Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 5: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới vào năm 1986?

Nội dung đường


lối đổi mới là gì?
Bài làm
1.Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới vào năm 1986?
Công cuộc đổi mới được hiểu là một chương trình cải cách toàn diện về
mọi mặt, được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và lãnh đạo thực hiện với mục
tiêu phát triển đất nước về mọi mặt, có định hướng lâu dài. Chương trình bao
gồm nhiều cải cách khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa – giáo dục. Mục
tiêu của công cuộc đổi mới là tạo ra một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại
và bền vững, phát triển đồng đều trên toàn quốc.
Từ thời chiến chuyển sang thời bình, đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy,
thay đổi nội dung và phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới.
Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đất nước vừa trải qua nhiều
năm chiến tranh, cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính mệnh lệnh đã ăn sâu
vào tiềm thức của mọi người, việc đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo của
Đảng phù hợp với điều kiện mới chưa được đặt ra một cách đúng mức. Thắng
lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một mặt, tạo ra những
thuận lợi vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; mặt khác,
cũng tạo ra tâm lý chủ quan duy ý chí cản trở sự phát triển nhận thức của Đảng.
Trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, tình trạng Đảng bao biện làm thay khá
nghiêm trọng, dẫn đến hệ thống chính trị bị xơ cứng, kém hiệu quả. Hoạt động
của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Tính độc lập, chủ động của Nhà nước bị vi phạm, hiệu lực quản lý của bộ máy
nhà nước bị hạn chế. Kinh tế - xã hội thiếu năng động. Quyền làm chủ của Nhân
dân không được coi trọng, phát huy một cách thực chất.
Chiến tranh kết thúc, sự viện trợ của các nước anh em giảm dần và
chuyển sang hợp tác, trao đổi theo giá thị trường quốc tế. Các thế lực phản động
quốc tế câu kết với nhau chống phá quyết liệt cách mạng nước ta. Chiến tranh
bùng nổ ở hai đầu biên giới. Mỹ tiến hành cuộc bao vây, cấm vận nước ta ngày
càng khắc nghiệt. Sau sự kiện Campuchia, nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong
quan hệ đối ngoại, vị thế đất nước bị giảm sút trên trường quốc tế...
Do những sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý kinh tế,
tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh
tế thấp, lạm phát phi mã, hiệu quả đầu tư hạn chế, đời sống Nhân dân không đ-
ược cải thiện, thậm chí nhiều mặt còn sa sút hơn... Đất nước dần lâm vào một
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.trong những năm 1976 - 1980, trên
thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ
các tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác cải tạo xã hội
chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không còn phù hợp. Trong
những năm 1981 - 1985, Đảng chưa cụ thể hóa đường lối kinh tế trong chặng
đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan, nóng vội và bảo thủ, trì trệ
trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm
sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, đã buông lỏng
chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế - xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn
hóa, trong việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ
thù.
2. Nội dung đổi mới:
Đảng đề ra công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực:

a. Lĩnh vực kinh tế:

Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng đã đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch
hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế
Việt Nam được đẩy mạnh theo cơ chế thị trường và định hướng lên xã hội chủ
nghĩa, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước. Điều này đã tạo ra một môi
trường kinh doanh mới, giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, Đảng ta cũng tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế
mới, đặc biệt là các ngành kinh tế về khoa học và công nghệ, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế của đất nước. Các ngành này được đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ về
chính sách, cơ sở hạ tầng và cung cấp nhân lực chất lượng cao.

b. Lĩnh vực chính trị – xã hội:

Về chính trị – xã hội, Đảng ta đã đẩy mạnh vai trò của cả 03 nhánh quyền
lực: lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trong đó, vai trò của cơ quan lập pháp
được chú trọng, hoạt động hành chính nhà nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa
và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Đảng ta cũng lấy nhân dân làm gốc, xây
dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Điều này đã giúp cải thiện sự tin
tưởng và sự ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ và Đảng.

