Hoàng Thùy Linh - 20191546

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC

SINH VIÊN THỰC HIỆN


Hoàng Thùy Linh
Linh.ht191546@sis.hust.edu.vn
Chuyên ngành Hệ thống điện

Hà Nội, tháng 12/2023


Hoàng Thùy Linh

TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ
HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: HOÀNG THÙY LINH


Lớp: Kỹ thuật điện 01 Khóa: 64 Số điện thoại: 0392191697
Nội dung thực tập bao gồm:

Phòng
STT Nội dung tìm hiểu Thời gian
phụ trách
I Tìm hiểu chung
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều độ Hệ thống
1
điện miền Bắc 30/10-
TH
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Điều độ Hệ 03/11
2
thống điện miền Bắc và các phòng chức năng
II Tìm hiểu về lưới điện miền Bắc
1 Các nhà máy điện trên Hệ thống điện miền Bắc
06/11-
2 Lưới điện 500 kV miền Bắc PT
15/11
3 Lưới điện 220 kV và 110 kV miền Bắc
Phương thức vận hành và điều chỉnh điện áp
III
trên HTĐ miền Bắc
1 Các chế độ vận hành điển hình của miền Bắc
16/11-
2 Lập phương thức vận hành HTĐ miền Bắc PT
22/11
3 Điều chỉnh điện áp trên HTĐ miền Bắc
IV Tính toán chế độ xác lập
Cơ sở lý thuyết, mô hình tính toán và các phương
1
pháp tính chế độ xác lập
23/11-
PT
2 Mô phỏng các phần tử trong HTĐ 29/11
3 Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm PSS/E
V Dự báo phụ tải
1 Các phương pháp dự báo phụ tải PT 30/11-

2
Hoàng Thùy Linh

06/12
2 Dự báo ngắn hạn và dài hạn
VI Tìm hiểu thực tế tại phòng Điều độ và phòng CN
07/12-
1 Công tác điều độ HTĐ miền Bắc ĐĐ
20/12
21/12-
2 Hệ thống SCADA và Thông tin liên lạc CN
27/12
TH, ĐĐ,
VII Tổng kết, đánh giá kết quả thực tập 28/12
PT, CN

3
Hoàng Thùy Linh

LỜI MỞ ĐẦU

Điện là một trong những nguồn lực không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt và
quá trình sản xuất, kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của
nền kinh tế quốc dân, ngành điện cần phải đi trước một bước. Ngành điện cũng như
những ngành kinh tế quốc dân khác cần có sự củng cố và phát triển, tìm ra những hướng
đi đúng cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế.
Đối với các sinh viên năm cuối, việc đi thực tập tốt nghiệp có vai trò rất quan
trọng. Trong lần thực tập này em được phân công về Trung tâm Điều độ Hệ thống điện
miền Bắc, một đơn vị có quá trình hình thành, phát triển lâu dài và đóng vai trò rất quan
trọng trong Điều độ vận hành hệ thống điện đảm bảo an toàn, tin cậy, ổn định, chất
lượng và kinh tế. Trong thời gian thực tập tại đây, em đã học hỏi thêm được nhiều kiến
thức thực tế về sơ đồ kết dây, phương thức điều khiển vận hành, tính toán chế độ xác
lập, điều chỉnh điện áp và dự báo phụ tải... trên hệ thống điện miền Bắc.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Trần Minh Dũng – Trưởng phòng Phương thức,
anh Hoàng Văn Lượng – Phó phòng Tổng hợp, anh Phạm Xuân Giáp, chị Vũ Thị Hòa,
anh Đỗ Quang Duy – Phòng Phương thức, anh Nguyễn Văn Dụng, anh Nguyễn Danh
Dũng – Phòng Điều độ, anh Hoàng Trọng Đức Anh – Phòng Công nghệ và các anh/chị
khác trong Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc đã quý mến, tạo điều kiện để em
có một kỳ thực tập tốt nghiệp thành công. Chúc anh/chị nhiều sức khỏe và nhiệt huyết
để hoàn thành thật tốt công việc và phát triển hơn nữa.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Phạm Năng Văn – Giảng viên khoa Điện, Trường
Điện – Điện tử, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tin tưởng, giới thiệu em lên thực
tập tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc. Những kiến thức tích lũy được tại
đây là hành trang vô cùng quý báu đối với em.
Em xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo thực tập này có 73 trang và bao gồm những nội dung chính như sau:
• Đề cương thực tập;
• Chương 1: Tìm hiểu chung vể Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền
Bắc;
• Chương 2: Tìm hiểu về lưới điện miền Bắc;
• Chương 3: Phương thức vận hành và điều chỉnh điện áp trên HTĐ
miền Bắc;
• Chương 4: Tính toán chế độ xác lập;
• Chương 5: Dự báo phụ tải;
• Chương 6: Tìm hiểu thực tế tại phòng Điều độ, phòng Công nghệ
• Chương 7: Tổng kết;
• Nhận xét của đơn vị thực tập.

Sinh viên thực hiện


Hoàng Thùy Linh 4
Hoàng Thùy Linh

MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP ................................................................................. 2

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4

DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ 9

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG .................................................................. 10

1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM


ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC ................................................................ 10
1.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................ 10
1.1.2 Tên gọi ............................................................................................................... 10
1.1.3 Trụ sở chính ....................................................................................................... 11
1.1.4 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 11
1.1.5 Mục tiêu hoạt động ............................................................................................ 11
1.1.6 Công tác kế hoạch .............................................................................................. 11
1.1.7 Công tác điều hành hệ thống điện ...................................................................... 12
1.1.8 Công tác quản lý kỹ thuật, an toàn và sửa chữa................................................. 12

1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG ....................... 13
1.2.1 Phòng tổng hợp .................................................................................................. 13
1.2.1.1 Chức năng ................................................................................................... 13
1.2.1.2 Nhiệm vụ..................................................................................................... 13
1.2.2 Phòng kế hoạch .................................................................................................. 13
1.2.3 Phòng điều độ .................................................................................................... 14
1.2.3.1 Chức năng ................................................................................................... 14
1.2.3.2 Nhiệm vụ..................................................................................................... 14
1.2.4 Phòng phương thức ............................................................................................ 16
1.2.4.1 Chức năng ................................................................................................... 16
1.2.4.2 Nhiệm vụ..................................................................................................... 16
1.2.5 Phòng Công nghệ Thông tin và SCADA ........................................................... 19
1.2.5.1 Chức năng ................................................................................................... 19
1.2.5.2 Nhiệm vụ..................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LƯỚI ĐIỆN MIỀN BẮC..................................... 22

2.1 CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC ....................... 22

2.2 LƯỚI ĐIỆN 500KV MIỀN BẮC........................................................................... 23

2.3 LƯỚI ĐIỆN 220KV VÀ 110KV MIỀN BẮC ....................................................... 23


2.3.1 Lưới điện 220kV miền Bắc................................................................................ 23
2.3.2 Lưới điện 110kV miền Bắc................................................................................ 24

5
Hoàng Thùy Linh

Trạm biến áp ........................................................................................................... 24


Đường dây .............................................................................................................. 24
2.3.3 Các sơ đồ thanh góp trên lưới điện miền Bắc .................................................... 25
2.3.4 Hệ thống rơ-le bảo vệ trên lưới điện miền Bắc.................................................. 28
2.3.4.1 Bảo vệ máy biến áp ..................................................................................... 29
2.3.4.2 Bảo vệ đường dây ....................................................................................... 29
2.3.4.3 Bảo vệ thanh cái .......................................................................................... 30
2.3.4.4 Bảo vệ máy cắt ............................................................................................ 30
2.3.5 Các thiết bị FACTS trên lưới điện miền Bắc ..................................................... 30
2.3.6 Các mạch sa thải phụ tải trên lưới điện miền Bắc ............................................. 31
2.3.7 Phụ tải ................................................................................................................ 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRÊN
HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC ...................................................................... 33

3.1 CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH ĐIỂN HÌNH CỦA HTĐ MIỀN BẮC ................... 33
3.1.1 Chế độ làm việc bình thường ............................................................................. 33
3.1.2 Chế độ cảnh báo ................................................................................................. 33
3.1.3 Chế độ khẩn cấp ................................................................................................. 33
3.1.4 Chế độ cực kì khẩn cấp ...................................................................................... 33
3.1.5 Chế độ khôi phục ............................................................................................... 34

3.2 LẬP PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH HTĐ MIỀN BẮC ..................................... 34
3.2.1 Nguyên tắc lập phương thức vận hành HTĐ ..................................................... 34
3.2.2 Nội dung chính của phương thức vận hành HTĐ miền Bắc .............................. 34
3.2.3 Trình tự đăng ký phương thức ........................................................................... 35
3.2.4 Trình tự thông báo phương thức ........................................................................ 35

3.3 ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRÊN HTĐ MIỀN BẮC ............................................. 35


3.3.1 Giới hạn điện áp ................................................................................................. 35
3.3.2 Nguyên tắc điều chỉnh điện áp ........................................................................... 37
3.3.3 Quy định về điều chỉnh điện áp ......................................................................... 37
3.3.4 Phân cấp tính toán điện áp, cân bằng công suất phản kháng ............................. 37
3.3.5 Các biện pháp điều chỉnh điện áp ...................................................................... 37
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP .............................................. 39

4.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH TÍNH TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP


TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP .............................................................................. 39

4.2 TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG CÁC PHẦN TỬ TRONG HTĐ SỬ DỤNG


CHƯƠNG TRÌNH PSS/E ............................................................................................ 40
4.2.1 Giới thiệu chung ................................................................................................ 40
4.2.2 Sử dụng phần mềm PSS®E mô phỏng, tính toán lưới điện 6 nút ..................... 41
CHƯƠNG 5: DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TẢI ĐIỆN.......................................... 45

6
Hoàng Thùy Linh

5.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TẢI ĐIỆN .......................... 45
5.1.1 Nguyên tắc chung dự báo nhu cầu phụ tải điện ................................................. 45
5.1.2 Các phương pháp dự báo ................................................................................... 45
5.1.2.1 Phương pháp ngoại suy ............................................................................... 45
5.1.2.2 Phương pháp hồi quy .................................................................................. 46
5.1.2.3 Phương pháp hệ số đàn hồi ......................................................................... 47
5.1.2.4 Phương pháp mạng nơ-ron nhân tạo ........................................................... 48
5.1.2.5 Phương pháp tương quan xu thế ................................................................. 49
5.1.2.6 Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 49
5.1.3 Sai số dự báo phụ tải .......................................................................................... 50

5.2 DỰ BÁO NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN ................................................................... 50

CHƯƠNG 6: TÌM HIỂU THỰC TẾ TẠI PHÒNG ĐIỀU ĐỘ, PHÒNG CÔNG
NGHỆ ........................................................................................................... 51

6.1 Tìm hiểu thực tế tại phòng điều độ ....................................................................... 51


6.1.1 Thực tế tại phòng điều độ .................................................................................. 51
6.1.2 Tổng quan về công tác điều độ .......................................................................... 51

6.2 Tìm hiểu thực tế tại phòng Công nghệ .................................................................. 52


6.2.1 Thực tế tại phòng Công nghệ ............................................................................. 52
6.2.2 Tổng quan về hệ thống SCADA và thông tin liên lạc ....................................... 53
TỔNG KẾT ................................................................................................... 54

PHỤ LỤC...................................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 73

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .............. ERROR! BOOKMARK NOT

DEFINED.

7
Hoàng Thùy Linh

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc .................. 10
Hình 1. 2 Nhãn hiệu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc .......................... 10
Hình 2. 1 Sơ đồ 2 hệ thống thanh góp ............................................................................ 25
Hình 2. 2 Sơ đồ 2TG-TGV đủ ........................................................................................ 26
Hình 2. 3 Sơ đồ 2TG-TGV sử dụng DCL phụ để tiết kiệm MC .................................... 27
Hình 2. 4 Sơ đồ tứ giác ................................................................................................... 27
Hình 2. 5 Sơ đồ cầu đủ.................................................................................................... 28
Hình 4. 1 Sơ đồ lưới điện 6 nút....................................................................................... 41
Hình 4. 2 Thông số các nút trong lưới điện .................................................................... 41
Hình 4. 3 Thông số đường dây ....................................................................................... 41
Hình 4. 4 Thông số máy biến áp 2 cuộn dây .................................................................. 42
Hình 4. 5 Giải Power Flow sử dụng PSS®E .................................................................. 43
Hình 4. 6 Trào lưu công suất tính trên PSS®E ............................................................... 44
Hình 4. 7 Điện áp nút và góc pha điện áp nút tính trên PSS®E ..................................... 44
Hình 4. 8 Công suất phát của nguồn điện tính trên PSS®E ........................................... 44
Hình 6. 1 Logic hệ thống sa thải phụ tải theo điện áp thấp ............................................ 52

8
Hoàng Thùy Linh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1 Đánh số cấp điều độ tỉnh ................................................................................ 22


Bảng 2. 2 Cơ cấu các NMĐ trong HTĐ miền Bắc ......................................................... 23
Bảng 2. 3 Mã dây và dòng điện định mức sử dụng cho lưới điện 220kV ...................... 24
Bảng 2. 4 Mã dây và dòng điện định mức sừ dụng cho lưới điện 110kV ...................... 24
Bảng 2. 5 Tỷ trọng phụ tải theo nhóm thành phần ......................................................... 31
Bảng 3. 1 Trình tự đăng ký phương thức vận hành miền ............................................... 35
Bảng 3. 2 Trình tự thông báo phương thức vận hành miền ............................................ 35
Bảng 3. 3 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải ................. 36
PL 1 Thống kê nguồn điện HTĐ miền Bắc đến ngày 25/04/2022 ................................. 55
PL 2 Trạm biến áp 500kV trong HTĐ miền Bắc ............................................................ 65
PL 3 Trạm biến áp 220kV trong HTĐ miền Bắc ............................................................ 66
PL 4 Danh sách các xuất tuyến 110kv đặt mạch sa thải phụ tải theo điện áp thấp trên
HTĐ miền Bắc ................................................................................................................ 68
PL 5 Danh sách các xuất tuyến 110kv đặt mạch sa thải phụ tải bổ sung trên HTĐ miền
Bắc .................................................................................................................................. 69
PL 6 Mạch STPT khi sự cố N-1 MBA làm việc song song trên HTĐ miền Bắc ........... 72

9
Hoàng Thùy Linh

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG

(Căn cứ trên tài liệu “Quyết định số 205/QĐ-ĐĐQG ngày 05/06/2015 của Trung tâm
Điều độ hệ thống điện Quốc gia”)
CHƯƠNG 1 trình bày tổng quan về Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc.
Nội dung chính bao gồm:
• Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc;
• Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc và các
phòng ban.

1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM


ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC

Hình 1. 1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc

1.1.1 Giới thiệu chung

“Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc” là đơn vị hạch toán phụ thuộc
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thành lập theo Quyết định số
351ĐVN/TCCB.LĐ ngày 09/10/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam.

Hình 1. 2 Nhãn hiệu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc

1.1.2 Tên gọi

Tên gọi đầy đủ: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc;

10
Hoàng Thùy Linh

Tên giao dịch quốc tế: Northern Region Load Dispatch Center;
Tên viết tắt: NRLDC

1.1.3 Trụ sở chính

Số 11, Phố Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc: Giám đốc và 2 phó giám đốc.


Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
• Phòng Tổng hợp (1 Phó phòng và 7 cán bộ nhân viên)
• Phòng Kế hoạch (Trưởng phòng và 2 cán bộ nhân viên)
• Phòng Tài chính – Kế toán (Trưởng phòng và 2 cán bộ nhân viên)
• Phòng Điều độ (Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 35 cán bộ nhân viên)
• Phòng Phương thức (Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 18 cán bộ nhân viên)
• Phòng Công nghệ thông tin và SCADA (Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 18
cán bộ nhân viên)
Tổng có 97 cán bộ, công nhân viên.

1.1.5 Mục tiêu hoạt động

Lập phương thức chỉ huy vận hành hệ thống điện miền Bắc an toàn, ổn định, tin
cậy; góp phần đảm bảo mục tiêu cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho các hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng;
Kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, tối ưu hóa chi phí, quản lý và sử dụng
vốn, tài sản của EVNNLDC giao tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc hiệu
quả và đúng quy định; hoàn thành các nhiệm vụ khác do EVNNLDC giao.

1.1.6 Công tác kế hoạch

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc lập kế hoạch theo quy định của pháp
luật hiện hành, của EVN và EVNNLDC, trình EVNNLDC kiểm tra, hướng dẫn, tổng
hợp trình EVN phê duyệt và tổ chức thực hiện, bao gồm:
• Kế hoạch, phương thức vận hành hệ thống điện miền Bắc.
• Kế hoạch chi phí vận hành hệ thống điện miền Bắc và các chi phí sản xuất
kinh doanh khác của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc.
• Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, công trình, hệ thống
SCADA/EMS/MMS, viễn thông – công nghệ thông tin do Trung tâm Điều
độ Hệ thống điện miền Bắc quản lý và nhu cầu vật tư, thiết bị, phụ tùng phục
vụ công tác sửa chữa.
• Kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
• Kế hoạch tuyển dụng lao động, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
và kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ.
• Kế hoạch đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng
11
Hoàng Thùy Linh

• Kế hoạch công tác an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão
lụt.
• Các kế hoạch khác theo quy định của EVN và EVNNLDC.

