Giới và phát triển

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Nhóm: Doraemon

Môn: Giới và phát triển tại Việt Nam


Lớp: 2099
KỊCH BẢN SEMINAR

Tiêu đề: Nhìn lại về trinh tiết phụ nữ ở Việt Nam


HÌNH THỨC: Seminar
 1 MC:
Lê Nguyễn Trang Linh
 4 diễn giả:
Nguyễn Đoàn Ngọc Linh
Phạm Thục Huệ
Phan Thị Mỹ Châu
Dư Gia Bảo
 2 khán giả:
Nguyễn Thị Mai Hương
Đặng Ngọc Kim Yến
 Hậu cần và bấm slide
Nguyễn Việt Hải
OUTLINE:
1. Giới thiệu
2. Nội dung
2.1 Màng trinh - khái niệm tạo nên bởi sinh học
2.2 Trinh tiết - khái niệm tạo nên bởi xã hội
2.3 Nhìn lại về trinh tiết
2.3.1 Tại sao chỉ phụ nữ có trinh tiết mà đàn ông thì không?
2.3.2 Trinh tiết qua các góc độ
2.3.2.1 Gia đình
2.3.2.2 Xã hội
3. Kết luận

Mục đích Nội dung

1. MỞ ĐẦU

Giới thiệu (MC: TRANG LINH): Chào thầy và các bạn. Nhóm chúng mình là
nhóm Doraemon. Hôm nay chúng mình sẽ nói về chủ đề “Nhìn lại về
trinh tiết phụ nữ ở Việt Nam" với hình thức talkshow. Ở hình thức này
sẽ khác với hình thức thuyết trình nên mình mong các bạn sẽ chú ý lắng
nghe.
Tôi là Trang Linh rất vinh dự được đảm nhận vai trò MC ngày hôm nay.
Đầu tiên tôi xin TRÂN TRỌNG giới thiệu diễn giả Ngọc Linh - Nhà
xã hội học ; Thục Huệ - chuyên gia Tâm lý học; Mỹ Châu và Gia
Bảo - bác sĩ phụ khoa. Xin mọi người cho một một tràng pháo tay.
Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các vị khách mời và
khán giả đã dành thời gian tham dự ngày hôm nay.

2. NỘI DUNG

Dẫn dắt vào nội (MC:TRANG LINH): Kính thưa quý vị, chúng ta đã nghe khá nhiều về
dung 2 từ “trinh tiết”, nhưng liệu có mấy ai thực sự hiểu về nó, ngược lại còn
có nhiều người chưa hiểu đúng, gây ra những hành động chưa thực sự
văn minh. Vì vậy, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem “trinh tiết” là gì
và chức năng của nó?
Mời các vị diễn giả chia sẻ?

2.1 Màng trinh - (DIỄN GIẢ: MỸ CHÂU)


khái niệm tạo Theo như tôi được biết màng trinh một mảnh mô nhỏ, mỏng nằm ở cửa
nên bởi sinh học âm đạo, cách âm đạo 2-3 cm và ngăn cách giữa âm hộ và âm đạo. Nó
Màng trinh là được hình thành bởi những mảnh mô còn sót lại từ quá trình phát triển
gì? của bào thai.

Màng trinh để (DIỄN GIẢ: GIA BẢO)


làm gì? Tôi xin bổ sung thêm một số thông tin về chức năng của màng trinh.
Không giống như các cơ quan hoặc mô khác có chức năng rõ ràng.
Màng trinh không phục vụ mục đích nào trong hệ thống sinh sản. Tuy
nhiên màng trinh được cho là có một số tác dụng cơ bản, liên quan đến
việc ngăn vi khuẩn hoặc vật thể lạ xâm nhập vào âm đạo. Và cấu trúc
thường có của màng trinh là chứa các lỗ, cho phép máu lưu thông trong
chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trong một số trường hợp ít phổ biến hơn,
một người được sinh ra đã không có màng trinh hoặc màng trinh bao
phủ hoàn toàn lỗ âm đạo.

(MC: TRANG LINH) Vậy màng trinh có thay đổi qua từng giai đoạn
hay không? Mời diễn giả Mỹ Châu chia sẻ về vấn đề này.

