Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

VẤN ĐỀ 1:

KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT


QUỐC TẾ

Tại sao có sự khác nhau giữa luật quốc tế và công pháp quốc tế?

I. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ

1. Định nghĩa

- Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật.

- Do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận (thực chất là
sự “mặc cả” giữa các bên vì còn phải xem xét đến lợi ích quốc gia) xây dựng trên
cơ sở tự nguyện và bình đẳng.

- Nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi
lĩnh vực của đời sống quốc tế.

2. Đặc điểm

2.1. Chủ thể Luật Quốc tế

- Là các thực thể (bằng ý chí của mình) tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế
một cách độc lập.

- Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế.

- Có khả năng gách vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của
chủ thể gây ra.

- Đặc điểm: bình đẳng.

* Chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm 4 nhóm: Quốc gia, Các tổ chức quốc tế
liên chính phủ, Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, Các chủ thể
đặc biệt khác.

a, Quốc gia (dưới góc độ quốc tế):

 Lãnh thổ xác định: không gian thuộc chủ quyền quốc gia.
 Dân cư: những người sinh sống trên lãnh thổ quốc gia.
 Chính quyền: thực hiện quyền lực thực sự trong lãnh thổ quốc gia.
 Tham gia quan hệ quốc tế: thiết lập quan hệ với các chủ thể khác.
 Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý (quyền tối cao trong lãnh thổ;
quyền độc lập trong quan hệ quốc tế) của quốc gia.
 Quyền năng: quyền năng gốc (tức là quyền năng do chính quốc gia đó tự có
mà không cần ai trao cho).

=> Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi tham gia vào
quan hệ quốc tế.

b, Các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

 Cơ sở hình thành: Điều ước quốc tế.


 Thành viên: chủ thể của luật quốc tế. (Khác với thành viên của các tổ chức
phi chính phủ ở chỗ: thành viên của tổ chức phi chính phủ là cá nhân hoặc
pháp nhân đến từ các quốc gia khác nhau).
 Được thành lập với mục đích nhất định.
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
 Quyền năng: quyền năng phái sinh sinh ra từ quyền năng gốc từ các thành
viên.

c, Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết.

 Thuật ngữ “dân tộc”?


 Giai đoạn quá độ hình thành quốc gia.
 Quyền năng chủ thể hạn chế.

d, Các chủ thể đặc biệt khác.

 Tòa thành Vaticăng.


 Vũng lãnh thổ: Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan,…

=> Quyền năng chủ thể hạn chế: Tham gia một số quan hệ quốc tế.

2.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế

- Quan hệ xã hội mang tính liên quốc gia, liên chính phủ giữa các chủ thể với nhau.
- Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể.

- Mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

=> Các chủ thể không tham gia vào QHQT đó nhưng vẫn bị QHQT điều chỉnh do
được toàn thể cộng đồng công nhận, mệnh lệnh bắt buộc chung để đảm bảo quyền
và lợi ích chung của nhân loại.
4.? Không có thỏa thuận thì có Luật Quốc tế không? Liệu luật QT có thể ban
hành do một tổ chức khác chứ không phải do sự thảo luận của các QG khác
không?

2.3. Cơ chế xây dựng Luật Quốc tế


* Cơ chế xây dựng LQT là thỏa thuận. Trong LQT không có cơ quan lập pháp
chuyên trách (Vì LQT là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể LQT điều chỉnh,
mọi chủ thể đều bình đẳng như nhau).
Biện pháp xây dựng:

- Đàm phán:

+ Đàm phán công khai, kí kết Điều ước quốc tế (thỏa thuận công khai)

+ Đàm phán thông qua dự thảo của 1 bên đề xuất hoặc của Ủy ban Liên hợp quốc
đề xuất lên dự thảo,… (thỏa thuận ngầm định)

- Thừa nhận thực tiễn chung có giá trị bắt buộc là luật (luật tập quán quốc tế -
không văn bản),…

2.4. Cơ chế thực thi Luật Quốc tế

- Cơ chế tự thực thi: chính các chủ thể thỏa thuận ra LQT phải thực thi luật đó.

Không có bộ máy cưỡng chế -> Cơ chế tự cưỡng chế (khi có vi phạm thì chính
chủ thể còn lại của LQT sẽ cưỡng chế chủ thể vi phạm LQT).

? ? Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an có tính chất bắt buộc (xem trong Hiến
chương của Liên hợp quốc) thì Hội đồng Bảo an có phải cơ quan cưỡng chế trong
LQT không?=> Hội đồng Bảo an không phải là cơ quan cưỡng chế, bởi vì nó
chỉ là cơ quan can thiệp vì hoa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp
giữa các bên chủ thể.

- Hình thức cưỡng chế:

 Cưỡng chế riêng lẻ.


 Cương chế tập thể.

- Biện pháp cưỡng chế:

 Biện pháp cưỡng chế quân sự.


 Biện pháp cưỡng chế mang tính chính trị - ngoại giao.
 Biện pháp mang tính chất kinh tế (trừng phạt, phong tỏa kinh tế,…)
 Dư luận tiến bộ.

3. Quy phạm pháp luật quốc tế

3.1. Định nghĩa

- Là các quy tắc xử sự.

- Được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể LQT.

- Có giá trị ràng buộc các chủ thể đó với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm
pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.

3.2. Phân loại

* Phạm vi tác động:

- Quy phạm song phương.

- Quy phạm đa phương khu vực.


- Quy phạm đa phương toàn cầu.

* Hình thức thể hiện:

- Quy phạm điều ước quốc tế.

- Quy phạm tập quán quốc tế.

* Giá trị hiệu lực:


- Quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (Jus cogens):

 Có giá trị pháp lý tối cao trong LQT.


 Có hiệu lực bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, mọi lĩnh vực.
 Chỉ bị thay thế vởi quy phạm cùng tình chất.

- Quy phạm tùy nghi (quy phạm thông thường):

 Có giá trị pháp lý thấp hơn và không được trái với các quy phạm Jus cogens.
 Ràng buộc + một số chủ thể + một số lĩnh vực.
 Có thể bị thay thế.

3.3. Mối quan hệ với quy phạm khác

- Quy phạm LQT – quy phạm chính trị.

- Quy phạm LQT – quy phạm đạo đức.

II – MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA

1. Các học thuyết về mối quan hệ

* Thuyết nhất nguyên (Monist theory):

Luật quốc gia và Luật quốc tế: tồn tại với tư cách là hai bộ phận của một hệ
thống pháp luật thống nhất. Bộ phận này phụ thuộc vào bộ phận kia.

* Thuyết nhị nguyên (Dualist theory):

Luật quốc tế và Luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập, song song
tồn tại không có mối quan hệ với nhau.

2. Cơ sở mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia

- Mối quan hệ giữa hai chức năng của Nhà nước.

- Sự tham gia của Nhà nước trong quá trình xây dựng.

- Vai trò chung của hai hệ thống pháp luật.

- Nguyên tắc Pacta sunt servanda.

3. Nội dung mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia
- Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến quá trình xây dựng phát triển và thực thi
Luật quốc tế.

- Luật quốc tế tác động đến sự phát triển và hoàn thiện Luật quốc gia.

VẤN ĐỀ 2:

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

I – KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1. Định nghĩa

- Nghĩa hẹp: Nguồn của LQT là những hình thức pháp lý chứa đựng hoặc biểu
hiện sự tồn tại của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của
LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh
các quan hệ giữa các chủ thể của LQT với nhau.

- Nghĩa rộng: Nguồn của LQT không chỉ bao gồm các hình thức pháp lý chứa
đựng hoặc biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế mà
còn bao gồm tất cả những yếu tố là nguồn gốc hình thành các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật quốc tế.

2. Cơ sở xác định nguồn của LQT

* Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 38 quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp
quốc xác định 5 loại nguồn của LQT:

 Điều ước ước quốc tế


 Tập quán quốc tế
 Nguyên tắc pháp luật chung
 Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
 Học thuyết về LQT

* Cơ sở thực tiễn:

 Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.


 Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
3. Phân loại nguồn của LQT

* Nguồn cơ bản:

- Điều ước quốc tế.

- Tập quán quốc tế.

* Nguồn bổ trợ:

- Các nguyên tắc pháp luật chung.

- Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.

- Phán quyết của cơ quan tài phán.

- Học thuyết của các tác giả.

- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.

II – ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1. Khái niệm

- ĐN: Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được kí kết chủ yếu bằng văn bản giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của LQT được LQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào
việc nó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhát hay hai hoặc nhiều văn kiện có
mối quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó.

* Đặc điểm của điều ước quốc tế:

- Chủ thể: Các chủ thể của LQT

- Hình thức:

+ Bên trong: ngôn ngữ, cấu trúc, tên gọi.

+ Bên ngoài: chủ yếu bằng văn bản.

- Nội dung: quyền và nghĩa vụ.

- Luật điều chỉnh: Luật quốc tế.

- Ngôn ngữ:

+ Nguyên tắc: Thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ.


+ Điều ước quốc tế song phương: Ngôn ngữ của các bên.

+ Điều ước quốc tế đa phương: Thường là 6 ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp
quốc.

- Cấu trúc điều ước quốc tế:

Phần mở đầu -> Nội dung chính -> Phần cuối cùng -> Phần phụ lục

- Tên gọi của điều ước quốc tế không phản ánh giá trị hiệu lực pháp lý của điều
ước quốc tế.

2. Trình tự ký kết

a, Thẩm quyền ký kết

- Đại điện đương nhiên:

 Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
 Các trưởng đoàn ngoại giao.
 Đại diện cho quốc gia tại một Hội nghị quốc tế hoặc một Tổ chức quốc tế.

- Đại diện thoe ủy quyền => Thư ủy quyền (Full powers)

b, Trình tự ký kết

THẢO LUẬN:

Câu 1: Phân biệt điều ước quốc tế với các hình thức thỏa thuận quốc tế khác
Điều ước quốc tế Thoả thuận quốc tế
Một bên là cơ quan nhà nước ở
Một bên là quốc gia (nhân danh Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ
Nhà nước hoặc chính phủ), một quan Trung ương của tổ chức. một
bên là các chủ thể của luật quốc bên là Quốc hội, cơ quan của Quốc
tế như quốc gia khác, tổ chức hội, cơ quan giúp việc của Quốc
quốc tế liên chính phủ, dân tộc hội, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát
Chủ thể
đang đấu tranh giành quyền tự tối cao, bộ, cơ quan thuộc Chính
quyết, chủ thể đặc biệt khác phủ hoặc cơ quan tương đương;
=> Như vậy tất cả các chủ thể chính quyền địa phương; tổ chức
tham gia điều ước quốc tế đều nước ngoài
là chủ thể của luật quôc tế => Như vậy không phải tất cả chủ
thể đều là chủ thể của luật quôc tế
Chỉ được thỏa thuận về những vấn
Được thỏa thuận về mọi lĩnh đề nằm trong phạm vi chức năng,
Nội vực thuộc đời sống quốc tế nhiệm vụ, quyền hạn của mình trừ
dung Như vậy nội dung thỏa thuận một số nội dung.
rộng hơn Như vậy nội dung thỏa thuận hẹp
hơn
Khi ký kết cần phải phê chuẩn,
Không phải phê chuẩn, phê duyệt
Ký kết phê duyệt những thỏa thuận
dẫn tới kí kết sẽ đơn giản hơn
giữa các bên phức tạp hơn
Có thể gia nhập điều ước quốc Không được gia nhập những thỏa
Gia
tế mà mình không tham gia ký thuận mà mình không tham gia ký
nhập
kết kết
Được áp dụng bảo lưu đối với
điều ước quốc tế nhằm loại trừ
hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý Không được bảo lưu thỏa thuận
Bảo lưu
của một hoặc một số quy định quốc tế
trong điều ước quốc tế khi áp
dụng
hiệp ước, công ước, hiệp định,
Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản
định ước, thỏa thuận, nghị định
thỏa thuận, Biên bản trao đổi,
Tên gọi thư, bản ghi nhớ, công hàm trao
Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp
đổi hoặc văn kiện có tên gọi
tác hoặc tên gọi khác.
khác
Luật
điều
chỉnh
Giá trị
pháp lý
- Có thể tồn tại dưới 2 hình
thức:
+ Điều ước quốc tế tồn tại dưới
Hình dạng thành văn được thể hiện
Chỉ tồn tại dưới dạng văn bản.
thức bằng văn bản.
+ Điều ước quốc tế dưới dạng
bất thành văn gọi là hiệp ước
quân tử.