1.1.7 Công tác điều hành hệ thống điện

• Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc thực hiện công tác điều hành hệ
thống điện miền Bắc an toàn, ổn định, tin cậy, kinh tế, công bằng, minh
bạch; tuân thủ các quy trình, quy định về vận hành hệ thống điện và thị
trường điện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
• Xây dựng và trình EVNNLDC thông qua trước khi trình cấp có thẩm quyền
ban hành các quy trình phục vụ công tác vận hành hệ thống điện miền Bắc.
• Trực tiếp chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong hệ thống điện miền Bắc theo
phân cấp điều độ. Tìm mọi biện pháp khắc phục nhanh chóng sự cố theo quy
định để khôi phục hệ thống điện miền Bắc về chế độ vận hành bình thường.
Báo cáo kịp thời sự cố lớn, nghiêm trọng theo quy định.

1.1.8 Công tác quản lý kỹ thuật, an toàn và sửa chữa

• Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc tổ chức, thực hiện công tác quản
lý kỹ thuật; ban hành các quy trình quản lý và quy trình kỹ thuật theo phân
cấp; tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm của Nhà nước, EVN và
EVNNLDC; xây dựng các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất và tổ chức thực hiện hoặc trình EVN và EVNNLDC phê duyệt
theo phân cấp.
• Lập phương án kỹ thuật, tổng dự toán, tiến độ sửa chữa, đại tu, cải tạo, nâng
cấp thiết bị và công trình do Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc
quản lý, trình EVNNLDC phê duyệt và tổ chức thực hiện.
• Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu, cải tạo, nâng cấp các công
trình thiết bị thuộc quyền quản lý của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện
miền Bắc.
• Tổ chức nghiệm thu công tác sửa chữa, đại tu, cải tạo, nâng cấp các thiết bị,
công trình do Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc quản lý.
• Xây dựng kế hoạch, biện pháp bảo đảm công tác an toàn sản xuất, sửa chữa,
cải tạo, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt trong
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc, trình EVNNLDC duyệt và tổ
chức thực hiện.
• Kiểm tra định kỳ, bất thường về công tác an toàn. Chỉ đạo kiểm tra việc thử
nghiệm các trang thiết bị, dụng cụ an toàn.
• Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động, điều tra các sự cố thiết bị, công
trình theo quy định của phát luật, của EVN và EVNNLDC.

12
Hoàng Thùy Linh

1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

1.2.1 Phòng tổng hợp

1.2.1.1 Chức năng


Tham mưu cho Giám đốc quản lý, điều hành công tác:
• Tổ chức bộ máy, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cán bộ, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, lao động, tiền lương, chế độ lao động, thi đua khen
thường và quản lý nghiên cứu khoa học & công nghệ của Trung tâm;
• Hành chính quản trị, văn thư lưu trữ và văn phòng điện tử trong Trung tâm,
thư ký tổng hợp Ban Giám đốc; Quan hệ cộng đồng; Quan hệ quốc tế; An
ninh quốc phòng; Thanh tra bảo vệ và pháp chế; Chăm sóc sức khỏe và y tế.
1.2.1.2 Nhiệm vụ
Bảng 0.1 Các nhiệm vụ của phòng Tổng hợp
Công tác tổ chức
Công tác cán bộ
Công tác Quản trị nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nghiên cứu khoa học và công nghệ
Công tác quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
Công tác thi đua khen thưởng
Các nhiệm
vụ cụ thể của Công tác pháp chế
phòng Công tác thanh tra - kiểm ta
Tổng hợp
Công tác văn thư lưu trữ
Công tác hành chính, tổng hợp
Công tác Quản trị
Công tác y tế
Công tác quan hệ quốc tế
Công tác quan hệ cộng đồng
Công tác khác

1.2.2 Phòng kế hoạch

Tham mưu cho Giám đốc quản lý, điều hành các công tác:

13
Hoàng Thùy Linh

Kế hoạch hàng năm, dài hạn, quy hoạch và phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư
và phát triển công tác tổng kết, thống kê kết quả hoạt động của Trung tâm. Công tác đầu
tư xây dựng, các dự án đầu tư, sửa chữa lớn các công trình trong Trung tâm.

1.2.3 Phòng điều độ

1.2.3.1 Chức năng


Thay mặt, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm trong công tác:
• Chỉ huy, điều khiển thời gian thực hệ thống điện miền Bắc tuân thủ các quy
trình, quy định về vận hành hệ thống điện để đảm bảo vận hành an toàn, tin
cậy, ổn định, chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vận hành thực
tế của HTĐ miền Bắc.
• Lập phương thức vận hành lưới điện ngắn hạn (dưới một tháng); Khai thác
các ứng dụng của hệ thống SCADA/EMS để tính toán chế độ ngắn hạn và
thời gian thực phục vụ điều khiển, giám sát chế độ vận hành HTĐ, thao tác
và xử lý sự cố, đào tạo Điều độ viên HTĐ miền Bắc.
1.2.3.2 Nhiệm vụ
Công tác điều độ Hệ thống điện miền Bắc thời gian thực
• Chỉ huy trực tiếp điều độ HTĐ miền Bắc theo phân cấp quyền điều khiển,
quyền kiểm tra;
• Chỉ huy thực hiện phương thức đã được phê duyệt;
• Chỉ huy việc điều khiển nguồn điện thuộc quyền điều khiển trong HTĐ miền
Bắc;
• Chỉ huy việc thao tác trên lưới điện thuộc quyền điều khiển, thực hiện thao
tác xa các thiết bị thuộc quyền điều khiển tại các trạm biến áp 220 kV không
người trực;
• Chỉ huy việc điều khiển điện áp HTĐ miền Bắc thuộc quyền điều khiển;
• Chỉ huy điều khiển phụ tải HTĐ miền Bắc;
• Chỉ huy điều khiển tần số, điện áp HTĐ miền Bắc (hoặc một phần HTĐ
miền Bắc) trong trường hợp HTĐ miền Bắc (hoặc một phần HTĐ miền Bắc)
tách khỏi hệ thống điện Quốc gia;
• Chỉ huy đóng điện nghiệm thu các công trình mới thuộc quyền điều khiển;
• Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình
trạng làm việc bình thường của HTĐ miền Bắc, hạn chế đến mức thấp nhất
thời gian ngừng cung cấp điện;
• Chỉ huy khởi động đen và khôi phục lưới điện HTĐ miền Bắc thuộc quyền
điều khiển;
• Khai thác các ứng dụng EMS tính toán kiểm tra khi thực hiện các phương
thức đã được duyệt và xử lý bất thường giám sát các thao tác đảm bảo an
toàn an ninh HTĐ;
• Thông báo Điều độ viên tỉnh, thành phố khi thực hiện quyền điều khiển làm
ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường của HTĐ phân phối.
Công tác lập phương thức ngắn hạn
• Dự báo phụ tải ngắn hạn HTĐ miền Bắc;

14
Hoàng Thùy Linh

• Lập phương thức vận hành ngắn hạn trên cơ sở phương thức dài hạn đã được
phê duyệt;
• Cập nhật sơ đồ HTĐ, kiểm tra và ban hành sơ đồ đánh số thiết bị các nhà
máy điện và trạm biến áp theo phân cấp;
• Giải quyết đăng ký tách kiểm tra, sửa chữa và đưa vào vận hành các tổ máy,
đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển; đánh giá an ninh HTĐ miền
ngắn hạn thuộc quyền điều khiển, tính toán kiểm tra chế độ vận hành phục
vụ lập phương thức vận hành;
• Tính toán và quy định biểu đồ điện áp nút chính ngắn hạn trong HTĐ miền
Bắc
• Lập và quản lý các phiếu thao tác theo kế hoạch;
• Kiểm tra và lập phương án đóng điện nghiệm thu các công trình mới thuộc
quyền điều khiển;
• Lập phương thức vận hành HTĐ miền Bắc thuộc quyền điều khiển trong các
dịp lễ tết và những ngày có yêu cầu đặc biệt;
• Chủ trì và/hoặc tham gia biên soạn, cập nhật, hiệu chỉnh các quy trình vận
hành và xử lý sự cố các thiết bị thuộc quyền điều khiển của HTĐ miền Bắc,
các quy trình, quy định liên quan đến công tác điều độ vận hành HTĐ miền
Bắc;
• Lập phương án (Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn, sự cố N-1, khởi
động đen và khôi phục HTĐ miền Bắc,...) và diễn tập xử lý sự cố định kỳ
hàng năm;
• Lập các báo cáo sự cố trên lưới điện 220kV, 110kV thuộc quyền điều khiển
theo quy định;
• Lập các kế hoạch cắt điện và hạn chế phụ tải khi có yêu cầu;
• Kiểm tra, theo dõi và phối hợp xử lý lỗi hệ thống thông tin và hệ thống
SCADA/EMS phục vụ điều độ vận hành HTĐ miền Bắc. Khai thác các ứng
dụng EMS để tính toán chế độ ngắn hạn và thời gian thực phục vụ điều
khiển, giám sát chế độ vận hành HTĐ miền Bắc;
• Lập các báo cáo sản xuất ngày, tuần, tháng, năm và các báo cáo đột xuất
khác theo yêu cầu;
• Thu thập và quản lý hệ thống thông số và dữ liệu phục vụ công tác vận hành
HTĐ;
• Áp dụng ứng dụng EMS để đào tạo mô phỏng (OTS) cho Điều độ viên phục
vụ thao tác và xử lý sự cố HTĐ miền Bắc;
• Tham gia phân tích sự cố lớn trong HTĐ miền Bắc và đề xuất các biện pháp
phòng ngừa;
• Chủ trì lập phương án và thực hiện thử nghiệm thao tác xa các TBA 220kV
trên HTĐ miền Bắc thuộc quyền điều khiển;
• Tham gia thử nghiệm và nghiệm thu các hạng mục thử nghiệm kỹ thuật
trước khi vận hành thương mại các NMĐ năng lượng tái tạo.
• Các công tác khác:
 Chủ trì đào tạo Điều độ viên, tham gia đào tạo Kỹ sư phương thức và
Kỹ sư SCADA/EMS HTĐ miền Bắc;
 Thực hiện công tác Văn hóa doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả công
việc...
Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Trung tâm giao

15
Hoàng Thùy Linh

1.2.4 Phòng phương thức

1.2.4.1 Chức năng


Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành công tác:
• Tính toán chế độ, lập kế hoạch vận hành HTĐ miền Bắc trung hạn (tháng,
năm)
• Tính toán, kiểm tra, giám sát hệ thống rơ-le bảo vệ và tự động hóa trên HTĐ
miền Bắc;
• Quản lý, vận hành các ứng dụng EMS của hệ thống SCADA/EMS;
• Nghiên cứu phát triển HTĐ miền Bắc dài hạn.
Từ các công tác trên, phòng phương thức được chia thành 3 nhóm công việc chính là
nhóm chế độ, nhóm RLBV và nhóm EMS. Luồng công việc của mỗi nhóm được trình
bày dưới đây.
Nhóm chế độ
• QĐ ban hành sơ đồ kết dây cơ bản năm N+1
• Phương thức vận hành hệ thống điện năm, trung – dài hạn
• Phương thức vận hành hệ thống điện tháng
• Tính toán khởi động/đóng điện CTM
• Xây dựng file PSS/E để hỗ trợ phòng Điều độ tính phương thức tuần
• Góp ý, đánh giá ảnh hưởng CTM
Nhóm RLBV
• Thỏa thuận rơ-le bảo vệ và tự động
• Thông qua trị số chỉnh định rơ-le bảo vệ
• Tính toán ban hành phiếu chỉnh định rơ-le
• Phân tích sự cố
• Báo cáo tổng kết, đánh giá hệ thống rơ-le bảo vệ
• Kiểm tra thông tin RLBV, phối hợp giải quyết phương pháp tuần, ngày
Nhóm EMS
• Open STLF (dự báo phụ tải)
• Open NET (hỗ trợ điều độ viên khi thực hiện tính toán, theo dõi, điều tra dữ
liệu vận hành trong thời gian thực; báo cáo tuần EMS)
• Open OTS (hỗ trợ đào tạo điều độ viên xử lý các sự cố bất thường)
• Góp ý thỏa thuận SCADA/EMS
1.2.4.2 Nhiệm vụ
Tính toán chế độ, lập kế hoạch vận hành HTĐ miền Bắc trung hạn (tháng, năm)
• Lập cơ sở dữ liệu HTĐ miền Bắc phục vụ tính toán chế độ xác lập, ngắn
mạch, ổn định, quá độ điện từ và các mục đích khác;
• Tính toán, phân tích chế độ xác lập, chế độ quá độ, tính toán ổn định, dòng
điện ngắn mạch, giới hạn truyền tải của HTĐ miền Bắc ứng với các phương
thức vận hành cơ bản năm, tháng;
• Dự báo phụ tải (năm, tháng) trên HTĐ miền Bắc;

16
Hoàng Thùy Linh

• Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa (năm, tháng) đối với lưới điện, nguồn
điện thuộc quyền điều khiển trên HTĐ miền Bắc;
• Lập sơ đồ kết dây cơ bản (tháng, năm) HTĐ miền Bắc, phối hợp với phòng
Điều độ xác định các điểm đóng/mở vòng trên HTĐ miền Bắc;
• Đánh giá an ninh HTĐ (năm, tháng);
• Lập kế hoạch huy động nguồn (năm, tháng) thuộc quyền điều khiển;
• Lập kế hoạch vận hành HTĐ miền Bắc (năm, tháng);
• Tính toán và quy định điện áp trong HTĐ miền Bắc;
• Tính toán, đáng giá ảnh hưởng việc đấu nối công trình điện mới vào HTĐ
miền Bắc thuộc quyền điều khiển;
• Tính toán, theo dõi và đánh giá tổn thất điện năng truyền tải của HTĐ miền
Bắc. Đề xuất các biện pháp và phương thức vận hành hợp lý nhằm giảm tổn
thất điện năng truyền tải trong HTĐ miền Bắc.
Công tác Tính toán, kiểm tra, giám sát hệ thống rơ-le bảo vệ và tự động trên HTĐ
miền Bắc
• Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu cho các file phần mềm tính toán
(ASPEN,...) phục vụ công tác tính toán chỉnh định rơle bảo vệ và phân tích
sự cố;
• Tính toán, kiểm tra và ban hành phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ trên lưới điện
220kV, 110kV thuộc quyền điều khiển; tính toán, kiểm tra và thông qua các
trị số chỉnh định liên quan đến lưới điện miền Bắc đối với các thiết bị rơ-le
bảo vệ của khối máy phát – máy biến áp của các nhà máy điện thuộc quyền
điều khiển, các đường dây và trạm biến áp 220kV, 110kV của khách hàng
đấu nối vào lưới điện thuộc quyền điều khiển;
• Kiểm tra và thông qua sơ đồ bảo vệ các trang thiết bị điện của Khách hàng
sử dụng lưới điện truyền tải, phân phối trong trường hợp sơ đồ bảo vệ đó có
ảnh hưởng đến hệ thống bảo vệ lưới điện truyền tải, phân phối;
• Kiểm tra, giám sát, yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo việc trang bị hệ
thống rơle bảo vệ và tự động trên lưới điện thuộc quyền điều khiển và kiểm
tra đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quy định tại các Thông tư, Quy chuẩn, Quy
định hiện hành;
• Kiểm tra và lập phiếu chỉnh định cho hệ thống thiết bị sa thải phụ tải theo tần
số của HTĐ miền theo các mức tần số do cấp điều độ Quốc gia cung cấp;
• Kiểm tra các trị số chỉnh định rơle bảo vệ và tự động của các thiết bị trên
lưới điện phân phối thuộc quyền kiểm tra;
• Cung cấp cho cấp điều độ phân phối tỉnh: Thông số tính toán ngắn mạch tại
các nút điện áp 110 kV ứng với chế độ vận hành cực đại và cực tiểu; giới
hạn chỉnh định rơle bảo vệ và tự động trên lưới điện thuộc quyền điều khiển
của cấp điều độ tỉnh, thành phố và thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ
HTĐ miền Bắc;
• Thu thập thông tin và tổ chức điều tra sự cố trên HTĐ miền Bắc; phân tích
sự hoạt động của rơ le bảo vệ và tự động trong quá trình xảy ra sự cố; đưa ra
các biện pháp tăng tính chọn lọc, tăng sự làm việc chắc chắn và tin cậy của
rơ-le bảo vệ, thiết bị tự động;
• Khai thác hệ thống ghi sự cố, các hệ thống chống sự cố mất điện diện rộng,
khai thác các ứng dụng của hệ thống giám sát diện rộng vào công tác vận
hành HTĐ miền Bắc;
17
Hoàng Thùy Linh

• Tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các thiết bị rơ-le bảo vệ và tự
động hàng tháng, quý, năm trên HTĐ miền Bắc.
Công tác quản lý, vận hành các ứng dụng EMS thuộc hệ thống SCADA/EMS
• Chủ trì xây dựng và phối hợp với EVNNLDC cập nhật cơ sở dữ liệu mô
phỏng EMS của lưới điện thuộc quyền điều khiển phục vụ các ứng dụng mô
phỏng, phân tích lưới điện;
• Kiểm tra, xử lý lỗi phát sinh trong quá trình vận hành các ứng dụng EMS;
• Cập nhật và khai thác các ứng dụng trong hệ thống EMS;
• Hỗ trợ công tác diễn tập sự cố và đào tạo Điều độ viên sử dụng ứng dụng
OTS;
• Tham gia góp ý thỏa thuận SCADA, phối hợp các bộ phận liên quan thí
nghiệm, kiểm tra end-to-end với hệ thống SCADA/EMS cho các công trình
nguồn/lưới mới;
• Tham gia góp ý quy trình, quy định liên quan đến SCADA/EMS.
Công tác nghiên cứu phát triển HTĐ trong phạm vi dài hạn
• Thực hiện đánh giá an ninh dài hạn HTĐ miền Bắc, tính toán sơ bộ chế độ
vận hành hệ thống cho giai đoạn 5 năm tiếp theo phục vụ việc lập kế hoạch
vận hành HTĐ miền Bắc;
• Nghiên cứu tính toán, kiểm tra và phân tích chuyên sâu về khả năng cung
ứng điện, đánh giá an ninh, độ tin cậy, ổn định của HTĐ miền Bắc cho 5
năm tiếp theo;
• Đề xuất, tham mưu cho EVNNLDC, EVN về các lĩnh vực phù hợp của kế
hoạch phát triển nguồn và lưới điện dài hạn; đề xuất thiết lập, sửa đổi các
tiêu chuẩn và quy trình quy hoạch nguồn, lưới; rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc
ban hành mới tiêu chuẩn thiết kế/vận hành HTĐ; rà soát, đề xuất sửa đổi
hoặc ban hành các tiêu chuẩn về hệ thống rơle bảo vệ và tự động hóa của các
TBA và NMĐ trên HTĐ miền Bắc;
• Tham gia nghiên cứu hệ thống bảo vệ mất điện diện rộng; nghiên cứu các
tiêu chuẩn về hệ thống kích từ, điều tốc, PSS, khởi động đen, mạch tách lưới
giữ tự dùng cũng như thông số khác của các tổ máy và nhà máy đấu nối vào
HTĐ miền Bắc; khả năng lắp đặt các thiết bị có khả năng nâng cao khả năng
truyền tải, ổn định như HVDC, FACTS...; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
sử dụng các giải pháp/ứng dụng cho các dự án lưới điện thông minh (smart
grid) trên lưới truyền tải, phân phối.
Công tác khác
• Chủ trì kiểm tra, hướng dẫn các thủ tục đủ điều kiện đóng điện đấu nối các
công trình mới và cải tạo thuộc quyền điều khiển vào HTĐ miền Bắc;
• Chủ trì hoặc tham gia, phối hợp soạn thảo các Thông tư, quy trình, quy định
liên quan đến công tác Điều độ, vận hành HTĐ miền Bắc;
• Chủ trì đào tạo Kỹ sư phương thức, phối hợp đào tạo Điều độ viên và Kỹ sư
SCADA/EMS HTĐ miền Bắc;
• Chủ trì thực hiện công tác tổ chức, đào tạo, kiểm tra cấp Chứng nhận vận
hành cho các chức danh Điều độ viên, Kỹ sư phương thức của điều độ cấp
dưới và của các đơn vị quản lý vận hành có nhà máy điện, trạm điện thuộc
quyền điều khiển trên HTĐ miền Bắc;
18
Hoàng Thùy Linh

• Tham gia xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
về điều độ HTĐ miền Bắc cho các đơn vị trong và ngoài EVN;
• Quản lý sử dụng, khai thác, vận hành, các phần mềm nghiên cứu chuyên
dụng phục vụ tính toán chế độ, tính toán rơle bảo vệ và phân tích sự cố;
• Thực hiện công tác Văn hóa doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc
(KPI), hệ thống quản ký chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, 5S theo quy định
của EVNNLDC và Trung tâm;
• Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Trung tâm giao theo chức năng
của phòng.

1.2.5 Phòng Công nghệ Thông tin và SCADA

1.2.5.1 Chức năng


Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành công tác:
• Xây dựng, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, nâng cấp, phát triển và quản lý vận
hành các hệ thống Công nghệ thông tin và SCADA phục vụ công tác điều độ
HTĐ miền Bắc.
• Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin Văn phòng.
1.2.5.2 Nhiệm vụ
Quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS
• Chủ trì xử lý sự cố hệ thống SCADA/EMS;
• Lập kế hoạch/phương án quản lý vận hành: Phương án kỹ thuật/phương thức
vận hành; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; kế hoạch trang bị công cụ, vật tư,
thiết bị của hệ thống SCADA/EMS;
• Thực hiện công tác thỏa thuận kết nối; triển khai lắp đặt, đấu nối; cài đặt, cấu
hình; kiểm tra thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu thiết bị của hệ thống
SCADA/EMS;
• Lập, cập nhật Hồ sơ quản lý thiết bị (lý lịch thiết bị, nhật ký vận hành) của
hệ thống SCADA/EMS;
• Lập kế hoạch, xây dựng, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo quản lý vận
hành hệ thống SCADA/EMS;
• Xây dựng, biên soạn Hướng dẫn/Quy trình vận hành/xử lý sự cố thiết bị/hệ
thống SCADA/EMS;
• Thực hiện báo cáo sự cố; báo cáo vận hành ngày, tuần, tháng, năm hệ thống
SCADA/EMS.
Quản lý vận hành hệ thống Viễn thông
• Chủ trì xử lý sự cố hệ thống viễn thông;
• Lập kế hoạch/phương án quản lý vận hành: Phương án kỹ thuật/phương thức
vận hành; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; kế hoạch trang bị công cụ, vật tư,
thiết bị của hệ thống viễn thông;
• Thực hiện công tác thỏa thuận kết nối; triển khai lắp đặt, đấu nối; cài đặt, cấu
hình; kiểm tra thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu thiết bị của hệ thống
viễn thông;
• Lập, cập nhật Hồ sơ quản lý thiết bị (lý lịch thiết bị, nhật ký vận hành) của
hệ thống viễn thông;
19
Hoàng Thùy Linh

• Lập kế hoạch, xây dựng, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo quản lý vận
hành hệ thống viễn thông;
• Xây dựng, biên soạn Hướng dẫn/Quy trình vận hành/xử lý sự cố thiết bị/hệ
thống viễn thông;
• Thực hiện báo cáo sự cố; báo cáo vận hành ngày, tuần, tháng, năm hệ thống
viễn thông.
Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin văn phòng
• Chủ trì xử lý sự cố hệ thống công nghệ thông tin văn phòng;
• Lập kế hoạch/phương ám quản lý vận hành: Phương án kỹ thuật/phương
thức vận hành; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; kế hoạch trang bị công cụ, vật
tư, thiết bị của hệ thống công nghệ thông tin văn phòng;
• Lập, cập nhật Hồ sơ quản lý thiết bị (lý lịch thiết bị, nhật ký vận hành) của
hệ thống công nghệ thông tin văn phòng;
• Lập kế hoạch, xây dựng, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo quản lý vận
hành hệ thống công nghệ thông tin văn phòng;
• Xây dựng, biên soạn Hướng dẫn/Quy trình vận hành/xử lý sự cố thiết bị/hệ
thống công nghệ thông tin văn phòng;
• Thực hiện báo cáo sự cố; báo cáo vận hành hệ thống công nghệ thông tin văn
phòng.
Quản lý vận hành hệ thống nguồn (UPS, Diesel)
• Chủ trì xử lý sự cố hệ thống nguồn tự dùng và diesel;
• Lập kế hoạch/phương án quản lý vận hành: phương án kỹ thuật/phương thức
vận hành; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; kế hoạch trang bị công cụ, vật tư,
thiết bị của hệ thống nguồn tự dùng và diesel;
• Lập, cập nhập Hồ sơ quản lý thiết bị (lý lịch thiết bị, nhật ký vận hành) của
hệ thống nguồn tự dùng và diesel;
• Lập kế hoạch, xây dựng, biên soạn tài liệu, chương trình đào tạo quản lý vận
hành hệ thống nguồn tự dùng và diesel;
• Xây dựng, biên soạn Hướng dẫn/Quy trình vận hành/Xử lý sự cố thiết bị/hệ
thống nguồn tự dùng và diesel;
• Thực hiện báo cáo sự cố, báo cáo quản lý vận hành hệ thống nguồn tự dùng
và diesel.
Công tác khác
• Đảm bảo an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001-2013;
• Xây dựng chính sách, quy trình quản lý công nghệ thông tin và an toàn thông
tin mạng, chính sách bảo mật hệ thống công nghệ thông tin;
• Nhận diện, đánh giá rủi ro và lập phương án giảm thiểu rủi ro về hệ thống kỹ
thuật thuộc mảng phụ trách;
• Chủ trì đào tạo Kỹ sư SCADA/EMS, phối hợp đào tạo Điều độ viên và Kỹ
sư Phương thức HTĐ miền Bắc;
• Chủ trì thực hiện công tác tổ chức, đào tạo, kiểm tra cấp Chứng nhận vận
hành cho chức danh Kỹ sư SCADA/DMS của điều độ cấp dưới và của đơn
vị quản lý vận hành có nhà máy điện, trạm điện thuộc quyền điều khiển trên
HTĐ miền Bắc;

20
Hoàng Thùy Linh

• Tham gia xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
về điều độ HTĐ miền Bắc cho các đơn vị trong và ngoài EVN;
• Thực hiện công tác Văn hóa doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc
(KPI), hệ thống quản ký chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, 5S theo quy định
của EVNNLDC và Trung tâm;
• Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Trung tâm giao theo chức năng
của phòng.

21
Hoàng Thùy Linh

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LƯỚI ĐIỆN MIỀN BẮC

Theo phân vùng địa lý, ranh giới quản lý vận hành của hệ thống điện miền Bắc
được tính từ đèo Ngang trở ra.
Đánh số cấp điều độ tỉnh (Bx):
Bảng 2. 1 Đánh số cấp điều độ tỉnh
Kí hiệu Tỉnh Kí hiệu Tỉnh
B1 Hà Nội B16 Cao Bằng
B2 Hải Phòng B17 Sơn La
B3 Nam Định B18 Hà Tĩnh
B4 Phú Thọ B19 Hòa Bình
B5 Quảng Ninh B20 Lào Cai
B6 Thái Nguyên B21 Điện Biên
B7 Bắc Giang B22 Hà Giang
B8 Hải Dương B23 Ninh Bình
B9 Thanh Hóa B24 Hà Nam
B11 Thái Bình B25 Vĩnh Phúc
B12 Yên Bái B26 Bắc Kạn
B13 Lạng Sơn B27 Bắc Ninh
B14 Tuyên Quang B28 Hưng Yên
B15 Nghệ An B29 Lai Châu

2.1 CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC

Phân bố các nhà máy điện trên hệ thống điện miền Bắc:
• Các nhà máy thủy điện lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây Bắc bộ
trong đó Sơn La (2400MW), Hòa Bình (1920MW) và Lai Châu (1200MW)
là 3 nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất. Các nhà máy thủy điện nhỏ tập
trung nhiều nhất tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La.
• Các nhà máy nhiệt điện lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Cơ cấu các NMĐ trong HTĐ miền Bắc được trình bày trong Error! Reference s
ource not found. (tính đến 25/04/2022)

22
Hoàng Thùy Linh

Bảng 2. 2 Cơ cấu các NMĐ trong HTĐ miền Bắc

Loại nhà máy Công suất đặt (MW) Tỉ lệ (%)


Thủy điện (> 30MW) 9764 33.06
Nhiệt điện dầu 199 0.67
Nhiệt điện than 15567 52.7
Thủy điện nhỏ (≤ 30MW) 3326 11.26
Điện mặt trời 97 0.33
Điện mặt trời mái nhà 489 1.66
Nhiệt điện sinh khối 95 0.32
Miền Bắc 29537 100

Nguồn mua điện Trung Quốc qua 2 đ/d Lào Cai – Guman và Hà Giang – Malutang
với tổng công suất lớn nhất là 550MW.
Nguồn điện truyền tải Bắc – Nam qua 2 đ/d 500kV (Hà Tĩnh – Đà Nẵng, Vũng Áng –
Đà Nẵng, tổng công suất truyền tải lớn nhất là 1800MW) và 2 đ/d 220kV (Formosa –
Ba Đồn, Vũng Áng – Đồng Hới, tổng công suất truyền tải lớn nhất là 400MW).
Chi tiết các nhà máy điện trong HTĐ miền Bắc được trình bày trong Error! R
eference source not found. (thống kê đến ngày 25/04/2022)

2.2 LƯỚI ĐIỆN 500KV MIỀN BẮC

HTĐ miền Bắc có 14 trạm biến áp 500kV với tổng số 26 MBA. Trong đó, T500
Tây Hà Nội đang đấu điện với sơ đồ 1TG và tiến tới hoàn thiện thành sơ đồ 3/2. Chi tiết
về các trạm 500 kV miền Bắc được trình bày trong PL 2.

2.3 LƯỚI ĐIỆN 220KV VÀ 110KV MIỀN BẮC

2.3.1 Lưới điện 220kV miền Bắc

a) Trạm biến áp
HTĐ miền Bắc có 62 trạm biến áp 220kV với tổng số 116 MBA đang hoạt động
(đã bao gồm trạm Tương Dương và Yên Hưng mới đóng điện). Trạm biến áp 220kV
E22.40 Bắc Quang đang trong quá trình xây dựng. Chi tiết về các trạm 220kV miền Bắc
được trình bày chi tiết trong PL 3.
Đối với phía 110kV trong các trạm biến áp 220kV, sơ đồ thanh góp được sử dụng
là sơ đồ 2TG-TGV hoặc 2TG. Trong đó, sơ đồ 2TG-TGV được sử dụng phổ biến hơn
do đảm bảo được độ tin cậy vận hành tốt hơn.
b) Đường dây

23
Hoàng Thùy Linh

Do đặc thù phát triển theo nhiều thời kỳ khác nhau, các dự án đấu nối mới, dự án
cải tạo.. mà lưới điện 220 kV sử dụng đa dạng các loại dây dẫn khác nhau. Các loại dây
dẫn được sử dụng cho đường dây 220kV trên lưới điện miền Bắc được trình bày dưới
đây:
Bảng 2. 3 Mã dây và dòng điện định mức sử dụng cho lưới điện 220kV
Mã dây Iđm(A) Mã dây Iđm(A)
ACK300 690 AC500 945
AC300 710 ACSR2x500 1692
AC2x300 1242 ACSR520 975
AC/ACSR330 740 GZT310 1242
AC/ACSR400 828 GZT410 1680
ACSR2x400 1494 ACCC367 1350
ACSR3x400 2130 ACCC477 1507
XLPE1600 1800
ACSR410 850
(cáp ngầm E1.11)

2.3.2 Lưới điện 110kV miền Bắc

Trạm biến áp
Về phần trạm biến áp 110kV, số lượng TBA 110kV trên toàn miền Bắc là 411
TBA, tổng số 800 MBA. Các sơ đồ thanh góp phổ biến được sử dụng trong các trạm
này là sơ đồ cầu 1TG (TG được phân đoạn bằng máy cắt) và thường là sơ đồ cầu đủ (có
đủ máy cắt ở cả 2 phía của thanh góp), một số trạm vẫn sử dụng sơ đồ cầu thiếu – chỉ sử
dụng máy cắt ở 1 trong 2 phía (sơ đồ cầu trong hoặc cầu ngoài).
Đường dây
Các loại dây dẫn được sử dụng cho đường dây 110kV trên lưới điện miền Bắc được
trình bày dưới đây:
Bảng 2. 4 Mã dây và dòng điện định mức sừ dụng cho lưới điện 110kV

Mã dây Iđm(A) Mã dây Iđm(A)


AC120 690 AC/ACSR240 615
AC150 710 AC2x240 1210
AC185 1242 GZTAC150 635
AC190 740 GZTAC200 832

24
Hoàng Thùy Linh

AC196 828 ACCC223 832


XLPE400 710 XLPE1200 1380

2.3.3 Các sơ đồ thanh góp trên lưới điện miền Bắc

Lưới điện miền Bắc sử dụng khá đa dạng các loại sơ đồ thanh góp để phù hợp với
tình hình sản xuất, vận hành và mức độ yêu cầu về độ tin cậy. Một số sơ đồ phổ biến sử
dụng cho cấp điện áp 220kV và 110kV được phân tích dưới đây.

