Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11

I. GIỚI HẠN PHẠM VI ÔN TẬP:


Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
- Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
- Khái niệm cơ hội kinh doanh và tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.
- Các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
Bài 7: Đạo đức kinh doanh
- Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh
- Vai trò của đạo đức kinh doanh
Bài 8: Văn hoá tiêu dùng
- Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế
- Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng
- Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng
- Thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hoá
II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP:
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 1. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản
xuất kinh doanh?
A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 2. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ
thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh.
Câu 3. Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có ưu thế vượt trội. B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
C. Không có tính khả thi. D. Có lợi thế cạnh tranh.
Câu 4. Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong
A. học tập. B. nghệ thuật.
C. kinh doanh. D. công tác.
Câu 5. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo.
C. tính nhân đạo. D. tính xã hội.
Câu 6. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính sáng tạo. B. tính bất khả thi.
C. tính nhân loại. D. tính quốc tế.
Câu 7. Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh của
mình nhằm thu lợi nhuận đó là
A. ý tưởng kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh.
C. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh?
A. Đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. B. Lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường.
C. Giảm thiếu nguy cơ lạm phát, tăng giá. D. Nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Câu 9. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ
thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
Câu 10. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

1
B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Câu 11. Để đánh giá năng lực kinh doanh của một người, người ta không dựa vào yếu tố nào dưới đây?
A. Điểm mạnh. B. Điểm yếu.
C. Cơ hội. D. Nhân thân.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định năng lực kinh doanh của một cá nhân?
A. Thách thức. B. Cơ hội.
C. Điểm mạnh. D. Điểm tương đồng
Câu 13. Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là
A. năng lực làm việc nhóm. B. năng lực lãnh đạo.
C. năng lực thuyết trình. D. năng lực hùng biện.
Câu 14. Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây?
A. Nắm bắt kiến thức sản xuất. B. Nắm bắt cơ hội kinh doanh.
C. Tổ chức nhân sự, hành chính. D. Bổ sung kiến thức chuyên ngành.
Câu 15. Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng thiết lập và hoàn thiện các mối quan hệ trong kinh doanh là thể
hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực hoạt động nhóm. B. Năng lực giao tiếp.
C. Năng lực quản lý. D. Năng lực pháp lý.
Câu 16. Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực mình kinh
doanh là thể hiện năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực trải nghiệm. B. Năng lực sống thử.
C. Năng lực học tập. D. Năng lực lãnh đạo.
Câu 17. Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh
doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 18. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn suy nghĩ để vạch ra chiến lược kinh doanh cho công
ty của mình, điều này phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực quốc tế. B. Năng lực giao tiếp.
C. Năng lực lãnh đạo. D. Năng lực làm việc nhóm.
Câu 19. Việc ông H, chủ một doanh nghiệp tư nhân X thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm để kịp thời đáp ứng nhu
cầu thị hiếu người tiêu dùng là phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực cung cầu. B. Năng lực giao tiếp.
C. Năng lực sản xuất. D. Năng lực lãnh đạo.
Câu 20. Khi chủ doanh nghiệp luôn luôn chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định điều
hành công ty hợp lý nhất, điều này phản ánh năng lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực sáng tạo. B. Năng lực sản xuất.
C. Năng lực thuyết trình. D. Năng lực lãnh đạo.
Câu 21. Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh
doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực cá nhân. D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
Câu 22. Anh V là chủ một doanh nghiệp tư nhân X, để duy trì hoạt động của công ty cũng như tăng lợi nhuận, anh rất coi
trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực
phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh. Trong trường hợp này, anh V đã thể hiện năng lực nào dưới đây của
người kinh doanh?
A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo. D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 23. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào
của người kinh doanh?
A. Năng lực trách nhiệm xã hội. B. Năng lực chuyên môn.

