Khái niệm cá nhân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Khái niệm cá nhân

Cá nhân chính là con người cụ thể đang hoạt động trong một xã hội xác định và được phân biệt
với những con người khác thông qua tính đơn nhất và phổ biến với tư cách là cá thể về phương
diện sinh học,với tư cách là nhân cách về phương diện xã hội.Khác với khái niệm con người
dùng để chỉ tính phổ biến về bản chất người trong mỗi cá nhân,khái niệm cá nhân nhấn mạnh
tính đặc thù riêng biệt của mỗi cá thể về phương diện xã hội. Cá nhân là một chỉnh thể vừa
mang tính đơn nhất, cá biệt, riêng biệt lại vừa có tính phổ biến, có đời sống riêng, có
nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích riêng.Trong con người,luôn có những cái chung nhân
loại như giá trị chung,nhu cầu chung,…Cá nhân cũng là một xã hội cụ thể,một thời kỳ
lịch sử xác định,có tính đặc thù với quan hệ xã hội xác định.
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Xã hội do các cá nhân tạo nên.Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm,cộng
đồng và tập đoàn xã hội khác nhau,mang tính lịch sử xác định.Trong mối quan hệ vừa
thống nhất,vừa khác biệt,tập thể là phần tử tạo thành xã hội.Trong quan hệ giữa cá
nhân và xã hội,xã hội giữ vai trò quyết định còn vai trò cá nhân ảnh hưởng đến xã hội
tùy vào trình độ phát triển.Quan hệ cá nhân và xã hội biến đổi và phát triển tùy thuộc
vào văn minh khác nhau của chế độ đó
VD:Xã hội công bằng dân chủ sẽ tạo điều kiện quần chung nhân dân được phát
triển,tiến bộ. Ngược lại một xã hội đầy sự bất công, phân biệt đối xửsẽ kiềm hãm sự phát triển
của một số cá nhân trong xã hội. Cá nhân và xã hộiảnh hưởng lẫn nhau, một xã hội có nhiều cá
nhân ưu tú sẽ giúp xã hội phát triểntiến bộ và ngược lại sự phát triển của xã hội sẽ bị kiềm hãm
nếu những cá nhântrong đó yếu kém, giậm chân tại chỗ, không phát triển toàn bộ
.Mỗi cá nhân là một cái đơn nhất mang những đặc điểm riêng phân biệt vớicác cá nhân khác
không chỉ về mặt sinh hoạt mà chủ yếu về những quan hệ xãhội. Mỗi cá nhân đều có đời sống
thiêng liêng, có những quan hệ xã hội riêng.Tuy vậy, các cá nhân đều mang cái chung: Thành
viên giai cấp.
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội có những nội dung thống nhất với quan hệ giữa cá nhân và
tập thể, chúng đều dựa trên cơ sở lợi ích, biểu hiện mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể,
đồng thời thể hiện tính biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

. Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội. Là một hiện tượng lịch sử,
quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển,trong đó, sự thay đổi về chất
chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác.
Trong giai đoạn cộng sản nguyên thuỷ, khôngcó sự đối lập giữa cá nhân và xã hội. Lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội là thống nhất. Khi xã hội phân chia giai cấp, quan hệ cá nhân và xã hội vừa
có thống nhất vừa có mâu thuẫn. Những người bị bóc lột không có tư cách và điều kiện để trở
thành cá nhânthực sự. Những thành viên thuộc giai cấp bóc lột có đặc quyền, đặc lợi, được
khẳng định tư cách cá nhân đặc trưng cho mỗi thời đại như cá nhân phong kiến, cá nhân tư sản.
Các kiểu cá nhân này đối lập về lợi ích với quần chúng nhân dân lao động trong xã hội. Trong
chủ nghĩa xã hội, những điều kiện của xã hội mới tạo tiền đề cho cá nhân, để mỗi cá nhân phát
huy năng lực và bản sắc riêng của mình, phù hợp với lợi íchvà mục tiêu của xã hội mới. Vì vậy,
xã hội xã hội chủ nghĩa và cá nhân là thống nhất biện chứng, là tiền đề và điều kiện của nhau.
Quan hệ cá nhân trong lịch sử
Trong số các cá nhân ở những thời kỳ lịch sử nhất định, trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, xác định xuất hiện những cá nhân kiệt xuất, trở thành những người lãnh đạo
quần chúng nhân dân nhằm thực hiện một mục tiêu xác định. Trong mối quan hệ không
tách rời với quần chung nhân dân,những cá nhân kiệt xuất có vai trò đặc biệt quan trọng
trong tiến trình lịch sử,đó là những lãnh tụ hay vĩ nhân.Ngoài các phẩm chất cá nhân vĩ
nhân’’ nhằm chỉ những người có tri thức uyên bác và có tầm nhìn xa,biết nắm bắt được những vấn đề
căn bản nhất trong một hay một số lĩnh vực nào đócủa hoạt động xã hội. Vĩ nhân có thể là những
người làm khoa học, làm chính trị, làm văn hoá – nghệ thuật… Họ dám quên mình vì lợi ích của
quần chúng nhân dân, có năng lực nhận thức và tổ chức hoạt động thực tiễn Những vĩ
nhân nào có khả năng tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể do lịch sử đặt ra được gọi là lãnh tụ

Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản:

Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và
thời đại

Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hànhđộng của họ để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra

Ba là, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, biết. hy sinh quên mìnhvì lợi ích cao cả của
quần chúng nhân dân.

Sự xuất hiện lãnh tụ mang tính khách quan

. Bất cứ một thời đại nào, một dân tộc nào, khi những nhiệm vụ lịch sử được đặt ra đã chín muồi,
khi phong trào quần chúng rộng lớn đòi hỏi thì sớm hoặc muộn những con người kiệt xuất ấy,
những lãnh tụ với tài năng và phẩm chất cần thiết sẽ xuất hiện

. Nhưng ai trở thành lãnh tụ lại là điều ngẫu nhiên, không có người này, sẽ có người khác. V.I.Lênin
viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo
được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụchính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào” . Tư tưởng này của V.I.Lênin còn cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng
của lãnh tụ

. Có thể hình dung quần chúng nhân dân là bệ phóng còn lãnh tụ chính là những tên lửa được phóng
lên bầu trời kia.

Song, điều đó không có nghĩa là nếu thiếu vắng một lãnh tụ cụ thể nào đó thì hoạt động của quần
chúng không được thực hiện

Việc xuất hiện lãnh tụ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính lịch sử
Tính lịch sử thể hiện ở vai trò, phạm vi hoạt động, tác dụng của những lãnh tụ suy cho cùng do
những điều kiện lịch sử qui định. Không có một cá nhân kiệt xuất nào có thể vượt ra ngoài điều
kiện lịch sử này. Hơn nữa, không có lãnh tụ chung chomọi thời đại.  Mỗi giai đoạn phát triển của
xã hội có lãnh tụ riêng với những đặc tính và khả năng riêng, để giải quyết những nhiệm vụ riêng
do chính giai đoạn lịch sử đó đề ra.Quần chúng nhân dân, lãnh tụ luôn là chủ thể của các tiến trình
lịch sử xã hội

You might also like