Câu 2: Trình bày tác động của các yếu tố khách quan đến hiệu lực của điều
ước quốc tế.

* Những tác động mang tính chất khách quan, dẫn đến hệ quả điều ước chấm dứt
hoàn toàn:

- Do đối tượng của điều ước đã bị hủy bỏ hoặc không còn tồn tại hoặc do việc xuất
hiện một quy phạm bắt buộc chung của luật quốc tế (Jus cogens).

- Thay đổi hoàn cảnh cơ bản (Điều 62) Riêng trường hợp do có sự thay đổi cơ bản
các hoàn cảnh (Rebus sic stantibus) thì theo Điều 62 Công ước Viên năm 1969 một
quốc gia có thể viện dẫn một sự thay đổi cơ bản các điều kiện, hoàn cảnh hiện tại,
so với các điều kiện, hoàn cảnh đã tồn tại vào lúc ký kết điều ước quốc tế mà các
bên đã không dự kiến được để có cơ sở hay lý do chấm dứt, rút ra khỏi điều ước.
Tuy nhiên, các quốc gia không thể viện dẫn sự thay đổi này để hủy bỏ hoặc đình
chỉ hiệu lực của điều ước về xác lập biên giới (Ngoài ra, nếu sự thay đổi cơ bản về
hoàn cảnh là do sự vi phạm của chính bên đã nêu ra lý do thì điều ước vẫn có hiệu
lực thực hiện.)

- Xuất hiện quy phạm bắt buộc chung của LQT mà ĐƯQT trái với quy phạm này.

Câu 3: Các nhận định sau là đúng hay sai?


1. Tên gọi cụ thể của một điều ước quốc tế sẽ do các quy định của Công ước
viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế điều chỉnh.
- Sai -> Điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước viên 1969.
- Hiện nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Không bắt buộc quy định về tên gọi mà
do các bên thỏa thuận, tuy nhiên tên sẽ không được đặt tùy tiện, sẽ phải tuân thủ
quy định về cách đặt tên.

?? Tiêu chuẩn nào để đặt tên là Công ước -> Số lượng chủ thể tham gia rất
đông.
? ? Tiêu chuẩn đặt tên Hiệp ước/Hiệp định -> Số lượng chủ thể tham gia ít, chủ
yếu là song phương.
? ? Hiến chương của LHQ có phải điều ước quốc tế không -> Có. Nó là điều
ước quốc tế đặc biệt vì nó quy định về cơ cấu tổ chức chính phủ của các thành
viên, tổ chức liên chính phủ.

2. Điều ước quốc tế về xác lập biên giới quốc gia sẽ bị huỷ bỏ khi giữa các quốc
gia thành viên của điều ước xảy ra chiến tranh.
- Sai -> Khoản 2 Điều 62 Luật Công ước viên 1969.

3. Khi tham gia vào 1 điều ước quốc tế, quốc gia sẽ đương nhiên có quyền bảo
lưu đối với điều ước quốc tế đó.
- Sai.

- Việc bảo lưu không phải đương nhiên. Mặc dù đây là quyền của các quốc gia
tham gia vào kí kết nhưng quyền này bị hạn chế trong trường hợp nhất định.

 Khi công ước không cho phép bảo lưu.


 Chỉ cho phép bảo lưu hạn chế một số điều khoản.
? Hành vi của Nga đưa quân đội vào Ukaraina, muốn đánh giá hành vi này
thì ta đánh giá vào đâu?

? Đánh giá vấn đề chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa thì căn cứ vào
đâu?

4. Cách thức thực hiện điều ước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế:

 Áp dụng trực tiếp.


 Chuyển hóa điều ước quốc tế.

(Khi tham giao vào điều ước, trừ khi trong chính điều ước quy định cách thực hiện
thì các quốc gia có quyền triển khai các biện pháp để điều ước được thực hiện).

Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016: “Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất
của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi chấp nhận sự ràng
buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định toàn bộ hoặc một phần điều ước
quốc tế đó đối với cơ quan, áp dụng trực tiếp tổ chức, cá nhân trong trường hợp
quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc
kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để
thực hiện điều ước quốc tế đó.”

=> Cách thức chuyển hóa điều ước quốc tế (quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước
quốc tế đó) được áp dụng thực tế nhiều hơn ở VN, tuy rằng vẫn có cách thức áp
dụng trực tiếp nhưng còn nhiều hạn chế.

III – TẬP QUÁN QUỐC TẾ

1. Khái niệm

- Là hình thức pháp lý chứa đựng những quy tắc xử sự chung.

- Hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế. (Khác với điều ước quốc tế về con
đường hình thành là đàm phám, kí kết, hành vi ràng buộc).
- Được các chủ thể của Luật Quốc tế thừa nhận là luật (Tập quán quốc tế hình
thành bằng thỏa thuận ngầm định).

2. Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế

- Yếu tố vật chất: Quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

 Thực tiễn của những chủ thể nào?


 Hình thức của thực tiễn?
 Khoảng thời gian và tính thống nhất, rộng rãi của thực tiễn?

- Yếu tố tinh thần: Được thừa nhận có giá trị pháp lý ràng buộc.

 Có cần xét đến yếu tố tinh thần?


 Bằng chứng về sự thừa nhận là luật?

- Quy tắc xử sự (liên tục về thời gian, phổ biến, nhất quán về hành vi) -> Tiền lệ
(được thừa nhận là “luật) -> Tập quán quốc tế.

-? Quá trình hình thành tập quán quốc tế đó có công khai không hay ngầm
định?

3. Con đường hình thành tập quán quốc tế

1. Từ thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế.
2. Từ thực tiễn thực hiện nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
3. Từ thực tiễn thực hiện phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
4. Từ thực tiễn thực hiện điều ước quốc tế.
5. Từ học thuyết của các luật gia danh tiếng về luật quốc tế.

- Nguyên tắc pháp luật chung, được các quốc gia văn minh công nhận (Điều 38
Khoản 1 Điểm c Quy chế ICJ)

IV – CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Bổ trợ: - Cơ sở hình thành.

- Làm sáng tỏ nội dung luật cơ bản.

