Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

50 TÌNH HUỐNG VÀ GỢI Ý BIỆN PHÁP XỬ TRÍ

Tình huống 1. Đại đội đang thực hiện nhiệm vụ hành quân dã ngoại
kết hợp làm công tác dân vận tại địa bàn xã X nhưng vì một lý do nào đó...
nhân dân không cho bộ đội vào đóng quân trong nhà dân. Biện pháp xử lý như
thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Cấp uỷ, chỉ huy đơn vị nhanh chóng trao đổi, thống nhất cách xử lý;
phân công cán bộ phụ trách; báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo;
- Triển khai cho bộ đội tạm dừng hành quân, yêu cầu cán bộ trung đội, cán bộ
tiểu đội tăng cường công tác quản lý bộ đội;
- Phân công cán bộ thâm nhập địa bàn, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và
đoàn thể địa phương nắm tình hình cụ thể lý do nhân dân không cho bộ đội vào ở
để giải thích, vận động, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tin tưởng đơn vị.
- Khi các gia đình đồng ý cho bộ đội vào đóng quân ở nhà dân, phải quán triệt,
giáo dục cho bộ đội hiểu rõ yêu cầu của gia đình đối với bộ đội ở trong nhà,
tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện nghiêm các quy định, tôn trọng
phong tục, tập quán của địa phương, không vi phạm kỷ luật quan hệ đoàn kết
quân dân, luôn thể hiện tư thế tác phong của “Bộ đội Cụ Hồ”.
- Tổ chức cho đơn vị tích cực thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, kết hợp
giúp địa phương và các hộ gia đình dọn dẹp vệ sinh đường sá, cống rãnh, nhà cửa
giúp đỡ gia đình chính sách, dạy học cho các cháu học sinh, hàng ngày tổ chức
phát tin thi đua, đồng thời phối hợp với địa phương tổ chức các hoạt động
giáo dục truyền thống, giao lưu văn hoá, văn nghệ tăng cường tình đoàn kết quân dân.
- Kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ hành quân dã ngoại kết hợp làm
công tác dân vận tại địa bàn, nhanh chóng nắm tình hình, giải quyết triệt để mọi
vướng mắc với gia đình người dân (nếu có);
- Chỉ đạo từ tiểu đội đến đại đội sinh hoạt đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm
trong đợt hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận.
Tình huống 2. Đại đội có chiến sĩ đánh nhau với thanh niên địa
phương tại địa bàn đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dã ngoại (hoặc dã
ngoại làm công tác dân vận). Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
2

- Chỉ huy đơn vị kịp thời ngăn chặn không cho vụ việc phát triển xấu, báo cáo
cấp trên về tình hình vụ việc (trường hợp phức tạp phải thông báo và phối hợp
với cấp uỷ, chính quyền địa phương để ngăn chặn).
- Hội ý, thống nhất trong cấp uỷ, chỉ huy đại đội sơ bộ nắm tình hình,
nguyên nhân và dự kiến biện pháp giải quyết.
- Lãnh đạo, chỉ huy đại đội trao đổi thống nhất với cấp uỷ, chính quyền
địa phương về nội dung vụ việc, tính chất, mức độ tác hại, nguyên nhân và biện pháp
giải quyết, khắc phục hậu quả.
- Tổng hợp tình hình báo cáo chỉ huy cấp trên và xin ý kiến chỉ đạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tiến hành xử lý vụ việc:
+ Trường hợp do chiến sĩ trong đơn vị chủ động gây ra: Chỉ huy đại đội
tiến hành xem xét xử lý kỷ luật chiến sĩ vi phạm theo đúng quy định Điều lệnh
quản lý bộ đội; gặp gỡ cấp uỷ, chính quyền địa phương nắm tình hình sau vụ việc
xảy ra và thông báo kết quả xử lý kỷ luật chiến sĩ vi phạm; tổ chức cho chiến sĩ
vi phạm kỷ luật gặp gỡ thanh niên địa phương bị đánh để xin lỗi, bồi thường
thiệt hại (nếu cần thiết có thể đưa chiến sĩ vi phạm trở lại danh trại)
+ Trường hợp do thanh niên địa phương chủ động gây ra: Chỉ huy đại đội
cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương; thông báo ý kiến của lãnh đạo,
chỉ huy cấp trên về biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả; đề nghị chính quyền
địa phương xem xét, xử lý kiên quyết đối tượng vi phạm.
- Tổ chức sinh hoạt rút kinh nghiệm trong đại đội; phối hợp với cấp uỷ,
chính quyền địa phương trong công tác giáo dục, quản lý các mối quan hệ đoàn
kết quân dân; cùng với chi đoàn địa phương tổ chức các hoạt động giao lưu văn
hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị và thanh niên địa
phương gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động của đơn vị; phát huy vai trò của chiến sĩ
bảo vệ, chiến sĩ dân vận, kịp thời báo cáo chỉ huy đơn vị xử lý nhanh gọn các
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tình huống 3. Dư luận đơn vị phản ánh với chỉ huy tiểu đoàn, đồng
chí cán bộ A sinh con thứ 3, vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình
nhưng đã “lách luật” bằng cách đưa vợ đi xa quê hương để sinh, sau đó về
quê làm thủ tục nhận con nuôi. Một số cán bộ đơn vị có những phản ứng
khác nhau về vấn đề trên. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đơn vị, thống nhất biện pháp giải quyết.
- Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc
3

- Gặp gỡ đồng chí A để nắm tình hình, khéo léo gợi mở để cán bộ tâm sự,
chia sẻ; thông báo các nội dung dư luận phản ánh, động viên cán bộ thành khẩn
báo cáo với tổ chức.
- Trường hợp cán bộ xác nhận sự việc đúng như dư luận phản ánh thì triển
khai cho cán bộ viết tự kiểm điểm, giải trình rõ và tự nhận hình thức kỷ luật và
tiến hành sinh hoạt xem xét kỷ luật (vi phạm quy định KHHGĐ);
+ Tổ chức sinh hoạt đơn vị thông báo kết quả xử lý cho cán bộ đơn vị biết
để ổn định tình hình tư tưởng của đội ngũ cán bộ trong đơn vị.
+ Nếu có điều kiện có thể tổ chức cho hội phụ nữ thăm hỏi tặng quà, Tết
Trung thu có phần quà cho con đồng chí A
- Trường hợp cán bộ không nhận sự việc như dư luận phản ánh, thì tiến
hành các biện pháp xử lý:
+ Gặp gỡ một số cán bộ, chiến sĩ đơn vị để tìm hiểu nắm tình hình
+ Cử cán bộ về làm việc với địa phương và gia đình để tiến hành các
biện pháp thẩm tra, xác minh
- Căn cứ vào kết quả xác minh, nắm tình hình để có biện pháp xử lý phù hợp
theo 2 lỗi vi phạm quy định về kế hoạch hóa gia đình và không trung thực.
- Thông báo kết quả thẩm tra xác minh; hình thức xử lý đảng viên; giáo dục
động viên đội ngũ cán bộ chấp hành và thực hiện nghiêm chính sách kế hoạch
hóa gia đình; không phát ngôn tùy tiện làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và
tạo dư luận không tốt trong đơn vị.
- Phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ nắm tình hình tư tưởng và các mối
quan hệ của cán bộ.
- Tổng hợp kết quả xử lý báo cáo cấp trên.
Tình huống 4. Trong đại đội có đồng chí trung đội trưởng xuất thân từ
gia đình có tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ” đã lập gia đình và
có 2 con gái, bản thân là con trai duy nhất trong gia đình, thời gian gần đây
đồng chí không đi tranh thủ về gia đình và có biểu hiện buồn phiền vì bố, mẹ
đồng chí “ép” phải sinh thêm con trai. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị thống nhất biện pháp giải quyết; phân công
cấp ủy phụ trách.
- Gặp gỡ đồng chí trung đội trưởng để nắm tình hình tư tưởng, tâm tư
nguyện vọng của bản thân và gia đình. Phân tích để đồng chí có nhận thức đúng
về quyền bình đẳng nam, nữ trong xã hội; việc quan trọng là nuôi dạy các con
khôn lớn trưởng thành chứ không phải là con trai hay con gái; việc bố mẹ “ép”
4