Hình 2. 1 Sơ đồ 2 hệ thống thanh góp

25
Hoàng Thùy Linh

Hình 2. 2 Sơ đồ 2TG-TGV đủ
Ưu điểm của sơ đồ hai hệ thống thanh góp Error! Reference source not found. l
à lần lượt sửa chữa từng thanh góp mà không ngăn lộ nào bị mất điện, sửa chữa dao
cách ly thanh góp của mạch nào thì chỉ mạch đó bị cắt điện tạm thời, sửa chữa máy cắt
của một mạch bất kỳ thì mạch ấy không phải ngừng làm việc lâu dài.

26
Hoàng Thùy Linh

Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng Error! Reference source n
ot found. khắc phục được nhược điểm của sơ đồ 2 hệ thống thanh góp Error!
Reference source not found.. Sửa chữa máy cắt, hay DCL của một mạch bất kỳ vẫn
không gây mất điện dù chỉ là tạm thời. Mặc dù đảm bảo liên tục cung cấp điện hơn
nhưng sơ đồ 2TG-TGV tốn nhiều DCL hơn. Sơ đồ này ngày càng được ứng dụng rộng

Hình 2. 3 Sơ đồ 2TG-TGV sử dụng DCL phụ để tiết kiệm MC


rãi cho các trạm quan trọng có cấp điện áp từ 110kV trở lên.
Trong trường hợp để tiết kiệm người ta không đặt máy cắt liên lạc 2TG riêng mà
sử dụng ngay MC vòng kết hợp một DCL phụ như Error! Reference source not f
ound.. Đây là sơ đồ được sử dụng phổ biến trên lưới điện miền Bắc thay cho sơ đồ

27

Hình 2. 4 Sơ đồ tứ giác
Hoàng Thùy Linh

2TG-TGV đủ trong Error! Reference source not found..


Với sơ đồ tứ giác (khép thành mạch vòng kín) Error! Reference source not f
ound., giữa hai MC phân đoạn chỉ có một mạch và trên các mạch không có MC bảo vệ
riêng mà chỉ sử dụng DCL. Ưu điểm là khi sửa chữa MC bất kỳ không mạch nào mất
điện. Tuy nhiên nhược điểm là sơ đồ phức tạp, việc lựa chọn MC, phối hợp rơ-le bảo vệ
cho các phần tử trên mạch vòng kín là rất khó khăn. Trên lưới điện miền Bắc, sơ đồ tứ

Hình 2. 5 Sơ đồ cầu đủ
giác thường được sử dụng tại các nhà máy điện và một số trạm biến áp 220kV.
Sơ đồ cầu đủ Error! Reference source not found. thường được sử dụng tại các T
BA phân phối 110kV. Sơ đồ này được áp dụng khi có 4 mạch. Ưu điểm là khi sửa chữa
đường dây, MC, DCL hay MBA của một mạch bất kỳ, các mạch còn lại vẫn hoạt động
bình thường. Khi xảy ra ngắn mạch tại mạch nào thì chỉ duy nhất mạch đó bị tách
ra.Tuy nhiên nhược điểm của sơ đồ cầu đủ là vốn đầu tư lớn do sử dụng nhiều MC và
DCL.
Tùy vào trường hợp cụ thể, để tiết kiệm MC, một số trạm có thể sử dụng sơ đồ
cầu thiếu. Đối với các trạm ít phải đóng cắt MBA, chiều dài đường dây lớn, sơ đồ có
MC đặt bên phía đường dây được sử dụng. Đối với các trạm thường xuyên phải đóng
cắt MBA, chiều dài đường ngắn, sơ đồ có MC đặt bên phía MBA được sử dụng.

2.3.4 Hệ thống rơ-le bảo vệ trên lưới điện miền Bắc

Trên hệ thống điện miền Bắc hiện nay đang sử dụng chủ yếu các loại rơle của 07
hãng là: Siemens, ABB, Toshiba, SEL, Alstom, GE, Nari, Schneider, AVERA,
WISCOM, MiCOM.

28
Hoàng Thùy Linh

Về cơ bản hệ thống rơle bảo vệ trên lưới điện 220kV, 110kV làm việc tin cậy, chọn
lọc, tác động nhanh, đảm bảo nhanh chóng cách ly sự cố. Phần lớn các sự cố thoáng qua
trên đường dây đều tự đóng lại thành công, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục.
Các chức năng sử dụng để bảo vệ cho MBA, đường dây, thanh cái, MC được trình
bày dưới đây:
2.3.4.1 Bảo vệ máy biến áp
MBA 110kV:
• Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64 (theo nguyên lý
tổng trở thấp), 50/51, 50/51N, tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng
ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA.
• Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 110kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ
67/67N, 50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy
biến dòng chân sứ 110kV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện
áp thanh cái 110kV.
• Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ
50/51, 50/51N, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ
cuộn trung áp 1 của MBA.
• Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ
50/51, 50/51N/51G, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng
chân sứ cuộn trung áp 2 của MBA.
Chức năng rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu /cuộn dây MBA (26), rơ le áp lực MBA
(63), rơ le gaz cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơ le báo mức dầu tăng
cao (71) được trang bị đồng bộ với MBA, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt ba phía
thông qua rơ le chỉ huy cắt hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua bảo vệ chính và dự
phòng phía 110kV của MBA (87T, 67/67N).
MBA 220kV:
• Bảo vệ chính 1: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64, 50/51,
50/51N tín hiệu dòng điện các phía được lấy từ máy biến dòng chân sứ MBA.
• Bảo vệ chính 2: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 50/51/50/51N, tín
hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngăn máy cắt đầu vào các phía
MBA.
• Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 220kV: được tích hợp các chức năng bảo vệ
67/67N, 50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy
biến dòng ngăn máy cắt đầu vào phía 220kV của MBA, tín hiệu điện áp được
lấy từ máy biến điện áp thanh cái 220kV
• Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp: được tích hợp các chức năng bảo vệ
50/51, 50/51N, 50BF, 74 tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứ
cuộn trung áp của MBA
Chức năng rơ le bảo vệ nhiệt độ dầu /cuộn dây MBA (26), rơ le áp lực MBA
(63), rơ le gaz cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơ le báo mức dầu tăng
cao (71) được trang bị đồng bộ với MBA, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt ba phía

29
Hoàng Thùy Linh

thông qua rơ le chỉ huy cắt hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua hai bộ bảo vệ
chính và dự phòng của MBA (87T1, 87T2).
2.3.4.2 Bảo vệ đường dây
Đường dây 110kV:
‒ Đường dây 110kV có truyền tin bằng cáp quang
• Bảo vệ chính: tích hợp chức năng: 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF,
85, 74.
• Bảo vệ dự phòng: tích hợp chức năng: 67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 85,
74.
• BV so lệch truyền tín hiệu phối hợp với đầu đối diện thông qua kênh truyền
bằng cáp quang.
‒ Đường dây 110kV không có truyền tin bằng cáp quang:
• Bảo vệ chính: tích hợp chức năng: 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 85,
74.
• Bảo vệ dự phòng: tích hợp chức năng: 67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 85,
74.
• Bảo vệ F21 hai đầu ĐZ được phối hợp thông qua PLC.
Đường dây 220kV:
‒ Đường dây trên không 220kV có truyền tin bằng cáp quang:
• Bảo vệ chính: tích hợp chức năng: 87L, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 85, 74.
• Bảo vệ dự phòng: tích hợp chức năng: 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25,
27/59, 85, 74.
• F87 và F21 được phối hợp với đầu đối diện thông qua kênh truyền bằng cáp
quang.
‒ Đường dây trên không 220kV không có truyền tin bằng cáp quang:
• Bảo vệ chính: tích hợp chức năng: 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 85, 74.
• Bảo vệ dự phòng: tích hợp chức năng: 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25,
27/59, 85, 74.
• Bảo vệ F21 hai đầu ĐZ được phối hợp với nhau thông qua kênh PLC.
2.3.4.3 Bảo vệ thanh cái
 Bảo vệ chính: bảo vệ so lệch thanh cái (87B).
 Bảo vệ dự phòng: bảo vệ quá dòng (50/51, 50/51N).
2.3.4.4 Bảo vệ máy cắt
Tất cả các MC của TBA nâng áp đều được trang bị bảo vệ chống từ chối máy cắt
(50BF). Việc xác định máy cắt chưa cắt được có thể thông qua tiếp điểm phụ hoặc theo
dõi dòng chạy qua máy cắt.

2.3.5 Các thiết bị FACTS trên lưới điện miền Bắc

Về SVC, trên HTĐ miền Bắc có đặt 2 SVC: thứ nhất là SVC404 (dải điều chỉnh

30
Hoàng Thùy Linh

-100 : +50 Mvar) đấu lên thanh cái phía 110kV của trạm E4.4 Việt Trì thông qua một
MBA tăng áp T4 22kV/110kV, thứ 2 là SVC 402 (dải điều chỉnh -100 : +50 Mvar) đặt
tại trạm E6.2 Thái Nguyên, đấu vào cuộn hạ của MBA tự ngẫu AT1.
Về tụ, kháng, hiện nay trên HTĐ miền Bắc tại các trạm 220kV, 110kV, NMĐ
được trang bị TBN, TBD, KH, KI (tổng khoảng 50 trạm) nhằm mục đích linh hoạt,
thuận tiện cho việc điều chỉnh điện áp, tăng khả năng tải của đ/d, giảm dòng ngắn mạch.

2.3.6 Các mạch sa thải phụ tải trên lưới điện miền Bắc

Về mạch sa thải phụ tải, các mạch sa thải phụ tải trên lưới điện 500kV, 220kV và
110kV miền Bắc là: (PL4)
• Mạch sa thải 500kV Nam – Bắc: Khi mức mang tải của đường dây có thể
gây mất liên kết.
• Mạch sa thải bổ sung: Mạch tự động sa thải phụ tải đặc biệt bổ sung được
thiết lập khi tần số HTĐ bị suy giảm do sự cố nghiêm trọng nguồn điện, lưới
điện, hay phụ tải tăng cao. Hiện nay mạch này đang được đặt tại các xuất
tuyến 110kV hình tia tại 18 trạm 220/110kV.
• Mạch sa thải theo điện áp thấp: Hiện tại mạch này đang được đặt tại 10 xuất
tuyến của các trạm 220/110kV.
• Mạch sa thải phụ tải N-1: tức mạch sẽ STPT khi xảy ra sự cố 1 MBA trong
hệ thống 2 MBA làm việc song song và đang gây quá tải nặng cho MBA còn
lại.
• Mạch sa thải liên kết Nghi Sơn 2.

2.3.7 Phụ tải

Tỷ trọng các thành phần phụ tải hiện nay như sau:
Bảng 2. 5 Tỷ trọng phụ tải theo nhóm thành phần
Thành phần phụ tải Tỷ lệ (%)
Công nghiệp & Xây dựng 60
Sinh hoạt 32
Thương mại dịch vụ 4
Nông- lâm- ngư nghiệp 1
Hoạt động khác 3

Phụ tải công nghiệp & xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (60%) và có xu hướng
tiếp tục tăng trưởng càng tăng, đây là loại hình phụ tải có nhu cầu tiêu thụ tương đối ổn
định, phụ tải sinh hoạt chiếm (32%) có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ
trọng khá lớn đây là phụ tải thay đổi theo các giờ trong ngày, ngày trong tuần, thay đổi
theo mùa, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết gây ảnh hưởng lớn đến hình dáng của
biểu đồ phụ tải và gây khó khăn cho công tác dự báo cũng như vận hành HTĐ.

31
Hoàng Thùy Linh

Về mặt địa lý, phụ tải miền Bắc phân bố không đồng đều. Phụ tải tập trung chủ
yếu tại Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ. Trong khi đó, khu vực Tây Bắc Bộ có rất
nhiều nguồn thủy điện, thủy điện nhỏ nhưng phụ tải lại không cao dẫn tới mất cân đối
nguồn, gây ra tổn thất do truyền tải điện năng trên toàn miền Bắc khá lớn.

32
Hoàng Thùy Linh

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH


VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN BẮC

(CHƯƠNG 3 được viết căn cứ theo TT25-2016-BCT_Quy dinh HTD Truyen tai [1],
TT40-2014-BCT_QT điều độ HTD QG [2], TT39_2015-BCT_Quy dinh HTD phan
phoi [3].)

3.1 CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH ĐIỂN HÌNH CỦA HTĐ MIỀN BẮC

Các chế độ vận hành của lưới điện truyền tải được quy định theo Điều 59, TT25-
2016-BCT_Quy dinh HTD Truyen tai [1] được trình bày từ mục 0 - 0.

3.1.1 Chế độ làm việc bình thường

Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ vận hành bình thường khi đáp ứng
được những điều kiện sau:
• Công suất phát và phụ tải ở trạng thái cân bằng;
• Không thực hiện sa thải phụ tải;
• Mức mang tải của đường dây, MBA trong lưới đều dưới 90% giá trị định
mức;
• Các NMĐ và TBĐ khác vận hành trong dải thông số cho phép;
• Tần số hệ thống và điện áp các nút trong phạm vi cho phép;
• Đảm bảo nguồn dự phòng.

3.1.2 Chế độ cảnh báo

• Dự phòng nguồn thấp;


• Mức mang tải của các đường dây và MBA từ 90% trở lên nhưng không vượt
quá giá trị định mức;
• Điện áp vượt ngưỡng làm việc bình thường nhưng vẫn nhỏ hơn sự cố đơn lẻ
theo quy định;
• Có khả năng xảy ra thiên tai, chiến tranh,.. gây ảnh hưởng tới an ninh hệ
thống điện.

3.1.3 Chế độ khẩn cấp

• Tần số hệ thống vượt qua phạm vi cho phép của chế độ vận hành bình
thường nhưng trong dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn
lẻ;
• Điện áp nút nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp sự cố đơn lẻ;
• Mức mang tải của thiết bị vượt quá định mức nhưng dưới 110% định mức;

3.1.4 Chế độ cực kì khẩn cấp

• Tần số hệ thống nằm ngoài dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự
cố đơn lẻ;

33
Hoàng Thùy Linh

• Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào vượt qua 110% giá trị định mức có thể
dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện;
• Khi hệ thống đang vận hành khẩn cấp, các biện pháp được thực hiện để đưa
hệ thống điện về trạng thái ổn định không thực hiện được dẫn tới hiện tượng
tan ra, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp hệ thống.

3.1.5 Chế độ khôi phục

Các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải và các phụ tải điện đã được đóng điện
và đồng bộ để trở về trạng thái làm việc bình thường.
Ngoài các chế độ vận hành được quy định theo thông tư nêu trên, các chế độ được
sử dụng chính để tính toán lập phương thức là:
• Chế độ làm việc bình thường: Tính toán trào lưu, mức mang tải của các phần
tử..
• Chế độ ngắn mạch: Mục đích để tính toán dòng điện ngắn mạch phục vụ
chọn máy cắt điện, chỉnh định rơ-le..
• Chế độ N-1: Tính toán kế hoạch vận hành cho các kịch bản hệ thống điện
mất một phần tử và đề xuất biện pháp xử lý.

3.2 LẬP PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH HTĐ MIỀN BẮC

Căn cứ theo các điều 36 – 40, mục 1, chương IV, TT40-2014-BCT_QT điều độ
HTD QG [2], ta có:

3.2.1 Nguyên tắc lập phương thức vận hành HTĐ

Nguyên tắc chung của việc chỉ huy điều độ cũng như lập phương thức vận hành
hệ thống điện là phải đảm bảo an toàn, tin cậy, ổn định, chất lượng và kinh tế.

3.2.2 Nội dung chính của phương thức vận hành HTĐ miền Bắc

Phương thức vận hành hệ thống điện bao gồm:


• Phương thức năm tới, tháng tới, tuần tới, ngày tới, giờ tới
• Phương thức đặc biệt bao gồm các phương thức vận hành hệ thống điện cho
ngày Lễ, ngày Tết, ngày diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa và xã hội quan
trọng.
• Đảm bảo cung cấp điện cho TP. Hà Nội, mua điện Trung Quốc, giải tỏa thủy
điện.
Để tính toán, chuẩn bị cho công tác điều độ vận hành hệ thống điện thời gian thực, yêu
cầu lập phương thức vận hành hệ thống điện miền với các nội dung chính sau:
• Kế hoạch đưa công trình mới vào vận hành.
• Sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện (Cấp điều độ miền có trách nhiệm lập và
gửi dự kiến sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện năm cho Cấp điều độ quốc
gia trước ngày 01 tháng 9 hàng năm).
• Dự báo phụ tải hệ thống điện.

