Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

GRAMMAR

Level ENT503: Summit 2

UNIT 1: DREAMS AND GOALS


Lesson 1

SIMULTANEOUS AND SEQUENTIAL PAST ACTIONS: Cách diễn tả hành động xảy ra trong
quá khứ một cách đồng thời hoặc tuần tự
• Thì Quá khứ đơn (QKĐ): dùng để diễn tả hành động đã hoàn tất trong quá khứ, có hoặc
không có đề cập đến thời gian cụ thể.
• Thì QKĐ dùng để diễn tả 2 hành động xảy ra đồng thời và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ: When Uchimura entered the stadium, the gymnastics event began. (Khi
Uchimura vào sân vận động, sự kiện thể dục bắt đầu).
• Khi diễn tả 2 hành động xảy ra lần lượt trong quá khứ, hành động hoàn tất trước được diễn
đạt bằng thì Quá khứ hoàn thành (QKHT); hành động còn lại được diễn đạt bằng thì
QKĐ.
Ví dụ: Before Uchimura competed in the 2012 Olympics, he had won several
world championships. (Trước khi thi đấu ở thế vận hội Olympics năm 2012, Uchimura đã
từng vài lần giành giải vô địch trước đó).
• Thì Quá khứ tiếp diễn (QKTD) dùng để diễn tả hành động đang diễn ra tại một thời điểm,
hoặc cả khoảng thời gian trong quá khứ.
Ví dụ: Lila Downs was already singing while I was looking for my seat. (Lila
Downs đã và đang hát trong khi tôi vẫn đang tìm chỗ ngồi của mình.)
• Thì Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (QKHTTD) được dùng để diễn tả một hành động đã
và đang diễn ra từ trước đó, trước khi một hành động khác xảy ra. (Thường được dùng để
nhấn mạnh sự kéo dài của hành động.).
Ví dụ:
a. By the time Downs moved to the United States with her parents, she had been
performing with mariachis for several years. (Trước khi Downs dời đến Mỹ
cùng với cha mẹ, cô ấy đã biểu diễn với mariachis trong một vài năm.).
b. How long had Uchimura been training before he was asked to join the Japan
National Team? (Uchimura đã được huấn luyện bao lâu trước khi anh ấy được
yêu cầu gia nhập vào đội tuyển quốc gia Nhật Bản?.).

Lesson 2:

1
COMPLETED AND UNCOMPLETED PAST ACTIONS CLOSELY RELATED TO THE PRESENT
– Hành động đã hoàn tất và chưa hoàn tất trong quá khứ có liên quan đến hiện tại
• Thì Hiện tại hoàn thành (HTHT) được dùng để diễn tả các hành động vừa mới hoàn tất,
thường đi kèm với các trạng từ just (vừa mới), recently (mới đây), và lately (gần đây,
mới đây.).
Ví dụ:
a. She's just been accepted into a top-notch business school. (Cô ấy vừa được
chấp nhận vào trường kinh tế hạng ưu.).
b. Have you looked at the program requirements lately? (Bạn có xem qua yêu cầu
của chương trình gần đây không?.).
• Thì Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (HTHTTD) được dùng để miêu tả hành động hoặc sự
kiện vừa mới bắt đầu và vẫn còn tiếp tục trong tương lai, thường đi kèm với trạng, recently,
và lately
Ví dụ: We've been filling out a lot of applications recently. (Chúng tôi đã điền vào
rất nhiều đơn dự tuyển gần đây.).
• Lưu ý: Một số trạng từ sau đây CHỈ được sử dụng đối với thì HTHT, KHÔNG dùng với
thì HTHTTD; vì nghĩa của chúng thể hiện một hành động ĐÃ hoàn tất: ever, never,
before, already, yet, still (với câu phủ định), so far, once, twice, (three) times.

