Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN GDCD

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
1. Khái niệm:
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật
thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở
quan trọng của hôn nhân
2. Những quy định của pháp luật nước ta:
a. Những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không
theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ
- Tôn trọng con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con chung. Tạo 1 gia đình tiến bộ, hạnh phúc, không phân biệt đối
xử giữa các con.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên
- Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong các trường hợp:
+ Kết hôn gải tạo, ly hôn gải tạo
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hô
+ Người đang có vợ hoặc chồng
+ Mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi
của mình)
+ Cùng dòng máu về trực hệ
+ Có họ trong phạm vi 3 đời
+ Cha mẹ với con nuôi,
+ Bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố mẹ kế với con riêng
- Vợ chồng phải bình đẳng tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp có nghĩa vụ và quyền hạn ngang nhau
của nhau
3. Trách nhiệm của thanh niên học sinh
- Có thái độ thận trọng và nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân, không vi phạm pháp luật về quy định hôn nhân
4. Tác hại của việc kết hôn sớm
- Đối với cá nhân
+ Gây ra áp lực về học tập, bỏ học
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ
+ Thiếu trải nghiệm và sự chuẩn bị
+ Chưa đủ để phát triển thể chất
+ Ảnh hưởng đến lao động, việc làm
- Đối với gia đình
+ Chưa chuẩn bị tâm lý làm cha, làm mẹ
+ Nguy cơ tan vỡ hạnh phúc cao, ly hôn
+ Không có công ăn việc làm ổn định
- Đối với xã hội
+ Gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội
+ Ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế vùngc
+ Gia tăng dân số
+ Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống
+ Góp phần vào tệ nạn xã hộ
BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
1. Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm thu lợi nhuận
2. Quyền tự do kinh doanh: là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và
quy mô kinh doanh. Tuy nhiên phải tuân theo quy định pháp luật và sự quản lý nhà nước
- Nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
+ Đăng kí khi kinh doanh ( mặt hàng)
+ Đăng ký đúng vốn kinh doanh với mặt hàng đăng kí
+Không được kinh doanh các mặt hàng bị cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma tuý
3. Thuế là gì? Vai trò của thuế?
- Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước nhằm chi
cho những công việc chung
- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo kinh tế phát triển theo đúng
định hướng của nhà nước.
Vd: Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài nguyên
Thuế giá trị gia tăng
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế xuất khẩu nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Trách nhiệm của công dân
- Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế
5. Nghĩa vụ đống thuế
+ Kê khai số vốn
+ Thực hiện sổ sách kế toán
+ Nộp thuế đúng hạn và đủ
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
1. Lao động:
- Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao
động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước
và nhân loại
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Quyền lao động: Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn
nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Nghĩa vụ lao động : Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần
sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
3. Vai trò của nhà nước
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.
- Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động
4. Quy định của pháp luật
- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại
- Cấm lạm dụng cưỡng bức, ngược đãi người lao động

You might also like