Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 85

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------------------------------------

VŨ THU THỦY

MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG


CỦA GIÁO DỤC MẦM NON NHẬT BẢN VÀ
SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC Mã
số: 60310601

Hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang


Hà Nội-2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Một số đặc
trưng trong phương pháp giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh với Việt

Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Thị Thu Giang.

Mọi trích dẫn trong Luận văn này đều được ghi rõ nguồn đầy đủ và cụ
thể. Nội dung Luận văn này không trùng lặp với bất cứ nội dung luận văn
nào đã công bố.

Tác giả

Vũ Thu Thủy

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên
hướng dẫn là TS. Phạm Thị Thu Giang (Phó Chủ nhiệm Khoa Đông
Phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô
giáo ngành Châu Á học, Khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, quan tâm và
giúp đỡ em trong suốt 3 năm học tập vừa qua. Sự góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ

của các thầy cô đã góp phần quan trọng giúp em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Tokyo
(Nhật Bản), đặc biệt là các giáo viên nhà trẻ Yuu Yasunaka Higashi

Osaka, nhà trẻ Sakura, nhà trẻ Kariya, nhà trẻ Mukunoki, nhà trẻ Komorebi,
mẫu giáo Kitami (Nhật Bản) và trường mầm non Nguyễn Trãi, Hà Đông,
Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tập hợp tài liệu phục vụ cho
luận văn này.

Do trình độ có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng
các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 26/11/2014


Vũ Thu Thủy
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài: .............................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu:. ............................................................................. 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:. ............................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................... 5
5. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 5
6. Lịch sử nghiên cứu: .................................................................................. 6
7. Bố cục luận văn ......................................................................................... 8
Chƣơng 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON Ở
NHẬT BẢN ................................................................................................... 9
1.1 Sự ra đời mẫu giáo đầu tiên ở Nhật Bản ............................................. 9
1.1.1 Giải thích khái niệm Hoikuen và Yochien ở Nhật Bản ................... 9
1.1.2 Sự ra đời youchienvà Hoikuen đầu tiên ở Nhật Bản ...................... 10
1.2 Tình hình chung của giáo dục mầm non Nhật Bản hiện nay ............ 14
1.2.1 Chính sách của nhà nƣớc đối với trẻ em và giáo dục mầm non ở
Nhật Bản ....................................................................................................... 14
1.2.2 Tình hình hoạt động của các Hoikuen và Yochien ở Nhật Bản hiện
nay ................................................................................................................. 21
Tiểu kết ......................................................................................................... 24

Chƣơng 2.MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CỦA GIÁO DỤCMẦM NONCỦA


NHẬT BẢN .................................................................................................. 26

1
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
2.1 Coi trọng hoạt động tập thể ................................................................. 26
2.2 Tạo lập cho trẻ tính chủ động trong môi trƣờng tập thể .................. 32
2.3 Tăng cƣờng hoạt động giáo dục thông qua vui chơi .......................... 35
2.4Chú trọng sự hình thành và phát triển nhân cách .............................. 46
Tiểu kết ......................................................................................................... 52
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC MẦN NON Ở VIỆT
NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ TRƢỜNG HỢP
NHẬT BẢN .................................................................................................. 54
3.1 Thực trạng giáo dục mầm non ở Việt Nam ........................................ 54
3.1.1Vấn đề bạo hành trẻ em ...................................................................... 54
3.1.2Trào lƣu ép trẻ học chữ và kiến thức từ sớm ................................... 57
3.1.3Sự yếu kém về cơ sở vật chất và chất lƣợng giáo viên ..................... 59
3.2 Kinh nghiệm rút ra từ trƣờng hợp Nhật Bản .................................... 62
3.2.1 Phải tôn trọng trẻ ............................................................................... 62
3.2.2 Tăng cƣờng cho trẻ vui chơi, không ép trẻ học chữ sớm ............... 64
3.2.3Tăng cƣờng bồi dƣỡng, đào tạo giáo viên mầm non ........................ 65
3.2.4 Tăng cƣờng mối quan hệ gia đình - nhà trƣờng – xã hội ............... 67
Tiểu kết ......................................................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................. 70
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 77

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài:


Nhật Bản là đất nước rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo
dục nước nhà, là một trong những nước có nền giáo dục được đánh giá cao
trên thế giới. Đất nước Nhật Bản phát triển và người Nhật Bản được thế giới
ngưỡng mộ với ý chí kiên cường, khả năng chịu đựng khó khăn và tinh thần

2
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
cố gắng không ngừng như ngày nay phần lớn có gốc rễ từ nền giáo dục này.
Có thể nói, chính do sự khác biệt về giáo dục mà mỗi nước, mỗi dân tộc lại
có một tính cách khác nhau, một sự phát triển khác nhau. Người Nhật Bản
hết sức coi trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục từ thời thơ ấu –

giai đoạn quan trọng đầu tiên trong sự phát triển con người.
Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều nhà trẻ do người
Nhật mở ra hoặc một số nhà trẻ Việt Nam được xây dựng theo mô hình giáo
dục Nhật Bản. Có thể nói, phương pháp giáo dục trẻ em của Nhật đang thu
hút sự chú ý của nhiều phụ huynh Việt Nam bởi sự thiết thực và phù hợp
với trẻ em.

Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát
triển chung xã hộivì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Bởi
vậy, nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những
vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng
đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm gần
đây ở Việt Nam, giáo dục mầm non được xác định là vấn đề có tầm chiến
lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao cho đất nước.


Hơn nữa, bản thân người viết đã được học tập tại Nhật Bản một thời
gian dài, được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nền giáo dục của Nhật
Bản, nên rất muốn thông qua nghiên cứu về đề tài “Một số đặc trưng của
giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh với Việt Nam” sẽ góp phần cung
cấp những thông tin xác thực cho các nhà giáo dục Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu:.
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa cần phải
cải cách, đặc biệt là nền giáo dục mầm non. Tình trạng học “nhồi nhét”, ép
trẻ nhỏ phải học nhiều kiến thức như cách đọc, viết chữ cái, làm phép tính,
học ngoại ngữ, học các môn năng khiếu… từ sớm khiến trẻ không được

3
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
phát triển tự nhiên theo đúng lứa tuổi. Vai trò của trường mầm non, mẫu
giáo ở Việt Nam không hẳn để nuôi dưỡng, giáo dục tâm hồn, thể chất trẻ
mà đóng vai trò là nơi chuẩn bị kiến thức cho trẻ bước vào trường tiểu học
nhiều hơn. Mục đích của luận văn là thông qua việc nghiên cứu phương
pháp giáo dục mầm non của Nhật Bản sẽ nêu ra một số hiệu quả đạt được
của nền giáo dục đó để thay đổi suy nghĩ của một bộ phận các nhà giáo dục
Việt Nam cũng như các bậc phụ huynh rằng không phải sớm cho con cái
mình học kiến thức thì sau này sẽ thông minh, tài giỏi mà nên để trẻ em
được phát triển một cách tự nhiên nhất.

Luận văn cũng mong muốn lý giải được nguyên nhân tại sao các nhà trẻ
theo mô hình Nhật Bản lạiđược thịnh hành ở Việt Nam và trên thực tế mô
hình đó đang được áp dụng ở Việt Nam như thế nào. Qua đó người viết
muốn giúp các bậc phụ huynh sẽ tìm cho mình được một môi trường giáo
dục cũng như phương pháp giáo dục phù hợp cho con em mình. Hơn nữa,
người viết cũng hy vọng luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà giáo dục Việt Nam, những người đang trên đường tìm hướng đi
mới cho nền giáo dục nước nhà.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:.


Với đề tài nghiên cứu về “Một số đặc trưng của giáo dục mầm non của
Nhật Bản và so sánh với Việt Nam”, luận văn xin được làm rõ các nội dung sau:

- Giới thiệu về mô hình nhà trẻ Nhật Bản.


- Làm rõ khái niệm Yochien, Hoikuen ở Nhật Bản, tình hình hoạt động hiện
nay của 2 loại hình này ở Nhật Bản.
- Nêu và phân tích các đặc trưng trong phương pháp giáo dục mầm non ở
Nhật Bản.

4
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
- Đưa ra thực trạng của giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay kết hợp so
sánh với giáo dục mầm non của Nhật Bản và rút ra một số bài học kinh
nghiệm từ trường hợp Nhật Bản.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:


Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm
phương pháp thu thập tài liệu nhằm nắm bắt các kiến thức cơ bản về giáo
dục, về tâm lý giáo dục và luật giáo dục của Nhật Bản;phương pháp phân
tích dữ liệu;phương pháp điều tra thực địa, thăm các cơ sở phúc lợi, nhà trẻ
ở các địa phương của Nhật Bản và các nhà trẻ, mẫu giáo ở Việt Nam;
phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý giáo dục Nhật Bản và Việt Nam;
phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp thống kê và phương
pháp so sánh..

5. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu


Đối tượng trẻ trong độ tuổi từ 0-6 đang theo học tại các trường mẫu
giáo, nhà trẻ ở Nhật Bản, tập trung vào các trường: trường Yuu Yasunaka
Higashi ở thành phố Yao, Osaka; trường Komorebi, thành phố Ikuno;
trường Kurumi Aikuen, thành phố Osaka thuộc Osaka, Nhật Bản và trường
Kitami, quận Setagaya; trường Mukunoki thuộc Đại học Tokyo, quận
Komaba thuộc Tokyo, Nhật Bản và trường Sakura, thành phố Kariya;
trường Kariya, thành phố Kariya thuộcNagoya, Nhật Bản.

STT Tên trƣờng Loại hình Thời gian điều tra

5
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
1 trường Yuu Yasunaka Trường tư 9/2009-8/2010
Higashi ở thành phố Yao, (1 năm)
Osaka
2 trường Komorebi, thành phố Trường tư 3/2010 (2 ngày)
Ikuno, Osaka

3 trường Kitami, quận Trường Thiên 2/2013 (3 ngày)


Setagaya, Tokyo chúa giáo
4 trường Mukunoki thuộc Đại Trường tư thuộc 2/2013 (1 ngày)
học Tokyo, quận Komaba, Đại học
Tokyo
Tokyo
5 trường Sakura, thành phố Trường công 3/2013 (1 ngày)
Kariya
6 trường Kariya, thành phố Trường công 3/2013 (1 ngày)
Kariya, Nagoya

Về thời gian, luận văn tập trung vào tình hình hoạt động và phương pháp
giáo dục mầm non ở Nhật Bản kể từ năm 1945 tới nay.

Về thực trạng giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay, tác giả tập trung
nghiên cứu khu vực thành thị.

6. Lịch sử nghiên cứu:


Nhật Bản được thế giới biết đến và ngưỡng mộ không chỉ về sự phát
triển thần kỳ của nền kinh tế mà hơn hết là tính cách, tinh thần của dân tộc
Nhật Bản. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, gốc rễ của tính cách, ý thức cao
của người Nhật Bản hiện nay là do được hưởng một nền giáo dục tốt. Vì
vậy, hoạt động nghiên cứu về đề tài giáo dục Nhật Bản, trong đó có giáo
dục mầm non được nhiều học giả, nhà nghiên cứu không chỉ ở Nhật Bản mà
có nhiều quốc gia khác như Mỹ hay Việt Nam …quan tâm nghiên cứu.

6
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Ở Nhật Bản có một số công trình nghiên cứu về những khía cạnh khác
nhau của giáo dục mầm non Nhật Bản như về hoạt độngcủa các giáo viên ở
nhà trẻ và mẫu giáo Nhật Bản, tâm lý của trẻ em giai đoạn mầm non, lịch sử
giáo dục Nhật Bản, đặc trưng của giáo dục mầm non ở các nước châu Á và
các nước đang phát triển…như các cuốn Trẻ em được dạy như thế nào ở
Yochien (Megumi Yuki, Yushinkan, 1998), cuốn Giáo dục tiền tiểu học ở
châu Á (Ikeda Mitsuhiro và Yamada Chiaki, Akiishi shoten, 2006), cuốn Ba
mối nguy hiểm của trẻ em (Tsuneyoshi Ryoko, Keisoshobo, 2008), cuốn
Những người làm việc ở Hoikuen và Yochien (Kimura Akiko, Perikan,
2012), , cuốn Giáo dục mầm non ở các nước đang phát triển và hợp tác
quốc tế (Hamano Takashi và Miwa Chiaki, Toushindou, 2012),… Tuy
nhiên, về đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản thì ít được các nhà
nghiên cứu Nhật Bản đề cập đến. Đặc biệt, việc nhìn nhận những đặc trưng
của giáo dục mầm non Nhật Bản từ góc độ một người nước ngoài hy vọng
sẽ mang đến những cách đánh giá mới về nền giáo dục này

Ở nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ, có một số tác phẩm đề cập đến đề tài
về đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản, trong đó nổi bật nhất là tác
phẩm Giáo dục Nhật Bản nhìn từ thế giới (Lawrence McDonald, Trung
tâm thư viện Nhật Bản, 2006)được xuất bản tại Nhật.Tuy nhiên, tác phẩm
này chỉ dừng lại ở việc mô tả lại các hoạt động ở nhà trẻ, mẫu giáo Nhật
Bản, chứ chưa đi sâu phân tích các đặc trưng và nguyên nhân hình thành các
đặc trưng đó.

Ở Việt Nam, về lịch sử giáo dục Nhật Bản và đề tài giáo dục Nhật Bản
đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, nhưng chủ đề giáo dục
mầm non hay cụ thể là về phương pháp giáo dục mầm non của Nhật Bản thì
hiện chưa có một tài liệu chính thức nào đượccông bố, chỉ xuất hiện một
cách đơn lẻ ở một số Tạp chí của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và trên một

7
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
số trang báo điện tử như bài “Nhật Bản và giáo dục tiền tiểu học”1củatác
giả Phạm Thu Thủy, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện

Đông Bắc Á. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là bản dịch từ bài viết của một tác giả
nước ngoài.

Có thể nói, cho đến nay, người viết chưa được tiếp cận với một công
trình nghiên cứu cụ thể về đặc trưng của phương pháp giáo dục mầm non
Nhật Bản bằng tiếng Việt.

7. Bố cục luận văn


Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về giáo dục mầm non ở Nhật Bản
Ở chương này, người viết sẽ điểm qua những nét chính về bối cảnh
kinh tế, xã hội thời Minh Trị - thời điểm mà mẫu giáo đầu tiên ra đời ở Nhật
Bản và những chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Nhật
Bản đối với trẻ em và giáo dục mầm non ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, người
viết cũng sẽ trình bày về tình hình hoạt động của các nhà trẻ, mẫu giáo hiện
nay ở Nhật Bản.

Chương 2: Một số đặc trưng của giáo dục mầm non ở Nhật Bản
Đây là chương chính của luận văn. Trong chương này, người viết sẽ
đưa ra một số đặc trưng trong phương pháp giáo dục mầm non ở Nhật Bản
như coi trọng chủ nghĩa tập thể, giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, chú
trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em, coi trọng hoạt
động học tập thông qua vui chơi. Hơn nữa, người viết sẽ phân tích các đặc
trưng này thông qua các ví dụ cụ thể là hoạt động thực tiễn tại nhà trẻ và
cách ứng xử, dạy dỗ của giáo viên đối với trẻ em.

Chương 3: Một số vấn đề về giáo dục trẻ em ở Việt Nam và kinh nghiệm rút
ra từ trường hợp Nhật Bản

1 Nguồn: http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=831

8
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Tập trung phân tích thực trạng bạo lực đang diễn ra nghiêm trọng về
phạm vi, mức độ ở một số nhà trẻ tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, người viết sẽ
so sánh với giáo dục mầm non của Nhật Bản và rút ra một số kinh nghiệm
từ trường hợp Nhật Bản.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON Ở
NHẬT BẢN

1.1 Sự ra đời mẫu giáo đầu tiên ở Nhật Bản


1.1.1 Giải thích khái niệm Hoikuen và Yochien ở Nhật Bản Trong
tiếng Nhật, Hoikuen (保育園- Hộ dục viên) hay còn gọi là Hoikusho (保育
所- Hộ dục sở), tức là nơi trông giữ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạm dịch
là Nhà trẻ.

Còn Yochien (幼稚園), có nghĩa là Ấu trĩ viên, là trường dành cho trẻ
em, tương tự như trường Mẫu giáo ở Việt Nam, nên người viết tạm dịch là
Trường mẫu giáo. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của loại trường này
không hoàn toàn giống như trường mẫu giáo ở Việt Nam.

Hơn nữa, Hoikuen cũng khác Yochien về nhiều mặt. Trước hết, về độ
tuổi của trẻ, Hoikuen nhận giữ tất cả các trẻ từ 6 tuổi trở xuống, kể cả các
trẻ nhỏ mới một vài tháng tuổi. Trong khi đó, Yochien chỉ nhận các trẻ từ 3-
6 tuổi vào học và thông thường Yochien chỉ hoạt động từ 9h-14h hoặc 10h-
15h (tùy theo trường).

Ngoài ra, cơ quan quản lý của Yochien là Bộ Khoa học Giáo dục Nhật
Bản, trong khi cơ quan quản lý của Hoikuen là Bộ Lao động Phúc lợi Nhật
Bản. Quy chuẩn giáo dục của mỗi loại trường cũng khác nhau. Yochien thì
theo “Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo”2 dựa trên Điều 76 của “Quy tắc thực

2 Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo (幼稚園教育要領) do Bộ Khoa học Giáo dục Nhật Bản ban hành năm 1948,
sửa đổi năm 2005.

9
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
hiện Luật giáo dục trường học”3do Bộ trưởng Bộ Khoa học giáo dục quyết
định, được ban hành năm 1948 và Hoikuen thì theo “Phương châm giáo dục
trường mầm non”4 do Bộ trưởng Bộ Lao động Phúc lợi xã hội quyết định,
được ban hành năm 1965 dựa trên Luật Phúc lợi nhi đồng4. Tuy nhiên, với
trẻ trên 3 tuổi thì dù là Hoikuen cũng phải dạy trẻ theo “Cương lĩnh giáo dục
mẫu giáo”.

Ở Nhật Bản, các trường Hoikuen công lập không đủ để đáp ứng nhu
cầu thực tế bởi thực tế, số lượng phụ nữ đi làm trở lại sau khi sinh con ngày
càng tăng . Vì vậy, có rất nhiều trường tư lập được lập ra. Gọi là trường,
nhưng thực chất có quy mô rất nhỏ, nhiều khi chỉ là một căn phòng. Những
trường hợp đó được gọi là Hoiku-sitsu 5. Tất nhiên, chính quyền địa phương
có quy định cụ thể về các trường hợp này, nên nếu trường có quy mô nhỏ thì
không thể nhận nhiều học sinh. Bên cạnh đó, Hoikuen còn khác với Hoiku-
sitsu ở chỗ là ở Hoikuen, trẻ cùng độ tuổi sẽ được xếp vào học chung một
lớp, còn ở Hoiku-sitsu thì trẻ ở tất cả độ tuổi phải sinh hoạt chung cùng
nhau.

Về học phí cũng có sự khác nhau giữa hai loại trường. Nếu như học phí
ở Yochien chung cho mọi đối tượng thì ở Hoikuen, học phí của trẻ phụ
thuộc vào mức thu nhập của phụ huynh. Đối với phụ huynh có thu nhập
thấp thì mức học phí của trẻ sẽ thấp hơn và ngược lại, đối với phụ huynh thu
nhập cao thì mức học phí của trẻ sẽ cao hơn nhằm tạo điều kiện cho các gia
đình có thu nhập thấp vẫn có thể gửi con tại các Hoikuen6.

Nhật Bản xác định nhà trẻ, mẫu giáo là một hệ thống hỗ trợ mang tính
xã hội đối với trẻ em đồng thời là cơ sở giáo dục đầu đời ảnh hưởng tới sự

3 Luật Giáo dục trường học (学校教育法) do Bộ Khoa học Giáo dục Nhật Bản ban hành năm 1947
4
Phương châm giáo dục trường mầm non (保育所教育方針)ban hành năm 1965.
4 Luật Phúc lợi nhi đồng (児童福祉法) được Bộ Lao động Phúc lợi xã hội ban hành năm 1947.
5 Sitsu (室) có nghĩa là phòng.
6 Cụ thể: Tham khảo Bảng 1 phụ lục.

10
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người do đó nhà trẻ, mẫu giáo ở
Nhật Bản rất được ngành giáo dục coi trọng và đầu tư chu đáo.

1.1.2 Sự ra đời youchienvà Hoikuen đầu tiên ở Nhật Bản


Một loại hình của tiểu học đó là “Tiểu học mẫu giáo” 7 lần đầu tiên đã được
đưa ra trong Chương 22 của “Học chế”8 vào năm Minh Trị thứ 5.

Tuy nhiên, loại hình đào tạo này đã không được thực hiện mà chỉ tồn tại ở
trên quy định. Bởi vì vào thời điểm đó, việc thành lập các trường tiểu học
được chú trọng hơn. Thực tế thì nơi được coi là cơ sở giáo dục trẻ em được
mở ra sớm nhất đó là “Khu vui chơi trẻ em” đặt tại trường tiểu học Ryuchi 9
ở Kyoto vào tháng 12 năm Minh Trị thứ 8, tức năm 1875. Khu này được mở
ra trên cơ sở áp dụng theo mô hình mẫu giáo của Đức, nhưng đã không tồn
tại được lâu dài. Chỉ một năm rưỡi sau đó khu vui chơi này đã phải đóng
cửa.

Ngày 7 tháng 7 năm 1874 (Minh Trị thứ 7), lần đầu tiên Bộ Giáo dục
Nhật Bản đã đặt vấn đề thành lập Yochien với Thái chính quan 10, song đã bị
từ chối với lý do lúc này việc thành lập các trường tiểu học được coi trọng
hơn. Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 8 cùng năm đó, Bộ Giáo dục tiếp tục gửi
yêu cầu thành lập mẫu giáo lên Thái chính quan. Trên cơ sở nhận thức được
tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc cải cách giáo dục một cách
toàn diện và du nhập của các phương pháp giáo dục tiền tiểu học từ Âu Mỹ
vào Nhật Bản, nên Thái chính quan đã chấp thuận yêu cầu của Bộ Giáo dục.

