Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II – THƠ - 2

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Chẳng ai muốn làm hành khất


Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến


Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư


Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm


Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…

Cửa Lục Thủy, 13-11-1991

(Dặn con, Trần Nhuận Minh *, trích 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2008, tr.61)

* Trần Nhuận Minh sinh năm 1944, quê ở Hải Dương, hiện đang sống và viết tại Quảng Ninh.
Thơ ông giản dị, hàm súc, giàu chất nhân văn. Các tác phẩm chính: Đấy là tình yêu (1971); Âm
điệu một vùng đất (1980); Nhà thơ và hoa cỏ (1993)…

Câu 1: (1 điểm) Xác định thể thơ, cách gieo vần, nhân vật trữ tình của tác phẩm.

Câu 2: (0.75 điểm) Người cha dặn con cần phải ứng xử như thế nào với những người hành
khất?

Câu 3: (0.75 điểm) Tại sao người cha lại dặn con:
Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Câu 4: (1 điểm) Xác định, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong tác phẩm sau.

Câu 5: (1.5 điểm) Em hiểu như thế nào về thông điệp sau:

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

II. VIẾT (5.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) nêu cảm nhận về bài thơ Dặn con (Trần Nhuận
Minh).
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
- Thể thơ: 6 chữ.
- Cách gieo vần: Gieo vần chân, tiếng cuối cùng câu 2 và câu 4 mỗi khổ hiệp vần với nhau.
+ Gian – tàn.
+ Bao – nào.
+ Cắn – bán.
+ Xoay – này.
- Nhân vật trữ tình: Người cha đang dặn dò, khuyên bảo người con về cách ứng xử đúng đắn với
những người hành khất.

Câu 2: Người cha dặn con:


- Không được cười giễu người hành khất, dù họ có hôi hám úa tàn.
- Nếu họ có đến thì hãy ủng hộ họ.
- Phải răn dạy lại con chó nhà mình, nếu không thì bán đi để nó không cắn người hành khất nữa.
- Không được hỏi quê hương của họ ở đâu.

Câu 3: Người cha dặn con như vậy bởi:


- Người hành khất là những người phải rời bỏ quê hương để tha phương cầu thực. Trong họ, có
lẽ luôn luôn mang nặng nỗi niềm thương nhớ quê hương, cũng như nỗi đau của kẻ xa lạ nơi đất
khách quê người.
- Hỏi về quê hương tức là khơi dậy nỗi nhớ, nỗi đau đó trong họ. Bên cạnh đó, việc nhắc đến quê
hương, đối với họ, cũng có thể là nhắc đến một quãng đời êm ấm, bình yên trước đó. Sự gợi nhớ
đó, như thế, không đem lại điều gì khác, ngoài cảm giác tủi cực, nỗi khổ đau ở những người hành
khất.
=> Vì những lí do đó, người cho mới dặn con không được hỏi quê hương của những người hành
khất ở chốn nào.

Câu 4:
Biểu hiện: Điệp cấu trúc “con không….con phải”.
- Tạo nhịp điệu, gia tăng tính nhạc, tạo âm điệu tha thiết, da diết cho lời dặn dò con cái của người
cha.
- Tạo giọng điệu nghiêm khắc, quyết liệt, quả quyết cho lời dặn dò.
- Nhấn mạnh, góp phần thể hiện một cách ấn tượng bài học mà người cha muốn con ghi nhớ lấy:
Phải biết trân trọng, yêu thương, không được khinh thường những người cơ nhỡ.

Câu 5:
- Mình tạm gọi là no ấm/Ai biết cơ trời vần xoay: Cuộc sống yên ổn của chúng ta ở thời điểm
hiện tại, rất có thể chỉ là tạm thời. Cuộc sống thay đổi rất nhanh chóng, rất bất ngờ, chúng ta
không thể biết tương lai sẽ như thế nào.
- Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này:
+ Lòng tốt gửi vào thiên hạ: Trao đi lòng tốt, yêu thương, giúp đỡ những người gặp khó khăn ở
quanh ta.
+ Nuôi bố sau này: Những điều may mắn, tốt đẹp mà chúng ta có thể có được trong tương lai.
=> Bài học thấm thía, giá trị mà người cha gửi cho con: Cuộc sống chúng ta không phải lúc nào
cũng ấm êm, sung túc. Chính vì vậy, chúng ta cần phải làm thật nhiều điều tốt, cần biết thương
yêu, quan tâm, san sẻ với người khác, bởi, sự chia sẻ đó có thể sẽ có ý nghĩa với chúng ta sau
này, khi không may gặp phải khó khăn, không may rơi vào bước đường cùng.
II. LÀM VĂN:
I. Đặt vấn đề:
- Dẫn dắt.
- Giới thiệu tác phẩm.
+ Bắt buộc phải giới thiệu được: Tên tác phẩm, tác giả, chủ đề của tác phẩm.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Lời dặn con của người cha:
Cần phân tích được một số khía cạnh trong lời dặn con:
- Sự nghiêm khắc trong giọng điệu, trong yêu cầu của người cha với con.
- Sự trân trọng của người cha với những người làm nghề hành khất.
- Những yêu cầu mà người cha muốn con làm được:
+ Bảo vệ, tránh sự ngăn cách, sự hiểm nguy.
+ Đồng cảm, sẻ chia.
- Ý nghĩa của những lời dạy bảo đó:
+ Giảm bớt khó khăn về vật chất, tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh.
+ Thương người cũng chính là cách để thương mình.
2. Đánh giá quan điểm dạy con của người cha:
- Người cha hiểu thấu lẽ đời và rất giàu tình người.
- Người cha yêu thương con theo một cách thức đặc biệt.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

You might also like