đồng chí sinh con thứ 3 là còn mang nặng tư tưởng phong kiến “trọng nam kinh
nữ” muốn có người để “nối dõi tông đường” nếu đồng chí vi phạm chính sách
kế hoạch hóa gia đình là vi phạm kỷ luật; qua đó động viên đồng chí an tâm tư
tưởng, động viên thuyết phục gia đình không “ép” buộc sinh con thứ 3.
- Cử cán bộ về gặp gia đình, các tổ chức đoàn thể ở địa phương (hội cựu
chiến binh, thanh niên, phụ nữ) phối hợp tyên truyền, thuyết phục vận động gia
đình thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; phân tích cho gia đình thấy
được nếu con em của gia đình sinh con thứ 3 là vi phạm chính sách kế hoạch
hóa gia đình phải xử lý kỷ luật, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phấn đấu của con
em..., qua đó thuyết phục gia đình nhận thức đúng và không “ép” con em họ
sinh con thứ 3 nữa.
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị, giáo dục định hướng chung cho cán bộ, chiến sỹ
có nhận thức cơ bản về luật hôn nhân gia đình và việc xử lý kỷ luật khi cán bộ vi
phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình cũng như những quy định và ảnh hưởng
của việc sử dụng các biện pháp can thiệp để lựa chọn giới tính khi sinh; bồi dưỡng
kỹ năng ứng xử với gia đình, người thân khi còn có tư tưởng “trọng nam khinh
nữ” muốn có người để “nối dõi tông đường”...
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình tư tưởng và giúp đỡ đồng chí
trung đội trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả giải quyết tư tưởng lên cấp trên.
Tình huống 5. Một chiến sỹ chấp hành chế độ, nền nếp xây dựng đơn vị
chính quy không nghiêm túc, nói năng thô tục, gây mất đoàn kết bộ bộ gây bức
xúc cho bộ đội. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Xác minh tình hình tư tưởng kỷ luật, phẩm chất đạo đức của chiến sỹ,
tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy biện pháp giải quyết.
- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đơn vị nhận định, đánh giá tình hình tư tưởng, kỷ luật
chiến sỹ, nhất là biểu hiện cá biệt, hay vi phạm kỷ luật, thống nhất biện pháp
giải quyết.
- Gặp gỡ chiến sỹ hay gây gổ lẫn nhau trong đơn vị giáo dục, hiểu rõ việc
làm mất đoàn kết nội bộ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật quân đội, quy định
đơn vị, triển khai cho chiến sỹ viết bản tường trình, kiểm điểm, sinh hoạt đơn vị
kiểm điểm và đề nghị hình thức kỷ luật, nghiêm túc, chặt chẽ (nếu đến mức phải
xử lý kỷ luật).
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm cho chiến sỹ nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật quân đội, quy định đơn vị, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao
phẩm chất, đạo đức tư cách người quân nhân cách mạng, giữ gìn phẩm chất tốt
5

đẹp "Bộ đội Cụ Hồ”, tình thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng đơn vị
vững mạnh.
- Duy trì nghiêm chế độ nền nếp xây dựng đơn vị chính quy, quản lý chặt chẽ
tình hình tư tưởng, kỷ luật và các mối quan hệ xã hội của bộ đội, nhất là trong
ngày nghỉ, giờ nghỉ, hoạt động ngoài doanh trại để có biện pháp giáo dục kịp thời.
- Tổ chức tốt hoạt động văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi, lành mạnh
để cán bộ, chiến sỹ, yên tâm xây dựng đơn vị.
Tình huống 6. Đơn vị xảy ra trường hợp một quân nhân trong quá
trình được đơn vị giải quyết nghỉ phép tại gia đình đã thực hiện hành vi tự tử,
gây dư luận không tốt tại đơn vị và địa phương. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Phân công cán bộ có uy tín, kinh nghiệm kịp thời liên lạc, nắm diễn biến,
nguyên nhân, hậu quả vụ việc và nguyện vọng của gia đình quân nhân.
- Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo, tham vấn ý kiến của cơ quan chức năng
về biện pháp giải quyết vụ việc. Trao đổi thống nhất trong cấp uỷ, chỉ huy đơn vị
và triển khai ngay các biện pháp ổn định tình hình đơn vị.
- Thành lập tổ công tác (gồm đại diện chỉ huy, cơ quan, cán bộ, chiến sĩ)
trực tiếp về địa bàn, nắm tình hình; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, cơ quan
chức năng và các đoàn thể địa phương cùng gia đình quân nhân giải quyết vụ việc.
Hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý như: Biên bản vụ việc, kết quả giám định pháp
y ... Trao đổi, thống nhất nhận định tình hình, nguyên nhân, hậu quả của vụ việc;
chia sẻ cùng gia đình về những đau thương mất mát, động viên gia đình tin
tưởng vào quy trình giải quyết của đơn vị và các cơ quan chức năng, phối hợp
chặt chẽ với đơn vị để lo hậu sự cho quân nhân theo phong tục.
- Phân công cán bộ cấp trung đoàn, lữ đoàn và tương đương kịp thời
cung cấp thông tin, định hướng dư luận báo chí, mạng xã hội theo quy định
việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Bộ Quốc phòng. Tổ chức
sinh hoạt đơn vị, thông báo kết quả phối hợp giải quyết giữa đơn vị, các cơ quan
chức năng và gia đình, ổn định tình hình tư tưởng trong đơn vị.
- Chỉ đạo Lực lượng 47 tăng cường nắm tình hình trên không gian mạng
để kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý các nội dung có liên quan đến vụ việc. Kiên quyết
xử lý với những biểu hiện tuyên truyền, xuyên tạc gây hoang mang trong đơn vị.
- Đề nghị giải quyết các chế độ chính sách đối với quân nhân.
- Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả xử lý lên cấp trên.
Tình huống 7. Một chiến sĩ có biểu hiện tự do, phát ngôn thiếu
chuẩn mực, chấp hành không nghiêm quy định của đơn vị, bị kiểm điểm,
6

kỷ luật... ảnh hưởng đến tập thể khi phải sinh hoạt nhiều lần; một số chiến sĩ
đã bức xúc, hành hung đồng đội. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đơn vị nhận định, đánh giá tình hình tư tưởng
quân nhân và dư luận trong đơn vị, phân tích làm rõ thực trạng, xác định đối tượng,
nguyên nhân vi phạm kỷ luật của chiến sĩ; thống nhất chủ trương, biện pháp
giải quyết.
- Phân công cán bộ gặp gỡ chiến sĩ hay vi phạm kỷ luật để nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng, nguyên nhân vi phạm khuyết điểm và tác hại của việc mất đoàn kết
trong nội bộ; qua đó giáo dục, thuyết phục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ
luật của quân đội, quy định của đơn vị, tích cực tham gia xây dựng đơn vị. Với các
quân nhân vi phạm, triển khai viết bản tường trình, kiểm điểm, sinh hoạt đơn vị
kiểm điểm và đề nghị hình thức kỷ luật, nghiêm túc, chặt chẽ (nếu đến mức phải
xử lý kỷ luật).
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm cho chiến sĩ nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật quân đội, quy định đơn vị, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao
phẩm chất đạo đức tư cách người quân nhân cách mạng, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp
“Bộ đội Cụ Hồ”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng đơn vị vững mạnh.
- Duy trì nghiêm chế độ nền nếp xây dựng đơn vị chính quy, quản lý chặt chẽ
tình hình tư tưởng, kỷ luật và các mối quan hệ xã hội của bộ đội, nhất là trong ngày
nghỉ, giờ nghỉ, hoạt động ngoài doanh trại để có biện pháp giáo dục kịp thời.
- Xây dựng bầu không khí dân chủ, đoàn kết, kỷ luật trong đơn vị; tổ chức
tốt hoạt động văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi, lành mạnh; quan tâm
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm
công tác, gắn bó xây dựng đơn vị.
Tình huống 8. Một số cán bộ (có cả cán bộ chủ trì) trong đơn vị có
biểu hiện che giấu khuyết điểm, chạy theo thành tích, thiếu công tâm, khách quan
trong giải quyết công việc, gây dư luận không tốt trong đơn vị. Biện pháp xử lý
như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Rà soát, nắm tình hình tư tưởng của quân nhân trong đơn vị; kịp thời
phát hiện những biểu hiện che giấu khuyết điểm, chạy theo thành tích, thiếu công tâm,
khách quan trong giải quyết công việc.
- Họp cấp ủy, chỉ huy đơn vị đánh giá tình hình tư tưởng, kỷ luật, dư luận
của quân nhân; xác định đối tượng, hành vi, hậu quả, nguyên nhân dẫn đến hành vi
7

