Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BÀI TẬP TỰ LUYỆN PHẦN CƠ NHIỆT

Câu 1.
1. Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng trên quãng đường dài 120km. Đi được 3/4 quãng đường với vận tốc
45km/h tài xế cho xe dừng lại ăn trưa 30 phút sau đó đi nốt quãng đường còn lại với vận tốc 60km/h. Vận tốc
trung bình của ô tô trên cả chặng đường là:
2. Một tàu thủy chở khách trên sông xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 30km/h và ngược dòng từ B về A
với vận tốc 20km/h. Tính vận tốc trung bình của tàu thủy trên cả lộ trình đi – về:
3. Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng trên quãng đường dài 120km. Đi được 3/4 quãng đường với vận tốc
không đổi 45km/h thì phải dừng lại sửa xe mất 1h15’, sau đó đi nốt quãng đường còn lại. Biết vận tốc trung
bình của ô tô trên cả quãng đường là 30km/h. Tính vận tốc trung bình trên 1/4 quãng đường còn lại:
Câu 2.

1. Một vật chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo giời gian được ghi lại như hình bên. Xét
trong khoảng thời gian 2,5s đầu tiên. Chuyển động của vật này có tính chất
2. Một vật chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo giời gian được ghi lại như hình bên. Xét
trong khoảng thời gian từ 5s đến 7,5s. Chuyển động của vật này có tính chất:
3. Một vật chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo giời gian được ghi lại như hình bên. Xét
trong khoảng thời gian 2,5s đến 7,5s. Tính quãng đường mà vật đi được?
Câu 4.
1. Một chất điểm chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc biến đổi theo quy luật = − , trong đó và
là những hằng số dương. Xác định quãng đường mà chất điểm đã đi từ thời điểm t = 0 cho đến khi dừng.
2. Một tàu hỏa đang chuyển động, người lái tàu nhìn thấy có chướng ngại vật phía trước nên nhấn phanh hãm tàu
lại. Kể từ thời điểm nhấn phanh, vận tốc của tàu giảm dần theo quy luật = 20 − (đơn vị theo hệ SI).
Xác định quãng đường mà tàu đi từ thời điểm nhấn phanh cho đến khi dừng
3. Một tàu hỏa đang chuyển động, người lái tàu nhìn thấy có chướng ngại vật phía trước nên nhấn phanh hãm tàu
lại. Kể từ thời điểm nhấn phanh, vận tốc của tàu giảm dần theo quy luật = 20 − (đơn vị theo hệ SI).
Tính vận tốc trung bình của tàu trên đoạn đường mà tàu đã đi từ thời điểm nhấn phanh cho đến khi dừng.
4. Một ô tô khi khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều đi qua điểm A với vận tốc 1 m/s sau đó qua B với
vận tốc 9 m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường AB.
5. Một ô tô khi khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều. Nếu trong giây đầu tiên đi được 3 m thì giây tiếp
theo đi được:
6. Vật A được ném lên thẳng đứng từ độ cao 20 m so với mặt đất với vận tốc v0, đồng thời tại cùng vị trí và thời
điểm thả rơi tự do vật B. Bỏ qua sức cản của không khí, tính v0 để vật A rơi xuống chạm đất chậm hơn 1s so
với B (lấy g = 10 m/s2):
7. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h so với mặt đất. Biết rằng trong giây cuối nó đi
được 15m. Lấy g = 10 m/s2, tính độ cao h?

8. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 19,6 m so với mặt đất. Tính quãng đường mà
vật đi được trong 0,1s đầu và 0,1s cuối (lấy g = 9,8 m/s2).
Câu 5.
1. Một chất điểm chuyển động trên đường cong bán kính 2 m với phương trình s = t + 3t2 (đơn vị theo hệ SI).
Trong đó, s là độ dài cung đi được, t là thời gian. Tính vận tốc góc của chất điểm tại t = 0.5 s.
2. Một chất điểm chuyển động trên đường cong bán kính 2 m với phương trình s = t + 3t2 (đơn vị theo hệ SI).
Trong đó, s là độ dài cung đi được, t là thời gian. Tính gia tốc góc của chất điểm tại t = 0,5 s.
3. Một chất điểm chuyển động trên đường cong bán kính 0,5 m với phương trình s = t + 3t3 (đơn vị theo hệ SI).
Trong đó, s là độ dài cung đi được, t là thời gian. Tính gia tốc tiếp tuyến của chất điểm tại t = 2 s.
4. Một chất điểm chuyển động trên đường cong bán kính 5 m với phương trình s = t + 3t3 (đơn vị theo hệ SI).
Trong đó, s là độ dài cung đi được, t là thời gian. Tính gia tốc pháp tuyến của chất điểm tại t = 1 s.
5. Một chất điểm quay xung quanh điểm O cố định với góc quay phụ thuộc thời gian theo quy luật =
0,2 (rad). Biết rằng tại thời điểm t = 2,5 s chất điểm có vận tốc dài là 0,65 m/s, tính gia tốc toàn phần của
chất điểm khi đó.
6. Trong nguyên tử Hydro, electron được coi như chuyển động đều trên quỹ đạo tròn có bán kính R = 5.10-9 m với
vận tốc 2,2.108 cm/s. Tính tần số của electron.
Câu 6.
1. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi
khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
2. Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo
bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
Câu 7.



m

1. Vật m = 5 kg nằm trên mặt phẳng ngang, được kéo bởi một lực F = 40 N hướng xiên lên một góc  = 300 như
hình vẽ. Biết g = 10 m/s2, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là  = 0,4. Độ lớn gia tốc của vật gần với giá trị nào
sau đây:
2. Một thanh gỗ nặng m = 4 kg bị kẹp giữa hai mặt phẳng thẳng đứng như hình vẽ. Lực ép lên mỗi mặt của thanh
là 150 N. Biết hệ số ma sát giữa thanh gỗ và mặt ép là k = 0,2; Gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Hỏi lực
nâng nhỏ nhất để nâng hoặc hạ thanh gỗ?
3. Cho hai vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Vật m = 3 kg đặt trên vật M = 5 kg. Vật M được kéo
bởi một lực F = 32 N theo phương ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa M và mặt sàn là k1 = 0,2; giữa m và M
là k2 = 0,3. Cho gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Hỏi gia tốc của hai vật và độ lớn lực ma sát giữa m và M?
4. Cho hai vật M = 5 kg, m = 3 kg đặt trên mặt phẳng ngang áp sát nhau như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa hai
vật và mặt sàn là k = 0,2. Hai vật được đẩy bởi một lực F = 36 N theo phương ngang. Hỏi phản lực do vật m
tác dụng lên M có độ lớn bằng bao nhiêu?
5. Cho vật m = 4 kg đặt trên mặt phẳng ngang, được kéo bởi một lực F = 20 N nghiêng xuống dưới một góc  =
300 như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là k = 0,2. Biết gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Tính gia
tốc của vật?

m

6. Cho vật có khối lượng m = 2,5 kg được áp lên mặt phẳng thẳng đứng. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
phẳng là k = 0,2. Vật được kéo bởi một lực F = 40 N nghiêng một góc  = 300 như hình vẽ. Cho g = 10 m/s2.
Gia tốc của vật có độ lớn gần với giá trị nào sau đây:
7. Thả một vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 300 so với phương ngang. Độ cao ban đầu của vật là h =
2 m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ1 = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vận tốc của vật ở chân mặt
phẳng nghiêng.
8. Thả một vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 450 so với phương nằm ngang. Khi vật trượt được quãng
đường S = 79,5 cm thì vật thu được vận tốc v = 3 m/s. Xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Lấy g = 10 m/s2.
Câu 8.
1. Cho hai vật đặt trên mặt phẳng ngang như hình vẽ. Vật m đặt trên vật M. Vật M được kéo bởi một lực F theo
phương ngang làm cả hai vật chuyển động có gia tốc. Hỏi hợp lực do vật M tác dụng lên m có hướng nào sau
đây?
2. Cho hai vật đặt trên mặt phẳng ngang như hình vẽ. Vật m đặt trên vật M. Vật M được kéo bởi một lực F theo
phương ngang làm cả hai vật chuyển động có gia tốc. Hỏi lực ma sát do vật M tác dụng lên m có hướng nào
sau đây?
Lực ma sát do vật M tác dụng lên m có phương ngang chiều từ trái sang phải.