7 Trong Chương 22 của Học chế, từ này được viết bằng chữ Hán là “幼稚小学”稚小学 ức Ấu nhi tiểu
học. Ở luận văn này, người viết tạm dịch là “Tiểu học mẫu giáo”.
8 Chương 22 của Học chế(学制) có ghi rõ“Tiểu học mẫu giáo là nơi dạy dỗ những trẻ trai và gái dưới 6 tuổi,
tức là trước khi vào tiểu học” (Theo www.mext.go.jp).
9 Năm 1868, Phủ Kyoto được thành lập. Một năm sau đó, Phủ Kyoto tiến hành cải cách địa chính và chia
thành 65 khu vực, mỗi khu vực xây một trường tiểu học. Vào tháng 9 cùng năm đó, Khu vực số 27 thành
lập trường tiểu học lấy tên là Tiểu học khu 27 và là trường tiểu học đầu tiên ở Nhật Bản. Đến năm 1873,
trường được xây mới tại Ryuchi nên đổi tên thành trường tiểu học Ryuchi. (Theo
city.kyoto.jp/somu/rekishi).
10 Thái chính quan là cơ quan nhà nước cao nhất về tư pháp, hành pháp, lập pháp theo chế độ pháp lệnh của
Nhật Bản thời Minh Trị duy tân.

11
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Đến ngày 15 tháng 9 cùng năm, Bộ Giáo dục đã ban hành giấy phép
thành lập hệ mẫu giáo trực thuộc Trường sư phạm nữ Tokyo 11. Đây chính là
cơ sở mẫu giáo quốc lập đầu tiên trong lịch sử giáo dục của Nhật Bản. Mẫu
giáo đầu tiên này được lập ra trên cơ sở du nhập các phương pháp giáo dục
của Âu Mỹ mà đặc biệt là của Friedrich Wilhelm August Fröbel (1782 -
1852)13, nhà giáo dục người Đức. Vào tháng 7 năm Minh Trị thứ 10, Trường
sư phạm nữ Tokyo đã quyết định Quy định nhà trẻ và đưa ra các môn học
cũng như thời gian biểu cụ thể. Đến tháng 9 năm Minh Trị thứ 12 thì “Lệnh
giáo dục”12 được ban hành và quy định không phân biệt mẫu giáo với các
trường học khác, mà tất cả đều trực thuộc quyền quản lý của

Bộ Giáo dục. Từ đây mẫu giáo đã có vị trí quan trọng như những cấp học khác
[27, tr.124-125].

Hệ mẫu giáo thuộc Trường sư phạm nữ Tokyo này đã trở thành hình
mẫu cho một số mẫu giáo công lập thành lập sau đó ở Osaka và Kagoshima.
Sau đó, do số lượng mẫu giáo tăng, nên những loại hình mẫu giáo dân lập
như Thiên chúa giáo13, Phật giáo14 ra đời. Cùng với việc ra đời các cơ sở

13
Freidrich Wilhelm Fröbel (1782-1852) sinh ra và lớn lên tại Đức. Ông là con trai của một mục sư. Ông
được coi là cha đẻ của hệ thống giáo dục nhà trẻ, bởi đã thành lập nhà trẻ đầu tiên trên thế giới tại Đức vào
năm 1837.Nhà trẻ của ông đi tiên phong trong việc đề ra những lý thuyết và phương pháp đào tạomà vẫn
còn được áp dụng trong các nhà trẻ hiện nay.Quan điểm của ông là trẻ cần vừa chơi vừa học.Nhà trẻ là nơi
để trẻ lớn lên và học mối tương tác xã hội với những trẻ khác.Hơn nữa, Fröbel còn mở trường đào tạo giáo
11 Trường sư phạm quốc lập nữ Tokyo được thành lập năm 1874 và đến năm 1885, sáp nhập vào trường
sư phạm Tokyo và trở thành Khoa nữ của trường này. Sau đó năm 1890, tách ra thành trường cao đẳng sư
phạm nữ và đến 1908, đổi tên thành Cao đẳng sư phạm nữ Tokyo. Đến năm 1949, trở thành trường Đại
học Ochanomizu như ngày nay.
12 Luật giáo dục:「教育令」
13 Năm 1880 (năm Minh Trị thứ 13) mẫu giáo trực thuộc Trường trung cấp nữ Sakurai đã ra đời. Đây là
trường mẫu giáo đầu tiên theo kiểu Thiên chúa giáo ở Nhật Bản. Đến khoảng năm Minh Trị thứ 30 thì các
mẫu giáo theo kiểu Thiên chúa giáo mọc lên nhiều ở vùng Kansai. Người chỉ đạo về phương pháp ở các
trường mẫu giáo này là Howe, Annie L. – một người Mỹ, sang Nhật vào năm 1887 với tư cách là giáo
viên. Mục tiêu bà theo đuổi trong giáo dục mầm non nhằm giáo dục cho trẻ em nhận thức được tình yêu
và sức mạnh của các vị thần trong tự nhiên cũng như dạy dỗ cho chúng biết cách đảm bảo cuộc sống tự
lập. Cốt lõi trong phương châm giáo dục của bà dựa trên chủ nghĩa Thiên chúa giáo và tư tưởng giáo dục
của Freidrich Wilhelm Froebel.
14 Mẫu giáo theo kiểu Phật giáo là mẫu giáo docác nhà chùa đứng ra thành lập và vận hành. Thời kỳ
Tokugawa (1600-1868) đã tồn tại 5 loại hình trường học: trường do Mạc phủ quản lý (điển hình là
shoheiko), trường Han (hangakko), trường Hương (kyogakko), trường Tư thục (shijuku) và trường chùa

12
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
viên cho các nhà trẻ của ông.Ông tin rằng, giáo viên phải là những người hội tụ đầy đủ những phẩm chất
cao quý vì họ sẽ là tấm gương cho trẻ.Ngoài ra, giáo viên dạy trẻ cũng phải là những người nhạy cảm, cởi
mở và dễ gần.Fröbel mở nhà trẻ cho con em thuộc mọi tầng lớp xã hội và không phân biệt giàu nghèo -
một khái niệm vốn không mấy phổ biến trong xã hội thời đó. Trong trường học của Froebel, chương trình
học là gồm các trò chơi, bài hát, câu chuyện, các vật dụng thủ công để kích thích trí tưởng tượng và phát
huy các kỹ năng thể chất, trí não của trẻ . Vật dụng trong lớp học được chia làm hai thể loại: “quà tặng” và
“hướng nghiệp”. Theo đó, “quà tặng” là những vật dụng mà khi chơi trẻ sẽ biết khái niệm về vật dụng đó.
Chẳng hạn, trẻ chơi xe hơi sẽ biết những tính năng của xe hơi...Trong khi đó, “hướng nghiệp” lại tập cho
trẻ tính sáng tạo tự do hơn. Chúng là những thứ mà trẻ có thể dùng để định hình và thao tác theo ý mình
như đất sét, cát, dây, chuỗi hạt...Khi dùng các vật dụng này tạo ra những thứ theo ý thích của mình, trẻ sẽ
được giáo viên giải thích rõ ý nghĩa. Tuy nhiên, chính phủ Đức lúc bấy giờ không tán thành với quan điểm
này.Họ không tin rằng, trẻ cần chơi để học.Họ cho rằng, học thuyết của Froebel quá nguy hiểm vì lo ngại
những vật dụng mà trẻ sẽ sử dụng trong lý thuyết của Froebel sẽ gây hại đến trẻ.Cuối cùngchính phủ cho
đóng cửa các trường học vào năm 1848.4 năm sau, Froebel mất và không ngờ ý tưởng nhà trẻ của ông đã
tác động lớn đến hệ thống giáo dục tại Mỹ và các nước khác trên thế giới.
chăm sóc trẻ em và nhà trẻ ở địa phương, các trường mẫu giáo lúc đó tập
trung nhiều ở thành phố lớn bởi hầu như trẻ em ở các gia đình có điều kiện
sẽ theo học ở các trường mẫu giáo. Lý do là, nếu như học phí ở nhà trẻ có sự
khác nhau tùy thuộc vào mức thu nhập cao, thấp của phụ huynh thì mẫu
giáo áp dụng một mức học phí cho mọi đối tượng.

Ngay từ thời điểm đó đã có một số chính sách luật pháp liên quan đến
mẫu giáo như “Quy định về giáo dục và trang thiết bị mẫu giáo”17 ban hành
năm 1899 và “Lệnhnhà trẻ”18 ban hành năm 1922. Vào thời điểm đó, mẫu
giáo hầu hết có chức năng như nơi trông giữ trẻ. Đến thời Taisho, giáo dục
trẻ em theochủ nghĩa tự do bắt đầu được thực hiện, nhưng đến thời Showa
thì một phần mẫu giáo đã buộc đóng cửa. Cơ sở nền tảng của các mẫu giáo
hiện nay là “Luật giáo dục trường học” ra đời từ năm 1947, mẫu giáo được
coi là một cơ quan giáo dục trường học[17, tr.55] .

13
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Hình ảnh lớp học thời Minh Trị19

(Terakoya). Bốn loại hình trên là dành cho tầng lớp võ sĩ và quý tộc, còn Terakoya dành cho tầng lớp bình
dân. Thực ra, Terakoya (trường chùa) vốn do các nhà sư mở để giảng dạy cho những người tu hành,
nhưng sau đó con em của các võ sĩ trong vùng cũng đến học. Khi nhà nước mở trường dành riêng cho tầng
lớp võ sĩ thì Terakoya đã trở thành trường học dành cho con cái các gia đình thường dân. Khởi đầu ,
trường chùa là nhà trẻ theo mùa, tức là nơi trông giữ trẻ em trong mùa vụ nông nghiệp, nhưng sau đó trở
thành nhà trẻ trông giữ cả năm nên, đã được nhà nước cấp phép hoạt động như một nhà trẻ thuộc Hiệp hội
phúc lợi. Đặc trưng của nhà trẻ Phật giáo là dựa trên những luân lý, đạo đức và phép tắc lễ nghĩa của Phật
giáo.
17
「幼稚園保育及設備規程」
18
「幼稚園令」
19
Nguồn: Thư viện giáo dục ở Trung tâm nghiên cứu chính sách giáo dục quốc gia ( 国立教育政策研究所教育図
書館)
Như vậy, trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, Yochien hầu hết
nhằm phục vụ con em của những gia đình khá giả trong xã hội. Tuy nhiên,
để đáp ứng được nhu cầu của các gia đình bình dân trong xã hội, Hoikuen
đầu tiên đã ra đời. Đó là cơ sở trông giữ trẻ được lập nên bởi vợ chồng
15
ông bà Akazawa Atsutomi . Cơ sở này trực thuộc trường Shizuosamu ở
Niigata. Đây là trường do gia đình Akazawa lập nên và là trường giáo dục
sơ cấp cho trẻ em nghèo, nhưng phần lớn các trẻ em này đều phải thay bố
mẹ trông em nhỏ và có lúc phải dắt theo em đến trường học. Nhìn thấy
tình cảnh đó, vợ chồng Akazawa đã quyết định mở nơi trông giữ trẻ. Đến
năm 1947, “Luật phúc lợi nhi đồng”16 được ban hành, các cơ sở trông giữ

15 Akazawa Atsutomi (1864-1937) xuất thân trong gia đình có nhiều đời mở lớp học tư nhân ở Niigata.Khi trở
thành giáo viên một trường tiểu học quốc lập, ông vẫn tiếp tục giúp đỡ gia đình trong việc quản lý lớp học tư
nhân.Đến năm 1890, lớp học tư của gia đình ông phát triển thành trường học, ông đã nghỉ dạy ở trường tiểu học
quốc lập.
16 児童福祉法

14
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
trẻ này phát triển thành các nhà trẻ (Hoikuen) như hiện nay [25, tr. 119-
120].

1.2 Tình hình chung của giáo dục mầm non Nhật Bản hiện nay
1.2.1 Chính sách của nhà nước đối với trẻ em và giáo dục mầm non
ở Nhật Bản

Nhật Bản không những được cho là “cường quốc kinh tế” mà còn
được cho là “cường quốc phúc lợi”. Nakayama Yatsuhiro đã chứng minh
rằng, Nhật Bản là “một siêu cường phúc lợi sánh ngang với bất kỳ nước
phương Tây nào” [5, tr. 231], hay Ezva Vogel cho rằng, tổ chức kinh tế xã
hội bao hàm cả phúc lợi xã hội của Nhật Bản là “bài học cho nước Mỹ”[2,
tr. 352]. Từ những năm 1970, khi Nhật Bản đã có mặt trong số các nước
hàng đầu của thế giới về kinh tế thì ý tưởng xây dựng một “xã hội phúc
lợi kiểu Nhật Bản” không chỉ là nguyện vọng chính đáng của

nhân dân, mà còn là đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội.
Nhất là khi hiện nay, tỷ lệ trẻ em giảm đang là một vấn đề nghiêm

trọng của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản thì vấn đề phúc lợi xã
hội đối với trẻ em càng được coi trọng. Trên cơ sở xác định trẻ em là
nguồn lực cho tương lai và là lớp người quyết định đến sự phát triển sau
này của đất nước, chính phủ Nhật Bản hết sức ưu tiên việc chăm sóc trẻ
em.Sự ưu tiên của chính phủ Nhật Bản đối với trẻ em được cụ thể hóa
bằng “Luật Phúc lợi trẻ em”17 ban hành năm 1947, “Hiến chương về trẻ
em”18 năm 1951, “Quy định ưu tiên vay vốn cho bà mẹ và trẻ em” năm
1952...Thông qua đó, Nhật Bản đã thu được nhiều kết quả tốt, và những
biện pháp, đối sách mà họđưa ra đang trở thành bài học quý giá cho nhiều
nước trên thế giới trong đó có Anh, Mỹ.

17 児童福祉法
18 児童憲法

15
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Chính phủ Nhật Bản đã đề ra rất nhiều chính sách phúc lợi và chế độ
đãi ngộ cao đối với trẻ em. Hơn nữa, đối với những phụ nữ có con nhỏ,
chính phủ đã xây dựng chế độ nghỉ sinh, chế độ trợ cấp trẻ em, chế độ trợ
cấp nghỉ sinh chăm con và đề ra các khoản trợ cấp sinh nở khác…

Chính phủ rất quan tâm và tạo điều kiện cho phụ nữ sau sinh như về
thời gian cho phép nghỉ thai sản ở Nhật, phụ nữ được nghỉ thai sản 1 năm
(đến trước khi trẻ được 1 tuổi). Do đó, có nhiều thời gian hơn để chăm sóc
con so với phụ nữ Việt Nam. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam chỉ được nghỉ 6
tháng.

Đặc biệt, Nhật Bản còn có chế độ nghỉ chăm con cho các ông bố.
Theo “Luật nghỉ chăm sóc con nhỏ” được ban hành bởi Bộ Lao động
Phúc lợi và xã hội Nhật Bản và chính thức thi hành từ tháng 6 năm 2010
thì các ông bố được nghỉ khi vợ sinh và nghỉ chăm con. Cụ thể, khi người
vợ nhập viện và ra viện để sinh nở, các ông bố có thể nghỉ 3 ngày trong
khoảng thời gian kể từ ngày vợ nhập viện cho đến 2 tuần sau khi người vợ
sinh. Trường hợp con chưa đến 18 tháng, nếu người vợ không thể chăm
con được hoặc không đưa đón con đi nhà trẻ được thì các ông bố có thể
nghỉ với thời gian là hai lần một ngày, mỗi lần 45 phút.

Ngoài ra, trong thời gian ngay trước và sau khi người vợ sinh nở, nếu
có con nhỏ dưới tuổi đi học tiểu học thì các ông bố được nghỉ 5 ngày
trong khoảng thời gian từ 8 tuần trước ngày dự sinh đến 8 tuần sau ngày
sinh nở của vợ. Trường hợp đa thai thì các ông bố được nghỉ 5 ngày trong
khoảng thời gian từ 14 tuần trước ngày sinh nở đến 10 tuần sau ngày sinh
nở của vợ

Hơn nữa, các ông bố còn được nghỉ chăm con đối với trường hợp con
nhỏ dưới 3 tuổi và với điều kiện là ông bố này đã từng nghỉ chăm con lần
đầu vào thời gian 8 tuần sau khi sinh nở của vợ thì sẽ được nghỉ chăm

16
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
con một lần nữa mà không cần lý do đặc biệt.
Trước đây, sau khi sinh con phụ nữ Nhật Bản thường không tiếp tục
công việc của mình do phải chăm sóc con hoặc do sau thời gian dài nghỉ
sinh, họ không theo kịp công việc của công ty. Tuy nhiên, hiện nay vai trò
của các công ty đã nâng cao lên nhiều. Các công ty có biện pháp giúp đỡ
những người đang làm việc có con nhỏ bằng cách tạo ra môi trường thuận
lợi cho nữ nhân viên. Nhân viên nữ có thể sinh và nuôi con trong khi vẫn
đảm bảo công việc. Họ đã đưa ra các chế độ nghỉ chăm sóc con, giảm giờ
làm, phối hợp với các cơ sở chăm sóc trẻ và có chế độ thời gian thích hợp
với lao động nữ. Nhờ vậy, so với trước đây, hiện nay phụ nữ Nhật Bản sau
khi sinh con đã có một môi trường thuận lợi hơn để tiếp tục

công việc của mình.


Bên cạnh thời gian nghỉ thai sản dài thì phụ nữ Nhật nhận được nhiều
khoản trợ cấp từ chính phủ. Hệ thống trợ cấp trẻ em bắt đầu từ năm

1972 thông qua hệ thống an sinh xã hội giúp các gia đình có con nhỏ giảm
gánh nặng tài chính và ổn định cuộc sống cũng như đầu tư cho sự phát
triển toàn diện của trẻ em – những người gánh vác tương lai đất nước.
“Tiền trợ cấp trẻ em”19 được chi trả cho cho những người đang nuôi
dưỡng trẻ em dưới 15 tuổi (những trẻ em học trung học) với các mức như
từ 0 đến 3 tuổi: tất cả đều là 1,5 vạn yên, từ 3 tuổi đến trước khi học xong
tiểu học: với con thứ nhất, con thứ 2: 1 vạn yên, con thứ 3 trở đi: 1,5 vạn
yên. Còn lại với học sinh trung học: tất cả đều là 1 vạn yên. Tuy nhiên,
chính phủ Nhật Bản đưa ra giới hạn để được hưởng mức trợ cấp như trên
là thu nhập của phụ huynh phải dưới 960 vạn Yên một năm (tương đương
1,7 tỷ đồng)20. Do đó, đối với gia đình có thu nhập cao trên mức giới hạn
sẽ được nhận trợ cấp với mỗi trẻ dưới 15 tuổi là 5000 yên.

19 子ども手当額
20 Tỷ giá hiện tại (12.2014): 1 yên = 182 vnđ.

17
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Có nghĩa là, tuy mức trợ cấp khác nhau, song tất cả các đối tượng đều
được hưởng trợ cấp của chính phủ. Kể cả đối với các gia đình có thu nhập
cao cũng đều được hưởng trợ cấp này. Điều đó thể hiện sự quan tâm của
chính phủ đối với tất cả các trẻ em.

Ngoài ra, mỗi chính quyền địa phương lại có chính sách riêng biệt đối
với phụ nữ và trẻ em. Ví dụ như ở thành phố Kariya - Nagoya, chính
quyền địa phương sẽ chi trả tiền thăm khám sức khỏe thai sản cho người
dân trong khu vực. Trong khi đó, thông thường một phụ nữ mang thai sẽ
phải chi trả khoảng 5-6 vạn yên (khoảng 10-12 triệu đồng Việt Nam) cho
những lần thăm khám thai sản trước khi sinh tại các bệnh viện do bảo

hiểm không chi trả khoản này.


Đối với những người tham gia bảo hiểm trong thời gian nghỉ sinh để
chăm con dưới 1 tuổi (một số trường hợp dưới 14 tháng, hoặc một số
trường hợp dưới 18 tháng) và trong thời gian 2 năm trước ngày bắt đầu
nghỉ sinh, có trên 12 tháng mà số ngày trả lương cơ bản trong tháng từ 11
ngày trở lên sẽ được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ sinh chăm con.Số tiền chi
trả cho mỗi tháng sẽ bằng tiền lương ngày kể từ khi nghỉ sinh nhân với số
ngày chi trả và nhân với 67% (tuy nhiên sau 6 tháng kể từ khi nghỉ sinh sẽ
là 50%)21.

Điều đặc biệt là, nam giới cũng có thể nghỉ chăm con kể từ ngày vợ
sinh. Do đó, họ cũng thuộc đối tượng được chi trả trợ cấp. Điều đó cho
thấy chính phủ Nhật hết sức tạo điều kiện cho các gia đình trong việc giáo
dục, nuôi dưỡng trẻ em và rất khuyến khích nam giới tham gia giúp

đỡ vào việc chăm sóc con cái.


Đối với người tham gia bảo hiểm đã sinh nở thì sẽ được chi trả “tiền
trợ cấp sinh nở chăm sóc một lần”22, trong trường hợp người mẹ không
21 Tiền trợ cấp nghỉ sinh chăm con(育児休業給付金):là chế độ áp dụng theo Luật bảo hiểm lao động của chính
phủ Nhật Bản.
22 出産育児一時金

18
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
thể chăm sóc được con thì người chăm sóc trẻ thay mẹ sẽ được chi trả
“tiền trợ cấp sinh nở một lần cho gia đình”, giống như tiền hỗ trợ “bỉm
sữa” ở Việt Nam mà các phụ nữ sau sinh nhận được.

Với 1 trẻ, số tiền chi trả là 42 vạn yên (trường hợp sinh ở cơ sở y tế
không tham gia chế độ hỗ trợ y tế sản khoa 23 hoặc sinh con dưới 22 tuần
mang thaithì số tiền chi trả là 39 vạn yên). Trường hợp sinh đa thai thì sẽ
được chi trả theo số trẻ được sinh ra.

Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm nghỉ việc để sinh nở, trong trường
hợp không nhận được lương trong thời gian đó thì kể thì ngày xác định có
thai đến ngày thứ 56 sau khi sinh sẽ được chi trả khoản “tiền trợ cấp sinh
nở”24. Trường hợp sinh muộn hơn so với ngày dự kiến sinh thì cũng được
hưởng trợ cấp sinh nở cho khoảng thời gian muộn hơn đó.

Số tiền chi trả bằng 2/3 tiền lương cơ bản theo ngày của người tham
gia bảo hiểm. Lương cơ bản theo ngày sẽ bằng 1/30 của tiền lương cơ bản
theo tháng. Trường hợp có nhận được lương khi nghỉ việc, nhưng thấp
hơn tiền trợ cấp sinh nở thì sẽ được chi trả cho cả khoản chênh lệch.

Không chỉ quan tâm hỗ trợ kinh tế cho các gia đình, chính phủ Nhật

Bản còn quan tâm sâu sắc tới các chính sách giáo dục trẻ em trên cơ sở coi
trẻ em là nền tảng của đất nước, là thế hệ gánh vác tương lai của đất nước.
Nhật Bản đã hết sức chú trọng đến việc giáo dục trẻ, trước hết là tạo điều
kiện tốt nhất, phù hợp các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, để đáp ứng được
yêu cầu giáo dục mà chính phủ đưa ra.