Đảng ta cũng đã đưa ra các chính sách để cải thiện cuộc sống của người
dân. Chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội được đưa ra, giúp giảm thiểu
gánh nặng cho người dân. Hệ thống giáo dục được cải cách theo hướng chú
trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào người học.

c. Lĩnh vực văn hoá – giáo dục:

Về văn hóa – giáo dục, Đảng ta đã gìn giữ, kế thừa văn hóa truyền thống
dân tộc, hội nhập và tiếp cận nền văn hóa đa sắc màu của thế giới. Đồng thời,
Đảng ta cải cách giáo dục theo hướng chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự
chủ và chú trọng vào người học. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng giáo dục
và đào tạo, và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Việt
Nam.
Công cuộc đổi mới năm 1986 đã tạo ra sự đổi mới kịp thời, giúp nước ta
giải quyết được các khó khăn, tồn tại trong quá khứ. Đồng thời, công cuộc này
còn chủ động, kịp thời nắm bắt được những cơ hội để phát triển, hoàn thiện đất
nước. Ngoài ra, công cuộc đổi mới còn tạo động lực cho nền kinh tế – xã hội
phát triển vượt bậc và hướng tới dân chủ hóa xã hội. Các mục tiêu của Đảng
trong công cuộc đổi mới 1986 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
đất nước Việt Nam ngày nay.

Nhìn lại, công cuộc đổi mới và phát triển của Đảng đã tạo ra một cuộc
cách mạng lớn trong lịch sử đất nước, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển của Việt Nam. Việc đổi mới kinh tế và chính trị đã giúp
nước ta tiến bộ và phát triển, tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển của
các doanh nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đó là một
thành tựu đáng kinh ngạc mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong
suốt hơn 30 năm qua. Việc tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước là sứ mệnh
được giao cho toàn bộ nhân dân Việt Nam trong thời gian tới.

Câu 6: Hãy nêu những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau 37 năm đổi mới?
Còn những tồn tại, hạn chế gì?

Bài làm

1. Thành tựu đạt được:

Sau 37năm đổi mới (1986 - 2021) là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp
phát triển đất nước, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Ðảng, Nhà nước và
nhân dân, là sáng tạo có tính tất yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng
mắc, giải phóng năng lực sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của
đất nước.

Sau 37 năm, đất nước đã đạt được những kết quả thiết thực, mà trước hết
là đổi mới tư duy để khắc phục được nhận thức lệch lạc, nhất là bệnh giáo điều,
chủ quan duy ý chí, vì thế vai trò lãnh đạo của Ðảng càng được tăng cường, định
hướng XHCN được giữ vững, hình thành quan niệm mới về mục tiêu, bước đi,
cách thức phát triển đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế
quản lý kinh tế, quản lý xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng
bước hình thành, phát triển. Công cuộc đổi mới đã giải phóng sức sản xuất, củng
cố, tăng cường quan hệ sản xuất mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước
có thu nhập thấp; đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, ổn định chính trị - xã hội
được bảo đảm, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác
quốc tế ngày càng sâu rộng. Ðổi mới đã đưa nước ta từ chỗ thiếu thốn, có khi
phải nhập lương thực, nay đã thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới.
Chưa bao giờ nhịp độ phát triển và đổi thay từ nông thôn đến thành thị, từ miền
núi đến đồng bằng lại nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Cũng chưa bao giờ
phong cách sống, làm việc của mọi gia đình và mọi người dân lại có nhiều nét
mới mẻ, tươi tắn như hôm nay. Ðổi mới giúp chúng ta vừa kế thừa và phát huy
những thành quả tốt đẹp đạt được trước đây, vừa có cách nghĩ khác trước, nghe
khác trước, nhìn khác trước, làm khác trước, phù hợp với trạng thái phát triển
mới, vì thế, đã đem đến một sức vóc mới cho đất nước, tiếp sức chúng ta đi
thêm những bước dài trên con đường đã chọn.