2
UNIT 2: CHARACTER AND RESPONSIBILITY
Lesson 1:
ADJECTIVE CLAUSES: Mệnh đề tính từ
• Đại từ quan hệ: who, whom, và that được dùng trước mệnh đề tính từ chỉ người.
• Đại từ quan hệ: that và which được dùng trước mệnh đề tính từ chỉ vật.
• Đại từ quan hệ: when, where, and whose được dùng trước mệnh đề tính từ chỉ thời gian,
nơi chốn, và quan hệ sở hữu.
Ví dụ:
a. The participants lied to many of the people who they interacted with. (Những
người tham gia nghiên cứu từng nói dối với nhiều người mà họ đã từng tương
tác.).
b. The participants who kept a diary recorded that they told lies every day. (Những
người tham gia nghiên cứu, người đã giữ quyển nhật kí, ghi nhận rằng họ đã
nói dối mỗi ngày.).
c. There's no place in the world where people are completely honest all the time.
(Không có nơi nào trên thế giới, nơi mà con người có thể hoàn toàn thành thật
suốt cả đời.).
d. People whose jobs require frequent social contact have the most opportunity to
lie. (Những người mà công việc của họ đòi hỏi sự tương tác xã hội thường xuyên
là những người có cơ hội nói dối nhiều nhất.).
• Lưu ý: Đối với tiếng Anh trang trọng (Formal English), giới từ thường được đặt trước đại
từ quan hệ (trong trường hợp động từ chính trong mệnh đề tính từ cần có tiếng giới từ đi
kèm.).
Ví dụ: The participants lied to many of the people with whom they interacted.
Đối với hình thức kém trang trọng, giới từ có thể nằm ở vị trí bình thường của nó trong
mệnh đề tính từ.

Lesson 2:
"COMMENT" CLAUSES
• Mệnh đề tính từ bắt đầu bằng which có thể được dùng để bổ sung nghĩa hoặc diễn giải một
mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
a. He broke his sister's camera, which made him feel terrible. (Anh ấy đã làm hỏng
camera của chị gái, điều đó khiến anh ấy cảm thấy tồi tệ.)
b. She blamed Paul for causing the accident, which was totally unfair. (Cô ta đã đổ
lỗi cho Paul về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn, điều đó thật sự không công bằng.)

3
Unit 3: FEARS, HARDSHIPS, AND TERROISM
Lesson 1:
CLAUSES WITH NO MATTER: Mệnh đề với “No matter”
• Sử dụng No matter + mệnh đề danh từ bắt đầu bằng một từ để hỏi nhằm diễn đạt sự thất
vọng.
Ví dụ:
a. No matter how careful I am; I always forget something! (Dù tôi có cẩn thận thế
nào đi nữa thì tôi vẫn luôn luôn có cái để quên.)
b. No matter what they said, he didn't believe them. (Dù họ có nói gì đi nữa thì
anh ta vẫn không tin họ.)

Lesson 2:
SO ... (THAT) / SUCH ... (THAT): quá đến nỗi mà….

S1 + “be”+ so + adj.+ that + S2 + “V”


S1 + “V”+ so + adv.+ that + S2 + “V”
S1 + “be” + such + a/an + N + that + S2 + “V”

• “so / such” được dùng để nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng tính từ hoặc trạng từ trong câu,
nhằm giải thích kết quả của sự việc.
• “that” có thể được dùng hoặc không dùng trong câu.
Ví dụ:
a. It was so stormy (that) I was afraid to get on the plane. (Trời bão đến nỗi tôi e ngại
việc lên máy bay.).
b. She left so quickly (that) she forgot her umbrella. (Cô ấy rời khỏi nhanh đến nỗi
quên mang theo dù.).
• Nếu TÍNH TỪ được theo sau bởi danh từ (bổ nghĩa cho danh từ), dùng SUCH thay vì
SO.
Ví dụ:
a. I was wearing such uncomfortable shoes (that) I could hardly walk. (Tôi đang
mang đôi giày thật không thoải mái tới mức tôi khó mà bước đi được.).
b. I made such salty soup (that) no one could eat it. (Tôi đã nấu bát súp mặn đến nỗi
không ai có thể ăn nỗi.)
• Nếu trước danh từ có các từ many, much, few hoặc little, dùng SO thay vì SUCH.
Ví dụ:
a. There will be so many people there (that) we won't be able to find each other. (Sẽ
có quá nhiều người ở đó tới nỗi chúng ta sẽ khó mà tìm thấy nhau.).
b. We ate so few meals out last month (that) we saved a lot of money. (Tháng rồi
chúng tôi ăn quá ít đến nỗi chúng tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền.).

