Svmun-Pr Tranning Materials

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

I.

VỀ SVMUN
Southern Vietnam Models United Nations (SVMUN) là dự án nhằm đưa những trải
nghiệm mới đến với mô hình Mô phỏng Liên Hợp Quốc. Với mong muốn đạt tới tiêu
chuẩn của các nước phương Tây về mô hình Mô phỏng Liên Hợp Quốc dựa trên
những nền tảng học thuật của Việt Nam, SVMUN tập hợp các đại biểu có niềm đam
mê cũng như hướng đến sự phát triển bền vững của các đất nước thông qua việc kết
nối các góc nhìn đa chiều và tôn vinh đa dạng văn hóa.

II. VỀ BAN TRUYỀN THÔNG


1. Thông tin chung
2. Cơ cấu ban Truyền thông
a. Trưởng ban: Đặng An
Nhiệm vụ chính: quản lý, đôn đốc ban Truyền thông; nhận chỉ đạo từ Ban Điều hành
và triển khai cho Ban Truyền thông;
b. Phó ban: Xuân Nghiêm
Nhiệm vụ chính: hỗ trợ Đặng An trong công tác vận hành ban
c. Thiết kế: chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh cho các ấn phẩm truyền thông của
dự án trên tất cả các kênh truyền thông.
d. Nội dung: chịu trách nhiệm cho những nội dung được đăng tải trên các kênh
truyền thông.
e. Biên-phiên dịch: chịu trách nhiệm cho các bản dịch thuộc khuôn khổ các nội
dung do Ban Truyền thông đăng tải trên các kênh truyền thông
f. Truyền thông đa phương tiện: quản lý, phối hợp cùng các phân ban khác để
lên kế hoạch truyền thông cho các kênh truyền thông của dự án.
III. TRAINING
1. TRAINING CHUNG
a. Code of conduct:
- Không để dẫn đến/hạn chế tối đa những xích mích không đáng có trong nội bộ
Ban Truyền thông nói riêng và dự án nói chung;
- Nếu có bất kì xích mích, vui lòng giải quyết bằng các biện pháp hòa giải trong
nội bộ của Ban Truyền thông và hạn chế tối đa những lời đồn không đáng có ra
bên ngoài các ban khác và dự án nói chung;
- Không để lộ thông tin về những hoạt động của Ban Truyền thông nói riêng và
dự án nói chung trước khi những thông tin đó được công bố công khai trên các
phương tiện truyền thông chính thống;
- Có tinh thần ham học hỏi, cầu toàn kỹ lưỡng trong các sản phẩm truyền thông,
hướng đến những sản phẩm chỉnh chu trong quá trình làm việc với dự án;
- Chủ động đóng góp ý kiến, đánh giá phản hồi cho những sản phẩm, kế hoạch
truyền thông của dự án;
- Có trách nhiệm về thời gian làm việc của mình và dự án đã đề ra cũng như báo
cáo cho Trưởng ban/Cố vấn ban Truyền thông hoặc Đội ngũ Quản lý về những
khoảng thời gian bận rộn/không nhận công việc được để có thể sắp xếp công
việc phù hợp cho mọi người;
- Chủ động trong công việc, bao gồm chủ động trong việc nhận nhiệm vụ, thu
thập ý kiến feedback về task từ các thành viên khác trong ban, hoạt động chung
vì các thành viên ban Thiết kế để cho ra đời sản phẩm hài hòa và chỉnh sửa lại
tasks sao cho phù hợp;
- Chủ động phản hồi tin nhắn hoặc email công việc từ các thành viên khác trong
dự án;
- Tất cả các trao đổi về công việc liên ban (do đặc thù của ban Truyền Thông cần
khá nhiều những cuộc hợp tác với các ban khác) đều phải được thông qua từ
Trưởng Ban và thông báo dưới dạng văn bản đúng quy định và gửi vào các nền
tảng làm việc theo quy định chung.
b. Quy trình làm việc
- Master plan
- Viết - Biên tập
- Dịch
- Lên bài
- Đặt tên file: Ngày lên bài - Tên bài - Vị trí
c. Quy trình nộp bài
- Gửi bài lên Group
- TẤT CẢ THÀNH VIÊN feedback (bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban)
- Sửa bài theo feedback (Chọn lọc để sửa lại)
- Phó Trưởng ban/Trưởng ban duyệt bài rồi đi nộp cho ST
- ST duyệt bài (không thì viết làm lại từ bước 1)
d. Giới thiệu về Discord của dự án
- General: up thông báo
- Document: nộp bài
- Meeting minute: gửi Agenda và Meeting minute
- Room1 + Room2: gọi điện
e. Quy trình lên Master Timeline:
- ST đưa Master Timeline tổng
- Đặng An, Xuân Nghiêm lên ý tưởng 20% Timeline Truyền thông
- Đưa các bạn senior feedback, chỉnh lý, bổ sung đến 60%
- Nộp cho Thanh Bùi (đại diện ST)
- Đưa cho mọi người trong ban triển khai nốt 40% còn lại
2. TRAINING RIÊNG
a. THIẾT KẾ
b. NỘI DUNG
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT BÀI VIẾT
• Tít (title): Tựa đề bài
• Sa-pô (chapeau): cung cấp thông tin cốt lõi (Nhân dịp... ai… đã/sẽ làm...) hoặc nhắc
lại thông tin, gợi sự liên tưởng tới những thông tin đã có từ trước (Như tin đã đưa
về.... Nhưng/Tuy nhiên/Thực tế...lại...)
• Dẫn nhập (intro): mô tả không gian xảy ra sự việc/bối cảnh xảy ra sự việc/hình dáng
hoặc tính cách nhân vật chính/dùng lời nhân chứng...
• Thân bài (body): gồm các tít giữa và các đoạn
• Phần tư liệu mở rộng (box): con số ấn tượng, bảng, biểu, phỏng vấn ngắn, ý kiến
lãnh đạo, chuyên gia...
• Kết: kết đóng (dùng chi tiết ấn tượng/kêu gọi hành động) hoặc kết mở (đưa ra
những suy tư, trăn trở, thôi thúc các bộ phận chức năng vào cuộc...)
BỐN KỸ THUẬT DẪN CHUYỆN
1. Viết theo thứ tự thời gian, bạn có thể khởi đầu bài nhè nhẹ rồi đi dần đến đoạn gay
cấn nhất. Đây là cấu trúc dễ hiểu nhất.