Sinh học (DIỄN GIẢ: MỸ CHÂU) Tôi sẽ trình bày ý kiến của tôi về mặt sinh
học. Theo Health Navigator, màng trinh của bạn thay đổi trong suốt
cuộc đời của bạn:

+ Trước tuổi dậy thì thì màng trinh mỏng và nhạy cảm.

+ Ở tuổi dậy thì, hormone (estrogen) tăng lên khiến màng trinh và các
mô âm đạo khác trở nên dày hơn và co giãn hơn.

+ Khi mãn kinh và lão hóa, màng trinh và các mô âm đạo khác của bạn
lại trở nên mỏng hơn do estrogen giảm.
(MC: TRANG LINH) Theo bác sĩ Bảo, Bác nghĩ có những quan niệm
sai lầm nào về “màng trinh” hay không?

Màng trinh và
hiểu lầm xung (DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Có rất nhiều quan niệm sai lầm, dẫn đến ngộ
quanh nhận về màng trinh.” Trong đó, một vài ý kiến cho rằng “Nếu bị rách
màng trinh có nghĩa là phụ nữ đã quan hệ tình dục thông qua đường âm
đạo với nam giới và họ không còn trinh tiết nữa”.

(DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Thế nhưng đó là một quan niệm vô cùng sai
lầm khi màng trinh đối với mỗi người là mỗi khác.

Trong bài diễn thuyết Ted Talk “The Virginity Fraud”, hai chuyên gia
về giáo dục giới tính đã phát biểu “ Với nhiều phụ nữ, màng trinh của họ
có tính đàn hồi cao và đủ co dãn để không chịu bất kỳ tổn thương nào
khi quan hệ tình dục. Nhưng đối với một số người, màng trinh có thể
rách một chút khi dương vật tiến vào, nhưng điều đó không làm nó biến
mất” (Brochmann & Dahl, 2017)

Tác động vật lý,


tác động bên (DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Trên thực tế, đối với những người có màng
ngoài trinh mỏng, các hoạt động hàng ngày có thể làm mòn hoặc khiến màng
trinh của họ bị rách vì nó chỉ là một mảnh mô. Một số hoạt động hàng
ngày phổ biến có thể làm rách màng trinh là:

Đi xe đạp, tập thể dục mạnh, thủ dâm, khám phụ khoa…

2.2 Trinh tiết - (MC: TRANG LINH) Cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích từ các vị
khái niệm tạo diễn giả. Theo tôi được biết “màng trinh” và “trinh tiết” là 2 khái niệm
nên bởi xã hội khác nhau. Và vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về “màng trinh”, tiếp theo
theo đây tôi xin mời các vị diễn giả cho ý kiến về “trinh tiết”.

(DIỄN GIẢ: THỤC HUỆ) Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về khái niệm về
trinh tiết. Theo WHO: “Trinh tiết không phải là một thuật ngữ y học
hoặc khoa học. Đúng hơn nó là một khái niệm tạo nên bởi xã hội, mang
yếu tố phân biệt giới tính cao với phụ nữ” (World Health Organization)

Theo nhà giáo dục sức khỏe và giới tính Piper, trinh tiết là một khái
niệm xã hội, chứ không phải là một thuật ngữ có ý nghĩa về mặt y tế. Cô
nói rằng: “Nhiều người định nghĩa trinh tiết là chưa quan hệ tình dục,
nhưng thế nào được coi là tình dục thì khác nhau ở mỗi người. Sự hiểu
biết của một người về 'trinh tiết' có thể được định hình bởi những gì họ
học được từ bạn bè, cha mẹ, gia đình hoặc tôn giáo của họ. Tuy nhiên,
hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cho ý tưởng về trinh tiết”.