4
Unit 4: GETTING ALONG WITH OTHERS
Lesson 1:
ADVERB CLAUSES OF CONDITION: Mệnh đề trạng từ chỉ điều kiện

• Sử dụng even if hoặc whether or not trong mệnh đề trạng từ để diễn đạt hàm ý: dù điều
kiện gì xảy ra đi nữa thì cũng không có cách nào để thay đổi được tình huống.
Ví dụ: She would have been late for the meeting even if she had set her alarm. (Cô
ấy chắc là sẽ đến buổi họp trễ thậm chí cô ấy đã cài đặt chuông báo thức của mình.).
(= No matter what, she would have been late.)
• Only if diễn tả rằng chỉ có một điều kiện duy nhất dẫn đến kết quả cụ thể.
Ví dụ: Nina will be happy at her job only if she learns to say no to her boss.
= Only if Nina learns to say no to her boss will she be happy at her job. (Nina sẽ
chỉ vui với công việc khi cô ấy học được cách nói không với ông chủ của mình.).
• unless = If… not: nếu… không
Ví dụ: Unless he writes himself a note, he'll forget to pay his bills.
= If he doesn't write himself a note, he will forget to pay his bills. (Nếu anh ta
không tự ghi chú lại thì anh ta sẽ quên mất việc trả tiền.).
• Otherwise cũng có thể được dùng thay thế cho Unless, tuy nhiên, nó được đặt ở đầu câu.
Ví dụ: He needs to write himself a note. Otherwise, he'll forget to pay his bills.

Lesson 2
CLEFT SENTENCES: Câu chẻ
Cleft sentence - câu chẻ được dùng để nhấn mạnh hành động hoặc kết quả.
• Câu chẻ với WHAT
Ví dụ:
a. What bothers me is getting interrupted when I'm speaking. (Những gì phiền toái với
tôi là việc tôi bị ngắt ngang khi đang nói chuyện.).
b. What surprised me were the many “thank you e-mails” I received. (Việc khiến tôi
ngạc nhiên chính là việc tôi nhận được rất nhiều thư cảm ơn.).
• Câu chẻ với IT: có chức năng nhấn mạnh danh từ hoặc cụm danh từ. Mệnh đề danh từ
được dùng với who hoặc that.
Ví dụ: Valerie decided to have a talk with her boss. (Valerie đã quyết định nói chuyện với
ông chủ của mình.).
=> It was Valerie who decided to have a talk with her boss. (Chính Valerie là người
đã quyết định nói chuyện với ông chủ của mình.).

5
Unit 5: HUMOR

INDIRECT SPEECH: Câu gián tiếp


• Khi tường thuật câu nói từ trực tiếp sang gián tiếp, thì của động từ được lùi xuống một bậc.
Ví dụ:
a. Câu trực tiếp: They said: “The weather is awful.”
b. Câu gián tiếp: They said that the weather was awful.
• Một số trường hợp ngoại lệ:
Việc lùi thì trở nên không bắt buộc khi nội dung câu tường thuật ám chỉ một việc gì đó vừa
được nói ra, hoặc một sự việc mang tính chất khoa học, sự thật, hoặc chân lý.
Ví dụ:
a. Tom just called. He said that the director is (OR was) leaving. (Tom vừa gọi. Cậu
ấy bảo rằng giám đốc vừa mới rời khỏi.).
b. Ann told me that she needs (OR needed) to renew her passport. (Ann nói với tôi
rằng cô ấy cần làm mới hộ chiếu của mình.).
• Không được thay đổi sang hình thức hiện tại hoặc hoàn thành đối với một số động từ khiếm
khuyết như should, could, may, might, would, và ought to.
• Một số chuyển đổi về từ chỉ thời gian và nơi chốn trong câu gián tiếp
- now => then
- this year => that year
- today => that day
- last week => the week before
- tomorrow => the next day
- next month => the following month
- yesterday => the day before
- here => there