che giấu khuyết điểm, chạy theo thành tích; thống nhất biện pháp khắc phục.
Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
- Gặp gỡ giáo dục, chấn chỉnh những cá nhân có biểu hiện, hành vi vi phạm;
phân tích rõ tác hại, hậu quả của biểu hiện che giấu khuyết điểm, chạy theo thành tích,
thiếu công tâm, khách quan.
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị giáo dục, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa của việc đánh giá đúng thực chất
tình hình đơn vị để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu,
đơn vị vững mạnh toàn diện ‟mẫu mực, tiêu biểu”; qua đó có biện pháp đấu tranh
với quan điểm, tư tưởng báo cáo không trung thực, che giấu khuyết điểm, chạy
theo thành tích, thiếu công tâm, khách quan trong đơn vị.
- Thực hiện tốt nền nếp tự phê bình và phê bình; phát huy trách nhiệm
tự soi, tự sửa của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; tăng cường
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương,
sự đoàn kết, thống nhất nội bộ; tránh dân chủ hình thức, khắc phục cách làm việc
tắc trách, trì trệ hoặc lạm dụng quyền lực vi phạm nguyên tắc.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò giám sát, phản biện
của các tổ chức và cá nhân đối với việc thực hiện nguyên tắc của Đảng.
- Đề cao vai trò của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong giữ vững và
phòng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là bí thư cấp ủy;
nỗ lực học tập, rèn luyện phong cách, phương pháp làm việc dân chủ, khoa học,
tạo bầu không khí dân chủ trong tổ chức.
- Cầu thị lắng nghe ý kiến phản ánh về việc thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ ở đơn vị và định kỳ lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ các cấp, nhất là
người đứng đầu, cán bộ chủ trì, chủ chốt. Phát huy vai trò của tổ chức quần chúng,
hội đồng quân nhân và tập thể quân nhân trong việc phản ánh những biểu hiện
vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tham mưu, đề xuất rà soát bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế báo cáo,
xin chỉ thị của các tổ chức; khắc phục biểu hiện che giấu khuyết điểm, chạy theo
thành tích, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đơn vị trong tình hình mới.
- Xây dựng tốt tinh thần đoàn kết trên cơ sở nguyên tắc, quy định, kỷ luật
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội. Chống mọi biểu hiện
lợi ích nhóm, cục bộ, bè phái.
- Duy trì nghiêm chế độ báo cáo, phản ánh tình hình về tư tưởng, chấp hành
kỷ luật của bộ đội trong đơn vị, nhất là những khó khăn vướng mắc, có biện pháp
giúp đỡ kịp thời; phê bình thẳng thắn đối với cá nhân báo cáo không trung thực,
chạy theo thành tích, giải quyết kịp thời mọi tình huống phát sinh và xử lý
nghiêm kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm.
8

Tình huống 9. Thực hiện lộ trình tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo, theo đó một số cán bộ có tâm lý
băn khoăn về vị trí, đơn vị công tác khi có sự điều chỉnh tổ chức. Biện pháp
xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến làm cho quân nhân nhận thức sâu sắc chủ trương
của Đảng về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và
những năm tiếp theo; nắm rõ lộ trình, đối tượng, chế độ chính sách..., đồng thuận
với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, xác định
tinh thần, trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện gia đình của quân nhân,
nhất là đối tượng trong diện điều chỉnh; kịp thời tham mưu, đề xuất biện pháp
giải quyết phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn, chế độ, chính sách theo đúng quy định của
Bộ Quốc phòng, giúp cho các đối tượng trong diện điều chỉnh ổn định cuộc sống
gia đình, yên tâm nhận nhiệm vụ.
- Tổng hợp tình hình và báo cáo cấp trên.
Tình huống 10. Một số cán bộ chưa được bố trí công việc phù hợp với
nguyện vọng và chuyên môn đào tạo đã phát sinh tâm lý băn khoăn, hoài nghi
từ phía gia đình, nên nảy sinh tư tưởng, thiếu yên tâm công tác, chất lượng
hoàn thành nhiệm vụ không cao. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Rà soát tình hình tổ chức, biên chế của đơn vị, công tác bố trí sử dụng
nguồn nhân lực, nắm chắc số lượng, chất lượng của từng đối tượng, nhất là các
vị trí trọng yếu, chuyên ngành chuyên sâu, đào tạo dài hạn…
- Nắm tình hình, tìm hiểu nguyên nhân của việc bố trí lực lượng trái với
chuyên ngành đào tạo; tâm tư, nguyện vọng của quân nhân.
- Hội ý lãnh đạo, chỉ huy đánh giá thực trạng tình hình biên chế, tổ chức
và những vấn đề tư tưởng trong đơn vị, thống nhất biện pháp giải quyết; báo cáo
cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
- Gặp gỡ giáo dục, động viên các quân nhân trong diện bố trí công việc
trái với chuyên ngành đào tạo, giúp quân nhân nắm vững tình hình, đặc điểm,
yêu cầu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức biên chế đơn vị và việc sắp xếp một số
chức danh chưa phù hợp, qua đó xác định tư tưởng, trách nhiệm, khắc phục khó
9

khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; phối hợp cùng gia đình để
giúp đỡ, động viên quân nhân.
- Tổ chức sinh hoạt quán triệt, rút kinh nghiệm cho quân nhân nhận thức
đúng về yêu cầu tổ chức biên chế của đơn vị, trình độ chuyên môn đào tạo,
nâng cao ý thức chấp hành sự phân công công tác của cấp ủy đảng, chỉ huy.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phương pháp
công tác giúp các quân nhân trong diện bố trí công việc trái với chuyên ngành
đào tạo có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, yên tâm công tác.
- Chấp hành nghiêm các quy định về tổ chức biên chế, sử dụng lực lượng;
bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, phát huy trình độ năng lực công tác.
- Quan tâm chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật, chất, tinh thần cho quân nhân
và chính sách hậu phương quân đội.
- Phối hợp chặt chẽ với địa phương và gia đình để nắm tình hình, động viên
quân nhân khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tình huống 11. Một số cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có biểu hiện dựa dẫm
vào mối quan hệ với cấp trên và người thân, thiếu rèn luyện phấn đấu,
giải quyết mối quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng đội không
chuẩn mực, gây bất bình trong đơn vị. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Tăng cường giáo dục cho quân nhân toàn đơn vị ý thức chấp hành pháp luật
của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, quy định của đơn vị. Xây dựng ý thức tự rèn
luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của người quân nhân.
- Gặp gỡ quân nhân giáo dục nhận thức đúng, sai, tác hại của việc dựa dẫm,
ỷ lại, chấp hành kỷ luật không nghiêm.
- Phối hợp với gia đình, địa phương trong việc động viên quân nhân thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, ý thức chấp hành kỷ luật.
- Quản lý chặt chẽ quân nhân, dự báo những dấu hiệu vi phạm, kịp thời
ngăn chặn.
- Duy trì nghiêm chế độ ngày, tuần.
- Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
Tình huống 12. Đơn vị nhận được thông báo của công an địa phương
về việc bắt quả tang quân nhân thuộc quyền quản lý của đơn vị khi đang
cùng nhóm bạn bè tổ chức sử dụng ma túy tại khách sạn. Biện pháp xử lý như
thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
10

Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Kịp thời phối hợp với công an, nắm diễn biến, nguyên nhân, hậu quả
vụ việc; quản lý chặt chẽ thông tin, không để lan rộng ảnh hưởng đến uy tín quân đội.
- Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo, tham vấn ý kiến của cơ quan chức năng
về biện pháp giải quyết vụ việc. Trao đổi thống nhất trong cấp uỷ, chỉ huy đơn vị
triển khai ngay các biện pháp ổn định tình hình đơn vị.
- Phân công cán bộ có uy tín, kinh nghiệm trực tiếp đến địa bàn, nắm tình hình;
phối hợp công an và cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết:
Biên bản vụ việc, kết quả xét nghiệm ma túy... Trao đổi, thống nhất biện pháp
giải quyết theo quy định.
- Chỉ đạo Lực lượng 47 tăng cường nắm tình hình trên không gian mạng để
kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý các nội dung có liên quan đến vụ việc, không để
các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá.
- Kịp thời thông tin khách quan và thống nhất về sự việc với gia đình
quân nhân, định hướng dư luận. Tổ chức sinh hoạt, thông báo kết quả phối hợp
giải quyết giữa đơn vị, các cơ quan chức năng và gia đình, ổn định tình hình
tư tưởng trong đơn vị.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục, quán triệt các
quy định có liên quan đến phòng, chống việc sử dụng các chất ma túy, tác hại
của việc sử dụng ma túy để răn đe, cảnh tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ quân nhân trong đơn vị, chú trọng quản lý các mối
quan hệ quân nhân, nhất là các trường hợp cá biệt, có mối quan hệ phức tạp,
có tiền sử nghiện thuốc lá và các chất kích thích khác. Duy trì nghiêm nền nếp,
chế độ ngày, tuần; tăng cường kiểm tra quân tư trang cá nhân.
- Phối hợp với địa phương, đơn vị kết nghĩa xây dựng môi trường văn hóa
đơn vị lành mạnh; tổ chức các buổi tọa đàm hoặc sân khấu hóa trong các hội thi,
hội diễn văn nghệ quần chúng để nâng cao nhận thức cho quân nhân về tác hại
ma túy và tham gia phòng, chống ma túy có hiệu quả.
- Đối với quân nhân trên, nếu xác định đã nghiện ma tuý cần kịp thời đề
xuất loại ngũ; nếu không nghiện, nhưng bị lôi kéo tham gia sử dụng lần đầu …
cần phối hợp với gia đình, địa phương có biện pháp quản lý chặt chẽ, giáo dục,
thuyết phục, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quân nhân rèn luyện,
phấn đấu tiến bộ.
- Tổng hợp tình hình, báo cáo cấp trên.
Tình huống 13. Đơn vị nhận được nhiệm vụ tăng cường lực lượng đi
giúp dân phòng, chống bão lụt nhưng qua các vụ việc mất an toàn của quân
đội trong giúp dân phòng, chống bão lụt một số cán bộ, quân nhân chuyên
11

