lời tự do, câu hỏi mở (Nghề nghiệp của bạn là gì? Nhược
điểm?)
- Câu hỏi cấu trúc: các câu trả lời được cho trước (Nhiều câu trả lời. Hai/ba câu trả
lời: có/không/không biết)
6. Cân nhắc lời văn
- Định nghĩa rõ các thuật ngữ, dùng từ phổ biến, không dùng từ mập mờ
- Tránh dùng từ có hàm ý dẫn dắt (Chó là vật nuôi trung thành, bạn có nghĩ rằng ăn
thịt chó là không nên?)
- Tránh dùng từ hàm ý có các lựa chọn khác (Bạn thích đi xe bus hay máy bay cho các
chặng đường ngắn?)
- Tránh ngầm định (Bạn có ủng hộ bội chi ngân sách không?/ Bạn có ủng hộ bội chi
ngân sách không nếu hậu quả là thuế TNCN sẽ tăng?)
- Dùng phát biểu tích cực và tiêu cực
7. Cân nhắc thứ tự
- Các câu hỏi đầu: tạo niềm tin, sự thoải mái (hỏi về quan điểm, đánh giá, hỏi bên lề,
tránh câu hỏi khó, nhạy cảm)
- Câu hỏi khó ( thông tin nhạy cảm, riêng tư, nhiều suy nghĩ, nên đặt ở __________ )
- Câu hỏi trước ảnh hưởng câu trả lời cho câu hỏi sau (nên hỏi tổng quát trước, cụ thể
sau)
- Thứ tự hợp lý
8. Thiết kế hình thức, trang trí, trình bày
9. Thử nghiệm và khắc phục sai sót
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Khảo sát thử một nhóm để lấy phản hồi
- Nhập liệu thử
*Quy trình thu thập DL:
1. ĐN biến đo lường, thang đo
2. Chọn mẫu
3. Thu thập, tổ chức, đánh giá DL
* ĐN biến, thang đo:
- Biến: là 1 đại lượng dùng để đo lường một đặc trung nào đó của đối tượng khảo sát.
- Thang đo:
Thang đo định danh: dùng để phân loại, đánh số theo qui ước,
đếm tần số biểu hiện của biến không có ý nghĩa về lượng.
Biến định tính
Thang đo thứ bậc: phản ánh sự hơn kém, không biết khoảng cách
thứ bậc.
Thang đo khoảng: phản ánh mức độ hơn kém, biết khoảng cách
Biến định thứ bậc, khoảng cách giữa các thứ bậc là bằng nhau.
lượng Thang đo tỷ lệ: phản ánh mức độ hơn kém, so sánh tỷ lệ là có ý
nghĩa.

12. PP xử lý DL và giải thích KQ? Tiêu thức thống kê, các phép tính thống kê
căn bản, biểu đồ, kỹ thuật thống kê ( TK mô tả, TK suy diễn)
- Xử lý DL là phương pháp thu thập DL thô và chuyển nó thành thông tin có thể sử dụng
được.
- PP xử lý DL: Có ba phương pháp xử lý dữ liệu chính – thủ công, cơ học và điện tử
+ Xử lý dữ liệu thủ công
Trong phương pháp này, dữ liệu được xử lý thủ công. Toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu,
lọc, sắp xếp, tính toán và phân tích đều được thực hiện với sự can thiệp của con người mà
không sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử hay phần mềm tự động hóa nào khác. Đây là một
phương pháp chi phí thiết bị thấp nhưng sai số cao, chi phí nhân công cao và mất nhiều
thời gian.
+ Xử lý dữ liệu cơ học
Dữ liệu được xử lý một cách cơ học thông qua việc sử dụng các thiết bị và máy móc.
Chúng có thể bao gồm các thiết bị đơn giản như máy tính, máy đánh chữ, máy in,… Một
số thao tác xử lý dữ liệu đơn giản có thể được thực hiện với phương pháp này. Xử lý cơ
học ít lỗi hơn nhiều so với xử lý dữ liệu thủ công, nhưng sự gia tăng của dữ liệu đã làm
cho phương pháp này trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
+ Xử lý dữ liệu điện tử
Dữ liệu được xử lý bằng công nghệ hiện đại sử dụng phần mềm và chương trình xử lý dữ
liệu. Phương pháp này tốn kém nhất nhưng tốc độ xử lý nhanh nhất với độ tin cậy và độ
chính xác cao nhất của kết quả đầu ra.
-Tiêu thức thống kê: đặc điểm của đơn vị tổng thể dùng để quan sát hay thu thập
DL.
-Các phép tính TK căn bản:

+ TB cộng (Mean):

+ Trung vị (Me): là giá trị đứng ở vị trí giữa trong một tập DL đã đc sắp xếp tăng dần

+ Yếu vị
(Mo): là giá
trị gặp lại
nhiều lần
nhất trong tập
DL
+
-Biểu đồ hộp:

-Kỹ thuật thống kê:


+ TK mô tả: Thu thập số liệu
Tính toán các đặc trưng đo lường
Mô tả, trình bày DL
+ TK suy diễn: Ước lượng, kiểm định thống kê
Phân tích mối liên hệ
Dự đoán,…

Phần 6: PP trình bày NCKH


13. Đề cương NC
- Đề cương nghiên cứu: là công cụ hữu hiệu để thông tin trong giai đoạn trước
nghiên cứu chính thức. Nó trình bày một cách có hệ thống các thông tin căn bản nhất
về ý định nghiên cứu của bạn, giúp người đọc có thể hình dung và đánh giá được giá
trị của đề tài nghiên cứu mà bạn đang đề xuất. Nó còn có tác dụng như một hợp đồng
ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, cũng như là một bảng kế
hoạch triển khai công việc nghiên cứu sau khi đề cương đã được duyệt.
Đề cương thường bao gồm thông tin về:
–Bạn muốn nghiên cứu gì
–Tại sao
–Bạn sẽ làm như thế nào
–Các nguồn lực cần thiết
–Kế hoạch triển khai công việc
–Kết quả dự kiến
*Một số nội dung của đề cương NC:
- Tên đề tài
Chức năng của tên đề tài là cô đọng bản chất của nghiên cứu trong một vài từ. Nó
cần phải bao hàm đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
và phạm vi nghiên cứu. Không nên dùng các cụm từ như ‘một nghiên cứu về’, ‘một
vài khía cạnh của…’, ‘một vài ý kiến về …’, vì những từ này là thừa (nghiên cứu
khoa học đã bao hàm những công việc này).
Ví dụ:
Các nhân tố ảnh hưởng đến độ trễ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
tại Việt Nam, một nghiên cứu thực chứng cho giai đoạn 2012 – 2016.
- Tổng quan tình hình NC liên quan đến đề tài
Phần này trình bày cơ sở, bối cảnh xuất hiện của vấn đề nghiên cứu. Nó phải giải
thích các nhân tố chính đằng sau vấn đề nghiên cứu, và các nghiên cứu đáng kể đi
trước có liên quan. Nó chính là phần thu hút sự chú ý của độc giả.
Lưu ý là định nghĩa một số thuật ngữ chuyên môn (không quá dễ hiểu) cũng cần phải
được trình bày rõ trong phần này.
Hầu như mọi chủ đề đều đã được nghiên cứu trước đó nên việc trình bày có phản
biện những gì đã đạt được đến hiện tại có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (lược sử
nghiên cứu) là điều bắt buộc để chỉ ra khoảng trống kiến thức, hay vấn đề còn chưa
được giải quyết. Ngoài ra, việc trích dẫn nguồn chính xác phải được thực hiện ở đây.
Kết quả của phần này là phải chỉ ra một trong những khoảng trống kiến thức hay vấn
đề còn chưa giải quyết.
- Tính cần thiết của đề tài
Dựa trên phần tổng quan nêu trên, bạn đã chỉ ra được những vấn đề còn tranh cãi,
vấn đề chưa giải quyết hay lỗ hổng kiến thức cần phải bổ sung vào. Bạn sẽ xác lập sự
cần thiết (hay ý nghĩa) của đề tài của mình từ những điểm này.
Bạn sẽ trình bày rằng nếu giải quyết những vấn đề đó thì có mang lại những lợi ích gì
về học thuật hoặc/và thực tiễn. Những lý do bạn đưa ra sẽ quyết định đề tài nghiên
cứu mà bạn đề xuất có cần thiết không.
- Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu trình bày trọng tâm của dự án nghiên cứu. Nó là kết quả của quá
trình tìm hiểu bối cảnh, xác định sự cần thiết của nghiên cứu, và là điểm khởi đầu của
việc thiết kế nghiên cứu.