Lesson 2:
Câu tường thuật dạng câu hỏi
• Câu tường thuật dạng câu hỏi Yes / No bắt đầu bằng IF hoặc WHETHER
Ví dụ: He asked, "Did you find that joke funny?"
ð He asked if I had found the Joke funny.
• Đối với câu hỏi bắt đầu là WH- and How:
Ví dụ: She asked, "How did you respond to that offensive joke?"
ð She asked how I had responded to that offensive Joke.

6
Unit 6: TROUBLES WHILE TRAVELING
Lesson 1:
Câu điều kiện loại 2 và 3 ở hình thức tiếp diễn
• Dùng hình thức động từ tiếp diễn ở câu điều kiện loại 2 và 3 để diễn tả hành động đang
diễn ra.
Câu điều kiện loại 2:
If clause Main Clause
S + were / weren’t + ...... S + would be/ wouldn’t be + Ving.
Ví dụ: If I were walking in traffic, I wouldn't be talking on my cell phone. (Nếu tôi
đang tham gia giao thông, tôi sẽ không thể nào nói chuyện điện thoại.).

Câu điều kiện loại 3


If clause Main Clause
S + had been / hadn’t been + Ving S + would have been/ wouldn’t have been + Ving.
Ví dụ: If he'd been using his webcam during the conference call, he would have been
wearing a tie. (Nếu anh ta không đang sử dụng webcam trong cuộc họp vừa qua, anh
ấy chắc là sẽ không mang cà vạt.).

Lesson 2:
Câu điều kiện loại 2 và 3 với if it weren't for…/ if it hadn't been for ..
• Hai mẫu câu trên được dùng để thể hiện sự hối tiếc hoặc sự giảm nhẹ.
Sự hối tiếc: Regret
Ví dụ:
a. If It weren't for the traffic, we would be at the airport by now. (Nếu không tại giao
thông, chúng ta giờ đã đến sân bay rồi.).
b. If It hadn't been for my bad grades in science, I would have studied medicine. (Nếu
không vì điểm thấp môn khoa học, tôi chắc có lẽ đã học về y khoa.).
Sự giảm nhẹ: Relief
Ví dụ:
a. If It weren't for this five-hour nonstop flight, the entire trip would take ten hours. (Nếu
không nhờ chuyến bay liên tục suốt 5 tiếng đồng hồ, cả hành trình có lẽ đã kéo dài đến
tận 10 tiếng.).
b. If it hadn't been for your help this morning, we would have missed the train? (Nếu không
nhờ sự giúp đỡ của bạn sáng nay, có lẽ chúng tôi đã bỏ lở chuyến tàu.).