Bộ Giáo dục Khoa học Nhật Bản là cơ quan quản lý Yochien và Bộ


Phúc lợi lao động Nhật Bản là cơ quan quản lý Hoikuen. Mỗi Bộ đều có quy
định rõ ràng về tiêu chuẩn khi xây dựng Yochien hoặc Hoikuen và các
23 Chế độ hỗ trợ y tế sản khoa là chế độ mà các cơ sở y tế tham gia, thai phụ khi sinh nở tại các cơ sở này nếu trong trường
hợp gặp biến chứng nào đó thì sẽ được hỗ trợ về kinh tế cho đứa trẻ và gia đình. Trường hợp sinh nở ở các cơ sở y tế tham gia
vào chế độ này thì sẽ được chi trả thêm 3 vạn yên. Do đó, tổng tiền trợ cấp sinh nở một lần sẽ là 42 vạn yên.
24 出産手当金

19
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
trường phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn này mới nhận được giấy phép
thành lập.

Với Yochien, cần phải đảm bảo có các nhân viên cần thiết như: Hiệu
trưởng, giáo viên, y tá, nha sỹ, dược sỹ và nhân viên có thể có hoặc không có
hiệu phó. Ngoài ra các bộ còn khuyến cáo nên có các nhân viên như nhân
viên dinh dưỡng, nhân viên văn phòng… Trong khi đó, với Hoikuen, những
nhân viên cần thiết là giáo viên, nhân viên y tế và nhân viên không thường
trực như nhân viên nấu ăn…

Nếu như nhà trẻ ở Việt Nam hay các nước đang phát triển, người ta quan
niệm rằng, số lượng trẻ trên một giáo viên càng ít sẽ càng tốt thì Nhật Bản lại
quan niệm ngược lại, số lượng trẻ trên một giáo viên càng nhiều càng tốt.
Điều này ảnh hưởng bởi tính cách đặc trưng của người Nhật và tạo thành nét
riêng của giáo dục mầm non Nhật Bản. Người viết sẽ trình bày rõ hơn ở
Chương 2, nhưng trên thực tế tiêu chuẩn về số lượng giáo viên ở Yochien tại
Nhật Bản là 1 người trên 35 trẻ, trong khi đó ở Hoikuen là 0 tuổi:1 giáo viên
trên 3 trẻ; trẻ 1,2tuổi: 1 giáo viên trên 6 trẻ; 3 tuổi: 1 giáo viên trên 20 trẻ; 4,5
tuổi:1 giáo viên trên 30 trẻ25.

Về cơ sở vật chất, Yochien cần phải đảm bảo có các thiết bị như: phòng
học – phòng chơi, phòng giáo viên – phòng y tế, nhà vệ sinh, thiết bị đựng
nước uống, thiết bị rửa tay – rửa chân, nơi vận động (đặt trong khuôn viên
trường hoặc gần đó)26. Đối vớiHoikuen, các thiết bị cần thiết là: phòng học

– phòng chơi đối với bé trên 2 tuổi, phòng nhũ nhi hoặc phòng chơi cho bé
dưới 2 tuổi, phòng y tế, phòng vệ sinh, nhà bếp, sân chơi ngoài trời (có thể
gần đó hoặc mượn khuôn viên của các đền thờ) 27. Không những thế,
Yochien và Hoikuen còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể về diện tích.

25 Cụ thể: Tham khảo bảng 2 Phụ lục.


26 Theo Khoản 2 Điều 8 Tiêu chuẩn xây dựng Yochien
27 Theo Điều 11 của Nguyên tắc thi hành Luật Giáo dục trường học ban hành năm 1947, sửa đổi năm
2014.

20
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có tiêu chuẩn khắt khe đối với giáo viên. Các
giáo viên phải đảm bảo tốt nghiệp các trường đào tạo chuyên môn và lấy
được chứng chỉ giáo viên mầm non thì mới được tuyển dụng. Điều này đã
tránh được tình trạng giáo viên không có trình độ, chưa được rèn luyện kỹ
năng sư phạm và thái độ yêu trẻ. Cụ thể, giáo viên ở Hoikuen phải tốt
nghiệp từ các trường có ngành học đào tạo giáo viên mầm non như các
trường nghề, trường cao đẳng, ngành sư phạm trong các trường đại học và
phải đỗ “Kỳ thi giáo viên mầm non” và lấy chứng chỉ quốc gia về giáo viên
mầm non. Còn giáo viên ở Yochien thì phải tốt nghiệp các trường sư phạm
như trường đại học có ngành đào tạo giáo viên Yochien, cao đẳng, trường
nghề và sau khi nhận bằng phải thi các kỳ thi tuyển xin việc.

Bên cạnh đó, nhà nước có một số chính sách nhằm hỗ trợ việc thành
lập, vận hành của các nhà trẻ, mẫu giáo cũng như hỗ trợ đối với các trẻ đi
học tại các cơ sở này. Theo “Luật phúc lợi xã hội” và “Luật hoạt động phúc
lợi xã hộ”i28 thì hỗ trợ cải thiện thiết bị đối với cơ sở xây lại là 30 năm 1 lần.
Đối với những trường hợp sửa chữa quy mô lớn, quy mô trung bình, quy mô
nhỏ là 10 năm 1 lần. Và tiền hỗ trợ sẽ thay đổi theo từng năm. Mặc dù
không xác định mức chung, nhưng trên thực tế khi xây dựng mới nhà trẻ
hay mẫu giáo thì số tiền tự chi trả là 1/3 và sẽ được trợ cấp 2/3 trên tổng số
tiền xây dựng, còn khi sửa sang lại thì sẽ nhận được một nửa số tiền trợ cấp.

Việc hỗ trợ vận hành cơ sở thì được áp dụng trong trường mẫu giáo,
nhà trẻ không chi trả được các chi phí như tiền điện, tiền nước…Tuy nhiên,
số tiền hỗ trợ là khác nhau theo quy định của từng địa phương.

Ngoài ra, có khoản tiền hỗ trợ cho trẻ học tại các cơ sở như nhà trẻ,
mẫu giáo. Cụ thể như đối với mẫu giáo - những trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ được
nhận một khoản trợ cấp gọi là phí khuyến khích đi học. Ví dụ, nếu học phí

28 社会福祉法・社会福祉事業法

21
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
1 năm là 40 vạn yên thì tùy hoàn cảnh gia đình mà có thể nhận được hỗ trợ từ
2 vạn yên đến 20 vạn yên.

Và đối với những trẻ từ 0 tuổi đến trước khi vào tiểu học thì nhà nước
có thể hỗ trợ một khoản nhất định trong suốt 6 năm học đó tùy vào hoàn
cảnh gia đình. Ví dụ trường hợp trẻ 0 tuổi thì các khoản học phí trong 1
tháng là 12 vạn yên. Nếu phụ huynh không đủ khả năng chi trả thì sẽ được
địa phương hỗ trợ toàn bộ. Còn nếu phụ huynh trả được một phần thì phần
còn lại do địa phương chi trả.

Cũng có khu vực, địa phương áp dụng đối với gia đình nhiều con thì từ
trẻ thứ 2 sẽ chỉ phải trả 1 nửa học phí, từ trẻ thứ 3 sẽ được miễn phí hoặc có
địa phương sẽ hỗ trợ toàn bộ học phí cho trẻ nhằm để nuôi dưỡng thế hệ
tương lai.

1.2.2 Tình hình hoạt động của các Hoikuen và Yochien ở Nhật
Bản hiện nay
Theo số liệu điều tra tính đến tháng 5 năm 2012 của Bộ Khoa học Giáo
dục29 và Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản30, tổng số trẻ em dưới độ
tuổi đi học ở Nhật Bản là 6.364.000 trẻ. Trong đó, trẻ dưới 3 tuổi là
3.158.000 trẻ với 1.068.950 trẻ 0 tuổi và 2.090.000 trẻ 1 đến 2 tuổi. Số trẻ
trên 3 tuổi là 3.206.000 trẻ

Bảng 1.1: Số lƣợng Yochien phân theo loại hình trên cả nƣớc năm
2011-2012
Phân loại Năm 2011 Năm 2012
Tổng số Yochien trên cả 13.299 13171
nuớc 49 49

- Yochien quốc lập 5024 4925

29 Nguồn: http://www.mext.go.jp/a_menu/shotou/youchien/08081203.htm
30 Nguồn: http://www.mhlw.go.jp/shingi/2008/09/dl/s0930-5g_0005.pdf

22
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
- Yochien công lập 8226 8197
- Yochien tư lập
Tổng số trẻ theo học (người) 1.596.170 1.604.225
- Yochien quốc lập 6.044 5.930
- Yochien công lập 286.323 283.387

- Yochien tư lập 1.303.803 1.314.968

31
Nguồn: theo Thống kê về trường học của Bộ Khoa học Giáo dục Nhật Bản tính đến 1/5/2012 .

Theo như bảng trên, tính đến tháng 5 năm 2012, trên cả nước Nhật có
13.171 Yochien, trong đó 49 trường quốc lập, 4.925 trường công lập và
8.197 trường tư lập, giảm 128 trường so với năm 2012. Lý do chủ yếu là do
giờ nhận trẻ của Yochien không đáp ứng được nhu cầu của nhiều phụ huynh
phải đi làm cả ngày nên ngày càng ít trẻ được cha mẹ cho học tại Yochien.

Trong khi đó theo như bảng dưới đây, có 23.711 Hoikuen trên cả nước,
tăng 326 trường so với năm trước với tổng số trẻ là 2.240.178 trẻ do thời
gian dạy kéo dài, phù hợp với hoàn cảnh của nhiều gia đình có cả hai bố mẹ
đi làm. Tuy nhiên, số trường Hoikuen vẫn chưa đáp ứng được so với nhu
cầu thể hiện ở số trẻ đang đợi để được vào Hoikuen là 24.825 trẻ.

Bảng 1.2: Số lƣợng Hoikuen trên cả nƣớc năm 2011, 2012


Phân loại Năm 2011 Năm 2012
Tổng số Hoikuen (trường) 23.385 23.711
Tổng số trẻ theo học (người) 2.122.951 2.240.178

Số trẻ đợi vào Hoikuen (người) 25.556 24.825


Nguồn: Theo Tổng kết tình hình Hoikuen của Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản tính
37
đến tháng 4 năm 2012

31 Nguồn: http://www.mext.go.jp/component/a_menu/education/detail/__icsFiles/afieldfile/
2013/03/29/1306683_06. pdf

23
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Các trường Hoikuen hay Hoiku-sitsu tư lập rất linh hoạt trong hoạt
động thu hút phụ huynh gửi con em vào đó. Mỗi trường đều cố gắng tạo ra
sự khác biệt để tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh nào đó. Chẳng hạn, có
trường thì nhận giữ trẻ đến tối khuya, có trường thì chọn địa điểm thuận tiện
như ở gần ga để phụ huynh dễ đưa đón. Có trường thì nhận giữ bé cả vào
thứ 7 mà không lấy thêm tiền…

Thời gian học thông thường ở các trường Hoikuen/Hoiku-sitsu là


khoảng từ 7h sáng đến 7h tối tùy theo từng trường. Nếu gửi con ngoài giờ
này, thông thường là kéo dài thời gian gửi buổi tối vì nhiều người đi làm về
muộn, thì sẽ phải trả thêm tiền tùy theo quy định của trường.

Nếu gửi con ở các trường Hoiku-sitsu thì có thể lựa chọn gửi 2
buổi/tuần, hay 3 buổi/tuần, hay cả 5 buổi/tuần. Còn trẻ học ở trường
Hoikuen công lập thường là học trọn tuần vì ở đây chỉ ưu tiên cho những trẻ
có cả cha và mẹ đều đi làm, không có điều kiện chăm sóc trẻ (và rất nhiều
điều kiện chi tiết khác nữa tùy theo từng nơi). Trong khi đó, trường tư lập
không yêu cầu điều kiện, chỉ cần đóng đủ tiền là có thể vào học.

Tuy nhiên, tiền học phí ở các trường tư đắt hơn rất nhiều so với trường
công lập. Ở trường công lập, học phí thay đổi tùy vào thu nhập của cha mẹ,
thường vào khoảng 30,000-40,000 yên (tương đương 5,8 triệu đến 7,6 triệu
đồng) một tháng.

Nguồn: http://www.mhlw.go.jp/stf/houdou/2r9852000001q77g.html
Ngoài ra, sự khác nhau về thời gian trông giữ trẻ giữa hoikuien và
youchien cũng gây nhiều bất tiện cho phụ huynh.Vì Hoikuen nhận giữ tất cả
các bé từ 6 tuổi trở xuống, kể cả các trẻ nhỏ mới một vài tháng tuổi. Trong
khi đó, Yochien chỉ nhận các bé từ 3-6 tuổi vào học và thông thường
Yochien chỉ hoạt động từ 9h-14h hoặc 10h-15h (tùy theo trường). Vì vậy,
rất nhiều trường hợp trẻ tan học ở trường Yochien xong lại đến trường

24
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Hoikuen vì đến tối cha mẹ mới đến đón về được. Đây chính là một nhược
điểm của trường Yochien, gây bất tiện và tốn kém cho nhiều gia đình.

Do đó, hiện nay có ý kiến cho rằng, nên sáp nhập Hoikuen và Yochien ,
gọi chung là Sogoen (総合園- Tổng hợp viên) để giải quyết tình trạng thiếu

Hoikuen mà Yochien thì chưa được tận dụng hết công suất. Tuy nhiên, do
cơ quan phụ trách của hai loại trường này là khác nhau, nên để có thể sáp
nhập thì có lẽ sẽ mất một thời gian dài nữa.

Tiểu kết
Như vậy, có thể thấy mô hình nhà trẻ, mẫu giáo ở Nhật Bản ra đời từ rất
sớm, nhằm phục vụ các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, ngày
nay cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, cả hai loại hình mẫu giáo đều
hướng đến một mục đích là phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Do
số lượng trẻ em Nhật Bản ngày càng giảm và nhiều phụ nữ muốn tiếp tục
công việc sau khi sinh, nên số trường Yochien giảm do thời gian trông giữ
ít, trong khi nhu cầu về Hoikuen vẫn tăng lên do đáp ứng được yêu cầu về
thời gian và cách thức giáo dục.

Nhìn về hình thức bên ngoài có thể thấy, hệ thống giáo dục mầm non
Nhật Bản được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nhằm
tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em có thể tham gia vào hệ thống giáo dục tiền
tiểu. Điều này có được là do chính phủ Nhật Bản luôn quan tâm đến giáo
dục mầm non, coi trọng giáo dục mầm non với tư cách là giai đoạn khởi đầu
của nền giáo dục.
Nếu không có cơ sở về điều kiện vật chất cũng như các chính sách phù
hợp của cơ quan đầu ngành thì nền giáo dục cũng khó được coi là hoàn
thiện, song ngược lại, nếu chỉ tập trung vào phần bên ngoài tức là về cơ sở
vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ cao thì nền giáo dục đó cũng không
đạt được đích đến là dạy dỗ, đào tạo được những người có ý thức xã hội cao
như phần đông người Nhật hiện nay. Do đó, ở Chương tiếp theo người viết

25
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
sẽ đi sâu phân tích phương pháp giáo dục để chứng minh rằng, nền giáo dục
mầm non Nhật Bản không chỉ về đảm bảo về cơ sở vật chất mà còn có triết
lý giáo dục sâu sắc, khoa học.Triết lý giáo dục đó mới chính là yếu tố quan
trọng,

quyết định thành công của nền giáo dục trên đất nước này.

26
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Chƣơng 2
MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CỦA GIÁO DỤCMẦM NON
CỦA NHẬT BẢN
2.1 Coi trọng hoạt động tập thể
Ở Nhật Bản, mỗi thành viên trong xã hội đều hướng tới tuân thủ những
chuẩn mực xã hội. Nhật Bản được biết đến là xã hội theo chủ nghĩa tập thể
mà trong đó các nhu cầu và đòi hỏi tập thể được đặt lên trên những nhu cầu
cá nhân. Hầu hết người Nhật đều định hướng theo chuẩn mực này. Một trích
dẫn đáng nhớ của Nhật rằng: “Cái móng tay nào nhô ra rồi cũng bị ấn
xuống” đã chỉ ra chủ nghĩa cá nhân phải hứng chịu một cái nhìn tiêu cực
như thế nào trong xã hội Nhật Bản. Đặt trong sự so sánh với xã hội Mỹ thì
có thể thấy, xã hội Nhật Bản có rất nhiều sự khác biệt. Xã hội Mỹ công nhận
chủ nghĩa cá nhân hay tính độc nhất, trong khi đó xã hội Nhật Bản không
khuyến khích chủ nghĩa cá nhân mà luôn đặt chủ nghĩa tập thể lên hàng đầu.

Và tinh thần tập thể đó của người Nhật được dạy dỗ ngay từ thời thơ
ấu, từ cấp học mẫu giáo. Ngay từ khi học ở nhà trẻ, mẫu giáo trẻ em Nhật
Bản đã được giáo dục về tinh thần tập thể. Hơn nữa, nếu nói về điểm khác
giữa đặc trưng trong hoạt động giáo dục trong nhà trẻ, mẫu giáo ở Nhật Bản
với việc dạy dỗ của cha mẹ ở gia đình thì đó chính là giáo dục tính tập thể.

Chủ nghĩa tập thể ở nhà trẻ, mẫu giáo Nhật Bản thể hiện trước hết ở tỷ
lệ học sinh trên một giáo viên. Phương châm của ngành giáo dục mầm non
Nhật Bản là tỷ lệ số lượng học sinh trên một giáo viên phải cao. Đây là cần
thiết để thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tập thể. Nếu như ở một số
nước, một lớp học có quy mô nhỏ từ 15 – 20 trẻ và có từ 1 tới 2 giáo viên
trong một lớp thì ở Nhật lại khác, số lượng trẻ trên một giáo viên lớn, trung
bình khoảng 30 trẻ trên một giáo viên. Tỷ lệ này cũng được quy định cụ thể
bởi Bộ Giáo dục Khoa học và Bộ Lao động phúc lợi Nhật Bản tương ứng

27
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
với từng độ tuổi của trẻ. Cụ thể, tiêu chuẩn về số lượng giáo viên ở Yochien
tại Nhật Bản là 1 người trên 35 trẻ, trong khi đó ở Hoikuen với trẻ 0 tuổi:1
giáo viên trên 3 trẻ; trẻ 1,2tuổi: 1 giáo viên trên 6 trẻ; 3 tuổi: 1 giáo viên trên
20 trẻ; 4,5 tuổi:1 giáo viên trên 30 trẻ32.

Những trẻ em Nhật Bản hiện nay được nuôi dưỡng trong gia đình hạt
nhân và thường không có cơ hội để học những điều để trở thành một thành
viên của tập thể. Do đó, công việc của các giáo viên mầm non là cho trẻ trải
nghiệm và được hành động phù hợp trong một lớp lớn để chuẩn bị những
điều được cho là cần thiết khi vào tiểu học. Nhiệm vụ của giáo dục mầm
non là tạo ra những đứa trẻ như người trưởng thành và trẻ không thể trở
thành con người hoàn thiện nếu chỉ có sự tồn tại của cá nhân mà cần thiết
phải trở thành một thành viên của một tập thể. Việc trẻ học được cách sống
với tư cách là một thành viên trong xã hội như thế nào mới là quan trọng.
Có nghĩa là, ngay từ cấp học mầm non, tinh thần tập thể của người Nhật đã
thể hiện rõ. Chủ nghĩa tập thể đó được chú trọng từ giáo dục mầm non tới
giáo dục tiểu học, trung học, đại học và cho tới khi ra ngoài xã hội [11, tr.
167-174].

Khi quan sát lớp học quy mô nhỏ, số lượng giáo viên trên học sinh
nhiều ở các nước khác thì rất nhiều giáo viên Nhật cảm thấy ghen tỵ khi
được vui chơi với trẻ em như vậy và cho rằng việc dạy dỗ trẻ ở lớp nhỏ thì
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều đó có lẽ tốt cho giáo viên, nhưng chưa chắc đã
tốt cho trẻ em. Họ cho rằng, trẻ em cần được trải nghiệm trong một nhóm
lớn để tiếp xúc và học tập với nhiều bạn bè trong một môi trường đa dạng.

Mục đích của giáo dục mầm non ở Nhật đó là phải tạo ra một môi
trường để trẻ con được sống với đúng bản chất của trẻ. Bản chất của trẻ là
hoang dã, hiếu động. Thế giới của trường học và thế giới ở nhà khác nhau
do sự khác nhau về mức độ ồn ào. Ở nhà thì không thể có sự ồn ào như ở
32 Dựa theo“Luật xây dựng mẫu giáo”. Nguồn:
http://law.e-gov.go.jp/htmldata/S31/S31F03501000032.html

28
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
nhà trẻ, mẫu giáo bởi sự ồn ào này là kết quả của quy mô lớp học lớn, tỷ lệ
học sinh nhiều trên một giáo viên. Nhiều người Nhật cho rằng, sự ồn ào ở
nhà trẻ, mẫu giáo là điều bình thường và cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh
số trẻ em bị bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng. Các em đó cần phải được đưa ra
ngoài để trải nghiệm thế giới xung quanh đúng với độ tuổi của minh[11,
tr.24].

Trẻ em Nhật Bản hiện nay có vẻ đang mất dần những cơ hội để là trẻ
con, có nghĩa là trẻ ít có cơ hội được chơi tự do với các bạn cùng trang lứa,
được phát triển theo đúng độ tuổi và tiếp xúc với bên ngoài một cách tự
nhiên. Có một thực tế rằng, ở Nhật Bản hiện nay, trẻ em được mẹ quản lý
rất nghiêm khắc. Nhiều trẻ em không có anh chị em. Họ sống trong những
căn hộ nhỏ, hầu như chỉ là thế giới giữa một mẹ và một con. Trẻ không có
cơ hội để chơi giao lưu với những đứa trẻ khác như một đứa trẻ. Do đó, các
trường mầm non Nhật Bản đều hết sức chú trọng đến việc tạo ra một môi
trường phù hợp để trẻ phát triển.

Giáo viên Nhật Bản luôn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhau
bằng nhiều hình thức, từ việc thân thiết, chơi vui vẻ đến cả việc xung đột,
xích mích với nhau để có thể có những trải nghiệm đa dạng trong thế giới
của mình.Việc một giáo viên phụ trách 30 học sinh hoặc nhiều hơn trong
một lớp cũng là để trẻ được va chạm, tiếp xúc với các xích mích, xung đột

với người khác và trưởng thành từ những điều đó.