Qua 37 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và
tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình,
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất
nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và
mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây
dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được
đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ
đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao…

Các thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới, phát
triển trong những năm tới; đồng thời khẳng định con đường đi lên CNXH là phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Cội nguồn của
các thành tựu đó là do Ðảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp lợi ích, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tích cực ủng hộ, thực
hiện, được bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ. Ðảng đã nhận thức, vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế
thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận
dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam, từ đó giữ bản lĩnh chính trị,
kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời nhạy bén,
sáng tạo, kịp thời đưa ra các chủ trương, quyết sách phù hợp từng giai đoạn cách
mạng, phù hợp tình hình thế giới và trong nước. Ðó là cơ sở để năm 2020, với
phương châm vì tính mạng con người, không để ai bị bỏ lại phía sau, toàn Ðảng,
toàn dân, toàn quân đã nỗ lực vượt qua đại dịch Covid-19, khắc phục hậu quả
bão lụt ở các tỉnh miền trung, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

2. Mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tựu, chúng ta còn có hạn chế, khuyết điểm. Cụ thể
như: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ
một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng thực tiễn, cung cấp
cơ sở khoa học hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH còn một số vấn đề cần phải
qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa
tương xứng tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động; kinh tế vĩ
mô chưa thật ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chất lượng, hiệu quả,
năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát
triển còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Nhiều vấn
đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận
thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn một số nhân tố, nguy cơ gây
mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, lĩnh vực, còn một bộ phận nhân dân chưa
được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới…

Từ thành tựu, hạn chế, khuyết điểm đó, có thể đúc rút một số bài học:

1. Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động của Ðảng, là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân
tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy
truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm
quốc tế phù hợp với Việt Nam. Xây dựng đất nước theo con đường XHCN là sự
nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có
một nước Việt Nam phát triển bền vững. Và trong quá trình đổi mới, bên cạnh
các cơ hội, có thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách thức mới, Ðảng, Nhà
nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng sáng tạo để giải quyết và
vượt qua.

2. Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích
của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm,
sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý
kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố quan
trọng góp phần hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Nhân dân làm nên các
thành tựu của đổi mới, đổi mới phải dựa vào nhân dân. Dân chủ XHCN là bản
chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Do
đó, xây dựng, phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành
quả của đổi mới. Ðể phát huy dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, cần phòng, chống đặc quyền, đặc lợi, chống suy thoái, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”.

3. Ðổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng
quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn
đề thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi
lĩnh vực đời sống, từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động
lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận
của hệ thống chính trị, từ hoạt động ở trung ương đến hoạt động của địa phương,
cơ sở. Trong quá trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi,
hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội, chủ
quan, hấp tấp, vì sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế
lực thù địch chống phá. Ðồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng
tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển. Phải tôn trọng
quy luật khách quan, coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi
mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ
thực tiễn. Ðể dân tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới,
Ðảng, Nhà nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt
ra; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách không
còn phù hợp, cản trở phát triển.

4. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; kiên định độc lập, tự chủ,
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Phải luôn
coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần
kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết
hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với
sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh,
bền vững. Trong đó, phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở kết hợp sức mạnh
thời đại, làm cho sức mạnh toàn dân tộc mạnh hơn. Và quan hệ quốc tế dựa trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

5. Phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ
cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa
quyết định đến công tác xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành
công sự nghiệp đổi mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị; tăng
cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là
nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Vì thế, nâng cao năng lực
lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Ðảng phải thường
xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu;
đồng thời thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong
tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

Rõ ràng sau 37năm, chúng ta đã không chỉ đạt được thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục đẩy mạnh và phát triển với các nguồn lực phong
phú. Hành trình đổi mới với sự hài hòa giữa ý Ðảng với lòng dân đã và đang kết
hợp cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ðó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ
bản nhất tạo nên thành công của sự nghiệp cao cả là xây dựng một Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

You might also like