- Để xác định sự tồn tại của điều ước hoặc tập quán.
1. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.

- Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế là gì?

- Phán quyết của cơ quan tài phán nào?

2. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.

- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ là gì?

- Nghị quyết của tổ chức quốc tế nào?

3. Học thuyết của các luật gia nổi tiếng.

- Học thuyết của các luật gia nổi tiếng là gì?

- Học thuyết của các luật gia nào?

4. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.

- Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia là gì?

- 3 yếu tố:

 Do người/cơ quan thẩm quyền đại diện quốc gia đưa ra.
 Hướng đến các chủ thể cụ thể của luật quốc tế.
 Làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho quốc gia đó.

- Bao gồm những hành vi:

 Hành vi công nhận.


 Hành vi cam kết.
 Hành vi phản đối.
 Hành vi từ bỏ.
 Hành vi chấp nhận nghĩa vụ…

THẢO LUẬN:

Câu 1: Phân biệt quyền ký kết và thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế?

Quyền ký kết Thẩm quyền ký kết


Mức độ, khả năng ký kết Quyền năng kí kết của
của chủ thể LQT các chủ thể LQT: quốc
gia là chủ thể có khả
năng ký kết rộng rãi nhất,
toàn diện nhất; các chủ
thể khác chỉ được ký
trong phạm vi nhất định.

Câu 2: Trong hệ thống nguồn cơ bản của LQT, giữa điều ước quốc tế và tập
quán quốc tế thì loại nguồn nào được xác định là loại nguồn có giá trị pháp lý
cao nhất. Giải thích tại sao?

Câu 3: “Trong trường hợp có điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cùng điều
chỉnh về một vấn đề, với ưu thế của mình, điều ước quốc tế sẽ ưu tiên được áp
dụng”. Hãy bình luận nhận định trên và chỉ ra những ưu thế của mỗi loại
nguồn cơ bản?

- Câu 13 và Câu 15 (Vấn đề 2 Hướng dẫn học CPQT).

* Chia thành 2 trường hợp:

- Khi một vấn đề xảy ra cùng có điều ước và tập quán điều chỉnh:

 Điều chỉnh vấn đề giống nhau thì áp dụng cái nào cũng được, nhưng ưu tiên
điều ước (thành văn).
 Cùng một vấn đề có điều ước và tập quán điều chỉnh nhưng 2 cái điều chỉnh
khác nhau (điều ước một kiểu, tập quán một kiểu) thì áp dụng thỏa thuận.
Nếu 2 bên chủ thể không thỏa thuận được thì ký một điều ước quốc tế mới
(để thỏa thuận lại) nhưng cách này nhiều khi không đạt được hiểu quả vì bản
chất của điều ước là thỏa thuận mà khi này 2 bên đã không thảo thuận được;
phải dùng các biện pháp phi tài phán là tài phán quốc tế và tòa án quốc tế,
các nguồn bổ trợ.

* Ưu nhược điểm:

- Điều ước hình hành nhanh hơn, điều chỉnh kịp thời hơn, điều chỉnh trong bất kì
vấn đề nào.

- Tập quán thì điều chỉnh vấn đề cũ hơn, trong phạm vi hẹp hơn. Vì nó được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần nên thường được áp dụng như lẽ đương nhiên. Tập
quán góp phần hình thành điều ước, mở rộng hiệu lực với bên thứ ba; giúp mở
rộng phạm vi hiệu lực áp dụng điều ước quốc tế.

Câu 4: So sánh điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?

- Công ước viên 1969 chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau mà
không điều chỉnh các chủ thể khác của LQT. Ví dụ: Việt Nam ký kết hiệp ước với
Hoa Kỳ, Trung Quốc.

- Công ước viên 1986 điều chỉnh tất cả các chủ thể của LQT. Ví dụ: Việt Nam ký
kết hiệp ước với WTO, ASEAN,…

So sánh Tập quán Quốc tế Điều ước Quốc tế

- Cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế đều là kết quả của sự thống
nhất ý chí của các chủ thể liên quan; chúng đều hình thành từ sự thỏa
Giống
thuận của các bên l liên quan; đều là nguồn chứa đựng quy phạm pháp
nhau
luật quốc tế; là công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp
tác quốc tế.

- Đều tồn tại dưới dạng thức

- Đều hình thành trên cơ sở của sự thoả thuận.

- Chủ thể của tập quán quốc tế và điều ước quốc tế đều là chủ thể của
LQT nói chung.

- Khi được chủ thể kí kết thì đều có giá trị bắt buộc thực hiện.

Khái - Là quá trình chuyển hóa từ l - Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên về
niệm luật bất thành văn luật thành luật điều ước quốc tế.
văn.

- Tập quán quốc tế là những thỏa - Điều ước quốc tế có thể tồn tại dưới 2
thuận mang tính chất ngầm định, dạng thức là thành văn và bất thành
Về hình
bất thành văn. văn (chủ yếu là thành văn), là thỏa
thức
thuận công khai và được thể hiện dưới
hình thức văn bản hoặc không nhất
thiết phải thể hiện bằng văn bản.

Quá - Tốc độ hình thành điều - Còn điều ước chỉ cần một sự kiện duy
trình ước quốc tế nhanh hơn tập nhất là sự ký kết hay tham gia của các
hình quán quốc tế vì tập quán chủ thể theo đúng trình tự, thủ tục. Thời
thành muốn được hình thành phải gian hình thành điều ước nhanh hơn,
trải qua quá trình lâu dài thông theo sát được sự vận động của các quan
qua nhiều sự kiện liên tiếp, hệ quốc tế.

Sửa đổi, Vấn đề sửa đổi, bổ sung trong Vấn đề sửa đổi, bổ sung trong điều ước
bổ sung lâu dài hơn rất nhiều so với điều đơn giản hơn rất nhiều so với tập quán,
ước quốc tê. vì điều ước tồn tại dưới hình thức văn
bản.

Giá trị Có giá trị áp dụng thấp hơn điều Có giá trị áp dụng ưu thế hơn
áp dụng ước quốc tế.