Vậy ở một lớp học quy mô lớn như vậy, liệu rằng việc giải quyết xung
đột giữa các trẻ em với nhau có khó không? Với những lớp học quy mô nhỏ
thì việc giải quyết các xung đột này khá đơn giản, song các giáo viên Nhật
lại không cho rằng điều đó là tốt.

29
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Giáo viên ở Nhật nhận thấy có nhiều giá trị trong xung đột giữa các trẻ.
Xung đột có nghĩa là nhận thức được vị trí tồn tại của nhau và với một ý
nghĩa nào đó thì xung đột, xích mích với nhau cũng có nghĩa là bình đẳng.
Nếu những đứa trẻ không bị thương tích gì và chúng tự giải quyết được xích
mích của mình thì giáo viên để cho chúng tự giải quyết và vờ như không
biết. Nhiều trường hợp, nếu không có giáo viên ở đó thì bọn trẻ có xu hướng
sẽ bảo vệ những trẻ yếu hơn. Trường hợp bọn trẻ không tự giải quyết được
thì giáo viên sẽ tới nghe lần lượt 2 bên giải thích và thuyết phục cả hai bên
chứ không bắt hay yêu cầu chúng dừng lại ngay. Ngược lại, giáo viên Nhật
Bản cho rằng, nếu giữa những đứa trẻ mà không có xích mích, xung đột thì
có nghĩa là những người giáo viên đó hay phụ huynh của chúng có vấn
đề[20, tr.20-22].

Việc xung đột giữa bọn trẻ không phải là vấn đề cá nhân mà là vấn đề
của cả một tập thể và đây là một cơ hội quan trọng để trẻ học hỏi. Sự vị tha,
bao dung của giáo viên không phải ở chỗ đồng tình cho việc xung đột mà là
tạo điều kiện cho trẻ được học hỏi thông qua xung đột với bạn khác. Việc
giáo viên không tham gia vào những cuộc xung đột của trẻ cũng là cách để
dạy trẻ năng lực giải quyết vấn đề. Người Nhật có câu thành ngữ “Xung đột
vừa là thành công vừa là thất bại” (kenka ryouseibai) và họ tin vào điều đó.
Sau những cuộc xung đột, giáo viên sẽ cùng trẻ phân tích lại sự việc và
trong quá trình tìm ra nguyên nhân cũng như giao tiếp qua lại giữa hai bên
lúc xung đột cũng giúp trẻ nhận ra vấn đề và trưởng thành hơn.

Trong “Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” và “Phương châm giáo dục
trường mầm non”33đều chỉ ra rằng, giáo dục phải phù hợp với đặc tính của
từng trẻ và không chỉ là giáo dục để trẻ thích ứng nhanh với tập thể mà cũng
cần thiết phải dạy trẻ kỹ năng tiếp xúc với mọi người xung quanh. Nền tảng
để trẻ có được kỹ năng đó là “nhận ra bản thân trong một nhóm bạn bè, tìm

33 幼児教育要領

30
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
ra nhóm bạn có những điểm chung giống mình và gắn kết với nhóm bạn
đó”[16, tr. 73].

Môi trường mà các trường mầm non Nhật Bản tạo ra không chỉ là
“môi trường” về cơ sở vật chất, mà còn là môi trường tương tác giữa trẻ em với
trẻ em, và giữa trẻ em với các cô giáo. Trẻ em được khuyến khích chơi cùng
nhau. Khi thấy trẻ chơi một mình thì các giáo viên sẽ ra hỏi chuyện và

tìm cách giúp trẻ hòa nhập vào một nhóm nào đó.
Giáo viên Nhật không phân biệt đối xử đối với những trẻ em hiếu động,
cá tính mà có xu hướng dựa vào áp lực của cả tập thể để cho những trẻ đó
hòa đồng với tập thể. Vị trí của tập thể luôn được coi trọng. Những đứa trẻ
gây rối vẫn được tha thứ, bởi chúng vẫn tham gia vào tập thể và hoạt động
gây rối là với tập thể hoặc với cá nhân nào đó trong tập thể, nghĩa là chúng
vẫn tham gia vào tập thể như một thành viên với cá tính của mình. Còn
những đứa trẻ cần phải quan tâm, chú ý và những đứa trẻ cá biệt chính là
những đứa trẻ cô lập, không tham gia vào tập thể. Vì vậy, đối với các giáo
viên người Nhật, hoạt động gây rối và những đứa trẻ gây rối không phải là
điều đáng lo ngại.

Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em trên một giáo viên ở Nhật cao cũng nhằm tách
giáo viên ra khỏi sự tiếp xúc gần gũi với trẻ như một người mẹ. Mối quan hệ
cá nhân giữa giáo viên và học sinh khó tạo dựng như ở nhà trẻ Nhật này có
thể không được các nước khác hưởng ứng, nhưng lại là phương châm được
tất cả các nhà trẻ ở Nhật Bản tuân thủ và tạo thành đặc trưng riêng của giáo
dục trẻ em ở đất nước này. Nếu tỷ lệ trẻ em trên 1 giáo viên giảm xuống còn
20 trẻ hoặc ít hơn thì giáo viên có thể gần gũi với học sinh hơn và quan tâm
đến từng học sinh được hơn, song điều này sẽ làm mất đi đặc tính của nhóm
mà người Nhật đánh giá cao. Hơn nữa, mối quan hệ giáo viên với học sinh
giống như quan hệ mẹ- con thì sẽ khó rèn luyện cho trẻ tính tự lập. Do vậy,
vai trò của nhà trẻ, mẫu giáo sẽ bị giảm đi.

31
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Trên thực tế, các giáo viên mầm non Nhật Bản trước khi đi làm ở các
nhà trẻ đều được đào tạo để dạy trong một lớp học quy mô lớn. Do đó, nếu
giảm quy mô đi có thể nhiều giáo viên sẽ không đối ứng kịp. Cũng có rất
nhiều phụ huynh và giáo viên của Nhật tán thành với cách đối xử gần gũi,
ấm áp như mẹ con ở một số nước, song nếu làm như vậy thì trẻ em sẽ không
có cơ hội vui chơi một cách tự nhiên. Nếu mối quan hệ giữa giáo viên và
học sinh quá được chú trọng thì trẻ sẽ ít có cơ hội được chơi với các bạn
cùng trang lứa.

Tinh thần tập thể ở nhà trẻ, mẫu giáo của Nhật Bản thể hiện ở các cuộc
thi vận động, thể thao hay dã ngoại mà trường tổ chức. Thông qua những
hoạt động này, trẻ sẽ được dạy cách sống trong môi trường tập thể. Các nhà
trẻ Nhật Bản hết sức coi trọng vận động và hàng năm ở nhà trẻ có tổ chức
ngày hội thể dục thể thao gọi là “undokai” (gần giống với Hội khỏe Phù

Đổng ở Việt Nam). Bên cạnh các trò chơi cá nhân còn cócác trò chơi yêu
cầu tinh thần tập thể như đá bóng, nhảy dây, bao bố...Các trò chơi yêu cầu
phân loại thành các nhóm như nhóm các bạn nam, các bạn nữ; nhóm theo
chỗ ngồi, nhóm theo độ tuổi, nhóm tham gia diễn kịch, nhóm tham gia nhảy
dây...nhằm giúp cho trẻ nhận thức được đặc trưng của từng nhóm và học hỏi
kỹ năng nhóm từ đây. Nhờ vậy trẻ được rèn luyện ý thức quan tâm đến bạn
bè xung quanh cũng như làm quen với việc chuẩn bị bước vào bậc tiểu học.
Kỹ năng làm việc nhóm này được áp dụng trong suốt những năm học sau
này cũng như cuộc sống về sau. Có thể nói, tập thể nhỏ ở môi trường giáo
dục của Nhật có ý nghĩa xã hội to lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, ý thức của
người Nhật cả khi trưởng thành.

Thực tế, chế độ trường học Nhật Bản với quy mô lớp học lớn và tỷ lệ
học sinh nhiều trên một giáo viên như hiện nay đã được phổ cập từ đầu thời
kỳ Minh Trị, tức là hơn 100 năm trước. Chế độ này được tham khảo từ mô
hình giáo dục của các nước phương Tây thời kỳ đó và thực tế thì trước đó,

32
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
giáo dục Nhật Bản cũng coi trọng mô hình lớp học quy mô nhỏ. Có nghĩa là,
hệ thống giáo dục của Nhật Bản hiện nay không phải do kế thừa từ những
giá trị truyền thống ngày xưa mà người Nhật tin và coi trọng. Trong thời đại
mà quy mô gia đình thu hẹp lại, tiếp xúc với họ hàng, làng xóm cũng như
mối quan hệ bạn bè dần mất đi thì lớp học quy mô lớn, tỷ lệ học sinh nhiều
trên một giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, duy trì những giá
trị truyền thống của người Nhật như chủ nghĩa tập thể, không tư lợi và để
đối mặt với chủ nghĩa cá nhân mang tính phương Tây mà nhiều người Nhật
cho là nguy hiểm.

Có thể nói, quy mô lớp học lớn của giáo dục mầm non Nhật Bản phản
ánh giá trị mang tính văn hóa, xã hội của Nhật Bản. Đó là tinh thần tập thể
và sự gắn kết giữa con người với nhau. Có thể khẳng định rằng, vai trò lớn
nhất của cuộc sống tập thể ở nhà trẻ, mẫu giáo ở Nhật Bản không phải là
việc cung cấp tri thức, học vấn những mà là đảm bảo về sự phát triển mang
tính xã hội của trẻ em.

2.2 Tạo lập cho trẻ tính chủ động trong môi trƣờng tập thể
Sự khác nhau giữa giáo dục mầm non ở Nhật so với các nước khác là ở
chức năng, vai trò của giáo viên nói riêng và của cả nền giáo dục mầm non
nói chung. Giáo dục mầm non ở Nhật Bản là nền giáo dục lấy trẻ em làm
trung tâm (child-centered approad), tức là giáo dục mà tính chủ động của
giáo viên thấp, tính chủ động của trẻ em cao. Nền giáo dục đó chủ trương
tạo điều kiện tối đa để phát huy tính chủ động và tích cực của trẻ.

Vai trò của giáo viên là quan tâm, theo dõi và hỗ trợ đối với các hoạt
động của trẻ. Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm không hướng đến mục đích
dạy dỗ kiến thức, tri thức nhất định nào cho trẻ mà hướng đến sự phát triển
mang tính tổng hợp của trẻ. Đặc biệt, những hỗ trợ phát triển toàn diện về
tính xã hội, về tình cảm và khả năng thể hiện bản thân…là trọng tâm. Đó là
môi trường giáo dục mang tính mở và kích thích phát huy sự sáng tạo của

33
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
trẻ. Giáo viên được yêu cầu phải có sự bao dung đối với hoạt động của trẻ,
còn nội dung học tập thì được quyết định trên cơ sở tính chủ thể và tự phát
của trẻ. Nói cách khác, đặc trưng của giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm là
tạo ra những cơ hội để trẻ phát triển toàn diện cũng như thực hiện các hoạt
động mang tính sáng tạo, tự giác và xây dựng mối quan hệ với mọi người
[19, tr. 22-25].
“Hoạt động mang tính chủ động” có nghĩa là trẻ em có quan tâm, hứng
thú đến mọi người, đồ vật xung quanh và thực hiện hành động của mình trên
mối quan tâm đó. Và những hoạt động mang tính chủ động này đều là những
hoạt động thông qua vui chơi. Vai trò của giáo viên là chuẩn bị môi trường
đầy hấp dẫn làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và muốn làm một việc gì đó.

Tạo môi trường phù hợp với sở thích của trẻ cũng rất được coi trọng
trong các nhà trẻ của Nhật Bản. Do mối quan tâm và hứng thú của trẻ liên
tục thay đổi và phát triển, nên các nhà trẻ ở Nhật Bản đã được yêu cầu phải
liên tục tạo ra môi trường mới [19, tr.39-44].

Trong nền giáo dục mầm non của Nhật Bản thì sự chỉ đạo, dạy dỗ của
giáo viên không phải là bằng lệnh của người trên với người dưới, mà là
khích lệ để tăng cường tính tự giác của trẻ. Hoạt động nhóm ở nhà trẻ cũng
là chơi tự do mà trẻ em là người chủ động. Không có sự phân biệt giữa việc
cá nhân làm một mình với việc phải làm trong một nhóm với nhau. Mà toàn
bộ thời gian chơi sẽ là chơi trong nhóm và đó đều là khoảng thời gian rất vui
vẻ.

Hàng ngày, trẻ em tới nhà trẻ sẽ bắt đầu bằng việc chơi trò chơi mình
yêu thích. Tùy vào lứa tuổi và thời kỳ mà có trẻ thích chơi những đồ chơi
mình yêu thích trong lớp hoặc ngoài trời và chơi tự do theo ý thích chứ
không phải theo gợi ý của giáo viên. Đây là thời gian “chơi tự do buổi sáng”
hàng ngày. Kể cả lúc cả lớp đã đến đông đủ thì các trẻ vẫn tiếp tục chơi tự

34
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
do, giáo viên sẽ quan sát trẻ chơi, chuẩn bị cho trẻ môi trường để chơi một
cách chủ động và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Để thúc đẩy những hoạt động mang tính chủ động cho trẻ, các giáo viên
Nhật Bản đã tạo mối quan hệ tin tưởng, chuẩn bị môi trường phù hợp với
quan tâm của trẻ và có sự hỗ trợ phù hợp với sự phát triển của từng trẻ.

Giáo dục mầm non ở Nhật Bản cho rằng mối quan hệ tin tưởng với giáo
viên là nền tảng cho sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ yên tâm chơi khi biết có giáo
viên, người luôn bảo vệ mình ở đó. Điều này sẽ làm cho trẻ có thêm động lực để
trải nghiệm những điều mới. Giáo viên Nhật Bản có sự quan tâm, gần gũi với trẻ
em, song mối quan hệ đó không giống như mối quan hệ giữa mẹ và con. Họ cho
rằng, việc vui chơi với trẻ em, thân thiết, gần gũi với trẻ trong một lớp học
không nên giống như phương pháp vui chơi của ông bà, bố mẹ với trẻ. Theo họ,
dạy dỗ không phải là việc trở thành ông bà, cha mẹ hay là bạn bè với trẻ em.
Thực ra, giáo viên Nhật cũng có lúc thân thiết, vui chơi với trẻ em như những
người trong gia đình, nhưng họ đặc biệt chú trọng đến tập thể lớp học và quan
tâm đến từng trẻ trên cơ sở chú trọng đến mối quan hệ của trẻ với tập thể [19, tr.
58-59].

Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh và giáo viên mầm non cho rằng, giáo
viên mầm non không phải là những người mẹ, trường học không phải là nhà
thì mới là tốt.

Ở Mỹ hay một số nước khác thì mối quan hệ cá nhân được coi trọng
hơn mối quan hệ tập thể trong khi đó ở Nhật, mối quan hệ tập thể được coi
trọng hơn mối quan hệ cá nhân. Do đó, những giáo viên mầm non Nhật Bản
tiếp cận với trẻ em không phải theo cách như một người mẹ đối với đứa con
mặc dù các giáo viên vẫn dành những tình cảm yêu thương, chăm sóc trẻ
như của một người mẹ nhưng vẫn có sự nghiêm khắc, có khoảng cách giữa
giáo viên với học sinh để giáo dục, rèn luyện cho trẻ tính chủ động, sự tự
giác.

35
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Ngoài ra, do sự phát triển của trẻ đa dạng, khác nhau tùy từng trẻ và
trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ hứng thú với trải nghiệm khác nhau. Do
đó, giáo viên phải thường xuyên nắm bắt để hiểu trẻ và hỗ trợ phù hợp cho
trẻ. Cho trẻ trải nghiệm và dù có thất bại thì các giáo viên người Nhật cũng
không trách mắng, mà luôn che chở, cổ vũ, tạo động lực cho trẻ cùng cố
gắng để tạo niềm tin với trẻ và điều đó sẽ giúp trẻ tự tin tham gia các hoạt
động, trải nghiệm khác. Trẻ em chỉ đến khi hiểu rằng mình đã làm sai thì
mới có thể nhận lỗi. Do đó, giáo viên sẽ làm cho trẻ hiểu tại sao mình sai và
thuyết phục cho trẻ hiểu.

Giáo viên dạy dỗ trẻ là để điều chỉnh, giữ tính trật tự và duy trì quan hệ
giữa các đứa trẻ. Kể cả khi giáo viên mắng trẻ thì cũng cố gắng làm sao
không gây tổn thương trẻ, để trẻ vẫn thấy mình là “đứa trẻ ngoan” và làm
sao để trẻ giữ thể diện với các bạn trong lớp. Có nghĩa là cá tính của từng trẻ
được tôn trọng, song giáo viên – người lớn luôn phải tìm cách xem xét, quan
tâm trên cơ sở mối quan hệ của cá nhân đó với tập thể. Nếu tăng cường
được những hoạt động mà áp lực của tập thể tạo hiệu ứng tốt thì bản thân
đứa trẻ luôn có cảm giác mình là “đứa trẻ ngoan” và thấy rằng, giáo viên
không phải là những người nghiêm ngắc mà là những người hiền lành, gần
gũi với mình [20, tr.55-59].

Ví dụ, các giáo viên Nhật thường nói với những trẻ gây mất trật tự ở
lớp là: “Con đã làm phiền các bạn trong lớp nhiều rồi. Vì con là đứa bé
ngoan nên chắc chắn con có thể nghiêm túc hơn được” hoặc nói là “Con
thực sự là một đứa bé ngoan, nên con sẽ hiểu lời cô nói. Con cũng đã lớn
rồi mà, con sẽ làm được những việc đó”. Đó chính là cách để tăng cường
mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh và giữa các trẻ với nhau cũng như để
duy trì tính trật tự của lớp học .

36
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Làm thế nào để trẻ không thấy mình cô độc cũng là một việc quan
trọng. Do đó, vai trò của giáo viên là phải giúp cho trẻ học được tính chủ
động tham gia vào tập thể.

2.3 Tăng cƣờng hoạt động giáo dục thông qua vui chơi
“Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” và “Phương châm giáo dục trường
mầm non” của Nhật Bản đều cho rằng, tất cả mục đích của giáo dục trước
tuổi đi học chỉ có thể đạt được trọn vẹn thông qua giáo dục lấy hoạt động
vui chơi làm trung tâm, bởi vì hoạt động tự nhiên của trẻ - hoạt động vui
chơi của chúng sẽ giúp cung cấp những hiểu biết cần thiết cho sự tăng
trưởng cân đối của thể chất và trí tuệ [18,tr.37-63].
“Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” đã đưa ra “giáo dục thông qua vui
chơi” [19, tr. 76] là một điểm cơ bản trong giáo dục mầm non và vui chơi là
một hoạt động trọng tâm trong giáo dục trẻ. Theo đó, “Vui chơi bằng các
hoạt động tự phát của trẻ chính là việc học tập quan trọng để tạo nền tảng
phát triển cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần” [19, tr.77]. Điều này có
nghĩa là việc dạy dỗ thông qua vui chơi là trọng tâm và nhấn mạnh tầm quan
trọng của vui chơi cũng như việc dạy dỗ các mặt thông qua vui chơi. Ngoài
ra, ở mục 3 Chương 1 “Phương châm giáo dục trường mầm non” khi đề cập
về “Nguyên lý của giáo dục trẻ em” và “Phương pháp giáo dục trẻ em” cũng
nêu: “Giáo dục trẻ một cách toàn diện thông qua sinh hoạt và vui chơi, để
trẻ có những trải nghiệm phù hợp với giai đoạn thơ ấu”34.

Trong hoạt động dạy dỗ trẻ em, các giáo viên người Nhật cho rằng,
“đối với trẻ em, vui chơi là cuộc sống, vui chơi chính là học tập”. Vui chơi
là những hoạt động mang tính tự phát, tự do của trẻ, là hoạt động để tìm
kiếm sự vui vẻ, thú vị, niềm vui.

Theo quan sát tại một số trường mầm non ở Nhật Bản mà tác giả có cơ
hội được đến thăm, trẻ 5 thường tuổi sử dụng một nửa thời gian của mình để
34 Theo trang 26, Giải thích về “Phương châm giáo dục trường mầm non” của Bộ Lao Động Phúc lợi và
Xã hội. Dẫn theo link: http://www.mhlw.go.jp/bunya/kodomo/hoiku04/pdf/hoiku04b.pdf

37
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
chơi tự do, và một nửa thời gian tham gia các hoạt động với cả lớp. Chơi tự
do nghĩa là trẻ được hoàn toàn tự do chọn lựa theo sở thích của mình, mà
không phải chọn giữa một tập hợp hạn chế các hoạt động do giáo viên thiết
kế. Quan điểm này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của các nhà giáo dục
Việt Nam. Trẻ mầm non Nhật Bản sử dụng những khoảng thời gian dài để
tham gia các hoạt động nhóm và chơi tự do với giáo viên ở sân chơi, trong
khi đó trẻ mầm non Việt Nam lại phải dành nhiều thời gian hơn cho các
hoạt động theo chế độ và kỷ luật của trường..

Ở thời kỳ thơ ấu, việc “vui chơi” của trẻ được coi trọng với các loại hình vui
chơi như chơi kỹ năng: nhìn, ngắm, sờ, ném; chơi giả: chơi đồ hàng; chơi tiếp
nhận: nghe kể chuyện, xem tranh... hay chơi cấu tạo: cắt dán giấy, trồng cây...
Phương pháp chơi theo quy tắc chơi đa dạng (chơi cá nhân và chơi theo nhóm),
chơi tự do và tuân thủ các quy tắc, đặc biệt là không quan tâm thắng thua.

Các hoạt động vui chơi của trẻ ở các trường mẫu giáo hay nhà trẻ Nhật
Bản thường bắt đầu từ buổi sáng. Trẻ được giáo viên cho chơi tự do trong
phòng hoặc ngoài trời. Sau đó sẽ là thời gian chơi theo chủ đề. Giáo viên sẽ
đưa ra một chủ đề cụ thể để trẻ chơi. Vui chơi trong trường mầm non thì tùy
mỗi trường, mỗi giáo viên, tùy mục đích mà có những hình thức vui chơi
khác nhau, nhưng có một điểm chung đây là hoạt động không thể thiếu
trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản nhằm tăng tính tự giác, tạo điều kiện cho
trẻ phát triển toàn diện, phù hợp với lứa tuổi.

Phát triển của trẻ cũng có thể coi là bước chuyển từ “vui chơi” trong
cuộc sống đến khi “lao động”. Trẻ còn nhỏ thì vui chơi là chính tuy nhiên
với trẻ lớn hơn một chút đã có thể ý thức được sự việc và có thể bắt đầu biết
“lao động”(giúp đỡ) vì vậy các giáo viên luôn tạo điều kiện cho các bé giúp
đỡ. Ví dụ như ở các nhà trẻ, mẫu giáo Nhật Bản với các lớp 4,5 tuổi đều có
hình thức trực nhật luân phiên. Từng nhóm trẻ sẽ tham gia xếp bàn

ghế trước và sau giờ ăn, lau bàn, cất dọn đồ dùng theo từng ngày...