2
C. Năng lực định hướng chiến lược. D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 24. Chị D làm vườn, chị thấy cần phải kết hợp thêm chăn nuôi. Chị suy nghĩ: cần nuôi thêm gà, vịt, ngan hay chỉ
nuôi lợn. Sau khi tính toán, chị đã quyết định nuôi lợn và ngan thịt. Chị cho rằng thức ăn của lợn và ngan có thể dùng
chung cho nhau. Chị nấu chín thức ăn (bao gồm rau và ngô nghiền) cho lợn và ngan ăn. Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi
quý chị xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con. Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của chị D là 5 triệu
đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu lãi mỗi quý 1 triệu đồng. Ngoài ra chất thải
của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, đồng thời cũng bảo vệ
được môi trường. Trong trường hợp này chị D đã thể hiện tốt năng lực kinh doanh nào dưới đây?
A. Năng lực phân tích và sáng tạo. B. Năng lực hoạt động xã hội.
C. Năng lực quản lý nhân viên. D. Năng lực tự chủ tài chính.
Câu 25. Chủ một cửa hàng bách hóa tổng hợp rất đông khách ở HT nói rằng: ‘‘Đối với khách hàng đến mua ở cửa hàng
chúng tôi. Chỉ cần đến mua lần thứ 3 là tôi đã nhớ tên của họ. Dù khá đông khách nhưng tôi thường để ý hỏi thăm các
thông tin về khách hàng và ghi nhớ chúng. Có nhiều khách hàng rất bất ngờ khi tôi nhớ tên của họ và hỏi thăm sao khá lâu
không thấy họ đến cửa hàng’’. Việc chủ cửa hàng đó coi trọng việc ghi nhớ tên của khách hàng làm cho khách hàng cảm
thấy được tôn trọng, thân thiết, có cảm giác như người nhà. Vì vậy, những khách hàng quen ngày càng nhiều và công việc
làm ăn ngày càng phát triển mặc dù khu vực đó có rất nhiều cửa hàng tương tự. Thông tin trên đề cập đến phẩm chất năng
lực nào dưới đây của chủ thể kinh doanh?
A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực điều hành nhân viên.
C. Năng lực lập kế hoạch kinh doanh. D. Năng lực tham gia công tác xã hội
Câu 26. Vào một buổi sáng năm 2016, có một đôi bạn trẻ bước vào cửa hàng chăn ga gối đệm ở DT mua đồ cưới, sau khi
họ chọn được những sản phẩm vừa ý. Nhân viên cửa hàng chuyển hàng đến nhà của họ. Đó là một gia đình rất nghèo, họ
đang chuẩn bị tổ chức lễ cưới gấp vì ông bố bị bệnh rất nặng sợ không qua khỏi. Bà mẹ già nói với nhân viên bán hàng
mùa đông lạnh quá nên muốn mua cho ông bố cái đệm xốp để ông nằm một thời gian. Sau khi ra về nhân viên kể với chủ
cửa hàng về gia cảnh và việc muốn mua cái đệm của khách, chủ cửa hàng liền gọi điện cho khách hàng thông báo là cửa
hàng có một cái đệm khuyến mãi quên mang đến, nhờ người nhà xuống lấy giúp. Một thời gian sau đôi bạn trẻ đó lúc này
đã là vợ chồng quay lại cửa hàng với một vài người khách là bạn của họ, họ mua sắm thêm một vài thứ. Chi tiết nào dưới