Không biết nhà xã hội học Ngọc Linh nghĩ sao về vấn đề này?
(DIỄN GIẢ: NGỌC LINH)
Theo quan điểm của tôi là khi chúng ta nói về trinh tiết, mọi người nghĩ
còn trinh là trạng thái chưa quan hệ tình dục. Nhiều nền văn hóa khác
nhau đã sử dụng khái niệm giữ trinh tiết này để biểu thị sự trong sạch và
giá trị của một người phụ nữ. Những nền văn hóa này tin rằng một
người trong trắng nhất và có giá trị nhất CHỈ KHI họ quan hệ tình dục
sau khi kết hôn. Từ đó có thể thấy, cùng một khái niệm nhưng chỉ phụ
nữ gặp phải ảnh hưởng tiêu cực. Điều đó cho thấy sự không công bằng
mà khái niệm “trinh tiết” mang lại. Do đó, chúng ta có thể nói khái niệm
về sự trong trắng được tạo nên và được sử dụng như một công cụ để
kiểm soát và lôi kéo chúng ta tin theo các chuẩn mực xã hội mà đối
tượng bị ảnh hưởng trầm trọng là phụ nữ.

2.3 Nhìn lại về (MC: TRANG LINH): Qua những chia sẻ từ các vị diễn giả thì tôi đã
trinh tiết hiểu hơn về “trinh tiết”. Và hiện nay có khá nhiều người thắc mắc rằng
tại sao chỉ phụ nữ có trinh tiết mà đàn ông thì không?

(Mời khán giả) Không biết có bạn khán giả nào biết lí do của vấn đề
này là gì không?
→ Cảm ơn câu trả lời của bạn. Không biết các vị diễn giả nghĩ như thế
nào về câu hỏi này ạ?

Tại sao chỉ phụ (DIỄN GIẢ: THỤC HUỆ ) Cảm ơn câu hỏi rất hay của MC, trước khi
nữ có trinh tiết trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhắc lại một số kiến thức về giới. Đối với
mà đàn ông thì nữ, những giá trị giới ở nữ là: dịu dàng, yếu đuối, phụ thuộc, thủy
không? chung… Xã hội đã dựa vào những giá trị về giới này cùng với về mặt
sinh học phụ nữ có màng trinh và thiên chức của phụ nữ là sinh con.
Theo thời gian và tác động về mặt văn hóa của nước phương Đông, việc
giữ gìn trinh tiết không chỉ đơn giản là biểu hiện giới nữa mà nó trở
thành vai trò giới của người phụ nữ. Trinh tiết được xem như một sự ám
ảnh đối với người phụ nữ. Mời diễn giả Gia Bảo chia sẻ thêm về vấn đề
này.

(DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, bà thường xuyên nhận được
các câu hỏi của nam thanh niên về trinh tiết của bạn gái mà ít nhận được
các câu hỏi từ các cô gái về trinh tiết của đàn ông. Theo bà Hồng, rất
nhiều đàn ông bị ám ảnh về trinh tiết của phụ nữ. Tuy nhiên, trong thực
tế cuộc sống, hình như hầu hết đàn ông đều muốn nếm “trái cấm” hoặc
“ăn cơm trước kẻng”.

(DIỄN GIẢ: NGỌC LINH) Như vậy, người đàn ông lấy gì để minh
chứng cho sự chung thủy khi người phụ nữ trao trinh tiết cho họ. Bất
công trong việc đánh giá “trinh tiết” của phụ nữ và đàn ông cho thấy bức
tranh về bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng giới trong tình
dục nói riêng vẫn còn khá nặng nề. Những ám ảnh về trinh tiết của
người phụ nữ có thể được xem như là một quy luật giới mà trong đó
người đàn ông được quyền chọn lựa còn phụ nữ có thể được hoặc không
được quyền lựa chọn.
2.3.2 Trinh tiết (MC: TRANG LINH): Cảm ơn những kiến thức vô cùng bổ ích mà các
qua các góc độ vị diễn giả vừa chia sẻ. Theo tôi được biết thì gia đình ảnh hưởng rất
2.3.2.1 Gia đình nhiều đến việc hình thành những suy nghĩ liên quan đến vấn đề trinh
tiết. Vậy không biết nó ảnh hưởng như thế nào? Mời các diễn giả chia
sẻ.

(DIỄN GIẢ: MỸ CHÂU) Xét về góc độ gia đình, tôi có ý kiến là những
đứa con sẽ chịu ảnh hưởng từ cách dạy dỗ của cha mẹ. Các bạn nữ Việt
Nam được phụ huynh dạy là phải giữ gìn trinh tiết với vô vàn lý do
nhưng với con trai lại ít được cha mẹ dạy ít cha mẹ nào dạy con trai phải
giữ gìn cho bạn gái và nên giữ gìn chính bản thân họ đến ngày cưới.
Nhiều cha mẹ nghĩ con gái có màng trinh cần giữ để giữ giá còn con trai
không có nên không cần giữ. Điều đó đã làm cho tình trạng bất bình
đẳng giới tiếp tục diễn ra.

( DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Theo quan niệm xưa, trinh tiết không những là
một thước đo đức hạnh của người phụ nữ, mà còn là chuẩn mực để đánh
giá cả gia phong, lễ giáo của gia đình người con gái. Vì vậy theo quan
niệm truyền thống, người con gái khi còn ở với cha mẹ phải giữ gìn sự
trinh nguyên, không được quan hệ tình dục với ai. Nếu không còn trinh
trước khi lấy chồng mà bị chồng phát hiện ra, cô gái có thể bị nhà chồng
trả về hoặc sống cam chịu cả đời trong sự hắt hủi của người chồng. Cô
gái bị mất trinh là nỗi ô nhục lớn đối với cha mẹ. Kết cục là cô gái và
gia đình cô ta sẽ bị dân làng dè bỉu, cười chê và trong rất nhiều trường
hợp họ không còn cách nào khác là phải bỏ làng đi biệt xứ.

(DIỄN GIẢ: NGỌC LINH) Tôi cũng có vài ý kiến về vấn đề này. Theo
quan niệm xưa, người phụ nữ khi có chồng rồi phải “ thủ tiết” với
chồng. Tức là khi chồng còn sống thì phải chung thủy với mình chồng,
khi chồng qua đời thì không được tái hôn hoặc có mối quan hệ tình cảm
với người đàn ông khác.

Nếu giữ được tiết hạnh như vậy suốt đời thì người phụ nữ lúc về già sẽ
được vua ban bảng về đề chữ “ Tiết hạnh khả phong”. Nghĩa là “người
góa phụ giữ tiết hạnh trọn đời với chồng”. Người phụ nữ nào được vua
ban như vậy không chỉ là niệm tự hào của riêng cá nhân người đó mà
còn là niềm vinh dự, hãnh diện của cả gia đình.

(DIỄN GIẢ: THỤC HUỆ) Tiếp lời của diễn giả Ngọc Linh, tôi được
biết đến một thực tế cũng diễn ra như vậy ở nhiều nước Nam Á. Sau lễ
nghi cưới hỏi, cô dâu và chú rể được đưa đến phòng tân hôn, có cả
những bậc cha mẹ, anh em của hai gia đình đến dự. Dân làng kéo đến
quanh nhà, đánh trống và hát những bài ca chúc tụng. Trong lúc này là
giờ phút kinh khủng của cô dâu vì nếu cô không chứng tỏ được bản thân
mình còn trinh thì kể như là chết bởi ngay tối hôm đó, anh hay cha cô
gái sẽ chẳng để cô sống sót. Nếu cô dâu còn trinh thì chú rể sẽ chìa tấm
vải có những giọt máu hồng cho mọi người xem và kế đó là cảnh mọi
người hò reo, ôm nhau mừng rỡ và cùng tổ chức một tiệc liên hoan
mừng cho hạnh phúc vẹn nguyên của cô dâu, chú rể.
(DIỄN GIẢ: MỸ CHÂU) Nhưng ở hiện nay nam giới có nhiều tiêu chí
lựa chọn bạn đời không chỉ dừng lại ở việc môn đăng hộ đối của gia
đình hai bên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của người phụ nữ
như công việc, kinh tế, tri thức là những yếu tố khá quan trọng trong
việc lựa chọn bạn đời của nam giới. Ngoài ra, hiện nay trong đời sống
gia đình có rất nhiều vợ chồng ly hôn, ngoại tình chỉ vì không hòa hợp
được trong việc quan hệ tình dục. Như vậy thì yếu tố và tầm quan trọng
của trinh tiết được giảm bớt đi chứ không còn hà khắc như trước.

2.3.2.2 Xã hội (MC: TRANG LINH): Cảm ơn những chia sẻ của các vị diễn giả. Đó là
những tác động từ gia đình, vậy không biết là từ bên ngoài xã hội có ảnh
hưởng quá nhiều tới vấn đề này không ạ?

(DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Quan niệm phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết trước
hôn nhân là quan niệm được hình thành thông qua quá trình xã hội hóa
về giới. Các bé gái, bé trai ngay từ nhỏ đã tiếp thu, lĩnh hội những quan
niệm về trinh tiết, đức hạnh của người phụ nữ từ giáo dục trong gia đình,
các phương tiện truyền thông và từ ảnh hưởng của dư luận xã hội.

Quá trình xã hội hóa này hình thành nhận thức, niềm tin của cá nhân và
ảnh hưởng đến xu hướng hành vi nên hay không nên giữ gìn trinh tiết
trước khi kết hôn của họ.

Có thể thấy, những quan niệm về trinh tiết của người phụ nữ là kết quả
của sự học hỏi, tiếp thu dựa vào những giá trị, chuẩn mực giới trong
cộng đồng mà họ sinh sống, nhằm đáp ứng sự trông đợi hay kỳ vọng của
cộng đồng đó.

(DIỄN GIẢ: NGỌC LINH) Trường học là một nơi ảnh hưởng rất nhiều
tới quan niệm trinh tiết. Trong môi trường học tập, phần lớn các học
sinh Việt Nam cũng được học về vấn đề trinh tiết qua các khóa học giáo
dục giới tính. Nhưng học sinh chỉ được học khoảng 2-3 tiết học giáo dục
giới tính trong suốt thời gian đi học. Do đó, học sinh không biết nhiều
hoặc không được truyền tải hết kiến thức về khóa học này.

Hơn nữa, nhà trường thường né tránh truyền tải những thông tin về vấn
đề trinh tiết, bởi người Việt Nam quan niệm đây là vấn đề nhạy cảm.
Khi học sinh có những thắc mắc về vấn đề này, các giáo viên thường
lảng tránh hoặc chỉ trả lời qua loa.

(MC: TRANG LINH): Cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích từ các vị


diễn giả để các bạn khán giả ở đây có thể hiểu thêm về các yếu tố mà
chúng ta bị ảnh hưởng đến cách tiếp nhận những giá trị về giới. Vậy
không biết liệu rằng vấn đề “trinh tiết" có gây ra sự phân biệt giới không
và tiêu chuẩn kép của vấn đề này là gì? Mời các vị diễn giả chia sẻ.

(DIỄN GIẢ: THỤC HUỆ) Trước khi tìm hiểu tiêu chuẩn kép trong trinh
tiết, tôi muốn giúp các bạn hiểu rõ hơn tiêu chuẩn kép là gì. Tiêu chuẩn
kép xảy ra khi 2 nhóm người khác nhau bị đối xử khác nhau vì một việc
nào đó, thường thì sự khác biệt trong đối xử đó sẽ tích cực cho một
nhóm, nhưng tạo nên sự thiệt thòi cho nhóm còn lại.

(DIỄN GIẢ: MỸ CHÂU) Để hiểu hơn về tiêu chuẩn kép này, tôi xin
được phép lấy trinh tiết ra để có thể trình bày cho mọi người hiểu rõ
hơn. Hiện tại, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ “dơ bẩn” nếu họ
quan hệ tình dục trước hôn nhân hay con gái là phải biết giữ gìn “cái
ngàn vàng” của bản thân để trao tặng cho chồng của mình vào đêm tân
hôn. Trong khi đàn ông lại có thể yêu đương và quan hệ với nhiều cô gái
khác trước hôn nhân. Đó là một tiêu chuẩn kép vô cùng vô lý khi mà đàn
ông không được giáo dục về việc bảo vệ giữ gìn trinh tiết của mình cho
vợ của mình.

(DIỄN GIẢ: THỤC HUỆ) Tôi đã nghe qua Podcast: “Giới trẻ nghĩ sao
về trinh tiết?” trên trang báo Vn.Express và tôi có đọc được một bình
luận của một bạn nam rằng: “Trinh cũng được mà không Trinh cũng
được, trinh thì về làm vợ làm bạn đời , không trinh thì về làm con vợ
làm bà nội trợ đó là cái giá của tuổi trẻ nông nổi, vẫn có phương án 2 là
chia tay. Tất nhiên lúc đang yêu thì không ai nói vậy cả."

