CHƯƠNG 2. CHỦ THỂ CỦA TPQT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Hướng dẫn học:


Để học tốt Chương này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần. Làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận
trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, 2017, Trần Minh Ngọc, Vũ Thị Phương
Lan (Chủ biên).
2. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2012.
3. Những văn bản pháp luật ghi trong nội dung của Chương 2 (nếu có)
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo thông tin từ trang web môn học.
Nội dung:
Chương 2 này có những nội dung: Khái quát về xung đột pháp luật; quy phạm xung đột;
áp dụng pháp luật nước ngoài và những vấn đề về hiệu lực của quy phạm xung đột.
Mục tiêu:
Sau khi học xong Chương 2, sinh viên cần thực hiện được các việc sau đây:
• Hiểu biết rõ về khái niệm người nước ngoài, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài
• Biết rõ địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài
• Nắm rõ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
Tình huống dẫn nhập:
A là Việt Kiều Mỹ có hai quốc tịch: Quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Mỹ. A muốn kết
hôn với B là nữ công dân Việt Nam. Hãy xác định điều kiện kết hôn giữa A với B

1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ


Khi quan hệ pháp luật phát sinh, các đối tượng tham gia vào các quan hệ pháp luật và đáp
ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, dưới góc độ pháp lý sẽ được gọi bằng một
thuật ngữ chung là “chủ thể”. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi ngành luật đều có các
chủ thể đặc trưng tương ứng với các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành
luật đó. Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế và các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài, do vậy chủ thể cơ bản và phổ biến của tư pháp quốc tế là cá nhân và
pháp nhân trong đó người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được xem là chủ thể đặc trưng
của tư pháp quốc tế.
Cá nhân và pháp nhân của nước sở tại khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định họ cũng trở thành chủ thể của tư pháp
quốc tế (ví dụ, công dân Việt Nam kết hợp đồng với nhau tại nước ngoài...). Trong trường hợp
này, quy chế pháp lý của công dân, pháp nhân Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định của
các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật quốc gia, như luật dân sự, luật hôn nhân và gia
đình, luật thương mại... Mặt khác, đối với các nhân và pháp nhân Việt Nam khi tham gia vào
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ trở thành người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
theo hệ thống pháp luật của quốc gia tương ứng.
Bên cạnh đó, do giao lưu dân sự quốc tế ngày càng phát triển, quốc gia, các tổ chức liên
chính phủ không chỉ tham gia vào các quan hệ mang tính chất “công” mà còn tham gia vào cá
quan hệ mang tính chất “tư”, vì vậy quốc gia, tổ chức liên chính phủ cũng là chủ thể của tư
pháp quốc tế. Tuy nhiên, khác với cá nhân va pháp nhân, họ không phải là chủ thể phổ biến và
được xem là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế.
Từ sự phân tích trên, về chủ thể của tư pháp quốc tế, các đối tượng sẽ được tập trung nghiên
cứu:
- Người ngước ngoài;
- Pháp nhân nước ngoài;
- Quốc gia;
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
2. NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Người nước ngoài được xem là chủ thể đặc trưng và phổ biến nhất của tư pháp quốc tế. Bởi
lẽ, người nước ngoài tham gia vào hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp
quốc tế, như các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng
dân sự... Từ thực tế đó, các vấn đề pháp lí liên quan đến người nước ngoài đã trở thành một
trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế các nước nói chung va tư pháp quốc tế
Việt Nam nói riêng.
2.1. Khái niệm người nước ngoài
2.1.1. Người nước ngoài và phân loại người nước ngoài
Để giải thích khái niệm người nước ngoài hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều
căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, theo đó người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc
tịch của quốc gia sở tại. Điều đó có nghĩa là bất kì một cá nhân nào không mang quốc tịch của
quốc gia sở tại đều được xác định là người nước ngoài.
Theo quy định tại khoàn 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài thì “người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người
nước ngoài và người không quốc tịch”. Theo Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì “Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú
hoặc tạm trú ở Việt Nam”. Như vậy, người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
bao gồm các nhóm sau:
- Người mang quốc tịch của một quốc gia khác;
- Người mang nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch Việt Nam;
- Người không có quốc tịch.
Khác với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch
Việt Nam và người gốc Việt đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (khoản 3 Điều
3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP). Theo quy định của bộ luật dân sự 2005, quan hệ dân sự
được coi là có yếu tố nước ngoài khi có người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng tham gia
(Điều 758). Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại điều 663 Bộ luật dân sự 2015, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài khi tham gia vào quan hệ dân sự tại Việt Nam sẽ không làm cho
quan hệ đó được xem là có yếu tố nước ngoài.
Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam. Do đó, để các
cơ quan chức năng quản lí người nước ngoài một cách hiệu quả, và góp phần hoàn thiện các
quy định về quy chế pháp lí đối với người nước ngoài, việc phân loại người nước ngoài là rất
cần thiết. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể phân loại người nước ngoài thành
các nhóm sauL
- Căn cứ vào quốc tịch, người nước ngoài được chia thành:
+ Người mang quốc tịch nước ngoài là người mang quốc tịch của một quốc gia khác, không
mang quốc tịch Việt Nam.
+ Người mang hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là người có quốc tịch của hai hay nhiều
quốc gia, không bao gồm quốc tịch Việt Nam.
+ Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch của quốc gia nào.
- Căn cứ vào nơi cư trú, người nước ngoài được chia thành người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam và người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam.
- Căn cứ vào thời gian cư trí, người nước ngoài được chia thành người nước ngoài thường
trú và người nước ngoài tạm trú.
+ Người nước ngoài thường trú là người nước ngoài cư trú không thời hạn, làm ăn, sinh sống
lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Người nước ngoài tạm trú là người cư trí có thời hạn tại Việt Nam.
- Căn cứ vào quy chế pháp lí dành cho người nước ngoài, người nước ngoài được phân loại
thành các nhóm sau:
+ Người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao: Đây là những người
nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna 1963
về quna hệ lãnh sự và các quy chế tương tự như viên chức ngoại giao (như nhân viên của tổ
chức quốc tế liên chính phủ). Quy chế pháp lí của người nước ngoài thuộc nhóm này sẽ do các
quy định của các điều ước quốc tế có liên quan điều chỉnh.
+ Người nước ngoài được hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế được Việt Nam kí kết
với nước ngoài như: Hiệp định hợp tác lao động, Hiệp định hợp tác khoa học kĩ thuật, Hiệp
định về hợp tác đào tạo... Quy chế pháp lí của người nước ngoài tại nhóm này chịu sự điều
chỉnh bởi các quy định trong điều ước quốc tế đã được kí kết và các quy định tương ứng của
pháp luật Việt Nam.
+ Người nước ngoài làm ăn, sinh sống tại Việt Nam vì mục đích cá nhân như: sản xuất, kinh
doanh; kết hôn... Quy chế pháp lí của người nước ngoài thuộc nhóm này chịu sự điều chỉnh chủ
yếu của pháp luật Việt Nam.
2.1.2 Xác định năng kực chủ thể của người nước ngoài
2.1.2.1. Xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của người nước ngoài
Để tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình,
người nước ngoài phải có năng lực chủ thể. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, năng lực chủ thể của người nước ngoài cùng một lúc có thể chịu sự điều chỉnh của
hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau (pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch;
pháp luật của nước mà người đó cư trú hoặc pháp luật của nước nơi người đó thực hiện hành
vi...). Hiện tượng này trong tư pháp quốc tế gọi là xung đột pháp luật về năng lực chủ thể. Xuất
phát từ sự khác nhau về các điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội, về phong tục tập quán...các quốc
gia khác nhau có các quy định khác nhau về năng lực chủ thể. Do đó, vấn đề đặt ra là năng lực
chủ thể của nười nước ngoài khi tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế sẽ được xác định theo hệ
thống pháp luật nào? Đây là một trong các nội dung được giải quyết trong tư pháp quốc tế các
nước cũng như tư pháp quốc tế Việt Nam.
Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law, để xác định năng lực chủ thể của
cá nhân, pháp luật được áp dụng thường là pháp luật của nước mà họ cư trí. Ví dụ, tại Anh, để
xác định nặng chủ thể của cá nhân, Tòa án Anh sẽ các định theo pháp luật của nước có mối
quan hệ mật thiết với cá nhân, đó chính là nơi cư trú của cá nhân,
Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, việc xác định năng lực chủ thể của cá
nhân thường căn cứ vào nguyên tắc chủ đạo là áp dụng pháp luật của nước mà người đó mang
quốc tịch. Cụ thể theo tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức, năng lực chủ thể của cá
nhân được xác định theo luật quốc tịch “Năng lực chủ thể và năng lực giao kết hợp đồng của
cá nhân được điều chỉnh bởi luật của nhà nước mà cá nhân đó mang quốc tịch”. Bên cạnh việc
áp dụng luật của nhà nước mà cá nhân quốc tế mang quốc tịch, tư pháp quốc tế của Cộng hòa
Liên bang Đức chấp nhận chiếu ngược, có nghĩa là nếu luật của người nước ngoài dẫn chiếu
ngược trở lại luật của Cộng hòa Liên bang Đức, các quy phạm thực chất của Cộng hòa Liên
bang Đức sẽ được áp dụng.
Tương tự như tư pháp quốc tế của Đức, để xác định năng lực chủ thể của cá nhân, khoản 1
Điều 34 Tư pháp quốc tế Bỉ quy định: “Trừ trường hợp bô luật này có quy định khác, luật của
nhà nước mà cá nhân có quốc tịch sẽ điều chỉnh địa vị và năng lực chủ thể của cá nhân”; và
“Luật của Bỉ sẽ điều chỉnh năng lực chủ thể của cá nhân trong trường hợp luật nước ngoài dẫn
chiếu đến việc áp dụng pháp luật Bỉ”.
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo trên, ngoại lệ trong một số trường hợp Tư pháp quốc tế của Bỉ
không áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhân mà áp dụng luật nơi thường trú. Ví dụ,
khoản 1 Điều 35 Tư pháp quốc tế của Bỉ quy định: “Quyền của cha mẹ và người giám hộ , việc
tuyên bố một cá nhân không có năng lực chủ thể và việc bảo vệ người không có năng lực chủ
thể hoặc tài sản của họ sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi người đó có nơi
thường trú vào thời điểm xuất hiện sự kiện dẫn đến việc xác định quyền của cha mẹ, người
giám hộ hoặc các biện pháp bảo vệ cần thiết được chấp thuận”.