⃗ 21 = ⃗2 + ⃗ ms2

ms

3. Cho hai vật đặt trên mặt phẳng ngang áp sát nhau như hình vẽ. Vật M được đẩy bởi một lực F theo phương
ngang làm cả hai vật chuyển động. Hỏi phản lực do vật m tác dụng lên M có hướng nào sau đây?
Phân lực do m tác dụng lên M chiều từ phải sang trái cùng chiều với lực ma sát của vật m
4. Cho vật m đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, được kéo bởi một lực F = 40 N nghiêng một góc  = 300 như hình
vẽ. Biết vật có trọng lượng P = 50 N. Hỏi phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật m có giá trị nào sau sau đây?
N – P + F.sinα = 0 -> N = P.sinα = 50 – 40.1/2 = 30N
M
m 
m

5. Cho vật m đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, được kéo bởi một lực F = 80 N nghiêng xuống dưới một góc  =
300 như hình vẽ. Biết vật có trọng lượng P = 60 N. Hỏi phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật m có giá trị nào
sau sau đây?
6. Cho vật có trọng lượng P = 60 N được áp lên mặt phẳng thẳng đứng nhẵn, không ma sát. Vật được kéo bởi
một lực F = 80 N nghiêng một góc  = 300 như hình vẽ. Hỏi phản lực do mặt phẳng tác dụng lên vật m có giá
trị nào sau sau đây?
7. Cho hai vật đặt chồng lên nhau và đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn như hình vẽ. Vật M có trọng lượng P1 = 60
N, vật m có trọng lượng P2 = 30 N được kéo bởi một lực F = 40 N theo phương nghiêng một góc  = 300 làm
cả hai vật chuyển động. Hỏi phản lực do mặt sàn tác dụng lên M có giá trị nào sau đây?