nghiệp, hạ sĩ quan - chiến sĩ có biểu hiện lo lắng, dao động tư tưởng, tìm các lý
do để trốn tránh nhiệm vụ. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đơn vị nhận định, đánh giá tình hình tác động đến
tư tưởng của bộ đội, thống nhất biện pháp giải quyết, phân công cán bộ tích cực
nắm, quản lý tư tưởng bộ đội, kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Nhanh chóng tổ chức sinh hoạt, quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức
cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan - chiến sĩ trong đơn vị hiểu
sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và tầm quan trọng của nhiệm vụ giúp dân
phòng, chống bão lụt, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian
qua; thấy rõ niềm vinh dự tự hào khi được chỉ huy cấp trên tin tưởng giao
nhiệm vụ cho đơn vị; trên cơ sở đó xây dựng niềm tin, động cơ trách nhiệm và
ý chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đánh giá, phân loại tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, phân công cán bộ gặp gỡ
để nắm chắc tình hình và động viên bộ đội hiểu rõ nhiệm vụ; kịp thời ngăn chặn
những biểu hiện tư tưởng ngại khó, ngại khổ; chủ động định hướng giải quyết
ổn định tình hình đơn vị; tổng hợp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
- Phân công những cán bộ có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm tốt chỉ huy, phụ trách những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp để làm
gương cho cán bộ, chiến sĩ noi theo.
- Phát huy tốt hoạt động của chiến sĩ dân vận, chiến sĩ bảo vệ, duy trì sinh hoạt
tổ, tiểu đội để thông qua đó tìm hiểu sâu kỹ về nguyên nhân trốn tránh nhiệm vụ.
- Tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm, đột kích, tập trung làm rõ ý nghĩa,
tầm quan trọng và yêu cầu của nhiệm vụ, lòng tự hào và trách nhiệm được cấp trên
giao; xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp xác thực nhằm nâng cao nhận thức
trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm chủ động khắc phục khó khăn, ý thức
chấp hành kỷ luật; quan tâm đảm bảo đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, phát huy vai
trò tiền phong của cán bộ, đảng viên, số chiến sĩ có thành tích trong thực hiện
chức trách nhiệm vụ, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ viết đăng ký quyết tâm thực hiện
nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cổ động thực hiện nhiệm vụ,
thường xuyên gần gũi bộ đội, nắm chắc tâm tư tình cảm và chia sẻ những khó khăn,
vất vả, niềm vinh dự tự hào khi được thực hiện nhiệm vụ giúp dân phòng, chống
bão lụt.
- Duy trì chặt chẽ nghiêm túc các chế độ nề nếp, sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm
để biểu dương khen thưởng và chấn chỉnh những sai phạm kịp thời, chủ động
làm tốt công tác tư tưởng, quản lý chặt chẽ tình hình mọi mặt của đơn vị, không
để dư luận xấu xảy ra trong đơn vị.
12

Tình huống 14. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân
địa phương khắc phục hậu quả thiên tai gây ra; có hai chiến sĩ trong đại đội
tổ chức uống rượu, sau đó gây gổ mất đoàn kết với một số thanh niên địa
phương và bị thương phải đưa đi điều trị tại bệnh viện. Biện pháp xử lý như
thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Trao đổi nhanh trong chỉ huy đại đội, thống nhất biện pháp xử lý và
phân công cán bộ phụ trách giải quyết vụ việc, đưa chiến sĩ đi bệnh viện điều trị.
- Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo và đề nghị cử cán bộ và cơ quan
chức năng phối hợp với đơn vị để giải quyết vụ việc.
- Gặp gỡ các nhân chứng của vụ việc để nắm lại tình hình vụ việc cụ thể.
- Cùng với cấp trên và cơ quan chức năng làm việc với chính quyền và cơ quan
chức năng địa phương để nắm tình hình dư luận; tiến hành các biện pháp giáo dục
số thanh niên có liên quan đến vụ việc xảy ra.
- Cử cán bộ thăm hỏi, động viên chiến sĩ nằm viện, nắm bắt tình hình tư
tưởng, tâm trạng của bộ đội.
- Tiến hành xem xét, kiểm điểm và xử lý kỷ luật đối với các chiến sĩ vi phạm
và cán bộ liên đới trách nhiệm theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng sau khi
chiến sĩ ra viện.
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị để giáo dục, định hướng tư tưởng, dư luận, kịp thời
rút kinh nghiệm chung trong toàn đơn vị về các yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống, khắc phục thiên tai và việc chấp hành kỷ luật dân vận, giữ gìn
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
- Tổng hợp báo cáo cấp trên về kết quả giải quyết và xử lý vụ việc theo
quy định.
Tình huống 15. Phòng, chống cháy rừng trong điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, vất vả, một số đồng chí có biểu hiện lo lắng, mệt mỏi, chán nản muốn
thoái thác nhiệm vụ.
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Nắm vững tình hình tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ làm việc trong
điều kiện khó khăn, vất vả, tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy có biện pháp khắc phục.
13

- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đánh giá tình hình tư tưởng, kỷ luật trong đơn vị
đặc biệt là những đồng chí được giao nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng.
Thống nhất biện pháp giải quyết và phân công cán bộ phụ trách.
- Gặp gỡ, động viên và giáo dục cho chiến sĩ được giao nhiệm vụ hiểu rõ
về nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”, vinh dự, trách nhiệm của chiến sĩ khi
được giao nhiệm vụ và xây dựng quyết tâm, ý thức trách nhiệm khắc phục mọi
khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Làm tốt công tác tuyên truyền về truyền thống
cách mạng, chức năng, nhiệm vụ quân đội, gương người tốt, việc tốt.
- Tổ chức bồi dưỡng thêm một số kinh nghiệm, kỹ năng cho chiến sĩ khi
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng nhằm đảm bảo an toàn và hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
- Làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt về cơ sở vật chất, thiết bị bảo hộ cho
thực hiện nhiệm vụ và quan tâm đảm bảo chế độ tiêu chuẩn cho chiến sĩ yên tâm
thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vất vả.
- Chỉ đạo chi đoàn tổ chức diễn đàn thanh niên với nhiệm vụ “chiến đấu
trong thời bình”.
- Tổng hợp tình hình tư tưởng chiến sĩ trước khi thực hiện nhiệm vụ, báo cáo
cấp trên.
Tình huống 16. Đơn vị chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cứu nạn do mưa
bão gây sạt lở ở địa bàn khó khăn, phức tạp, phân tán lực lượng; cán bộ,
chiến sĩ có biểu hiện dao động về tư tưởng và xuất hiện tình trạng báo ốm.
Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đơn vị nhận định tình hình, xác định chủ trương,
biện pháp giải quyết.
- Triển khai cho quân y khám sàng lọc bệnh tình của các quân nhân báo
ốm đau để xác định rõ nguyên nhân.
- Nhanh chóng tổ chức sinh hoạt quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức
cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và
tầm quan trọng của nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của
đơn vị thời gian qua; thấy rõ niềm vinh dự, tự hào khi được chỉ huy cấp trên tin
tưởng giao nhiệm vụ cho đơn vị.
- Đánh giá, phân loại tư tưởng cán bộ, chiến sĩ; phân công cán bộ gặp gỡ
để nắm chắc tình hình và động viên bộ đội hiểu rõ nhiệm vụ; kịp thời ngăn chặn
những biểu hiện tư tưởng ngại khó, ngại khổ… chủ động định hướng, giải quyết,
ổn định tình hình đơn vị.
14