38
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Ở Nhà trẻ Yuu, Osaka, đầu giờ buổi sáng “ohajimari”, trẻ sẽ được học
cách chào hỏi buổi sáng, đi vệ sinh và những thói quen sinh hoạt cơ bản
khác. Ngoài ra, trẻ còn học được cách chia sẻ công việc với tư cách là một
thành viên trong tập thể khi chuẩn bị chỗ ngồi cho cả nhóm hay trực nhật…
Trẻ cũng biết được các quy tắc được yêu cầu với các tình huống cần phải
chỉnh đốn tư thế, cảm ơn, xin lỗi, giữ trật tự…

So với việc giáo viên chú ý từng học sinh một thì việc chỉnh đốn hành
động của cả tập thể sẽ phát huy được tính tập thể hơn. Ví dụ như trong giờ
học hát, có một số trẻ không tập trung và gây mất trật tự thì giáo viên thay
vì nhắc tên những trẻ đó bằng cách nói là “nhóm các bạn Thỏ trắng (tên lớp
học) còn những bạn chưa tập trung” sẽ có tác dụng hơn bởi trẻ nhận thấy
mình đang làm ảnh hưởng tới nhóm của mình. Do đó, trẻ sẽ ý thức được
hành động của mình hơn.

Chơi trò chơi cũng là một hoạt động để cho toàn bộ trẻ tham gia và là
cách để trẻ phát huy sự vận động cơ thể. Việc giáo viên hướng dẫn trẻ chơi
trò chơi, giải thích về luật chơi cũng như phép tắc khi chơi cũng là tạo cơ
hội để trẻ học về quy tắc và phép tắc. Tín hiệu nhạc khi trò chơi bắt đầu
cũng là để thúc đẩy sự tập trung của trẻ. Hơn nữa, trong quá trình chơi,
ngẫu nhiên sẽ hình thành các nhóm và trẻ sẽ học được về tinh thần tập thể
từ đây.

39
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Trẻ em nhà trẻ Kariya, Aichi tham gia hoạt động vận động thể chất.

Một điểm khác so với Việt Nam là ở Nhật có khá nhiều giáo viên nam
dạy trong nhà trẻ và hiện nay, rất nhiều nhà trẻ đang tích cực tiến hành
tuyển dụng để số lượng giáo viên nam và nữ ngang bằng nhau. Giải thích về
sự cần thiết của giáo viên nam trong nhà trẻ, người Nhật cho rằng khi tham
gia các trò chơi vận động mạnh cần thể lực thì giáo viên nam sẽ phù hợp
hơn. Tại nhà trẻ Yuu mà tôi đã từng thực tập 1 năm có 3 giáo viên nam. Mỗi
khi nhà trẻ có tổ chức sự kiện, các giáo viên nam đóng vai người nhện hay
nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh đều được trẻ rất hưởng ứng và rất thích thú.
Nhiều trường hợp, những cách giải thích, phương pháp dạy dỗ của giáo viên
nam có sức hấp dẫn với trẻ hơn.

40
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Một giáo viên nam ở nhà trẻ Yuu Yasunaka Higashi, Osaka đang
hướng dẫn trẻ chơi trò chơi

Ngoài ra, hầu hết các lớp học ở nhà trẻ Nhật Bản đều có đàn. Đàn là
phương tiện để nâng cao khả năng tập trung, sự chú ý, nhanh nhạy của trẻ
cũng như việc cho trẻ làm quen sớm với các dụng cụ âm nhạc để kích thích
niềm yêu thích âm nhạc của trẻ.Trẻ còn được hát và làm quen với nhạc cụ
đơn giản khác như kèn, sáo. Hầu hết các trường mầm non dành nhiều tuần
để chuẩn bị cho một chương trình biểu diễn hàng năm cho cha mẹ và người
dân địa phương đư kèn,.

Theo cô hiệu trưởng Trường mẫu giáo Kitami, Tokyo, một trong những
điều quan trọng một trường mầm non cần làm được, đó là tạo ra một môi
trường đủ phong phú cho trẻ trải nghiệm, từ cỏ cây, hoa lá, bãi cát, sân chơi,
các trò chơi dân gian, đồ thủ công, màu vẽ... Những hoạt động vui chơi
hàng ngày cũng chính là những lớp học về thế giới bên ngoài dành cho trẻ.
Hầu hết các nhà trẻ, mẫu giáo của Nhật đều có khoảng trống để trẻ trải
nghiệm trồng rau, trồng hoa và thông qua việc trải nghiệm đó trẻ sẽ hiểu
được sự vất vả của lao động cũng như niềm vui khi đón nhận thành quả
mình tạo ra.
Ở nhà trẻ Yuu, Osaka có vườn rau mang tên “vườn rau Yuu ”. Tùy từng
mùa trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn trồng các loại rau quả như cà chua,

41
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
khoai lang, củ cải…Đến khi thu hoạch, rau quả mà bé trồng được sẽ sử dụng
luôn làm thức ăn cho bữa trưa hôm đó. Nhờ vậy mà trẻ cảm thấy rất phấn
khích và try từng yêu thích lao động.

Việc nhận biết chữ cái, con số cùng với những kĩ năng bổ trợ cho việc
đọc không có trong chương trình giảng dạy chính quy được quy định bởi Bộ
Giáo dục và Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội. Trong quá trình giảng dạy, các
kỹ năng đọc và viết là không phổ biến. Trẻ em được khuyến khích nói và
hiểu ngôn ngữ bằng những câu chuyện minh họa và truyện tranh, đặc biệt
nhấn mạnh vào việc tự thể hiện và sử dụng đúng ngôn ngữ.Nhà trẻ Nhật
không coi dạy chữ, tính toán là một môn học trong trường mầm non mà chú
trọng tới việc làm cho trẻ hứng thú với chữ cái, con số thông qua vui chơi,
các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như ở các nhà trẻ, mẫu giáo, những đồ vật,
thiết bị hay tủ đồ của trẻ thay vì dán ảnh trẻ để trẻ dễ nhận biết thì sẽ dán
những con vật, màu sắc và ghi tên trẻ bằng tiếng Nhật lên đó. Thông qua các
hoạt động hàng ngày khi phải sử dụng các đồ vật đó, trẻ sẽ nhớ đến các màu
sắc, các ký tự một cách tự nhiên và có hứng thú với các chữ cái, con số.

Gấp giấy truyền thống là một trong những nội dung quan trọng trong
môn thủ công. Trẻ em 3 tuổi được học cách gấp máy bay, tàu thuyền, hay
những chiếc cốc. Trẻ lớn hơn học những kỹ năng phức tạp hơn như tạo hình
chim cánh cụt, cần trục hay nhiều vật khác.

Mặc dù được tự do phát biểu và hoạt động thể chất được khuyến khích
trong thời gian chơi, nhưng một ngày thường được xen kẽ với quãng thời
gian ngắn ngủi dành cho nghi thức trang nghiêm, đó là khi toàn bộ lớp học
đặc dù đượặckhi giáo viên trong lúc chào hỏi buổi sáng hay chào hỏi trước
lúc ra về. Trẻ em học cách phân biệt các cấp khác nhau của trật tự kỷ cương
thích hợp ở thời điểm khác nhau trong một ngày học.

42
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Nghi lễ chào hỏi trước khi về tại mẫu giáo Kitami, Tokyo

Ngoài ra, trẻ được học cách sắp xếp, quản lý đồ dùng học tập của bẻ
đượẻ đ một cách trật tự, gọn gàng, học cách tự chăm sóc bản thân, đeo phù
hiệu trường, đmộtmũ và mặc đồng phục theo đúng quy định.Vì thế, các
trường mầm non Nhật Bản đã cho các em những hành trang quan trọng về
hành vi cũng như thói quen của một học sinh tiểu học.

Bất cứ nhà trẻ nào ở Nhật Bản đều có bãi cát riêng để trẻ chơi đùa. Vào
thời gian chơi ngoài trời, trẻ được giáo viên đưa cho những dụng cụ để
nghịch cát mà không ngại bẩn. Bãi cát cũng là một yêu cầu trong tiêu chuẩn
xây dựng nhà trẻ bởi người Nhật cho rằng, chơi cát tác động mạnh tới sự
phát triển của trẻ, đặc biệt là kích thích não phát triển.

43
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Chơi cát ở mẫu giáo Kitami, Tokyo.

Trong đó, năm tác dụng của việc chơi cát được đưa ra đó là trẻ vui vẻ
và tăng cường sức khỏe khi vui chơi ngoài trời; trẻ được tiếp xúc với
nguyên liệu dễ thấy ngoài môi trường tự nhiên đó là cát; giúp trẻ tăng cường
mối quan hệ với bạn bè thông qua việc vui chơi trong cùng một không gian;
chơi cát trẻ cần phải giao tiếp với trẻ xung quanh khi muốn diễn tả về sản
phẩm tạo hình của mình do đó bé phát triển được khả năng ngôn ngữ; giúp
trẻ phát triển năng lực sáng tạo khi tạo được sản phẩm từ cát 35. Do có quan
điểm về tác dụng của bãi cát nêu trên trên, nên hầu như vào các buổi sáng
lúc thời tiết đẹp, trẻ được tự do vui chơi ngoài trời và tự do nghịch cát.

Ngoài ra, các nhà trẻ ở Nhật Bản đều rất coi trọng vận động. Ở đó, trẻ
được tham gia các trò chơi như nhảy dây, điền kinh, bóng đá. Trẻ cũng chơi
như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường
mầm non khác. Kể cả các bé gái cũng tích cực tham gia các trò chơi được
coi là của nam giới như bóng đá. Giải thích về việc này, các cô giáo nói
rằng, làm như vậy nhằm làm cho trẻ nhận thấy con trai, con gái đều bình
đẳng, nâng thêm lòng dũng cảm cho con gái và coi đây cũng là cách giáo
dục bình đẳng giới của người Nhật.

35 Nguồn: Sunabanoasobi. http://sunaba.dayuh.net/

44
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Hơn nữa, không chỉ các trẻ lớn được tham gia thi đấu các trò chơi vận
động mà ở lớp các trẻ 1 tuổi, giáo viên cũng tích cực cho trẻ tham gia. Việc
tổ chức thi đấu cho lứa tuổi này rất vất vả vì chúng thường hay khóc, nhưng
người Nhật vẫn kiên trì làm vậy chỉ vì muốn trẻ nhỏ làm quen với sự

cạnh tranh và yêu thích các trò chơi vận động.

Hình ảnh các bé 1 tuổi trường Kurumi Aikuen, Osaka tham gia
Ngày hội thể thao

Hình ảnh trên là Ngày hội thể thao ở trường Kurumi Aikuen, Osaka.
Trẻ 1 tuổi cũng được giáo viên cho tham gia vận động “thi bò”, có trẻ không
chịu tham gia thì giáo viên sẽ bế trẻ để cùng tham gia với tập thể và làm
quen với các trò chơi vận động.

Ngoài ra, trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã
ngoại. Những ngày đó cha mẹ phải chuẩn bị cơm hộp để trẻ mang theo. Trẻ
được ngắm động vật, thiên nhiên, sông hồ, tiếp xúc với tự nhiên khi đi dã
ngoại. Ngoài ra, rất nhiều hoạt động khác như tham gia làm nội trợ, chế tác
các đồ vật, đến những ngày hội thể thao, văn hóa, những sự kiện cộng đồng,
những lễ hội truyền thống Nhật, những đền chùa, bảo tàng, triển lãm…

45
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Trong những chuyến đi đó, giáo viên luôn chuẩn bị sẵn nội dung để giáo
dục theo chủ đề, tận tình giải đáp các câu hỏi bằng ngôn ngữ của trẻ nhỏ để
chúng dễ hiểu. Việc tổ chức các buổi dã ngoại cũng là một hình thức để trẻ
có thêm hiểu biết về tự nhiên và học hỏi từ đó.

Giáo viên nhà trẻ Yuu Yasunaka Higashi, Osaka dẫn trẻ đi dạo bên ngoài
nhà trẻ.

Các nhà trẻ Nhật Bản liên tục có các hoạt động trong năm. Hoạt động
trong năm ở các nhà trẻ Nhật Bản hầu như giống nhau vì các nhà trẻ đều tổ
chức các sự kiện, hoạt động dựa theo các ngày lễ, lễ hội, theo mùa.

Năm học ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 do đó như ở nhà trẻ Yuu thì trong
năm có các hoạt động như sau:

Tháng 4: Lễ nhập học, buổi khám sức khỏe cho các bé.
Tháng 5: buổi dã ngoại có sự tham gia của cả bố mẹ và con, lễ hội bé trai,
ngày của mẹ.

Tháng 6 có tổ chức buổi dự giờ lớp học cho phụ huynh, học ngoài trời, khám
răng, bắt đầu mở bể bơi, ngày của bố.

Tháng 7: Lễ hội Tanabata, Lễ hội mùa hè


Tháng 8: Vui chơi bể bơi, tiếp nhận giáo viên thực tập.
Tháng 9: Dã ngoại đi đào khoai
Tháng 10: Ngày hội vận động
Tháng 11: Tổ chức triển lãm bán đồ cũ

46
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Tháng 12: phỏng vấn từng bé, tổ chức Noel
Tháng 1: Lễ hội làm bánh dày
Tháng 2: Tiết xuân, tổ chức lễ phát biểu
Tháng 3: Lễ hội bé gái, Lễ tốt nghiệp
Theo giải thích của các cô giáo người Nhật thì việc cho trẻ nhỏ tham
gia các lễ hội là để tạo nên bản sắc văn hóa trong mỗi con người Nhật và
khích lệ niềm tự hào dân tộc trong họ.

Hoạt động trong ngày ở nhà trẻ, mẫu giáo cũng chủ yếu là các hoạt động vui
chơi tự do.

Từ 7:00-8:30 Đón trẻ tới trường


8:30-10:00 Chơi tự do, chơi những trò chơi trẻ yêu thích
10:00 Học trong lớp học tùy theo lứa tuổi. Đối với trẻ 0,1,2 tuổi là giờ ăn
nhẹ.

11:30 Chuẩn bị ăn trưa


12:00 Ăn trưa. Sau đó đánh răng
13:00 Ngủ trưa
15:00 Uống sữa, ăn nhẹ
16:00 Chơi tự do
17:00 Chuẩn bị ra về.
Thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ đã được rèn luyện về các quy tắc,
phép tắc và có thêm hiểu biết về thiên nhiên, được trải nghiệm cuộc sống và
tinh thần tập thể, được phát huy khả năng sáng tạo, khả năng tự thể hiện
mình cũng như phát triển các kỹ năng vận động. Có thể nói, cho trẻ vui chơi
là phương pháp đúng đắn nhất, phù hợp nhất để giáo dục trẻ và để trẻ phát
triển một cách toàn diện. Ở Nhật Bản, nhà trẻ là nơi trẻ em chơi tự do mà
không có sự giám sát hay can thiệp của giáo viên. Điều mà giáo viên hay
can thiệp nhất là giúp đàm phán để cho một trẻ tham gia vào một nhóm chơi

47
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
hoặc khích lệ để cho những trẻ hay chơi một mình có thể hòa đồng hơn. Hầu
hết thời gian của những trẻ em trong một tập thể ở nhà trẻ đều rất thú vị. Ở
đó trẻ được tham gia chơi những hoạt động rất tự nhiên và không hề cô độc.

2.4 Chú trọng sự hình thành và phát triển nhân cách


Yếu tố chú trọng sự hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn thơ
ấu được các nhà giáo dục Nhật Bản hết sức coi trọng. Điều đó thể hiện trước
hết ở các luật như “Luật giáo dục” và “Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” của
Nhật Bản [18, tr.18].

Trong “Luật giáo dục” có ghi rõ mục đích của giáo dục ở Nhật Bản là
hướng tới hoàn thiện nhân cách con người, trong đó giáo dục thời thơ ấu
giúp nuôi dưỡng nền tảng nhân cách con người cả cuộc đời.

Và trong “Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” cũng nhấn mạnh rằng, giai
đoạn giáo dục thời thơ ấu tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách con người. Do đó, cần thiết phải chú trọng tới giáo dục thời kỳ này.

Nhận thức được giai đoạn phát triển đầu đời là quan trọng nhất, nên các
nhà giáo dục Nhật Bản hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ trong thời kỳ đầu
đời. Trường cấp 1 cũng mong đợi ở nhà trẻ dạy dỗ để trẻ thành người có ý
thức chứ không phải là người có nhiều kiến thức vì các trường cho rằng, trẻ
có ý thức sẽ dễ dạy dỗ hơn. Với các trẻ có ý thức tốt thì việc dạy

dỗ kiến thức cũng dễ dàng hơn. Vì vậy, các trường mầm non cũng đều hướng tới
mục tiêu này.

Mặc dù nhà nước có quy định về giáo trình dạy học trong các trường mẫu
giáo, mầm non, song mỗi nhà trẻ có một mục tiêu dạy dỗ riêng. Có

nhà trẻ đề cao phát huy tính sáng tạo của trẻ, có nhà trẻ đề cao phát triển cá
tính…nhưng hầu hết các nhà trẻ đều tập trung coi trọng sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ trong giai đoạn mầm non.

48
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Người Nhật nhận thức được việc học chữ, học kiến thức từ sớm sẽ chỉ
được hiệu quả nhất thời. Nếu so sánh kết quả học tập tại trường tiểu học của
đứa trẻ được học chữ từ sớm trong giai đoạn mẫu giáo với một đứa trẻ
không được dạy chữ trước thì lúc đầu, đứa trẻ học chữ trước sẽ có kết quả
tốt hơn, nhưng dần dần thì đứa trẻ không được học chữ trước sẽ đuổi kịp.

(Theo kết quả của Uchida, 1999) [14, tr. 43]


Có nghĩa là, giáo dục trẻ em dựa trên hứng thú của trẻ về lâu dài sẽ đạt
hiệu quả cao hơn là giáo dục trẻ từ sớm. Điều đó khẳng định rằng, kiến thức
có thể dạy sau, nhưng cá tính, ý thức của trẻ thì phải dạy dỗ ngay trong giai
đoạn đầu. Do đó, các nhà giáo dục Nhật Bản cho rằng, nhà trẻ, mẫu giáo
không phải nơi chuẩn bị kiến thức để vào tiểu học mà là nơi để trẻ hình
thành tính tự giác, tự lập với cuộc sống, nên giáo dục mầm non Nhật đặc
biệt coi trọng sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Trẻ em Nhật Bản được học cách ứng xử, đối nhân xử thế ngay từ khi
học trong trường mẫu giáo. Những chuẩn mực ứng xử, chuẩn mực đạo đức,
văn hóa của dân tộc được các cô giáo khéo léo truyền cho trẻ từng chút một
thông qua các hoạt động hàng ngày. Chương trình giảng dạy của giáo dục
mầm non chủ yếu là phi học thuật. Sự tương tác của trẻ được chú trọng, thể
hiện qua việc tương tác với các sự vật. Các trò chơi tương tác, vui chơi tự do
là những nội dung quan trọng mỗi ngày ở nhà trẻ Nhật Bản. Trẻ em được
khuyến khích tham gia vào các hoạt động diễn ra xung quanh nhằm thúc
đẩy phát triển các kĩ năng xã hội từ thói quen cho đến thái độ.

Nhà trẻ Nhật Bản dạy trẻ từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống.Ở
Nhật, cha mẹ cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác
nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống,
một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi
quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Giáo viên sẽ quy định
cụ thể kích cỡ và chiều dài của từng loại túi. Một số nhà trẻ thậm chí còn

49
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con. Do đó, trẻ em Nhật Bản sớm quen
và thành thạo với việc đặt những thứ đồ vào đúng chỗ của nó ngay từ thời
học tại các trường mầm non. Điều này cũng góp phần hình thànhý thức phân
loại rác của người dân Nhật Bản sau này.

Trẻ tự đeo túi và cầm các đồ dùng cá nhân. (Nhà trẻ Sakura, Kariya, Aichi)

Ngoài ra, trẻ được giáo viên để cho tự làm các việc đơn giản như dọn
bàn để chuẩn bị ăn hay khi ăn xong, rửa tay, thay quần áo, lấy cốc súc
miệng, cất khăn vào đúng chỗ…Với các trẻ lớn sẽ được phân công thay
phiên trực nhật lau sàn lớp học. Có thể mới đầu trẻ làm chậm hay vụng về,
dần sẽ biết cách và làm nhanh hơn, chính xác hơn. Hay như những chiếc túi
có kích thước khác nhau đựng các đồ dùng thiết yếu của trẻ ở nhà trẻ như
hộp cơm, khăn, bình uống nước, quần áo… đều do trẻ tự xách. Điều này
giúp trẻ hình thành ý thức tự giác, có ý thức và trách nhiệm với những thứ
thuộc về mình. Về điều này, hiệu trưởng Nhà trẻ Yuu, Osaka chia sẻ:
“Chúng tôi để bọn trẻ làm không phải để dọn sạch lớp, mà là để rèn thói
quen sạch sẽ, rèn tính

cách tự giác cho trẻ”.


Hầu như các trường mẫu giáo Nhật có đồng phục riêng, bao gồm quần
áo và mũ. Mũ đồng phục màu sắc ở nhà trẻ không chỉ che chắn đầu mà có
phần vải dài xuống vai để che chắn gáy cho bé. Đồng phục và mũ của bé
được thiết kế không chỉ đẹp mắt mà còn có tác dụng chống tia cực tím,

50
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
chống cảm nắng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, màu sắc bắt mắt của
chiếc mũ là để giúp bé tránh được tai nạn.

Mũ đồng phục nhiều màu sắc của trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáoNhật Bản

Khi đến lớp, trẻ phải cởi bỏ đồng phục ra và mặc quần áo để chơi vào.
Trẻ cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt hoặc thay
giày thể thao khi vào sân tập thể dục để dễ vận động. Sau giấc ngủ trưa thì
trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thông qua những việc ở trường như
thay quần áo, úp cốc và treo khăn tay lên giá…trẻ bắt đầu học thói quen giữ
gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.

Trẻ em trong các trường học của Nhật Bản mặc quần đùi kể cả trong
mùa đông. Phụ huynh Nhật xác định cho trẻ đến mẫu giáo để được trải qua
bệnh tật. Nhờ được rèn luyện vận động ngoài trời và thời tiết khắc nghiệt
mà trẻ em Nhật có sức đề kháng tốt và không hề sợ hãi.