34
Hoàng Thùy Linh

• Đánh giá an ninh hệ thống điện; thông báo khả năng thiếu hụt công suất, sản
lượng điện năng.
• Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện.
• Phiếu thao tác.
• Kế hoạch thử nghiệm, thí nghiệm trong quá trình vận hành thiết bị.
• Kế hoạch huy động nguồn điện cho ít nhất hai kịch bản thủy văn.
• Kế hoạch huy động tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ (nếu có).
• Kế hoạch cung cấp khí cho phát điện.
• Kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải, phân phối thuộc quyền điều khiển.

3.2.3 Trình tự đăng ký phương thức

Cấp điều độ miền có trách nhiệm gửi đăng ký phương thức vận hành cho Cấp
điều độ quốc gia trước hạn thời đăng ký như trong Error! Reference source not f
ound..
Bảng 3. 1 Trình tự đăng ký phương thức vận hành miền
Phương thức Năm Tháng Tuần Ngày
Trước 08 ngày
Trước 10h
làm việc cuối Trước 11h
Hạn đăng ký 15/08 ngày thứ Tư
cùng hàng hàng ngày
hàng tuần
tháng

3.2.4 Trình tự thông báo phương thức

Cấp điều độ miền có trách nhiệm gửi thông báo phương thức vận hành cho Cấp
điều độ tỉnh trước hạn thời đăng ký như trong Error! Reference source not found..
Bảng 3. 2 Trình tự thông báo phương thức vận hành miền
Phương thức Năm Tháng Tuần Ngày
Trước 06 ngày
Trước 15h30
làm việc cuối Trước 15h30
Hạn thông báo 25/11 ngày thứ Năm
cùng hàng hàng ngày
hàng tuần
tháng

3.3 ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRÊN HTĐ MIỀN BẮC

3.3.1 Giới hạn điện áp

Giới hạn điện áp được xác định như sau:


1. Giá trị điện áp lớn nhất cho phép thiết bị vận hành lâu dài theo quy định của nhà
chế tạo.

35
Hoàng Thùy Linh

2. Giá trị điện áp nhỏ nhất cho phép vận hành lâu dài phải đảm bảo an toàn cho hệ
thống tự dùng của nhà máy điện, đảm bảo mức dự phòng ổn định tĩnh của hệ
thống điện hoặc đường dây có liên quan, giới hạn này căn cứ vào kết quả tính
toán các chế độ vận hành của hệ thống điện mà quy định riêng bằng các điều
lệnh.
3. Giá trị điện áp đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng.
Đối với lưới truyền tải, được quy định tại Điều 6, TT25-2016-BCT_Quy dinh HTD
Truyen tai [1]
1. Các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải bao gồm 500 kV và 220
kV.
2. Trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới
điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải
được quy định tại Error! Reference source not found. như sau:
Bảng 3. 3 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải
Chế độ vận hành của hệ thống điện
Cấp điện áp
Vận hành bình thường Sự cố đơn lẻ
500 kV 475 ÷ 525 450 ÷ 550
220 kV 209 ÷ 242 198 ÷ 242

3. Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm
trọng, trong chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp hoặc chế độ khôi phục hệ thống
điện, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện truyền tải tạm thời lớn hơn
±10% so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá ±20% so với điện
áp danh định.
4. Trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm
quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở
các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
Đối với lưới phân phối, được quy định tại Điều 5, TT39_2015-BCT_Quy dinh HTD
phan phoi [3]
1. Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV, 35
kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
2. Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối
được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
• Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ±05%;
• Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và -05%;
• Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng
một thanh cái trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do
Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định
đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối
và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện.
3. Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau
sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng
36
Hoàng Thùy Linh

điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố trong khoảng +05% và -10% so với điện áp
danh định.
4. Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố,
cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ±10% so với điện áp danh định.

3.3.2 Nguyên tắc điều chỉnh điện áp

• Đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép theo quy định, không gây quá áp
hoặc nguy hiểm cho các phần tử trong hệ thống điện.
• Đảm bảo tối thiểu chi phí vận hành và tổn thất.
• Đảm bảo tối ưu các thao tác điều khiển.

3.3.3 Quy định về điều chỉnh điện áp

• Các cấp điều độ phải kiểm tra và giám sát liên tục điện áp trên hệ thống điện
thuộc quyền điều khiển. Điện áp tại các điểm nút sẽ do cấp điều độ có quyền
điều khiển điều chỉnh căn cứ vào những điều kiện cụ thể của hệ thống điện
tại thời điểm vận hành.
• Cấp điều độ có quyền điều khiển phải điều chỉnh điện áp của hệ thống điện
bằng các thiết bị điều khiển sẵn có để đạt được lượng công suất phản kháng
cần thiết nhằm giữ điện áp hệ thống điện trong phạm vi cho phép và duy trì
lượng công suất phản kháng dự phòng để đáp ứng các thay đổi trên hệ thống
điện do biến thiên phụ tải, thay đổi huy động nguồn hoặc kết lưới.

3.3.4 Phân cấp tính toán điện áp, cân bằng công suất phản kháng

• Cấp điều độ quốc gia có trách nhiệm tính toán cân bằng công suất phản
kháng, xác định điện áp và điều chỉnh điện áp trên hệ thống điện 500 kV;
tính toán và xác định điện áp tại một số nút chính thuộc lưới điện 220 kV.
• Cấp điều độ miền căn cứ vào mức điện áp trên hệ thống điện 500 kV và tại
một số nút chính thuộc lưới điện 220 kV do Cấp điều độ quốc gia xác định
để tính toán, xác định điện áp và điều chỉnh điện áp hệ thống điện miền
thuộc quyền điều khiển cho phù hợp với giới hạn quy định.
• Cấp điều độ phân phối tỉnh căn cứ vào mức điện áp tại các điểm nút do Cấp
điều độ miền xác định để tính toán, xác định điện áp và điều chỉnh điện áp
của hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển phù hợp với giới hạn
quy định.

3.3.5 Các biện pháp điều chỉnh điện áp

• Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hành của thiết bị bù ngang
(tụ điện, kháng điện), máy bù đồng bộ, máy bù tĩnh, máy phát điện theo thứ
tự từ gần đến xa điểm cần điều chỉnh điện áp.
• Điều chỉnh nấc máy biến áp cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định
vận hành của thiết bị. Không thực hiện điều chỉnh nấc máy biến áp (bằng tay
hoặc tự động) để tăng điện áp phía hạ áp hoặc trung áp khi điện áp phía cao
áp đã thấp dưới -5% so với điện áp danh định.
• Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận công suất
phản kháng khi điện áp nằm ngoài giới hạn cho phép.

37
Hoàng Thùy Linh

• Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong hệ thống điện
(tách đường dây truyền tải thấp trong trường hợp điện áp cao quá giới hạn
cho phép và không gây quá tải đường dây còn lại)
• Sa thải phụ tải có thể được sử dụng để tránh điện áp vi phạm các giới hạn
điện áp thấp theo quy định.

38
Hoàng Thùy Linh

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP

4.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH TÍNH TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP


TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP

Phân tích chế độ xác lập là bài toán cơ bản tại các trung tâm điều khiển hệ thống
điện. Lời giải của bài toán phân tích chế độ xác lập được sử dụng để đánh giá trạng thái
vận hành của hệ thống điện. Hệ phương trình mô tả lưới điện trong chế độ xác lập
thường được tích hợp vào các công cụ phân tích vận hành và quy hoạch.
• Trong chế độ xác lập, Véctơ dòng điện nút được mô tả theo véctơ điện áp
thông qua ma trận tổng dẫn Ybus (ma trận Ybus là ma trận có tính thưa với các
hệ thống điện lớn – tức số phần tử bằng 0 trong ma trận chiếm số lượng lớn)
• Các hệ phương trình mô tả mạng điện ở chế độ xác lập thì có tính phi tuyến.
Do đó để giải được các hệ phương trình phi tuyến này ta cần sử dụng các
phương pháp lặp để giải liên tiếp các hệ phương trình tuyến tính.
• Để bắt đầu quá trình lặp, ta cần lựa chọn xấp xỉ đầu, sự lựa chọn tốt nhất là
xấp xỉ đầu bằng phẳng với góc pha điện áp tất cả các nút bằng 0 và điện áp
bằng 1pu cho các nút PQ.
• Có thể sử dụng 1 trong 2 tiêu chuẩn hội tụ: (1) là trị tuyệt đối của độ lệch
điện áp giữa 2 bước lặp liên tiếp, hoặc (2) trị tuyệt đối của độ lệch giữa công
suất nút tính toán và công suất nút cho trước, nhỏ hơn hoặc bằng sai số kỳ
vọng.
• Một số phương pháp phân tích chế độ xác lập thường được sử dụng như là:
Gauss Seidel hoặc phức tạp hơn là: Newton Raphson, tách biến nhanh. Thực
tế, phương pháp Newton Raphson và tách biến nhanh là các phương pháp
được sử dụng phổ biến cho bài toán phân tích chế độ xác lập trong các bộ
giải thương mại. Điều này là bởi tính chính xác và hiệu năng tính toán tốt
của các phương pháp này khi áp dụng cho các lưới điện lớn.
Yêu cầu của bài toán phân tích chế độ xác lập là xác định:
• Điện áp các nút;
• Dòng điện;
• Phân bố trào lưu công suất tác dụng, công suất phản kháng;
• Các giá trị về tổn thất.
bằng cách giải hệ phương trình công suất trong hệ tọa độ cực (hoặc hệ tọa độ Đề các,
tuy nhiên hệ tọa độ Đề các thì ít phổ biến hơn do phương pháp tách biến nhanh không
được áp dụng trên hệ tọa độ này).
Hệ phương trình tính công suất nút trong hệ tọa độ cực:

 N

P
 i  U i  U k  Gik cos ik  Bik sin  ik  i  1, 2,..., N 
 k 1 
 N 
Q  U U  G sin   B cos  i  1, 2,..., N 
i k
 i k 1
ik ik ik ik


39
Hoàng Thùy Linh

Các hệ phương trình này thì có số biến gấp đôi số phương trình do đó tại nút i bất
kì, 2 biến phải được xác định trước, sau đó giải hệ phương trình mô tả chế độ xác lập để
tìm hai biến còn lại.
(VD: nút PQ đã biết công suất tác dụng và công suất phản kháng, nút PV thì biết
công suất tác dụng và môđun điện áp nút, nút Slack thì đã biết mođun điện áp và góc
pha điện áp nút)

4.2 TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG CÁC PHẦN TỬ TRONG HTĐ SỬ DỤNG


CHƯƠNG TRÌNH PSS/E

4.2.1 Giới thiệu chung

Chương trình PSS®E (Power System Simulator for Engineering) là chương trình
phân tích, tính toán hệ thống điện của tập đoàn PTI của Mỹ. Kể từ khi ra đời phiên bản
đầu tiên năm 1976, chương trình đã trở thành phần mềm thương mại được sử dụng
nhiều nhất trong các phần mềm tính toán lưới điện.
Chương trình PSS®E là một bộ chương trình tích hợp mô phỏng hệ thống điện
trên máy tính. Cho phép nghiên cứu về mạng lưới truyền dẫn và các đặc tính của máy
phát trong cả chế độ tĩnh và chế độ động. Có thể khai thác chương trình trên các phương
diện chính sau:
• Tính toán trào lưu công suất;
• Tối ưu hoá trào lưu công suất;
• Nghiên cứu các loại sự cố đối xứng và không đối xứng;
• Mô hình động mô phỏng quá trình quá độ điện cơ, tính toán ổn định động
của hệ thống.
PSS®E được đánh giá cao để tính toán cho lưới truyền tải.
Hiện tại PSS®E là phần mềm được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Các đơn vị lớn
như: Viện năng lượng, Cục điều tiết Điện lực, Các trung tâm điều độ, Các trường đại
học (Bách Khoa, Điện Lực..), Các công ty thí nghiệm điện... đều sử dụng PSS®E để hỗ
trợ học tập, nghiên cứu, vận hành hệ thống điện.

40
Hoàng Thùy Linh

4.2.2 Sử dụng phần mềm PSS®E mô phỏng, tính toán lưới điện 6 nút

Hình 4. 1 Sơ đồ lưới điện 6 nút


Thông số các nút:

Hình 4. 2 Thông số các nút trong lưới điện


Thông số đường dây:

Hình 4. 3 Thông số đường dây

41
Hoàng Thùy Linh

Thông số máy biến áp 2 cuộn dây:

Hình 4. 4 Thông số máy biến áp 2 cuộn dây


Các bước mô phỏng và kết quả tính toán:
Mở phần mềm PSS®E, chọn “New” rồi chọn “Network case and Diagram”

Sau đó nhập thông số cơ bản “Base MVA” – Sbase và “Frequency” – Tần số

Tại mục “Bus” – thanh cái, nhập thông số các nút nao gồm Bus Number, Base kV,
Code (nút Swing – 3, PQ – 1, PV – 2), Voltage (Swing – 1pu, PV – 1,05pu, PQ chưa
biết để mặc định = 1pu), Angle – góc pha điện áp nút tương ứng (để mặc định = 0), như
sau:

Tiếp tục chọn các mục Branch(1), Load(2), 2 Winding(3), Machine(4) để lần lượt khởi tạo
các mạch đường dây(1), phụ tải(2), máy biến áp 2 cuộn dây(3), máy phát điện(4) tương
ứng.
42
Hoàng Thùy Linh

Chuyển sang TAB “Diagram” chọn “Auto Draw” để vẽ mạch. Ta có thể thay đổi thông
số nguồn, nút, đường dây, máy biến áp, tải theo đúng số liệu bài toán theo 2 cách:
1. Thay đổi trên sơ đồ bằng cách click trực tiếp vào từng phần tử trong TAB
“Diagram”
2. Nhập số liệu dạng bảng trong TAB “Network”
Sau đó chọn “Power Flow – Solution – Solve” trên thanh tác vụ để phần mềm tiến hành
giải Power Flow theo Newton - Raphson hoặc Gauss - Seidel.

Hình 4. 5 Giải Power Flow sử dụng PSS®E

43
Hoàng Thùy Linh

Kết quả tính toán:

Hình 4. 6 Trào lưu công suất tính trên PSS®E

Hình 4. 7 Điện áp nút và góc pha điện áp nút tính trên PSS®E

Hình 4. 8 Công suất phát của nguồn điện tính trên PSS®E

44
Hoàng Thùy Linh

CHƯƠNG 5: DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TẢI ĐIỆN

(Chương 5 được viết căn cứ theo QD07-2013-DTDL_QT du bao phu tai [5].)

5.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TẢI ĐIỆN

5.1.1 Nguyên tắc chung dự báo nhu cầu phụ tải điện

Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia là dự báo nhu cầu cho toàn bộ
phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện truyền tải, trừ các phụ tải điện có
nguồn cung cấp điện riêng không nhận điện từ hệ thống điện quốc gia.
Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia bao gồm dự báo nhu cầu phụ
tải điện năm, tháng, tuần, ngày và giờ tới.
Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia là cơ sở để lập kế hoạch phát
triển hệ thống điện truyền tải hàng năm, kế hoạch và phương thức vận hành hệ thống
điện, vận hành thị trường điện.

5.1.2 Các phương pháp dự báo

Các phương pháp dự báo nhu cầu phụ tải điện được sử dụng bao gồm:
• Phương pháp ngoại suy;
• Phương pháp hồi quy;
• Phương pháp hệ số đàn hồi;
• Phương pháp mạng nơron nhân tạo;
• Phương pháp tương quan - xu thế;
• Phương pháp chuyên gia;
• Các phương pháp khác.
Việc lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu phụ tải điện phải xem xét đến các yếu tố
sau:
• Phương pháp có khả năng thực hiện được với các số liệu sẵn có;
• Phương pháp có khả năng phân tích các yếu tố bất định;
• Đảm bảo sai số thực tế của dự báo nằm trong giới hạn quy định tại Điều 13
Quy trình này.
5.1.2.1 Phương pháp ngoại suy
• Phương pháp ngoại suy dựa vào số liệu trong một giai đoạn tương đối ổn
định trong quá khứ để suy ra số liệu phù hợp trong tương lai.
• Đây là một phương pháp đơn giản, có thể áp dụng để dự báo nếu không có
những thay đổi đột biến trong quá trình phát triển.
• Với những hệ thống phát triển không ổn định hoặc số lượng thông tin quá
khứ không đủ hoặc không chính xác sẽ dẫn đến quy luật sai

45
Hoàng Thùy Linh

Hình 5. 1 Phương pháp ngoại suy


Mô hình toán:
• Yêu cầu xác định dạng hàm thích hợp của f(t) và tìm các hệ số của hàm f(t).
• Dạng hàm của f(t) có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến, được đánh giá bằng hệ
số tương quan r (Pearson correlation coefficient).

r=
  Y - Y   t -t 
i i

  Y - Y  .  t -t 
2 2
i i

trong đó, Y và t là giá trị trung bình của Yi (điện năng hoặc công suất) và t i .

