Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 187

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU – CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ EU ĐANG


ÁP DỤNG – MỘT SỐ ÁN LỆ VÀ BÌNH LUẬN
MỤC LỤC

TỔNG QUAN .......................................................................................................1


CHƢƠNG 1: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH
TẠI CHƢƠNG 15 (GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP) ......................................10
I. Giới thiệu chung .............................................................................................10
II. Cơ quan giải quyết tranh chấp EVFTA ..................................................11
III. Thủ tục giải quyết tranh chấp ..................................................................13
IV. Các nội dung khác .....................................................................................19
V. Đánh giá ..........................................................................................................19
CHƢƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC
THƢƠNG MẠI, LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƢỜNG THEO QUY ĐỊNH TẠI
CHƢƠNG 13 (THƢƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) ................22
I. Giới thiệu chung .............................................................................................22
II.Cơ chế giải quyết bất đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, lao động và môi
trƣờng quy định tại Chƣơng 13 Hiệp định ......................................................23
III. Đánh giá .......................................................................................................29
PHẦN B: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI QUỐC
TẾ KHÁC MÀ EU ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM ...................32
CHƢƠNG 3: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ WTO ......................................................32
I. Giới thiệu chung .............................................................................................32
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO..................................................33
CHƢƠNG 4: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ THEO THÔNG TƢ VỀ RÀO CẢN THƢƠNG MẠI CỦA EU .55
I. Giới thiệu chung .............................................................................................55
II. Nội dung của Quy định 2015/1843 của EU .................................................56
III. Đánh giá chung ..........................................................................................66
PHẦN C: MỘT SỐ VỤ VIỆC EU ÁP DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ .................................................. 68
CHƢƠNG 5: VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀN QUỐC LIÊN
QUAN TỚI CÁC CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG .............................................. 68
I. Tóm tắt vụ việc .............................................................................................. 68
II. Phân tích vụ việc ........................................................................................ 69
III. Kết luận ...................................................................................................... 96
CHƢƠNG 6: VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP UKRAINE LIÊN
QUAN VIỆC CẤM XUẤT KHẨU GỖ ........................................................... 98
I. Tóm tắt vụ việc .............................................................................................. 98
II. Phân tích vụ việc ...................................................................................... 100
III. Bình luận, đánh giá vụ việc .................................................................... 112
CHƢƠNG 7: VỤ VIỆC DS 494- EU – PHƢƠNG PHÁP BỔ SUNG CHI
PHÍ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP
KHẨU TỪ NGA .............................................................................................. 114
I. Tóm tắt vụ việc ............................................................................................. 114
II. Phân tích vụ việc ......................................................................................... 118
III. Bình luận, đánh giá nội dung ................................................................... 120
IV. Khuyến nghị............................................................................................... 121
CHƢƠNG 8: VỤ VIỆC DS 495- NGA – ĐỐI XỬ VỀ THUẾ ĐỐI VỚI
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP .................. 122
1. Tóm tắt vụ việc ............................................................................................ 122
2. Phân tích vụ việc .......................................................................................... 124
CHƢƠNG 9: VỤ VIỆC DS 432 – TRUNG QUỐC – CÁC BIỆN PHÁP
LIÊN QUAN TỚI XUẤT KHẨU ĐẤT HIẾM, TUNGSTEN VÀ
MOLYPDENUM ............................................................................................. 137
I. Tóm tắt vụ việc ............................................................................................ 137
II. Phân tích vụ việc ...................................................................................... 137
III. Bình luận, đánh giá nội dung ..................................................................144
CHƢƠNG 10: VỤ VIỆC CANADA – PROSCIUTTO DI PARMA...........145
I. Tóm tắt vụ việc .............................................................................................145
II. Phân tích vụ việc .........................................................................................147
III. Bình luận, đánh giá nội dung ...................................................................152
IV. Khuyến nghị ...............................................................................................154
CHƢƠNG 11: VỤ VIỆC CHI LÊ – CÁ KIẾM ............................................156
I. Tóm tắt vụ việc .............................................................................................156
II. Phân tích vụ việc .........................................................................................157
III. Bình luận, đánh giá nội dung ...................................................................164
IV. Khuyến nghị ...............................................................................................166
CHƢƠNG 12: VỤ VIỆC EU – TÀU BIỂN THƢƠNG MẠI .......................168
I. Tóm tắt vụ việc .............................................................................................168
II. Phân tích vụ việc ......................................................................................169
III. Bình luận, đánh giá nội dung ..................................................................175
IV. Khuyến nghị .............................................................................................177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................179
TỔNG QUAN