- Phân công cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm tốt chỉ huy, phụ trách những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp để làm
gương cho cán bộ, chiến sĩ yên tâm và noi theo.
- Phát huy tốt hoạt động của chiến sĩ bảo vệ, duy trì sinh hoạt tổ, tiểu đội,
thông qua đó tìm hiểu sâu về nguyên nhân báo ốm của quân nhân.
- Phối hợp với gia đình, người thân cùng với đơn vị tăng cường các biện pháp
giáo dục, quản lý bộ đội, chống hiện tượng giả bệnh để trốn tránh nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cổ động trong thực hiện nhiệm vụ;
thường xuyên gần gũi bộ đội, nắm chắc tâm tư tình cảm và chia sẻ những
khó khăn, vất vả nhưng cũng là vinh dự, tự hào khi được thực hiện nhiệm vụ.
- Duy trì chặt chẽ nền nếp sinh hoạt đơn vị (rút kinh nghiệm, chấn chỉnh
những sai phạm; chủ động làm công tác tư tưởng; quản lý chặt chẽ tình hình
mọi mặt của đơn vị, không để dư luận xấu xảy ra trong đơn vị).
- Biểu dương các cá nhân, tập thể, nhân rộng điển hình tiên tiến, hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong thời gian qua.
Tình huống 17. Trong đơn vị có quân nhân lái xe sau khi nhận
nhiệm vụ đi vận chuyển hàng cứu trợ do mưa bão, sạt lở đất ở các tỉnh
miền Trung đã nảy sinh tư tưởng không muốn thực hiện nhiệm vụ, tác động
xấu đến nhận thức về nhiệm vụ của một số quân nhân lái xe khác. Biện pháp
xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp ủy, chỉ huy đơn vị nhận định tình hình, đánh giá tính chất, tác
hại, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng để thống nhất trong chỉ huy và báo cáo cấp
trên xin ý kiến chỉ đạo.
- Phân công cán bộ động viên đồng chí đó; thu thập thông tin, phân tích,
kết luận nguyên nhân đồng chí đó không muốn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
- Tiến hành gặp gỡ quân nhân đó nắm thực chất lý do, nguyên nhân; nếu
trường hợp quân nhân đó đang có việc gia đình quan trọng cần về để giải quyết
thì cắt cử đồng chí khác thực hiện nhiệm vụ thay thế; nếu do phân công cắt cử
chưa khoa học, hoặc do cường độ vận chuyển quá mức, hoặc do sức khỏe
không đáp ứng được thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Trường hợp quân nhân ngại đi vận chuyển thì trực tiếp gặp gỡ, nắm
nguyên nhân, đồng thời giáo dục cho bộ đội nhận thức sâu sắc trách nhiệm, vinh dự
tự hào khi được đơn vị lựa chọn đi thực hiện nhiệm vụ.
- Nếu quân nhân nảy sinh tư tưởng do ngại khó, ngại khổ, sợ vất vả nguy hiểm
nên không muốn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển mà chỉ huy các cấp đã quán triệt,
15

giáo dục, động viên thì chỉ định dừng thực hiện nhiệm vụ, cử người khác thay thế và
tổ chức sinh hoạt kiểm điểm, xử lý kỷ luật theo điều lệnh, quy định của quân đội
và pháp luật của Nhà nước.
- Phát huy vai trò của chi đoàn, hội đồng quân nhân và các mối quan hệ
bạn bè, đồng hương để giáo dục, động viên quân nhân có nhận thức tốt về nhiệm vụ,
tích cực tham gia nhiệm vụ vận chuyển.
- Liên hệ với gia đình quân nhân đi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng
cứu trợ để nắm tình hình, có biện pháp động viên quân nhân yên tâm hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị sinh hoạt rút kinh nghiệm về công tác quản lý
tư tưởng và chấp hành kỷ luật; xây dựng động cơ, trách nhiệm trong nhiệm vụ
vận chuyển; phát động thi đua trong vận chuyển, động viên quân nhân tích cực
tham gia.
- Tiếp tục theo dõi, quan tâm, động viên, củng cố lòng tin đối với các quân nhân
thực hiện nhiệm vụ và nhất là đồng chí có biểu hiện nảy sinh tư tưởng không muốn
thực hiện nhiệm vụ nơi khó khăn, vất vả.
- Kịp thời biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích trong vận chuyển, làm tốt
công tác nhân rộng điển hình tiên tiến; tổ chức rút kinh nghiệm đối với đội ngũ
cán bộ về quá trình xử lý.
- Tổng hợp tình hình, báo cáo cấp trên.
Tình huống 18. Khi đơn vị thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân chữa
cháy rừng, do gió to, không may một chiến sĩ bị bỏng nặng gây tâm lý hoang
mang, lo lắng đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Biện pháp xử lý như thế
nào?
Gợi ý các biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Nhanh chóng bằng mọi biện pháp tiến hành sơ cứu cho chiến sĩ bị bỏng
(đúng quy trình sơ cứu ban đầu, không để nặng thêm) và đưa đến bệnh viện
gần nhất để kịp thời cứu chữa.
- Trao đổi, thống nhất nhanh trong chỉ huy đơn vị, phân công cán bộ
phụ trách trên từng vị trí.
- Tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên đúng quy định; thông báo cho gia đình
chiến sĩ bị bỏng.
- Động viên cán bộ, chiến sĩ bình tĩnh, thực hiện tốt các quy định về công tác
bảo đảm an toàn, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng.
- Tập trung lực lượng, phương tiện tạo ranh giới lửa để đám cháy không
lan rộng xung quanh, nếu cần thiết đề nghị hỗ trợ thêm lực lượng, phương tiện
để dập tắt đám cháy.
16

- Khi đám cháy được dập tắt, tổ chức thu quân, kiểm tra lại tình hình mọi
mặt, cơ động về đơn vị tiến hành sinh hoạt rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện
nhiệm vụ và công tác bảo đảm an toàn.
- Vận động cán bộ, chiến sĩ thực hiện tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ
đồng đội bị bỏng, cử cán bộ thăm hỏi động viên chiến sĩ nằm viện.
- Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương, đơn vị thực hiện tốt
công tác chính sách đối với quân nhân gặp nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
xem xét, đề xuất khen thưởng.
- Tổng hợp tình hình mọi mặt báo cáo cấp trên.
Tình huống 19. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân
phòng, chống lụt bão, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn không may một chiến sĩ bị
hy sinh gây hoang mang, lo lắng trong đơn vị. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Nhanh chóng hội ý, thống nhất trong cấp ủy, chỉ huy đơn vị đánh giá
tình hình, xác định nguyên nhân ban đầu và biện pháp xử lý.
- Cử cán bộ về gia đình và địa phương để thông báo và đón gia đình lên
phối hợp giải quyết việc chiến sĩ hy sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp tiến hành điều tra, kết luận và làm rõ
nguyên nhân xảy ra mất an toàn khi thực hiện nhiệm vụ; thống nhất biện pháp
giải quyết hậu quả.
- Đội ngũ cán bộ các cấp tiếp tục bám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị, động viên, nhắc nhở bộ đội ổn định tư tưởng, tâm lý; không để bộ đội
hoảng loạn, lo lắng, gây xáo trộn trong các bộ phận.
- Phối hợp với địa phương tiến hành giải quyết hậu quả theo đúng quy định,
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện thực tế của đơn vị; phối hợp
nắm dư luận của nhân dân.
- Động viên cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị bằng vật chất, tinh thần chia sẻ,
giúp đỡ với gia đình chiến sĩ hy sinh; phối hợp cùng gia đình tổ chức lễ mai táng
chu đáo, đúng phong tục, tập quán của địa phương.
- Tổ chức sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đội ngũ cán bộ và đơn vị để thông báo
kết luận điều tra của cấp trên; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, rút ra bài học
kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị trong thời gian tiếp theo để bảo đảm an toàn tuyệt đối; xem xét
trách nhiệm và tiến hành xử lý kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy trực tiếp và liên đới
trách nhiệm (nếu có).
- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với chiến sĩ hy sinh khi thực hiện
nhiệm vụ, xem xét, đề nghị khen thưởng cho chiến sĩ.
17