7
Unit 7: MIND OVER MATTER
Lesson 1:
Danh từ
• Danh từ (hoặc cụm danh từ) không xác định (indefinite) khi nó không ám chỉ cụ thể một
người, một nơi, một vật, hoặc là một ý tưởng.
• Danh từ không xác định thường được dùng với hình thức số ít và đặt sau mạo từ a/an.
Không sử dụng mạo từ a/an trong trường hợp Danh từ không đếm được.
Ví dụ: You can buy a smart watch if you like having everything at a glance.
• Danh từ (hoặc cụm danh từ) được gọi là xác định khi nó ám chỉ cụ thể một người, một nơi,
một thứ, hoặc một ý tưởng. Danh từ không xác định ở câu trước sẽ trở thành danh từ xác
định khi nó xuất hiện lần thứ 2
Ví dụ:
a. The wool they used to make the sweaters in this store comes from Canada.
(Lông cừu họ dùng để may áo len trong cửa hàng này đến từ Canada.).
b. I saw a movie last night. The movie was a documentary. (Tôi đã xem bộ phim
này tối qua. Đó là một bộ phim tài liệu.).
• Dùng THE trước tiếng danh từ đại diện cho người, nơi hoặc hiện tượng chỉ có DUY
NHẤT.
Ví dụ:
a. The president has named two new foreign ministers. (Tổng thống đã đề cử hai
ngoại trưởng mới.).
b. Some people claim climate change has no effect on the environment. (Một số
người tuyên bố rằng biến đổi khí hậu không có tác động tới môi trường.).
• Danh từ đếm được số nhiều có thể được dùng cho đại diện cho một tập thể, một nhóm
người, một số địa điểm hoặc sự vật. Một số danh từ với nghĩa chung chung, có thể dùng
a/an + Danh từ số ít; hoặc Danh từ số nhiều – không có mạo từ.
Ví dụ: A cat is/ The cat is/ Cats are a popular domestic pet in many countries of
the world.

Lesson 2:
CÂU TƯỜNG THUẬT: IT IS SAID THAT.................: người ta nói rằng

• Câu tường thuật dạng bị động bắt đầu bằng It is said that được dùng để diễn đạt một câu
nói chung chung, hoặc một niềm tin.
Ví dụ:
a. It is said that spilling salt brings bad luck. (Người ta nói rằng làm đổ muối sẽ
gặp xui xẻo.).
b. It was widely believed that the storm would be terrible. (Người ta tin rằng cơn
bão sẽ rất khủng khiếp.).
8
c. It might be thought that the offer is a scam. (Có thể cho là lời đề nghị đó là
một trò lừa đảo.).

9
Unit 8: PERFORMING AT YOUR BEST
Lesson 1:
USING AUXILIARY DO FOR EMPHATIC STRESS: Sử dụng trợ động từ DO để nhấn mạnh
Ví dụ:
a. Even if I don't have a head for figures, I do have a knack for learning languages. (Thậm
chí nếu tôi không có đầu óc tính toán thì tôi vẫn có khiếu học ngoại ngữ.).
b. He did like most of his colleagues, but he didn't like his boss. (Anh ấy thích hầu hết
đồng nghiệp, ngoại trừ ông chủ.).

Lesson 2:
GRAMMAR: THE SUBJUNCTIVE: Thức giả định
• Sử dụng hình thức giả định của động từ trong mệnh đề danh từ theo sau bởi một động từ
hoặc tính từ mang nghĩa khẩn cấp (urgency), bắt buộc (obligation), hoặc mang tính
khuyên nhủ (advisability). Thức giả định cũng giống như hình thức nguyên mẫu của động
từ, không thay đổi dù cho nó đi theo sau bất kì chủ ngữ nào. Dùng NOT trước động từ
trong trường hợp phủ định (negative).
Ví dụ:
a. She insisted (that) we be at the office at three o'clock. (Cô ấy nhất quyết đòi
chúng tôi phải ở văn phòng trước lúc 3:00 giờ.).
b. I'm proposing (that) you not apply for that job until you've passed your driving
test. (Tôi đang đề nghị rằng chúng ta không nên xin việc mãi cho tới khi chúng
ta thi bằng lái xe đậu.).
c. It's important (that) he complete the presentation in less than thirty minutes.
(Thật quan trọng để anh ta hoàn thành bài thuyết trình trong vòng 30 phút).
• Hình thức bị động: be + Ved/3.
Ví dụ: They suggested that my mother not be given an EQ test. (Họ đề nghị mẹ tôi
không nên nhận bài kiểm tra chỉ số cảm xúc.).
• Hình thức tiếp diễn: be + Ving.
Ví dụ: It's crucial that they be waiting outside the room after the interview. (Điều
quan trọng là họ sẽ phải đợi ở bên ngoài phòng sau cuộc phỏng vấn.).