Liên minh châu Âu sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đảm bảo việc
thực thi các cam kết mà khối này đã đàm phán nhằm hiện thực hóa lợi ích cho
doanh nghiệp, người lao động và công dân của họ theo các hiệp định thương
mại quốc tế. Một trong các công cụ này là cơ chế giải quyết tranh chấp theo
WTO hoặc theo các hiệp định thương mại song phương của EU. Liên minh
châu Âu quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các hiệp định
thương mại của khối này với các đối tác để nhằm giải quyết các tranh chấp giữa
hai Bên. Các cơ chế này cho phép giải quyết nhanh chóng các tranh chấp và lấy
mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO làm mẫu.

I. Các cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế mà EU đang áp
dụng
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nƣớc – Nhà nƣớc theo EVFTA
Trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã thống nhất
một cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – Nhà nước được cải thiện hơn so
với hệ thống giải quyết tranh chấp hiện có của WTO. Thủ tục giải quyết tranh
chấp mới này được đánh giá là nhanh chóng hơn, sử dụng các trọng tài viên
được công nhận và trên cơ sở thỏa thuận, tăng cường minh bạch hóa và tính
công khai.
Trong các FTA trước đây, nhiều lĩnh vực thường bị loại trừ khỏi phạm vi
giải quyết tranh chấp như cạnh tranh, mua sắm chính phủ, hợp tác. Tuy nhiên,
trong EVFTA hầu hết các lĩnh vực này thuộc phạm vi điều chỉnh của cơ chế giải
quyết tranh chấp. Có thể kể đến các lĩnh vực cam kết WTO cộng chịu sự điều
chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp EVFTA, đó là: Các hàng rào phi thuế
liên quan đến thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo; Thương
mại điện tử; Mua sắm Chính phủ; Chính sách cạnh tranh; Doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và
doanh nghiệp độc quyền chỉ định; Thương mại và phát triển bền vững.
Cơ chế cung cấp một quy trình lựa chọn trọng tài viên mà không bị trì
hoãn hoặc vô hiệu hóa bởi một Bên, đảm bảo cho cơ chế được hoạt động thực
sự hiệu quả. Cơ chế EVFTA đã thiết lập các quy tắc về minh bạch các thủ tục
và sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, thông qua quy định về điều trần
mở, chấp nhận các bản đệ trình tự nguyện (amicus curie) từ tất cả các thể nhân
hoặc pháp nhân được thành lập trong lãnh thổ của một Bên…

