Nghệ Thuật Học - Âm Nhạc Đương Đại

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TÌM HIỂU CÁC THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM

 Khái niệm
-Cụm từ “âm nhạc đương đại” được dùng để chỉ dòng nhạc bác học được phát triển lên từ âm nhạc cổ điển,
nguyên chữ tiếng Anh là classical - contemporary music (nhạc cổ điển - đương đại), sau viết tắt thành
contemporary music (nhạc đương đại)

-Gồm các dòng nhạc soạn cho dàn nhạc giao hưởng, cho hòa tấu hoặc độc tấu nhạc cụ, cho dàn hợp xướng. Sự
phát triển từ âm nhạc cổ điển có nguồn gốc châu Âu như sau: nhạc cổ điển thế kỷ XVII-XVIII, nhạc lãng mạn thế
kỷ XIX, nhạc cận đại đầu thế kỷ XX, nhạc hiện đại và hậu hiện đại từ nửa sau thế kỷ XX, và hiện nay là nhạc
đương đại

-Cụm từ “âm nhạc đương đại” không bao gồm nhạc pop, rock, hip-hop, DJ, hòa tấu kèn saxophone, nhạc đệm
(thường gọi là “hòa âm”) cho ca khúc… đang phổ biến hiện nay.

-Âm nhạc đương đại hiện nay đã được mở rộng thêm bao gồm âm nhạc ngẫu hứng (improvisation music),
nhạc thể nghiệm (experimental music), nhạc điện tử - máy tính (electronic - computer music, còn gọi là digital
music) và một vài biến thể khác như việc sử dụng tiếng động (sounds) và tiếng ồn ngoài đường phố (street
noise)…

 Ngôn ngữ
-Đã là nghệ thuật rất khó để định nghĩa thế nào là ngôn ngữ , vì khi ta thưởng thức nghệ thuật tức là ta hiểu
bằng cái tâm , ta nhìn nhận bằng sự đồng cảm nên khi ấy ngôn ngữ chỉ còn là hình thức

-Nhạc đương đại có thể nói là phát triển của nhạc cổ điển nên thường sẽ không có ngôn ngữ cố định , tùy
thuộc vào khuynh hướng của nhạc sĩ tạo nên . Có thể xem nhạc đương đại là góp nhặt từ những giai điệu tinh
tế, cứu rỗi, lời ca thấm đẫm cảm xúc, giọng bè da diết… ngoài ra còn là cái hồn , cái thần không biết viết nào tả
nỗi.

 Phân chia các loại hình


-Trong ý nghĩa thâu hẹp, Nhạc đương đại được hiểu là Nhạc Cổ điển đương đại (sau năm 1975) [2], bao gồm
Âm nhạc hậu-hiện đại (post-modern music), Nhạc âm phổ (spectral music), Nhạc tối giản (minimalist music),
Nhạc điện thanh (electro acoustical music hay electronic-computer music), Nhạc ngẫu nhiên (aleatoric music)
v.v....

 Thành tựu tiêu biểu


-Hoàng Thùy Linh : Bánh trôi nước (2016) , album Hoàng (2019) ,Gieo Quẻ ,Si Tình (2022) đã khơi dậy nền nhạc
đương đại qua màu sắc dân gian(ca dao tục ngữ) , nhạc cụ truyền thống xen kẽ với digital music . Nhận được
sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mạng Việt Nam cũng như quốc tế , tạo thành xu hướng nhảy trên nền
nhạc dân gian đương đại VN tiếp cận bạn bè quốc tế

-Phương Mỹ Chi : Album Vũ trụ cò bay(2023) .Giống với HTL , PMC cũng sử dụng bảng màu dân gian tô nên
hồn của ca khúc .Nhưng thay vì chọn các chủ đề nghiêng hoàn toàn về tình cảm đôi lứa như HTL, cô ca sĩ trẻ đã
lựa chọn các tác phẩm văn học gần gũi với lứa tuổi học trò như : Hai Đứa Trẻ (Thạch Lam), Những Ngôi Sao Xa
Xôi (Nguyễn Minh Châu), Đẩy Xe Bò(Kim Lân) …giúp cô cậu học trò có cái nhìn khác về văn học.

-Hòa Minzy :Thị Mầu(2023) .Đậm đà giai điệu chèo kết hợp cùng nhạc điện tử, Hòa Minzy như đem cả sử thi
Hán Nôm ba hồi Quan Âm Thị Kính đến năm 2023 , khi hóa thân vào Thị Kính cô ấy đem đến cho khán giả một
góc nhìn khác về nhân vật đáng thương này.

*Ngoài 3 nghệ sĩ trên vẫn còn nhiều nghệ sĩ khác sở hữu các sản phẩm âm nhạc mang âm hưởng đương đại
khác nhưng không thật sự đem lại giá trị giáo dục cao

Tài liệu tham khảo


VuNhatTan. Viện Âm Nhạc . 2015. https://vienamnhac.vn/bai-viet/nhac-moi/%E2%80%9Cam-nhac-
%C4%91uong-%C4%91ai%E2%80%9D-o-viet-nam.
Wikipedia. n.d. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c_%C4%91%C6%B0%C6%A1ng_%C4%91%E1%BA
%A1i#:~:text=Nh%E1%BA%A1c%20%C4%91%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BA%A1i%20hi
%E1%BB%83u%20theo,xu%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%20nh%E1%BA%A1c
%20%C4%91%C6%B0%C6%A1ng%20th%E1%BB%9Di.

You might also like