Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KTCT THỦY LỢI BẮC NAM HÀ
Nam Định, ngày tháng năm 2021

PHƯƠNG ÁN
Bảo vệ công trình đầu mối trạm bơm điện Cốc Thành
Thuộc Hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà

Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG
I. Nhiệm vụ của công trình
- Trạm bơm điện Cốc Thành là 01 trong 12 trạm bơm điện đầu mối thuộc hệ
thống thủy lợi Bắc Nam Hà, được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Công ty
TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà (Công ty Bắc Nam Hà)
quản lý theo Quyết định số 84/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 25/5/2019.
- Trạm bơm điện Cốc Thành được xây dựng trên địa phận xã Tân Thành và xã
Thành Lợi, huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, hoàn thành đưa vào sử dụng năm
1966. Trạm bơm có nhiệm vụ tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng
chống thiên tai và dân sinh kinh tế cho địa bàn 4 huyện (huyện Vụ Bản, Ý Yên,
Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định; huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam), cụ thể:
+ Tiêu nước cho tổng diện tích mặt bằng là 22.600 ha, Qtiêu = 62,22 m3/s.
+ Tưới và tạo nguồn cho diện tích đất canh tác là 19.221ha.
II. Căn cứ pháp lý xây dựng Phương án bảo vệ công trình
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Quyết định số 84/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 25/5/1999 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy
lợi Bắc Nam Hà;
- Quyết định số 2284/QĐ-BNN-QLDN ngày 9/6/2016 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công
ty Bắc Nam Hà;
2

- Quyết định số 5470/QĐ-BNN-TCTL ngày 28/12/2016 của Bộ Nông nghiệp


và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình
thủy lợi Bắc Nam Hà;
- Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 13/6/2019 của UBND tỉnh Nam
Định về việc Ban hành Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Nam Định;
- Quyết định số 2449/2020/QĐ-UBND ngày 05/10/2020 của UBND tỉnh Nam
Định về việc Phê duyệt Phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình
đầu mối trạm bơm điện Cốc Thành thuộc Công ty Bắc Nam Hà;
- Quyết định số 583/QĐ-BNH ngày 27/3/2017 của Công ty Bắc Nam Hà về
việc ban hành Quy trình quản lý vận hành trạm bơm điện Cốc Thành;
- Và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phần II
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
I. Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình
và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Đặc điểm địa hình:
Công trình đầu mối Trạm bơm điện Cốc Thành nằm trên địa phận xã Tân
Thành và xã Thành Lợi huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, giáp đê Hữu sông Đào; địa
hình khu vực bằng phẳng, cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam (độ dốc địa hình
1%).
2. Thông số thiết kế:
Trạm bơm điện Cốc Thành là công trình đầu mối cấp II có nhiệm vụ tưới, tiêu
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai và dân sinh kinh tế cho
địa bàn 4 huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định và Bình Lục thuộc
tỉnh Hà Nam, cụ thể:
Công trình đầu mối gồm: Nhà máy bơm, bể hút, bể xả, cống xả tiêu và kênh
xả tiêu, cống tưới, cống lấy nước, kênh dẫn nước và khu vực quản lý điều hành.
2.1 Nhà máy bơm:
- Nhà máy bơm được lắp đặt 07 tổ máy bơm hướng trục trục đứng loại OП6-
145; lưu lượng Q = 27.000÷35.000 m3/h; cột áp H = (1,3÷4,8) m; động cơ điện
đồng bộ công suất Nđc = 500 kW, điện áp 6kV.
- Kích thước nhà máy L = 37,9 m, B = 14,4 m, H = 11,65 m;
- Cao trình đáy buồng hút: -6.22;
- Cao trình sàn đặt động cơ: +4.60;
- Cao trình đặt thân bơm: -1.89.
2.2 Bể hút:
- Chiều dài: L = 35m; chiều rộng B đáy = (24 ÷ 31,73)m;
- Cao trình mặt cơ phía nhà quản lý: +2.00, hệ số mái kênh m=1,5;
- Cao trình cửa vào buồng hút: -5.07;
- Mực nước cho phép bơm: Hmax = +2.00; Hmin = -0.30.
2.3 Bể xả:
- Chiều dài: L = 53,0m; chiều rộng B đáy = 31,23 m;
3

- Cao trình đáy: +0.50; cao trình bờ: +4.80, hệ số mái: m=1,5;
- Mc nc Max cho phép bm: Khi ti +4.00; khi tiêu +4.20.
2.4 Cống xả tiêu:
- Đặt tại Km8+607 đê hữu sông Đào thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định.
- Cống 06 cửa, kích thước mỗi cửa BxH = 2,25 x 2,25 m;
- Chiều dài thân cống: L = 14,2 m;
- Cao trình đáy cống: +0.50; cao trình trần cống: +2.75;
- Cánh van bằng thép, thiết bị nâng hạ cánh van kiểu trục vít loại 10VĐ1.
2.5 Cống tưới:
- Cống 04 cửa, kích thước mỗi cửa BxH = 2,5 x 3,58 m;
- Chiều dài thân cống: L = 11,7m;
- Cao trình đáy cống: +0.98; cao trình đỉnh cống: + 4.80;
- Cánh van bằng thép, thiết bị nâng hạ cánh van kiểu trục vít loại 10VĐ1.
2.6 Cống lấy nước:
- Được xây dựng mới năm 2014, vị trí Km8+521 đê hữu sông Đào thuộc xã
Tân Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Cống 03 cửa 02 tầng cánh, kích thước mỗi cửa BxH = 2,8 x 5,0 m;
- Chiều dài thân cống: L= 30,0 m.
- Cao trình đáy cống: -2.50; cao trình đỉnh cống: +2.50;
- Cánh van bằng inox, thiết bị đóng mở kiểu trục vít loại 10VĐ1và 20VĐ2.
Công trình phụ cận gồm:
2.7 Cống điều tiết Cánh Gà:
- Được xây dựng mới năm 2019.
- Kích thước BxH = 6,0 x 6,0m;
- Chiều dài thân cống: L= 15,2m;
- Cao trình đáy cống: -2.00m; cao trình đỉnh tường đầu phía thượng lưu cống
+3.0 và phía hạ lưu +4.5;
- Cánh van bằng thép, thiết bị đóng mở kiểu cáp loại TĐ8n .
2.8 Kênh tiêu Tiên Hương:
Tổng chiều dài tuyến kênh là 12,5 km (từ bể hút đến cống điều tiết Cánh Gà),
chiều rộng trung bình mặt thoáng kênh khoảng 46m. Chiều dài tuyến kênh đi qua
khu dân cư phía bờ hữu là 3,6 km và phía bờ tả là 2,5 km.
3. Sơ đồ mặt bằng bố trí công trình:(Có bản vẽ cắm mốc chỉ giới kèm theo).
4

4. Chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:
Chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ cụm công trình đầu mối trạm bơm Cốc
Thành theo Quyết định số 2449/2020/QĐ-UBND ngày 05/10/2020 của UBND tỉnh
Nam Định, cụ thể như sau:
Công trình,
STT Tọa độ (X) Tọa độ (Y)
tên mốc
I Cống lấy nước
1 MTC-01 2254363.2601 567978.8100
2 MTC-02 2254355.7100 568009.8800
II Kênh dẫn lấy nước
1 MTC-03 2254347.7500 568042.9800
III Cống tiêu xả
1 MTC-04 2254230.750 567945.2000
IV Kênh xả tiêu
1 MTC-05 2254222.6700 567981.3100
V Diện tích ao cấp nước cho hệ thống bơm kỹ thuật
1 CTTL-06 2254233.9400 567909.5300
2 CTTL-07 2254175.8200 567902.5500
3 CTTL-08 2254173.9300 567850.7900
4 CTTL-09 2254180.6000 567813.1800
5 CTTL-10 2254226.0800 567813.7000
6 CTTL-11 2254240.4400 567813.1500
VI Bãi tiếp địa
1 CTTL-12 2254283.3400 567831.8700
5

2 CTTL-13 2254282.1100 567804.3100


3 CTTL-14 2254378.6500 567798.1000
4 CTTL-15 2254380.0800 567824.5000
II. Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Tình hình quản lý, khai thác công trình:
Việc quản lý, vận hành công trình thực hiện theo quy trình kỹ thuật do Công
ty Bắc Nam Hà ban hành tại các Quyết định số 583/QĐ-BNH ngày 27/3/2017 ban
hành quy trình vận hành Trạm bơm điện Cốc Thành và số 865/QĐ-BNH ngày
01/9/2017 ban hành quy trình vận hành cống dưới đê trạm bơm Cốc Thành.
Hàng năm xây dựng phương án và giao khoán cho đơn vị thực hiện công tác
vệ sinh, khơi thông tuyến kênh, cống dưới đê; định kỳ tổ chức tập huấn, kiểm tra
việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật đối với người lao động.
Tổ chức kiểm tra định kỳ công trình trước và sau mùa mưa bão; xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ
phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quan trắc mực nước, lượng mưa để
hỗ trợ công tác điều hành, số liệu cập nhật tự động 10 phút/lần lên trang thông tin
điện tử của Công ty (Website: bacnamha.com), trường hợp thiết bị quan trắc bị hư
hỏng, trạm thực hiện quan trắc thủ công và cập nhật trực tiếp lên website hoặc báo
cáo về phòng Quản lý nước và Công trình.
2. Về bảo vệ công trình:
Trạm bơm điện Cốc Thành trực tiếp quản lý, phân công công nhân thường
xuyên kiểm tra, bảo vệ công trình đầu mối, kênh tiêu Tiên Hương. Đối với những
vụ việc vi phạm công trình thuỷ lợi hoặc trộm cắp, phá hoại thì công nhân phụ
trách báo cáo về trạm bơm điện Cốc Thành và Công ty Bắc Nam Hà để phối hợp
với chính quyền địa phương xử lý. Phân công trách nhiệm cụ thể như sau:
2.1 Trạm trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động.
2.2 Trạm phó: Giúp việc cho trạm trưởng, trực tiếp phụ trách công tác kỹ
thuật và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trạm
trưởng trong các lĩnh vực.
2.3 Nhân viên kế toán, thủ quỹ, tạp vụ:
Ngoài các nhiệm vụ chính đã được quy định (như: Tham mưu đề xuất với
trạm trưởng trong công tác quản lý tài chính, quản lý quỹ tiền mặt, vật tư, thiết bị
của đơn vị, thực hiện thu, chi, tiền mặt đúng đối tượng, đúng số tiền đã được duyệt,
quản lý vật tư, tài sản của đơn vị đảm bảo đúng quy định…) còn phải thực hiện
công tác bảo vệ bán chuyên trách khi được Trạm trưởng giao nhiệm vụ, lập dự trù,
chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm, thuốc men, hậu cần và kinh phí dự phòng để phục
vụ tốt công tác bảo vệ công trình, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi
có sự cố xảy ra.
2.4 Công nhân thuỷ nông có trách nhiệm:
- Trực tiếp quản lý vận hành, bảo vệ công trình thủy công và công trình kênh
tiêu Tiên Hương có tổng chiều dài 12,5km (từ bể hút trạm bơm Cốc Thành đến
cống Cánh Gà); thường xuyên kiểm tra, giải tỏa bèo, rác, vật cản đảm bảo thông
thoáng dòng chảy. Chủ động tham mưu hoặc trực tiếp xử lý các sự cố hư hỏng có
6

thể dẫn đến gây mất an toàn cho cống, kênh. Là lực lượng chính để bảo vệ cống,
kênh và phát hiện kịp thời ngăn chặn, xử lý mọi hành vi gây mất an toàn cho công
trình như: đào phá kênh, lấy cắp thiết bị cơ khí, phá hoại đập, lưới ngăn bèo, ngăn
chặn hành vi xâm hại đến phạm vi bảo vệ công trình như xây dựng nhà tạm, trồng
cây lâu năm, xả chất thải ô nhiễm vào lòng kênh,..;
- Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính
quyền địa phương và nhân dân trong việc bảo vệ các hạng mục công trình thuỷ lợi
trên địa bàn;
- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý
nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn
công trình thủy lợi;
- Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo đơn vị về các hành vi vi
phạm công trình thủy lợi để có biện pháp xử lý tiếp theo.
2.5 Công nhân vận hành có trách nhiệm:
- Trực tiếp vận hành, vệ sinh công nghiệp, bảo trì các thiết bị cơ điện trong
trạm bơm theo đúng quy trình thuật đảm bảo an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh nội
quy, quy chế, quy trình, quy phạm về quản lý vận hành và bảo trì sửa chữa thiết bị
cơ điện của Công ty, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề theo tiêu chuẩn bậc thợ công nhân vận hành sửa chữa bơm điện; phát hiện kịp
thời những thiếu sót, hư hỏng thiết bị hoặc công trình thuộc phạm vi mình quản lý,
đề xuất các biện pháp xử lý với trưởng ca, có quyền dừng vận hành, báo cáo
trưởng ca khi máy móc, thiết bị xảy ra sự cố hoặc phát hiện nguy cơ sẽ xảy ra sự
cố hoặc thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn về vận hành công trình
thủy công và thiết bị cơ điện.
- Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ do trạm trưởng yêu cầu như: Bảo
vệ bán chuyên trách, thực hiện các nhiệm vụ Phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn và các nhiệm vụ khác.
2.6 Công nhân bảo vệ chuyên trách có nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện theo nội quy, quy định về công tác bảo vệ, phòng chống
cháy, nổ, tổ chức tuần tra kiểm soát, lập chốt bảo vệ, không để người, phương tiện
không có trách nhiệm ra vào công trình, kịp thời phát hiện, xử lý và báo cáo trực
tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ an toàn cho công trình
để có biện pháp xử lý.
- Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ công trình;
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công
trình và vùng phụ cận của công trình;
- Bảo vệ, xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
- Báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định;
- Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông lưu thông
trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an
toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
- Khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa
đến an toàn của công trình phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo ngay cho
Công ty Bắc Nam Hà hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi
7

phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
III. Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất
1. Chế độ thông tin báo cáo:
Thực hiện chế độ báo cáo về các phòng chức năng của Công ty để tổng hợp,
kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp &PTNT theo đúng quy định.
- Báo cáo định kỳ hàng năm (trước và sau mùa lũ bão) về: Các hư hỏng của
công trình và công tác sửa chữa khắc phục; hiện trạng công trình, hạng mục công
trình; các nội dung khác có liên quan.
- Báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau: Phát hiện công trình bị hư hỏng
đột xuất hoặc các hư hỏng đã có từ trước diễn biến theo chiều hướng xấu; có sự cố
trong vận hành cửa cống, cửa van, sạt lở kênh; mưa lớn xuất hiện trong khu vực hệ
thống, lũ ngoài sông cao có nguy cơ gây mất an toàn công trình và các vi phạm về
quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Ngoài ra, tất cả các lần kiểm tra định kỳ, đột xuất, đoàn kiểm tra phải báo cáo
bằng văn bản các hạng mục công trình đã kiểm tra. Trường hợp đặc biệt cần phải
xử lý ngay thì Trưởng đoàn báo cáo trực tiếp lên Ban Giám đốc và Chủ tịch Công
ty.
2. Kiểm tra thường xuyên:
Hàng ngày, Trạm trưởng phải phân công nhiệm vụ cho các công nhân quản lý
rà soát kiểm tra, nắm bắt các công trình để đánh giá sự ổn định công trình, theo dõi
các nhân tố có thể ảnh hưởng đến vận hành cho công trình, báo cáo về Công ty Bắc
Nam Hà để có biện pháp và kế hoạch sửa chữa khắc phục (nếu có) nhằm đảm bảo
phục vụ kịp thời sản xuất, các nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
- Thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị và công trình; các điều kiện liên
quan đến việc quản lý, vận hành để đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động bình
thường, an toàn.
- Kiểm tra tình trạng chung của bể hút, bề xả, nhà trạm bơm, bể nước kỹ
thuật, cống, kênh dẫn vào bể hút, kênh xả, máy móc thiết bị… và các công trình
khác trong suốt quá trình vận hành.
3. Kiểm tra định kỳ:
- Trước vụ sản xuất (trước ngày 30/4) và sau vụ sản xuất (trước ngày 30/10),
Trạm bơm Cốc Thành phối hợp với phòng chức năng Công ty Bắc Nam Hà tổ
chức thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành các công việc kiểm tra, đánh giá tình
hoạt động của máy móc, thiết bị và công trình sau mỗi vụ.
- Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Đánh giá hiện trạng các công trình thủy công, việc chấp hành quy trình
quản lý, vận hành công trình, các kiến nghị đề xuất về quản lý vận hành công trình.
+ Kiểm tra những điểm vi phạm chưa được xử lý, phòng chống hiện tượng
mở rộng vi phạm hành lang bảo vệ cống, kênh…
+ Kết quả kiểm tra định kỳ: Kiểm tra mức độ xử lý các tồn tại và kiến nghị
biện pháp xử lý các tồn tại nếu có và phải được lập thành biên bản làm cơ sở báo
cáo theo quy định và lập kế hoạch bảo vệ công trình.
4. Kiểm tra đột xuất:
- Tổ chức kiểm tra khi có mưa lớn hoặc thời tiết bất thường xảy ra (lũ, lụt,
bão…) hoặc phát hiện công trình, hạng mục công trình có hư hỏng đột xuất để có
8

biện pháp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn cho công trình, hạng mục công trình.
- Nội dung kiểm tra gồm: Việc chấp hành quy trình, quy phạm hoặc tình trạng
kỹ thuật và an toàn của máy móc thiết bị, công trình khi có hư hỏng hoặc tai nạn
liên quan đến con người trong quá trình vận hành hoặc bảo trì để đánh giá và đưa
ra các giải pháp xử lý.
IV. Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có
tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng
cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu
nổ, chất dễ cháy, chất độc hại
1. Quy định việc giới hạn cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng
lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình, gồm có:
- Đường đê hữu Đào kết hợp làm đường giao thông, giới hạn tải trọng phương
tiện giao thông đi trên đê <10T theo quy định của Luật Đê điều.
- Đường bờ kênh bể xả trạm bơm là đường dân sinh, chỉ cho phép người và
phương tiện thô sơ lưu thông, cấm phương tiện giao thông có tải trọng lớn.
- Cống lấy nước và kênh tiêu Tiên Hương không phục vụ giao thông thuỷ.
2. Quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu,
kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại:
- Trạm bơm điện Cốc Thành xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy và
tổ chức diễn tập phương án theo hướng dẫn của Hội đồng an toàn vệ sinh lao động
Công ty.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy và
khả năng sẵn sàng sử dụng thường xuyên, định kỳ và đột xuất để đảm bảo hoạt
động tốt khi có sự cố xảy ra.
- Thường xuyên kiểm tra nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất
dễ cháy, chất độc hại… để phát hiện, ngăn chặn từ sớm các nguy cơ gây mất an
toàn.
- Khi xảy ra cháy, tùy theo tính chất của đối tượng bị cháy mà áp dụng các
biện pháp chữa cháy và sử dụng các phương tiện chữa cháy phù hợp và an toàn.
- Lắp đặt biển báo về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài
liệu, kho tàng cất giữ chất dễ cháy, chất độc hại theo đúng quy định của Luật
Phòng cháy chữa cháy.
- Tổ chức học tập, hướng dẫn cho người lao động trong đơn vị triển khai
phương án phòng, chữa cháy và sử dụng thông thạo các phương tiện trong từng
trường hợp chữa cháy.
V. Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ công trình
1. Mục tiêu, yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn cho các công trình trong cụm công trình đầu mối trạm bơm
điện Cốc Thành.
- Dự kiến các tình huống có khả năng xảy ra để xây dựng bảo vệ và tổ chức
phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công
trình, có biện pháp xử lý khắc phục kịp thời, hạn chế thiệt hại về người, tài sản do
thiên tai và những tác động khác gây ra.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ của đơn vị trạm bơm điện Cốc Thành phối hợp
chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương đảm bảo an ninh, an toàn cho công
9

trình đầu mối và các công trình có liên quan.


- Nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành công trình đầu mối trạm
bơm điện Cốc Thành, các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trong việc
quản lý bảo vệ công trình đầu mối và các công trình có liên quan.
2. Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ:
2.1 Tổ chức và trách nhiệm của lực lượng bảo vệ công trình:
- Người đứng đầu: Trạm trưởng 01 người;
- Các thành viên trong lực lượng bảo vệ công trình gồm:
+ Phó trạm trưởng: 01 người;
+ Nhân viên kế toán: 01 người;
+ Nhân viên thủ quỹ: 01 người;
+ Nhân viên tạp vụ: 01 người;
+ Nhân viên trực điện: 01 người;
+ Nhân viên kỹ thuật: 02 người;
+ Công nhân vận hành trạm bơm 25 người;
+ Công nhân thuỷ nông: 04 người;
+ Đội bảo vệ chuyên trách 04 người;
- Tổ chức lực lượng bảo vệ công trình chịu trách nhiệm:
+ Ban hành nội quy, quy định về bảo vệ công trình;
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch nhằm bảo vệ an toàn
tuyệt đối công trình trong mọi tình huống;
+ Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong khu vực đảm
bảo an ninh, an toàn cho công trình đầu mối và các công trình có liên quan;
+ Chủ động phòng ngừa và phát hiện, ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu hoạt
động phá hoại, trộm cắp tài sản, kiểm soát phương tiện, hàng hóa ra vào khu vực
đầu mối công trình.
2.2 Phân công và trách nhiệm bảo vệ công trình:
a) Trạm trưởng có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm toàn diện về việc bảo an ninh, an toàn về con người, tài
sản của công trình;
- Chỉ đạo xây dựng, tổ chức và kiểm tra thực hiện phương án, kế hoạch và nội
quy bảo vệ công trình;
- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị, phương
tiện nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động của lực lượng bảo vệ công trình;
- Bố trí phân công lực lượng bảo vệ thường xuyên, hàng ngày theo ca; ngoài
04 bảo vệ chuyên trách, đơn vị bố trí thêm 02 công nhân kỹ thuật và các lực lượng
khác để kịp thời xử lý khí có sự cố xảy ra;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình
của công nhân bảo vệ các công trình, hạng mục công trình được phân công;
- Chịu trách nhiệm giải quyết các hành vi vi phạm công trình khi nhận được
thông tin phản ảnh, báo cáo;
- Xác định các vị trí khu vực xung yếu, bố trí lực lượng bảo vệ phù hợp với
tính chất, mức độ yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và phạm vi bảo vệ
cụm công trình đầu mối;
- Khi xảy ra hư hỏng đột xuất hoặc phát hiện nguy cơ gây mất an toàn công
10

trình, phải báo cáo lãnh đạo Công ty Bắc Nam Hà và các cơ quan liên quan. Tổ
chức nhân lực, phương tiện, vật tư để xử lý, ngăn chặn và khắc phục sự cố sớm
nhất để đảm bảo an toàn công trình;
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc phát hiện, xử lý
nghiêm các đối tượng và hành vi vi phạm gây mất an toàn cho công trình.
b) Các thành viên trong tổ chức lực lượng bảo vệ (bao gồm cả bảo vệ chuyên
trách và bán chuyên trách) có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng theo sự bố trí, phân công của Trạm trưởng.
- Khi phát hiện công trình có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại thì phải
ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm đến an toàn công trình.
- Ngăn chặn phương tiện giao thông có trọng tải lớn và tàu thuyền ra vào neo
đậu trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi gây mất an toàn các cống
tưới, tiêu, lấy nước, điều tiết.
- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình trên kênh như: đào
phá kênh, lấy cắp thiết bị cơ khí, phá hoại đập, lưới ngăn bèo theo Quyết định số
624/QĐ-BNH ngày 30/9/2020 về Quy định quản lý, vận hành kênh và công trình
trên kênh và Quyết định số 560/QĐ-BNH ngày 16/9/2019 Quy định về phạm vi
bảo vệ công trình thủy lợi và Quy trình lập hồ sơ xử lý vi phạm công trình.
- Vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi
và không dùng mọi hình thức để vi phạm lấn chiếm công trình thủy lợi.
- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý
nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm công trình thủy lợi.
- Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo đơn vị về các hành vi vi
phạm công trình thủy lợi để có biện pháp xử lý tiếp theo.
- Tại các vị trí có nhân viên vận hành kiêm công tác quản lý bảo vệ 24/24h.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, vận hành thiết bị - công trình, các nhân viên này cùng với
nhân viên trực sửa chữa thiết bị cơ điện có trách nhiệm theo dõi quá trình làm việc,
giám sát, kiểm tra, đánh giá tình trạng chất lượng của thiết bị - công trình. Các
nhân viên này cũng là những thành viên nòng cốt của Đội PCCC đơn vị (được Cơ
quan Cảnh sát PCCC tỉnh Nam Định cấp chứng chỉ và huấn luyện nghiệp vụ hàng
năm), của các Tổ xung kích PCLB. Đây chính là lực lượng bảo vệ bán chuyên
trách bảo vệ bên trong khu vực công trình, sẵn sàng đối phó với mọi biểu hiện xâm
phạm an ninh - an toàn công trình, tham gia chữa cháy, phòng chống lụt bão giảm
nhẹ thiên tai, cứu hộ cứu nạn tại các khu vực công trình.
c) Ban lãnh đạo Công ty Bắc Nam Hà:
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện bảo vệ công trình
của trạm bơm điện Cốc Thành. Trực tiếp giải quyết các hành vi vi phạm công trình
thuỷ lợi, các sự cố công trình vượt quá khả năng của trạm bơm;
- Nếu kiểm tra chỉ đạo bảo vệ công trình không tốt để xảy ra hậu quả nghiêm
trọng thì Ban lãnh đạo Công ty Bắc Nam Hà chịu trách nhiệm trước Bộ
NN&PTNT theo quy định.
2.3 Tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn:
- Tổ chức lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên
quan trên địa bàn trong công tác xử lý các tình huống khẩn cấp và các tình huống
11

vượt ngoài khả năng tự bảo vệ của trạm bơm.


- Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão của địa phương trong công tác phòng chống lụt bão và thiên tai.
2.4 Trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ:
Đơn vị quản lý khai thác có trách nhiệm trang bị các thiết bị hỗ trợ công tác
bảo vệ công trình:
- Trang bị thiết bị văn phòng;
- Phương tiện tuần tra, bảo vệ, thuyền máy 8CV, roi điện, gậy cao su, phương
tiện đi lại, vận chuyển vật tư, vật liệu…
STT Tên vật tư, phương tiện Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Bình chữa cháy MT5 Bình 3
2 Bình chữa cháy MT3 Bình 9
3 Bình MFZ4 Bình 6
4 Thang nhôm Cái 1
5 Chăn sợi Cái 3
6 Xô Cái 5
7 Thùng đựng cát Thùng 1
8 Cát m3 0,5
9 Xẻng Cái 5
10 Vòi cứu hỏa Bộ 7
11 Roi điện Cái 1
VI. Xác định phạm vi bảo vệ công trình
1. Phạm vi bảo vệ công trình:
Thực hiện theo Luật Thuỷ lợi, Luật Đê điều và Quyết định số 18/2019/QĐ-
UBND ngày 13/6/2019 của UBND tỉnh Nam Định về việc Ban hành Quy định
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định:
a) Kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ
chân mái ngoài trở ra từ 02 m đến 03 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với
kênh kiên cố;
b) Kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái
ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh
kiên cố.
c) Vùng phụ cận của cống trên sông được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở
ra mỗi phía 50 m.
2. Chế độ bảo vệ:
Để đảm bảo an toàn cho công trình, Trạm bơm điện Cốc Thành phải thực hiện
chế độ báo cáo như sau:
2.1 Chế độ thường xuyên:
Lực lượng bảo vệ công trình có nhiệm vụ:
- Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, hàng ngày, có sổ nhật ký bảo vệ công
trình và thường xuyên cập nhật thông tin số liệu ghi sổ giao trực hàng ngày;
- Cấm không cho phương tiện giao thông quá trọng tải đi trên mặt cống;
12