Hệ thuộc luật quốc tịch cũng là hệ thuộc được áp dụng trong tư pháp quốc tế Nhật Bản khi
xác định năng lực chủ thể của cá nhân. Khoản 1 Điều 4 Tư pháp quốc tế Nhật Bản quy định:
“Năng lực chủ thể của cá nhân được các định theo luật quốc tịch của người đó”. Bên cạnh
nguyên tắc chủ đạo này, Tư pháp quốc tế Nhật Bản còn ghi nhận các ngoại lệ sau:
- Nếu theo luật quốc tịch họ là người bị hạn chế năng lực chủ thể, nhưng theo luật nơi thực
hiện hành vi họ là người có năng lực chủ thể thì áp dụng luật của nơi đó.
- Đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thừa kế và bất động sản, việc xác định năng lực chủ
thể sẽ được xác định theo luật hôn nhân gia đình, luật thừa kế và luật nơi có bất động sản.
Từ sự phân tích trên cho thấy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của
người nước ngoài, tư pháp quốc tế của các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú hoặc
hệ thuộc luật quốc tịch trong đố việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch được áp dụng rộng rãi và
phổ biến tại các nước thuộc hệ thống Civil Law. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào những quan hệ
nhất định (hôn nhân, gia đình, thừa kế...) tư pháp quốc tế các nước còn áp dụng những ngoại lệ
như luật nước nơi thực hiện hành vi, luật nơi có bất động sản...
2.1.2.2. Năng lực chủ thể của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực chủ thể của người nước ngoài được xác
định bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Cụ thể như sau:
*Đối với năng lực pháp luật
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa
vụ dân sự” (Điều 16 Bộ luật dân sự 2015). Để xác điịnh năng lực pháp luật dân sự của người
nước ngoài, Điều 673 Bộ luật dân sự quy định hai nguyên tắc sau:
Thứ nhất, “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nhà
nước mà người đó có quốc tịch”.Với quy định này, cá nhân là công dân của quốc gia nào thì
năng lực pháp luật của họ sẽ xác định theo pháp luật của quốc gia đó. Quy định này thể hiện sự
gắn bó mật thiết giữa cá nhân với quốc gia mà họ mang quốc tịch, góp phần đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
Ví dụ, tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về hợp đồng giữa một công dân Hoa Kỳ và
công dân Việt Nam. Trong trường hợp này năng lực pháp luật của công dân Việt Nam áp dụng
pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật của công dân Hoa Kỳ sẽ được xác định theo pháp luật
Hoa Kỳ (trừ trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 673).
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo trên, tư pháp quốc tế Việt Nam còn áp dụng nguyên tắc thứ hai
để xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là “Người nước ngoài tại Việt Nam
có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có
quy định khác” (khoản 2 Điều 673). Trường hợp này đặt ra khi người nước ngoài tại Việt Nam
và tham gia các quan hệ dân sự thì năng lực pháp luật của người đó được xác định như công
dân Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam.
Kết hợp giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 673 Bộ luật dân sự 2015 cho thấy, để xác định năng
lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam, ngoài việc căn cứ vào pháp luật của
nước mà người đó mang quốc tịch còn căn cứ trên cơ sở các quy đinh của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ, tòa án Việt Nam giải quyết một vụ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa một công
dân Hoa Kỳ và công dân Việt Nam và công dân Hoa Lỳ đó đang cư trú tại Việt Nam. Khi xem
xét năng lực pháp luật của công dân này (quyền sở hữu tài sản), ngoài việc căn cứ vào pháp
luật của Hoa Kỳ (luật nước mà đương sự quốc tịch) tòa án Việt Nam còn căn cứ vào các quy
định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này công dân Hoa Kỳ sẽ có năng lực pháp luật
như công dân Việt Nam.
Trong trường hợp áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch dẫn đến
hậu quả trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì các cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam sẽ không áp dụng luật nước ngoài đó mà sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam (Điều
670 Bộ luật dân sự 2015).
Tuy nhiên, người nước ngoài tại Việt Nam, không phải trong mọi trường hợp người đó đều
có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết
pháp luật của các nước đều có những quy định về quyền và nghĩa vụ dành riêng cho công dân
nước mình, ví dụ, quyền được phục vụ trong lực lượng vũ trang như công an, quân đội... chỉ
dành riêng cho công dân Việt Nam (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
Điều 673 của Bộ luật dân sự 2015 tuy có sự hoán đổi về câu chữ tại khoản 2 “Người nước
ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp
luật Việt Nam có quy định khác”. Nhưng thực chất là đã kế thừa toàn bộ nội dụng của Điều 761
Bộ luật dân sự 2005.
*Đối với năng lực hành vi
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 19 Bộ luật dân sự 2015). Để xác định năng lực
hành vi dân sự của người nước ngoài, Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 chia thành các trường hợp
sau:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 674 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định
theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này”. Đây là quy phạm xung đột hai chiều và pháp luật được dẫn chiếu đến là “pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch”. Theo đó, một người có khả năng bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự như thế nào theo pháp luật của nước họ là công dân
quy định. Ví dụ, năng lực hành vi của công dân Hoa Kỳ sẽ xác định theo pháp luật Hoa Kỳ,
năng lực hành vi của công dân Lào sẽ xác định theo pháp luật Lào... Quy định này là hợp lí, bởi
lẽ việc xác định năng lực hành vi của người nước ngoài cần phải tuân theo hệ thống pháp luật
có sự gắn bó với người nước ngoài đó chính là pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch. Từ
sự hợp lí đó mà việc xác định năng lực hành bi của người nước ngoài theo “luật quốc tịch: cũng
là nguyên tắc được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Thứ hai, bên cạnh việc xác định năng lực hành vi của người nước ngoài theo luật quốc tịch,
khoản 2 Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được
xác định theo pháp luật Việt Nam”. Với quy định này, khi người nước ngoài xác lập, thực hiện
các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì năng lực hành vi của người đó được xác định theo
pháp luật Việt Nam. Cụ thể, người nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ pháp
luật Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam.
Quy định tại khoản 1 và 2 Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 là sự kế thừa hần như hoàn toàn các
quy định tại Điều 762 Bộ luật dân sự 2005. Bên cạnh đó, Điều 674 Bộ luật dân sự 2015 còn bổ
sung khoản 3 với quy định “Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự , có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam
theo pháp luật Việt Nam”. Việc áp dụng luật Việt Nam trong trường hợp này chính là áp dụng
luật của nước nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus), điều này phù hợp với tính chất của mối
quan hệ cũng như thông lệ quốc tế.
Ngoài các quy định trên, việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài tại Việt Nam còn được xác định theo các HĐTTTP và pháp lí mà Việt Nam
kí kết với các nước. Ví dụ, Điều 19 HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998 quy
định: “Năng lực hành vi của cá nhân được xác định theo pháp luật của Bên kí kết mà người đó
là công dân”; hoặc khoản 1 Điều 17 HĐTTTP về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1998 quy định: “Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đó là công dân”. Trong trường hợp
có sự khác biệt giữa các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên với các
quy định trong pháp luật Việt Nam, các quy định trong điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp
dụng.
2.1.2.3. Năng lực chủ thể của người không quốc tịch, nhiều quốc tịch
Như trên đã phân tích, hệ thuộc luật quốc tịch (Lex nationnalis) hay còn gọi là luật bản quốc
tế (lex patriae) được xem là hệ thuộc chủ đạo trong việc xác định năng lực chủ thể của người
nước ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân tham gia vào quan hệ dân sự lại là người
không quốc tịch thì việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch là không thể. Ví dụ, Tư pháp quốc tế
của Cộng hòa Liên bang Đức quy định, trong trường hợp cá nhân có nhiều quốc tịch thì pháp
luật áp dụng là pháp luật của nước mà cá nhân đó có sự gắn bó mật thiết nhất, đặc biệt là thông
qua nơi thường trú hoặc quá trình sinh sống của cá nhân đó. Nếu người đó đồng thời có quốc
tịch Cộng hòa Liên bang Đức thì pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức sẽ được ưu tiên. Nếu cá
nhân là người không có quốc tịch hoặc không thể xác định quốc tịch, pháp luật của nước mà cá
nhân đó có nơi cư trú, trong trường hợp không có nơi cư trú, sẽ áp dụng pháp luật nơi tạm trú.
Pháp luật Việt Nam cũng có quy định tương tự. Cụ thể, Điều 672 Bộ luật dân sự 2015 quy
định:
Thứ nhất, đối với người không có quốc tịch, “pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi
người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có
nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ
gắn bó nhất” (khoản 1 Điều 672). Hệ thuộc luật quốc tịch (Lex nationnalis) và hệ thuộc luật
nơi cư trú (Lex domicili) là hai dạng chính của hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis) - một
trong các hệ thuộc lâu đời của tư pháp quốc tế thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ
liên quan đến nhân thân của các bên chủ thể. Do sự gắn kết giữa hai hệ thuộc này nên trong
trường hợp một trong các bên chủ thể là người không quốc tịch thì thay vì áp dụng hệ thuộc
luật quốc tịch sẽ chuyển sang áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú. Trong trường hợp người đó có
nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ
gắn bó nhất. Như vậy, bên cạnh sự kế thừa quy định tại khảon 1 Điều 670 Bộ luật dân sự 2005
khi một người không có nơi cư trú sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam, tuy nhiên Điều 672 Bộ luật
dân sự 2015 đã sửa đổi là nếu không xác định được nơi cư trú sẽ áp dụng pháp luật của nước
nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất. Sự sửa đổi này vừa phù hợp với tính chất của mối
quan hệ vừa đảm bảo tính khách quan và sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật - một
nguyên tắc quan trọng của tư pháp quốc tế.
Thứ hai, đối với người có nhiều quốc tịch “pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi
người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi
có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh qua hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp
luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất”
(khoản 2 Điều 672). Pháp luật nước được coi là gắn bó nhất sẽ được xác định theo từng trừng
hợp, hoàn cảnh, từng loại quan hệ nhất định, ví dụ, có thể là nơi tồn tại bất động sản trong quan
hệ sở hữu, nơi kí kết hợp đồng trong quan hệ hợp đồng.
So với quy định tương ứng tại điều 760 Bộ luật dân sự 2005, khoản 2 Điều 672 Bộ luật dân
sự 2015 còn bổ sung trường hợp khi “pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà
cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt
Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam”. Quy định này là tất yếu bởi lẽ khi một cá
nhân có quốc tịch Việt Nam thì họ vẫn là công dân Việt Nam và luôn chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam.
Từ sự phân tích trên cho thấy, các quy định về xác định năng lực chủ thể của người nước
ngoài trong tư pháp quốc tế của Việt Nam hiện nay là khá đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thông
lệ quốc tế.
2.2. Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài
Phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới,
việc công dân của quốc gia này đến sinh sống, làm việc tại các quốc gia khác ngày càng trở nên
rất phổ biến. Thông thường, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài (bao gồm cả pháp nhân
nước ngoài) sẽ được quốc gia sở tại quy định dựa trên các chế độ pháp lí nhất định bao gồm:
Chế độ đối xử quốc gia; chế độ tối huệ quốc; chế độ đãi ngộ đặc biệt; chế độ có đi có lại và chế
độ báo phục quốc. Nội dung cụ thể của các chế độ pháp lí này cũng như thể thức áp dụng
thường được quy định trong pháp luật quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.