Đặc biệt, giáo dục mầm non Nhật Bản rất coi trọng đến hình tượng
“đứa trẻ ngoan”. Điều này tồn tại trong giáo dục Nhật Bản từ lịch sử tới giờ.
Việc nhìn nhận một đứa trẻ là đứa trẻ ngoan cũng có ý nghĩa trong việc dạy trẻ
biết có trách nhiệm với những hành động của mình.

Giáo viên của Nhật Bản thường chú trọng tới việc giúp trẻ trưởng thành
hơn trong nhận thức các quy tắc và họ không coi những lỗi của trẻ con là
nguyên nhân để tức giận, mà là cơ hội để nâng cao nhận thức của trẻ về các

51
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
quy tắc. Đối với những trẻ cá biệt, hay nóng vội thì các giáo viên Nhật sẽ
tìm cách thắt chặt mối quan hệ giữa trẻ đó với những trẻ khác và tìm ra
những điểm tốt của trẻ đó để khen. Làm như vậy vừa để trẻ bình tĩnh

suy nghĩ lại lỗi mình vừa gây ra vừa là để các trẻ khác không bỏ rơi trẻ đó.
Các giáo viên Nhật thường quan niệm rằng, những hành động gây rối
của trẻ cá biệt không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa giáo viên và trẻ cũng
như quan hệ giữa trẻ đó với các trẻ khác. Ví dụ như ở Nhà trẻ Yuu, để chỉnh
đốn trẻ trật tự trong lễ chào buổi sáng thì giáo viên có thể nói một câu là các
trẻ sẽ trở nên nghiêm túc, song họ lại không làm như vậy. Họ có thể đợi 15
phút để cho bọn trẻ tự chỉnh đốn. Điều quan trọng đối với họ là xem cáctrẻ
đang nghĩ gì, đang cảm thấy thế nào khi giáo viên và một số bạn khác đang
phải đợi vì mình gây rối.

Cách dạy của người Nhật là hướng tới tình cảm của trẻ. Nếu như một số
phụ huynh ở Việt Nam hay một số nước khác sẽ ra lệnh cho con hoặc ngăn
cấm con khi con làm điều sai bằng những câu “con hãy cất đi ngay”, “con
không được làm như thế” thì rất nhiều phụ huynh và giáo viên Nhật nói với
bọn trẻ khi chúng làm những hành động sai trái theo cách là “Những người
nông dân đã vất vả để trồng rau cho con đó”, “Nhân viên cửa hàng đã xếp
những đồ này thật cẩn thận để cho chúng ta mua đó”…

Hơn nữa, ở Việt Nam hoặc một số nơi sẽ ghi tên các bé vi phạm lên
bảng để cả lớp cùng biết hoặc cảnh cáo bé trước lớp thì phương pháp dạy dỗ
ở Nhật lại khác. Họ luôn có khuynh hướng tác động vào tình cảm của trẻ.
Phương pháp của Nhật Bản là tác động vào mối quan hệ giữa trẻ với giáo
viên và giữa trẻ với các bạn khác. Theo quan niệm người Nhật, nếu quan hệ
tin tưởng lẫn nhau mà mất đi thì không cthể thúc đẩy các hành động tốt khác
được.

52
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Các giáo viên Nhật cũng rất khuyến khích trẻ trong lớp chơi thân thiết
với trẻ cá biệt. Họ cho rằng, việc chơi với các bạn cá biệt sẽ giúp trẻ em
trưởng thành. Đối với những trẻ cá biệt, hay gây rối thì việc suy nghĩ, tìm ra
cách giải quyết, đối xử phù hợp với trẻ đó không chỉ được giáo viên của lớp
đó quan tâm mà là cả nhà trẻ, các giáo viên lớp khác cũng tham gia góp ý,
coi đó là vấn đề chung của mọi người.

Một số ý kiến của những nhà nghiên cứu Âu Mỹ 36 cho rằng:“Người


Nhật dạy trẻ rất nhẹ nhàng và quan tâm sâu sắc đến chúng. Ví dụ như trẻ
quấy khóc, la hét giữa đêm đi nữa thì cũng tuyệt đối không phạt trẻ. Họ sẽ
sử dụng khả năng chịu đựng và tính điềm đạm để làm cho trẻ hiểu, chứ
không sử dụng biện pháp dùng hình phạt hay thuyết giảng. Người Nhật họ
cho rằng, trẻ em chưa có đầy đủ năng lực thấu hiểu. Năng lực thấu hiểu đó
sẽ được hình thành dần theo độ tuổi và kinh nghiệm, do đó trẻ em cần được
nuôi dạy bằng sự chịu đựng và tình cảm yêu thương” [20, tr. 68].

Tóm lại, khi xử lý các hành động gây rối của trẻ thì tập thể lớp học có
vai trò lớn, còn quyền uy của giáo viên là thứ không được thể hiện ra. Mục
đích của việc dạy dỗ không phải là ép buộc trẻ mà là để trẻ thấu hiểu. Giáo
viên sẽ dùng tình cảm để dạy dỗ trẻ em. Khi giáo viên phải tham gia vào
việc xử lý xung đột của trẻ thì phải luôn ý thức được việc bảo vệ hình ảnh
“đứa trẻ ngoan” của chúng và dạy chúng về mối quan hệ với các bạn khác.
Về cơ bản, giáo dục mầm non Nhật Bản đều tin tưởng vào những điểm tốt
của trẻ và luôn coi trọng việc giữ hòa khí của lớp học.

Nhờ nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục thời thơ ấu, Nhật Bản
đã có phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ nhỏ. Nhân cách được rèn
luyện, dạy dỗ ngay từ khi bắt đầu hình thành. Có lẽ nhờ vậy mới có được
dân tộc Nhật Bản có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, có khả năng chịu
đựng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt và lòng dũng cảm tuyệt vời cũng

36 Francoys Caron, 1645

53
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
những đức tính tốt đẹp khác như ngày nay. Một lần nữa có thể khẳng định,
giáo dục mầm non có giá trị vô cùng lớn trong việc hình thành tính cách dân
tộc và tác động lớn đến sự phát triển quốc gia.

Tiểu kết
Tóm lại, thông qua các hoạt động vui chơi, học tập ở nhà trẻ có thể
nhận thấy đặc trưng chung trong phương châm dạy dỗ ở trường mầm non
Nhật Bản đó là: tinh thần tập thể, khi gặp hành động gây rối của trẻ thì cần
phải mở rộng vai trò của tập thể lớp học, nên hạn chế quyền uy của người
lớn; tạo sự chủ động cho trẻ trong môi trường tập thể tức là giáo dục phải

“lấy trẻ em làm trung tâm”, giáo viên truyền cảm hứng một cách tích cực
cho trẻ, luôn nhìn nhận điểm tốt của trẻ và cố gắng cho trẻ nhận thức được
mình là “đứa trẻ ngoan”; giáo dục thông qua hoạt động vui chơi và coi trọng
sự hình thành và phát triển của trẻ.

Trên cơ sở nhận thức rõ tác động không tốt của việc cho trẻ học chữ,
học kiến thức từ sớm do đó kỳ vọng của giáo viên, phụ huynh Nhật Bản đối
với trẻ em đó là trở thành một người sống được trong tập thể, có ý thức, có
mối quan hệ tốt với người xung quanh, nêngiáo dục tiền tiểu học ở Nhật
Bản không coi trọng việc học chữ, học kiến thức mà tập trung vào sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ trong giai đoạn đầu đời; giáo dục trẻ
thông qua các hoạt động vui chơi thường ngày. Thông qua sinh hoạt ở nhà
trẻ, giáo viên Nhật Bản luôn chú trọng dạy trẻ có ý thức chung, sống có kỷ
luật, kỷ cương và quan tâm đến người khác, đặc biệt dạy trẻ về tinh thần tập
thể mà người Nhật luôn coi trọng. Giáo viên có sự quan tâm đến cá tính của
từng trẻ, khích lệ trẻ có sự chủ động, tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả
năng sáng tạo tuy nhiên trên cơ sở nhìn nhận mối quan hệ của trẻ đó với tập
thể và với các trẻ khác, gắn kết các trẻ với nhau.Để có thể dạy dỗ trẻ đạt

54
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
hiệu quả tích cực, mối quan hệ tin tưởng giữa giáo viên và học sinh rất được
coi trọng. Giáo viên Nhật đều cho rằng, nếu không có sự tin tưởng của trẻ
thì sẽ không thể dạy dỗ, lý giải cho trẻ hiểu vì vậy họ luôn tạo sự thân thiện
đối với trẻ bằng cách lắng nghe trẻ, không la mắng trẻ và dù trẻ có sai thì
vẫn luôn tôn trọng trẻ, nhìn nhận điểm tốt của trẻ.Nhờ vậy mà mặc dù có
nhiều trẻ cá biệt song sau khi được nói chuyện với giáo viên, nghe giáo viên
phân tích đúng sai thì trẻ bắt đầu nhận ra vấn đề và trở nên bình tĩnh, ngoan
ngoãn hơn.

Việc trẻ được đối xử như một người trưởng thành ngay từ thời kỳ mẫu
giáo giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, thấy có trách nhiệm hơn đối với hành
động của mình và trẻ sẽ học hỏi được nhiều hơn. Những điều trẻ được học
trong nhà trẻ sẽ là nền tảng cho sự hình thành nhân cách của trẻ và là nền
tảng cho cuộc sống của khi trẻ trưởng thành.

55
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

Chƣơng 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC MẦN NON Ở VIỆT NAM VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ TRƢỜNG HỢP NHẬT BẢN
3.1 Thực trạng giáo dục mầm non ở Việt Nam
3.1.1 Vấn đề bạo hành trẻ em
Hiện nay, bạo hành trẻem ở một số nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta trở thành một
thực trạng được cả xã hội quan tâm.Trong một một vài năm trở lại đây, đã có rất
nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở các địa phương khác nhau. Bạo hành không chỉ
diễn ra ở các cơ sở trông giữ trẻ em tự phát do các bảo mẫu tiến hành mà cả ở các nhà
trẻ, mẫu giáo - nơi mà giáo viên được đào tạo bài bản về cách nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ.

Theo số liệu được Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh Xã
hội, từ năm 2006-2011 mỗi năm cả nước xảy ra 3.000-4.000 vụ bạo lực trẻ
emvà đặc biệt, số lượng năm sau cao luôn cao hơn năm trước 37.Còn theo
khảo sát của Tổng cục thống kê, gần 74% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi
bị cha mẹ hoặc người chăm sóc trừng phạt bằng bạo lực; gần 24% số phụ nữ
đã lập gia đình và có con dưới 15 tuổi cho biết chồng của họ đã có hành vi
bạo lực đối với con cái44.

Hàng chục vụ bạo hành trẻ mầm non xảy ra trong những năm gần đây
với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo hành, ngay trong gia
đình, trong nhà trường, và khi ở ngoài xã hội. Không chỉ ở vùng sâu, vùng
xa, nơi mà đời sống xã hội, kinh tế còn kém phát triển mà ngay tại những
thành phố lớn cũng xuất hiện các vụ bạo hành trẻ em.

Năm 2007, bảo mẫu Lê Thị Lê Vy tại một trường mầm non tư thục ở quận
Phú Nhuận, TP HCM, đã dán băng keo vào miệng một cháu bé 18 tháng tuổi
khiến nạn nhân tử vong sau đó ít ngày.
37 Theo “Tổng kết báo cáo của các địa phương về số lượng các vụ ngược đãi, bạo lực trẻ em”(Total of
child victims of abuse and violence) của Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội. 44Theo
báo cáo đưa ra tại buổi tọa đàm "Vai trò của cha mẹ trong phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em " ngày
9.7.2014 tại thành phố Đà Nẵng, do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên
hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng tổ chức.

56
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Năm 2008 xuất hiện hành vi bạo hành của bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở
Biên Hòa, Đồng Nai. Khi cho trẻ ăn, bảo mẫu này đã túm tóc giật ra sau và úp cả
tô cơm vào mặt cháu Mỹ Duyên (2 tuổi) và đập vào miệng đến rách môi cháu
Thành Đạt (15 tháng tuổi).

Tháng 7 năm 2010, cô giáo Trần Thị Xuân Nữ (30 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đã
tức giận xốc nách cậu bé Vinh bỏ vào thang máy dùng để vận chuyển thức ăn ở
tầng một rồi ấn nút cho đi xuống tầng trệt khi bé Vinh không chịu nghe lời. Quá
hoảng sợ khi thang máy di chuyển, cháu Vinh gào khóc và bám vào bức tường xi
măng dẫn đến bị cọ xát chảy nhiều máu và rất nhiều thương tích với tỷ lệ 27%.

Gần đây nhất và hết sức nghiêm trọng đó là vụbảo mẫu Hồ Ngọc Nhờmặc dù
rất ít tuổi -18 tuổi, ở Cần Thơ đã đánh cháu Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) khiến
cháu tử vong tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo mẫu Nhờ dốc
ngược cháu Long lên để dọa nhưng lỡ tay làm bé rơi tuột xuống nền nhà sau đó
bảo mẫu này đã đạp nhiều lần lên người cháu khiến bé chết do đa chấn thương nội
tạng38.

Thực chất bạo hành chính là những hành vi ứng xử tiêu cực với trẻ em trong
những tình huống vượt quá khả năng ứng phó của người chăm sóc, nuôi dưỡng,
gây tổn thương về mặt thực thể và tâm lý cho các em. Nguyên nhân của bạo hành
xuất phát nhiều khía cạnh như từ phía xã hội, từ phía giáo viên, người trông giữ
trẻ.

Sự phát triển của xã hội, biến động của môi trường sống, tình trạng dân nhập
cư đổ về các trung tâm thành phố, khu công nghiệp làm việc và sinh sống ngày
càng nhiều kéo theo sự gia tăng số lượng trẻ ồ ạt, trong khi điều kiện cơ sở vật
chất, nơi trông giữ trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu.

Khó khăn về kinh tế nên những người dân nhập cư đành phải gửi con tại các
nhà trẻ tư, nhóm trẻ hay nhờ những bảo mẫu là người thân quen không có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ trong công tác nuôi dưỡng giáo dục trẻ, làm gia tăng tỷ lệ
hành vi bạo hành trẻ.Hơn nữa, sự thiếu quan tâm, kiểm soát của người dân xung

38 Thông tin thu nhập trên các phương tiện thông tin truyền thông (Đài truyền hình Việt Nam, báo điện tử:
Vietnamnet, Dantri...)

57
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
quanh khu vực trẻ đươc nuôi dưỡng, giáo dục cũng dễ dẫn đến những hành vi bạo
hành xảy ra cho trẻ.

Những người nuôi dạy trẻ hàng ngày đã phải chịu nhiều áp lực của công việc,
từ các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Họ rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng
tâm lý dẫn đến cảm xúc, hành vi tiêu cực như “giận cá chém thớt” trong ứng xử
với trẻ em. Hơn nữa, họ chưa có hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về đặc điểm tâm
lý của trẻ mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân.

Hơn nữa, mỗi trẻ sinh ra với khí chất khác nhau. Vì vậy, mỗi em sẽ phản ứng
khác nhau trước yêu cầu của người nuôi dạy. Bên cạnh đó, đặc điểm tâm lý của
mỗi giai đoạn là khác nhau, nên nhu cầu và biểu hiện của mỗi trẻ là riêng biệt.
Tuy nhiên, một số người chăm sóc không nhận thức được lại gắn cho trẻ là “hư”,
“lì lợm”, “bướng bỉnh”. Thực ra đó là biểu hiện bình thường, vì trẻ ở độ tuổi lên
ba có nhu cầu độc lập, tự mình muốn tách khỏi người khác, muốn thực hiện được
những khả năng của bản thân. Nếu người nuôi dưỡng không hiểu rõ, không nắm
bắt được đặc điểm trong lứa tuổi này sẽ làm cho sự phát triển của trẻ trở nên rối
nhiễu. Một số em hiện nay mắc các bệnh tâm lý như hiếu động, kém chú ý, tự
kỷ… Người nuôi dạy không có kiến thức chuyên môn dễ lầm tưởng là trẻ nghịch
ngợm, lì lợm.

Với trẻ em, có quy luật sự phát triển không đồng đều, có nghĩa là ở mỗi giai
đoạn, trẻ em sẽ phát triển ở một khía cạnh khác nhau. Một số người nuôi dạy trẻ
đã bị đặt áp lực quá lớn (trẻ phải lên cân, ăn hết suất) hoặc tự mình gây áp lực cho
mình để thể hiện mình là người có trách nhiệm, có quyền lực hơn trẻ.

Hơn nữa, hiện nay do dân số tăng nhanh, số lượng trẻ em ngày càng nhiều.
Do đó, cơ sở vật chất cũng như số lượng các cơ sở trông giữ trẻ không đáp ứng đủ
nhu cầu. Nhiều nhà trẻ, mẫu giáo đang phải trông giữ số lượng trẻ gấp rưỡi, gấp
đôi so với khả năng thực tế và tỷ lệ một giáo viên trên số lượng trẻ lớn (có lớp với
1 giáo viên trông giữ tới 15-20 trẻ) cũng gây ra áp lực đối với giáo viên khi có
những trẻ không nghe lời.

Mức lương của ngành giáo dục mầm non hiện đang thấp hơn so với giáo viên
ở các ngành khác cũng là một thực trạng của xã hội hiện nay. Vì vậy, mặc dù công

58
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
việc căng thẳng và thời gian làm việc cũng dài hơn so với các cấp học khác song
mức lương không được trả tương xứng cũng gây nên bất mãn, áp lực cho các giáo
viên ở ngành này.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành của người trông giữ trẻ đối
với trẻ xuất phát từ nhiều khía cạnh, nhưng chung quy lại nguyên nhân lớn nhất là
từ phía người trông giữ trẻ thường là những người không được đào tạo bài bản,
không nắm bắt được tâm lý và sự phát triển của trẻ, không tôn trọng trẻ, tự cho
mình có quyền lực hơn trẻ dẫn đến hay áp đặt, ép buộc trẻ phải ăn uống hay hành
động theo ý mình và tiếp đến là do công việc quá căng thẳng, mức lương trả
không tương xứng với sức lao động nên bất mãn với công việc, giảm đi tình yêu
đối với công việc, tình yêu thương với trẻ em . Vì vậy, khi trẻ không thực hiện
theo hoặc có ý phản kháng thì người trông giữ trẻ dễ nổi nóng, không kiểm soát
được hành động và có hành vi bạo lực với trẻ.

3.1.2 Trào lưu ép trẻ học chữ và kiến thức từ sớm


Có lẽ trong những năm gần đây, việc ép trẻ học trước chương trình đã trở
thành trào lưu trong xã hội. Hiện tượng này không chỉ có ở thành phố, thị xã -
những nơi có điều kiện kinh tế phát triển, mà còn có ở cả những vùng nông thôn -
những nơi kinh tế khó khăn.Hiện nay, nhiều phụ huynh có con em trong độ tuổi
chuẩn bị vào lớp 1 rất nôn nóng cho con học chữ, học toán với mong muốn con
mình sẽ đọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1. Nhiều phụ huynh đã ép con học
sớm để biết đọc, viết và làm toán trước, vì sợ nếu con chưa biết sẽ không theo kịp
các bạn và mặc cảm.Họ kì vọng rất lớn vào đứa trẻ và muốn con mình phải thật
giỏi, nên muốn chuẩn bị kĩ cho con trước khi vào lớp 1.

Do nhu cầu đó, nhiều trường mầm non đã bổ sung các giờ dạy chữ, dạy toán
vào chương trình học của trẻ để thu hút các phụ huynh. Đối với những trường
mầm non không tiến hành dạy chữ thì phụ huynh đưa con đến nhà cô giáo tiểu
học, hay những lò luyện chữ. Nghĩa là, bằng cách này hay cách khác, mục đích
cuối cùng của phụ huynh vẫn là ép trẻ học trước để thỏa mãn sự kì vọng của
mình.

Không những thế, rất nhiều phụ huynh đã “đầu tư” cho con học chữ ngay từ
khi mới 3 - 4 tuổi với lý lẽ cho rằng, nếu để đến lớp 1 mới dạy cho trẻ học chữ thì

59
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
sẽ để phí thời gian.. Như vậy, “học thêm” không chỉ là vấn nạn diễn ra đối với học
sinh mà còn là vấn nạn đã và đang diễn ra đối với những trẻ mới 3 - 4 tuổi.

Không những suy nghĩ phải cho trẻ học chữ sớm ngay từ độ tuổi mầm non diễn
ra trong các bậc phụ huynh mà ngay cả chính những giáo viên dạy tiểu học, những
người có trách nhiệm giáo dục cho trẻ từ những bước đi đầu tiên cũng tự mặc định cho
trẻ như vậy. Đa số các trẻ khi vào lớp 1, hầu như giáo viên ở các trường đều cho rằng
trẻ đã biết chữ và các trẻ chưa được học chữ ở mầm non thì khi vào lớp 1 bị coilà học
chậm, học kém. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều phụ huynh nhận thức được việc học chữ
sớm là không tốt đối với trẻ, song do xung quanh các trẻ cùng lứa tuổi đều được cha
mẹ cho đi học chữ sớm vàdo lo sợở lớp 1, giáo viên không dạy từng chữ cái nữa nên
phụ huynh buộc phải tìm các lớp học chữ sớm cho trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện thông minh như biết nói, biết
đọc sớm, thích sách vở, báo chí, máy tính đã ra sức "bồi dưỡng" kiến thức cho
con. Từ chỗ nhanh nhẹn, linh hoạt, nhưng sau một thời gian bị "nhồi nhét", nhiều
trường hợp trẻ em đã trở nên chậm chạp, nhút nhát, không tập trung và chỉ cần
nhìn thấy sách vở, máy tính, chữ viết hay con số… là tỏ ra sợ sệt, đau bụng, nôn
trớ. Đây là điều vô cùng nghiêm trọng, có ảnh hưởng mạnh và lâu dài đến quá
trình phát triển của trẻ sau này.

4-5 tuổi là giai đoạn trẻ có nhu cầu vui chơi, khám phá thế giới xung quanh…
Trẻ chưa đủ trưởng thành để ngồi yên một chỗ quá lâu, tay trẻ chưa đủ khéo để
cầm bút viết chữ theo ý muốn. Không phải ngẫu nhiên mà có quy định 6 tuổi mới
cho trẻ đi học. 6 tuổi là mốc tuổi trẻ đã có sự phát triển toàn diện về nhân cách,
thể chất, tinh thần, độ khéo léo… thích hợp nhất cho việc học theo một chương
trình đào tạo. Với trẻ dưới 6 tuổi, học trước sẽ gây hại cho trẻ về nhiều mặt.Trẻ sẽ
mất cơ hội vui chơi để rèn luyện cơ thể, rèn luyện kỹ năng sống, độ khéo léo của
bàn tay, sự tập trung của tư duy... Các bậc cha mẹ thường đánh giá thấp trò chơi
của trẻ, nên đã tước mất cơ hội vui chơi của con mình.Vui chơi là quyền của trẻ
em, vui chơi là cơ hội vàng cho trẻ em phát triển toàn diện cả ba mặt: trí tuệ, thể
chất, tinh thần nhằm chuẩn bị cho sự trưởng thành để bước vào giai đoạn tiểu học.