2. Viết theo cấu trúc đồng hồ cát, tin chính hoặc phần kết cục của sự kiện được đưa
trước, ở đầu bài; sự kiện được tường thuật theo thứ tự thời gian ở các đoạn sau (giữa
hai phần sẽ có một câu hoặc đoạn nối để chuyển mạch).

3. Viết theo bố cục tâm điểm (hay dành cho phóng sự), mở đầu tập trung vào cá
nhân, sau đó chuyển qua vấn đề lớn hơn liên quan đến cá nhân đó, tiếp đến đưa ý kiến
thẩm định và kết thúc bằng việc quay lại với nhân vật hoặc hình ảnh mở đầu

4. Viết theo bố cục chương hồi, thông tin được chia thành cụm, mỗi cụm là một phần
riêng biệt, nội dung tương đối trọn vẹn, có phần khởi và phần kết thúc hấp dẫn thúc
đẩy độc giả đọc tiếp (lưu ý: bài vẫn phải có ý nghĩa và ý chính rõ ràng)
MỘT SỐ KỸ THUẬT VIẾT BÀI
HÌNH THÁP NGƯỢC
• Phần mở đầu: phần mở đề (lead): có thể là một hoặc hai câu ngắn, có những chi tiết
quan trọng nhất của sự kiện, hội đủ các yếu tố của tin.

• Thân tin (body): phần giải thích rõ thêm các chi tiết đã được nói đến ở phần mở đầu,
làm sao để càng đọc xuống, người ta càng nắm bắt được thêm các chi tiết của sự kiện.
Và nếu vì lí do nào đó mà phải cắt bỏ đi, người đọc vẫn hiểu được bản chất của sự
kiện.

• Bối cảnh (background): để làm rõ hơn hoàn cảnh xuất hiện của tin tức hoặc cung cấp
cho người đọc những chi tiết liên quan đến sự kiện này chứ không phải là chi tiết của
sự kiện. Đôi khi, background làm đậm nét thêm sự kiện và để người đọc tìm hiểu
thêm về sự kiện.

BỐ CỤC TIN, BÀI HÌNH CHỮ T


1 THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHẤT
• Độ quan trọng bằng nhau
• Chia thành các vấn đề khác nhau

VIÊN KIM CƯƠNG


Tác phẩm mở đầu bằng một chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tiếp tục tăng
dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường được đặt ở gần đầu
tác phẩm.