2.2.1. Chế độ đối xử quốc gia (National Treatment - NT)
Chế độ đối xử quốc gia là chế độ pháp lí phổ biến nhất mà quốc gia sở tại dành cho người
nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Nội dung cơ bản của chế độ này là người nước ngoài
được hưởng các quyền cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những
quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lại
(trừ những ngoại lệ).
Đối xử quốc gia được áp dụng cho hầu hết các quan hệ dân sự thoe nghĩa rộng, và trong mỗi
lĩnh vực cụ thể chế độ đối xử quốc gia lại được giải thích theo những nội dung riêng. Ví dụ,
theo quy định tại Điều 3 pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại
quốc tế, đối xử quốc gia được giải thích trong lĩnh vực thương mại như sau:
- Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hóa là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà
Việt Nam dành cho hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa tương tự trong nước.
- Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà
Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch bụ và nhà cung cấp
dịch vụ tương tự trong nước.
- Đối xử quốc gia trong đầu tư là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành
cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những điều
kiện tương tự.
- Đối xử quốc gia đối với quyền SHTT là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt
Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền SHTT và mọi lợi ích có được từ các
quyền đó của tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước.
Mục đích của chế độ đối xử quốc gia là nhằm chống lại sự phân biệt đối xử trong các quan
hệ dân sự, thương mại giữa công dân nước sở tịa và người nước ngoài, tạo ra sự bình đẳng
pháp lí giữa các chủ thể đó. Việc quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài chế độ đối xử quốc
gia được dựa trên các cơ sở pháp lí nhất định. Tại Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh về
đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, người nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đối xử quốc
gia trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, do pháp luật Việt Nam quy định. Hiện nay, hầu hết các văn bản pháp luật của Việt
Nam đều quy định nhà nước Việt Nam sẽ dành cho người nước ngoài các quyền và nghĩa vụ
như công dân Việt Nam. Ví dụ, khoản 2 Điều 121 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014
quy định: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại
Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam
có quy định khác”.
Thứ hai, do điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định. Chế độ đối xử quốc gia là
một trong các chế độ pháp lí rất phổ biến được quy định trong hầu hết các điều ước quốc tế về
dân sự, thương mại mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ, Điều 2 của Công ước Paris 1883 về bảo
hộ quyền SHCN quy định: “Trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công dân của bất kì
nước thành viên nào cũng đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các
thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định”; hoặc khoản 1
Điều 1 HĐTTTP giữa Việt Nam và Bungary 1986 quy định: “Công dân nước kí kết này được
hưởng trên lãnh thổ nước kí kết kia sự bảo hộ pháp lí về các quyền nhân thân và tài sản mà
nước kí kết kia dành cho công dân nước mình”.
Thứ ba, khi quốc gia hoặc vùng lãnh thôt trên thực tế đã áp dụng đối xử quốc gia đối với
Việt Nam. Đây là trường hợp người nước ngoài sẽ được Nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ
đoói xử quốc gia theo nguyên tắc “có đi có lại”. Có nghĩa là Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho
người nước ngoài chế độ đối xử quốc gia khi mà công dân Việt Nam đã và đang được hưởng
chế độ này tại quốc gia tương ứng.
Thứ tư, các trường hợp khác do Chính phủ quyết định. Đây là trường hợp Chính phủ Việt
Nam căn cứ vào các trường hợp cụ thể để áp dụng chế độ đối xử quốc gia đối với người nước
ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Một điểm lưu ý là khi người nước ngoài được hưởng chế độ đối xử quốc gia tại Việt Nam,
điều đó không có nghĩa là người nước ngoài hoàn toàn có các quyền và nghĩa vụ giông y hệt
công dân Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia của Việt Nam, phù hợp với thông lệ
quốc tế, Nhà nước Việt Nam đặt ra những hạn chế nhất định đối với người nước ngoài, đặc
biệt là đối với các quyền chính trị như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền làm các nghề liên quan
đến bí mậtquốc gia. Ví dụ, theo Hiến pháp Việt Nam chỉ có công dân Việt Nam từ đủ mười tám
tuổi trở lên mới có quyền đi bầu cử, đủ hai mốt tuổi trở lên mới có quyền ứng cử...
2.2.2. Chế độ tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment - MFN)
Chế độ tối huệ quốc là chế độ được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, theo
đó người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền và các ưu đãi ngang
bằng với các quyền và ưu đại nhà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước
ngoài của bất kì nước thứ ba nào trong hiện tại và tương lai. Các ưu đãi này chỉ yếu tập trung
trong lĩnh vực thế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, lĩnh vực đầu tư...
Tương tự như chế độ đối xử quốc gia, trong mỗi lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế, chế
độ đối xử tối huệ quốc được gải thích theo những nội dung riêng của lĩnh vực đó. Cụ thể, theo
quy định của Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia của Việt Nam, đối xử tối huệ
quốc trong từng lĩnh vực của thương mại quốc tế được hiểu như sau:
- Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho hàng hóa nhâp khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hóa tương tự
nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hóa xuất khẩu đến một nước so với hàng hóa
tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.
- Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một số nước so với dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba.
- Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam
dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong
những điều kiện tương tự .
- Đối xử tối huệ quốc đối với quyền SHTT là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà
Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền SHTT và mọi lợi ích có được từ
các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.
Cũng theo Pháp lệnh này, việc dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài chế độ
đối xử tối huệ quốc là dựa trên:
- Pháp luật Việt Nam có quy định;
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định;
- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc
gia đối với Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Như vậy, cơ sở pháp lí để áp dụng chế độ đố xử tối huệ và chế độ đối xử quốc gia cho
người nước ngoài tại Việt Nam là như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng chế độ đối xử
tối huệ quốc trong các quan hệ thương mại chủ yếu dựa trên các quy định trong các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ, chế độ tối huệ quốc dành cho công dân, pháp nhân
của Hoa Kỳ trong các quan hệ thương mại tại Việt Nam xuất pháp từ các quy định trong Hiệp
định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; chế độ đối xử tối huệ quốc giành cho công dân và
pháp nhân của Malaysia xuất phát từ quy định tại Hiệp định thương mại và hàng hải giữa Việt
Nam và Malaysia.
Mục đích của việc dành cho người nước ngoài chế độ đối xử tối huệ quốc là đảm bảo cho
các công dân và pháp nhân của các quốc gia các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong các quan
hệ kinh tế, thương mại, đồng thời xóa bỏ mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử các lý do khác nhau
trong hoạt động thương mại quốc tế. Như vậy, nếu chế độ đối xử quốc gia đặt gia yêu cầu
không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại thì chế
độ đối xử tối huệ quốc lại đặt ra yêu cầu không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa người nước
ngoài với nhau cùng cư trú, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cùng lãnh thổ nước sở tại.
Tuy nhiên, việc áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia bao giờ cũng kèm theo các
ngoại lệ nhất định. Các ngoại lệ này được quy định cụ thể trong điều ước quốc tế hoặc trong
pháp luật quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh về đối xử tối huệ, đối xử
quốc gia, Việt Nam sẽ không áp dụng hai chế độ trên trong hai trường hợp sau:
- Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các
giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi
trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
- Đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định trên đây của pháp luật Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Bên
cạnh việc hợp tác và phát triển, các quốc gia luôn phải giữ vững chủ quyền, an ninh của mình
cũng như các giá trị truyền thống khác của dân tộc mình. Việc quy định các ngoại lệ trên đây
của pháp luật Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích đó.
2.2.3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Một chế độ pháp lí khác cũng có thể được quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài đó là
chế độ đãi ngộ đặc biệt. Nội dung của chế độ này là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
được nhà nước sở tại dành cho những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt mà có thể chính công dân nước
sở tại cũng không được hưởng. Ví dụ như các ưu đãi mà quốc gia sở tại dành cho các nhân viên
ngoại giao, các ưu tiên đặc biệt về thuế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài để khuyến khích
đầu tư... Mục đích của việc dành cho người nước ngoài chế độ này là tạo điều kiện thuận lợi để
cho người nước ngoài hoạt động thuận lợi trong một số lĩnh vực đặc thù nhất định.
Tại Việt Nam, chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài thường dựa trên cơ sở
quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước Vienna 1961 về quan
hệ ngoại giao, Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư kí kết giữa Việt Nam với nước ngoài... Ngoài ra, việc dành cho người nước ngoài chế độ
ưu đãi đặc biệt còn được quy định trong một số văn bản pháp luật của Việt Nam, như trong
Luật đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp 2014,...
2.2.4. Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc
2.2.4.1. Chế độ có đi có lại
Hiện nay, sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia trên thế giới đã trở thành một quy luật
tất yếu của quá trình phát triển chung. Trong tiến trình hợp tác đó các bên phải đảm bảo một
yêu cầu mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế là “ bình đẳng, các bên cùng có lợi”. Việc quốc
gia sở tại dành cho người nước ngoài chế dộ có đi có lại cũng góp phần khẳng định yêu cầu
trên.
Chế độ có đi có lại được hiểu là một quốc gia sẽ giành các ưu đãi hoặc các chế độ pháp lý
nhất định cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài, tương ứng như công dân và pháp nhân của
mình đã được hưởng tại nước ngoài đó.
Do các quốc gia có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và phong tục tập
quán... chế độ có đi có lại được thể hiện dưới hai hình thức là có đi có lại thực chất và có đi có
lại hình thức.
- Có đi có lại thực chất: Quốc gia sợ tại sẽ dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài một
số quyền và nghĩa vụ hoặc những ưu đãi nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng
như những ưu đãi thực tế mà các cá nhân và pháp nhân của quốc gia đó được nhận tại nước
ngoài tương ứng.
- Chế độ có đi có lại hình thức: Quốc gia sở tại dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài
một chế độ pháp lí nhất định (như chế độ đối xử quốc gia, hay tối huệ quốc) mà các cá nhân và
pháp nhân cuẩ quốc gia đó được nhận tại nước ngoài tương ứng.
Các quốc gia căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mình, mối quan hệ giữa các
quốc gia với nhau, cũng như các thông lệ quốc tế để lựa chọn áp dụng chế độ có đi có lại với
một trong hai nội dung trên. Trên thực tế, chế độ có đi có lại hình thức được áp dụng phổ biến
hơn là chế độ có đi có lại thực chất, bởi lẽ chế độ có đi có lại thực chất thường chỉ áp dụng ở
những quốc gia có cùng chế độ kinh tế, chính trị, xã hội và phong tục tập quán, truyền thống
dân tộc tương đồng. Tuy nhiên, hiện nay trong quan hệ giữa các quốc gia, đặc biệt trong lĩnh
vực thương mại quốc tế, để “minh bạch hóa” các giao dịch thương mại, đảm bảo bình đẳng
giữa các bên chủ thể thay vì áp dụng “nguyên tắc có đi có lại” các quốc gia thường áp dụng các
quy định được ghi nhận cụ thể, rõ ràng trong các điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia.