m

⃗  m

M

Câu 9.
1. Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng một súng bộ binh, biết rằng đầu đạn có
khối lượng m = 10g, thời gian chuyển động của đạn trong nòng là ∆t = 0,001s, vận tốc của viên đạn ở đầu
nòng là v = 3114 km/h.
2. Một viên đạn khối lượng 10g chuyển động với vận tốc vo = 720 km/h đập vào một tấm gỗ và xuyên sâu vào
tấm gỗ một đoạn ℓ. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm gỗ bằng t = 4.10-4giây. Xác định lực
cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn và độ xuyên ℓ của viên đạn.
Chọn chiều chuển động của viên đạn là chiều dương:
3. Một phân tử có khối lượng m = 4,56.10-23g chuyển động với vận tốc v = 216 km/s va chạm đàn hồi vào thành
bình với góc nghiêng α = 600 so với thành bình. Tính xung lượng của lực va chạm của phân tử lên thành bình.
4. Một vật có khối lượng m = 4,5g chuyển động với vận tốc v = 5,4 km/h vuông góc và va chạm đàn hồi với
tường thẳng đứng. Tính xung lượng của lực va chạm của phân tử lên tường.
5. Một toa xe khối lượng 20 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 54 km/h thì hãm phanh. Xác định lực hãm
trung bình tác dụng lên xe, nếu toa xe dừng lại sau thời gian t = 40 giây.
6. Biết lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng một súng bộ binh là 8650 N , biết rằng
đầu đạn có khối lượng m = 10g. Vận tốc của viên đạn ở đầu nòng là v = 3114 km/h. Thời gian chuyển động
của đạn trong nòng là:
7. Một viên đạn có khối lượng 14g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau
khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn?
8. Một viên đạn khối lượng m chuyển động với vận tốc vo = 720 km/h đập vào một tấm gỗ và xuyên sâu vào tấm
gỗ một đoạn ℓ. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm gỗ bằng t = 4.10-4 giây. Biết lực cản trung
bình của tấm gỗ lên viên đạn là -5000 N. Hãy xác định khối lượng m của viên đạn?
Câu 10 (Dễ).
1. Một khẩu súng có khối lượng là 4 kg. Khối lượng của đạn là 50g. Lúc bắn đạn thoát khỏi nòng sung, đạn có
vận tốc 800 m/s. Vậy vận tốc giật lùi của súng là:
Chọn chiều dương là chiều viên đạn sau khi bắn.
2. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2 N. Chọn gốc thời gian là lúc lực
F bắt đầu tác động lên chất điểm. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:
3. Cho một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một con đường dốc thẳng nhẵn. Tại một thời điểm xác
định, vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s vật có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (theo đơn vị
kg.m/s) là:
4. Một quả bóng có khối lượng m = 300 g va chạm vào tường và bật trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng
trước va chạm là +5 m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
5. Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m
đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc
của hệ sau va chạm là:
6. Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương nằm ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường
thẳng đứng. Sau va chạm nó bật ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ
thay đổi động lượng của nó là:
7. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật
trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 9,8 m/s2.
8. Chất điểm M chuyển động không vận tốc ban đầu dưới tác dụng của lực F. Độ lớn động lượng chất điểm ở
thời điểm t là:

Câu 11.

F
A

m1
m2 F

1. Một lò xo có độ cứng k, chiều dài tự nhiên ℓo, 1 đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có
thể trượt không ma sát trên thanh (∆n) nằm ngang. Thanh (∆n) quay đều với vận tốc góc  xung quanh trục
(∆) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi l0 = 20 cm; ω = 20π rad/s; m = 10 g; k = 200 N/m.
2. Cho hệ cơ học như hình vẽ: m1 = 1 kg; m2 = 4 kg. Hệ số ma sát giữa m1 với m2 là 1 = 0,3; giữa m2 với mặt
phẳng ngang là 2 = 0,2. Kéo hệ trượt trên mặt phẳng ngang bởi một lực F hướng theo phương ngang đặt
vào m2. Cho F = 29 N, cho g =10 m/s2. Coi rằng lực ma sát nghỉ cực đại tại các bề mặt bằng ma sát trượt ở đó.
Xác định phương trình chuyển động của m2, nếu các vật xuất phát từ gốc tọa độ với vận tốc ban đầu bằng
không?
3. Cho năm vật giống nhau cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau thành dãy (hình vẽ). Kéo vật A ở đầu dãy
với lực không đổi F = 3 N. Ban đầu, các vật đứng yên, các dây nối đều căng. Tính từ khi bắt đầu kéo, cứ 5s
người ta lại cắt bớt một vật ở cuối dãy. Tính tốc độ của vật A sau khi kéo 15s. Bỏ qua lực cản và ma sát với
mặt phẳng ngang.
4. Một máy bay thực hiện một vòng nhào lộn bán kính 400m trong mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc 540 km/h.
Tìm lực do người lái có khối lượng 60 kg nén lên ghế ngồi ở điểm thấp nhất và cao nhất của vòng nhào. Cho
gia tốc trọng trường là g=10m/s2.
5. Treo một viên bi khối lượng m = 200g vào một điểm cố định O bằng một sợi dây không dãn, khối lượng
không đáng kể, dài ℓ = 1m. Quay dây cho viên bi chuyển động quanh trục thẳng đứng đi qua O, sao cho sợi
dây hợp với phương thẳng đứng một góc 300. Cho g = 10 m/s2. Tính bán kính quỹ đạo R, vận tốc góc ωcủa
chuyển động.
6. Một xe có khối lượng 1600 kg chuyển động trên một đường phẳng, tròn có bán kính r = 100 m với vận tốc
không đổi 72 km/h. Hỏi mặt đường phải nghiêng một góc θ bằng bao nhiêu so với mặt nằm ngang (mặt
nghiêng hướng về phía tâm của đường cong) để xe vẫn đi qua đoạn đường cong mà không cần tới lực ma sát ?

7. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này theo quỹ đạo nằm trong
mặt phẳng thẳng đứng. Khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Hãy tính lực ép của xe lên vòng
xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s.

8. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên
vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Biết lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm
cao nhất bằng 216 N. Vận tốc của xe tại điểm tại điểm cao nhất là
Câu 12.
1. Một quả cầu đặc đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán kính R/2 tại O’ cách O một
khoảng R/2. Khối tâm G của quả cầu đã bị khoét nằm trên tia đối của tia OO’ và cách tâm O một đoạn
2. Một đĩa tròn mỏng đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình tròn bán kính R/2 tại O’ cách O
một khoảng R/2. Khối tâm G của đĩa tròn đã bị khoét nằm trên tia đối của tia OO’ và cách tâm O một đoạn
3. Một quả cầu đặc đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán kính r tại O’ cách O một
khoảng d. Khối tâm G của quả cầu đã bị khoét nằm trên tia đối của tia OO’ và cách tâm O một đoạn
4. Một quả đĩa tròn mỏng đồng chất tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình tròn bán kính r tại O’ cách O
một khoảng d. Khối tâm G của đĩa tròn đã bị khoét nằm trên tia đối của tia OO’ và cách tâm O một đoạn
5. Một đĩa tròn mỏng đồng chất tâm O bán kính 18 cm bị khoét một lỗ dạng hình tròn bán kính 9 cm tại O’ cách
O một khoảng 9 cm. Khối tâm G của đĩa tròn đã bị khoét nằm trên tia đối của tia OO’ và cách tâm O một
đoạn?
6. Một quả cầu đặc đồng chất tâm O bán kính 28 cm bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán kính 14 cm tại O’ cách O
một khoảng 14 cm. Khối tâm G của quả cầu đã bị khoét nằm trên tia đối của tia OO’ và cách tâm O một đoạn.
Câu 13.
1. Một hỏa tiễn lúc đầu đứng yên sau đó phụt khí đều đặn ra phía sau với vận tốc không đổi u=300 m/s đối với
hỏa tiễn. Tổng khối lượng ban đầu của hỏa tiễn là M0=270 kg. Tại thời điểm khối lượng của hỏa tiễn còn lại
M=90 kg thì vận tốc của nó xấp xỉ bao nhiêu?
2. Một hỏa tiễn lúc đầu đứng yên sau đó phụt khí đều đặn ra phía sau với vận tốc không đổi u=300m/s đối với
hỏa tiễn. Trong mỗi giây lượng khí phụt ra là m=90g. Tổng khối lượng ban đầu của hỏa tiễn là M0=270kg. Tại
thời điểm nào thì hỏa tiễn đạt vận tốc 40 m/s:
3. Một khẩu đại bác bắn đạn với một góc α=45o so với phương ngang, viên đạn có khối lượng m=10 kg bay ra
với vận tốc ban đầu v0=200 m/s. Đại bác có khối lượng M=500 kg. Bỏ qua ma sát, tính vận tốc giật của súng?
4. Một khẩu đại bác bắn đạn xiên với một góc α=60o so với phương ngang, viên đạn có khối lượng m=10kg bay
ra với vận tốc ban đầu v0=450m/s. Đại bác có khối lượng M=450kg. Bỏ qua ma sát, tính vận tốc giật của
súng?
Câu 14.
1. Một bánh mài đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị ngắt điện và nó quay chậm dần đều. Một phút sau
vận tốc còn lại là 180 vòng/phút. Tính gia tốc góc của bánh mài?
2. Một bánh mài đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị ngắt điện và nó quay chậm dần đều. Một phút sau
vận tốc còn lại là 180 vòng/phút. Tính số vòng nó đã quay của bánh mài?
3. Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm. Gọi ωp và ωg lần lượt là vận tốc góc của các kim phút và