1
Không chỉ dừng lại ở việc quy định chung về quy trình giải quyết tranh
chấp như các FTA khác, EVFTA quy định khá chi tiết về yêu cầu, cách thức và
quy tắc cần tuân thủ khi tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài tại các Phụ lục
của Chương Giải quyết tranh chấp. Việc quy định sẵn các quy tắc này nhằm đẩy
nhanh quá trình giải quyết khi tranh chấp phát sinh, tiết kiệm thời gian do giảm
bớt phạm vi các vấn đề về thủ tục đòi hỏi các bên phải thỏa thuận khi bắt đầu
quy trình trọng tài.
Bên cạnh đó, một cơ chế hòa giải được xây dựng sẵn có sẵn trên cơ sở
theo vụ việc (ad-hoc), theo đó EVFTA làm rõ phạm vi, quy tắc thủ tục và tính
hiệu lực của quy trình hòa giải. Thủ tục hòa giải EVFTA được tiến hành nhanh
chóng hơn với các quy định thời hạn được rút ngắn, đảm bảo tính linh hoạt và
ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trong các giai đoạn, đặc biệt ở việc tìm kiếm
một giải pháp thỏa đáng trên cơ sở đồng thuận của các Bên.
Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp chung áp dụng cho toàn bộ Hiệp
định, EVFTA quy định trong trường hợp có bất đồng đối với vấn đề về lao động
và môi trường, hai Bên sẽ tuân thủ quy tắc giải quyết tranh chấp được thiết kế
riêng cho các lĩnh vực này. Trong đó, hội đồng chuyên gia có thể được yêu cầu
đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ về lao động và môi trường. Song, các báo
cáo của hội đồng này chỉ dẫn đến việc thi hành các nghĩa vụ đòi hỏi sự hợp tác
giữa các Bên hơn là cho phép trả đũa thương mại như các vụ tranh chấp thông
thường khác trong EVFTA.
Cuối cùng, trong bức tranh tổng thể, EVFTA cùng với CPTPP có thể là
những bước đệm quan trọng trong quá trình tham gia vào cải cách hệ thống giải
quyết tranh chấp WTO của Việt Nam. Hai hiệp định này là bước ngoặt quan
trọng của Việt Nam khi đưa ra các quy tắc, bao gồm về giải quyết tranh chấp,
mà các nền kinh tế lớn đã chuẩn bị để áp dụng và làm cho nó có hiệu lực thi
hành giữa các nước này.
2. Cơ chế giải quyết bất đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, lao động và
môi trƣờng quy định tại Chƣơng 13 Hiệp định EVFTA
EVFTA được đánh giá là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không
chỉ với các cam kết sâu rộng về thương mại mà còn thiết lập những quy định,
nguyên tắc liên quan đến phát triển bền vững.
Chương 13 của Hiệp định quy định về những vấn đề phát triển bền vững
với thương mại song phương, với tiền đề là các hiệp định, hiệp ước được ký kết
và chấp thuận bởi phần đông thế giới như Chương trình nghị sự 21 về môi

2
trường và phát triển, Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững… Trong
đó, các quy định chủ yếu xoay quanh vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ
quyền lợi của người lao động, với những trách nhiệm rõ ràng của cả hai bên,
nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển thương mại một cách bền vững nhất. Chương
này cũng xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi các cam kết, giải quyết các bất đồng
phát sinh giữa hai Bên trong lĩnh vực này. Cơ chế yêu cầu hai bên tiến hành
tham vấn (gọi là tham vấn Chính phủ) nhanh chóng để xử lý bất đồng. Nếu cảm
thấy cần thảo luận thêm, một Bên có quyền yêu cầu triệu tập Uỷ ban thương
mại và phát triển bền vững (Ủy ban) để xem xét vấn đề. Uỷ ban sẽ nỗ lực để
giải quyết vấn đề giữa hai Bên. Nếu Uỷ ban không giải quyết vấn đề thỏa mãn
cho các bên, một Bên có thể yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia. Hội đồng
chuyên gia sẽ ra báo cáo, khuyến nghị để các Bên tham khảo, cân nhắc thực
hiện.
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Thông tƣ về Rào cản thƣơng
mại của EU
Thông tư về Rào cảo thương mại của EU có tên đầy đủ là Quy định
2015/1843 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 6 tháng 10 năm 2015
đặt ra các thủ tục của Liên minh trong lĩnh vực chính sách thương mại chung
nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền của Liên minh theo các quy tắc thương
mại quốc tế, đặc biệt là các quy tắc được thành lập trong khuôn khổ của Tổ
chức Thương mại Thế giới (Quy định 2015/1843).
Quy định 2015/1843 gồm 18 điều khoản. Theo trang thông tin của EU,
các công ty EU phải đối mặt với các rào cản thương mại hàng ngày trong các
hoạt động quốc tế. Các rào cản có thể bao gồm hạn chế bán hàng ở thị trường
xuất khẩu, hệ thống thuế phân biệt đối xử hoặc khó khăn trong việc mua và thực
thi quyền sáng chế ở nước ngoài. Quy định về Hàng rào Thương mại (TBR) là
một công cụ nhằm giúp các doanh nghiệp EU vượt qua các rào cản thương mại
và từ đó phát triển hoạt động ở nước ngoài. TBR được thiết kế đặc biệt để loại
bỏ các trở ngại đối với thương mại ở các quốc gia thứ ba, cũng như để giải
quyết các hoạt động thương mại nước ngoài không công bằng gây ra thiệt hại
trong thị trường nội khối EU.
Cũng theo trang thông tin của EU, các công ty hoặc hiệp hội nghề nghiệp
của EU có thể làm rất ít để giải quyết các biện pháp của chính phủ nước ngoài
có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ. Đó là lý do tại sao EU đã
xây dựng một công cụ để cho phép tiếp cận trực tiếp Uỷ ban Châu Âu, cơ quan
có thể điều tra vấn đề và tìm cách loại bỏ những trở ngại đối với thương mại.