- Kiểm tra theo dõi các bộ phận của công trình như: nhà trạm, các cống,
kênh....
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc phát hiện, xử lý
nghiêm đối tượng vi phạm, các hành vi vi phạm an toàn công trình.
2.2 Chế độ bảo vệ đột xuất:
Trạm trưởng yêu cầu lực lượng bảo vệ tăng cường bảo vệ đột xuất ở các vị trí
xung yếu tại công trình khi:
- Bão, lũ, mưa lớn xảy ra;
- Công trình có sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố;
- Các vấn đề khác có tính chất ảnh hưởng nghiệm trọng đến an toàn công
trình, hạng mục công trình.
2.3 Triển khai lực lượng bảo vệ:
Lực lượng bảo vệ công trình là cán bộ, công nhân của trạm bơm. Ngoài ra còn
có các lực lượng tham gia bảo vệ khác: Chính quyền địa phương, dân quân xung
kích, mọi công dân và khu vực hưởng lợi công trình có trách nhiệm phối hợp bảo
vệ công trình theo quy định của pháp luật.
3. Nội quy bảo vệ công trình
3.1 Các hành vi bị nghiêm cấm:
- Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải
trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm
nguồn nước trong công trình thủy lợi.
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.
- Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ,
ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.
- Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử
dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi
có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
- Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.
- Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.
- Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy
trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có
thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
- Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa
có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các
hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.
3.2 Trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, các hoạt động sau đây chỉ được
tiến hành khi có giấy phép:
- Xây dựng công trình mới;
- Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
- Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây
13

dựng, khai thác nước dưới đất;


- Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và
không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
- Trồng cây lâu năm;
- Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
- Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô,
xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
- Xây dựng công trình ngầm.
VII. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình
- Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị, cán bộ và những người làm việc
trong công trình thực hiện các quy định về công tác bảo vệ;
- Lập chốt bảo vệ để kiểm soát, kiểm tra người, phương tiện ra, vào công
trình; xử lý những trường hợp vi phạm quy định về công tác bảo vệ theo quy định;
- Lắp đặt các biển báo giới hạn tải trọng phương tiện lưu thông qua cống, biển
báo cấm bơi lội, đánh cá, tắm, giặt quần áo trong phạm vi bảo vệ công trình.
- Ngăn chặn phương tiện giao thông có trọng tải lớn và tàu thuyền ra vào neo
đậu trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Kiểm tra và thực hiện các nội dung trong giấy phép của tổ chức cá nhân
được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình;
- Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, kiểm soát các hoạt động gây
tổn hại hoặc đe doạ đến an toàn của công trình;
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp
luật trong phạm vi bảo vệ công trình Thủy lợi;
- Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải đảm bảo không gây
cản trở, phải có đường, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
VIII. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại
công trình và vùng phụ cận của công trình
- Thường xuyên tổ chức, phối hợp hỗ trợ lực lượng công an triển khai công
tác tuần tra kiểm soát bảo vệ an toàn công trình trong quá trình quản lý khai thác
công trình, đặc biệt phải tăng cường lực lượng trong thời điểm diễn ra các sự kiện
chính trị xã hội quan trọng, lễ, tết, những thời điểm tình hình an ninh trật tự diễn
biến phức tạp nhạy cảm.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng công an và các cơ quan
chức năng giải quyết những vấn đề vụ việc xảy ra tại công trình làm ngoài chức
năng nhiệm vụ thẩm quyền của lực lượng bảo vệ chuyên trách.
- Phối hợp với lực lượng công an, nắm bắt tình hình, phòng ngừa các hoạt
động phá hoại, xâm phạm công trình, gây rối mất an ninh trật tự của các phần tử
xấu, các loại hành vi vi phạm pháp luật; tuyên truyền, xây dựng vững chắc phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh tại công trình và các vùng tiếp giáp, phụ cận, phát huy
vai trò sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong tham gia phòng ngừa, bảo vệ công
trình.
- Bảo vệ nội bộ, trao đổi thông tin, công tác cán bộ bảo vệ công trình theo
đúng quy định của pháp luật:
14

+ Tổ chức ra soát, tuyển chọn người làm việc phải có lý lịch rõ ràng, có năng
lực hành vi dân sự đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chính sách
pháp luật của Nhà nước, có sức khỏe bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.
+ Thẩm tra chặt chẽ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy trình xét duyệt nhân sự khi
tuyển dụng mới và khi bổ sung, thay đổi với lực lượng bảo vệ, cán bộ công nhân
viên, đề phòng phân tử xấu trà trộn để thực hiện âm mưu phá hoại.
IX. Bảo vệ, xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố
1. Các tình huống mất an toàn công trình do mưa lũ:
Đơn vị khai thác tổ chức lực lượng ứng trực, theo dõi diễn biến tình hình thời
tiết, diễn biến nước mưa, mực nước các điểm đo, xử lý xử lý thông tin và cung cấp
đến với cơ quan nhà nước và cơ quan phòng chống thiên tai có thẩm quyền, cơ
quan, đơn vị có liên quan để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu và chỉ đạo ứng phó. Các tình
huống mất an toàn công trình do thiên tai, mưa lũ, cụ thể như sau:
1.1 Thẩm lậu, mạch đùn, mạch sủi khu vực cống phía đồng.
Khi mực nước cao từ Báo động II, III xẩy ra hiện tượng mạch đùn, mạch sủi,
nước rò rỉ hai bên mang cống, phía hạ lưu xuất hiện nước rò rỉ, kiểm tra thấy vòi
nước mang theo đất cát trong thân đê ra.
Biện pháp xử lý: Ngăn không cho dòng thấm mang đất trong thân đê ra, nước
rò rỉ hai bên mang cống:
- Dùng bao tải đất thi công giếng lọc: Cho đất, cát vào bao tải sau đó đặt bao
tải trồng lên nhau tạo thành giếng có đường kính 0,8m, cao 1,2m; lưu ý trước khi
đặt bao tải đất làm thành giếng thì phải làm phẳng đáy và vệ sinh cửa ra của vòi
nước, sau khi đắp thành giếng xong phải lấy bạt quây quanh thành giếng tránh
nước rò rỉ qua thành giếng sau đó bố trí vật liệu để phân bố lưu tốc tránh tắc khi đổ
vật liệu lọc. Sau đó làm máng dẫn nước ra phía đồng nước ra là nước trong thì đạt
yêu cầu.
- Dự kiến vật tư, phương tiện để làm 01 giếng lọc, thành phần như sau:
+ Đất làm thành giếng: 1,25m3;
+ Bao tải đất: ≈ 52 cái;
+ Vt liu lc: cát dày 0,25cm: 0,13m3;
+ Đá dăm, sỏi cuộn dày 0,25m: ≈ 0,13m3;
+ Vi lc: 10m2;
- Dự kiến vật tư, phương tiện dự phòng:
Dây Đất hoặc Đá Vải Máy Cuốc,
Bao Cát Tre Ô tô 5
buộc cát đen Dăm lọc Xúc xẻng
tải (m3) (cây) tấn (cái)
(kg) (m3) (m3) (m2) (cái) (cái)
2 2 (3÷5
300 4,0 70 2,0 2,0 2 50
0 0 )
1.2 Đáy cống, khe van bị rò rỉ
Trong mùa lũ cánh van luôn đóng, trường hợp mực nước lũ lên cao vượt báo
động III (cao trình +4.2m), chênh lệch mực nước lớn có hiện tượng rò nước từ phía
sông vào phía đồng qua khe phai hoặc đáy cánh van.
Phương án xử lý: Dùng thợ lặn để chèn nhét rẻ phía sông.
- Khi cửa van đóng hết kiểm tra đáy cánh van không có vật cản ở đáy, nhưng
có hiện tường rò nước ở đáy cánh van chiều rộng đường rò từ (1÷2)cm. Dùng thợ
15

