Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NỘI DUNG KIẾN THỨC SỬ 9 KÌ 1

I. Chủ đề: Các nước Á, Phi, Mỹ La - tinh sau chiến tranh II


1. Những biển đổi của châu Á, Đông Nam Á sau chiến tranh II.
a. Châu Á:
- Chính trị:
+ Từ năm 1945 – những năm 50: phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
+ Từ năm 50 – 1991: không ổn định
+ Từ 1991 – đến nay: ổn định chính trị, mở rộng quốc phòng, đối ngoại
- Kinh tế:
+ Một số nước đã đạt được sự tang trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Ấn Độ (với
cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp).
- Mở rộng hợp tác, hội nhập:
+ Xuất hiện tổ chức liên kết kinh tế, chính trị trong khu vực: ASEAN, SAARC.
+ Tăng cường hội nhập giữa các nước: APEC, PECC,…
b. Đông Nam Á:
- Trước 1945, các nước ở ĐNÁ đều là thuộc địa thực dân phương Tây (trừ Thái
Lan)
- Tháng 8/1945, ngay sau khi phát xít Nhật đầu hang, các dân tộc ở ĐNÁ đã nhanh
chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân; tiêu biểu là In-đô-
nê-xi-a (17-8-1945), Việt Nam (19-8-1945), Lào (từ tháng 8-1945 đến 12-10-
1945), Phi-líp-pin (7-1946), Miến Điện (1-1948), Mã Lai (8-1957).
- Từ năm 1950, ĐNÁ căng thẳng do sự can thiệp của đế quốc Mĩ
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại
Băng Cốc (Thái Lan), với sự tham gia đầu tiên của 5 nước: Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam là quốc gia thứ 7 tham gia
2. Châu Phi sau chiến tranh II; chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
a. Châu Phi:
- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi
nổi ở châu Phi; diễn ra sớm nhất là ở Bắc Phi – nơi có trình độ phát triển cao hơn
các vùng khác trong lục địa.
- Các nước giành được độc lập: Ai Cập (18-6-1953), Algeria (1954-1962),…
- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 quốc gia ở lục địa này
tuyên bố độc lập
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các đất nước ở châu Phi vẫn còn khó khăn,
không ổn định, vẫn xảy ra tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Liên minh châu Phi (AU) ra đời nhằm gắn kết các nước châu Phi, giúp đỡ các
nước châu Phi phát triển, giải quyết các xung đột…
b. Chế độ pbct ở Nam Phi:
- Trong hơn 3 thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng Nam Phi đã thi hành chính
sách phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo với người da đen và da màu
- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đấu tranh kiên
trì chống chủ nghĩa A-pac-thai
- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ
- Năm 1994, Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm tổng thống Cộng hoà Nam Phi =>
chế độ pbct đã bị xóa bỏ tại sào huyệt của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại
- Nam Phi đang tập trung sức phát triển kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ “chế độ A-
pac-thai” về kinh tế
3. Khu vực Mỹ La tinh sau chiến tranh II. Cách mạng Cuba – lá cờ đầu trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La tinh.
a. Khu vực Mĩ La-tinh:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh phát
triển mạnh mẽ (mở đầu bằng cuộc cách mạng Cuba năm 1959, từ đầu những năm
60 => năm 80, 1 cao trào đấu tranh đã bùng nổ và được ví như “Lục địa bùng
cháy”, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bolivia, Venezuela, Colombia,
Nicaguara,…)
- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số
thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình
kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng
b. Cách mạng Cuba (1959):
- Hoàn cảnh:
+ Sau CTTGT2, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3-1952 Tướng Ba-ti-xta đảo chính,
thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba; chính quyền Ba-ti-xta đã xóa bỏ bản HP
tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hang chục vạn người
yêu nước.
- Diễn biến:
+ Ngày 26/7/1953, Phi-đen Cát- xtơ- rô huy động 135 thanh niên niên yêu nước
tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống Mĩ.
+ Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi- đen làm tổng chỉ huy đã liên
tiếp mở các cuộc tiến công.
+ Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cách mang Cu-ba giành thắng
lợi.
- Ý nghĩa:
+ Cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba tiến hành cải cách
dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài,
xây dựng chính quyền cách mạng các cấp,…
+ Tháng 4 - 1961, quân dân Cu-ba tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển
Hi-rôn, Tổng thống Phi-đen tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Dù bị Mĩ bao vây, cấm vận, nhân dân Cu-ba đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: xây dựng nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu
các ngành hợp lí; nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa phát triển.
II. Chủ đề: Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu sau chiến tranh II:
1. Thành tựu của Mĩ sau chiến tranh II? Nguyên nhân quan trọng nhất giúp
Mĩ phát triển sau chiến tranh.
- Thành tựu Mĩ sau CTTGT2:
+ Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới
+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng thế giới
+ Về nông nghiệp: gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây
Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại
+ Tài chính: chiếm ¾ trữ lượng vàng của thế giới, chủ nợ duy nhất trên thế giới
+ Quân sự: mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử
- Nguyên nhân quan trọng giúp Mĩ phát triển sau chiến tranh:
+ Vị trí thuận lợi, không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí,
tài nguyên phong phú
+ Áp dụng thành công những thành tựu về KHKT
+ Nguồn nhân công dồi dào, năng động và sáng tạo
2. Sự phát triển "thần kỳ" của Nhật Bản. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển
"thần kỳ" của Nhật Bản.
a. Sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản:
- Sau CTTGT2, Nhật Bản là nước bại trận => mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá
hết sức nặng nề, nạn thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và
hàng hóa tiêu dùng, lạm phát nặng nề…
- Dưới chế độ quân quản của Mĩ, 1 loạt cải cách dân chủ dc tiến hành:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946)
+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949)
+ Xóa bỏ chế độ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ: nam nữ bình đẳng, trường học tách khỏi ảnh
hưởng của tôn giáo
- Thành tựu:
+ 1945-1950: kinh tế phục hồi
+ Những năm 50-60, kinh tế đạt được sự tăng trưởng “thần kì”
+ GDP Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế
chính của thế giới
b. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tận dụng những yếu tố bên ngoài để phát triển
+ Áp dụng thành công những thành tựu KHKT hiện đại
+ Chi phí quân sự thấp
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty
+ Vai trò điều tiết của nhà nước Nhật Bản
+ Con người Nhật Bản
3. Sự liên kết khu vực Tây Âu (Liên minh châu Âu – EU).
a. Nguyên nhân:

- Nhằm hình thành một thị trường chung Châu Âu, dần xoá bỏ hàng rào thuế quan.

- Có chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực, mở rộng thị trường.

- Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

b. Quá trình hình thành và phát triển của EU:

- Tháng 4 - 1951, 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan thành lập “Cộng
đồng than thép châu Âu”.

- Tháng 3 - 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng
kinh tế châu Âu” ra đời.
- Tháng 7 - 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Tháng 12 - 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Maxtrich, thông qua hai
quyết định quan trọng:

+ Xây dựng thị trường châu Âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một
đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.

+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh,
tiến tới một nhà nước chung.

- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở
thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

- Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị chung với
sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.

- Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu
về kinh tế và chính trị.

- Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước.


4. So sánh sự giống và khác nhau giữa 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn sau
chiến tranh: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ, Nhật Bản và
Tây Âu
* Giống:
- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
- Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài, các nguồn viện trợ hoặc từ các cuộc chiến tranh để
làm giàu
- Trình độ tập trung tư bản, tập trung sản xuất cao
* Khác:
- Mĩ:
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, năng động, sáng tạo
+ Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ca
- Nhật Bản:
+ Con người là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%)
- Tây Âu:
+ có sự liên kết khu vực từ sớm (EU)
3. Trật tự thế giới sau chiến tranh II.
- Hội nghị I-an-ta và những quyết định của 3 cường quốc tạo nên trật tự thế
giới mới sau chiến tranh.
a) HCLS
- Năm 1945, khi WW2 sắp kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra yêu cầu các cường
quốc giải quyết
+ Tiêu diệt CNPX Đức và CNQP Nhật
+ Thành lập một tổ chức nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
+ Phân chia thành quả cho các nước thắng trận
- Time: 4 – 11/2/1945 tại Ianta (Liên Xô)
b) Nội dung
-Hội nghị đã thông qua nhiều quyết định quan trọng:
+ Một, thống nhất tiêu diệt hoàn toàn CNPX Đức và CNQP Nhật
+ Hai, thành lập LHQ nhằm duy trì hòa bình thế giới
+ Ba, phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ, Anh và Liên Xô (dòng chữ nhỏ SGK 45)
=> Câu chốt: Toàn bộ những thỏa thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của
trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta mà Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực (Mĩ
– TBCN, Liên Xô – XHCN)
- Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, vai trò của Liên Hợp Quốc.
a) HCRĐ
- Ra đời từ quyết định của Hội nghị Ianta
-Ngày 25/4-26/6/1945, hội nghị 50 nước họp tại San Francisco (Mĩ) tuyên bố thành
lập tổ chức LHQ
-Ngày 24/10/1945, Hiến chương LHQ được thông qua và chính thức có hiệu lực
(Ngày này là “Ngày LHQ”, có hỏi trắc nghiệm)
b) Mục tiêu
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng
chủ quyền, độc lập của các dân tộc, thực hiện hợp tác quốc tế
c) Vai trò
- Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì an ninh và hòa
bình thế giới
- Góp công vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ PBCT
- Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế
- Giúp đỡ các dân tộc về KT – VH - GD
- Đặc điểm của Chiến tranh lạnh và xu thế phát triển của thế giới sau Chiến
tranh II
a) CTL
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang tình trạng đối đầu
căng thẳng. Đó là tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa.

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế
quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.

- Biểu hiện:

+ Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quân sự,
thành lập các khối quân sự (NATO, SEATO, CENTO,…) và căn cứ quân sự bao
quanh Liên Xô.

+ Tiến hành chiến tranh đàn áp các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Hậu quả (SGK trang 46, đoạn cuối)

b) Sau WW2

- Tháng 2 – 1989, tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Goóc-ba-chốp cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

- Tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng sau:

+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Thế giới tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Ở nhiều khu vực vẫn xảy ra tình trạng xung đội quân sự hoặc nội chiến.

- Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác
phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc trên thế
giới khi bước vào thế kỉ XXI

You might also like