đây khẳng định chủ cửa hành là người có năng lực thiết lập các quan hệ với khách hành khi kinh doanh?
A. Lắng nghe nhân viên trình bày về khách hàng.
B. Thông báo cái đệm khuyến mãi quên mang đến.
C. Khách hàng giới thiệu khách mới đến mua hàng.
D. Yêu cầu nhân viên tìm hiểu hoàn cảnh khách hàng.
Câu 27. Tại một cửa hàng bán nông sản ở thành phố T, cam rất ngọt nhưng với giá 40 nghìn đồng/kg mà lượng cam bán
ra vẫn rất hạn chế. Sau một thời gian suy nghĩ, chủ cửa hàng bảo nhân viên lấy cam từ trong cùng một thùng ra và sắp vào
hai chiếc rổ lớn để cạnh nhau. Ông chủ yêu cầu nhân viên ghi giá ở một rổ là 39 nghìn đồng/kg, một rổ ghi là 50 nghìn
đồng/kg. Và chỉ trong chốc lát cả hai rổ cam đều được bán hết. Thông tin trên thể hiện phẩm chất năng lực kinh doanh nào
dưới đây của chủ cửa hàng?
A. Quản lý nhân viên cấp dưới. B. Quản lý hoạt động kinh doanh.
C. Làm tốt công tác truyền thông. D. Hỗ trợ thông tin khách hàng.
Câu 28. Tại một cửa hàng bách hóa tổng hợp ở DH, một người phụ nữ dắt theo đứa bé 4 tuổi đi mua hàng. Đứa trẻ khá
hiếu động, vừa vào cửa hàng đã chạy lung tung. Kết quả là cậu bé đã làm một chiếc bình thủy tinh rơi xuống và vỡ tan
tành. Cậu bé khóc thét lên. Mọi người trong cửa hàng chạy đến, người phụ nữ nhìn thấy vậy lập tức nói: ‘‘Xin lỗi tôi sẽ
dọn dẹp và đền tiền cho chiếc bình này, nó bao nhiêu ạ?’’. Chủ cửa hàng tiến lại gần bế cậu bé lên dỗ dành và nói ‘‘Người
nói xin lỗi phải là chúng tôi vì đã sắp xếp hàng không phù hợp, không biết cậu bé có sao không?’’. Vì cảm kích trước cách
giải quyết vấn đề của cửa hàng mà vị khách nữ trước khi ra về đã mua rất nhiều hàng. Và vị khách nữ kia từ đó trở thành
khách hàng thân thiết, thường xuyên đến mua hàng và có nhiều lúc còn dẫn theo những người bạn đến mua sắm. Thông
tin trên thể hiện phẩm chất năng lực kinh doanh nào của chủ cửa hàng?
A. Thiết lập quan hệ với khách hàng. B. Làm tốt công tác an sinh xã hội.
C. Quản lý hoạt động của nhân viên. D. Xây dựng chiến lược kinh doanh.
Câu 29. Tại cửa hàng ăn uống có khá nhiều món đặc sản và giá cả khá phù hợp, vì vậy cửa hàng có khá đông khách. Vào
một buổi tối, có một nhóm bạn hơn chục người vào cửa hàng. Sau khi ăn uống xong và một người trong số họ đi về phía
quầy thanh toán. Một chốc sau, mọi người nghe một tiếng động mạnh, khi quay lại thấy một chiếc quạt nằm trên mặt đất
và đầu của nó rơi ra một bên. Người khách đó giải thích rằng bị vấp phải chiếc dây giăng giữa lối đi. Chủ cửa hàng lập tức
lao đến quát mắng và nói sẽ cộng thêm tiền sửa chữa chiếc quạt vào hóa đơn. Chiếc đầu quạt rơi ra nhưng vẫn có dây nối
với thân nên khi dựng dậy thì quạt vẫn hoạt động bình thường. Sau một thời gian lời qua tiếng lại cả hai thống nhất được