3
Bất kỳ công ty EU hoặc hiệp hội công ty nào cũng có thể sử dụng TBR để khiếu
nại về trở ngại đối với thương mại ở nước thứ ba (ví dụ: cấm nhập khẩu) hoặc
về các hành vi gây thiệt hại trên thị trường EU (ví dụ: trợ cấp nước ngoài). Bất
kỳ quốc gia thành viên EU nào cũng có thể khiếu nại về bất kỳ trở ngại nào đối
với thương mại. Các cuộc điều tra về TBR có thể dẫn đến nhiều giải pháp khác
nhau, kể cả kiện ra WTO nếu không thể đạt được một giải pháp thỏa đáng với
nước thứ ba.
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Ðể thống nhất các quy định về giải quyết tranh chấp tại các văn kiện hiệp
định, WTO đã thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bản
thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO dưới
tên gọi DSU. DSU được coi là văn bản xương sống điều chỉnh tất cả các hoạt
động giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
Một khi khiếu nại đã được đệ trình lên WTO, sẽ có hai phương thức chủ
yếu để giải quyết tranh chấp đó, đó là: hai bên tìm ra được một giải pháp ổn
thỏa cho cả hai thông qua tham vấn song phương hoặc trung gian hòa giải hoặc
thông qua phán xử bao gồm cả quá trình thực thi các báo cáo của Ban Hội thẩm
và Cơ quan Phúc thẩm sau khi các báo cáo này đã được DSB thông qua. Quá
trình giải quyết tranh chấp của WTO có ba bước chính: (i) tham vấn; (ii) quá
trình xét xử của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm và (iii) thực thi phán
quyết.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO này là bắt buộc đối với tất cả
các quốc gia thành viên. Theo đó, mỗi thành viên có khiếu nại, tranh chấp với
thành viên khác buộc phải đưa tranh chấp ra giải quyết bằng cơ chế này. EU là
một trong những thành viên tích cực nhất trong sử dụng cơ chế này (chỉ sau Hoa
Kỳ) với 396 vụ kiện1. Trong đa số các vụ tranh chấp, các quốc gia tham gia với
tư cách bên thứ ba; Hoa Kỳ và EU tham gia với tư cách nguyên đơn và bị đơn
chiếm tỷ lệ tranh chấp lớn nhất. Điều này cũng dễ hiểu khi Hoa Kỳ và EU đều
là hai chủ thể có tỷ trọng thương mại lớn trên thế giới.
II. Một số vụ kiện mà EU khởi xƣớng trong khuôn khổ FTA song
phƣơng
1. Vụ EU- Hàn quốc Cam kết lao động
Vào ngày 17 tháng 12 năm 2018, Liên minh Châu Âu đã yêu cầu tham
vấn chính phủ theo chương ―Thương mại và Phát triển bền vững‖ của FTA EU-
1
Tính đến năm 2020.