2.2.4.2. Chế độ báo phục quốc
Đó là việc một quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp “trả đũa” với công dân và pháp
nhân của một quốc gia khác, khi công dân và pháp nhân của quốc gia mình cư trú, làm việc tại
quốc gia đó bị hạn chế bất hợp pháp hoặc bị xâm hại các quyền và lợi ích chính đáng ( như
quyền cư trú, quyền hành nghề, quyền sở hữu tài sản...).
Về mục đích, áp dụng chế độ báo phục quốc được xem là biện pháp tự vệ chính đáng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân và pháp nhân của chính quốc gia mình. Tuy
nhiên, việc áp dụng những biện pháp này phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật quốc tế.
Nếu một quốc gia lạm dụng việc áp dụng các biện pháp trả đũa - nội dung chính của báo phục
quốc có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và công dân nước sở tại, xâm
phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài, từ đó xâm phạm tới
quyền cơ bản của con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ.
Trong thực tiễn thì chế độ báo phục quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực thương mại,
tuy nhiên hiện nay chế độ báo phục quốc ít được các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam
sửa dụng. Bởi lẽ, khi xảy ra bất đồng, tranh chấp trong lĩnh vực này, Việt Nam và quốc gia liên
quan thường sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp đã được minh bạch hóa trong các điều
ước quốc tế mà các bên là thành viên ( ví dụ như quy định về giải quyết tranh chấp trong hiệp
định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ, cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại
thế giới - WTO...)
2.3. Quyền và nghĩa vụ dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam được xác lập theo các quy định của
pháp luật Việt Nam, của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có
qua có lại. Phù hợp với đối tưởng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, dưới đây chỉ đề cập tới các
quyền và nghĩa vụ dân sự cơ bản của người nước ngoài tại Việt Nam.
2.3.1. Các quyền dân sự cơ bản của người nước ngoài ở Việt Nam
Điều 48 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền,
lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”. Như vậy, khi người nước ngoài cư trú, làm việc
trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có các quyền dân sự theo nghĩa rộng (như quyền tham gia các hoạt
động thương mại, quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền thừa
kế, quyền trong lĩnh vực tố tụng dân sự...) theo pháp luật Việt Nam và như công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, quyền của người nước ngoài vẫn có một số khác biệt nhất định so với
công dân Việt Nam như:
* Quyền cư trú và đi lại
Quyền cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Theo đó,
người nước ngoài được cư trú tại Việt Nam với hai thời hạn là thường trú và tạm trú. Thường
trú là cư trú không có thời hạn, còn tạm trú là cư trú có thời hạn. Người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận thường trú, tương tự như vậy người nước ngoài tạm trú
tại Việt Nam từ 12 tháng lên cũng được cấp thẻ tạm trú. Người nước ngoài có thẻ thường trú và
tạm trú tại Việt Nam được miễn thị thực khi ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Người nước ngoài được tự do lựa chọn nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục
đích cư trú của họ, tuy nhiên họ không được phép cư trú tại các khu vực liên quan đến an ninh
quốc phòng bí mật quốc gia của Việt Nam (như vành đai biên giới, các khu vực phòng thủ vùng
biển và vùng trời). Người nước ngoài không được đi vào các khu vực cấm người nước ngoài cư
trú (trừ trường hợp được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Công an, hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng). Người nước ngoài ở lại qua đêm tại nơi đã đăng ký thường trú thì phải khai báo tạm trú
với cơ quan chính quyền của địa phương. Cơ quan có thẩm quyền quản lí hoạt động xuất nhập
cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam là Cục quản lí xuất nhập cảnh của Bộ
Công an, phòng quản lí xuất nhập cảnh của công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
* Quyền hành nghề
Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được quyền tự do lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng và trình độ của mình và trong khuôn khổ quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, người nước ngoài không được phép làm một số ngành nghề nhất định để
đảm bảo an ninh và lợi ích kinh tế của đất nước. Ví dụ, không được làm nghề in, nghề đúc,
khắc dấu, không được làm tổng biên tập báo chí, tổng giám đốc, giám đốc các đài phát thanh,
truyền hình, không được làm công chứng viên, không được phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng
an ninh...
* Quyền sở hữu nhà ở
Hiện nay, quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam đã được pháp luật công
nhận và bảo vệ. Theo khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở
hữu nhà ở tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy
định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh
nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Cũng theo khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở tại Việt Nam thông qua các phương thức sau:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp
luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận cho tặng, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư
và nhà riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an
ninh theo quy định của Chính phủ.
2.3.2. Nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam
Khi cư trú tại Việt Nam người nước ngoài phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Trong trườn hợp vi phạm pháp luật Việt Nam, tùy từng trường hợp người nước ngoài sẽ bị áp
dụng các chế tài tương ứng với hành vi vi phạm. Nếu người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng
luật pháp Việt Nam, người nước ngoài có thể bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 30 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lí do quốc phòng, an ninh, trật tư, an toàn xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trục xuất người nước ngoài ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam là cơ
quan quản lí xuất nhập cảnh đối với trường hợp (a); Bộ trưởng bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc
Phòng đối với trường hợp (b). Ngoài ra theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, người nước
ngoài còn bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyết định của Tòa án. Việc trục xuất
người nước ngoài có thân phận ngoại giao sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao.
2.4. Quyền và nghĩa vụ dân sự của người Việt Nam ở nước ngoài
Vì nhiều mục đích khác nhau (định cư, công tác, học tập...), hiện nay số lượng người Việt
Nam cư trú và làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng. Về nguyên tắc, địa vị pháp lí của người
Việt Nam ở nước ngoài do luật pháp của quốc gia sở tại nơi họ sinh sống quy định. Trong
trường hợp có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định, địa vị pháp lí của người
Việt Nam ở nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế (ví dụ như các quy định
trong HĐTTTP, Hiệp định hợp tác lao động, Hiệp định hợp tác đào tạo...). Trên cơ sở pháp luật
của quốc gia sở tại và điều ước quốc tế, thông thường người Việt Nam ở nước ngoài sẽ có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý dựa trên các chế độ pháp lí cơ bản như: chế độ đối xử quốc gia hoặc
chế độ đối xử tối huệ quốc... Bên cạnh đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn được xem
là một bộ phận dân cư của nhà nước Việt Nam” (Điều 18 Hiến pháp 2013), được các cơ quan
ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của họ cũng như
khuyến khích họ có những đóng góp nhất định để xây dựng Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam ngày càng phát triển vững mạnh.
3. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI
3.1. Khái niệm pháp nhân
3.1.1. Pháp nhân và pháp nhân nước ngoài
Như chúng ta đã biết, tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ tưu pháp
quốc tế nói riêng không chỉ có cá nhân mà còn có sự tham gia của các tổ chức. Tổ chức không
đơn giản chỉ là sự tập hợp của các cá nhân riêng lẻ mà còn là một thể thống nhất và ràng buộc
lẫn nhau giữa các cá nhân trong tổ chức đó. Các tổ chức này thực hiện các chức năng mà từng
người riêng lẻ không thể thực hiện được và như vậy xã hội cũng không thể phat triển được nếu
không có sự ra đời và tồn tại của các tổ chức đó.
Trong bối cảnh các tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại ngày càng phổ
biến, để đảm bảo an toàn cho giao lưu dân sự, kích thích các hoạt động sản xuất, kinh doanh
phát triển, các hệ thống pháp luật trên thế giới đều ghi nhận sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức
đó dưới khái niệm pháp nhân. Như vậy, pháp nhân là các tổ chức của con người do nhà nước
thành lập hoặc thừa nhận và có tư cách pháp lí để tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Pháp luật của các nhà nước khác nhau có những quy định khác nhau về điều kiện để trở
thành pháp nhân. Ví dụ , theo quy định tại Điều 1842 Bộ luật dân sự Pháp, tất cả các công ti (kể
cả các công ti do một người sáng lập theo Điều 1832 của Bộ dân sự Pháp) đều có tư cách pháp
nhân kể từ thời điểm đăng ký (trừ công ti “dự phần”). Trong khi đó, theo quy định tại Điều 34,
35 Bộ luât dân sự và Điều 52 Luật thương mại Nhật Bản, các tổ chức có tư cách pháp nhân là
các tổ chức được thành lập với mục đích công cộng hoặc mục đích thu lợi nhuận. Tại Việt
Nam, Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, quy định pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy
định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân,
pháp nhân khác tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, trừ trường hợp điều lệ hoặc luật có
quy định khác. Pháp nhân sẽ nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo quy định tại Điều 75, 76 Bộ luật thương
mại và pháp nhân phi thương mại. Pháp nhân thương mại là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu
chính là tìm kiếm lợi nhuận ( bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác). Pháp nhân
phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và nếu
có lợi nhuận thì cũng không phân chia lợi nhuận cho các thành viên (bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức phi thương mại khác).
Để phục vụ cho mục đích, chức năng của mình, nhiều pháp nhân không chỉ hoạt động trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia mà pháp nhân đó được thành lập mà còn mở rộng phạm vi hoạt động
tại lãnh thổ các quốc gia khác, từ đó làm xuất hiện khái niệm pháp nhân nước ngoài.
Các hệ thống pháp luật khác nhau có cách giải thích riêng về pháp nhân nước ngoài. Ví dụ,
theo pháp luật Nhật Bản, pháp nhân nước ngoài là “pháp nhân không phải là pháp nhân Nhật
Bản. Pháp nhân Nhật Bản là pháp nhân được tổ chức theo pháp luật Nhật Bản và có trụ sở tại
Nhạt Bản”. Như vậy, theo quy định trên của Nhật Bản, tất cả các pháp nhân không thành lập
theo luật của Nhật Bản và không có trụ sở tại Nhật Bản thì đều là pháp nhân nước ngoài. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là “pháp nhân được thành lập theo
pháp luật nước ngoài” (khoản 5 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài.
Tuy có những cách giải thích khác nhau giữa các hệ thống pháp luật về pháp nhân nước
ngoài, nhưng trên thực tế để xác định một pháp nhân có phải là pháp nhân nước ngoài hay
không, các nước đều thông qua việc xác định quốc tịch của pháp nhân. Bởi lẽ, nếu pháp nhân
hoạt động tại một quốc gia nhưng lại mang quốc tịch của một quốc gia khác thì pháp nhân đó
đương nhiên được gọi là pháp nhân nước ngoài. Hay nói một cách khác, quốc tịch của pháp
nhân được coi là cơ sở quan trọng để xác định pháp nhân đó có phải pháp nhân nước ngoài hay
không.