3
phương án đền bù được cho là tối ưu nhất. Thông tin trên phản ánh phẩm chất năng lực kinh doanh nào mà chủ cửa hàng
đã vi phạm trong mối quan hệ với khách hàng?
A. Thiết lập quan hệ với khách hàng. B. Làm tốt công tác an sinh xã hội.
C. Quản lý hoạt động của nhân viên. D. Xây dựng chiến lược kinh doanh.

Bài 7: Đạo đức kinh doanh


Câu 1. Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào góp phần hình thành nên đạo đức kinh doanh của các chủ thể?
A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp.
B. Tính trung thực và tôn trọng con người.
C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Xả thải chưa xử lí ra môi trường. B. Trả lương đúng hạn cho nhân viên.
C. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá. D. Khai thác trái phép tài nguyên.
Câu 3. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây của lãnh đạo
doanh nghiệp?
A. Quản lí doanh nghiệp. B. Bảo trợ truyền thông.
C. Làm công tác xã hội. D. Bảo lãnh ngân hàng.
Câu 4. Đạo đức kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có
trách nhiệm với
A. đối tác. B. khách hàng.
C. người tiêu dùng. D. bạn bè.
Câu 5. Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng bản thân mình. B. Tôn trọng con người.
C. Tôn trọng lợi ích nhóm. D. Tôn trọng lợi ích của bản thân.
Câu 6. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó phải có
A. chữ tín B. nhiều tiền.
C. cổ phiếu. D. địa vị.
Câu 7. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính
A. nóng nảy B. trung thực.
C. cương quyết. D. nhân nhượng.
Câu 8. Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích đồng thời
cho doanh nghiệp và xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?
A. Trung thực B. Trách nhiệm
C. Có nguyên tắc D. Gắn kết các lợi ích
Câu 9. Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và
đối thủ cạnh tranh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?
A. Tôn trọng con người B. Giữ chữ tín
C. Trung thực D. Có trách nhiệm
Câu 10. Việc các chủ thể kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình vừa mang lại lợi nhuận cho bản thân,
vừa góp phần mang lại giá trị cho xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm. B. Trung thực.
C. Tôn trọng. D. Giữ chữ tín.
Câu 11. Việc các chủ thể kinh doanh bên cạnh mục đích mang lại lợi cho doanh nghiệp gắn kết với lợi ích của khách hàng
là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Gắn kết lợi ích. B. Trách nhiệm.
C. Cần kiệm. D. Giữ chữ tín.
Câu 12. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn luôn thực hiện tốt việc tuân thủ
pháp luật là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào dưới dưới đây?
A. Cần cù. B. Gắn kết.
C. Trách nhiệm. D. Hợp tác.
Câu 13. Việc các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi tiến
hành kinh doanh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây khi kinh doanh?
A. Trung thực. B. Trách nhiệm.
C. Tôn trọng. D. Hợp tác.

4
Câu 14. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
Câu 15. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động

A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng.
Câu 16. Đối với khách hàng, một trong những phẩm chất đạo đức cần có khi tiến hành kinh doanh đó là các chủ thể
doanh nghiệp phải
A. giữ chữ tín. B. giữ quyền uy.
C. đối xử bất công. D. dĩ công vi tư
Câu 17. Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Hợp tác và cạnh tranh. B. Thực hiện tốt chế độ.
C. Trung thực và trách nhiệm. D. Thưởng phạt rõ ràng.
Câu 18. Trong mối quan hệ với người lao động, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh
nghiệp?
A. Hợp tác cùng phát triển. B. Không sản xuất hàng giả.
C. Cạnh tranh bình đẳng. D. Bảo đảm lợi ích chính đáng.
Câu 19. Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp?
A. Đối xử công bằng với nhân viên. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 20. Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp đối với xã hội được biểu hiện thông qua thực hiện việc làm nào dưới
đây?
A. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.
B. Đổi mới quản lý sản xuất để tăng hiệu quả.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với đối thủ.
D. Giữ chữ tín, chất lượng sản phẩm với khách hàng
Câu 21. Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Ủng hộ quỹ phòng chống dịch bệnh. B. Sản xuất thiết bị phòng chống dịch.
C. Phối hợp tuyên truyền phòng dịch. D. Hợp tác nhập khẩu thiết bị phòng dịch.
Câu 22. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp các doanh nghiệp
A. không phải đóng các khoản thuế. B. nâng cao uy tín với khách hàng.
C. triệt hạ được đối thủ cạnh tranh. D. bóc lột triệt để năng lực nhân viên.
Câu 23. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh là nội dung của khái niệm
A. Ý tưởng kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cơ hội kinh doanh. D. Triết lý kinh doanh.
Câu 24. Việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế
A. Nâng cao lợi thế vùng miền. B. Nâng cao uy tín và thương hiệu.
C. Khắc phục chênh lệch vùng miền. D. Tăng cường công tác truyền thông.
Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
A. Nâng cao danh tiếng. B. Tạo lập niềm tin.
C. Xây dựng uy tín. D. Duy trì độc quyền.
Câu 26. Thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế thường xuyên
A. giữ chữ tín với khách hàng. B. trung thực trong sản xuất.
C. bảo vệ lợi ích khách hàng. D. xâm phạm lợi ích khách hàng.
Câu 27. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao
A. năng lực cạnh tranh. B. đầu cơ tích trữ.
C. hủy hoại môi trường. D. thủ đoạn phi pháp.
Câu 28. Việc duy trì tốt đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng các quan hệ kinh tế một cách