Điều - Tập quán quốc tế phải được áp -Điều ước quốc tế phải được ký kết trên
kiện có dụng 1 thời gian dài trong thực cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các
hiệu lực tiễn quan hệ quốc tế. chủ thể luật quốc tế với nhau.
- Tập quán quốc tế phải được - Được ký kết phải phù hợp với thủ tục
thừa nhận rộng rãi như những thẩm quyền theo quy định của các bên
quy phạm mang tính bắt buộc. ký kết

- Tập quán quốc tế phải có nội - Phải có nội dung phù hợp với các
dung phù hợp với các nguyên tắc nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, luật
cơ bản của luật quốc tế quốc gia ký kết

Câu 5: “Trong một số trường hợp, tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều
ước quốc tế và ngược lại”. Hãy cho một ví dụ để chứng minh khằng định trên?

- Quyền ưu đãi lãnh sự ngoại giao.

- Công ước Luật Biển 1982.

Câu 6: Trình bày về các loại nguồn bổ trợ của Luật Quốc tế. Cho ví dụ cụ thể
với mỗi loại. Lý giải tại sao lại gọi là nguồn bổ trợ (hay phương tiện bổ trợ
nguồn).

- 4 lại nguồn:

- Nguồn bổ trợ nào là nguồn quan trọng nhất? -> Phán quyết của cơ quan tài phán
quốc tế.

Câu 7: “Một tập quán quốc tế sẽ không còn tồn tại khi nó được các chủ thể
pháp điển hóa vào trong một điều ước quốc tế”. Khẳng định này đúng hay sai?
Tại sao?

VẤN ĐỀ 3:

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

* Sự khác biệt rõ nét nhất về tính chất của Hiến chương LHQ 1945 và Tuyên bố
về các nguyên tắc của LQT 1970:
- Hiến chương LHQ là điều ước quốc tế, còn Tuyên bố 1970 thì không phải.

- Hiến chương mang tính chất định khung, Tuyên bố 1970 giải thích cụ thể hơn các
nguyên tắc trong hiến chương.

I – KHÁI NIỆM CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1. Định nghĩa

- ĐN: Các nguyên tắc cơ bản của LQT là những quan điểm, tư tưởng chính trị -
pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, xuyên suốt và có giá trị bắt buộc chung
(Jus Cogens) đối với mọi chủ thể của LQT.

2. Đặc điểm của các NTCB của LQT

- Tính mệnh lệnh bắt buộc chung.

 Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi chủ thể phải tuân thủ.
 Không thể thỏa thuận việc thực hiện hay không.
 Không tuân thủ NTCB -> vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.

- Tính chuẩn mực:

 Là thước đo xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống PLQT.
 Là chuẩn mực áp dụng trong tất cả các lĩnh vực, mọi ngành Luật của LQT.

- Tính hệ thống và có mối quan hệ biện chứng:

 Các nguyên tắc không tồn tại đơn lẻ mà theo hệ thống. Sự vi phạm/tuân thủ
1 nguyên tắc sẽ có tác động đến các nguyên tắc khác.
 Nội dung của nguyên tắc này gắn kết, lồng ghép với các nguyên tắc khác.

- Ghi nhận rộng rãi:

 Được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế và tồn tại dưới dạng Tập quán
quốc tế.

3. Vai trò, ý nghĩa của các NTCB của LQT

- Là cơ sở để xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế.

- Là căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp quốc tế.


- Là công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
LQT, qua đó góp phần duy trì trật tự pháp lý quốc tế.

- Là hạt nhân của toàn thể hệ thống LQT, là thước đo giá trị hợp pháp của các
nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế.

4. Phân loại các NTCB của LQT

* Các nguyên tắc cơ bản:

- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Nhóm các nguyên tắc
truyền thống
- Pacta Sunt Servanda.

- Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nhóm các
- Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. nguyên tắc
hình thành
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các QG khác.
trong thời
- Các QG có nghĩa vụ hợp tác. kỳ LQT
hiện đại.
- Dân tộc tự quyết.

II – CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN THỐNG

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các QG.

- Khoản 1 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Liên hiệp quốc được xây dựng trên nguyên
tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên”.

* Nội dung của nguyên tắc:

- Chủ quyền QG:

 Lãnh thổ.
 Dân cư.
 Chính phủ.
 Khả năng tham gia quan hệ quốc tế.
 Thuộc tính chính trị pháp lý.

- Quốc gia -> Thuộc tính chính trị - pháp lý -> Chủ quyền quốc gia.
 Đối nội: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ.
 Đối ngoại: Quyền độc lập của quốc gia trong việc thiết lập quan hệ quốc tế.

- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền khẳng định, mỗi quốc gia trên thế giới không
phân biệt về vị trí địa lý, chế độ chính trị, kinh tế - văn hóa – xã hội… đều là
những chủ thể độc lập và bình đẳng, được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa
vụ quốc tế như nhau trong quan hệ quốc tế.

- Trong 7 ng.tắc cơ bản thì có ng.tắc có loại lệ, có ng.tắc thì mang tính chất tuyệt
đối (không có ngoại lệ).

- Trình bày về các ng.tắc bao gồm:

 Cơ sở pháp lý
 Nội dng nguyên tắc
 Ngoại lệ của nguyên tắc/Đối với ng.tắc không có ngoại lệ thì phải giải thích
tại sao không có ngoại lê.

* Ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền:

- TH1: Các quốc gia tự hạn chế chủ quyền của mình.

- TH2: Các quốc gia bị hạn chế chủ quyền của mình.

2. Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda

* Cơ sở pháp lý:

- Điều 26, Điều 27 Công ước viên 69.

- Khoản 2 Điều 2 Hiến chương LHQ.

* Nội dung của nguyên tắc:

- Nghĩa vụ thực hiện một cách tự nguyện và có thiện chí; triệt để, không do dự
các điều ước quốc tế và nghĩa vụ quốc tế được xác lập theo luật pháp quốc tế.

- Không viện dẫn sự khác biệt của pháp luật quốc gia để từ chối thức hiện nghĩa
vụ quốc tế đã cam kết.
- Không được kí kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ trong điều ước quốc
tế hiện hành mà quốc gia đã kí kết trước đó.

- Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không ảnh hưởng đến các hiệu lực/quan hệ điều
ước giữa các quốc gia.

* Ngoại lệ của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda:

- Đối tượng của điều ước quốc tế không còn tồn tại hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn.