• Giá trị của r nằm trong khoảng (-1,+1), r càng gần 1 thì tương quan giữa A
và t càng chặt, dạng hàm càng gần với tuyến tính.
• Thực tế có thể sử dụng hàm dự báo tuyến tính khi r ≥ 0,9; khi đó f(t) = a +
bt
• Trong trường hợp r < 0,8 hàm tuyến tính cho sai số lớn, cần thiết chọn dạng
hàm phi tuyến thích hợp để dự báo. Dạng hàm thường được lựa chọn là hàm
mũ f(t) = a.ebt hoặc f  t   A0 . 1   
t

5.1.2.2 Phương pháp hồi quy


Phương pháp này xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện (công suất,
điện năng) của phụ tải với các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh tế, giá
điện, thời tiết, tỷ giá…). Mối tương quan này được phản ánh qua hai loại phương trình
như sau:
Phương trình dạng tuyến tính:
n
Y  a0   ai . X i
i 1

trong đó,
• n là số thống kê quá khứ (số năm, tháng, tuần, ngày);
• a0, ai là các hệ số;
• Xi là số liệu quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh
tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…);
• Y là hàm số điện năng, công suất của năm (tháng, tuần, ngày, giờ).

46
Hoàng Thùy Linh

Phương trình dạng phi tuyến:

Y  a0 .X1a1.X 2a 2 ...X nan


trong đó,
• n là số thống kê quá khứ (số năm, tháng, tuần, ngày);
• a0, ai là các hệ số;
• Xi là số liệu quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh
tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…);
• Y là hàm số điện năng, công suất của năm (tháng, tuần, ngày, giờ).
Dạng phương trình 2 có thể đưa về dạng phương trình 1 bằng cách lấy logarit 2
vế. Việc lựa chọn hàm hồi quy được tiến hành trên cơ sở so sánh các hệ số tương quan,
hệ số tương quan của dạng phương trình nào lớn thì chọn dạng phương trình đó.
5.1.2.3 Phương pháp hệ số đàn hồi
Phương pháp xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện của phụ tải với
tăng trưởng kinh tế (hệ số đàn hồi giữa nhu cầu điện và GDP, tăng trưởng công nghiệp,
thương mại,…).

ΔA% ΔA A
 
ΔY% ΔY Y
trong đó,
•  còn gọi là hệ số vượt trước, xác đinh mức độ vượt trước của điện năng
tiêu thụ so với sản lượng kinh tế tuỳ theo hiệu suất sử dụng điện trong giai
đoạn khảo sát.
• A là điện năng hoặc công suất và Y là số liệu tăng trưởng kinh tế.
• ΔA% là tỷ lệ tăng trưởng của điện năng hoặc công suất và ΔY% là tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế, α là hệ số đàn hồi giữa nhu cầu điện và GDP, tăng trưởng
công nghiệp, thương mại...
• Các hệ số đàn hồi được xác định theo từng ngành kinh tế, toàn quốc và từng
miền lãnh thổ.
Như vậy α cũng là hệ số tiết kiệm năng lượng, thể hiện hiệu suất sử dụng điện để
có được 1 đơn vị sản phẩm. α được đánh giá trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đặc
trưng.
Ví dụ trong giai đoạn từ 1995 đến 2000, sản lượng công nghiệp tăng trưởng
150%, còn mức độ tiêu thụ điện năng tương ứng tăng 170% mỗi năm. Hê số đàn hồi α =
175%/150% = 1,13 được áp dụng cho các năm tiếp theo trong giai đoạn phát triển này.
 Phương pháp sử dụng hệ số đàn hồi đơn giản và trực quan, có thể minh hoạ cho tốc
độ tăng trưởng cần thiết của hệ thống điện. Tuy nhiên phương pháp sẽ cho sai số lớn
khi cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế hoặc công nghệ thay đổi.

47
Hoàng Thùy Linh

5.1.2.4 Phương pháp mạng nơ-ron nhân tạo


Dựa trên mô hình xử lý thông tin được mô phỏng theo hoạt động của hệ thống
Neural (nơ-ron) thần kinh, bao gồm số lượng lớn các Neural được gắn kết để xử lý
thông tin
Mạng Nơ-ron nhân tạo: Artificial Neural Network - ANN
ANN được học bởi kinh nghiệm thông qua huấn luyện bằng cách hiệu chỉnh các
trọng số, có khả năng lưu giữ kinh nghiệm thông qua việc lưu giữ các tham số và sử
dụng những tri thức đó cho việc dự đoán các dữ liệu chưa biết
Quá trình xử lý thông tin của một Nơron:

Hình 0.1 Cấu trúc mạng nơron nhân tạo


trong đó,
• pi là lớp vào bao gồm các tín hiệu đầu vào (nhiệt độ, độ ẩm, ngày nghỉ hoặc
làm việc...);
• b1 và b2 là lớp ẩn;
• b3 là lớp ra;
• d là hàm số điện năng, công suất ngày, giờ.
Việc chọn lựa số lượng các tín hiệu đầu vào phụ thuộc vào bài toán cụ thể và chỉ có thể
xác định dựa trên đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và phụ tải điện. Kết quả
đầu ra phụ thuộc vào cấu trúc của mạng nơron và dữ liệu quá khứ.
ANN được huấn luyện với các dữ liệu mẫu để điều chỉnh các trọng số phù hợp.
Sau khi kết thúc huấn luyện, ANN sẽ tạo ra hàm quan hệ giữa nhu cầu phụ tải điện với
các yếu tố ảnh hưởng pi mới.
Phương pháp ANN thuận tiện cho việc dự báo phụ tải ngắn hạn, ứng dụng cho các bài
toán thiết kế nguồn NLTT, lập kế hoạch vận hành hoặc quản lý thị trường điện.
Do thường khó khăn trong việc tích hợp các yếu tố kinh tế xã hội khác, ANN có nhiều
hạn chế để dự báo xa trong quy hoạch dài hạn.

48
Hoàng Thùy Linh

5.1.2.5 Phương pháp tương quan xu thế


Phương pháp này xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện (công suất,
điện năng) của phụ tải với các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh tế, giá
điện, thời tiết, tỷ giá…) và được thực hiện trên nền Excel với các bước sau đây:
Dự báo đồ thị phụ tải giờ tới
Đối với từng miền, so sánh các biểu đồ ngày quá khứ thu được với biểu đồ ngày
hiện tại D để tìm được biểu đồ có hình dạng giống nhất với biểu đồ ngày D . Cách so
sánh được thực hiện tự động với hàm:

Correl  array1,array2
với thuật toán sau:

Correl  X,Y  
  x  x  y  y 
 x  x   y  y 
2 2

trong đó,
• x là công suất phụ tải 24 giờ thực tế của ngày D-i;
• x là công suất trung bình 24 giờ thực tế của ngày D-i;
• y là công suất trung bình 24 giờ dự báo của ngày D;
• y là công suất phụ tải 24 giờ dự báo của ngày D.
Hàm Correl trả lại kết quả là sự tương quan giữa hai biến mảng x, y. Nếu biến mảng x,
y càng giống nhau thì kết quả của hàm Correl càng gần 1. Do vậy sau khi so sánh 21
ngày quá khứ với ngày hiện tại D sẽ tìm được ngày có hình dạng phụ tải giống nhất với
ngày D, giả sử ngày D – i.
So sánh đồ thị phụ tải dự báo với đồ thị phụ tải quá khứ
Sau khi có đồ thị phụ tải dự báo từng miền cho 04 giờ tới, tiến hành so sánh đồ thị
phụ tải này với đồ thị phụ tải quá khứ từng miền theo các giá trị Correl từ cao đến thấp
(so sánh biểu đồ quá khứ có dạng giống nhất rồi đến các biểu đồ quá khứ ít giống hơn).
Quá trình so sánh này để xử lý các số liệu phụ tải quá khứ có thể bị sai do cắt tải, do lỗi
SCADA (không thu thập được các số liệu phụ tải quá khứ).
Hiệu chỉnh lại đồ thị phụ tải
Sau khi so sánh đồ thị phụ tải dự báo với đồ thị phụ tải quá khứ và đồ thị phụ tải hiện
tại, nếu hàm Correl cho kết quả < 0,9 thì cho phép nhân các kết quả tương ứng với hệ số
chuyên gia hchuyen_gia theo quy định: 0,9 ≤ hchuyen_gia ≤1,1.
5.1.2.6 Phương pháp chuyên gia
Trong trường hợp có nhiều yếu tố không ổn định thì sử dụng phương pháp chuyên
gia có tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn. Việc lấy ý kiến được tiến hành theo các
bước sau:

49
Hoàng Thùy Linh

• Chuyên gia cho điểm theo từng tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn có một thang
điểm thống nhất.
• Lấy trọng số của các ý kiến của hội đồng tư vấn để tổng hợp.

5.1.3 Sai số dự báo phụ tải

1. Sai số tính toán (sai số tương đối) là các sai số mang tính chất hệ thống khi xây
dựng mô hình tính toán và có mối liên quan đến các đại lượng trong mô hình
toán.
2. Sai số thực tế (sai số tuyệt đối) là sai số giữa kết quả dự báo và thực tế, được quy
định như sau:
• Dự báo phụ tải năm, tháng, tuần: sai số trong giới hạn ±3%;
• Dự báo phụ tải ngày, giờ: sai số trong giới hạn ±2%.

5.2 DỰ BÁO NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN

Dự báo phụ tải điện là một nội dung quan trọng trong lập phương thức. Căn cứ
vào trách nhiệm lập phương thức ngắn hạn hay dài hạn, các phòng chức năng có nhiệm
vụ dự báo phụ tải tương ứng.
Dựa trên dự báo thời tiết và kết quả dự báo phụ tải của các công ty điện lực tỉnh
thuộc quyền điều khiển, Phòng Phương thức tiến hành dự báo phụ tải điện năm, tháng.
Sau đó, Phòng Điều độ tiến hành dự báo phụ tải tuần, ngày. Phương pháp dự báo được
sử dụng chính là phương pháp ngoại suy (sử dụng dữ liệu quá khứ) và phương pháp
chuyên gia. Điều này là bởi đặc thù nền kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm nước đang
phát triển, nhiều ngành công nghiệp nặng yêu cầu lượng điện năng lớn, tải sinh hoạt thì
đặc biệt biến động mạnh theo thời tiết, các dịp lễ tết hay sự kiện đặc biệt. Chuyên gia là
những người có kinh nghiệm dự báo theo những sự thay đổi bất thường đó và đảm bảo
được sai số dự báo nằm trong phạm vi quy định.

50
Hoàng Thùy Linh

CHƯƠNG 6: TÌM HIỂU THỰC TẾ TẠI PHÒNG ĐIỀU ĐỘ, PHÒNG


CÔNG NGHỆ

6.1 Tìm hiểu thực tế tại phòng điều độ

6.1.1 Thực tế tại phòng điều độ

Nhân sự phòng Điều độ bao gồm: Trưởng phòng, 2 phó phòng và 34 cán bộ nhân
viên
Đối với bộ phận trực ca, bao gồm 15 cán bộ nhân viên chia thành 5 kíp trực. Mỗi
kíp trực có 3 Điều độ viên. Trong đó, Điều độ viên phụ trách có thứ tự xếp trên cùng
trong bảng phân cấp Điều độ viên. Một ngày đêm (24h) được chia thành 3 ca trực.
trong đó,
• Ca 1 (Ca đêm): 22h – 8h
• Ca 2: 8h – 15h
• Ca 3: 15h – 22h
Tính trung bình, một Điều độ viên sẽ trực khoảng 20 ca/tháng.
Nhiệm vụ chính của bộ phận làm giờ hành chính của Phòng Điều độ là tính toán
phương thức ngắn hạn (phương thức tuần, ngày). Các mảng công việc chính bao gồm:
• Tính toán chế độ, đánh giá an ninh hệ thống điện
• Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa
• Sơ đồ kết lưới, duyệt biểu đồ công suất của Thủy điện nhỏ
• Báo cáo kết quả vận hành
• Hệ thống EMS

6.1.2 Tổng quan về công tác điều độ

Công tác điều độ được hiểu là đảm bảo phương trình cân bằng công suất thời gian
thực xét tới các ràng buộc của nguồn điện và lưới điện, bao gồm cân bằng công suất tác
dụng và công suất phản kháng. Đối với Điều độ miền Bắc, công tác chính là phân bổ
trào lưu công suất tác dụng trong hệ thống và cân bằng công suất phản kháng để đảm
bảo ổn định điện áp. Các phương pháp được sử dụng chính là đóng cắt các tụ, kháng,
SVC, thay đổi nấc phân áp của MBA có điều áp dưới tải thuộc quyền điều khiển hoặc
thay đổi kết dây. Sau khi thực hiện các phương pháp trên, nếu hệ thống điện vẫn có
nguy cơ tan rã do sụp đổ điện áp, sa thải phụ tải là phương pháp được sử dụng.

51
Hoàng Thùy Linh

Hình 6. 1 Logic hệ thống sa thải phụ tải theo điện áp thấp


Hiện tại mạch này đang được đặt tại 10 xuất tuyến của các trạm biến áp
220/110kV.
• Bên cạnh đó, Điều độ viên sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện
phương thức ngày, xử lý các sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng
khôi phục tình trạng làm việc bình thường của HTĐ miền Bắc, hạn chế đến
mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện.
Hoàn thành các báo cáo công việc, báo cáo giao ca, nhận ca.

6.2 Tìm hiểu thực tế tại phòng Công nghệ

6.2.1 Thực tế tại phòng Công nghệ

Nhân sự phòng Công nghệ gồm: Trưởng phòng, 2 phó phòng và 17 cán bộ nhân
viên
Căn cứ theo “Quyết định số 205/QĐ-ĐĐQG ngày 05/06/2015 của Trung tâm
Điều độ hệ thống điện Quốc gia”, chức năng nhiệm vụ chính của phòng Công nghệ là:
• Xây dựng, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, nâng cấp, phát triển và quản lý vận
hành các hệ thống Công nghệ thông tin và SCADA phục vụ công tác điều độ
HTĐ miền Bắc.
• Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin Văn phòng.
Từ chức năng nhiệm vụ trên, Phòng Công nghệ có 2 nhóm công việc chính là:
Nhóm công nghệ thông tin (bao gồm các KS ngành công nghệ thông tin) và nhóm quản
lý vận hành hệ thống SCADA (bao gồm các KS ngành đo lường điều khiển, tự động
hóa và điện tử viễn thông)
52
Hoàng Thùy Linh

Bên cạnh 2 luồng công việc chính trên, Phòng Công nghệ còn có chia ca kíp trực
hệ thống phòng máy. Một ngày đêm (24h) được chia thành 3 ca trực (mỗi ca 8 tiếng).
Mỗi ca trực có 1 cán bộ nhân viên.

6.2.2 Tổng quan về hệ thống SCADA và thông tin liên lạc

HTĐ miền Bắc được trang bị hệ thống SCADA/EMS hiện đại của hãng OSI và
hệ thống SP5 của Đức (dự phòng), hiện tại HT Scada đang vận hành tốt hỗ trợ tốt cho
công tác vận hành (giám sát hệ thống trực quan, khai thác thông tin nhanh hơn, điều
khiển từ xa, giám sát các tín hiệu tại TBA không người trực).
Một số ứng dụng của hệ thống SCADA của hãng OSI đang được sử dụng tại A1 như:
• Open View: hỗ trợ ĐĐV có cái nhìn tổng quát về hệ thống
• OpenSOM: hỗ trợ lập và thao tác PTT điện tử tại 42 trạm 220kV TTX tại A1
• OpenTrend và Arlam: hỗ trợ ĐĐV trong việc giám sát các hiện tượng bất
thường
• OpenOTS: hỗ trợ đào tạo ĐĐV tập sự xử lý sự cố các hiện tượng bất thường
• OpenNet: hỗ trợ ĐĐV khi thực hiện các tính toán, theo dõi, điều tra dữ liệu
vận hành trong thời gian thưc VD: tính toán PF, CA, Point History…
• OpenSTLF: dự báo phụ tải
Một số ứng dụng của hệ thống SCADA của hãng SP5 đang được sử dụng tại A1 như:
• SPM: hỗ trợ lập và thao tác phiếu thao tác điện tử tại 42 trạm 220kV thao tác
xa tại A1.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sau:
• Vẫn còn một số trạm thường xuyên mất kết nối SCADA, thông số đo lường,
trạng thái của một số ngăn lộ tại một số trạm không đúng hoặc cập nhật
chậm, gây khó khăn cho công tác vận hành, theo dõi
• Hệ thống thông tin liên lạc tại một số NMĐ không kết nối được → chậm chễ
trong quá trình thao tác, xử lý sự cố.
Ứng dụng OpenNet khi tính toán PF chưa nhanh, khó theo dõi, sai số 2-5% (đối với
đường dây tải lớn), 5-10% (đối với đường dây tải nhỏ) gây ảnh hưởng tới quyết định
của ĐĐV đương ca.