3.1.2. Xác định quốc tịch pháp nhân
Là một tổ chức của con người do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận nên pháp nhân luôn
mang quốc tịch của quốc gia nhất định. Do vậy, khác với thể nhân, không có hiện tượng pháp
nhân không có quốc tịch. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lí lâu dài, bền vững giữa
một pháp nhân với một quốc gia đã thành lập ra pháp nhân đó. Cụ thể, các vấn đề pháp lí liên
quan đến thành lập, giải thể, cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân phải tuân
theo quy định của nhà nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch cho dù pháp nhân đó hoạt động
trong nước hoặc ở nước ngoài. Ngoài ra, khi pháp nhân hoạt động tại nước ngoài, pháp nhân
còn được quốc gia mình mang quốc tịch bảo vệ về mặt ngoại giao khi các quyền và lợi ích hợp
pháp của pháp nhân bị xâm phạm tại nước ngoài.
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, việc pháp nhân của một quốc gia này sang hoạt động
tại lãnh thổ của quốc gia khác ngày càng trở nên vô cùng phổ biến. Sự xuất hiện của các công ti
xuyên quốc gia trong hầu hết các hoạt động thương mại quốc tế trên phạm vi toàn cầu được
xem như là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới (ví dụ, công ti Coca-Cola mang quốc
tịch Hoa Kỳ, hãng Toyota mang quốc tịch Nhật Bản nhưng lại có trụ sở và chi nhánh tại hầu hết
các quốc gia trên thế giới). Trong bối cảnh đó, việc xác định quốc tịch của pháp nhân là hoàn
toàn không đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng để xác định sự tồn tại hợp pháp của
pháp nhân, xác định quy chế pháp lý của pháp nhân. Ngoài ra, việc xác định chính xác quốc
tịch của pháp nhân nước ngoài còn giúp cho quốc gia sở tại kiểm soát được hoạt động của pháp
nhân, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế - xã hội của chính quốc
gia đó.
Để xác định quốc tịch của pháp nhân, thông thường các tiêu chí chính sau đây sẽ được áp
dụng:
- Nơi thành lập pháp nhân. Điều này có nghĩa là pháp nhân thành lập tại quốc gia nào thì
pháp nhân sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó. Đây được xem là tiêu chí phổ biến nhất để xác
định quốc tịch của pháp nhân tại hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới. Việc xác dịnh
quốc tịch của pháp nhân theo tiêu chí trên có ưu điểm là tính ổn định cao và dễ xác định, tuy
nhiên cũng có nhược điểm là những người sáng lập ra pháp nhân có thể tính toán lựa chọn
được quốc tịch của pháp nhân bằng việc lựa chọn nơi thành lập pháp nhân. Điều này được xem
là một trong các nguy cơ có thể dẫn tới các hành vi lẩn tránh pháp luật trong quá trình điều
chỉnh các hoạt động của pháp nhân.
- Nơi pháp nhân đặt trụ sở. Điều này có nghĩa là pháp nhân đặt trụ sở tại quốc gia nào thì
pháp nhân sẽ được xem là mang quốc tịch của quốc gia đó. Ưu điểm của việc xác định quốc
tịch của pháp nhân theo tiêu chí này là tránh được sự lạm dụng trong việc chủ động lựa chọn
quốc tịch cho pháp nhân, tuy nhiên hạn chế của nó là tính ổn định không cao và có thể xảy ra
trường hợp là nơi đặt trụ sở thực tế của pháp nhân không trùng với trụ sở trong điều lệ. Để giải
quyết vấn đề này, những nước xác định quốc tịch của pháp nhân theo tiêu chí nơi đặt trụ sở sẽ
ưu tiên xác định quốc tịch của pháp nhân theo trụ sở thực tế (Điều 1837 Bộ luật dân sự Pháp).
- Nơi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doan của pháp nhân. Theo tiêu chí này, pháp nhân
tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia
đó. Ưu điểm của việc xác định quốc tịch pháp nhân theo tiêu chí này là hạn chế đến mực tối đa
các hành vi lẩn tránh pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động của pháp nhân, tuy nhiên nhược
điểm của nó là tiêu chí này rất dễ thay đổi và khó xác định vì pháp nhân có thể có các hoạt
động sản xuất, kinh doanh tại lãnh thổ của nhiều quốc gia.
Tùy từng trường hợp cụ thể các quốc gia có thể áp dụng tiêu chí này hay tiêu chí kia để xác
định quốc tịch của pháp nhân. Ví dụ, Tư pháp quốc tế của Bỉ quy định: “ Theo quy định của
luật này, nơi thành lập của pháp nhân được xác định trước hết trên cơ sở nơi đặt trung tâm
quản lí của pháp nhân, cũng như nơi tiến hành hoạt động kinh doanh chính, và sau đó là nơi
có trụ sở chính”.
Tại Việt Nam, Điều 80 Bộ luật dân sự 2015 quy định : “Pháp nhân được thành lập theo
pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam”. Phù hợp với quy định này, Điều 676 Bộ luật dân
sự 2015 nêu rõ: “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật nước nơi pháp nhân
thành lập”. Đây là lần đầu tiên pháp luật Việt Nam trực tiếp ghi nhận tiêu chí để xác định quốc
tịch của pháp nhân là “Nơi thành lập pháp nhân”. Theo tiêu chí này, pháp nhân thành lập ở đâu
thì pháp luật nước đó sẽ là căn cứ để xác định quốc tịch của pháp nhân. Tiêu chí này thể hiện rõ
một trong các đặc điểm đặc thù của pháp nhân đó là bao giờ cũng do một nhà nước thành lập
và thừa nhận. Quy định này giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có cơ sở pháp lí
rõ ràng, cụ thể để xác định quốc tịch của pháp nhân, từ đó xác định chính xác quy chế pháp lí
của pháp nhân khi pháp nhân tham gia các giao dịch dân sự tại Việt Nam.
3.2. Địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài tại việt Nam
Địa vị pháp lí ( “status” hay “legal status”) Là một thuật ngữ có nguồn gốc từ La Mã cổ
đại để đề cập đến các quyền tự do, quyền công dân và các quyền gia đình của con người trong
thời kì này. Phát triển khái niệm này, ngày nay thuật ngữ “địa vị pháp lí” được sử dụng rất phổ
biến để thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể trong các quan hệ pháp luật và đi liền với nó là các
quyền lợi và nghĩa vụ được nhà nước công nhận, bảo đảm thực hiện. Từ cách tiếp cận trên, khi
nghiên cứu về địa vị pháp lí của pháp nhân nước ngoài các nội dung được tập trung nghiên cứu
là đặc điểm chung về địa vị pháp lí của pháp nhân, năng lực chủ thể của pháp nhân, các quyền
và nghĩa vụ dân sự cơ bản của pháp nhân.
3.2.1. Đặc điểm chung
Khi hoạt động tại quốc gia sở tại, pháp nhân cùng lúc phải chịu sự điều chỉnh của hai hệ
thống pháp luật là pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của cuốc
gia sở tại nơi pháp nhân hoạt động. Đặc điểm này trong khoa học pháp lí được gọi là “song
trùng phụ thuộc” – một đặc điểm rất đặc trung khi nghiên cứu về địa vị pháp lí của pháp nhân
nước ngoài. Cụ thể như sau:
- Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch sẽ điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến tổ chức thành lập pháp nhân như vấn đề về điều kiện và thủ tục thành lập, hợp nhất,
sát nhập, giải thể, chia tách, tài sản của pháp nhân.
Ví dụ, Tư pháp quốc tế của Bỉ quy định : “Luật áp dụng đối với pháp nhân điều chỉnh :
i. Sự tồn tại và bản chất pháp lí của pháp nhân;
ii. Tên gọi hoặc mục đích hoạt động;
iii. Hoạt động, giải thể và thanh lí;
iv. Năng lực pháp luật của pháp nhân;
v. Thành phần, quyền hạn và chức năng của các cơ quan của pháp nhân;
vi.Quan hệ nội bộ giữa các cổ đông hoặc thành viên, cũng như quan hệ giữa pháp nhân
với các cổ đông hoặc các thành viên;
vii. Có năng lực hoặc mất năng lực chủ thể của cổ đông, hoặc thành viên
viii. Quyền và nghĩa vụ liên quan đến lợi nhuận, cổ phiếu;
ix.Trách nhiệm do vi phạm các quy định của luật doanh nghiệp hoặc các quy định về kinh
doanh”.

- Pháp luật của quốc gia sở tại sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm vi hoạt động
của pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân trên lãnh thổ của quốc gia đó.
Ví dụ, Công ti B mang quốc tịch Bỉ có chi nhánh tại Việt Nam, đối với các vấn đề liên
quan đến thành lập và quyền năng chủ thể của chi nhánh, tài sản của chi nhánh phải tuân theo
các quy định của pháp luật Bỉ, còn vi phạm hoạt động của chi nhánh, quyền và nghĩa vụ cụ thể
của chi nhánh tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra: khi pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, địa vị pháp lí của pháp nhân
còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên, như các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng,
hiệp định thương mại… Hiện nay, khi thương mại ngày càng phát triển, hội nhập trở thành một
yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của các quốc gia thì số lượng các điều ước tế được kí kết
giữa các quốc gia để điều chỉnh các hoạt động kinh tế thương mại nói chung và các hoạt động
của các pháp nhân nói riêng ngày càng trở nên rất phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định địa vị pháp lí của pháp nhân tại quốc gia sở tại.
3.2.2. Xác định năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài
Để tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi pháp
nhân phải có năng lực pháp luật dân sự (khả năng được hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật). Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng kí hoạt
động, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng kí. Năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của pháp nhân
Pháp luật của các nước khác nhau có các quy định khác nhau về năng lực chủ thể của pháp
nhân. Vấn đề đặt ra là năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài được xác định theo hẹ thống
pháp luật nào khi pháp nhân tham gia vào các giao dịch dân sự? Để giải quyết vấn đề này, tư
pháp quốc tế của các nước thường áp dụng nguyen tắc chủ đạo là năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân được xác định theo pháp luật của nhà nước mà pháp nhân được thành lập. Ví dụ,
Điều 110 Tư pháp quốc tế Bỉ quy định : “Tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chỉnh bởi
luật của nước nơi thành lập kể từ thời điểm hoạt động”.