- Khi điều ước quốc tế có nội dung xung đột với các quy phạm Jus Cogens trong
Hiến chương LHQ cũng như các nguyên tắc cơ bản của LQT.

- Quốc gia có quyền từ chối thực hiện điều ước quốc tế khi có sự thay đổi cơ bản
của hoàn cảnh (Điều khoản Rebus sis stantibus).

- Xuất hiện quy phạm Jus Cogens mới mà nội dung của cam kết quốc tế trái với
quy phạm mới hình thành.

- Khi có sự vi phạm nghiêm trọng của một bên cam kết thì các thành viên khác có
quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ của điều ước quốc tế đó.

III – CÁC NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH TRONG THỜI KỲ LQT HIỆN
ĐẠI

1. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế

* Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ.

* Nội dung của nguyên tắc:

- Vũ lực là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc phi vũ trang để tấn công bất
hợp pháp vào chủ quyền của quốc gia khác.

- Đe dọa sử dụng vũ lực:

 Dùng sức mạnh vũ trang để gây sức ép với QG khác.


 Tập trung quân đội, tập trận ở sát khu vực biên giới.
 Triển khai các hoạt động ứng dụng năng lượng hạt nhân nguyên tử như làm
giàu uranium không vì mục đích hòa bình.
=> Nhằm đe dọa quốc gia khác, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh của quốc gia đó.

- Nội dung chính của nguyên tắc:

 Cấm các hành vi xâm chiếm lãnh thổ trấn áp bằng vũ lực quốc gia khác một
cách trái với các quy định của LQT.
 Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành
chiến trah xâm lược chống quốc gia thứ ba.
 Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi
tài trợ, tổ chức, khuyến khích khủng bố, các lực lượng vũ trang phi chính
quy, lính đánh thuê tại các quốc gia khác.

* Ngoại lệ của nguyên tắc:

VẤN ĐỀ 4:

DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

I – KHÁI NIỆM DÂN CƯ

1. Định nghĩa

- Dân cư là tổng hợp những người simh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia
nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.

- Bao gồm:

 Công dân quốc gia: là những người có quốc tịch của quốc gia đó.
 Người nước ngoài: là người có quốc tịch của quốc gia khác hoặc người
không có quốc tịch của quốc gia sở tại (không có quốc tịch hoặc có 2 hay
nhiều quốc tịch – tình trạng pháp lý đặc biệt về quốc tịch).

II – THỰC HIỆN CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÔNG DÂN

1. Quốc tịch

- CSPL: Điều 15 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của ĐHĐ Liên hợp
quốc năm 1948.
- ĐN: Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý 2 chiều, được xác lập giữa cá nhân với 1
quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và
quốc gia mà họ là công dân.

- Đặc điểm:

+ Tính ổn định và bền vững:

 Thời gian: gắn bó với cá nhân từ khi họ sinh ra đến lúc họ chết đi (trừ trường
hợp khác)
 Không gian: cá nhân là công nhân ở lãnh thổ 1 quốc gia thì dù đi đến bất kì
quốc gia nào cũng có quốc tịch của quốc gia của mình.

+ Tính cá nhân: gắn với 1 cá nhân nhất định được chính phủ quốc gia đó công
nhận.

+ Được điều chỉnh bởi LQT và LQG: quốc tịch là chế định để thể hiện chủ
quyền của quốc gia với công dân.

+ Mối liên hệ pháp lý 2 chiều giữa công dân với quốc gia và ngược lại: đặc
điểm rất quan trọng thể hiện sự gắn bó, cống hiến của cá nhân với quốc gia và sự
bảo hộ của quốc gia với công dân. (quyền và nghĩa vụ của công dân với quốc gia
và lợi ích mà quốc gia trao cho công dân)

2. Các cách hưởng quốc tịch

a, Hưởng quốc tịch do sinh ra

- Nguyên tắc nơi sinh (các quốc gia Châu Mỹ Latinh đang áp dụng): Quốc tịch của
trẻ em khi sinh ra được xác định theo nơi sinh, không phụ thuộc quốc tịch của bố
mẹ.

- Nguyên tắc huyết thống (Châu Á và Châu Âu): Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra
được xác định theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh.

- Việt Nam áp dụng linh hoạt cả 2 nguyên tắc nhưng ưu tiên nguyên tắc huyết
thống. Nguyên tắc nơi sinh được áp dụng với VN trong trường hợp không tìm thấy
cha mẹ hoặc cha mẹ không có quốc tịch (Điều 17 Luật quốc tịch 2008).

b, Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch


- Do xin vào quốc tịch:

 Điều kiện về độ tuổi (điều kiện đầu tiên và rất quan trọng): Việt Nam và hầu
hết các quốc gia quy định là 18 tuổi (trừ Trung Quốc quy định là 20 tuổi).
 Điều kiện về thời gian cư trú: Tùy theo mỗi quốc gia quy định -> Để tìm
hiểu về các quyền và nghĩa vụ, lợi ích quốc gia, để kiểm chứng xem cá nhân
đó có xứng đáng với quốc tịch quốc gia đó không. Việt Nam quy định 5 năm
kể từ thời điểm làm đơn xin gia nhập quốc tịch.
 Điều kiện về nhân thân: Những cá nhân có điều kiện cá nhân tốt, trong sạch
về mặt đạo đức, không có tiền án tiền sự,…
 Điều kiện về tài chính: Pháp luật VN quy định điều kiện tài chính phù hợp
và đảm bảo điều kiện cuộc sống ở lãnh thổ nước ta. Một số quốc gia khác
đặt điều kiện tài chính lên trên như: Malta, Donimica – Caribbean, Grenada,
… (làm lỏng lẻo đi mối liên hệ pháp lý 2 chiều của công dân và quốc gia).
 Điều kiện về ngôn ngữ: cần hiểu biết và đủ để hòa nhập vào cuộc sống của
nước ta.
 Điều kiện khác: coi như điểm cộng của các quốc gia (các đời tổng thống,
văn hóa,…).

- Do kết hôn với người nước ngoài:

 Độ tuổi: tùy theo các quốc gia quy định.


 Không mất năng lực hành vi dân sự.
 Sự tự nguyện của các bên.
 Không thuộc đối tượng bị cấm kết hôn (kết hôn giả tạo, kết hôn với người đã
có vợ hoặc chồng, kết hôn cùng dòng máu trực hệ,…).