lặn xuống kiểm tra đường rò dưới đáy cống, dọn sạch đáy và khe phai sát đáy,
dùng giẻ bịt các đường rò lần lượt từ trái sang phải (hoặc ngược lại);
- Khi rò rỉ qua cánh van lớn, buộc những bó rơm, rạ vào đầu cây tre luồng
đưa những bó rơm rạ vào chỗ có xoáy cuộn và khe hở cánh cống ; sau đó chèn tiếp
giẻ vào các khe hở đến khi xử lý xong, không xuất hiện dòng chảy.
- Vật tư: 100 kg giẻ lau, máy cung cấp không khí để thở: 02 bình, thợ lặn: 2
người.
2. Tình huống nhắn tin gọi điện, tung tin đe doạ khủng bố:
Cách xử lý:
- Ngay sau khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi hoặc thông tin đe doạ khủng bố
phá hoại công trình, lực lượng bảo vệ hoặc bất kỳ cán bộ nhân viên của trạm bơm
phải báo cáo nhanh nhất đến người chỉ huy bảo vệ công trình và cơ quan công an
gần nhất để tổ chức xác minh, xử lý;
- Tăng cường lực lượng kiểm tra kiểm soát tại các vị trí, hạng mục xung yếu,
kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý những dấu hiệu, vật thể, đồ vật có biểu hiện
nghi vấn, chú ý xác định, kiểm tra cụ thể địa điểm mà đối tượng đe dọa sẽ tiến
hành khủng bố phá hoại; kiểm soát, phát hiện tạm giữ những người có dấu hiệu
nghi vấn để làm rõ bước đầu trong quá trình chờ lực lượng công an đến xử lý;
- Thông báo và tổ chức sơ tán người, trang thiết bị, đồ vật có giá trị đã khỏi
khu vực bị đe dọa khủng bố phá hoại; bảo vệ chặt chẽ công trình;
- Nếu phát hiện đối tượng đã có hành vi khủng bố, phá hoại thì phải báo cơ
quan công an gần nhất để tổ chức bắt giữ khẩn cấp.
3. Tình huống phát hiện đối tượng xâm nhập vào phạm vi khu vực bảo vệ
công trình. (chỉ cần phát hiện đối tượng đột nhập thì triển khai xử lý)
Cách xử lý:
- Lực lượng bảo vệ hoặc bất kỳ cán bộ, nhân viên nào của Trạm bơm điện cốc
Thành phát hiện có người đột nhập phải ngăn chặn và báo cáo nhanh nhất đến
người chỉ huy bảo vệ công trình và công an địa phương nơi gần nhất để huy động
lực lượng tham gia xử lý;
- Triển khai lực lượng tại chỗ khi phát hiện sự việc, hiện tượng cần nhanh
chóng tiếp cận, huy động lực lượng ngân chặn các hoạt động có thể gây mất an
ninh trật tự, đồng thời báo cáo đến người chỉ huy bảo vệ công trình;
- Trường hợp có thông tin hoặc dấu hiệu có nhiều người xâm nhập thì huy
động toàn bộ lực lượng tăng cường kiểm soát chặt công trình, nhanh chóng găn
chặn, không chế không để các đối tượng hoạt động;
- Bắt giữ người người đột nhập, kiểm tra thu giữ những đồ vật đối tượng
mang theo, chú ý phát hiện vũ khí, hung khí trường hợp đối tượng phản kháng
chống cự thì phải có biện pháp không chế vô hiệu hóa, đề phòng đối tượng phản
ứng tấn công, khẩn trương lập biên bản, đấu tranh khai thác ban đầu để xác định ý
đồ, động cơ mục đích, thông tin về nhân thân lai lịch, phương thức xâm nhập hoạt
động (một mình hay nhiều người);
- Bàn giao người khi lực lượng công an đến hiện trường để tiến hành công tác
điều tra, xử lý theo chức năng, thẩm quyền, đồng thời tích cực hỗ trợ, phối hợp bảo
vệ hiện trường, giải quyết hậu quả, ổn định tình hình, đưa mọi hoạt động của công
trình trở lại bình thường.
16

4. Tình huống đối tượng xâm nhập, tấn công chiếm quyền điều khiển hoặc
phá hệ thống điện tử điều hành công trình, nhất là trong quá trình đang vận
hành phòng chống lũ, úng hạn
Cách xử lý:
- Lực lượng bảo vệ hoặc bất kỳ cán bộ nhân viên nào khi phát hiện tình huống
phải báo động khẩn cấp đến toàn bộ lực lượng đang làm việc tại công trình để
tham gia giải quyết, đồng thời khôn khéo ngăn chặn, bắt giữ đối tượng, không để
đối tượng tấn công chiếm quyền điều khiển hoặc phá hoại hệ thống, thiết bị điều
khiển công trình;
- Báo cáo nhanh nhất đến người chỉ huy bảo vệ công trình và công an địa
phương gần nhất để huy động lực lượng xử lý;
- Trường hợp bắt giữ, không chế được đối tượng thì lập biên bản, báo cáo
lãnh đạo và bàn giao ngay cho lực lượng công an xử lý theo quy định; nếu có
thông tin hoặc dấu hiệu cho thấy có nhiều người đột nhập xâm nhập thì báo cáo
lãnh đạo huy động lực lượng tăng cường kiểm soát chất công trình, đồng thời báo
ngay cho lực lượng công an, cùng phối hợp để nhanh chóng bao vây truy tìm, bắt
giữ các đối tượng còn lại;
- Trong trường hợp không thể không chế, đối tượng vẫn thực hiện hành vi tấn
công can thiệp, phá hủy hệ thống điện tử điều hành công trình thì triển khai các
biện pháp xử lý sự cố tại khoản 5, khoản 6 ở Điều này.
5. Tình huống phát hiện đối tượng, vật thể nghi vấn mang chất nổ, cháy,
chất độc phá hoại công trình, đầu độc nguồn nước.
Cách xử lý:
- Lực lượng bảo vệ hoặc bất kỳ cán bộ nhân viên nào phát hiện có người đột
nhập phải ngăn chặn, không chế, theo dõi, xác minh và báo cáo nhanh nhất đến
người chỉ huy công trình và công an gần nhất để huy động lực lượng tham gia xử
lý;
- Huy động lực lượng, phương tiện bằng mọi cách nhanh nhất ngăn chặn,
không chế các hoạt động đối tượng, cô lập khoanh vùng khu vực có vật thể nghi
vấn, tiếp cận để quan sát cụ thể về tình trạng vật thể, lưu lượng tốc độ dòng chảy,
hướng tốc độ gió, khoảng cách từ vật thể nghi vấn đề mục tiêu, sử dụng dây thừng
gai rất vật thể nghi vấn ra xa các hạng mục công trình chính (cổng lấy nước, cống
xả tiêu, Nhà máy, kênh dẫn…);
- Lập biên bản, đấu tranh khai thác ban đầu để xác định động cơ mục đích,
thông tin về nhân thân lai lịch, phương thức xâm nhập hoạt động một mình hay
nhiều người; nếu có thông tin hoặc dấu hiệu cho thấy nhiều người xâm nhập thì
huy động lực lượng tăng cường kiểm soát chất công trình, nhanh chóng bao vây,
truy tìm, bắt giữ những người còn lại; bàn giao cho lực lượng công an để xử lý
theo thẩm quyền;
- Trường hợp xác định đối tượng sử dụng chất độc thả xuống kinh dẫn nước
thì triển khai ngăn dòng phối hợp với các cơ quan chức năng có chuyên môn xử lý
theo quy trình, quy định.
6. Tình huống xảy ra cháy, nổ tại công trình, hạng mục công trình nằm
trong phạm vi bảo vệ
Cách xử lý:
17