Vế đầu tiên “Trinh cũng được mà không trinh cũng được” thể hiện sự
cảm thông của một người đàn ông. Nhưng càng đọc về sau thì tôi thấy
đây là một suy nghĩ vô cùng vô lý. Cá nhân tôi thấy, các cô gái ở Việt
Nam nếu bất cứ một người đàn ông nào yêu bạn, đặt vấn đề trinh tiết ra
và hỏi bạn thì chúng ta nên suy nghĩ lại về mối quan hệ này. Bởi vì tất
cả những người đàn ông nào đề cập đến trinh tiết là những người đàn
ông đó theo tôi rất lạc hậu và không xứng đáng để trở thành chồng hoặc
người yêu của các bạn. Đầu tiên về mặt sinh học phụ nữ bắt đầu trưởng
thành năm 17 tuổi và theo quan điểm của tôi thì nên lấy chồng năm 25
trở lên thì có 8 năm không có chồng và con trai cũng thế, con trai cũng
bắt đầu dậy thì từ năm 17 tuổi. Trong 8 năm đó, người phụ nữ học tập,
làm việc và yêu đương thì họ cũng có quyền được lựa chọn quan hệ tình
dục hay không tùy thuộc vào tình cảm của họ chứ đó không phải là sự
nông nổi của tuổi trẻ. Trinh tiết cũng rất tương đối và bây giờ khi tôi yêu
một người con gái cái quan trọng nhất từ lúc mình gặp chứ không phải
quá khứ của cô ta. Người nào quan tâm đến quá khứ người phụ nữ đó là
người tò mò, tọc mạch thì đó không có một chút đàn ông nào!
Thứ hai, tại sao lại để cái màng trinh quyết định hạnh phúc cuộc sống
hôn nhân của người phụ nữ? Chẳng lẽ người đàn ông nào cũng cưới vợ
vì cái màng trinh thôi sao.
Thứ ba, vào năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh
sách 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới với 1,52 triệu ca mỗi năm.
Sáu tháng đầu năm 2017 trong 7.143 phụ nữ đến phá thai, độ tuổi 18-25
chiếm 1.646 ca. Trung bình một ngày bệnh viện Hùng Vương tại Thành
phố Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 60-70 ca. Là bởi vì sao? Một trong
số những lý do đó chính là chúng ta giấu và lén lút trong việc quan hệ
trước hôn nhân vì bản thân đang sống trong xã hội coi trinh tiết là cái
ngàn vàng và mất trinh là hư thân mất nết.
(DIỄN GIẢ: NGỌC LINH) Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn kép trên vẫn
còn tồn tại và làm rõ nét cho sự phân biệt giới tính. Chỉ có phụ nữ bị xấu
hổ và bị làm nhục về tinh thần khi cô ấy đã từng quan hệ tình dục trước
hôn nhân, nhưng phái nam lại xem việc quan hệ tình dục trước hôn nhân
là để có thêm nhiều kinh nghiệm và cần tìm một người còn trinh tiết để
ổn định và có con. Chính những điều đó đã làm nên một xã hội thiếu
công bằng khi mà quan hệ tình dục trước hôn nhân đối với đàn ông được
xem như là bản năng và dễ dàng, còn đối với phụ nữ thì đó xem như là
lăng loàn.
Và cũng trong phần bình luận này, tôi có đọc được một quan điểm của
một bạn nam:
“Đừng dài dòng, giờ trao cho bạn hai người, một trinh tiết, một không.
Bạn chọn ai, thật lòng nha.” Và tôi muốn hỏi các bạn nam trong lớp, nếu
là các bạn thì ai chọn bạn gái còn trinh?
Ai chọn bạn gái không còn trinh?

(DIỄN GIẢ: GIA BẢO) Đây là một câu hỏi không thể lựa chọn vì ngay
từ đầu câu hỏi đã có vấn đề. Thứ nhất người con gái không phải là món
hàng mà một ai đó có thể trao vì họ có quyền quyết định cuộc đời họ.
Thứ hai là việc yêu thương bạn gái và tiến đến hôn nhân để trở thành
bạn đời không thể chỉ dựa vào tiêu chí còn trinh hay không. Vì tình yêu
và hôn nhân dựa trên sự hòa hợp về mặt tình cảm, sở thích, tính cách,
quan điểm, và là sự đồng thuận của đôi bên, chứ không phải sự lựa
chọn của một cá nhân đối với một cá nhân khác dựa trên trinh tiêt. Để
tìm một đối tượng để kết hôn, dù là phụ nữ hay đàn ông đều dựa trên
tính cách và nhiều yếu tố khác.