kim giờ. Gọi vp và vg lần lượt là vận tốc dài của các kim phút và kim giờ. Công thức nào sau đây là đúng:
ωp =12ωg ; vp = 16vg
Câu 15.
1. Cho tam giác đều ABC cạnh a. Đặt tại A một vật khối lượng 4m, tại B và C có các chất điểm giống nhau khối
lượng m. Tính mô men quán tính đối với trục đi qua khối tâm của hệ và vuông góc với mặt phẳng chứa tam
giác ABC?
2. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Đặt tại các đỉnh A, B, C, D các chất điểm giống nhau khối lượng m. Tính mô
men quán tính đối với trục đi qua một đỉnh của hình vuông và vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông
ABCD?
3. Một vật phẳng mỏng hình chữ nhật khối lượng m phân bố đều, chiều rộng a, chiều dài b có thể quay quanh
trục bản lề gắn dọc theo chiều dài của cánh cửa. Tính mô men quán tính đối với trục quay đi qua một đỉnh
của hình chữ nhật và vuông góc với mặt phẳng hình chữ nhật?
4. Tính mô men quán tính của một thanh đồng chất dài l khối lượng m đối với trục đi qua điểm giữa của thanh
và tạo với thanh một góc α?
5. Một quả cầu đặc đồng chất khối lượng m phân bố đều, tâm O, bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán
kính R/2 tại O’ cách O một khoảng R/2. Mô men quán tính của quả cầu đã bị khoét đối với trục đi qua O và
vuông góc với OO’ là:
6. Một quả cầu đặc đồng chất khối lượng m phân bố đều, tâm O, bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình cầu bán
kính R/2 tại O’ cách O một khoảng R/2. Mô men quán tính của quả cầu đã bị khoét đối với trục chứa O và O’
là:
7. Một đĩa tròn mỏng đồng chất, khối lượng m phân bố đều, tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình tròn
bán kính R/2 tại O’ cách O một khoảng R/2. Mô men quán tính của đĩa tròn đã bị khoét đối với trục chứa O và
vuông góc với OO’ là:
8. Một đĩa tròn mỏng đồng chất, khối lượng m phân bố đều, tâm O bán kính R bị khoét một lỗ dạng hình tròn
bán kính R/2 tại O’ cách O một khoảng R/2. Mô men quán tính của đĩa tròn đã bị khoét đối với trục chứa O và
O’ là:
Câu 16.
1. Một đĩa tròn phẳng dạng tròn tâm O, bán kính R=5.10-2m. Đĩa có khối lượng riêng ρ=8,9.103 kg/m3, bề dày
b=4.10-3 m. Đĩa bị khoét thủng 2 lỗ cùng bán kính R/2 tại O1 và O2 ở 2 bên của O và 3 điểm O, O1 và O2 thẳng
hàng. Khoảng cách OO1= OO2=R/2. Tìm mô men quán tính của đĩa đã bị khoét đối với trục quay đi qua tâm O
và vuông góc với đĩa? (2,2.10-4 kg.m2)
2. Một cuộn dây chỉ khối lượng m đặt trên một mặt phẳng ngang. Bán kính của vành cuộn chỉ là R, bán kính của
lớp dây chỉ ngoài cùng quấn trên lõi cuộn chỉ là r. Người ta cầm một đầu của sợi dây chỉ và bắt đầu kéo cuộn
chỉ này bằng một lực F không đổi và hợp với phương ngang một góc α. Biết Hệ số ma sát giữa cuộn chỉ và
mặt phẳng ngang là k, mômen quán tính của cuộn chỉ đối với trục của nó là I. Lực F phải có độ lớn thỏa mãn
điều kiện gì để cuộn chỉ lăn không trượt trên mặt phẳng ngang?
3. Trên thân một ống trụ khối lượng 1 kg, người ta quấn một sợi dây không dãn có khối lượng và đường kính
nhỏ không đáng kể. Đầu tự do của sợi dây gắn trên giá cố định. Ống trụ được thả để tự chuyển động dưới tác
dụng của trọng lực. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,80m/s2. Tìm gia tốc γ và sức căng dậy T của ống trụ?