53
Hoàng Thùy Linh

TỔNG KẾT

Sau khi thực tập tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc, em đã có được
góc nhìn tổng quan về công việc của Trung tâm. Em nhận thấy rằng, để hoàn thành tốt
công việc, ngoài việc cần nền tảng kiến thức tốt trên trường học, sinh viên chúng em
còn cần phải có thái độ nghiêm túc, tự học, tự đọc và trau dồi thêm kinh nghiệm để ứng
dụng vào các bài toán trong thực tế. Bên cạnh đó, em thấy được tầm quan trọng của các
thông tư, quy trình, quy định. Đây là căn cứ pháp lý để các phương pháp đề xuất có giá
trị.
Do năng lực, kinh nghiệm và thời gian thực tập còn hạn chế nên báo cáo thực tập
này có thể còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy/cô và
anh/chị để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thùy Linh

54
Hoàng Thùy Linh

PHỤ LỤC

PL 1 Thống kê nguồn điện HTĐ miền Bắc đến ngày 25/04/2022

Số tổ máy và Tổng công


STT Đánh số Nhà máy Tên Tỉnh công suất 1 tổ suất đặt
máy (MW) (MW)

Thủy điện > 30MW thuộc quyền điều khiển của A0


1 A9.0 Cửa Đạt 2x48.5 97
2 A9.25 Hủa Na 2x90 180
Thanh
3 A9.30 Bá Thước 2 3x20 60
Hóa
4 A9.36 Trung Sơn 4x65 260
5 A9.40 Bá Thước 1 4x15 60
6 A12.15 Văn Chấn 3x19 57
Cụm Ngòi
7 A12.20 Yên Bái 2x24+2x4.2 56.4
Hút 2
8 A40 Thác Bà 3x40 120
9 A14.0 Tuyên Quang Tuyên 3x114 342
10 A14.10 Chiêm Hóa Quang 3x16 48
11 A15.0 Bản Vẽ 2x160 320
12 A15.20 Khe Bố 2x50 100
13 A15.26 Chi Khê Nghệ An 2x20.5 41
Cụm Nhạn
14 A15.35A 2x27.5+4 59
Hạc A
15 A16.13 Bảo Lâm 3 Cao Bằng 2x25.3 50.6
16 A17.0 Sơn La 6x400 2400
17 A17.11 Nậm Chiến 2 Sơn La 2x16 32
18 A17.25 Nậm Chiến 2x100 200
19 A18.6 Hương Sơn Hà Tĩnh 2x16.5 33
20 A100 Hòa Bình Hòa Bình 8x240 1920
Cụm Mường
21 A20.15 2x16+2x1.4 34.8
Hum
22 A20.20 Sử Pán 2 3x11.5 34.5
Cụm Nậm
23 A20.22 2x18+2x2.25 40.5
Phàng
24 A20.30 Bắc Hà Lào Cai 2x45 90
25 A20.32 Tà Thàng 2x30 60
NMTD Ngòi
26 A20.39 3x24+12 84
Phát
27 A20.47 Nậm Toóng 2x17 34
28 A20.53 Nậm Củn 2x20 40
29 A21.15 Nậm Mức Điện Biên 2x22 44

55
Hoàng Thùy Linh

30 A21.16 Long Tạo 2x22 44


31 A22.10 Thái An 2x41 82
32 A22.10B Thuận Hòa 2x21 42
33 A22.28 Sông Bạc 2x21 42
34 A22.29 Nho Quế 2 2x24 48
Hà Giang
35 A22.30 Nho Quế 3 2x55 110
36 A22.31 Nho Quế 1 2x16 32
37 A22.33 Bắc Mê 2x22.5 45
38 A22.38 Sông Lô 6 3x20 60
39 A29.0 Bản Chát 2x110 220
40 A29.10 Huội Quảng 2x260 520
41 A29.15 Nậm Na 2 Lai Châu 3x22 66
42 A29.16 Nậm Na 3 3x28 84
43 TD_LaiChau Lai Châu 3x400 1200
Tổng 9492.8
Thủy điện ≤ 30MW thuộc quyền điều khiển của A1
1 A9.31 Cẩm Thủy 1 2x14.4 28.8
Thanh
2 A9.33 Thành Sơn 3x10 30
Hóa
3 A9.34 Xuân Minh 2x7.5 15
4 A12.10 Hồ Bốn 3x6 18
5 A12.13 Khao Mang 2x15 30
Khao Mang
6 A12.14 2x12.5 25
Thượng
7 A12.18 Thác Cá 2 14.5 14.5
8 A12.19 Đồng Sung Yên Bái 20 20
9 A12.25 Noong Phai 2x10.6 21.2
10 A12.26 Trạm Tấu 2x15 30
11 A12.27 Pá Hu 2x13 26
12 A12.28 Thác Cá 1 27 27
13 A12.5 Mường Kim 3x4.5 13.5
14 A13.5 Thác Xăng Lạng Sơn 2x10 20
15 A14.18A Sông Lô 8A Tuyên 3x9 27
16 A14.18B Sông Lô 8B Quang 3x9 27
17 A15.12A Bản Cốc 3x6 18
18 A15.12B Sao Va 3x1 3
19 A15.12C Châu Thắng 2x7 14
20 A15.19 Nậm Pông 2x15 30
21 A15.22 Nậm Nơn 2x10 20
22 A15.23 Nậm Cắn 2 Nghệ An 2x10 20
23 A15.25 Nậm Mô 2x9 18
24 A15.37 Cannan 2 2x8 16
25 A15.37B Cannan 1 7 7
26 A15.38 Xoỏng Con 2x7.5 15
27 A15.39 Sông Quang 2x7 14
56
Hoàng Thùy Linh

28 A15.41 Đồng Văn 2x14 28


29 A15.46 Khe Thoi 2x6 12
30 A16.10 Bản Rạ 3x6.2 18.6
31 A16.11 Bảo Lâm 1 2x15 30
32 A16.14 Bảo Lâm 3A 2x4 8
Cao Bằng
33 A16.15 Hòa Thuận 2x8.7 17.4
34 A16.16 Mông Ân 2x15 30
35 A16.17 Bảo Lạc B 2x9 18
36 A17.10 Nậm Pia 2x7.5 15
Cụm Nậm
37 A17.12 2x8 16
Chim
38 A17.14 Nậm Công 2x5 10
39 A17.15 Nậm Sọi 2x5 10
Chiềng Công
40 A17.16A 6.4
1
Chiềng Công
41 A17.16A 2x2+1.25 5.25
2
42 A17.21 Nậm La 3x9 27
43 A17.22 Suối Sập 1 2x9.75 19.5
44 A17.23 Tà Cọ 2x15 30
Nậm Hồng
45 A17.24 8+8 16
1&2
Háng Đồng
46 A17.27 2x4.2 8.4
A1
47 A17.28 Suối Lừm 1 2x10 20
48 A17.29 Pá Chiến 2x12.1 24.2
Sơn La
49 A17.31 Nậm Giôn 2x10 20
50 A17.33 Tắt Ngoẵng 2x3.5 7
Nậm Chim
51 A17.34 2x5 10
1A
Nậm Chim
52 A17.34B 2x5 10
1B
Háng Đồng
53 A17.35 2x8 16
A
54 A17.36 Nậm Xá 2x4.8 9.6
55 A17.37B Nậm Hóa 2 2x4 8
56 A17.38 Suối Lừm 3 2x7 14
57 A17.39 Nậm Chim 2 2x7 14
58 A17.41 To Buông 2x4 8
59 A17.41B Đông Khùa 2.1 2.1
60 A17.44 Xím Vàng 2 2x9 18
61 A17.45 Sập Việt 2x10.5 21
62 A17.46 Nậm Pia 1 2x3.4 6.8
63 A17.52 Mường Hung 2x12 24

57
Hoàng Thùy Linh

64 A17.56 Hồng Ngài 2x5 10


65 A17.57 Mường Bang 2x8 16
66 A17.58 Phiên Côn 2x7 14
67 A20.11 Ngòi Xan 2 3x2.7 8.1
68 A20.16 Nậm Khóa 3 2x9 18
69 A20.17 Vạn Hồ 3x1.5 4.5
70 A20.19 Nậm Khánh 3x4 12
71 A20.21 Nậm Pung 3x3.1 9.3
Séo Chông
72 A20.24 2x11 22

73 A20.27 Tà Lơi 2 2x6 12
74 A20.27B Pờ Hồ 2x6.6 13.2
75 A20.28 Tà Lơi 3 2x3.75 7.5
76 A20.31 Sùng Vui 2x9 18
77 A20.34 Nậm Tha 4 2x8.5 17
78 A20.35 Nậm Tha 5 2x6.75 13.5
79 A20.38 Trung Hồ 2x4.2 8.4
80 A20.41 Cốc San 3x9.9 29.7
81 A20.42 Suối Chăn 2 2x8 16
82 A20.43 Vĩnh Hà 2x10.5 21
83 A20.44 Nậm Tha 3 2x9 18
84 A20.46 Bắc Nà 2x8.5 17
Nậm Xây Lào Cai
85 A20.48A 2x7.75 15.5
Luông
Nậm Xây
86 A20.48B 2x15 30
Luông 4-5
Nậm Xây
87 A20.48C 2x6.75 13.5
Luông 3
88 A20.50 Minh Lương 2x14 28
89 A20.52 Nậm Củn 2 2x3.4 6.8
Nậm Xây
90 A20.55 2x7.5 15
Nọi 2
91 A20.57 Sử Pán 1 2x15 30
92 A20.61 Bản Hồ 10 10
93 A20.63 PaKe 2x13 26
Minh Lương
94 A20.66 2x8 16
Thượng
95 A20.68 Nậm Lúc 2x12 24
96 A20.69 Suối Chăn 1 2x15 30
97 A20.7 Nậm Tha 6 3x2 6
98 A20.73 Phúc Long 2x11 22
99 A20.8 Ngòi Xan 1 3x3.5 10.5
100 A21.10 Nậm He 2x8 16
Điện Biên
101 A21.11 Trung Thu 2x15 30

58
Hoàng Thùy Linh

102 A21.12 Nậm Núa 2x6 12


103 A21.13 Nậm Mu 2 2x6 12
104 A22.15 Sông Chừng 3x6.5 19.5
105 A22.16 Thanh Thủy 3x3 9
Thanh Thủy
106 A22.16A 2x6 12
1
107 A22.17 Sông Miện 5 2x10 20
Sông Miện
108 A22.18 2x5.5 11
5A
109 A22.21 Nậm Mạ 1 Hà Giang 2x10 20
110 A22.32 Sông Lô 2 2x14 28
111 A22.34 Sông Lô 4 3x8 24
112 A22.37 Nậm Yên 2x5 10
Sông Nhiệm
113 A22.39 2x3 6
4
114 A22.5 Nậm Ngần 2x6.75 13.5
115 A29.11 Hua Chăng 2x5.1 10.2
116 A29.12 Nậm Thi 2 2x4 8
117 A29.13 Nậm Na 1 2x15 30
Mường Kim
118 A29.14 3x4 12
2
Nậm Sì
119 A29.17 2x15 30
Lường 1
Nậm Sì
120 A29.17A 2x4 8
Lường 1A
121 A29.18 Nậm Đích 1 2x9 18
122 A29.19 Nậm Bụm 1 2x8 16
123 A29.21 Nậm So 1 2x6 12
Nậm Sì
124 A29.23 2x12.7 25.4
Lường 3
Nậm Sì Lai Châu
125 A29.24 2x12.55 25.1
Lường 4
126 A29.25 Hua Chăng 2 2x3.5 7

127 A29.26 Nậm Bụm 2 2x14 28


Nậm Xí Lùng
128 A29.28 2x14.5 29
1
129 A29.29 Nậm Pạc 1 2x7.25 14.5

130 A29.29A Nậm Pạc 1A 2x3.1 6.2

131 A29.31 Hua Bun 2x5.6 11.2

132 A29.33 Nậm Pạc 2 2x8 16

133 A29.6A Nậm Ban 1 3x3.15 9.45

59
Hoàng Thùy Linh

134 A29.6B Nậm Ban 2 2x11 22


135 A29.6C Nậm Ban 3 2x11 22
Tổng 2297.8
Thủy điện ≤ 30MW thuộc quyền điều khiển của Bx
Thủy điện Quảng
1 3.6 3.6
Khe-Soong Ninh
Thủy Điện Thái
2 1.89 1.89
Hồ Núi Cốc Nguyên
TĐ Trung
3 10.5 10.5
Xuân
TĐ Sông
4 2 2
Mực
5 TĐ Trí Năng Thanh 6.4 6.4
TĐ Bàn Hóa
6 0.96 0.96
Thạch
7 TĐ Dốc Cáy 15 15
TĐ Bái
8 6 6
Thượng
9 A12.0 Nậm Đông 3 15.6 15.6
10 A12.11 Nậm Đông 4 6.8 6.8
11 A12.12 Hát Lừu 4.5 4.5
12 A12.16 Vực Tuần 5 5
13 A12.17 Làng Bằng 4 4
14 A12.31 Nậm Tăng 0.5 0.5
15 A12.32 Nậm Tục Yên Bái 3 3
16 A12.33 Hưng Khánh 0.5 0.5

17 A12.34 Ma Lừ Thàng 3 3

18 A12.36 Phình Hồ 2.25 2.25


19 A12.37 Nà Hẩu 4 4
20 A12.6 Ngòi Hút 1 8.4 8.4
21 A13.3 Cấm Sơn 4.5 4.5
22 A13.6 Bắc Khê 1 2.4 2.4
Lạng Sơn
23 A13.2 Bản Quyền 0.8 0.8
24 A13.1 Khánh Khê 7 7
25 A15.18 Bản Cánh 1.5 1.5
26 A15.29 Bản Ang 17 17
Nghệ An
27 A15.29 Ca Lôi 3 3
28 A15.47 Nậm Giải 5 5
29 A16.0 Nà Lòa 6 6

30 A16.1 Thoong Cót 2 3.6 3.6


Cao Bằng
31 A16.2 Nà Tẩu 6 6
32 A16.3 Thoong Gót 1.8 1.8

60
Hoàng Thùy Linh

33 A16.4 Nam Quang 0.8 0.8


34 A16.5 Bản Hoàng 0.75 0.75
35 A16.6 Thân Giáp 6 6
36 A16.7 Suối Củn 0.9 0.9
37 A16.8 Tiên Thành 15 15
38 A16.10 Bạch Đằng 5 5
TĐ Nậm
39 A17.17 2.1 2.1
Chanh
TĐ Nậm
40 A17.18 8 8
Công 3
TĐ Nậm
41 A17.19 11 11
Khốt
TĐ Suối Sập
42 A17.20 14 14
3
TĐ C.Ngàm
43 A17.26 10 10
thượng
44 A17.32 TĐ Tà Niết 3.6 3.6
TĐ Suối Tân
45 A17.40 4 4
2
46 A17.42 TĐ Keo Bắc 1.8 1.8
47 A17.43 TĐ Nậm Bú 7.2 7.2
48 A17.47 TĐ Sơ Vin 2.8 2.8
TĐ Nậm Trai
49 A17.48 12 12
4
TĐ Nậm
50 A17.49 Sơn La 4 4
Công 5
TĐ Nậm
51 A17.51 3.1 3.1
Chiến 3
TĐ Mường
52 A17.53 6 6
Sang 3
TĐ Xuân
53 A17.54 6 6
Nha
TĐ Suối Sập
54 A17.7 14.4 14.4
2
TĐ Suối Tân
55 A17.8 2.5 2.5
1
TĐ Mường
56 A17.9 2.4 2.4
Sang
TĐ Chiềng
57 C.Ngàm 1.8 1.8
Ngàm
TĐ Ngọc
58 A17.61 2x6 12
Chiến
TĐ Chiềng
59 A17.59 2x6.6 13.2
Muôn

61
Hoàng Thùy Linh

60 A18.0 Hố Hô 14 14
Hà Tĩnh
61 A18.1 Kẻ Gỗ 3 3
62 Suối Nhạp 4 4
63 Đồng Chum 9 9
64 Suối Tráng 2.7 2.7
65 Vạn Mai 0.6 0.6
66 Solo1 5.2 5.2
Hòa Bình
67 Solo2 3.4 3.4
68 Hồ Trọng 0.6 0.6
69 Miền Đồi 1.2 1.2
70 Định Cư 1.05 1.05
71 Suối Mu 9.6 9.6
72 Cốc San Hạ 3.5 3.5
73 Phú Mậu 3 1.5 1.5
74 Phú Mậu 2 2 2
75 Phú Mậu 1 2.4 2.4
76 Cốc Đàm 7.5 7.5
77 Ngòi Đường 5 5
78 Suối Trát 2.4 2.4
79 Nậm Hô 7.5 7.5
Thải Giàng
80 1.5 1.5
Phố
81 Tà Lạt 3 3
Ngòi Đường
82 6.4 6.4
1
83 Lao Chải 2.4 2.4
84 Tu Trên 2.8 2.8

