Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ


- TRƯỜNG HỢP CHỒN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ
CHỒN -

Thuộc nhóm chuyên ngành : Luật kinh doanh


1. Tên đề tài:
Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã – trường hợp chồn
trong sản xuất cà phê chồn

2. Tên (các) thành viên nghiên cứu:


Nguyễn Quang Thắng
Đào Lê Anh Thư
3. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống vận hành theo hướng phát triển đi lên và con
người cũng phát triển theo hướng đổi mới và hiện đại. Trong thời
công nghiệp hiện nay, với những xu hướng mới dần làm cho con
người muốn thúc đẩy cuộc sống cá nhân ngày càng thoải mái và
đầy đủ tiện nghi. Trong phong cách ăn uống của các cá nhân
ngày nay cũng có phần phá cách, họ thưởng thức những loại trà,
cà phê sang trọng tiêu chuẩn. Nhưng đó cũng là nguyên nhân
dẫn đến nhiều bất cập, mặt trái ẩn sau những thức uống mắc tiền
ấy. Bài nghiên cứu sẽ đề cập đến loại Cà phê chồn (Kopi
Luwak) - một loại thức uống thượng hạng và rất xa xỉ ở Việt
Nam được du nhập từ Indonesia, với một số tiền tương đối lớn
cho một cốc cà phê nhưng không vì thế mà có ít người sẵn sàng
chi tiền để được thưởng thức. Ngược lại, rất nhiều người là tín
đồ của món cà phê chồn đắt đỏ này bởi hương vị mà cốc cà phê
chồn đem lại là khó quên đối với những ai đã nhấp môi qua.
Tuy nhiên, ít người biết rằng đằng sau những giọt cà phê
đậm đà đó, là cả một quá trình đầy thương tâm của loài động vật
đáng thương này, nhất là đối với các hãng cà phê mong muốn đạt
được sản lượng theo kế hoạch đã không ngần ngại bắt nhốt chồn
vào những chiếc lồng chật hẹp, chỉ cho chúng ăn quả cà phê
tươi. Vốn dĩ chúng là động vật hoang dã, quen sống với thiên
nhiên với sự tự do, đứng trước tình trạng đó, chồn trở nên cáu
gắt và suy sụp. Qua đó những hệ lụy mà chúng ta cần phải
nghiên cứu và tìm ra một giải pháp về vấn đề này để giúp đỡ loài
động vật này.
4. Tình hình nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được phát triển dựa trên những cơ sở về
quyền động vật của Arthur Schopenhauer và Henry Salt, và
nghiên cứu động vật cũng có cảm giác của Charles Darwin. Từ
đó, kết hợp với luật pháp và góc nhìn của cả trong nước và quốc
tế về vấn đề sản xuất cà phê chồn theo kiểu truyền thống để đem
đến những cơ sở, lý do tại sao ta nên bảo vệ loài động vật này.
5. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm cung cấp một góc
nhìn tổng quan về tình trạng của chồn trong ngành công nghiệp
cà phê trên trên thế giới trong đó có Việt Nam, đặc biệt là dưới
góc độ pháp luật và khoa học. Từ cơ sở đó, làm rõ ảnh hưởng
của mô hình sản xuất này cũng như gợi ý nên những giải pháp
khác nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học, nhất là về loài động vật
hoang dã này. Thông qua về tình hình thực trạng hiện nay, có
một số câu hỏi được đặt ra nhằm phân tích và giải quyết vấn đề
này mà vẫn đáp ứng điều kiện trên.
2 câu hỏi chính sẽ được tìm hiểu trong bài nghiên cứu này
Mô tả cách thức sản xuất cà phê chồn đã gây ảnh hưởng đến
quyền động vật trong lĩnh vực kinh doanh
Dự đoán sự thay đổi trong cách thức sản xuất loại cà phê sang
chảnh này trong tương lai có đem lại trải nghiệm tương tự hay tốt
hơn đối với người tiêu dùng.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những
vấn đề được ra trong bài nghiên cứu này là: so sánh, thu thập số
liệu, khảo sát,..
7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
7.1: Đối tượng nghiên cứu: bảo vệ loài chồn cũng như sự
đa dạng sinh học ở Việt Nam.
7.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2023.
 Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở trường Đại
học Kinh tế TP.HCM
 Phạm vi nội dung: tham khảo luật pháp và các bài nghiên cứu
khoa học từ trong và ngoài nước về vấn đề quyền lợi của động
vật và những quy định lên con người trong việc bảo vệ chúng.
8. Cấu trúc chi tiết của đề tài:
Nghiên cứu này gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành và sự cần thiết để bảo vệ động vật.
Chương 2: Thực trạng về sản xuất cà phê chồn truyền thống và
những tác hại của chúng lên loài động vật này.
Chương 3: Góc nhìn từ khoa học và luật pháp của quốc tế về
vấn đề trên.
Chương 4: Những thách thức và gợi ý phương hướng để khắc
phục vấn đề trên.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài:
9.1: Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sản xuất cà phê chồn
trong lĩnh vực kinh doanh và hướng đến các phương pháp cách
thức mới để làm giảm tỷ lệ sử dụng quá mức loài động vật chồn.
Nghiên cứu áp dụng các văn bản pháp lý, xã hội học,.... nhằm
giải thích tính đúng đắn và hợp lý trong việc lựa chọn và sử dụng
mô hình sản xuất cà phê chồn. Kết quả nghiên cứu của đề tài
đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học về mặt kinh doanh
và pháp lý đối với mô hình sản xuất cà phê.
9.2: Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng cà
phê chồn của người dùng hiện nay, chỉ ra ảnh hưởng và mặt trái
của hình thức sản xuất cà phê chồn Kopi Luwak này và mong
muốn đưa ra định hướng giúp các tín đồ yêu thích cà phê sử
dụng và quan tâm hơn về vấn đề này.
Nghiên cứu cũng trình bày một số giải thích và giải pháp
hữu ích cho việc định hướng sản xuất cà phê cho các nhà sản
xuất cũng như cho người dùng có cái nhìn tổng quát về loại cà
phê xa xỉ này.
10. Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Luật đa dạng sinh học 2008


2. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp
3. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác
định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
4. Hiệp định Biodiversity ( 1992 )
5. Quỹ dự trữ động vật hoang dã thế giới ( WWF )
6. Liên hợp quốc về môi trường ( UNEP )
7. https://investigations.peta.org/kopi-luwak-coffee-cruelty/
(PETA châu Á – Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật của
Mỹ) - góc nhìn và những tác hại rõ ràng của phương pháp
làm cà phê này lên sức khỏe loài chồn
8. https://www.washingtonpost.com/blogs/all-we-can-eat/
post/this-sumatran-civet-coffee-is-crareally-terrible/
2012/01/02/gIQArzolaP_blog.html - hương vị của cà phê
khi dc tạo nên bởi pp nhân tạo ( washington post )

You might also like