5
A. độc quyền. B. lành mạnh.
C. thống trị. D. lạm phát.
Câu 29. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là mỗi chủ thể kinh tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải
luôn luôn
A. lợi dụng khách hàng. B. giữ chữ tín với khách hàng.
C. giữa thái độ coi thường. D. tìm cách trốn thuế.
Câu 30. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là mỗi chủ thể kinh tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải
luôn luôn
A. Tôn trọng con người. B. giữ chữ tín với mình.
C. giữa thái độ coi thường. D. tìm cách trốn thuế.
Câu 31. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh là các chủ thể kinh tế khi tiến hành kinh
doanh đều chú trọng việc
A. bảo vệ mội trường. B. đầu tư quảng cáo trực tuyến.
C. đào tạo chuyên gia. D. ứng dựng công nghệ số hóa.
Câu 32. Trong sản xuất kinh doanh, các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thường xuyên chú trọng tới
việc
A. duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. B. quản lí bằng hình thức trực tuyến.
C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. xóa bỏ bất bình đẳng thu nhập.
Câu 33. Các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Tuân thủ quy định về quốc phòng. B. Quản lí nhân sự trực tuyến.
C. Bí mật nhập khẩu phế liệu tái chế. D. Sử dụng lao động theo thời vụ.
Câu 34. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh là các chủ thế kinh tế luôn
A. sử dụng các thủ đoạn phi pháp để kinh doanh.
B. mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài
C. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. tăng cường đầu cơ tích trữ hàng hóa.
Câu 35. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh là các chủ thế kinh tế luôn
A. đầu tư quảng cáo. B. đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
C. nộp thuế theo định. D. đẩy mạnh công tác truyền thông.
Câu 36. Các chủ thể kinh tế luôn luôn áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi
tiến hành kinh doanh là một trong những biểu hiện của việc thực hiện
A. đạo đức kinh doanh. B. phương thức hoàn vốn.
C. lĩnh vực độc quyền. D. chính sách bảo trợ.
Câu 37. Nội dung nào dưới đây thể hiện việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh tế?
A. Chủ động mở rộng sản xuất. B. Khuyến khích phát triển lâu dài.
C. Tích cực tìm kiếm khách hàng. D. Không bán hàng kém chất lượng.
Câu 38. Chủ doanh nghiệp luôn nộp thuế đầy đủ, đúng quy định khi tiến hành các hoạt động kinh doanh là thực hiện nội
dung nào dưới đây về phát triển kinh tế?
A. Ý tưởng kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cơ hội kinh doanh. D. Chiến lược kinh doanh.
Câu 39. Việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng là biểu hiện của việc thực hiện tốt
A. đạo đức kinh doanh. B. chiến lược doanh nghiệp.
C. thị trường tài chính. D. cơ hội kinh doanh.
Câu 40. Việc làm nào dưới đây của các chủ thể sản xuất kinh doanh là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Thất hứa với khách hàng. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Không tôn trọng người mua hàng. D. Xâm phạm lợi ích người tiêu dùng.
Câu 41. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.
Câu 42. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
A. khuyến khích, cổ vũ. B. lên án, ngăn chặn.
C. thờ ơ, vô cảm. D. học tập, noi gương.