- Tổng hợp tình hình giải quyết vụ việc báo cáo cấp trên theo quy định.
Tình huống 20. Trong đại đội có chiến sĩ lấy lý do sức khoẻ yếu, xin đi
điều trị tại bệnh xá để không phải tham gia đợt huấn luyện sắp tới, đã tác động
xấu đến nhận thức nhiệm vụ của một số đồng chí khác. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Trao đổi thống nhất trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị về biện pháp xử lý;
phân công cán bộ phụ trách, quan tâm, sâu sát động viên chăm sóc các đồng chí đó.
- Tiến hành kiểm tra sức khoẻ của chiến sĩ. Nếu ốm thật, đề nghị quân y
kiểm tra mức độ bệnh tình, chăm sóc điều trị chu đáo. Nếu không phải bị ốm
mà là vì lý do ngại huấn luyện thì phải xác định đây là trường hợp có biểu hiện
bất thường về tư tưởng; trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng tính chất sự việc
như vậy để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Trực tiếp gặp gỡ, nắm nguyên nhân tại sao đồng chí đó ngại tham gia
huấn luyện. Chú ý: phương pháp nắm bắt phải khéo léo, mềm dẻo thông qua tâm
sự, trò chuyện để nắm bắt tâm tư, tình cảm, vướng mắc của chiến sĩ.
+ Nếu do kế hoạch huấn luyện chưa khoa học, hoặc do thời tiết quá mức
chịu đựng của bộ đội..., phải báo cáo điều chỉnh
+ Nếu do phương pháp của cán bộ cần rút kinh nghiệm kịp thời
+ Nếu do sức khỏe của chiến sĩ, có thể bố trí vào vị trí huấn luyện phù hợp
+ Trường hợp do lười biếng phải quan tâm giáo dục, động viên
- Giáo dục, động viên nâng cao nhận thức của chiến sĩ về trách nhiệm,
nghĩa vụ đối với công tác huấn luyện của đơn vị; phân tích, quán triệt để chiến sĩ
thấy được tiêu chí sức khoẻ, quân số khoẻ là tiêu chí quan trọng trong xây dựng
đơn vị VMTD, từ đó để chiến sĩ tự giác tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ
(nếu chiến sĩ đó vẫn không chuyển biến phải báo cáo với cấp trên để có biện pháp
giáo dục, động viên xử lý phù hợp).
- Phát huy vai trò của các tổ chức, nhất là tổ 3 người, tiểu đội, trung đội,
đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân và các mối quan hệ bạn bè thân thiết,
đồng hương, người thân, gia đình, người yêu (nếu có) để giáo dục, động viên
chiến sĩ có nhận thức tốt về nhiệm vụ, tích cực tham gia huấn luyện.
- Hướng dẫn chỉ đạo tiểu đội, trung đội sinh hoạt rút kinh nghiệm về
công tác quản lý tư tưởng bộ đội; xây dựng động cơ, trách nhiệm trong nhiệm vụ
huấn luyện; phát động thi đua trong học tập như “kíp xe học tập”, tổ học tập ...
động viên chiến sĩ tích cực tham gia.
18

- Duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ huấn luyện ở đơn vị, thường xuyên
tổ chức hội thao, hội thi, kịp thời biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích trong
huấn luyện, làm tốt công tác cổ động thao trường.
- Tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên.
Tình huống 21. Các ngày Tết, lễ (Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh
2/9 ...) đơn vị trực sẵn sàng chiến đấu; một số chiến sĩ có biểu hiện buồn chán
vì không được về thăm gia đình. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị, nhận định, đánh giá tình hình tác động đến
tư tưởng của bộ đội, thống nhất biện pháp giải quyết; phân công cán bộ tích cực
bám nắm bộ đội, quản lý tư tưởng, kỷ luật, kịp thời xử lý các tình huống có thể
xảy ra.
- Báo cáo tình hình tư tưởng của bộ đội, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
- Tiếp tục tổ chức sinh hoạt quán triệt chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy
cấp trên, truyền thống Quân đội, nhiệm vụ của đơn vị, kế hoạch trực, làm cho
cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch; trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đối với nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân đón Tết, vui chơi lễ hội; tuyệt đối
không để xảy ra tình trạng thiếu công bằng, dân chủ trong giải quyết phép,
tranh thủ.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra các hoạt động của đơn vị, nắm chắc
tình hình tư tưởng, phân loại tư tưởng từng đối tượng, gặp gỡ giáo dục, động viên,
thuyết phục những chiến sĩ cá biệt, phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ;
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên bám sát mọi hoạt động của
đơn vị; chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội; nhất là tổ chức các
hoạt động thể dục, thể thao; văn hoá, văn nghệ và vui chơi giải trí... cho bộ đội;
- Đề nghị chỉ huy cấp trên và phối hợp gia đình, địa phương thăm, tặng
quà (nếu có) cho những gia đình cán bộ, chiến sĩ gặp khó khăn; tổ chức gặp mặt,
chúc mừng cán bộ, chiến sĩ những ngày lễ, Tết.
- Viết thư hoặc gọi điện thông báo, biểu dương thành tích, gửi lời chúc
mừng năm mới tới gia đình cán bộ, chiến sĩ; tạo điều kiện thuận lợi cho từng
chiến sĩ được gọi điện chức tết ông, bà, cha, mẹ, người thân
- Sau khi hết trực SSCĐ, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ và tiêu chuẩn phép
còn lại đề nghị giải quyết đi phép chế độ cho một số đồng chí để giải quyết tư tưởng
cho bộ đội.
19

Tình huống 22. Khi tiểu đoàn nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cán
bộ chiến sĩ có biểu hiện hoang mang, lo lắng, dao động về tư tưởng... và
đã xuất hiện quân số vắng mặt trái phép ngày càng tăng. Biện pháp xử lý như
thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị nhận định tình hình, xác định chủ trương,
biện pháp giải quyết.
- Nhanh chóng tổ chức sinh hoạt quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức
cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và
tầm quan trọng của nhiệm vụ; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thời gian
qua, chỉ huy cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ cho đơn vị...; trên cơ sở đó xây dựng
niềm tin, động cơ, trách nhiệm và ý chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Đánh giá, phân loại tư tưởng cán bộ, chiến sĩ; phân công cán bộ gặp gỡ
để nắm chắc tình hình và động viên bộ đội hiểu rõ nhiệm vụ; kịp thời ngăn chặn
những biểu hiện tư tưởng ngại khó, ngại khổ... chủ động định hướng, giải quyết,
ổn định tình hình đơn vị. Tổng hợp báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
- Phân công những cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm tốt chỉ huy, phụ trách những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, khắc nghiệt
để làm gương cho cán bộ, chiến sĩ yên tâm và noi theo.
- Phát huy tốt hoạt động của chiến sĩ dân vận, chiến sĩ bảo vệ, duy trì
sinh hoạt tổ, tiểu đội, thông qua đó tìm hiểu sâu kỹ về nguyên nhân đảo ngũ.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục, quản lý bộ đội, chống đảo bỏ ngũ,
vắng mặt trái phép nhanh chóng cho gọi số quân nhân vắng mặt trái phép trở lại
đơn vị tiếp tục công tác.
- Khi quân nhân trở lại đơn vị, tổ chức cho viết bản tường trình, kiểm điểm
và tổ chức sinh hoạt chặt chẽ từ cấp tiểu đội, đến cấp đại đội, quá trình sinh hoạt
phải lấy giáo dục thuyết phục là chính, làm rõ tính chất, mức độ vi phạm và xét
đề nghị xử lý kỷ luật theo đúng Điều lệnh quản lý bộ đội.
- Tổ chức phát động đợt thi đua đột kích, tập trung làm rõ ý nghĩa tầm
quan trọng và yêu cầu của nhiệm vụ; lòng tự hào và trách nhiệm được trên giao;
xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp sát thực nhằm nâng cao nhận thức,
trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm, chủ động khắc phục khó khăn; ý thức
chấp hành kỷ luật, quan tâm đảm bảo đời sống cho cán bộ chiến sĩ; phát huy
vai trò tiền phong của cán bộ, đảng viên, số chiến sĩ có thành tích trong
thực hiện chức trách nhiệm vụ; tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ viết đăng ký quyết tâm
thực hiện nhiệm vụ.
20