85 A20.51 Nậm Khắt Lào Cai 2x3.75+6 13.5

86 A20.56 Nậm Nhùn 1 7 7

87 A20.58 Nậm Nhùn 2 10 10

88 A20.59 Phố Cũ 4 4

Mường
89 A20.62 8.2 8.2
Khương

90 A20.67 Bắc Nà 1 2.8 2.8

91 A20.71 Bắc Cuông 5.75 5.75

92 A20.72 Suối Chút 2 3.5 3.5

62
Hoàng Thùy Linh

Nậm Khẩu
93 3 3
Hu
94 Na Son 3.2 3.2
95 Pa Khoang 2.4 2.4
Điện Biên
96 Nà Lơi 9.3 9.3
97 Thác Trắng 6 6
98 Thác Bay 2.4 2.4
99 Nậm Pay 7.5 7.5
100 A22.0 Nậm Mu 12 12
101 A22.1 Nậm Má 3.2 3.2
102 A22.2 Thác Thúy 2.45 2.45
103 A22.3 Việt Lâm 0.9 0.9
104 A22.4 Hạ Thành 0.75 0.75
105 TĐ 304 0.5 0.5
106 A22.24 Suối Sửu 1 3.2 3.2
107 A22.6 Suối Sửu 2 2.4 2.4
108 A22.7 Bát Đại Sơn Hà Giang 6 6
109 A22.8 Bản Rịa 2.1 2.1
110 A22.25 Sông Chảy 5 16 16
111 A22.26 Nậm An 6 6
112 A22.27 Nậm Ly 1 5.1 5.1
113 A22.68 Sông Miện 6 8.1 8.1
114 A22.69 Sông Chảy 6 16 16
115 Sông Chảy 3 14 14
116 A22.71 Tả Quan 1 3.2 3.2
117 A26.0 Tà Làng 4.5 4.5
118 A26.1 Thượng Ân 3.2 3.2
Bắc Kạn
119 A26.2 Nặm Cắt 2.4 2.4
120 Thác Giềng 5.5 5.5
121 A29.0 Chu Va 1.8 1.8
Nậm Sì
122 A29.1 0.5 0.5
Lường
123 A29.2 Nậm Cát 5 5
124 A29.3 Nậm Lụng 3.6 3.6
125 A29.4 Nậm Mở 3 Lai Châu 10 10
126 A29.5 Nậm Mu 10 10
127 A29.6 Nậm Nghẹ 7.5 7.5
138 A29.7 Nậm Cấu 2 10 10
129 Nậm Bon 3.6 3.6
130 Nậm Be 4.6 4.6
Tổng 697.75
Nhiệt điện
1 A2.25 Hải Phòng 1 Hải Phòng 4x300 1200
2 A53-2 Uông Bí MR Quảng 300+330 630

63
Hoàng Thùy Linh

3 A50 Quảng Ninh Ninh 4x300 1200


4 TL Thăng Long 2x300 600
5 A5.20 Cẩm Phả 2x340 680
6 A5.25 Mạo Khê 2x220 440
Mông Dương
7 A5.31 2x540 1080
1
Mông Dương
8 A5.32 2x600 1200
2
9 A6.0 Cao Ngạn Thái 2x57.5 115
10 A6.15 An Khánh Nguyên 2x60 120
11 A7.10 Sơn Động Bắc Giang 2x110 220
12 A80-1 Phả Lại 1 4x110 440
Hải
13 A80-2 Phả Lại 2 2x300 600
Dương
14 A8.25 Hải Dương 2x605 1210
Thanh
15 A9.35 Nghi Sơn 1 2x354 708
Hóa
16 A11.0 Thái Bình Thái Bình 2x300 600
17 A13.0 Na Dương Lạng Sơn 2x55 110
18 A18.10 Vũng Áng 1 2x600 1200
Formosa Hà Hà Tĩnh
19 A18.15 3x150+2x100 650
Tĩnh
20 A37 Ninh Bình Ninh Bình 4x25 100
Tổng 13103
Nhà máy điện mặt trời
DMT Yên Thanh
1 A9.55 30 30
Định Hóa
DMT Cẩm
2 A18.20 43.75 43.75
Hòa
Hà Tĩnh
DMT Cẩm
3 A18.25 23.2 23.2
Hưng
Tổng 96.95

64
Hoàng Thùy Linh

PL 2 Trạm biến áp 500kV trong HTĐ miền Bắc


Công
Đánh Sơ đồ
STT Tên trạm Tên Tỉnh ID suất Ghi
số chú
(MVA) thanh góp

TBA 500kV
AT1 450
1 Hòa Bình Hòa Bình Tứ giác
AT2 450
AT1 900
2 Sơn La Sơn La 4/3
AT2 900
AT1 900
3 Hiệp Hòa Bắc Giang 4/3
AT2 900
AT1 450
4 Quảng Ninh Quảng Ninh 3/2
AT2 600
AT1 900
5 Thường Tín Hà Nội 3/2
AT2 900
AT1 900
6 Nho Quan Ninh Bình 4/3
AT2 900
AT1 450
7 Hà Tĩnh Hà Tĩnh 4/3
AT2 450

8 Vũng Áng Hà Tĩnh AT1 900 3/2

AT1 600
9 Phố Nối Hưng Yên 3/2
AT2 900
AT1 450
10 Lai Châu Lai Châu Tứ giác
AT2 450
AT1 900
11 Đông Anh Hà Nội Tứ giác
AT2 900
AT1 450
12 Nghi Sơn Thanh Hóa 3/2
AT2 450
13 Tây Hà Nội Hà Nội AT1 900 1TG – 3/2
AT1 450
14 Việt Trì Phú Thọ 2TG
AT2 450

65
Hoàng Thùy Linh

PL 3 Trạm biến áp 220kV trong HTĐ miền Bắc


TBA 220kV
AT3 250
1 E1.3 Mai Động AT4 250 2TG-TGV
AT6 250
AT3 250
2 E1.4 Hà Đông AT4 250 2TG-TGV
AT5 250
AT1 250
3 E1.6 Chèm AT2 250 2TG-TGV
AT5 250
AT4 250
4 E1.11 Thành Công 2TG
Hà Nội AT5 250
AT1 250
5 E1.19 Sóc Sơn 2TG-TGV
AT2 250
AT1 250
6 E1.23 Vân Trì 2TG
AT2 250
AT1 250
7 E1.35 Sơn Tây 2TG
AT2 250
AT1 250
8 E1.45 Long Biên 2TG
AT2 250
AT1 250
9 E10.5 Xuân Mai Tứ giác
AT2 250
AT1 250
10 E2.1 Đồng Hoà 2TG-TGV
AT2 250
AT1 125
11 E2.9 Vật Cách 2TG-TGV
Hải Phòng AT2 250
AT1 250
12 E2.20 Đình Vũ 2TG
AT2 250
Thủy
13 E2.35 AT2 250 2TG-TGV
Nguyên
Mỹ Lộc, AT1 250
14 E3.7 Tứ giác
Nam Định AT2 250
Nam Định
AT1 250
15 E3.20 Trực Ninh 2TG
AT2 250
AT1 250
16 E4.4 Việt Trì 2TG-TGV
AT2 250
Phú Thọ
AT1 250
17 E4.15 Phú Thọ 2TG
AT2 250
AT1 250
18 E5.8 Hoành Bồ 2TG-TGV
AT2 125
AT1 250
19 E5.9 Tràng Bạch Quảng Ninh 2TG-TGV
AT2 250
20 E5.30 KCN Hải Hà AT2 250 2TG
21 E5.35 Yên Hưng AT1 250 Tứ giác
22 E6.2 Thái Nguyên Thái Nguyên AT1 250 2TG
66
Hoàng Thùy Linh

AT2 250
AT1 250
23 E6.16 Phú Bình 2TG
AT2 250
24 E6.20 Lưu Xá AT1 250 2TG-TGV
AT1 250
25 E7.6 Bắc Giang Tứ giác
AT2 250
Bắc Giang AT1 250
26 E7.15 Quang Châu 2TG-TGV
AT2 250
27 E7.20 Sơn Động AT2 250 Tứ giác
AT1 250
28 E8.9 Hải Dương Tứ giác
AT2 250
Hải Dương
AT1 250
29 E8.20 Hải Dương 2 2TG
AT2 250
AT1 250
30 E9.2 Ba Chè 2TG-TGV
AT2 250
AT1 250
31 E9.10 Nghi Sơn 2TG-TGV
Thanh Hóa AT2 250
AT1 125
32 E9.20 Bỉm Sơn 2TG
AT2 250
33 E9.50 Nông Cống AT1 250 2TG-TGV
AT1 250
34 E11.1 Thái Bình 2TG-TGV
Thái Bình AT2 250
35 E11.15 Thái Thuỵ AT1 250 2TG
AT1 125
36 E12.3 Yên Bái Yên Bái 2TG
AT2 125
37 E13.10 Lạng Sơn Lạng Sơn AT1 125 1TG
AT1 250
38 E14.6 Tuyên Quang Tuyên Quang 2TG
AT2 125
AT3 250
39 E15.1 Hưng Đông 2TG-TGV
AT4 250
AT1 125
40 E15.10 Đô Lương 2TG-TGV
Nghệ An AT2 125
41 E15.30 Quỳnh Lưu AT1 250 2TG-TGV
AT2 250
42 E15.40 TươngDương AT1 125 2TG-TGV
AT1 250
43 E16.2 Cao Bằng 2TG
AT2 125
Cao Bằng
AT1 125
44 E16.5 Bảo Lâm Tứ giác
AT2 125
AT1 250
45 E17.6 Sơn La 2TG
AT2 250
Sơn La AT1 125
46 E17.50 Mường La Tứ giác
AT2 125
AT1 250
47 E20.3 Lào Cai Lào Cai 2TG-TGV
AT2 250
67
Hoàng Thùy Linh

AT1 250
48 E20.23 Bảo Thắng 2TG
AT2 250
AT1 125
49 E22.4 Hà Giang Hà Giang 2TG
AT2 125
AT1 250
50 E23.1 Ninh Bình Ninh Bình 2TG-TGV
AT2 250
AT1 250
51 E24.4 Phủ Lý Tứ giác
AT2 250
Hà Nam
AT1 250
52 E24.15 Thanh Nghị 2TG
AT2 250
AT1 250
53 E25.2 Vĩnh Yên Tứ giác
Vĩnh Phúc AT2 250
54 E25.10 Vĩnh Tường AT2 250 2TG-TGV
55 E26.5 Bắc Kạn Bắc Kạn AT1 125 2TG
AT1 250
56 E27.6 Bắc Ninh Tứ giác
AT2 250
AT2 250
57 E27.10 Bắc Ninh 2 Bắc Ninh 2TG
AT3 250
AT2 250
58 E27.15 Bắc Ninh 3 2TG
AT3 250
AT1 250
59 E28.1 Phố Nối Tứ giác
AT2 250
Hưng Yên
AT1 250
60 E28.10 Kim Động 2TG
AT2 250
AT1 250
61 E29.5 Than Uyên Tứ giác
Lai Châu AT2 250
AT1 250
62 E29.20 Mường Tè 2TG
AT2 250

PL 4 Danh sách các xuất tuyến 110kv đặt mạch sa thải phụ tải theo điện áp
thấp trên HTĐ miền Bắc
Pmax Giá trị
Pmin
(MW)
Tình trạng (MW) chỉnh định
Điểm đo Xuất của
STT Trạm làm việc của xuất
điện áp tuyến cắt xuất
tuyến bị U
(ON/OFF) tuyến bị t (s)
(pu)
sa thải
sa thải

T220kV 173, 174


1 Đồng TC220kV ON (hoặc 100 170 60 0.85 8
Hòa khi thay)

T220kV 173
2 TC220kV ON 62 15 0.85 8
Thái (hoặc 100

68
Hoàng Thùy Linh

Bình khi thay)


TC220kV ON 173 110 43 0.85 8
T220kV
3 Nam
Định TC220kV ON 174 65 26 0.83 5

T110kV TC220kV
4 Vĩnh ON 131 41 22 0.85 8
Yên Vĩnh Yên

T220kV 171
5 Bắc TC220kV ON (hoặc 100 114 34 0.85 8
Giang khi thay)
T220kV
6 Bắc TC220kV ON 173, 174 130 109 0.83 5
Ninh
T220kV
7 Bắc TC220kV ON 175, 176 75 55 0.85 8
Ninh 2

T220kV 175
8 Hải TC220kV ON (hoặc 100 80 55 0.85 8
Dương khi thay)
174
T220kV
9 TC220kV ON (hoặc 100 150 85 0.83 5
Phố Nối
khi thay)

T220kV 175, 176


10 Kim TC220kV ON (hoặc 100 150 80 0.85 8
Động khi thay)
Tổng
1147 584
(MW)

PL 5 Danh sách các xuất tuyến 110kv đặt mạch sa thải phụ tải bổ sung trên
HTĐ miền Bắc
Pmax Giá trị
Pmin
(MW)
Tình trạng (MW) chỉnh định
Điểm Xuất của
STT Trạm đo tần làm việc tuyến của xuất
xuất
số cắt tuyến bị f
(ON/OFF) tuyến bị t (s)
(Hz)
sa thải
sa thải

69
Hoàng Thùy Linh

Điện 173
T220kV áp TU
1 Đô đường ON (hoặc 45 16 48.0 0.2
Lương dây 100 khi
173 thay)

175,
Điện 178
T220kV
áp TU
2 Hưng ON (hoặc
TC
Đông 100 khi
110kV
thay)
T110 Điện
kV áp TU 100 50 47.8 0.0
3 ON 172
Diễn TC
Châu 110kV
T110 Điện
kV áp TU
4 ON 173
Quỳnh TC
Lưu 110kV
Điện
T220kV
áp TU
5 Bỉm ON 177 33 13 48.0 0.2
TC
Sơn
110kV
Điện
T110kV
áp TU
6 Thanh ON 174 24 7 48.0 0.2
TC
Hóa
110kV

Điện 174
T220kV áp TU (hoặc
7 ON 92 36 47.8 0.0
Việt Trì TC 100 khi
110kV thay)
Điện
T110kV
áp TU 131,
8 Hội ON 65 11 48.0 0.2
TC 132
Hợp
110kV

Điện 171
T220kV
áp TU (hoặc
9 Bắc ON 114 34 48.0 0.2
TC 100 khi
Giang
110kV thay)

T220kV Điện
áp TU 175,
10 Bắc ON 75 55 48.0 0.2
đường 176
Ninh 2
dây

70
Hoàng Thùy Linh

175,
176
Điện 173,
T220kV áp TU 174
11 Đồng TC ON 170 60 47.8 0.0
(hoặc
Hòa 110kV.
100 khi
thay)
Điện
T110kV
áp TU 131,
12 Tràng ON 60 29 48.0 0.2
TC 132
Bạch
110kV

Điện 173
T220kV
áp TU (hoặc
13 Thái ON 62 15 48.0 0.2
TC 100 khi
Bình
110kV thay)
Điện ON 173 110 43 48.0 0.2
T220kV
áp TU
14 Nam
TC ON 174 65 26 47.8 0.0
Định
110kV
175,
Điện 176
T220kV
áp TU
15 Kim ON (hoặc 150 80 48.0 0.2
TC
Động 100 khi
110kV.
thay)
131,
Điện 133
T110kV
áp TU
16 Đông ON (hoặc 35 16 47.8 0.0
TC
Anh 100 khi
110kV
thay)
Điện
T110kV
áp TU 131,
17 Thường ON 65 27 47.8 0.0
TC 132
Tín
110kV
Điện
T110kV áp TU
18 ON 131 48 16 47.8 0.0
Tía TC
110kV
Tổng
1313 534
(MW)

71
Hoàng Thùy Linh

PL 6 Mạch STPT khi sự cố N-1 MBA làm việc song song trên HTĐ miền Bắc
Pmax Pmin Giá trị
(MW) (MW)
chỉnh định
Điểm Tình trạng của của
Xuất
đo xuất xuất
STT Trạm làm việc tuyến
dòng
cắt tuyến tuyến
điện (ON/OFF) I (pu) t (s)
bị bị
sa thải sa thải
TI
(ngăn 131
1 Phủ Lý MC OFF Châu 46 25 0.8 A 15.0 s
131) Sơn
1200/1

Hưng TI 175,
Đông (chân 178
sứ Hưng
(khi AT4
2 phía ON Đông; 48 15 4.5 A 15.0 s
sự cố,
AT3 quá 110 131
tải ~ MBA) Hưng
155%) 1000/5 Đông

Tổng
94 40
(MW)

72
Hoàng Thùy Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “TT25-2016-BCT_Quy dinh HTD Truyen tai.pdf.”


[2] “TT40-2014-BCT_QT điều độ HTD QG.pdf.”
[3] “TT39_2015-BCT_Quy dinh HTD phan phoi.pdf.”
[4] “QD07-2013-DTDL_QT du bao phu tai.pdf.”

73
Hoàng Thùy Linh

74

You might also like