60
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Học trước còn gây hại cho trẻ về thói quen viết và cách ngồi học.Bàn tay,
ngón tay trẻ chưa đủ khéo nên viết chữ xấu, sau này khó luyện cho trẻ viết chữ
ngay ngắn hơn những trẻ học viết đúng tuổi.

Việc học chữ, học kiến thức từ sớm với trẻ độ tuổi này không làm trẻ giỏi
hơn mà thậm chí còn phản tác dụng. Theo như điều tra của Unesco năm 2006
với 17 nước đang phát triển, đối tượng là những trẻ được dạy kiến thức tại thời
điểm 4 tuổi thì ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển về trí tuệ, ngôn ngữ của đứa
trẻ đó vào thời điểm 7 tuổi. Kết quả là “những trẻ em được dạy dỗ, hoạt động
phù hợp với sở thích và hứng thú của trẻ từ khi 4 tuổi so với những trẻ được dạy
dỗ để biết đọc viết, tính toán sớm thì đến khi 7 tuổi năng lực đọc viết của những
đứa trẻ được dạy dỗ phù hợp sẽ cao hơn.” [14, tr.44]

Học trước gây hại lớn nhất là về mặt tâm lý của trẻ. Trẻ bị gò ép vào khuôn
phép quá sớm sẽ căng thẳng, bực bội, những kỹ năng chưa thành thạo cộng với
việc tiếp thu bài chưa tốt sẽ khiến trẻ tự ti, sợ học. Và sau khi đã học được trước
một ít kiến thức thì khi vào học chính thức, trẻ sẽ có tâm lý chán học vì đã học
qua và chủ quan …dẫn đến trẻ dễ mải chơi, mất tập trung hơn. Hơn nữa, việc có
một số em học trước sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức lớp học với
sự chênh lệch trình độ. Nếu ngày càng nhiều em học trước trong lớp thì giáo viên
thiếu trách nhiệm mà đi theo nhu cầu số đông sẽ khiến các em chưa học bị thiệt
thòi… Giáo viên được dạy một lớp học đồng đều, các em đều chưa đi học trước sẽ
dễ dàng hơn bởi được đi đúng chương trình quy định, học từ dễ đến khó với
những học sinh đang tràn đầy trí tò mò và lòng ham học. Các bậc phụ huynh cho
trẻ học trước là làm khó cho chính con mình, làm khó cho giáo viên.

3.1.3 Sự yếu kém về cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên


Tính đến năm học 2012-2013, cả nước có khoảng 597.274 nhà trẻ và
3.551.082 trường mẫu giáo với tổng số giáo viên là 244.478 giáo viên 39… Tình
trạng thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học và ở ngành giáo dục mầm
non: tỷ lệ bình quân trong nhóm nhà trẻ là 10,6 trẻ em/giáo viên (quy định là 8 trẻ

39 Theo thống kê 2013 về giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Dẫn theo link: http://www.moet.gov.vn/?page=11.11&view=5251

61
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
em/giáo viên40), trong nhóm mẫu giáo là 20,6 trẻ em/giáo viên (quy định là 20 trẻ
em/giáo viên)…

Cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.
Hiện nay cả nước còn gần 500 xã chưa có trường mầm non...Các xã này chủ yếu là ở
các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà sự quan tâm của Nhà nước chưa đến được kịp
thời. Cả nước có gần 1000 trường mầm non mà cơ sở vật chất còn ở mức tạm bợ, những
điều kiện tối thiểu để đảm bảo cho trẻ có thể chơi và học cũng chưa được đáp ứng. Đặc
biệt, ở những vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn rất kém. Có
những nơi cả xã mới có 1 trường mầm non tập trung mà lại là những nhà tranh lợp nứa
tạm bợ.

Ví dụ như tại xã Măng Cành, huyện Konplông, tỉnh KonTum cả xã mới có 1


trường mầm non tập trung, mà trường mầm non này đã bị xuống cấp, nhưng chưa
có sự đầu tư của Nhà nước. Lai Châu là 1 tỉnh vừa mới tách ra từ tỉnh Điện Biên
năm 2004, ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê đến năm
2007, cả tỉnh còn gần 30 xã chưa có trường mầm non. Hiện nay, ước tính trên
toàn quốc mới chỉ có 25% lớp học đạt yêu cầu về nhà cửa và các trang thiết bị, đồ
dùng học tập cho trẻ em.

Sự quản lý của Nhà nước với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo, thiếu sự phối
hợp của các cấp, các ngành. Việc nhà nước giao trách nhiệm quản lý giáo dục
mầm non cho cấp xã, phường cho thấy, vai trò của giáo dục mầm non chưa được
nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trường mầm non bán công và các trường mầm
non tư thục phát triển tràn lan tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh, nhưng không đảm bảo được chất lượng dạy và học cũng như các cơ sở
vật chất khác, dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không có sự tin tưởng khi
đưa con mình đến lớp. Ở những vùng nông thôn và miền núi khó khăn, nhiều xã
còn nghèo không có đủ kinh phí để chi trả cho giáo viên mầm non, dẫn đến lòng
yêu nghề yêu trẻ của giáo viên bị suy giảm bởi cuộc sống của họ không được đảm
bảo.

40 Dựa theo Điều lệ trường mầm non ban hành theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

62
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Ngoài ra, có 1 khoảng cách khá xa giữa giáo dục mầm non thành thị và nông
thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Đó là do những nguyên nhân khách quan về
điều kiện phát triển kinh tế, xã hội cũng như trình độ nhận thức và mức sống ở các
vùng miền khác nhau. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trẻ em thành
thị có khả năng thích ứng nhanh hơn gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5
lần so với trẻ em ở những vùng sâu vùng xa.
Mặt khác, theo Điều 21, Chương 2 của “Luật giáo dục”41 có quy định: “Giáo
dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi
đến sáu tuổi”. Thực tế hiện nay, các trường Mầm non mới chỉ thu hút được số ít
trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi, còn chủ yếu là trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi, trong đó
phổ cập bắt buộc là trẻ từ 5 đến 6 tuổi.

Ngoài ra, mặc dù số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào
tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà
giáo còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy,
vẫn còn có những giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là
nhà giáo công tác ở miền núi, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến
thức. Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo còn nhiều khó
khăn, bất cập. Trong chính sách phát triển giáo dục mầm non, biên chế giáo viên
còn hạn hẹp, trong khi lương của giáo viên hợp đồng quá thấp, dẫn đến tình trạng
nhiều nơi khó tuyển dụng giáo viên mầm non.

Do chưa nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của giáo dục mầm non
nên Nhà nước và người nhân chưa có sự đầu tư xứng đáng với cấp học này. Đời
sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự
quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền và ngành giáo dục. Cả nước còn tới gần
75% giáo viên mầm non chưa được vào biên chế chính thức dẫn đến đời sống
giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn làm và làm giảm lòng yêu nghề của họ và
gần 10.000 giáo viên mầm non có nhiều năm gắn bó với nghề mà không được
hưởng bất cứ 1 chế độ bảo hiểm hay 1 chế độ ưu đãi nào đối với giáo viên mầm
non. Đây là 1 bài toán khó đối với giáo dục mầm non mà chưa có lời giải đáp.

41 Nguồn: Trang chủ của Bộ tư


pháp(http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18148)

63
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Theo kết quả tiến hành khảo sát 106 giáo viên mầm non đang dạy ở các quận,
huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2012của PGS.TS Nguyễn Thị Như

Mai, khoa Giáo dục mầm non (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thì có 26,67% giáo
viên say sưa, tâm huyết với nghề, 36,67% giáo viên thể hiện thái độ bình thường,
chấp nhận theo nghề và 36,67% giáo viên muốn có sự thay đổi nghề nghiệp42.

Như vậy, trong số giáo viên điều tra có rất nhiều giáo viên có thái độ bình
thường và muốn có sự thay đổi nghề nghiệp. Đa phần ý kiến trả lời tập trung phản
ánh sự vất vả của công việc, thời gian làm việc nhiều với chế độ ưu đãi thấp mà
trách nhiệm lại cao.

Khi được hỏi về mức lương mà họ đang được hưởng và mức độ hài lòng của
họ với mức lương đó như thế nào, thì chỉ có 4% cảm thấy hài lòng. 42% cho rằng
mức lương đó là bình thường. Và số giáo viên cảm thấy không hài lòng chiếm tới
54%.

Về những nguyên nhân ảnh hưởng tới lòng yêu nghề của giáo viên, hầu hết
giáo viên cho rằng đó là do chế độ lương, thưởng không hợp lý (78%); do cơ sở
vật chất, trang thiết bị không đáp ứng được yêu cầu của công việc (56%); do chế
độ nghỉ ngơi chưa hợp lý (54%)...

Ngoài ra, nhiều giáo viên chia sẻ nỗi băn khoăn trước tâm lý coi thường công
việc của người giáo viên mầm non vẫn tồn tại ở một số phụ huynh đang gửi con
tại nhà trường…Điều này cũng dễ khiến họ cảm thấy mặc cảm với nghề nghiệp
của mình.

3.2 Kinh nghiệm rút ra từ trƣờng hợp Nhật Bản


3.2.1 Phải tôn trọng trẻ
Việt Nam được biết đến là đất nước có truyền thống tôn trọng người lớn tuổi
- “kính lão đắc thọ”, mọi người biết dạy trẻ lễ phép với người lớn, quan tâm đến
chuyện chúc thọ, cúng giỗ… Thế nhưng văn hóa tôn trọng trẻ thì dường như chưa
được nhắc đến. Một khi cha mẹ vẫn còn hay quát nạt, không quan tâm đến con,
thầy cô ở trường vẫn còn nặng lời hoặc dùng những từ ngữ thể hiện sự khinh
thường học sinh, người lớn không xin lỗi khi có lỗi với trẻ và ngành giáo dục còn
42 Nguồn: http://hnue.edu.vn/Daotao/DaotaoDaihoc/tabid/326/specialized/17/Default.aspx

64
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
áp đặt một chương trình học nặng nề, không phù hợp thì trẻ em sẽ trưởng thành
mà thiếu đi sự tôn trọng người khác và không có ý thức với xung quanh.

Rèn luyện sự tự tin và thái độ tôn trọng người khác là điều quan trọng trong
việc giáo dục trẻ. Đặc biệt, ngày nay trẻ em ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc
với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, việc dạy trẻ về sự tôn trọng và xây dựng cho
trẻ sự tự tin ngay từ khi các em còn nhỏ cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, để
trẻ biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh thì trước hết giáo viên và phụ
huynh phải biết tôn trọng trẻ.

Tôn trọng trẻ không có nghĩa là cho trẻ bất cứ thứ gì chúng muốn, tùy tiện
khen ngợi chúng hoặc cho chúng quyết định mọi việc. Trẻ em cũng có những
quan điểm riêng của mình.Do đó, giáo viên hay phụ huynh phải biết lắng nghe ý
kiến của trẻ và cho chúng sự lựa chọn bất cứ khi nào có thể. Ví dụ ngay từ bé, để
trẻ lựa chọn những đồ vật trẻ thích ví dụ như màu giầy, màu hay kiểu quần áo, các
lớp học năng khiếu hay truyện đọc mà trẻ thích, trò chơi mà trẻ muốn chơi… Và
đưa ra những đánh giá tích cực về sự lựa chọn của trẻ để trẻ thấy bản thân có khả
năng ra quyết định đúng đắn và được tôn trọng quyết định đó.

Nếu giáo viên hoặc phụ huynh thiếu tự tin và không tôn trọng người khác, trẻ
sẽ chú ý và bắt chước cư xử theo những gì người lớn làm chứ không phải những
gì người lớn nói. Nếu yêu cầu trẻ tốt với người khác, nhưng lại la mắng khi trẻ
làm sai, không quan tâm trò chuyện hoặc bỏ qua cảm xúc của trẻ, cũng có nghĩa là
không tôn trọng trẻ.Trẻ em cần nhận được tình yêu vô điều kiện cho dù trẻ cư xử
như thế nào. Chính vì vậy, khi thiết lập kỷ luật với trẻ, người lớn nên cho trẻ biết
rằngmình không thích cách cư xử của trẻ tại thời điểm đó chứ không phải không
thích bản thân trẻ.

Như đã trình bày trong Chương 2, ở Nhật Bản, quan điểm của ngành giáo
dục mầm non là “lấy trẻ em làm trung tâm”, có nghĩa là mọi hoạt động được tiến
hành với sự chủ động của trẻ em. Trẻ em được tự do chơi thứ mình muốn, được
phát biểu ý kiến của mình và giáo viên chỉ là người hỗ trợ cho các hoạt động cũng
như lắng nghe trẻ. Vì vậy, trẻ phát huy được sức sáng tạo, rèn luyện sự tự tin ngay
từ thời thơ ấu. Đặc biệt, tinh thần “bảo vệ hình ảnh đứa trẻ ngoan” ở các nhà trẻ

65
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
chính là thể hiện sự tôn trọng trẻ. Giáo viên không quát mắng trẻ khi trẻ làm sai,
luôn điềm đạm bình tĩnh để lắng nghe và giải thích cho trẻ, luôn luôn nhìn nhận
điểm tốt của trẻ chính là động lực để trẻ phát huy những điểm tốt của

mình, có tinh thần trách nhiệm với hành động của mình.
Biết tôn trọng người khác sẽ giúp trẻ thành công trong cuộc sống. Nếu không
biết tôn trọng bạn bè, mọi người hay tôn trọng chính bản thân mình thì không có
khả năng thành công trong cuộc sống.Nếu giáo viên và phụ huynh biết cách tôn
trọng trẻ thì sẽ điều tiết được thái độ, tâm trạng của mình với trẻ, bớt nóng giận và
điều khiển được hành vi của mình, giảm bớt được những bạo lực không đáng có
đối với trẻ.

3.2.2 Tăng cường cho trẻ vui chơi, không ép trẻ học chữ sớm
Trẻ cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng nền tảng để chuẩn bị tốt nhất
cho việc vào lớp 1, chứ không phải trẻ cần học trước chương trình lớp 1 là quan
điểm đúng đắn. Tức là trước khi trẻ vào lớp 1 thì trẻ cần nhận biết thế giới xung
quanh, các mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình như mối quan hệ giữa cô giáo –
học sinh, biết mơ ước về tương lai, biết tự phục vụ bản thân và đặc biệt là cần có
hứng thú với việc học.

Cách tốt nhất để giúp con tự tin vào lớp 1 là dạy con học hàng ngày qua các
trò chơi:cha mẹ chơi cùng con,mua đồ chơi phù hợp cho trẻ, tạo không gian vui
chơi cho con cùng bạn bè, hoặc có thể đưa con đi chơi tại công viên, khu vui chơi
dành cho trẻ… Có rất nhiều cơ hội vui chơi cho trẻ ở bất cứ đâu. Trò chơi vận
động chạy nhảy cùng bạn bè, cha mẹ, trò chơi trí tuệ (xếp hình, vẽ tranh…), trò
chơi giải trí (xem phim, nghe ca nhạc, hát, múa…)… Thông qua các hoạt động
vui chơi đa dạng phong phú, trẻ sẽ học được nhiều điều hay: gần gũi cha mẹ, hợp
tác với bạn bè, luyện cho cử động của cơ thể trở nên khéo léo nhất là đôi bàn tay,
khỏe mạnh, vui vẻ, được hoạt động, trải nghiệm và thể hiện những nhu cầu cá
nhân. Chính điều đó sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Giáo dục mầm non ở Nhật Bản cũng xác định rõ “Vui chơi là nhu cầu tất yếu
của trẻ em” và hoạt động chính trong chương trình giáo dục ở các nhà trẻ, mẫu
giáo cũng chính là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được

66
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
học mọi điều trong cuộc sống như về tình yêu thiên nhiên, mối quan hệ con người
với con người, các quy tắc ứng xử, khả năng sáng tạo, về các con số và kiến thức
xã hội. Ví dụ như khi đi xe buýt dã ngoại, trẻ sẽ được học về thực tế. Khi đến
công viên, trẻ được tiếp xúc với cây xanh, về các loài động vật, côn trùng trong tự
nhiên. Khi đi bằng xe buýt, trẻ sẽ được học được các phép tắc ứng xử trên xe buýt
như nhường ghế cho người già, người tàn tật..., học về cách chào hỏi khi gặp
người lớn tuổi, về cách nói lời cảm ơn, xin lỗi... Với mỗi một hình thức vui chơi,
trẻ sẽ học được một kiến thức nào đó một cách tự nhiên.
Mặc dù không được học chữ trong môi trường nhà trẻ, song trẻ em Nhật Bản
trước khi vào tiểu học vẫn có thể đọc và viết được 48 ký hiệu ngữ âm tiếng Nhật
cơ bản là nhờ có môi trường giáo dục trong gia đình và mối quan hệ thân thiết gần
gũi giữa mẹ và con ở Nhật Bản. Trong những năm mẫu giáo, các bà mẹ khuyến
khích con học vẽ, làm những đồ chơi đơn giản bằng giấy, kéo, hồ dán…cũng như
những hoạt động liên quan bổ trợ kĩ năng cơ bản về đọc và đếm. Các bà mẹ muốn
đánh thức mối quan tâm tự nhiên của con em mình đối với chữ cái và các con số
hơn là nhờ vào các khóa học chuyên sâu về đọc và viết. Bằng cách trả lời các câu
hỏi, mua báo thiếu nhi và những quyển sách giải trí hay trò chơi nhận biết chữ cái
và ngữ âm truyền thống, các bà mẹ kích thích sự quan tâm của con em mình trong
việc học đọc. Chính môi trường mầm non tại nhà này đã giúp trẻ em Nhật Bản khi
vào lớp 1 có thể đọc và viết 48 ký hiệu ngữ âm tiếng Nhật cơ bản.

Vui chơi chính là phương pháp dạy dỗ đúng đắn và phù hợp nhất với lứa tuổi
này. Những điều trẻ được học trong nhà trẻ sẽ là nền tảng cho sự hình thành nhân
cách của trẻ và là nền tảng cho cuộc sống của khi trẻ trưởng thành.

3.2.3Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo giáo viên mầm non
Với nghề giáo dù ở cấp học nào đi nữa, nhất là cấp học mầm non, chữ “Tâm”
càng được giữ gìn, đề cao hơn hết. Chữ “Tâm” của người người giáo viên không
chỉ đơn thuần là tâm huyết với nghề, thương yêu giúp đỡ người học mà còn bao
hàm cả phương pháp dạy học, dạy làm người. Do vậy, giáo viên phải có lòng vị
tha, biết thương yêu và quý trọng trẻ em, có lối sống và cáchcư xử đúng đắn để làm
gương cho trẻ noi theo,…bởi giai đoạn đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất trong
việc hình thành nhân cách của trẻ. Những thói quen, cách cư xử của người lớn đều

67
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
ảnh hưởng đến trẻ, trẻ sẽ học theo và làm theo những gì mình thấy, tiếp xúc hàng
ngày.

Hơn nữa, các giáo viên đều phải có nhận thức rõ về hậu quả của những hành vi
bạo hành bởi mỗi một tác động lúc tuổi thơ dù là bé nhất vẫn có thể gây ra hậu quả
khôn lường khi trẻ lớn lên. Do đó, giáo viên phải kiểm soát và điều hòa được những
cảm xúc, hành vi tiêu cực, của bản thân và biết yêu thương trẻ.
Đối với những trường hợp trẻ em khó bảo, vượt ngoài khả năng xử lý của
mình thì giáo viên cần phối hợp với gia đình, thống nhất trong cách nuôi dưỡng,
giáo dục và cần chuẩn bị tâm lý cho những tình huống bất ngờ xảy ra.

Ở Nhật Bản, do quan niệm tất cả trẻ đều ngoan, nên cho dù với học sinh cá
biệt, giáo viên cũng luôn nhìn về mặt tích cực của học sinh đó. Vì vậy, giáo viên
sẽ không cảm thấy áp lực. . Giáo viên không bao giờ dùng những lời lẽ nặng nề
hay bạo lực để chấn chỉnh học sinh. Tất cả đều thực hiện dựa trên áp lực của tập
thể và sự thuyết phục của lời nói. Có nghĩa là, dựa vào mối quan hệ của trẻ đối với
một nhóm nào đó để trẻ tự nhận ra và sửa lỗi hoặc dùng cách nói ngợi khen điểm
tốt của trẻ để trẻ chịu lắng nghe giải thích của giáo viên để nhận ra mình đã sai.

Ví dụ như khi trẻ gây mất trật tự trong giờ học thì giáo viên sẽ nói là “Nhóm
hoa tuylip (tên lớp học) còn có bạn chưa tập trung”, trẻ biết mình đang gây ảnh
hưởng cho nhóm sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình do đó sẽ ý thức được việc
phải chỉnh đốn lại...

Ngoài ra, để rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn thì trước hết các
giáo viên mầm non, những người chăm sóc trẻ nên thường xuyên tham gia các lớp
học và tìm đọc thêm sách để hiểu rõ, hiểu đúng đặc điểm tâm sinh lý của từng giai
đoạn phát triển, từng trẻ là khác nhau. Hơn nữa, giáo viên cũng nên đi học các lớp
về tâm sinh lý trẻ em, quản lý cảm xúc,… đồng thời đọc thêm sách báo để có kiến
thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ. Thời gian ở trường, các giáo viên Nhật Bản cũng tất
bật như các giáo viên ở Việt Nam. Họ chỉ có thể tranh thủ vào giờ đi ngủ của trẻ
để thực hiện các công việc như viết sổ liên lạc, chuẩn bị các đồ thủ công cho giờ
học của trẻ...sau đó tự đọc thêm các sách báo, tài liệu để trau dồi thêm kiến thức.
Ví dụ như ở nhà trẻ Yuu, Osaka, có 1 trẻ người Việt Nam mới sang Nhật Bản, nên

68
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
khi vào môi trường mới, xung quanh toàn những toàn tiếng Nhật khiến trẻ thấy
hoảng sợ và quấy khóc. Vì vậy, giáo viên lớp học đã đọc thêm sách về văn hóa
Việt Nam và tự học tiếng Việt để có thể gần trẻ đó.