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cổ động trong thực hiện nhiệm vụ;
thường xuyên gần gũi bộ đội, nắm chắc tâm tư tình cảm và chia sẻ những
khó khăn vất vả, nhưng cũng là vinh dự tự hào khi được thực hiện nhiệm vụ.
- Duy trì chặt chẽ, nghiêm túc nền nếp sinh hoạt đơn vị (rút kinh nghiệm,
chấn chỉnh những sai phạm; chủ động làm công tác tư tưởng; quản lý chặt chẽ
tình hình mọi mặt của đơn vị, không để dư luận xấu xảy ra trong đơn vị).
Tình huống 23. Trong đơn vị có quân nhân chấp hành nền nếp chế độ
không nghiêm, thường xuyên uống rượu, bia say, gây mất trật tự trong đơn vị,
mặc dù đã xử lý kỷ luật nhiều lần nhưng không tiến bộ, làm ảnh hưởng đến
tập thể quân nhân và xây dựng nền nếp chính quy của đơn vị . Biện pháp
xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý trong cấp uỷ, chỉ huy đơn vị, nhận định nguyên nhân, thống nhất
biện pháp giải quyết. Tổng hợp báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
- Tổng hợp các lần vi phạm, kết luận đúng nguyên nhân, nhất là lý do tại sao
đơn vị đã xử lý kỷ luật nhiều lần mà đồng chí này vẫn tái phạm (do buồn chán về
chuyện gia đình, người yêu; hình thức kỷ luật không mang tính răn đe; tiến hành
quy trình xét kỷ luật chưa đúng, có biểu hiện trù dập, dẫn đến quân nhân này có
biểu hiện bất mãn, thách thức đối với tổ chức; hoặc là quân nhân này nghiện rượu,
sau khi uống rượu không làm chủ được bản thân...)?
- Gặp gỡ quân nhân (ghi lại biên bản), nắm thực chất lý do, nguyên nhân
quân nhân hay ra ngoài uống rượu; quân nhân đề xuất nguyện vọng với đơn vị.
Phân tích rõ mức độ ảnh hưởng của việc vi phạm đó đến quá trình thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị và bản thân.
- Trao đổi thông tin với gia đình quân nhân (nếu gần có thể mời lên đơn vị) để
có biện pháp phối hợp giáo dục động viên quân nhân tiến bộ.
- Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, kèm cặp, giúp đỡ quân nhân;
phát huy vai trò của tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân, tổ tư vấn tâm lý,
pháp lý, chiến sĩ bảo vệ, chiến sĩ dân vận, mô hình câu lạc bộ quân nhân..., trong
giáo dục, quản lý và động viên quân nhân khắc tiến bộ.
- Đề cao vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; cán bộ cấp trên
quan tâm gần gũi, chân thành góp ý, động viên cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.
- Đổi mới nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt đơn vị; tăng cường
giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật, kỷ luật; phối hợp chặt chẽ với đoàn thể
của địa phương trong tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ; các buổi toạ đàm,
trao đổi trong đơn vị về tác hại của uống rượu, bia.
21

- Duy trì chặt chẽ nền nếp, chế độ ngày tuần tăng cường các biện pháp
quản lý hành chính, hạn chế việc đi lại của quân nhân ra ngoài đơn vị.
Tình huống 24. Qua nắm tình hình, phát hiện có chiến sĩ bị mắc bệnh
trầm cảm, trong công tác, sinh hoạt có những biểu hiện bất thường, ngại
tiếp xúc với mọi người, có lúc phát ngôn tiêu cực và bất mãn trong cuộc sống.
Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị trao đổi, thống nhất cách xử lý; báo cáo xin
ý kiến chỉ đạo của chỉ huy cấp trên.
- Phối hợp chặt chẽ với quân y đơn vị, nắm theo dõi, đưa chiến sĩ bị mắc
bệnh trầm cảm đi khám, điều trị ở các tuyến viện theo quy định.
- Tham khảo để nắm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biểu hiện của những
người trầm cảm; dự kiến các biện pháp xử lý phù hợp.
- Phân công cán bộ gặp gỡ quân nhân nắm tâm tư, nguyện vọng và động viên
quân nhân tích cực tham gia các hoạt động của đơn vị.
- Cử cán bộ, chiến sĩ theo dõi chặt chẽ mọi lời nói, thái độ, hành động của
chiến sĩ, đề phòng những hành động tiêu cực xảy ra
- Trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên phân công đồng đội kèm cặp,
giúp đỡ; không nên giao các công việc nặng, nguy hiểm và không được gây
căng thẳng, tạo sức ép cho quân nhân đó.
- Phát huy vai trò chi đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân, chiến sĩ dân vận,
chiến sĩ bảo vệ để thường xuyên động viên, chia sẻ, tổ chức các hoạt động thu hút
quân nhân tham gia; không xa lánh chiến sĩ trầm cảm.
- Chủ động thông báo, phối hợp với gia đình để tìm hiểu, có biện pháp
giáo dục, động viên và quản lý chiến sĩ
Tình huống 25. Trong tiểu đoàn xuất hiện dư luận chiến sĩ cho rằng
chất lượng bữa ăn giảm sút, không bằng đơn vị bạn; thậm chí có ý kiến cho
rằng đã có sự bớt xén tiêu chuẩn. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý chỉ huy đơn vị trao đổi, đánh giá tình hình, thống nhất biện pháp
giải quyết, phân công cán bộ phụ trách thực hiện.
22

- Chỉ đạo tổ kiểm tra kinh tế của tiểu đoàn tiến hành kiểm tra sổ sách,
nghiệp vụ, kiểm tra đối chiếu thực tế việc duy trì xuất nhập tay ba trong ngày của
các bộ phận trực ban, quản lý và thủ kho
- Kiểm tra việc cải tiến, chế biến món ăn, tinh thần trách nhiệm của bộ phận
phục vụ, việc chia các khẩu phần, suất ăn trong các bữa ăn...
- Trong trường hợp kiểm tra, xác minh có dấu hiệu đồng chí quản lý
bếp ăn bớt xén tiêu chuẩn chế độ của bộ đội, phải tiến hành lập biên bản và có
kết luận rõ ràng, nếu bớt xén nhiều tiêu chuẩn của bộ đội cần truy thu, có hình thức
xử lý kỷ luật phù hợp với vi phạm của đồng chí
- Trong trường hợp kiểm tra xác minh không có cơ sở để kết luận có sự bớt xén
tiêu chuẩn của bộ đội cũng cần phải thông báo cho bộ phận này biết sự phản ánh của
bộ đội, qua đó nhắc nhở đề cao trách nhiệm tốt hơn trong công tác phục vụ
- Tổ chức sinh hoạt tiểu đoàn thông báo kết quả kiểm tra, xác minh và
thông báo rõ biện pháp xử lý, giải quyết của chỉ huy tiểu đoàn; động viên cán bộ
chiến sĩ nêu cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng bếp ăn, thực hiện tốt chức
trách nhiệm vụ trong trực ban, trực nhật và chế độ kiểm tra xuất nhập tay ba;
kịp thời phát hiện và phản ánh với chỉ huy các cấp khi phát hiện các biểu hiện
tiêu cực, bớt xén tiêu chuẩn của bộ đội...
- Duy trì nghiêm nền nếp chế độ tài chính công khai theo quy định; chỉ đạo
tổ chức cho các đơn vị nấu đối chứng vào các ngày thứ 7, chủ nhật để rút kinh
nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn của bộ đội
- Phân công trách nhiệm cán bộ phụ trách, thường xuyên bám nắm, theo
dõi, chỉ đạo tổ chức quản lý bếp ăn chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, bớt xén
tiêu chuẩn của bộ đội.
Tình huống 26. Trong đơn vị xuất hiện có tin đồn sai sự thật về một số
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn trong
nước, đã gây hoang mang tư tưởng bộ đội. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị nhận định tình hình, xác định nguồn gốc mức
độ ảnh hưởng của tin đồn và biện pháp giải quyết; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của
cấp trên.
- Tìm hiểu xác định nguyên nhân của tin đồn sai sự thật (do quân nhân
trong đơn vị nhận thức sai hay phần tử xấu ở bên ngoài bịa đặt) để ngăn chặn và
có biện pháp xử lý kịp thời, không để lan rộng, kéo dài.
- Phân loại, nắm chắc và tiến hành tốt công tác tư tưởng đối với những
đồng chí có biểu hiện hoang mang, dao động;
23