Với ví dụ trên, bạn có thể nói mục tiêu nghiên cứu của mình là:
1. Tìm hiểu về độ trễ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
2. Tìm ra những nguyên nhân tác động đến độ trễ báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
- Cách tiếp cận, PPNC, phạm vi NC
Cách tiếp cận ở đây có 3 lựa chọn: Định tính, hoặc định lượng, hoặc kết hợp cả hai.
Trong mỗi cách tiếp cận lại có những phương pháp khác nhau nên bạn lại tiếp tục
trình bày các phương pháp mình sẽ sử dụng. Các bạn phải nhớ rằng phương pháp cần
phải được đề xuất sao cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu, để có thể thực hiện thu
thập và xử lý thông tin hiệu quả, và để có thể đưa ra kết quả mong muốn.
Bạn có thể dùng 1 phương pháp, ví dụ thí nghiệm, hay nhiều phương pháp, mỗi
phương pháp phù hợp với mỗi mục tiêu (giả thuyết) nghiên cứu của mình.
Bạn phải trình bày cách thức và phạm vi thu thập dữ liệu, đặc biệt là khi nguồn dữ
liệu không có sẵn, ở địa điểm xa, hay bị giới hạn truy cập. Việc tiếp cận các trang bị
và vật liệu cũng cần phải được trình bày trong phần này.
- Nội dung NC và tiến độ thực hiện
Phải chọn đề tài vừa sức, xác định các nội dung nghiên cứu và phân công công việc
rõ ràng, và theo dõi tiến độ hết sức chặt chẽ. Ban giảng huấn cũng sẽ căn cứ vào bản
phân công này để đánh giá tính khả thi của đề tài, khả năng tổ chức của nhóm nghiên
cứu, và kết quả công việc của từng thành viên.
Loại sản phẩm, số lượng, hình thức, và phẩm chất sản phẩm nghiên cứu cần được
trình bày trong phần này. Sản phẩm của các bạn có thể là máy móc, hàng hóa, vật
mẫu, sách, bài báo, …. Phần này đặc biệt quan trọng đối với các nghiên cứu được tài
trợ, vì nó có thể được dùng để làm cơ sở đánh giá và nghiệm thu đề tài.
*VD: Sắp xếp 4 nội dung bạn cho là quan trọng nhất trong ĐC khóa luận tốt
nghiệp
- Tên đề tài
- Lược sử, khoảng trống NC
- Mục tiêu NC
- PPNC
14. Toàn văn NCKH
- Luận văn, luận án
- Để thẩm định  làm rất chi tiết
- Cấu trúc:
+ Khai tập: bìa, lời cảm ơn, mục lục, danh mục…
+ Chính văn: theo chương, tài liệu tham khảo
+Phụ đính: các phụ lục
-Phần tóm tắt: cung cấp vấn đề NC, mục tiêu NC, PPNC, kết quả NC
- Đánh số trang:
+ Phân tách các phần (section) của toàn văn
– Layout/Break (continuous)
+ và ngắt kết nối giữa các phần.
– Tắt Link to Previous
+ Đánh số các phần
– Khai tập
• Bìa chính : không đánh số
• Phần còn lại: đánh số La Mã, từ số (ii)
– Chính văn + Phụ đính
• Đánh số A rập, từ số 1
+ Đặt con trỏ đầu trang lời cam đoan, chọn Layout/Break/Continuous
+ Đặt con trỏ đầu trang Lời mở đầu, chọn Layout/Break/Continuous
+ Ngắt kết nối giữa Section 2 với section 1 (đặt con trỏ phần footer của trang đầu tiên
của phần 2) ; Section 3 với section 2 (đặt con trỏ phần footer của trang đầu tiên của
phần 3) : Bấm tắt nút link to previous.
+ Insert page number (ở footer của trang đầu tiên phần 2 và trang đầu tiên phần 3),
chỉnh lại format bằng cách chọn Format Page Number.
-Chèn tiêu đề hình, bảng:
+ Bảng: tên phía trên
+ Hình: tên phía dưới
+ Cách đặt tên: chương.số thứ tự
+ Click chọn hình, bảng, bấm chuột phải, chọn insert caption.
– Tạo caption mới bằng tiếng Việt
+ Ghi chú cho Bảng, Hình

You might also like