Tại Việt Nam, khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ
chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách
nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được
xác định theo pháp luật của nhà nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này”. Theo quy định này, pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân và hàng loạt các nội dụng được liệt kê ở trên sẽ được xác định theo
pháp luật nước đó. Như vậy, để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, tư pháp
quốc tế Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis). Quy định
này là hợp lí, bởi lẽ quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ mật thiết giữa pháp nhân với một
nhà nước nhất định, do vậy năng lực pháp nhân với một nhà nước nhất định, do vậy năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân (trực tiếp là quyền và nghĩa vụ của pháp nhân) phải được xác
định theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch
Ví dụ, Công ti Song Long của Việt Nam kí kết một hợp đồng bán sản phẩm cho Công ti X
mang quốc tịch Singapore, hợp đồng được kí kết tại Lào. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và được giải quyết tại cơ quan tài phân
của Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của Công ti X sẽ được xác định theo pháp luật của
Singapore.
Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo là luật quốc tịch của pháp nhân, pháp luật Việt Nam quy định
trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam
(khoản 3 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015). Đây là quy phạm xung đột một chiều chỉ rõ pháp luật
được áp dụng là pháp luật của Việt Nam. Quy định này nhằm đảm bảo mọi hoạt động của pháp
nhân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này pháp
nhân nước ngoài sẽ có các quyền và nghĩa vụ như pháp nhân Việt Nam ( trừ trường hợp ngoại
lệ).
Ví dụ, Công ty B mang quốc tịch Nhật Bản tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam,
năng lực pháp luật dân sự của Công ty B (quyền và nghĩa vụ) sẽ được xác định theo pháp luật
Việt Nam. Theo đó công ty B sẽ có các quyền và nghĩa vụ như các công ty của Việt Nam trong
các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 cho thấy để xác định năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam, tư pháp quốc tế Việt Nam kết hợp
giữa hai hệ thuộc là luật nơi pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật Việt Nam. Quy định này là
sự kế thừa có sửa đổi, bổ sung các nội dung được quy định tại Điều 765 Bộ luật dân sự 2005.
Cụ thể, Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 đã thay vì áp dụng “pháp luật của nước nơi pháp nhân đó
được thành lập” bằng quy định áp dụng “pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch” để
xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân cũng như các nội dung pháp lí có liên quan.
Việc ghi nhận trực tiếp hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân trong trường hợp này tạo điều
kiện cho việc áp dụng và thực thi điều luật một các thuận lợi và chính xác trong thực tiễn.
Điểm giống nhau giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 trong việc xác định
năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài là cả hai đều không có quy định về việc xác định
năng lực hành vi dân sự của pháp nhân nước ngoài. Điều này có thể được lí giải là khá với thể
nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân cùng xuất hiện và cùng mất đi ở
cùng một thời điểm, do vậy việc xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đã bao gồm
cả năng lực hành vi của pháp nhân đó. Bên cạnh đó năng lực hành vi của pháp nhân được xác
định thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân, do vậy việc xác định năng lực hành vi
của pháp nhân thì không cần thiết phải xây dựng một điều luật riêng.
Nhìn chung các quy định về xác định năng lực chủ đề của pháp nhân nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước
ngoài, cũng như bảo đảm các hoạt động của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam luôn phù hợp
với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam.
Ngoài ra, việc xác định năng lực chủ thể của pháp nhân còn được quy định trong các
HĐTTTP mà Việt Nam kí kết với các nước. Ví dụ, khoản 2 Điều 2 HĐTTTP và pháp lí giữa
Việt Nam và Ba Lan quy định: “ Năng lực pháp lí và năng lực hành vi của pháp nhân được xác
định theo pháp luật của nước kí kết mà pháp nhân đặt trụ sở”. hoặc khoản 3 Điều 17 HĐTTTP
giữa Việt Nam và Lào quy định: “ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tuân theo pháp
luật của kí kết nơi pháp nhân đó được thành lập”.
3.2.3. Hoạt động của pháp nhân nước ngoài tai Việt Nam
Kể từ khi Việt Nam thi hành chính sách mở cửa, hội nhập với thể giới đặc biệt là khi Việt Nam
trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), pháp nhân nước ngoài đến
Việt Nam ngày càng nhiều và hoạt động tại hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Các
hoạt động của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam là tương đối đa dạng, tuy nhiên phổ biến
nhất là:
- Đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh để tiến hành hoặc xúc tiến các hoạt động thương mại
tại Việt Nam.
3.2.3.1. Hoạt động đầu tư kinh doanh của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài thuộc mọi quốc tịch, mọi thành phần kinh tế đều có
quyền đầu tư kinh doanh tại Việt Nam: “ Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn,
mua cổ phẩn, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thứ hợp đồng hoặc thực hiện
dự án đầu tư” (khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014). Theo quy định của Luật đầu tư 2014, pháp
nhân nước ngoài muốn hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải được cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư “giấy chứng nhận đăng kí đầu tư là
văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tiên đăng kí của nhà đầu tư về dự án đầu tư” (khoản 6 Điều
3). Pháp nhân nước ngoài có thể tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo
các hình thức sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế bao gồm thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (khoản 16 Điều 3 Luật đầu
tư 2014).
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng, bao gồm:
+ Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tá công tư (hợp đồng PPP). Đây là hợp đồng được kí
kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án
đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật đầu tư (khoản 8 Điều 3 Luật đầu tư 2014).
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được kí giữa các nhà đầu tư
nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức
kinh tế (khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014).
- Thực hiện dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn
để tiến hành các hoạt đồng đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian
xác định (khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014).
Như vậy, so với trước đây các hình thức đầu tư đã được mở rộng hơn rất nhiều. Điều này
cho thấy một nền kinh tế năng động, phát triển và các chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt
Nam đối với đầu tư nói chung và đầu nước nước ngoài nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Khi đầu tư và Việt Nam pháp nhân nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hiện nay, các quyền và
nghĩa cụ thể của pháp nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đầu tư được quy định cụ thể
trong Luật 2014. Trong một số lĩnh vực nhất định, để khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật
đầu tư quy định một số quyền mà chỉ dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, sau khi
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được
chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập hợp pháp của mình như: vốn đầu tư, các khoản thanh
lí đầu tư; thu nhập tư hoạt động đầu tư kinh doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp
của nhà đầu tư ( Điều 11 Luật đầu tư 2014).
3.2.3.2. Pháp nhân nước ngoài đặt văn phòng đại diện, chi nhánh để thục hiện hoặc xúc
tiễn các hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Hiện nay, có rất nhiều pháp nhân nước ngoài đặt văn phòng đại diện, lập chi nhánh tại Việt
Nam để tìm hiểu thị trường, giao dịch, kí kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ… với các
cá nhân, tổ chức Việt Nam. Theo quy định của Luật thương mại 2005, văn phòng đại diện, chi
nhánh của pháp nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam để thực hiện hoặc xúc tiễn các
hoạt động thương mại sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Pháp
nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của văn
phòng đại diện, của chi nhánh do pháp nhân nước ngoài mở tại Việt Nam (khoản 3 Điều 16
Luật thương mại Việt Nam).
a. Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP, để được đặt văn phòng đại diện tại
Việt Nam pháp nhân đó phải được sở công thương hoặc ban quản lí khu công nghiệp, khu chế
xuất… của Việt Nam cấp phép. Điều kiện để cấ phép là pháp nhân đó phải được thành lập hoặc
công nhân hpwj theo pháp luật của nước thanh gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
đã hoạt động không dưới 1 năm. Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật thương mại Việt Nam.
b. Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 07/2016/ NĐ-CP, để dược chi nhánh tại Việt Nam
pháp nhân nước ngoài phải được Bộ Công Thương của Việt Nam cấp phép. Điều kiện để cấp
phép là pháp nhân đó phải được thành lập hoặc công nhận hợp pháp theo pháp luật của nước
mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế, đã hoạt động không dưới 05
năm.
Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, chi nhánh của pháp nhân nước ngoài có các quyền
và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật thương mai 2005.
Theo Điều 23 Luật thương mại 2005, pháp nhân nước ngoài sẽ chấm dứt hoạt động tại Việt
Nam trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
- Theo đề nghị của pháp nhân và được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền chấp
nhận;
- Theo quyết định của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và
quy định của giấy phép;
- Pháp nhân bị tuyên bố phá sản;
- Pháp nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối
với hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
với bên Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán
các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Tóm lại, pháp luật Việt Nam đã có các quy định tương đối toàn diện tạo cơ sơ pháp lí để
pháp nhân nước ngoài hoạt động thuận lợi, hiệu quả tại Việt Nam với nhiều hình thức khác
nhau. Nhìn chung các quy định đó là phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quy
định đó là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. QUỐC GIA
4.1. Tính chất đặc biệt của quốc gia trong quan hệ tư pháp quốc tế
Với sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu dân sự quốc tế, các chủ thể tham gia vào các quan
hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế không chỉ có cá nhân và pháp nhân mà còn
có cả quốc gia. Ví dụ, Nhà nước Việt Nam tham gia vào các quan hệ tài chính quốc tế (phát
hành trái phiếu quốc tế tại nước ngoài); tham gia vào các quan hệ hợp đồng ( kí kết các hợp
đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP, kí kết hợp đồng mua sắm chính phủ với các
công ti nước ngoài,…) hoặc tham gia vào các quan hệ thừa kế (Nhà nước Việt Nam thừa kế di
sản không có người thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài…)
Tính chất đặc biệt của quốc gia trong quan hệ tư pháp quốc tế được thể hiện ở chỗ khi tham
gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khác với cá nhân và pháp nhân, trong một số
trường hợp quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ về tài sản (dưới
đây gọi chung là quyền miễn trừ tư pháp). Cụ thể, quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án,
không bị áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ; không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành án; tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm.
Tính chất đặc biệt này của quốc gia xuất phát từ đặc điểm khi tham gia vào các quan hệ
quốc tế nói chung và quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói riêng quốc gia
vẫn giữ nguyên thuộc tính chủ quyền của quốc gia và có toàn quyền quyết định cá vấn đề đối
nội và đối ngoài liên quan đến các hoạt động của quốc gia. Mặt khác, các quốc gia lại luôn luôn
bình đẳng với nhau về chủ quyền và nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia lại là nền tảng
trọng quan hệ quốc tế. Điều này đã dẫn đến một hệ quả là trong quan hệ hệ quốc tế ( bao gồm
cả các quan hệ dẫn sự có yếu tố nước ngoài) các quốc gia không có quyền xét xử lẫn nhau,
tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải
theo các nguyên tắc của luật quốc tế.