4
Hàn Quốc. Theo đó, tập trung vào hai nghĩa vụ trong chương đó: i) nghĩa vụ nỗ
lực liên tục và bền vững phê chuẩn các Công ước cơ bản của ILO và ii) nghĩa
vụ tôn trọng luật pháp và thực hành các nguyên tắc cốt lõi của ILO về quyền tự
do hiệp hội và quyền tham gia thương lượng tập thể.
Liên quan đến i), Hàn Quốc vào thời điểm này vẫn chưa phê chuẩn bốn
trong số tám Công ước ILO cơ bản (C87 và C98 về quyền tự do hiệp hội và
quyền tập thể thương lượng và C29 và C105 về lao động cưỡng bức). Về ii) EU
nêu quan ngại liên quan đến một số điều khoản trong luật pháp Hàn Quốc
dường như hạn chế quyền tự do hiệp hội, để cho phép can thiệp vào các thỏa
thuận thương lượng tập thể và hình sự truy tố đoàn viên công đoàn tham gia
đình công ôn hòa.
Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia của EU xác định một số biện
pháp trong luật Hàn Quốc gồm các Điều 2, 12 và 23 của Đạo luật Công đoàn
Hàn Quốc (TULRAA), mà EU lập luận không phù hợp với các điều khoản liên
quan của FTA EU-Hàn Quốc.
Tham vấn chính phủ diễn ra vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 nhưng các
cuộc tham vấn đã không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Do đó, Liên minh
Châu Âu đã yêu cầu vào ngày 4 tháng 7 năm 2019 thành lập một Hội đồng
chuyên gia theo Điều 13.15 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia được chính thức thành lập vào ngày 30 tháng 12
năm 2019. Đệ trình bằng văn bản đầu tiên đã được trao đổi vào tháng Giêng và
tháng Hai 2020.
Phiên điều trần diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào ngày 8 và 9 tháng
10 năm 2020. Hội đồng chuyên gia ra báo cáo cho các Bên vào ngày 20 tháng 1
năm 2021. Các Bên phải nỗ lực hết sức để thực hiện những khuyến nghị được
quy định bởi hội đồng trong báo cáo. Vào các ngày 13-14 tháng 4 năm 2021, 9-
10 tháng 10 năm 2021 và 15-16 tháng 9 năm 2022, các Bên thảo luận việc thực
hiện báo cáo trong các cuộc họp của Uỷ ban Thương mại và Phát triển bền vững
được thành lập theo Hiệp định EU-Hàn Quốc FTA.
Hàn Quốc kể từ đó đã phê chuẩn ba trong số bốn các Công ước cơ bản
nổi bật của ILO (C87 và C98 về quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng
tập thể và C29 về lao động cưỡng bức) và sửa đổi pháp luật công đoàn với mục
đích làm phù hợp với Nguyên tắc tổ chức lao động quốc tế. Vào tháng 3 và
tháng 9 năm 2022, Hàn Quốc đã báo cáo về tình hình liên quan đến những nỗ
lực phê chuẩnCông ước cơ bản ccuối cùng của ILO, C105 về lao động cưỡng
bức.
Phán quyết của hội đồng chuyên gia

5
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên
gia của EU liên quan đến một số điều khoản của TULRAA dựa trên các vấn đề
phát sinh theo FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng định nghĩa TULRAA về 'người lao
động' trong Điều 2 (1) không phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền
cơ bản tự do hiệp hội mà Hàn Quốc có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực
hóa theo Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa điều khoản TULRAA
phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội, để tất cả người lao
động, bao gồm cả lao động tự do, bị sa thải và thất nghiệp, được bao gồm trong
định nghĩa của TULRAA về 'người lao động' tại Điều 2 (1).
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa điều khoản TULRAA
phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội, do đó, định
nghĩa về 'người lao động' của Điều 2 (4) (d) mở rộng cho những công đoàn ở cả
cấp doanh nghiệp và phi doanh nghiệp cho phép những người bị sa thải, thất
nghiệp và lao động tự do tham gia và vẫn là thành viên.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa TULRAA phù hợp với
các nguyên tắc tự do của hiệp hội bằng cách loại bỏ yêu cầu trong Điều 23 (1)
của TULRAA rằng các cán bộ công đoàn phải được lựa chọn trong số các thành
viên của công đoàn, đảm bảo rằng các thành viên của các công đoàn doanh
nghiệp và phi doanh nghiệp có thể bầu chọn các quan chức một cách đầy đủ tự
do theo yêu cầu của Điều 13.4.3.
Có tính đến những nỗ lực của Hàn Quốc, đặc biệt là những nỗ lực được
thực hiện từ năm 2017 đã được thừa nhận bởi EU, Hội đồng chuyên gia nhận
thấy rằng Hàn Quốc đã không làm trái với câu cuối cùng của Điều 13.4.3 do
không "nỗ lực liên tục và bền vững" hướng tới việc phê chuẩn các Công ước cơ
bản của ILO.
2. Các hạn chế do Ukraine áp dụng đối với xuất khẩu một số sản
phẩm gỗ sang Liên minh châu Âu
Từ ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ukraine đã áp dụng lệnh cấm vĩnh viễn
việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ xẻ của mười loài gỗ quý hiếm: keo, bạch
dương, anh đào, lê, óc chó, hạt dẻ, thủy tùng, anh đào ngọt, phong thông thường
và bách xù. Ngày 09/04/2015, Quốc hội Ukraine tiếp tục thông qua luật cấm
xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến (với mã HS 4 số 4403) trong thời hạn 10 năm.
Luật đã được Tổng thống Poroshenko ký vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 và có