- Do được người nước ngoài nhận làm con nuôi: tiềm tàng những nguy cơ đối
với đứa trẻ.

c, Hưởng quốc tịch do sự lựa chọn quốc tịch

- Trong trường hợp hợp nhất, chia tách lãnh thổ quốc gia.

- Trong trường hợp có nhiều quốc tịch.

d, Hưởng quốc tịch do sự phục hồi


- Người ra nước ngoài sinh sống nay trở về tổ quốc.

- Những người đã mất quốc tịch nước mình do kết hôn với người nước ngoài nay
ly hôn và muốn trở lại quốc tịch cũ.

- Những người đã mất quốc tịch nước mình do được người nước ngoài nhận làm
con nuôi nay hủy việc nhận con nuôi và muốn trở lại quốc tịch cũ.

e, Thưởng quốc tịch

- Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Công nhận người nước ngoài là công dân nước mình.

- Vì những đóng góp, công lao của người này.

=> Sinh ra 2 hệ quả:

 Trở thành công dân thực sự.


 Trở thành công dân danh dự.

3. Các trường hợp chấm dứt quan hệ quốc tịch

a, Xin thôi quốc tịch

- Có đơn xin thôi quốc tịch.

- Thỏa mãn các điều kiện xin thôi quốc tịch theo quy định.

- Có quyết định của cơ quan Nhà nước.

b, Đương nhiên mất quốc tịch

- Xảy ra khi:

 Cá nhân gia nhập quốc tịch của quốc gia khác.


 Cá nhân phục vụ trong bộ máy Nhà nước của quốc gia khác.

c, Bị tước quốc tịch

- Là biện pháp trừng phạt của Nhà nước.


- Áp dụng đối với công dân của quốc gia, khi họ có hành vi vi phạm nghiêm trọng
pháp luật của quốc gia họ mang quốc tịch, do họ không còn xứng đáng làm công
dân của quốc gia đó nữa.

III – CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Đãi ngộ quốc gia (Đãi ngộ như công dân (NT)

- Người nước ngoài được hưởng các quyền, nghĩa vụ ngang bằng công dân nước
sở tại trong hầu hết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng.

- Ngoại lệ: Phân biệt đối xử vì lý do an ninh, lợi ích quốc gia.

2. Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

- Người nước ngoài được hưởng các quyền, nghĩa vụ ngang bằng với người nước
ngoài khác trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng.

- Ngoại lệ: Các quốc gia ký kết điều ước quốc tế.

3. Đãi ngộ đặc biệt

- Người nước ngoài được hưởng các ưu đãi mà ngay cả công dân nước sở tại
không được hưởng và không phải gánh chịu trách nhiệm mà công dân nước sở tại
phải gánh chịu trong trường hợp tương tự.

- Ngoại lệ: Ngoại lệ đối với quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao,
viên chức lãnh sự.

SEMINAR:

1. Trình bày các trường hợp đặc biệt về quốc tịch: định nghĩa, nguyên nhân,
cách giải quyết?

* Định nghĩa:

- Người có 2 hay nhiều quốc tịch.

VD: Mẹ người Việt, bố người Mỹ và sinh con trên lãnh thổ Mỹ => Đứa con đó
mang 2 quốc tịch Mỹ-Việt.
- Người không có quốc tịch (đặc biệt nhất) vì không nhận được sự bảo hộ của bất
kì quốc gia nào – địa vị dễ bị xâm hại nhất.

VD: Mẹ A là người không quốc tịch của quốc gia chỉ thừa nhận nguyên tắc nơi
sinh, bố B là người Mỹ chỉ thừa nhận nguyên tắc nơi sinh. Mà đứa trẻ C lại sinh ra
trên lãnh thổ quốc gia chỉ thừa nhận nguyên tắc huyết thống => Đứa trẻ đó là đứa
trẻ không có quốc tịch.

* Nguyên nhân: Khi họ có những quy định khác nhau về thưởng/mất quốc tịch.

2. Phân biệt giữa 3 chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

Chế độ Đãi ngộ như công Đãi ngộ tối huệ Chế độ đãi ngộ đặc
pháp lý dân (NT) quốc (MFN) biệt
Đối tượng Người nước ngoài Người nước ngoài Viên chức ngoại
áp dụng trên lãnh thổ quốc trên lãnh thổ quốc giao, viên chức lãnh
gia sở tại. gia sở tại. sự, nhân viên của tổ
chức quốc tế trên
lãnh thổ quốc gia sở
tại.
Nội dung - Người nước ngoài - Cá nhân và pháp - Người nước ngoài
chế độ được hưởng các nhân nước ngoài ở được hưởng các ưu
quyền, nghĩa vụ nước sở tại được đãi mà ngay cả công
ngang bằng công hưởng các quyền và dân nước sở tại
dân nước sở tại ưu đãi như các cá không được hưởng
trong hầu hết các nhân và pháp nhân và không phải gánh
quan hệ dân sự theo của bất kì nước thứ chịu trách nhiệm mà
nghĩa rộng. ba nào đang và sẽ công dân nước sở tại
- Ngoại trừ một số được hưởng trong phải gánh chịu trong
quyền , nghĩa vụ do tương lai. trường hợp tương
pháp luật của quốc - Chế độ này nước tự.
gia sở tịa có quy sở tại dành cho cá
định hạn chế nhất nhân, pháp nhân
định vì lợi ích và an nước ngoài luôn trên
ninh của quốc gia các thỏa thuận quốc
đó. tế giữa các nước
VD: Người nước hữu quan, không
ngoài không được phải là chế độ phổ
tham gia nghĩa vụ cập, đương nhiên áp
quân sự của VN; dụng cho cá nhân,
không được tham pháp nhân nước
gia ứng cử, bầu ngoài.
cử,...

Lĩnh vực áp Dân sự, kinh tế, văn Thường áp dụng Áp dụng trong quan
dụng hóa, xã hội,… trong các quan hệ hệ ngoại giao, lãnh
kinh tế, thương mại sự.
và hàng hải,…
Mục đích Cân bằng địa vị Cân bằng địa vị Tạo cơ sở bình đẳng
pháp lý giữa người pháp lý giữa người giữa các quốc gia
nước ngoài với công nước ngoài với nhau với nhau. Tạo điều
dân nước sở tại. trên lãnh thổ nước kiện để các viên
sở tại. chức ngoại giao,
VD: Người Hàn hay viên chức lãnh sự,
người Pháp sang nhân viên của tổ
Việt Nam thì đều chức quốc tế thực
được đối xử công hiện tốt chức năng,
bằng như nhau. nhiệm vụ của mình
trên lãnh thổ nước
sở tại.