ĐỒNG HỒ CÁT
Mô hình này cho thấy những chi tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và phần cuối tác
phẩm. Các chi tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng từ trên
xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết thúc bằng một chi tiết
quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao.
QUY TRÌNH VIẾT BÀI
BƯỚC 1: WHAT WOULD YOU DO
- Xác định, chủ đề, thể loại
- Tìm ý tưởng
BƯỚC 2: NGHĨ RA RỒI THÌ VIẾT ĐI TRỜI
- Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu
- Lập dàn bài, xác định trọng tâm
- Thiết lập trật tự thông tin
BƯỚC 3: VIẾT XONG RÒI THÌ UPLOAD THÔI
- Viết
- Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện
- Đăng tải (website, online), in ấn, xuất bản (in)

TIÊU ĐỀ VÀ CÔNG THỨC VIẾT TIÊU ĐỀ


Tít thông tin: là loại tít truyền thống, dùng để thông tin nội dung một cách tóm tắt,
ngắn gọn, chính xác và cụ thể, thường trả lời cho những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu?
Lúc nào?

Tít kích thích: có ý bình luận, dùng để gây ngạc nhiên, khêu gợi trí tò mò của bạn
đọc, và thỉnh thoảng có thể gây cười. Tuy nhiên, dù gì thì tít kích thích vẫn phải diễn
đạt trung thành nội dung bài.
Tít hỗn hợp: vừa thông tin, vừa kích thích (hình tượng)

LƯU Ý KHI VIẾT TIÊU ĐỀ


• Bỏ từ thừa
• Bỏ những từ gây khó hiểu, tối nghĩa
• Bỏ “những”, “các” (nếu có thể)
• Lưu ý khi dùng từ ghép/đồng nghĩa
• Tránh câu bị động

NGUYÊN TẮC TRÌNH BÀY NỘI DUNG


• Mỗi đoạn 1 ý (khoảng 100 chữ), có độ dài vừa phải (3-4 hàng), tránh tách những
trích dẫn dài thành 2 đoạn
• Sử dụng phương pháp liệt kê hoặc gom thông tin thành từng cụm
• Có các tít nhỏ (trung đề) nếu tít quá dài: Cắt tiêu đề ra thành tiêu đề chính/tiêu đề
phụ
• Nên dùng phương pháp diễn dịch, câu chủ động
• Sử dụng nhiều động từ; giảm bớt tính từ
• Rõ ràng, ngắn gọn (30 chữ/câu), dễ hiểu

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI TRÌNH BÀY NỘI DUNG


• Chính tả
• Cách dùng từ, dấu câu
• Diễn đạt câu (thường gặp ở câu quá dài, sai ngữ pháp)
• Phân đoạn (và khoảng cách giữa các đoạn)
• Danh tánh: chú ý những cái tên nổi tiếng, khác thường, quốc tế, tên viết tắt, tên công
ty thương hiệu; danh tánh phải nhất quán
• Các chức danh, chức vụ, học hàm học vị
• Các chữ số: số liệu, tuổi tác, nhiệt độ, phần trăm, số thập phân, các ký hiệu về tiền
tệ...
• Các danh ngôn, thành ngữ, thuật ngữ chuyên ngành (khoa học, kinh tế...), yếu tố văn
hóa, lịch sử, địa lý
c. BIÊN-PHIÊN DỊCH
- Read the text you're translating carefully and ASK if you don’t exactly
understand what you should or should NOT translate.
- Don’t translate everything word by word! Make sure that the context behind
those words make sense when translated.
- In the situation where you aren’t sure if you should translate the word or a body
of text. Just write a rough translation including important information (this is
up to your own perception, so make sure that you actually do include ALL
important and necessary information).
- Make sure it sounds professional and not too informal or casual.
- Double or even triple check your work.
d. TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
- Plan ahead any and all ideas for large events or announcements 2 days before
executing it.
- Be careful of the image or video that is being taken or published (make sure it
doesn’t contain any sensitive connotation that may offend people).
- Finish all editing work 1-2 before the deadline so we are able to check it again
with fresh eyes.

IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM VIỆC TRONG BAN TRUYỀN THÔNG
Quy trình cho các công việc liên ban cần sự hỗ trợ từ các phân ban khác:
Nhiệm vụ được thống nhất và hiểu rõ cả về mục đích cũng như nội dung trong nội bộ
ban Truyền Thông;
Nhiệm vụ liên ban đó được kiểm duyệt và đồng thuận thông qua bởi những người có
thẩm quyền trong nội bộ ban truyền thông (Trưởng ban, Phó tổng Thư ký);
Nhiệm vụ được ghi rõ ràng về tất cả khía cạnh dưới dạng văn bản tiêu chuẩn và được
kiểm duyệt, thông qua một lần nữa bởi các thành viên có thẩm quyền (Trưởng ban)
Công việc liên ban trên được gửi đến các Trưởng ban của các ban khác trên đúng nền
tảng quy định (kênh discord/group chat messenger cho các Trưởng ban)

You might also like