6
Câu 43. Việc làm nào dưới đây của các chủ thể sản xuất kinh doanh là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Gian lận trong việc nộp thuế. B. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
C. Trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. D. Đối xử công bằng với mọi nhân viên.
Câu 44. Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ thể vi phạm đạo đức kinh doanh doanh khi
A. từ chối việc bán hành giả. B. từ chối việc gian lận thuế.
C. cố ý trì hoãn việc nộp thuế. D. cố ý duy trì việc khuyến mại.
Câu 45. Thực hiện tốt đạo đức khi kinh doanh đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải
A. thay đổi loại hình doanh nghiệp B. san bằng lợi nhuận thường niên
C. mở rộng ngành nghề đã được cấp phép D. tuân thủ pháp luật về bảo vệ taih nguyên
Câu 46. Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là anh K đang dược sĩ đứng tên trong hồ sơ
đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Trong quá trình kinh doanh, phát
hiện anh A có hành vi bán một số thực phẩm không rõ nguồn gốc nên anh M chủ một cửa hàng bán thuốc tân dược trên
cùng địa bàn đã làm đơn tố cáo anh A với cơ quan chức năng khiến cửa hàng của anh A bị xử phạt, phát hiện anh M đã tố
cáo mình, anh A thuê anh H một lao động tư ném chất bẩn vào cửa hàng anh M. Xét về mặt đạo đức kinh doanh, hành vi
của ai là vi phạm những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh?
A. Anh A và anh K. B. Anh A và anh M.
C. Anh K và anh M. D. Anh A và anh H.
Câu 47. Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị C và khách sạn của chị D đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng,
chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông X là cán bộ thẩm quyền chỉ lập
biên bản xử phạt chị C mà bỏ qua lỗi của chị D vì chị D là em họ của ông. Biết chuyện em trai chị C là anh Y làm nghề tự
do đã bịa đặt việc chị D sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị D giảm sút. Hành vi của
những ai dưới đây vi phạm những chuẩn mực đạo đức khi kinh doanh?
A. Chị C và anh Y. B. Chị C và chị D.
C. Ông X và chị C. D. Ông X và anh Y.
Câu 48. Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các
sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công
ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Trong trường hợp này công ty đã
thực hiện tốt biểu hiện nào dưới đây của đạo đức kinh doanh?
A. Gắn kết lợi ích doanh nghiệp. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Đãi ngộ nhân viên thỏa đáng. D. Đảm bảo quyền lợi nhân viên.
Câu 49. Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải
công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể
nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón
nhận rất nhiệt tình. Trong trường hợp này ông Q đã thực hiện tốt biểu hiện nào dưới đây của đạo đức kinh doanh?
A. Gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp. B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Đãi ngộ nhân viên thỏa đáng. D. Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Bài 8: Văn hóa tiêu dùng


Câu 1. Khẳng định nào dưới đây không phản ánh vai trò của tiêu dùng?
A. Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất và kinh doanh
B. Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất.
C. Tiêu dùng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. Tiêu dùng làm giảm tích luỹ của cải của nền kinh tế.
Câu 2. Hoạt động nào dưới đây được coi như là đơn hàng của xã hội đối với sản xuất ?
A. sản xuất. B. lao động.
C. phân phối. D. tiêu dùng.
Câu 3. Quá trình con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là biểu
hiện của hoạt động
A. tiêu dùng. B. lao động.
C. sản xuất. D. phân phối.
Câu 4. Đối với các hoạt động của nền kinh tế, tiêu dùng được ví là
A. đầu vào của sản xuất. B. đầu ra của sản xuất.
C. cầu nối với sản xuất. D. nguồn lực của sản xuất
Câu 5. Đối với sản xuất, tiêu dùng đóng vai trò là
A. triệt tiêu. B. dung hòa.