- Lực lượng bảo vệ hoặc bất kỳ cán bộ nhân viên phát hiện tình huống phải
báo động khẩn cấp đến toàn bộ lực lượng đang làm việc tại công trình, đồng thời
báo khẩn cấp đến người chỉ huy bảo vệ công trình, công an nơi gần nhất, ban chỉ
huy phòng chống thiên tai, y tế để huy động lực lượng tham gia xử lý;
- Nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ và trang thiết bị phương tiện sẵn
có để chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, sơ cấp cứu ban đầu đối với những người bị
thương, bị nạn; tổ chức sơ tán toàn bộ người, phương tiện ra khỏi hiện trường vụ
việc hoặc các khu vực có dấu hiệu nghi vấn, phong tỏa bảo vệ hiện trường, chờ lực
lượng chức năng đến giải quyết;
- Rà soát, kiểm tra toàn bộ công trình để phát hiện, ngăn chặn từ xa, từ sớm và
thu thập dấu vết nghi vấn là nguyên nhân gây ra cháy nổ;
- Phối hợp, hỗ trợ lực lượng công an, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, khám
nghiệm hiện trường, cùng cố tài liệu chứng cứ điều tra theo quy định của pháp luật.
7. Tình huống sự kiện gây rối an ninh, trật tự tại công trình
Cách xử lý:
- Lực lượng bảo vệ ngăn chặn ngay không cho phép họ tiếp cận phạm vi bảo
vệ công trình;
- Báo cáo khẩn cấp chỉ huy bảo vệ công trình, công an, chính quyền địa
phương để chỉ đạo xử lý;
- Nhanh chóng xác định đối tượng cầm đầu, chỉ đạo, tổ chức bao vây không
chế, ngăn chặn đối tượng cầm đầu gây rối., phát hiện các dấu hiệu chuẩn bị công
cụ, phương tiện phục vụ việc phá rối gây mất an ninh trật tự;
- Cử người tiếp cận gặp gỡ, xác định nguyên nhân, nội dung, lý do tiếp cận
phạm vi bảo vệ công trình, tính chất vũ trang có thể xảy ra, số lượng người bị kinh
động tham gia.
X. Phương án tổ chức, chỉ huy
- Thành lập Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT), phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng cá nhân để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Xây dựng phương án phòng chống thiên tai, báo cáo BCH Phòng chống
thiên tai Công ty Bắc Nam Hà. Phối hợp chặt chẽ với BCH phòng chống thiên tai
& TKCN của địa phương trong công tác phòng chống thiên tai.
- Thành lập các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ xử lý, khắc phục kịp thời
những hư hỏng công trình, máy móc thiết bị.
- Thực hiện nghiêm phương án PCTT của BCH Phòng chống thiên tai Công
ty, đơn vị, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Các tập thể, cá nhân tham gia vào lực lượng bảo vệ phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm, bình tĩnh tự tin khi xử lý mọi tình huống.
XI. Phương án kỹ thuật
1. Trước mùa mưa bão:
- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng cụm công trình đầu mối Trạm bơm, chuẩn bị
vật tư, vật liệu, thiết bị máy, phương tiện phục vụ cho PCTT bảo vệ công trình.
- Xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm đối với công trình xung yếu hoặc
chưa qua thử thách, giả định các tình huống xảy ra và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Tăng cường kiểm tra, thực hiện công tác chuẩn bị ứng phó tình huống thiên
tai và tổ chức ứng phó kịp thời khi trường hợp thiên tai xảy ra.
18

2. Trong mùa mưa bão:


- Khi có mưa lớn hoặc cảnh báo lũ, Công ty Bắc Nam Hà mà trực tiếp là trạm
bơm điện Cốc Thành chủ động lực lượng, kiểm tra lại các vật tư trang thiết bị để
sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra.
- Trạm bơm điện Cốc Thành phân công trực, tuần tra kiểm soát công trình,
phát hiện và huy động lực lượng khi xảy ra sự cố, hướng dẫn chỉ đạo lực lượng của
địa phương về kỹ thuật và biện pháp khi xử lý công trình.
- Khi công trình xảy ra sự cố phải lập tức triển khai khắc phục và kịp thời báo
cáo về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Vụ Bản, Sở
Nông nghiệp &PTNT tỉnh Nam Định, Bộ Nông nghiệp &PTNT.
3. Sau thiên tai:
- Tổ chức kiểm tra, kiểm kê, đánh giá xác định hư hỏng, thiệt hại và báo cáo
Ban chỉ huy PCTT Công ty Bắc Nam Hà.
- Tập trung toàn bộ nhân lực hiện có khắc phục thiệt hại, sửa chữa hư hỏng
thiết bị, công trình cần thiết để có thể vận hành công trình trong thời gian sớm
nhất.
- Tổ chức thực hiện công tác giải tỏa vật cản, khơi thông dòng chảy trên trục
kênh tiêu đơn vị quản lý.
- Trường hợp mất điện, vận hành máy phát điện để cấp nguồn điện vận hành
mở cống tiêu nước tự chảy khi mực nước trong đồng cao hơn mực nước sông Đào.
XII. Phương án huy động vật tư, vật liệu, phương tiện, trang thiết bị
Thực hiện phương châm 04 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư
phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Vật tư được tập kết bao gồm phai dự phòng,
bạt, dây thừng, búa, xà beng... ở vị trí thuận tiện nhất để nếu có sự cố xảy ra có thể
vận chuyển nhanh, kịp thời đến xử lý; ngoài ra các vật tư khác (bao gồm: cát, đất,
rơm rạ, rọ thép, vải địa kỹ thuật) huy động từ địa phương.
Công tác đảm bảo vận hành thiết bị và ánh sáng: Khi mất điện, trạm bơm điện
Cốc Thành phải sử dụng các máy phát điện chiếu sáng di động và đèn pin đã được
trang bị để phục vụ chiếu sáng khi xử lý sự cố vào ban đêm. Các trang thiết bị máy
móc, xe tải, máy xúc tập trung tại trạm bơm, đảm bảo hoạt động tốt khi có yêu cầu,
ngoài ra khi cần thiết phải huy động thêm từ các đơn vị thi công đóng trên địa bàn
(vào trước mùa mưa lũ, trạm bơm điện Cốc Thành bàn bạc thống nhất kế hoạch
huy động thiết bị, máy móc với các đơn vị thi công).
XIII. Phương án huy động nhân lực, hậu cần
- Khi có tin bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ, lũ sông Đào báo động II
trở lên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, các tổ công tác, lực lượng cán bộ công
nhân viên trong toàn trạm bơm điện Cốc Thành đã được phân công có mặt và
thường trực 24/24h để triển khai nhiệm vụ chủ động đối phó với các tình huống
diễn biến thời tiết xấu có thể xảy ra. Khi cần thiết phải huy động thêm nhân lực từ
địa phương và các đơn vị thi công đóng trên địa bàn.
- Lập dự trù, chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm, thuốc men, hậu cần và kinh phí
dự phòng để phục vụ tốt công tác ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
XIV. Phương án thông tin, liên lạc
- Thường xuyên truy cập trang thông tin điện tử của Công ty, Mạng viễn
thông, Đài truyền thanh, Truyền hình trung ương, địa phương và Đài khí tượng
19