3. Trình bày các vấn đề về bảo hộ công dân?

- Định nghĩa:

+ Theo nghĩa rộng: Bao gồm tất cả những hoạt động mà cơ quan nhà nước ở nước
ngoài bảo hộ cho người dân.
+ Theo nghĩa hẹp: Những quyền lợi của người dân bị xâm hại ở nước ngoài thì
cũng phát sinh vấn đề bảo hộ công dân.

- Điều kiện: 3 điều kiện áp dụng với định nghĩa theo nghĩa hẹp:

+ Quốc gia chỉ tiến hành bảo hộ công dân của nước mình. Ngoại lệ:

 Quốc gia bảo hộ công dân mà không phải công dân nước mình (chỉ có ở
Liên minh châu Âu).
 Là công dân của nước mình nhưng mình không được bảo hộ.
VD: Chị A là người mang 3 quốc tịch Mỹ, Pháp, Việt Nam đi học tại Úc bị
xâm hại các quyền và nghĩa vụ. Hỏi 3 quốc gia chị A mang quốc tịch thì
quốc gia nào có thẩm quyền bảo hộ chị A?
=> Cả 3 quốc gia này đề có quyền bảo hộ chị A nhưng thực tế chỉ 1 quốc gia
được ra mặt bảo hộ công dân. Lúc này sẽ bị xung đột quyền bảo hộ công
dân nên phải sử dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Chị A thực hiện
nghĩa vụ ở quốc gia nào nhiều nhất thì quốc gia đó sẽ được sử dụng nguyên
tắc này để bảo hộ công dân có nhiều quốc tịch.

+ Có quyền và lợi ích bị xâm hại.

+ Đã thực hiện các biện pháp cần thiết những không khắc phục được.

- Cơ quan có thẩm quyền: (Xem giáo trình)

- Các biện pháp bảo hộ công dân: (Xem giáo trình)

VD: Ông A có vợ ở VN nhưng ông lại hoạt động ở Mỹ nhiều hơn thì quốc gia nào
được áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu?

=> Theo thực tế xét xử thì người ta sẽ dựa vào quốc gia ông A hoạt động cá nhân
nhiều nhất hoặc cư trú thường xuyên nhất để quyết định.

VD: Vấn đề bảo hộ công dân chỉ đặt ra khi các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân bị
xâm hại?

=> Sai. Một số trường hợp như trợ cấp tài chình, cấp pháp hộ chiếu,…
VẤN ĐỀ 5:

LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

(Đặc biệt: Công ước UNCLOS 1982)

I – KHÁI NIỆM LÃNH THỔ

a, ĐN: Lãnh thổ được xác định là toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ phận cấu
thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất, kể cả khoảng không vũ trụ.

b, Phân loại

* Lãnh thổ quốc gia: là 1 phần của Trái Đất.

* Lãnh thổ quốc tế: là vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của bất kì quốc gia
nào.

* Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế.

* Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp: là vùng biển có sự cân bằng về mặt lợi ích.

II – LÃNH THỔ QUỐC GIA

1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia

- ĐN: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước,
vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối, đầy đủ hoặc
riêng biệt của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn lãnh thổ và bất khả
xâm phạm.

2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ

* Vùng đất:

- Quốc gia lục địa:

 Đất lục địa.


 Đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

- Quốc gia quần đảo: Đảo nằm trong đường cơ sở quần đảo của quốc gia quần đảo.

- Quốc gia có lãnh thổ kín: Vùng đất nằm trong lãnh thổ quốc gia khác.
- Quốc gia gần Bắc cực: Lãnh thổ hình rẻ quạt (Nga, Hoa Kỳ,…)

* Vùng nước: (chú ý)

- Vùng nước nội địa: là vùng nước bao gồm ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch thuộc
chủ quyền quốc gia.

- Vùng nước biên giới: là vùng nước nằm trong lãnh thổ quốc gia và nằm trong
biên giới giữa các quốc gia.

- Nội thủy: (rất quan trọng)

+ ĐN: Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải (Khoản 1, Điều 8, UNCLOS 1982)

+ Phương pháp xác định đường cơ sở:

 Đường cơ sở thông thường (Điều 5): Là ngấn nước thủy triều xuống thấp
nhất chạy dọc theo bờ biển, được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ lớn đã
được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
Điều kiện để xá định đường cơ sở thông thường: là những cấu trúc bờ biển
ổn định, bằng phẳng, không lồi lõm hay có các chuỗi đảo gần bờ.
 Đường cơ sở thẳng (Điều 7): Nối những điểm nho ra nhất của bờ biển với
những điểm nhô ra nhất của các đảo ven bờ.
Điều kiện để xác định đường cơ sở thẳng:
- Phải là cấu trúc vật chất (các đảo).
- Gần bờ.
- Bãi cạn lúc chìm lúc nổi.
- Theo hướng bờ biển.
- Đối với lãng hải và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác.

+ Các bộ phận cấu thành nội thủy:

 Cảng biển: là nơi chứa đựng các trang thiết bị công trình phục vụ cho hoạt
động khai thác.
 Vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, vịnh đậu tàu.

+ Chế độ pháp lý của nội thủy:


 Chế độ ra vào:
- Chế độ xin phép.
- Ngoại lệ: Khoản 2 Điều 8 UNCLOS 1982.
 Thẩm quyền tài phán:
- Các thẩm quyền tài phán thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ, có thẩm
quyền tài phán giống như trong đất liền, trừ tài phán hình sự.
- Tàu quân sự, tàu Nhà nước phi thương mại.
- Tàu dân sự, thương mại.

- Lãnh hải: Là vùng biển nằm giữa nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ
quyền…

Chủ quyền đối với quốc gia ven biển có lãnh hải là không hoàn toàn đầy đủ và
tuyệt đối như nội thủy.

* Vùng trời:

* Vùng lòng đất:

You might also like