7
C. động lực. D. phản diện.
Câu 6. Góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất phát triển là một trong những vai trò của
A. sản xuất. B. kinh doanh.
C. đối ngoại. D. tiêu dùng.
Câu 7. Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú là một trong những vai trò của
A. cung cầu. B. kinh doanh.
C. tiêu dùng. D. phân phối.
Câu 8. Là mục đích của sản xuất, kích thích sản xuất và thúc đẩy kinh tế phát triển là một trong những vai trò của
A. sản xuất. B. cạnh tranh.
C. thất nghiệp. D. tiêu dùng.
Câu 9. Góp phần thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất là một trong những vai trò
của
A. tiêu dùng. B. đối ngoại.
C. lạm phát. D. thất nghiệp.
Câu 10. Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa tiêu dùng sẽ tác động đến yếu tố nào của doanh nghiệp?
A. Dây chuyền sản xuất. B. Cách thức phân phối.
C. Chiến lược kinh doanh. D. Đối thủ kinh doanh.
Câu 11. Đối với xã hội, việc duy trì và thực hiện tốt văn hóa tiêu dùng sẽ góp phần thay đổi
A. phong cách tiêu dùng. B. quy mô sản xuất.
C. chiến lược kinh doanh. D. hạn chế lạm phát.
Câu 12. Một trong những vai trò của văn hóa tiêu dùng là góp phần duy trì tiêu dùng
A. hàng ngoại. B. bền vững.
C. độc quyền. D. miễn phí.
Câu 13. Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa tiêu dùng không đóng vai trò nào dưới đây?
A. Xây dựng chiến lược sản phẩm. B. Xác định chiến lược kinh doanh.
C. Triệt tiêu quyền lợi khách hàng. D. Tạo được ấn tượng với khác hàng.
Câu 14. Một trong những xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay là tiêu dùng các sản phẩm có
A. chi phí cao. B. nguồn gốc tự nhiên.
C. nguồn gốc nước ngoài. D. chi phí thấp.
Câu 15. Việc người tiêu dùng chú trọng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường là thể hiện xu hướng thiêu dùng
nào dưới đây của người Việt Nam hiện nay?
A. Tiêu dùng số. B. Tiêu dùng xanh.
C. Tiêu dùng ngoại. D. Tiêu dùng công nghệ.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế?
A. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chung loại.
B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng.
D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Câu 17. Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 18. Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 19. Nhiều người dân Việt Nam đã tích cực quảng bá ẩm thực Việt Nam đến bạn bè thế giới. Nhiều món ăn của Việt
Nam đã tạo dấu ấn mạnh mẽ, khiến bạn bè thế giới phải trầm trồ, thán phục. Âm thực Việt ngày càng trở nên quyến rũ
trong mắt bạn bè quốc tế, trở thành một trong những điểm nhấn trong du lịch, là lí do thuyết phục du khách nước ngoài
đến với Việt Nam. Thông tin trên đề cập đến biện pháp nào dưới đây nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
A. Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp cá nhân, kết nối giao lưu khu vực.
B. Chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
C. Tiếp thu các giá trị văn hoá tiêu dùng hiện đại của thế giới, hội nhập toàn cầu.
8
D. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng.
Câu 20. Lan luôn tự hào về trang phục truyền thống của dân tộc, đặc biệt là áo dài truyền thống. Vào những dịp đặc biệt
như khai giảng đầu năm học, những ngày lễ, Tết, Lan thường mặc áo dài truyền thống để thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Việc làm của Lan thể hiện biện pháp nào dưới đây nhằm xây dựng văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hoá ẩm thực, kết nối giao lưu khu vực.
B. Chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
C. Tiếp thu các giá trị văn hoá tiêu dùng hiện đại của thế giới, hội nhập toàn cầu.
D. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng.

----HẾT----

You might also like