Về phía các cơ quan quản lý giáo dục, cần phải đổi mới về nội dung, phương
thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non, đổi mới công tác quản
lý, tăng cường các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên mầm non, tổ chức các
buổi hội thảo giới thiệu các phương pháp giáo dục đang được đánh giá cao trên
thế giới tới các giáo viên mầm non Việt Nam. Nhà nước xây dựng kế hoạch dùng
ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng và chi trả lương cho
giáo viên mầm non.

Đặc biệt, cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ
chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đồng
thời, Nhà nuớc cũng phải có những chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên
mầm non như chế độ tiền lương, bảo hiểm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý, nên
thường xuyên thanh tra, kiểm tra các nhà trẻ về chuyên môn, nghiệp vụ để nắm rõ
trình độ của giáo viên phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.

Đó chính là biện pháp hiệu quả bước đầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non,
củng cố lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên giúp họ yên tâm công tác và hết lòng vì
công việc.

3.2.4 Tăng cường mối quan hệ gia đình - nhà trường – xã hội
Trước những hành vi bạo hành của người trông giữ trẻ ngày càng gia tăng
như hiện nay thì yêu cầu phải có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội trở nên cấp thiết.

Trước hết, giữa gia đình và nhà trường hay giữa phụ huynh và giáo viên phải
thường xuyên có sự chia sẻ thông tin về con em mình. Hàng ngày nên có sổ liên
lạc để giáo viên ghi lại tình hình của trẻ để phụ huynh nắm bắt tình hình con mình
ở trường sinh hoạt ra sao, vui chơi với các bạn ở lớp như thế nào. Hơn nữa, phụ
huynh cũng thường xuyên tâm sự, chia sẻ với con mình để đoán biết xem con
mình có khả năng bị bạo hành ở trường hay không cũng như tăng cường mối quan
hệ gần gũi, tin tưởng giữa cha mẹ và con cái. Vào các buổi sinh hoạt văn nghệ,

69
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
hoạt động ngoại khóa hay dịp lễ hội trường tổ chức hay các giờ học của con, phụ
huynh nên tham gia để động viên con mình và có cơ hội trò chuyện,

thân thiết với giáo viên cũng sẽ giúp ích trong việc cùng hợp tác chăm sóc trẻ.
Ngược lại, các trường mầm non cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh
bằng cách tổ chức các buổi giao lưu nhà trường – gia đình… để lắng nghe ý kiến
góp ý của phụ huynh nhằm điều chỉnh kịp thời những việc làm chưa đúng của
giáo viên. Không những thế, các trường mầm non cũng cần tạo lập mối quan hệ
gần gũi với người dân xung quanh để nhận được trợ giúp khi gặp trường hợp khẩn
cấp (hỏa hoạn, bão lũ…) hay khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời.

Với những người dân sống xung quanh khu vực nhà trẻ cần đoàn kết, có tinh
thần cộng đồng cao để giám sát các hoạt động của những cơ sở nuôi dạy trẻ, kịp
thời phát hiện những dấu hiệu bạo hành sớm ngăn chặn hoặc báo với cơ quan có
trách nhiệm để xử lý.

Mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa mẹ và con, cũng như nét văn hóa và
trách nhiệm của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái là đặc trưng trong xã hội
Nhật Bản.Một hệ quả tất yếu và quan trọng trong giáo dục mầm non đó là hình
thành thói quen hỗ trợ con cái trong quá trình học tập của phụ nữ Nhật Bản. Giáo
dục mầm non tại Nhật đòi hỏi sự tận tụy của các bà mẹ. Có rất nhiều thứ như cặp
sách, giấy gói cơm trưa và nhiều thứ tương tự như thế phải làm bằng tay. Hàng
ngày, trẻ được mẹ đưa tới tận cổng trường hay trạm xe buýt, hay ngồi sau xe đạp
hoặc xe máy của các bà mẹ.Người mẹ cũng trực tiếp tham gia giáo dục con cái
cùng với nhà trường theo nhiều các khác nhau.

Hàng ngày, trẻ mang theo một quyển sổ mà mẹ và giáo viên thay phiên ghi
chú các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm trạng, các hoạt động ở nhà và ở
trường của trẻ. Thông thường, cứ mỗi tháng lại có 2 cuộc họp phụ huynh hoặc các
câu lạc bộ dành cho các bà mẹ gặp gỡ thường xuyên và bàn các chủ đề xoay
quanh vấn đề trường học như vườn tược hay chuẩn bị bữa trưa nóng cho con. Nhờ
đó, mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường ngày càng thêm thắt chặt, giáo viên
hiểu rõ hơn về đặc tính, tâm sinh lý của từng trẻ để có cách đối xử phù hợp; phụ
huynh biết về

70
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
giáo viên cũng như các hoạt động ở trường sẽ yên tâm hơn khi gửi con tại đây.
Tiểu kết
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những nền tảng căn bản nhân
cách con người được hình thành từ lứa tuổi mầm non như các tư thế cơ bản, các
loại cảm xúc cơ bản của con người, các thói quen hành vi xã hội tốt hướng tới
hình thành các phẩm chất nhân cách (tính cách, năng lực, trí tuệ, tình cảm, tư duy
sáng tạo, ý thức…). Và bậc học giáo dục mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân là bậc học đặt các nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân
cách toàn diện của trẻ. Vì vậy, ngay từ giai đoạn này, trẻ phải được tạo điều kiện
một cách tối đa về môi trường, về tình cảm để phát huy khả năng và xây dựng
nhân cách tốt.

Để giảm bớt tình trạng bạo hành trẻ, Nhà nước cần có chính sách quan tâm
hơn nữa đến ngành giáo dục mầm non và chế độ đãi ngộ phù hợp với giáo viên
mầm non, hơn hết phải chú trọng đến việc đào tạo giáo viên mầm non về nghiệp
vụ và phẩm chất đạo đức. Một khi giáo viên được đãi ngộ phù hợp, được rèn
luyện đầy đủ về các kỹ năng ứng xử với trẻ và giáo dục mầm non được quan tâm
đúng mức thì tình yêu nghề nghiệp của giáo viên sẽ tăng cao, và giữ vững được
tình cảm yêu thương với trẻ, do đó sẽ hạn chế được những sự việc bạo hành đáng
tiếc xảy ra.

Bộ Giáo dục cũng đưa ra các quyết định về việc cấm dạy chữ cho trẻ trước
khi vào lớp 1 tuy nhiên thực trạng này vẫn còn xảy ra nhiều do đó cần phải quán
triệt sâu sắc hơn nữa đối với các trường mẫu giáo và đặc biệt là tăng cường tuyên
truyền với các bậc phụ huynh để họ hiểu được tác hại của việc ép con học chữ và
các kiến thức quá sớm.

Trên hết, để giảm được bạo hành trẻ và tình trạng ép trẻ học sớm thì cả gia
đình, xã hội cần phải nhìn nhận trẻ em như một người bình thường, phải “tôn
trọng trẻ”, hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để chuẩn bị cho trẻ một môi trường
phát triển phù hợp nhất. Các chương trình học nên được xây dựng thông qua các
hình thức vui chơi, tiếp xúc với tự nhiên. Và, phụ huynh và nhà trường cần phải
có sự phối hợp thường xuyên để hiểu rõ hơn về con em mình cũng nhằm có
những đối xử, phương pháp giáo dục phù hợp.

71
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Những yếu tố trên đều được giáo dục mầm non Nhật Bản thực hiện triệt để vì
vậy ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã rất tự tin thể hiện mình, có trí tưởng tượng
và khả năng tư duy tốt cũng như tinh thần tự lập cao. Tất cả là nhờ môi trường
giáo dục được chuẩn bị đầy đủ ở các trường học, phương pháp giáo dục tự do
“chơi mà học, học mà chơi” trên tinh thần “trẻ em là người chủ động” và tình cảm
yêu thương từ cha mẹ, giáo viên. Có lẽ đó chính là lý do mà hiện nay nhiều nhà
trẻ, mẫu giáo ở Việt Nam áp dụng dạy theo phương pháp giáo dục của Nhật Bản
và nhiều nhà trẻ, mẫu giáo theo mô hình Nhật Bản được lập ra tại các thành phố
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
KẾT LUẬN
Người dân Nhật không áp dụng hoàn toàn phương pháp giảng dạy của
một đất nước nào đó mà đưa ra phương pháp của chính đất nước mình trên
cơ sở phù hợp nhất với lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, lối sống, con người
Nhật Bản. Điều này đã tạo ra một nền giáo dục mang đặc trưng riêng của đất
nước mặt trời mọc. Người Nhật mong muốn đào tạo ra những con người có
ý thức, có trách nhiệm cao hơn là những người có nhiều kiến thức. Họ ý thức
được sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trước năm 3 tuổi là hết
sức quan trọng. Chính vì thế, từ chính phủ đến người dân đều ý thức được
tác động của giáo dục giai đoạn thơ ấu đối với một người là rất quan trọng
nên giáo dục giai đoạn mầm non đặc biệt chú trọng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, thông qua sinh
hoạt cá nhân hàng ngày cũng như thông qua các buổi dã ngoại, sinh hoạt tập
thể, giáo viên Nhật luôn chú ý đến tư thế, thái độ của trẻ. Giáo viên Nhật dạy
trẻ các sinh hoạt trong môi trường tập thể, dạy trẻ cách đối xử đối với mọi
người xung quanh. Mỗi một hoạt động ở nhà trẻ là một hoạt động để dạy
một cách ứng xử trong cuộc sống cho trẻ. Có nghĩa là, nhà trẻ không chỉ
cung cấp kiến thức và tư thế cho trẻ trước khi vào lớp 1 mà còn dạy cho trẻ
cách sinh hoạt, cách ứng xử làm hành trang cho trẻ khi bước

vào giai đoạn trưởng thành.

72
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Có thể nói, môi trường sinh hoạt trong mẫu giáo, nhà trẻ ở Nhật Bản
như một xã hội Nhật Bản thu nhỏ. Trong môi trường đó thể hiện tính cách
dân tộc của người Nhật ngoài xã hội đó là tinh thần tập thể; coi trọng cá tính
của cá nhân; ý thức và tinh thần trách nghiệm trước tập thể, trước xã hội cao
và tinh thần yêu thiên nhiên, yêu tự nhiên. Những tính cách của người Nhật
hiện nay, sự phát triển như ngày nay của Nhật Bản có vai trò quan trọng của
giáo dục thời kỳ thơ ấu.

Được yêu thương chăm sóc và phát triển phù hợp theo đúng lứa tuổi là quyền
của trẻ em, song ở Việt Nam hiện nay đang xuất hiện tình trạng bạo hành trẻ em
và trào lưu ép trẻ học chữ sớm. Nguyên nhân chung quy lại được cho là chưa có
sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của bậc giáo dục mầm non và sự đầu tư
đúng mức cho ngành giáo dục mầm non. Trong đó, yếu tố đánh giá đúng về tầm
quan trọng của giáo dục mầm non để đưa ra chương trình giáo dục phù hợp là hết
sức quan trọng. Có lẽ nhìn nhận được một số mặt hạn chế trong phương pháp giáo
dục mầm non của Việt Nam nên những năm gần đây, rất nhiều nhà trẻ áp dụng
theo phương pháp giáo dục mầm non của Nhật và những nhà trẻ, mẫu giáo của
Nhật Bản mới lập ra thu hút rất nhiều con em người Việt Nam theo học.

Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục trong
đó có giáo dục mầm non nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống
giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho
người dân Nhật Bản. Có lẽ chính vì thế mà có người ví hệ thống giáo dục là
cái chìa khóa giúp cho nền kinh tế Nhật Bản đạt được những thành tựu to
lớn, có người gọi đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Nhật Bản phát
triển. Hy vọng rằng, với chính sách hợp tác và học tập Nhật Bản toàn diện
về mọi mặt trong đó có giáo dục như những năm gần đây của nhà nước ta sẽ
sớm phát huy tính hiệu quả và thay đổi về cái nhìn đối với ngành giáo dục
mầm non, đào tạo được những con người có ích, có trách nhiệm ngay từ
thời thơ ấu.

73
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

PHỤ LỤC
Bảng 1: So sánh giữa Yochien và Hoikuen ở Nhật
Tiêu chí Yochien Hoikuen
Cơ quan trực Bộ Khoa học giáo dục Bộ Lao động Phúc lợi
thuộc

Đối tượng Từ đủ 3 tuổi trở lên Tất cả các trẻ dưới độ tuổi
nhập học đi học (từ 0 đến trước 6
tuổi)

Quy chuẩn “Cương lĩnh giáo dục mẫu Theo “Phương châm giáo
nội dung giáo giáo” dựa trên điều 76 Quy tắc dục nhà trẻ”
dục thực hiện Luật giáo dục trường Trên 3 tuổi thì nội dung dạy
học (Bộ trưởng Bộ Khoa học
dỗ theo như “Cương lĩnh
giáo dục chỉ đạo) giáo dục mẫu giáo”
Thời gian học 9:00 – 14:00 / 10:00 – 15:00 7:30 – 19:00
Mục đích Giáo dục trẻ Chăm sóc trẻ
chính
Học phí Chung cho mọi đối tượng Tùy theo thu nhập phụ
huynh

Bảng 2:Mục đích giáo dục trẻ ứng với từng độ tuổi của Nhật Bản
Độ tuổi Mục đích giáo dục

74
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Ăn uống, bài tiết, ngủ, thay quần áo, vệ sinh
Chuyển từ thói quen sinh hoạt gia đình đến thói quen sinh hoạt ở nhà trẻ,
0 tuổi quen với cuộc sống nhà trẻ. (sự liên kết các quá trình là quan trọng) Tạo
lập thói quen sinh hoạt (Chuyển thành thói quen không ngủ buổi sáng)

Hoàn thành cai sữa (chuyển sang ăn bình thường)


Bắt đầu tập đi
Tập nói (từ đơn, 2 từ)

Ăn uống, bài tiết, ngủ, thay quần áo, vệ sinh


1 tuổi Tập chạy, phát triển các kỹ năng vận động, bắt đầu các hoạt động khám
phá

Học ngôn ngữ, quan tâm đến bạn bè


Tự đi vệ sinh
Ăn uống, bài tiết, ngủ, thay quần áo, vệ sinh
2 tuổi Nâng cao kỹ năng vận động, các hoạt động bắt chước
Thúc đẩy hoạt động ngôn ngữ
Bắt đầu các hoạt động thể hiện bản thân
Sức khỏe, xã hội, ngôn ngữ, vui chơi
Tạo lập thói quen cuộc sống cơ bản
3 tuổi Bước đầu thích nghi với sinh hoạt tập thể
Mở rộng kinh nghiệm cuộc sống
Bắt đầu biết sáng tạo
Sức khỏe, xã hội, ngôn ngữ, tự nhiên, âm nhạc, tạo hình
4 tu Niềm vui với việc đạt được mục đích, tự lập, tự tin, mở rộng phạm vi kinh
ổi
nghiệm cuộc sống
5 tu
ổi Tạo lập thói quen chuẩn bị đi học

75
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Quan tâm cao tới chữ cái

Hoạt động có ý đồ
6 tuổi Quan tâm đến mọi vật xung quanh.
Thái độ hợp tác

Bảng 3: So sánh tiêu chuẩn của Yochien và Hoikuen (về cơ sở vật chất và
bố trí giáo viên)
Tiêu Yochien Hoikuen
chuẩn

Cơ quan Bộ trưởng Bộ Giáo dục Khoa Bộ trưởng Bộ Phúc lợi lao động
học quyết định. (theo điều 3 quyết định (theo điều 45 Luật
ban hành
Luật Giáo dục trường học) phúc lợi nhi đồng)
tiêu chuẩn

Bố trí Những nhân viên cần thiết: Những nhân viên cần thiết: giáo
giáo viên Hiệu trưởng, giáo viên, y tá, viên, nhân viên y tế
nha sỹ, dược sỹ
Nhân viên không thường trực:
Nhân viên không thường nhân viên nấu ăn
trực: hiệu phó
Nhân viên nên có: nhân viên
dinh dưỡng, hỗ trợ dinh
dưỡng, nhân viên văn phòng

Số lượng Số lượng giáo viên Số lượng giáo viên


giáo viên Lớp cấp 1: 1 người 0 tuổi 1 giáo viên trên 3 trẻ
(số trẻ trong lớp cấp 1 phải 1,2tuổi 1 giáo viên trên 6 trẻ
dưới 35 trẻ)
3 tuổi 1 giáo viên trên 20 trẻ

76
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
4,5 tuổi 1 giáo viên trên 30
trẻ
Cơ sở vật Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
chất 〔Thiết bị cần phải có〕 〔Thiết bị cần phải có〕

○ Phòng học - Phòng chơi ○ Phòng học hoặc phòng


(Hoặc có thể dùng chung ) chơi(cho bé trên 2 tuổi)

○ Phòng giáo viên - Phòng y ○ Phòng nhũ nhi hoặc phòng


chơi tự do (cho bé dưới 2
tế ( Hoặc có thể dùng
tuổi)
chung)
○ Phòng y tế
○ Nhà vệ sinh
○ Nhà vệ sinh
○ Thiết bị đựng nước uống
○ Phòng bếp
○ Thiết bị để rửa tay, thiết bị
○ Sân chơi ngoài trời
để rửa chân
(Công viên gần đó hoặc có thể
○ Nơi vận động thay thế bằng khuôn viên của
Nơi vận động phải được đặt đền thờ)
trong khuôn viên trường
hoặc gần đó.

(theo khoản 2 điều 8 Tiêu


chuẩn xây dựng Yochien)

Diện tích Lớp cấp 1 180 m2 Không có tiêu chuẩn


nhà trẻ Lớp cấp 2 320 m2
Lớp cấp 3 100m2/1 lớp
trở lên

77
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Diện tích -- Phòng học: 1,98 m2 tương
phòng học đương 1 bé

(phòng Phòng nhũ nhi: 1,65 m2 tương


vui chơi) đương 1 bé

Diện tích Lớp cấp 1 330m2 3,3 m2 tương đương 1 bé


nơi vận Lớp cấp 2 360 m2 (trường hợp 105 bé của 3 lớp thì
động (khu Lớp Cấp 3 400 m2 346,5 m2)

vui chơi Lớp cấp 4 80 m2/1 lớp


ngoài trở lên

trời)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
Tiếng Việt
1. Bộ môn Nhật Bản học – Khoa Đông phương học, trường ĐH
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Bài giảng chuyên đề nghiên cứu
Nhật Bản, Lịch sử văn hóa – xã hội, NXB Thế giới

2. Ezva Vogel (1990), Hoa Kỳ học gì ở Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội

3. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2007), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế
giới

4. Nguyễn Văn Hồng (1996), Lịch sử giáo dục thời Minh Trị Duy Tân,
NXB Giáo dục
5. Nakayama Yatsuhiro (1979), Nhật Bản: Cường quốc phúc lợi, Tạp chí
nghiên cứu Nhật Bản, t.5, số 1

6. Đặng Xuân Kháng (1996), Terakoya – Chỗ dựa đầu tiên của nền giáo
dục hiện đại Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, (số 2), tr. 26 -29

7. Trần Thị Minh (2000), Giáo dục Nhật Bản: Những bài học kinh
nghiệm, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, (số 2), tr. 54-56

8. Trần Thị Nhung (1996), Những biện pháp, chính sách cơ bản tăng
cường sự phát triển của trẻ em Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, (số 4),
tr. 26-27

9. Luận văn Thạc sỹ: Lê Thị Hương (2013), Stress trong công việc của
giáo viên mầm non hiện nay, NXB Đại học Quốc gia

Tiếng Nhật
10. 木村明子、保育園・幼稚園で働く人たち、ぺりかん社、2012
11. 結城恵、幼稚園で子どもはどう育つか、有信堂、1998

12. 内田伸子・浜野隆、世界の子育て格差―子供の貧困は超えら

れるか、2 巻、金子書房、2012s

79
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
13. 池田光裕・山田千明、アジアの就学前教育、明石書店、2006
14. 浜野隆・三輪千明、発展途上国の保育と国際協力、東信堂、
2012
15. 泉千勢・汐見稔幸・一見真理子、世界の幼児教育・保育改革
と学力、明石書店、2006

16. 恒吉僚子、子どもの三つの「危機」、勁草書房、2008
17. 永井聖二・神長美津子(編集)、幼児教育の世界 (子ども社
会シリーズ)、学文社、2011

18. 森上史朗・渡辺英則・小林紀子、保育内容「人間関係」(最
新保育口座8)、ミネルヴァ書房、2009

19. 監修・無藤隆、幼稚園教育要領ハンドブック、学研、2008
年告示版

20. ローレンスマクドナルド、監修:広田照幸、世界から見た日
本の教育(20、リーディングス、日本の教育と社会)、日本図書セ
ンター、2006

21. 監修:広田照幸、学力問題・ゆとり教育(1、リーディング
ス、日本の教育と社会)、日本図書センター、2006

22. 久富陽子、保育実技(児童文化財の魅力とその活用・展開)、
萌文書林、2002
23. 全国保育協議会 編、保育年報、全社協、2009
24. 岩崎洋子著・近藤充夫監、体育あそび120、チャイルド本
社、2012

25. 磯部裕子、教育課程の理論(保育におけるカリキュラム・デ
ザイン)、萌文書林、2008

80
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy

26. 伊藤良高、新時代の幼児教育と幼稚園―理念・戦略・実践―、

晃洋書房、2009

27. 保育学年報、保育園と幼稚園との関係、フレーベル館、1988
28. 上野千鶴子、サヨナラ学校化社会、ちくま文庫、2008
29. 大津泰子、児童福祉、子どもと家庭を支援する、ミネルヴァ
書房、2010

30. 松原康雄、少子化時代の児童福祉、放送大学教育振興会、
2007
31. 辻井正、世界で一番幸せな子どもたちオランダの保育、オ
クターブ、2009
32. 相良敦子、モンテッソーリ教育を受けた子どもたち幼児の経
験と脳、河出書房新社、2009

33. 牧野カツコ・船橋惠子、国際比較にみる世界の家族と子育て、
ミネルヴァ書房、2010

34. 谷田貝公昭 (編集)、保育ミニ辞典、一藝社、2007


35. 民秋言、保育者論、建帛社、2000

Tham khảo Internet:


36. Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://www.moet.gov.vn/
37. Trang web của Bộ Lao động Thương binh Xã hội:
http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/Trangchu.aspx
38. Trang web của Tổng Cục Thống kê:
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
39. Thông tin về các văn bản luật của Việt Nam:
http://www.thuvienphapluat.vn

81
“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh vớiViệt Nam”
Vũ Thu Thủy
40. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Việt Đông Bắc Á:
http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=831
41. Sách trắng của Bộ Khoa học Giáo dục Nhật Bản:
http://www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/others/detail/1317591.htm

82

You might also like