4. Hệ gồm 2 vật có khối lượng m1>m2 được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định có khối
lượng bằng m. Biết gia tốc trọng trường là g. Tìm gia tốc γ của vật m1?
5. Một vật A khối lượng m trượt trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc α và làm quay
một bánh xe có dạng một trụ tròn bán kính R và khối lượng M. Hệ số ma sát giữa vật nặng và mặt phẳng
nghiêng là k. Bỏ qua ma sát của trục quay và khối lượng của sợi dây. Gia tốc trọng trường là g. Tìm gia tốc
góc β của bánh xe?
6. Một đĩa tròn đồng chất bán kính R khối lượng m có thể quay xung quanh một trục nằm ngang vuông góc với
đĩa và cách tâm đĩa một đoạn R/2. Từ vị trí tâm đĩa ở cao nhất, cho đĩa bắt đầu quay không vận tốc ban đầu.
Tính mô men động lượng L của đĩa đối với trục quay tại thời điểm tâm đĩa ở vị trí thấp nhất?

7. Một hệ chất điểm có tổng động lượng bằng ⃗ và mô men động lượng ⃗ đối với điểm O. Đặt ⃗′= ⃗, trong

trường hợp nào thì mô men động lượng của hệ đối với điểm O’ không phụ thuộc vào vị trí của điểm O?
8. Một ròng rọc có 2 rãnh với bán kính r và R (R>r). Mỗi rãnh có một sợi dây nhẹ không co giãn quấn quanh, đầu
còn lại mang các vật nặng tương ứng là m1 và m2 (m2>m1). Gọi I là mô men quán tính của ròng rọc. Tính gia
tốc góc của ròng rọc?
Câu 19.
1. Tìm nhiệt dung riêng gam đẳng áp của một chất khí. Biết rằng khối lượng của một kmol (kilômol) chất khí này
là 30 kg/kmol; Hệ số Poát xông (chỉ số đoạn nhiệt) là 1,4; Hằng số khí lý tưởng R=8,31 (J/mol.K).
2. Một bình kín chứa 14g khí Nitơ ở áp suất 1at và nhiệt độ 27oC. Sau khi bị hơ nóng, áp suất trong bình tăng
lên 5at. Tính độ tăng nội năng của khối khí. Biết khối lượng mol của Nitơ là 28g/mol, hằng số khí lý tưởng
R=8,31 (J/mol.K).
3. Một bình kín giãn nở kém thể tích 2 lít có chứa 12g Nitơ ở nhiệt độ 10oC. Tiến hành hơ nóng bình cho đến khi
áp suất trong bình tăng lên 104 mmHg. Tìm nhiệt lượng mà khối khí trong bình đã nhận được. Biết khối lượng
mol của Nitơ là 28g/mol, hằng số khí lý tưởng R=8,31 (J/mol.K), 1 mmHg=133 Pa.
4. Một bình kín giãn nở kém chứa 16g Oxy ở nhiệt độ 37oC, áp suất trong bình là 105 N/m2. Tiến hành hơ nóng
bình cho đến khi áp suất trong bình tăng lên 2.105 N/m2. Tính nhiệt độ của khối khi sau khi hơ nóng và nhiệt
lượng đã cung cấp cho khối khí?. Biết khối lượng mol của Oxy là 32g/mol, hằng số khí lý tưởng R=8,31
(J/mol.K).
5. Trong quá trình đẳng áp, một khối khí gồm 6,5g Hydro ở nhiệt độ 27oC được hơ nóng cho đến khi giãn nở
gấp đôi. Tìm công sinh ra và độ biến thiên nội năng của khối khí? Biết khối lượng mol của Hydro là 2 g/mol,
hằng số khí lý tưởng R=8,31 (J/mol.K).
6. Trong quá trình đẳng áp, một khối khí gồm 6,5g Hydro ở nhiệt độ 27oC được hơ nóng cho đến khi giãn nở
gấp đôi. Tính công sinh ra và nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí? Biết khối lượng mol của Hydro là 2 g/mol,
hằng số khí lý tưởng R=8,31 (J/mol.K).
7. Một khối khí gồm 10 g Oxy ở nhiệt độ 10 oC, áp suất 3.105 Pa được hơ nóng đẳng áp cho đến khi thể tích khí
tăng lên 10 lít. Tìm nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí? Biết khối lượng mol của Oxy là 32 g/mol, hằng số
khí lý tưởng R=8,31 (J/mol.K).
8. Một khối khí gồm 10 g Oxy ở nhiệt độ 10 oC, áp suất 3.105 Pa được hơ nóng đẳng áp cho đến khi thể tích khí
tăng lên 10 lít. Tìm nội năng của khối khí trước và sau khi hơ nóng? Biết khối lượng mol của Oxy là 32 g/mol,
hằng số khí lý tưởng R=8,31 (J/mol.K).
Câu 22.
1. Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình Cacno nhả cho nguồn lạnh 80% nhiệt lượng mà nó thu được
từ nguồn nóng. Biết nhiệt lượng thu được trong một chu trình là 1,5 kcal. Tính hiệu suất của động cơ và công
mà động cơ sinh ra trong một chu kỳ?

2. Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình Cacno, nhiệt độ của nguồn lạnh là 0oC, nguồn nóng là 100oC.
Biết sau mỗi chu trình động cơ sinh một công A=7,35.104 J. Tính nhiệt lượng nhận được từ nguồn nóng và
nhiệt lượng nhả cho nguồn lạnh sau mỗi chu kỳ?
3. Một máy hơi nước làm việc theo chu trình Cacno thuận nghịch, nhiệt độ của hơi nước từ lò hơi vào máy hơi
nước là T1 = 27oC, nhiệt độ của bình ngưng là T2 = 227oC. Tính công cực đại theo lý thuyết thu được khi tiêu
tốn một nhiệt lượng Q = 1 kcal?
4. Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình Cacno với hiệu nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh là
100oC, hiệu suất của động cơ là 25%. Tính nhiệt độ của nguồn nóng?
5. Một máy lạnh lý tưởng hoạt động theo chu trình Cacno ngược, hỏi các ngoại lực trong máy làm lạnh này cần
thực hiện một công bằng bao nhiêu để lấy đi một nhiệt lượng 105J từ buồng lạnh có nhiệt độ 263K, biết nhiệt
độ của nước làm lạnh là 285K?
6. Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình Cacno, nhiệt độ của nguồn lạnh là 27oC, nguồn nóng là
117oC. Biết động cơ nhận nhiệt lượng 63000cal từ nguồn nóng trong mỗi giây. Tính hiệu suất và công suất
của của máy?
7. Một máy lạnh làm việc theo chu trình Cacno nghịch, nhiệt độ của nguồn lạnh là -10oC, nguồn nóng là 17oC.
Công suất của máy lạnh là 36800 W. Tính nhiệt lượng lấy được của nguồn lạnh và nhiệt lượng nhả cho nguồn
nóng trong 1s?
8. Một máy lạnh làm việc theo chu trình Cacno ngược, nhiệt độ của nguồn lạnh là -10oC, nguồn nóng là 17oC.
Công suất của máy lạnh là 36800 W. Tính hệ số làm mát của máy lạnh và nhiệt lượng nhả cho nguồn nóng
trong 1s?
Câu 23 (Phần điện).

You might also like