Các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài được ghi nhận khá phổ
biến trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Cụ thể, một số nước ban hành Luật miễn trừ tư
pháp dành cho quốc gia nước ngoài ( Foreign States Immunities Act). Ví dụ, Luật miễn trừ
quốc gia dành cho quốc gia nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976, Anh năm 1978, Singapore năm
1979, Canada năm 1982, Australia năm 1985… Hầu hết các đạo luật trên đều ghi nhận nguyên
tắc cơ bản đó là quốc gia nước ngoài được miễn trừ đối với thẩm quyền của tòa án của quốc gia
sở tại. Tuy nhiên, một nội dung khác không kém phần quan trọng được ghi nhận trong các đạo
luật nêu trên là quy định các trường hợp loại trừ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
(Exceptions to immunity). Đây là các trường hợp mà khi phát sinh các vụ kiện liên quan đến
quốc gia, quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ tư pháp, điều đó đồng nghĩa là quốc
gia sẽ có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các chủ thể khác trong quan hệ mà quốc gia
tham gia. Xuất pháp từ sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… pháp luật của các
nước có những quy định khác nhau về các trường hợp loại trừ quyền miễn trừ tư pháp của quốc
gia, tuy nhiên điểm chung của các quy định là quốc gia sẽ không viện dẫn quyền miễn trừ tư
pháp khi quốc gia đã tự nguyện từ bỏ quyền miễn và chấp thuận thẩm quyền của các cơ quan
tài phán (bằng các quy định trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, thỏa thuận
trong hợp đồng mà quốc gia đó là thành viên, thỏa thuận trong hợp đồng mà quốc gia đó kí
kết…); hoặc quốc gia tham gia vào các quan hệ kinh doanh, thương mại ( như tham gia các hợp
đồng mua bán hàng hóa; hợp đồng cung ứng dịch vụ); hoặc các vụ kiện về bồi thường thiệt hại
về tài sản, về thương tích cho cá nhân do quốc gia gây ra… Các quy định này là hết sức cần
thiết nhằm bảo đảm sự bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, đặc biệt khi
quốc gia ngày càng tham gia rộng rãi vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài, qua đó góp phần thức đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển.
Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc gia, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia còn
được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương, như Công ước Brussels
về thống nhất các quy định về quyền miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926; Công ước
Viena 1961 về quan hệ ngoại giao; Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự… Đặc biệt, các
quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đã được quy định cụ thể tại Công ước về
quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản của quốc gia của Liên hợp quốc được thông qua
ngày 2/12/2014 ( gọi tắt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia)… Để
hiểu rõ hơn về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, nội dung tiếp theo sẽ tập trung nghiên cứu
các quy định cơ bản của Công ước này.
4.2. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo quy định của Công ước Liên hợp quốc
Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản đối với quốc gia
gia được xem là một trong các cơ sở pháp lí quan trọng, đầy đủ và toàn diện khi nghiên cứu về
quyền miễn từ tư pháp và tài sản của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo điểm b khoản 1
Điều 2 của Công ước này thì “quốc gia” bao gồm các đơn vị cụ thể sau:
- Quốc gia và các cơ quan của chính phủ
- Các đơn vị hợp thành một quốc gia liên bang hoặc các đặc khu chính trị của quốc gia để
thực hiện chủ quyền quốc gia.
- Các cơ quan của quốc gia hoặc các chủ thể khác có quyền tiến hành hoặc đang tiến hành
các hoạt động thực tế để thực hiện chủ quyền của quốc gia.
- Các cơ quan đại diện cho quốc gia.
Quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia theo quy định của Công ước
có các nội dung chính sau:
4.2.1. Quyền miễn trừ xét xử và miễn trừ về tài sản
Một trong các nội dung quan trọng của miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền miễn trừ xét
xử. Cụ thể, Điều 5 của Công ước đã quy định rõ: “ Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ xét xử
đối với hoạt động của quốc gia cũng như tài sản của quốc gia tại tòa án của quốc gia khác ” .
Tương tự, Điều 6 của Công ước cũng đã khẳng định: “ Quốc gia cam kết không thực hiện
quyền tài phán tại tòa án của quốc gia mình để chống lại một quốc gia khác”. Theo giải thích
tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Công ước, “tòa án” được hiểu là bất kì một cơ quan nào của nhà
nước có chức năng xét xử mà không phụ thuộc vào tên gọi của cơ quan đó.
Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia luôn đi liền với quyền miễn trừ về tài sản. Theo đó, tài
sản của quốc gia do quốc gia tự định đoạt, không một chủ thể nào được chiếm đoạt hoặc xâm
phạm tài sản của quốc gia bằng bất cứ một hình thức nào. Tài sản của quốc gia không thể bị bắt
giữ, tịch thu khi không có sự đồng ý của quốc gia. Các quốc gia là thành viên của Công ước
phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ xét xử và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác.
4.2.2. Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến
quốc gia
Trong quá trình giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp tại tòa án, đề cho vụ việc được giải
quyến nhanh chóng, khách quan, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự,
tòa án thường áp dụng các biện pháp bảo đảm nhất định như kê biên, tịch thu tài sản đang tranh
chấp, cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất như không được rời khỏi nơi cư
trú, khống được tiến hành các hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định…Các biện
pháp đó được gọi là biện pháp đảm bảo sơ bô cho vụ kiện.
Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến quốc
gia được hiểu là các cơ quan tư pháo không được phép áp dụng bất cứ một biện pháp đảm bảo
sơ bộ nào cho vụ kiện liên quan đến quốc gia ( như bắt giữ, kê biên tài sản của quốc gia ). Các
cơ quan tư pháp chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia đồng ý và cho phép.
Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia cũng đã quy định rõ: “
Không có biện pháp cưỡng chế nào trước khi xét xử được thực hiện như tịch thu, chiếm giữ tài
sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài”.
4.2.3 Quyền miễn trừ về thi hành án
Quyền này được hiểu là quốc gia được quyền miễn trừ đối với biện pháp cưỡng chế để thi
hành quyết định của tòa án. Đây cũng là một nội dung đã được quy định rõ tại Điều 19 Công
ước của Liên hơp quốc về quyền miễn trừ quốc gia: “ Không có biện pháp cưỡng chế nào sau
khi có phán quyết của tòa án được phép áp dụng đối với quốc gia, như tịch thu, bắt giữ tài sản
trái pháp luật của quốc gia..”
Mặc dù quyền miễn trừ tu pháp của quốc gia đều được các quốc gia thừa nhận, tuy nhiên
không phải trong mọi trường hợp đều đặt ra quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Xuất phát từ
tính chất của các quan hệ dân sự là thỏa thuận và bình đẳng, và để tạo điều kiện thức đẩy giao
lưu dân sự quốc tế phát triển, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong
quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới ( như trên đã
nêu ) đều quy định một số trường hợp nhất định khi quốc gia tham gia các quan hệ tư pháp
quốc tế, quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Tương tự như vậy, tại Phần III,
Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia đã quy định một số lĩnh vực nhất định
mà quyền miễn trừ tu pháp của quốc giá sẽ không thể được viện dẫn. Cụ thể, Điều 10 của
Công ước quy định: “ Nếu quốc gia tham gia giao dịch thương mại với một số cá nhân, pháp
nhân nước ngoài theo các nguyên tắc của tu pháp quốc tế, thuộc thẩm quyền của tòa án một
quốc gia khác, thì quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ đối với các vụ kiện phát sinh
từ các giao dịch đó”. Tuy nhiên, Công ước cũng quy định rõ trường hợp này không áp dụng với
các giao dịch thương mại giữa các quốc gia với nhau hoặc khi tham gia giao dịch thương mại
đó các bên đã có các thỏa thuận khác. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 10 của Công ước đã quy định
rõ, đối với các doanh nghiệp nhà nước khi mua, sở hữu, hoặc định đoạt tài sản bao gồm cả tài
sản mà nhà nước cho phép doanh nghiệp sử dụng và quản lí thì quyền miễn trừ được hưởng từ
nhà nước không được áp dụng. Các quy định trên đây của Công ước đã thể hiện một xu hương
phát triển tất yếu của tư pháp quốc tế hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh các nội dung trên, khi nói đến quyền miễn trừ tu pháp của quốc gia trong các quan
hệ tư pháp quốc tế thì cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của
quốc gia. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể quốc gia có thể từ bỏ quyền miễn
trừ tư pháp của mình để bình đẳng như thể nhân và pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tuy
nhiên, do nội dung các quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là độc lập với nhau, nên quốc gia
có quyền từ bỏ một hoặc tất cả quyền miễn trừ tư pháp của mình tùy thuộc vào từng mối quan
hệ cụ thể. Quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ này nhưng không có nghĩa là đương nhiên từ bỏ
quyền miễn trừ khác. Về nguyên tắc, việc từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp quốc gia (một phần
hoặc tất cả) phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch. Cụ thể, theo quy dịnh tại Điều 7, Điều 18,
Điều 19 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn miễn trừ quốc gia, quốc gia không thể
viện dẫn quyền miễn trừ xét xử, miễn trừ về áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc sau khi
xét xử, nếu quốc gia đã có sự đồng ý rõ ràng là tham gia vào quá trình xét xử và thực hiện các
biện pháp chế tài đó. Sự đồng ý rõ ràng này được thể hiện bằng các cách thức sau:
- Quy định rõ trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
- Thỏa thuận rõ trong hợp đồng bằng văn bản.
- Tuyên bố trước tòa án hoặc thể hiện rõ bằng văn bản.
Thứ hai, việc quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp không có nghĩa là không có các
biện pháp khác để yêu cầu quốc gia thực hiện các nghĩa vụ/trách nhiệm của mình đối với các
giao dịch nói chung hoặc giao dịch dân sự nói riêng mà quốc gia đã tham gia. Ngoài việc được
giải quyết thông qua con đường ngoại giao, trên thực tế có nhiều biện pháp khác nhau có thể
được các chủ thể thực hiện để “gây sức ép” đòi hỏi quốc gia phải thực hiện các nghĩa vụ/trách
nhiệm mà quốc gia đã cam kết. Ví dụ, khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, tuyên bố
vỡ nợ, để đòi lại khoản đầu tư của mình, các chủ đầu tư cho dù không khởi kiện quốc gia đó ra
các cơ quan tài phán, tuy nhiên họ có thể đòi lại khoản đầu tư của mình bằng những cách thức
riêng, như thông qua chính phủ nước mình để tham gia vào các chương trình đàm phán nợ hoặc
thông qua chính phủ của mình để phong tỏa hay tịch thu tài sản của quốc gia đó đang có tại
nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một quốc gia từ chối không thực hiện các nghĩa
vụ/trách nhiệm mà mình đã cam kết (như tuyên bố vỡ nợ trong trường hợp trên) là không phổ
biến, bởi lẽ điều đó không những làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của quốc gia trong quan hệ
quốc tế mà lợi ích kinh tế của quốc gia còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, quốc gia đó sẽ
mất đi khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mất khả năng thâm nhập thị trường vốn quốc tế
và mất đi rất nhiều lợi ích khác trong quan hệ quốc tế…
4.3. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam
Như trên đã nêu, hiện nay phần lớn các quốc gia đều thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp của
quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Tuy nhiên, do sự khác biệt về điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hôi,… mức độ và phạm vi của quyền miễn trừ tư pháp cũng như cách thức
thực hiện quyền miễn trừ tư pháp ở các quốc gia là có sự khác nhau.