3. KẾT LUẬN

Kết luận (MC: TRANG LINH): Kính thưa quý vị, màng trinh không phải là thang
đánh giá nhân phẩm của một người. Phụ nữ cũng là con người, họ xứng
đáng có được sự bình đẳng, quyền tự chủ với cơ thể của mình, tự do
sống đời sống tình dục mà không phải chịu hậu quả từ xã hội. Khái niệm
về trinh tiết sẽ chỉ tồn tại nếu con người tiếp tục duy trì nó. Do đó, chúng
ta nên loại bỏ những định kiến giới về trinh tiết đối với phụ nữ. Và
thông điệp mà nhóm chúng mình muốn mang đến là việc giữ hay không
giữ gìn trinh tiết của phụ nữ phụ thuộc vào sự lựa chọn của họ.

Kết thúc (MC: TRANG LINH)


chương trình Do thời lượng chương trình có hạn nên buổi talkshow hôm nay - “Nhìn
lại về trinh tiết phụ nữ ở Việt Nam” đến đây là kết thúc. Xin chân thành
cảm ơn 4 diễn giả đã chia sẻ những kiến thức vô cùng bổ ích và khán giả
đã dành thời gian đến tham dự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Con gái hỏi TRINH TIẾT là gì, bà mẹ 5 con trả lời 1 câu gây CHOÁNG: Phụ huynh bĩu
môi mỉa mai nhưng chuyên gia khen ngợi hết lời. (2022). aFamily. from
https://afamily.vn/con-gai-hoi-trinh-tiet-la-gi-ba-me-5-con-tra-loi-1-cau-gay-choang-phu-
huynh-biu-moi-mia-mai-nhung-chuyen-gia-khen-ngoi-het-loi-20220410220136994.chn
2. Con gái tôi không có nghĩa vụ phải giữ trinh tiết đến lúc lấy chồng. (2018). VnExpress.
from https://vnexpress.net/con-gai-toi-khong-co-nghia-vu-phai-giu-trinh-tiet-den-luc-lay-
chong-3838544.html
3. Đàn ông có nên giữ trinh tiết? (2011). Vietnamnet. from
https://vietnamnet.vn/dan-ong-co-nen-giu-trinh-tiet-26237.html
4. Hymen: Overview, Function & Anatomy. (2022). Cleveland Clinic. from
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22718-hymen
5. Hymens and virginity. (2020). Health Navigator NZ. Retrieved. from
https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/h/hymens-and-virginity/
6. “Nghe podcasts | Giới trẻ nghĩ sao về trinh tiết?” VnExpress. from
https://vnexpress.net/gioi-tre-nghi-sao-ve-trinh-tiet-4396464.html.
7. Schaffir, J. (2020). The Hymen's Tale: Myths and facts about the hymen. Ohio State Health
& Discovery. from https://health.osu.edu/health/sexual-health/myths-and-facts-about-hymen
8. Tiêu Chuẩn Kép "Double Standard" Là gì??? (n.d.). VHKT. from https://vhkt.net/tieu-
chuan-kep-double-standard-n261.html
9. Tôi dạy con gái phải giữ 'cái ngàn vàng' cho người đàn ông xứng đáng. (2017). Phụ Nữ
Online. from https://www.phunuonline.com.vn/toi-day-con-gai-phai-giu-cai-ngan-vang-cho-
nguoi-dan-ong-xung-dang-a94442.html
10. Việt Nam thuộc top 5 nước nạo phá thai nhiều nhất thế giới. (2017). VnExpress.
https://vnexpress.net/viet-nam-thuoc-top-5-nuoc-nao-pha-thai-nhieu-nhat-the-gioi-
3646979.html
11. What is a Hymen? 9 Facts about Hymens and the Concept of Virginity. (2022). Teen
Vogue. from https://www.teenvogue.com/story/facts-about-hymen-and-virginity

You might also like