- Tổ chức sinh hoạt đơn vị thông báo cho cán bộ chiến sĩ biết về nguồn tin
đồn sai sự thật trên và hiểu rõ đâu là nguồn tin chính thống và nguồn tin không
chính thống; giáo dục, quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta; mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
trên cơ sở đó, định hướng tư tưởng, xây dựng niềm tin, thái độ, trách nhiệm của
mỗi quân nhân trước những tác động tiêu cực nảy sinh...
- Thường xuyên quán triệt sâu, kỹ về nhiệm vụ của quân đội và đơn vị;
âm mưu "DBHB", phi chính trị hoá quân đội của các thế lực thù địch; kiên quyết
phản bác những luận điệu sai trái; chủ động phát hiện, nắm chắc tình hình,
ngăn chặn tư tưởng lệch lạc, không để những vấn đề tiêu cực xâm nhập vào đơn vị;
giữ vững niềm tin cho mọi cán bộ, chiến sĩ, yên tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước, kỷ luật quân đội, chế độ quy định của
đơn vị; phát huy hiệu quả hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống thiết chế
văn hoá, chế độ đọc báo, thông báo chính trị, nghe đài, xem truyền hình; thường xuyên
củng cố niềm tin, ổn định tình hình trong đơn vị.
- Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể
địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục; xây dựng đơn vị an toàn gắn
với địa bàn an toàn; đẩy mạnh hoạt động thi đua quyết thắng, văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao, bảo đảm và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho bộ đội.
- Duy trì và quản lý tốt tình hình hình chính trị nội bộ, giáo dục nâng cao
ý thức cảnh giác không để địch lợi dụng, lôi kéo, lừa gạt.
Tình huống 27. Sau hội nghị Tổng kết phong trào Thi đua Quyết
thắng, có dư luận cho rằng việc lựa chọn, bình bầu khen thưởng CSTĐ,
CSTT không đúng người, đúng thành tích, vì trên thực tế sau hội nghị một số
cá nhân và tập thể được khen thưởng không giữ vững và phát huy được thành
tích, làm ảnh hướng đến sự phấn đấu chung của đơn vị. Biện pháp xử lý như
thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị thống nhất nhận định về dư luận trong
đơn vị, phân công cán bộ xác minh, làm rõ sự việc.
- Tiến hành kiểm tra nắm lại quy trình thủ tục đề nghị khen thưởng của
các cấp (đóng góp ý kiến của các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân,
kết quả xét đề nghị khen thưởng ở từng cấp...)
- Tổ chức cho đơn vị, thông báo việc kiểm tra xác minh và quy trình thủ tục
tiến hành đề nghị khen thưởng, đưa vấn đề dư luận phản ánh ra tập thể, động viên
cán bộ, chiến sĩ có thắc mắc về khen thưởng phát biểu ý kiến (trong sinh hoạt
24

cần phải khéo gợi mở, có thể có ý kiến chỉ nhìn nhận phiến diện những hạn chế
khuyết điểm nên họ chưa thỏa đáng; cần giáo dục định hướng cho bộ đội thống nhất
theo đúng tiêu chuẩn, đối tượng, hình thức trong xem xét thi đua, khen thưởng.
- Trường hợp phát hiện những sai sót trong quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn
đề nghị xét khen thưởng; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền để
đề nghị cấp trên xem xét lại thành tích khen thưởng hoặc khen thưởng bổ sung
theo quy định, song phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình và phát huy dân chủ.
- Phát huy vai trò của tổ thi đua, các tổ chức quần chúng, hội đồng quân
nhân, phát huy dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị; đẩy mạnh các hoạt động
thi đua trong đơn vị, động viên tinh thần hăng hái thi đua trong thực hiện các
nhiệm vụ.
- Tổng hợp tình hình đơn vị báo cáo cấp trên theo quy định.
Tình huống 28. Một số quân nhân đơn vị có biểu hiện gây sự mất
đoàn kết với quân nhân đơn vị bạn đóng quân gần đó, một số quân nhân
đơn vị bạn có ý định trả thù, làm cho một số chiến sĩ khi ra ngoài lo sợ.
Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Chỉ huy đơn vị trao đổi, thống nhất biện pháp xử lý; Phân công cán bộ
đến đơn vị bạn để nắm tình hình
- Gặp gỡ các quân nhân có mâu thuẫn với quân nhân của đơn vị bạn để tìm
hiểu rõ nguyên nhân; Tổ chức sinh hoạt đơn vị để giáo dục chung, đồng thời cử
cán bộ gặp gỡ trao đổi với chỉ huy đơn vị bạn để tăng cường quản lý, giáo dục
quân nhân;
- Duy trì nghiêm túc chế độ ngày tuần, quản lý chặt chẽ quân nhân của
đơn vị, đặc biệt là trong giờ nghỉ, ngày nghỉ; quân nhân ra ngoài đơn vị phải được
giáo dục, quán triệt sâu kỹ, có cán bộ chỉ huy, không được có biểu hiện gây gổ,
xô sát làm xấu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cơ quan chức năng và nhân dân
địa phương trong việc phát hiện thông báo cho đơn vị và giúp đơn vị xử lý kịp thời
các mâu thuẫn giữa quân nhân 2 đơn vị. Tăng cường những hoạt động giao lưu,
kết nghĩa giữa cán bộ, chiến sĩ hai đơn vị để tăng cường hiểu biết, đoàn kết hai
đơn vị.
- Tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên theo quy định
Tình huống 29. Trong thời gian đi giúp nhân dân địa phương, tiểu đội
trưởng (mặc quân phục) đã tham gia uống rượu cùng một số thanh niên
địa phương và đã bị say rượu, có những lời nói và hành động ảnh hưởng đến
tác phong quân nhân; một số thanh niên địa phương đã lợi dụng chụp ảnh,
quay Video clip và đưa thông tin trên lên mạng internet. Đồng chí tiểu đội
25

trưởng tỏ ra hoang mang, lo lắng và lên báo cáo với chỉ huy đại đội. Biện pháp
xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Trao đổi nhanh trong chỉ huy đại đội, thống nhất biện pháp xử lý và
phân công cán bộ phụ trách giải quyết vụ việc. Báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ
đạo và đề nghị cử cán bộ và cơ quan chức năng phối hợp với đơn vị để giải quyết
vụ việc, trước hết là bóc gỡ thông tin nói trên
- Gặp gỡ đồng chí tiểu đội trưởng để nắm lại tình hình, yêu cầu báo cáo
cụ thể về sự việc và số thanh niên địa phương cùng uống rượu...
- Cùng với cấp trên và cơ quan chức năng làm việc với chính quyền và
cơ quan chức năng địa phương để tiến hành các biện pháp giáo dục số thanh niên
có liên quan.
- Tiến hành kiểm điểm và xử lý kỷ luật đồng chí tiểu đội trưởng theo
quy định. Tổ chức sinh hoạt đơn vị để giáo dục, định hướng, rút kinh nghiệm
chung trong toàn đơn vị về các yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ dân vận và việc
nêu cao ý thức giữ gìn phẩm chất, tư cách “Bộ đội Cụ Hồ” .
- Tổng hợp báo cáo với cấp trên về kết quả giải quyết và xử lý vụ việc theo quy định.
Tình huống 30. Khi đơn vị làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động
quần chúng, giải tán một bộ phận nhân dân biểu tình quá khích, đập phá
nhà xưởng của người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, trong số đó có gia
đình, người thân, hàng xóm của một số quân nhân trong đơn vị; số quân
nhân trên có biểu hiện băn khăn, lo lắng vì không biết phải ứng xử như thế
nào cho phù hợp. Biện pháp xử lý như thế nào?
Gợi ý biện pháp xử lý:
Căn cứ tài liệu tham khảo của Cục Tuyên huấn/TCCT năm 2015, về gợi ý
biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở. Đội của .... có một số nội dung xử lý như sau:
- Trao đổi, thống nhất trong cấp uỷ, chỉ huy đơn vị về biện pháp giải quyết;
phân công cán bộ phụ trách; báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
- Gặp gỡ quân nhân, phân tích cho quân nhân hiểu hành động đạp phá nhà,
xưởng của người Trung Quốc vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu cho nền
kinh tế, xấu hình ảnh Việt Nam đối với quốc tế; ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm
của công nhân trong đó có gia đình, người thân các đồng chí; định hướng cho
quân nhân cần có nhận thức đúng, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, trước hết là
tuyên truyền, thuyết phục gia đình, người thân không nghe theo kẻ xấu kích động;
phát hiện và báo cáo cho cơ quan chức năng bắt giữ những kẻ cầm đầu
- Tổ chức sinh hoạt, định hướng đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền
thuyết phục vận động nhân dân không tham gia biểu tình quá khích; không
26

phân biệt, đối xử với chiến sĩ có gia đình, người thân trong số những người
biểu tình. Phân công cán bộ theo dõi, kèm cặp giúp đỡ, đề phòng các tình huống
có thể nảy sinh như đào ngũ, vắng mặt trái phép vì quân nhân có thể mặc
cảm, tự ty hoặc bị kích động từ số những người biểu tình hoặc chiến sĩ trong đơn vị.
- Phối hợp chặt chẽ với đoàn thể, chính quyền địa phương và nhân dân nơi
đơn vị thực hiện nhiệm vụ để thực hiện nhiệm vụ và quản lý tư tưởng, kỷ luật
của cán bộ, chiến sĩ đơn vị.

You might also like