Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài 3: Chức năng nhà nước

1. Khái niệm chức năng nhà nước


1.1. Khái niệm
 Chức năng nhà nước: những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
- Chức năng biểu hiện ở trạng thái đầu
- Con người có 3 chức năng:
 Sản xuất của cải, vật chất
 Chức năng tạo ra giá trị tinh thần
 Duy trì nòi giống
- Chức năng phản ánh bản chất nhà nước
- Không phải một hoạt động riêng biệt cụ thể, mà là một nhóm các hoạt động
1.2. Khái niệm nhiệm vụ
 Khái niệm nhiệm vụ: Những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra nhà nước cần giải
quyết.
- Mục tiêu: Những kết quả cần đạt được xác định trước, thể hiện ý chí chủ quan của con
người.
- Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết không phụ thuộc vào ý chí,
mong muốn của con người.
 Phân loại nhiệm vụ:
 Nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể
 Nhiệm vụ lâu dài, nhiệm vụ trước mắt

Chức năng được hình thành như thế nào

Hoàn cảnh, điều kiện xã hội Cử tri cơ quan nhà nước

Ý chí của người ra quyết định

Khách quan Chủ quan

1.3. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ


 Vai trò của nhiệm vụ đối với chức năng:
 Nhiệm vụ có trước
 Nhiệm vụ quyết định số lượng, cách thức thực hiện chức năng
 Một nhiệm vụ thông thường được thực hiện bởi nhiều chức năng khác nhau
 Vai trò của chức năng đối với nhiệm vụ:
 Ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ
 Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.
1.4. Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước
 Chức năng thay đổi -> Bộ máy nhà nước thay đổi.
 (VD: Chức năng quản lí thông tin trên mạng Internet làm xuất hiện cơ quan nhà nước tương ứng).
 Tính chất của chức năng ảnh hưởng đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. (Chức năng lập
pháp và quyết định những vấn đề quan trọng đòi hỏi cơ cấu tổ chức của Quốc hội phải đại diện cho
các thành phần dân cư).
 Cách thức tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phương thức và hiệu quả hoạt động của cơ quan
nhà nước.
 (VD: Phương thức tổ chức tòa án sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của tòa án)
 Căn cứ phân chia dựa trên phạm vi lãnh thổ
 Chức năng đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ quốc
gia.
 Chức năng đối ngoại: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện vai trò
của nhà nước với các quốc gia và dân tộc khác.
 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại ảnh hưởng, tác động đến nhau.
2.2. Chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
 Chức năng lập pháp: là hoạt động xây dựng pháp luật
 Chức năng hành pháp: là hoạt động thi hành pháp luật
 Chức năng tư pháp: là hoạt động bảo vệ pháp luật

Lưu ý: Phân biệt chức năng nhà nước, chức năng cơ quan nhà nước.
 Chức năng nhà nước: những mặt hoạt động chung của nhà nước được thực hiện thông qua
bộ máy nhà nước.
 Chức năng cơ quan nhà nước: những mặt hoạt động của từng cơ quan nhà nước trong bộ
máy nhà nước.

So sánh các chức năng pháp lý


Xây dựng pháp luật Thực hiện pháp luật Bảo vệ pháp luật
Nội dung Đặt chuẩn mực, quy tắc Đưa pháp luật vào cuộc Xét xử, giải quyết tranh
chung sống chấp
Yêu cầu Thể hiện ý chí, lợi ích Thường xuyên, liên tục, Công bằng, đúng luật
chung thống nhất
Tính chất, vai trò Đại diện cho các lợi ích Điều hành, tập trung Trung lập, độc lập
khác nhau.

3.Hình thức thực hiện chức năng.

 Hình thức mang tính pháp lý:


- Xây dựng pháp luật
- Thực hiện pháp luật
- Bảo vệ pháp luật
 Hình thức không/ ít mang tính pháp lý: thể hiện trong các hoạt động tổ chức vật chất, tuyên
truyền giáo dục, …

4.Phương pháp thực hiện chức năng


 Phương pháp cưỡng chế: thực hiện bằng sức mạnh vũ lực.
 Phương pháp giáo dục, thuyết phục: tác động thông qua tư tưởng để chủ thể tự thực
hiện, mang tính tự nguyện.

You might also like