Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Mr.

Huỳnh Nguyễn Việt Cường – Đề 3

Câu 8: Biện pháp nào sau đây thường không cải thiện được pH của đất chua?
A. Bón vôi B. Bón phân chuồng.
C. Bón phân vi sinh. D.Bón phân đạm vô cơ.
Câu 10: Ở thực vật, để xác định khoảng cách tương đối giữa 2 locus gene trên cùng một cặp NST tương
đồng, phép lai nào sau đây là chính xác (ít sai số) hơn cả?
A. Tự thụ phấn. B. Lai khác dòng. C. Lai phân tích. D. Lai xa.
Câu 11. Hiện tượng biến động di truyền do tác động của nhân tố tiến hoá nào?
A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gene.
Câu 23. Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu
của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là
một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Hình dưới đây mô tả những phần chính trên một
điện tâm đồ điển hình, với các giai đoạn theo thứ tự sóng P, phức bộ QRS, sóng T, đoạn TP.

Trong một chu kì tim bình thường ở người, pha nhĩ co sẽ tương ứng với giai đoạn nào trong điện tâm đồ?
A.Sóng P B. Phức bộ QRS C.Sóng T D.Đoạn TP
Câu 34: Khi nói về lợi ích của biện pháp tỉa thưa với các hệ sinh thái nông nghiệp, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Tỉa thưa giúp điều chỉnh mật độ cá thể phù hợp với diện tích canh tác.
B. Tỉa thưa giúp hạn chế sự cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể cùng loài và giữa các cá thể khác loài.
C. Tỉa thưa giúp tiết kiệm nguồn vật chất và năng lượng mà con người phải cung cấp cho hệ sinh thái
nhân tạo.
D. Tỉa thưa giúp tiết kiệm diện tích canh tác, nuôi trồng.
Câu 35: Ở cá Munichog, allele Ldh-Bb quy định một loại enzyme chuyển hóa hoạt động tốt trong nước
lạnh, trong khi các loại enzyme khác có chức năng tương tự (do các allele khác của gene quy định) hoạt
động tốt ở nước ấm hơn. Khảo sát tần số allele Ldh-Bb của các quần thể Mumichog ở các vùng biển khác
nhau, người ta nhận thấy có sự khác biệt. Kết quả được thể hiện trong hình sau:

Nhận định nào sau đây không đúng?


A. Các quần thể có tần số allele Ldh-Bb cao là những quần thể thích nghi với vùng cực và cận cực.
B. Đi từ bắc xuống nam, tần số allele Ldh-Bb của các quần thể cá Mumichog giảm dần theo vĩ độ.
C. Sự thay đổi vĩ độ là nhân tố trực tiếp chi phối sự thay đổi tần số allele Ldh-Bb.
D. Các allele quy định các enzyme chuyển hóa hoạt động tốt ở nước ấm sẽ ít được tìm thấy tại những
quần thể cá Mumichog ở vĩ độ cao.
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – Đề 3

Câu 36. Các dữ liệu sau đây được một nhà nghiên cứu thu thập trong 7 năm liên tiếp từ một quần thể cá
trong ao. Ông tính tốc độ tăng trưởng quần thể cho mỗi năm bằng công thức r = InNe - InN. Biết rằng
trong quá trình khảo sát, điều kiện của ao là ổn định và không có sự di - nhập cư.

Từ bảng số liệu, có bao nhiêu khẳng định sau đúng?


I. Quần thể cá tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
II. Giá trị x rơi vào khoảng - 0,15.
III. Kích thước tối đa của quần thể cá rơi vào khoảng 62 – 72 cá thể.
IV. Khi tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong, quần thể được dự đoán đang tăng trưởng.
Câu 39: Ở một loài nấm, nghiên cứu về ảnh hưởng của chất dinh dưỡng Z đến sự ảnh hưởng của loài
này, người ta phân lập được con đường chuyển hóa như sau:
Tiền chất (có sẵn)  W  X  Y  Z
Các nhà khoa học cũng phân lập được các dòng đột biến gene mã hóa các enzyme chuyển hóa (kí hiệu từ
Z ) Zs), các dòng này mất khả năng mã hóa 1 trong 4 enzyme trên, do vậy chúng không thể sinh trưởng
trong môi trường cơ bản. Để kiểm tra các dòng đột biến này thuộc các gene mã hóa enzyme nào, người ta
nuôi chúng trong các môi trường cơ bản (đổi chứng) và môi trường có bổ sung từng chất dinh dưỡng
trong sơ đồ. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Sơ đồ nào sau đây mô tả chính xác vị trí các đột biến mất chức năng trong con đường chuyển hóa ở loài
này?

A.Sơ đồ 1 B.Sơ đồ 2 C.Sơ đồ 3 D.Sơ đồ 4


Câu 40: Ô nhiễm tại các trại chăn nuôi vịt tập trung gần vịnh Moriches, làm tăng lượng khoảng nitrogen
(N) và phosphorus (P) vào vùng nước xung quanh đảo Long, New York. Để xác định chất dinh dưỡng
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – Đề 3

nào giới hạn tăng trưởng của thực vật phù du trong vùng đó, các nhà khoa học ở viện Nghiên cứu Hải
dương học Woods Hole đã nuôi thực vật phù du Nannochloris atomus trong nước lấy từ nhiều vị trí khác
nhau (kí hiệu từ A cho đến G).
- Ở thí nghiệm 1, các nhà khoa học đã bổ sung thêm một lượng giàu ammonium hoặc phosphate vào môi
trường nuôi thực vật phù du. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở hình dưới đây.
Ở thí nghiệm 2, các nhà khoa học đã rải sắt hòa tan với nồng độ thấp trên vùng biển rộng lớn thì cho kết
quả tương tự như thêm một lượng ammonium như ở thí nghiệm 1 đã nêu trên.

Từ kết quả nghiên cứu, có bao nhiêu khẳng định sau đúng?
I. Thí nghiệm 1 cho thấy N là nguyên tố khoáng giới hạn sự phát triển của Nannochloris atomus
II. Các môi trường nuôi cấy mẫu (từ A đến G) đều có hàm lượng khoáng P phong phú. III. Sự phát triển
mạnh của thực vật phù du có thể làm suy giảm hàm lượng ammonium và phosphate trong nước biển.
III. Sự phát triển mạnh của thực vật phù du có thể làm suy giảm hàm lượng ammonium và phosphate
trong nước biển
IV. Ở thí nghiệm 2, bổ sung Fe ở nồng độ thấp cho kết quả tương tự chứng tỏ thực vật phù du có thể
dùng Fe như là nguyên tố khoáng thay cho N. v x. Sự gia tăng hàm lượng khoáng N, P nói riêng và các
nguyên tố khoáng nói chung trong nước biển dường như không gây ra vấn đề môi trường đáng lo ngại
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

You might also like