Khác với một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm riêng quy định
về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài, tuy nhiên nguyên tắc chung được ghi nhận
trong pháp luật Việt Nam là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật
Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ
việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường
ngoại giao” (khoản 4 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Đây là quy định được thừa kế thừa
từ Bộ luật tố tụng dân sự 2004, với quy định này cho thấy tại Việt Nam quyền miễn trừ tư pháp
của quốc gia nước ngoài luôn được pháp luật Việt nam ghi nhận. Đối với nhân viên ngoại giao
và nhân viên lãnh sự, quyền miễn trừ của họ được thực hiện theo các quy định của Công ước
Vienna 1961, Công ước Vienna 1963 mà Việt Nam là thành viên.
Một vấn đề khác luôn được các đối tác nước ngoài quan tâm đó là tư cách pháp lí của Nhà
nước Việt Nam trong các quan hệ tư pháp quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nước ngoài khi tham
gia các quan hệ đó. Bộ luật dân sự 2015 đã có các quy định khá cụ thể về vấn đề này.
Điều 97 Bộ luật dân sự 2015 khi quy định địa vị pháp lí của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự đã
khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương,
ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này”.
Về trách nhiệm dân sựu của nhà nước khi tham gia các quan hệ dân sự, Điều 99 Bộ luật dân
sự 2015 quy định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung
ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp
nhân. Đối với loại tài sản mà nhà nước đã chuyển giao cho pháp nhân, pháp nhân sẽ phải tự
chịu trách nhiệm. Các pháp nhân do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan
nhà nước ở trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát
sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở
trung ương, ở địa phương. Tương tự vậy, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ
quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của các
pháp nhân do mình thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước), trừ trường hợp Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh
cho nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân này theo quy định của pháp luật. Quy định này của
pháp luật Việt Nam đã phân biệt một cách rạch ròi trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể khi
tham gia vào các quan hệ dân sự, tạo ra sự yên tâm, chủ động cho các chủ thể khi xác lập các
giao dịch dân sự đối với nhà nước.
Về nguyên tắc, quyền miễn trừ tài sản của nhà nước chỉ đặt ra đối với tài sản do nhà nước là
chủ sở hữu và quản lí trực tiếp. Cụ thể, tài sản do Nhà nước Việt Nam đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lí theo Điều 197 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: “đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản do Nhà nước đầu tư, quản lí”. Theo Nghị định số 23/2010/NĐ-CP ngày 12/3/2010 của
Chính phủ quy định việc quản lí, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài,
tài sản thuộc quyền quản lí của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: Tài sản là đất đai,
trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện, trao đổi
theo hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước sở tại; bất động sản thuê theo hiệp
định, hoặc do cơ quan đại diện, cơ quan khác kí hợp đồng thuê là tài sản thuộc quyền quản lí và
sử dụng của Nhà nước Việt Nam trong thời gian hiệp định hoặc hợp đồng có hiệu lực. Ngoài ra,
tài sản của Nhà nước còn bao gồm cả các tài sản mà Nhà nước Việt Nam được thừa kế ở nước
ngoài, tài sản mà Nhà nước Việt Nam được tài trợ , viện trợ, được tặng cho từ các chính phủ
nước ngoài, tỏ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, tổ chwusc
khác.
Quyền miễn trừ tài sản của nhà nước không đặt ra đối với tài sản của các doanh nghiệp (kể
cả doanh nghiệp nhà nước). Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các giao dịch dân sự với
các chủ thể nước ngoài bên cạnh việc phải nắm vững các quy định và thông lệ của quốc tế để
bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, khi các doanh nghiệp Việt
Nam (kể cả doanh nghiệp nhà nước) tham gia vào các giao dịch dân sự theo nghĩa rộng với các
chủ thể nước ngoài, nếu vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết thì các chủ thể nước ngoài đều có thể
khởi kiện các doanh nghiệp đó ra tòa án nước ngoài và áp dụng các biện pháp bắt giữ, tịch thu
tài sản của doanh nghiệp Việt Nam để tại nước ngoài để bảo đảm cho vụ kiện.
Để khẳng định trách nhiệm dân sự của nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, khoản 1 Điều 100 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ
dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau
đây:
a) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về
việc từ bỏ quyền miễn trừ;
b) Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ;
c) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa
phương từ bỏ quyền miễn trừ.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, hầu hết các điều ước quốc tế trong lĩnh ực dân sự, kinh tế -
thương mại mà Việt Nam tham gia kí kết (ví dụ, các hiệp định khuyến khích và đầu tư, hiệp
định thương mại…), Chính phủ Việt Nam đã tự nguyện khước từ quyền miễn trừ tư pháp bằng
việc cam kết sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa chính phủ, các cơ quan của chính phủ
với các đối tác nước ngoài thông qua các cơ quan tài phán, hoặc các thiết chế tương đương theo
quy định của điều ước quốc tế. Tương tự như vậy, đối với các tranh chấp phát sinh giữa các chủ
thể nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, các bên có thể khởi
kiện ra tòa án hoặc trọng tài. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 14 luật đầu tư 2014 của Việt Namđã quy
định rõ: “Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên
quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua trọng
tài Việt Nam hoặc tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Trong trường hợp khước từ quyền miễn trừ tư pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương sẽ bình đẳng như các chủ thể khác và
tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước,
pháp nhân, các nhân nước ngoài. Điều này phù hợp với xu thế phát triển chung của tư pháp
quốc tế các nước, góp phần thúc đẩy các giao dic hj dân sự phát triển, đặc biệt là các giao dịch
dân sự mà một bên chủ thể là quốc gia.
Bên cạnh quy định trên, khoản 2 Điều 100 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ trách
nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan
hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương,
ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam. Trường hợp này áp dụng tương tự như khoản 1
Điều 100 Bộ luật dân sự 2015.
Nhìn chung, các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo quy định của pháp
luật Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của thế giới và tinh thần của Công ước Liên hợp
quốc về quyền miễn trừ quốc gia.
5. TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết các quốc gia có chủ quyền và các chủ thể
khác của luật quốc tế. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ là một trong các chủ thể khá phổ biến
của công pháp quốc tế, được thành lập dựa trên các điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan
để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.
Hoạt động của các tổ chức quốc tế liên chính phủ rất đa dạng, phong phú và có nhiều tên
gọi khác nhau, như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IFM)…
Trong quan hệ dân sự quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoạt động với tư cách chủ thể
của tư pháp quốc tế. Điều này được quy dịnh trong điều lệ của nhiều tổ chức quốc tế liên chính
phủ (Điều 39 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế, Điều 16 của Tổ chức Nguyên tử quốc tế,
Điều 9 Điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế…).
Trong đời sống thường nhật, tổ chức quốc tế liên chính phủ không thể tồn tại và hoạt động
nếu không tham gia vào quan hệ dân sự. Hoạt động theo pháp luật tư là nhu cầu khách quan tất
yếu của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Mức độ và hình thức các hợp đồng dân sự có sự tham
gia của tổ chức quốc tế liên chính phủ hết sức đa dạng như mua, bán, thuê bất động sản, mua
thiết bị văn phòng, kí kết các hợp đồng dịch vụ (chuyên gia, phiên dịch, tư vấn), kí kết hợp
đồng lao động, hợp đồng thầu… Trên thực tế, không ít các hợp đồng giữa công ti kinh doanh
và tổ chức quốc tế liên chính phủ được kí kết thông qua đấu thầu, thi tuyển.
Trong pháp luật của nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp… đều quy định rõ tổ chức quốc
tế liên chính phủ có thể hoạt động trên lãnh thổ của họ với tư cách pháp nhân. Ví dụ, trong luật
của Vương quốc Anh quy định trên lãnh thổ Vương quốc Anh, bất kì tổ chức quốc tế liên chính
phủ nào, kể cả những tổ chức quốc tế mà Vương quốc Anh không là thành viên đều có thể hoạt
động với tư cách pháp nhân. Kết quả do Ủy ban Pháp luật của Liên hợp quốc tiến hành nghiên
cứu thực tiễn xét xử của tòa án, trọng tài quốc tế và trong nước cho thấy tất cả các cơ quan áp
dụng pháp luật của các nước đều công nhận tổ chức quốc tế liên chính phủ có tư cách pháp
nhân.
Một điểm cần lưu ý là các tổ chức quốc tế liên chính phủ là pháp nhân đặc biệt. Bởi vì tư
cách pháp nhân của tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở công pháp
quốc tế: Quy chế pháp nhân được quy định trong điều lệ (điều ước quốc tế) của tổ chức quốc tế
liên chính phủ.
Thực tiễn quốc tế cho thấy tổ chức quốc tế liên chính phủ là pháp nhân theo pháp luật của
nước nơi đặt trụ sở (Liên hợp quốc – pháp nhân theo pháp luật Hoa Kỳ, NATO – pháp nhân
theo pháp luật của Bỉ, Hội đồng châu Âu – pháp nhân theo pháp luật của Pháp…). Về nguyên
tắc, tổ chức quốc tế liên chính phủ có tư cách pháp nhân từ thời điểm đăng kí điều lệ hoặc từ
thời điểm đăng kí vào sổ đăng kí pháp nhân tại nước nơi đặt trụ sở.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ - pháp nhân quốc tế khi tham gia vào các quan hệ dân sự có
các quyền và nghĩa vụ tài sản và phi tài sản, tham gia vào các tranh chấp dân sự với tư cách
nguyên đơn và bị đơn trước cơ quan tài phán. Đồng thời, khi tham gia vào quan hệ dân sự, tổ
chức quốc tế coi như tự khước từ quyền ưu đãi, miễn trừ của mình.
Tóm lược cuối bài
• Khái quát về chủ thể của Tư pháp quốc tế
• Người nước ngoài và địa vị pháp lý của người nước ngoài
• Pháp nhân nước ngoài và địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài
• Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
• Tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể hạn chế của Tư pháp quốc tế
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Khái niệm người nước ngoài và phân loại người nước ngoài?
2. Năng lực chủ thể của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế
nào?
3. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được quy định như thế nào?
4. Quyền, nghĩa vụ dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
5. Phân tích khái niệm Pháp nhân nước ngoài?
6. Phân tích cách xác định quốc tịch của Pháp nhân nước ngoài?
7. Phân tích địa vị pháp lý của Pháp nhân nước ngoài?
8. Phân tích tính chất đặc biệt của Quốc gia trong Tư pháp Quốc tế?
9. Phân tích các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của cá nhân
trong Tư pháp Quốc tế Việt Nam?
10. Phân tích các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của pháp
nhân trong Tư pháp Quốc tế Việt Nam?

You might also like