• Danh sách các động từ và tính từ cần theo sau bởi động từ ở thức giả định:
a. Động từ: demand, insist, propose, recommend, request, suggest, urge, etc.
b. Tính từ: critical, crucial, desirable, essential, important, necessary, etc.

Unit 9: WHAT LIES AHEAD?

10
Lesson 1:
THE PASSIVE VOICE: Câu bị động

S + will be / “be” going to be + Ved/3

Ví dụ: In the future, appliances will be linked to each other and to the Internet as well.
(Trong tương lai, các thiết bị sẽ được nối kết với nhau và với mạng Internet.).

• Câu bị động nói về tương lai được nhìn từ quá khứ.

S + would be / was / were going to be + Ved/3

Ví dụ: Olsen thought that computers were never going to be purchased for use at home.
(Olsen từng nghĩ rằng máy tính sẽ không bao giờ được mua bán cho việc sử dụng tại nhà.).
• Câu bị động ở hình thức tương lai hoàn thành:

S + will have been / “be” going to have been + Ved/3.

Ví dụ: By 2050, commercial airplanes will have been redesigned. (Đến năm 2020, máy
bay thương mại sẽ được thiết kế lại.).

Lesson 3:
THE PASSIVE VOICE IN UNREAL CONDITIONAL SENTENCES: Câu điều kiện loại 2 và 3 dạng
bị động
• Câu điều kiện loại 2
If clause Main Clause
Chủ động S + were / weren’t + ...... S + would / wouldn’t + V0.

Passive S + were(not) + ...... S + would + be + Ved/3

If effective cancer-fighting drugs were developed through genetic


engineering, that technology might be more widely accepted. (Nếu các loại
Ví dụ
thuốc chống ung thư hiệu quả được phát triển thông qua kỹ thuật di truyền, công
nghệ đó có thể được chấp nhận rộng rãi hơn.).

• Câu điều kiện loại 3

11
If clause Main Clause
Chủ động S + had(not)+Ved/3 S + would / wouldn’t + have + Ved/3.

Passive S + had(not) + been + Ved/3 S + would + have been + Ved/3

a. If antibiotics had been discovered earlier, the death toll from pneumonia
might have been lower. (Nếu kháng sinh được phát hiện sớm hơn, số người chết
do viêm phổi có thể đã thấp hơn.).
Ví dụ
b. If the computer chip hadn't been developed, smartphones and tablets
would never have been invented. (Nếu chip máy tính không được phát triển, điện
thoại thông minh và máy tính bảng sẽ không bao giờ được phát minh,).

12
Unit 10: AN INTERCONNECTED WORLD
Lesson 2:
REPARABILITY OF TRANSITIVE PHRASAL VERBS
• Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ có thể có túc từ trực tiếp. Đối với các
cụm ngoại động từ (transitive phrasal verbs), động từ và giới từ (hoặc trạng từ) theo sau
có thể được tách hoặc không được tách.
• Trường hợp tách được (Separable)
Ví dụ: Check out their website, OR Check their website out.
• However, a direct object pronoun must come before the particle. => Check it out.
• Trường hợp không tách được (Inseparable): Khi túc từ là một đại từ thay thế (this, that, it,
them, me, her và him thì đại từ này sẽ đứng ở giữa động từ và ‘particle’.
Ví dụ:
a. I took them off. (NOT I took off them)
b. He admitted he’d made it up. (NOT He admitted he’d made up it)

Separable
bring about give up wipeout turn on/off
carry out lay off try on throw away
figure out pick up try out
find out take up

Inseparable
care for come down with put up with
cater to count on run into
come across go after run out of
come up with go without

Always separated
do (sth.) over start(sth.) over talk (s.o.) into th.)

13

You might also like