Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Giới thiệu chung về thiết bị sạc EV


Xe ô tô điện hiện đang là xu hướng tiến tới của các hãng xe nổi tiếng hiện nay. Không
chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam cũng đã có một số dòng xe điện ra đời. So với các dòng
xe truyền thống thì xe điện hiện nay đang chiếm 1 phần khá nhỏ, chỉ khoảng 1%. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ kết hợp với chính sách ưu tiên, trợ
giá của chính phủ thì xe điện đang được đánh giá là ưu tiên hàng đầu ở các nước như
Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức… Mục tiêu đề ra đến năm 2040 xe điện sẽ thay thế hoàn toàn các
xe ô tô chạy bằng xăng dầu và thậm chí có thể cấm hoàn toàn để bảo vệ môi trường. Đi
kèm với xe điện (EV) chắc chắn phải có bộ sạc điện.
Cũng giống như các thiết bị dùng pin khác, xe ô tô điện cũng có thêm thiết bị sạc được
gọi là EV Charger, là một thiết bị cần thiết để sạc pin bên trong xe điện. EV Charger chủ
yếu bao gồm một thiết bị có thể chuyển điện từ lưới điện sang EV. Điều tiếp theo mà EV
Charger có thể có là một thiết bị cho phép thiết bị chuyển điện ở trên và BMS (Hệ thống
quản lý pin) giao tiếp với nhau. Cũng cần có một số mạch bảo vệ từ góc độ an toàn. Nhìn
chung, EV charger giúp kết nối EV với lưới điện và chắc chắn có thiết bị chuyển điện,
nơi có thể tùy chọn mạch giao tiếp và bảo vệ.
Thiết bị sạc điện này có công suất cao, giúp cho quá trình sạc đầy pin nhanh hơn đồng
thời đảm bảo hành trình xe luôn được ổn định. Đây là một phần vô cùng quan trọng và
luôn được để ý phát triển trong tương lai giống như các trạm sạc điện thương mại. Việc
lắp đặt các trạm sạc dành cho ô tô điện rất quan trọng đối với việc phủ sóng xe điện trên
thị trường.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng cung ứng bộ sạc xe điện cao cấp cho ô tô với
đa dạng mức dung lượng, tiêu chuẩn và công nghệ sạc khác nhau. Về cơ bản, sạc EV có 2
loại chính là DC và AC. Hai loại này cùng có hình thức hoạt động, cấu tạo khác nhau.
Trong trường hợp nếu phần pin được đặt bên trong EV thì được gọi là sạc AC, nếu pin
đặt ngoài EV trong quá trình sạc thì gọi là sạc DC.

II. Thiết kế mạch động lực


1. Chỉnh lưu cầu AC/DC 3 pha diode

Trước tiên, cần phải biết pin là nguồn điện một chiều DC, nghĩa là dòng điện đi ra khỏi
pin không đảo ngược hướng của nó, điều này cũng có nghĩa là pin chỉ có thể được sạc
bằng nguồn DC. Và thứ hai, lưới điện phổ biến sử dụng dòng điện xoay chiều AC. Do đó,
phải có một quá trình trong đó nguồn AC từ lưới được chuyển đổi thành DC mà pin có
thể chấp nhận. Trong thuật ngữ điện tử công suất, thiết bị này là một bộ chỉnh lưu.
Hình 1.1 Mạch chỉnh lưu cầu điển hình.

Như vậy, mạch chỉnh lưu cầu AC/DC 3 pha diode là bộ chuyển đổi biến dòng điện xoay
chiều (AC) do máy phát điện tạo ra thành dòng điện một chiều (DC), mạch bao gồm một
cấu trúc 4 diode được kết nối theo dạng mạch cầu.

Nguyên lý hoạt động:

Hình 1.2 a. Positive half cycle. b. Negative half cycle.

+ Trong nửa chu kỳ đầu (+) của dạng sóng AC đầu vào, diode D1 và D2 sẽ được phân
cực thuận, trong khi D3 và D4 được phân cực ngược. Khi điện áp đến ngưỡng của D1 và
D2, dòng tải sẽ được đi qua như biểu diễn trên hình với đường mũi tên.
+ Trong nửa chu kỳ (-) của dạng sóng AC đầu vào, diode D3 và D4 sẽ được phân cực
thuận, trong khi D1 và D2 được phân cực ngược. Dòng tải lúc này sẽ chạy qua D3 và D4.
Hình 1.3 Điện áp trước và sau chỉnh lưu.

Khi nguồn điện xoay chiều AC đi vào mạch, các diode trong cầu chỉnh lưu sẽ hoạt động
xen kẽ, cho phép dòng điện chạy theo một hướng duy nhất thông qua Load (tải điện), tạo
thành nguồn điện 1 chiều DC đầu ra. Các diode hoạt động như công tắc điện tử, chỉ cho
phép dòng điện chạy theo một chiều cụ thể, ngăn cản dòng điện quay lại nguồn AC.
Quá trình chuyển đổi nguồn điện xoay chiều thành nguồn một chiều DC trong cầu chỉnh
lưu xảy ra liên tục trong suốt chu kỳ điện áp AC đầu ra. Điều này giúp cung cấp nguồn
điện ổn định cho các linh kiện điện tử trong mạch.

You might also like