thủy văn của tỉnh để nắm bắt kịp thời, chính xác diễn biến của thời tiết, khí hậu
bão, lũ, áp thấp nhiệt đới gần bờ để chủ động phòng tránh và ứng phó.
- Khi có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổ bộ vào địa bàn 02 tỉnh
Nam Định và Hà Nam; mực nước sông Đào ở mức báo động cấp II trở lên và dự
báo lượng mưa trong khu vực ≥ 100 mm. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai Trạm
bơm điện Cốc Thành thực hiện chế độ thường trực 24/24 để thực hiện nhiệm vụ
được phân công.
- Trong mùa mưa lũ, yêu cầu tất cả các cán bộ, công nhân viên trạm bơm điện
Cốc Thành và Ban chỉ huy PCTT&TKCN Công ty Bắc Nam Hà bật máy điện
thoại, đảm bảo thông tin 24/24h. Tại hiện trường liên lạc bằng điện thoại cố định
đặt tại công trình và di động của tổ trưởng, tổ phó các thành viên của lực lượng bảo
vệ công trình để chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn.
- Trường hợp sự cố xảy ra, các đồng chí trực tại công trình báo về trực tiếp là
trạm trưởng trạm bơm, phòng Quản lý nước và Công trình, lãnh đạo Công ty Bắc
Nam Hà (khi cần thiết). Nếu không liên lạc được phải khẩn trương cử người trực
tiếp về Công ty Bắc Nam Hà phản ánh tình hình.
XV. Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án
1. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai
- Chủ tịch công ty - Trưởng ban
- Giám đốc công ty - Phó ban thường trực
- Phó giám đốc công ty - Phó ban phụ trách Trạm bơm
- Trưởng phòng các phòng chuyên môn - Ủy viên
2. Lực lượng của đơn vị quản lý công trình:
- Trạm trưởng - Trưởng ban
- Phó trạm trưởng - Phó ban
- Tổ trưởng tổ vận hành cơ điện - Uỷ viên
- Tổ trưởng thuỷ nông - Uỷ viên
- Nhân viên kế toán - Uỷ viên
- Nhân viên kỹ thuật - Uỷ viên
Cùng toàn bộ lực lượng công nhân của trạm bơm điện Cốc Thành quản lý,
vận hành và bảo vệ công trình.
3. Đầu mối thông tin liên lạc:
3.1 Đơn vị quản lý:
- Văn phòng Công ty Bắc Nam Hà: 0228.3649.492
- Văn phòng trạm bơm: 0228.3820.515
- Trạm trưởng trạm bơm: 091.363.2952
- Phó trạm trưởng: 083.427.2009
3.2 Chính quyền địa phương xã Thành Lợi
- Chủ tịch xã: 0228.3502.739
- Công an xã: 094.498.6622
3.3 Chính quyền địa phương xã Tân Thành
- Chủ tịch xã: 091.481.5596
- Công an xã: 090.215.7715
20

Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ Trạm bơm
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý công trình:
1.1 Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Bắc Nam Hà: Chủ trì phối hợp với
chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung
Phương án bảo vệ công trình thủy lợi trạm bơm điện Cốc Thành.
1.2 Trách nhiệm của Trạm bơm điện Cốc Thành:
- Thực hiện nghiêm các quy định trong Phương án bảo vệ công trình đầu mối
và công trình phụ cận Trạm bơm điện Cốc Thành đảm bảo an toàn cho công trình
và phát huy các nhiệm vụ thiết kế của công trình.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn cho công trình đầu
mối Trạm bơm điện Cốc Thành, hạn chế thấp nhất hậu quả thiệt hại do sự cố gây
ra, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo lực lượng bảo vệ chuyên trách và các lực lượng liên
quan tổ chức tốt nhiệm vụ bảo vệ công trình.
- Ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, xử dụng đất trái phép trong phạm vi hành
lang bảo vệ công trình thủy lợi trạm bơm Cốc Thành và các hoạt động gây cản trở
đến việc quản lý, bảo trì và vận hành công trình; các hành động xâm phạm đến
mốc giới xác định hành lang bảo vệ công trình.
- Lắp đặt các biển cấm, biển báo tải trọng, hàng rào cấm các phương tiện cơ
giới vượt quá tải trọng quy định đi vào phạm vi hành lang bảo vệ công trình.
- Lập biên bản báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm công
trình Thủy lợi theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng phương án phối kết hợp với những đơn vị có liên quan, chính
quyền địa phương có công trình thủy lợi đi qua thực hiện phương án bảo vệ.
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện phương án bảo vệ tới toàn thể cán bộ và người
lao động trong đơn vị.
- Chủ động phối hơp với UBND huyện Vụ Bản và UBND các xã thực hiện
các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân, người dân nâng cao
ý thức trách nhiệm bảo vệ công trình Thủy lợi.
- Hàng năm, tổng kết đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ công trình
đầu mối và các công trình phụ cận Trạm bơm điện Cốc Thành.
2. Trách nhiệm của chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan
- Thực hiện phương án bảo vệ, tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có
liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước, phối hợp đảm bảo an ninh, an
toàn công trình theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an huyện Vụ Bản, công an
các xã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn
kịp thời các hành vi xâm hại đến an ninh, an toàn công trình trong quá trình quản
lý, khai thác.
II. Công tác phối hợp
Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành Trạm bơm điện Cốc Thành chủ động phối
hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, UBND các cấp và các cơ quan
thông tin để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục mọi thành viên trong cơ quan, các tổ
chức và quần chúng nhân dân hiểu rõ các quy định của pháp luật để thực hiện đúng
21

pháp luật, đồng thời có ý thức chung trong bảo vệ an toàn công trình.
III. Tổ chức thực hiện
Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành xây dựng kế hoạch, kinh phí tổ chức thực
hiện đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, quan điểm đề ra, kiên quyết bảo vệ an toàn công
trình Trạm bơm điện Cốc Thành trong mọi tình huống, hạn chế thấp nhất hậu quả,
thiệt hại do sự cố gây ra; kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo lực lượng bảo vệ tổ chức tốt
nhiệm vụ bảo vệ công trình.
Trên đây là phương án bảo vệ công trình đầu mối trạm bơm điện Cốc Thành,
kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt Phương
án bảo vệ công trình đầu mối Trạm bơm điện Cốc Thành để Công ty có cơ sở triển
khai thực hiện./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Trần Xuân Bách

You might also like