6
hiệu lực ngay sau khi được ban hành chính thức. Gỗ thông và gỗ thông chưa
qua chế biến chỉ bị áp dụng lệnh cấm này lần lượt từ ngày 1 tháng 11 năm 2015
và ngày 1 tháng 1 năm 2017.
Các thông tin cơ bản
Bên khởi kiện: Liên minh Châu Âu (EU)
Bên bị kiện: Ukraine
Biện pháp bị kiện: một số biện pháp do Ukraine áp dụng đối với việc xuất
khẩu một số sản phẩm gỗ sang Liên minh châu Âu. Cụ thể là lệnh cấm xuất
khẩu năm 2005 và năm 2015 của Ukraine mà EU cho rằng không phù hợp với
nghĩa vụ của Ukraine theo Điều 35 của Hiệp định liên kết giữa Liên minh châu
Âu và các quốc gia thành viên, và Ukraine (Hiệp định liên kết).
Phán quyết:
Thứ nhất, hội đồng trọng tài có thẩm quyền theo Chương 14 của Hiệp
định để xem xét tranh chấp hiện tại và đưa ra phán quyết về khiếu nại của EU.
Thứ hai, hội đồng trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu năm 2005
của Ukraine không phù hợp với quy định không cho phép áp dụng cấm xuất
khẩu theo Điều 35 của Hiệp định. Tuy nhiên, biện pháp này của Ukraine lại có
thể được biện minh theo Điều XX (b) của GATT 1994, như được áp dụng cho
Hiệp định theo Điều 36 (Ngoại lệ chung) của Hiệp định, như một biện pháp
―cần thiết để bảo vệ… cuộc sống của thực vật‖, có tính đến cả các điều khoản
liên quan của Chương 13 của Hiệp định về thương mại và phát triển bền vững.
Do đó lệnh cấm xuất khẩu năm 2005 không vi phạm Điều 35 của Hiệp định liên
kết.
Thứ ba, hội đồng trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm
2015 của Ukraine không phù hợp với với quy định không cho phép áp dụng
cấm xuất khẩu theo Điều 35 của Hiệp định và biện pháp này không thể được
biện minh theo Điều XX (g) của GATT 1994, như được áp dụng cho Hiệp định
theo Điều 36 (Ngoại lệ chung) của Hiệp định, bởi vì lệnh cấm xuất khẩu đó
không ―liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các
biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong
nước‖.
Khuyến nghị
Từ các phán quyết của mình, hội đồng trọng tài đưa ra khuyến nghị rằng
Ukraine cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp cần thiết nào để tuân thủ một cách

7
thiện chí phán quyết của hội đồng trọng tài, theo quy định của Điều 311 (Tuân
thủ phán quyết của hội đồng trọng tài) của Hiệp định liên kết. Cụ thể là tuân thủ
phán quyết thứ ba của hội đồng trọng tài kết luận về việc lệnh cấm xuất khẩu
tạm thời năm 2015 đã vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Hiệp định,
có tính đến tất cả các điều khoản liên quan của Hiệp định liên kết, bao gồm cả
những điều khoản của Chương 13 về ―Thương mại và phát triển bền vững‖, cụ
thể là Điều 293 của Hiệp định về ―Thương mại sản phẩm lâm nghiệp‖, cam kết
các Bên ―cải thiện việc thực thi và quản lý sản phẩm lâm nghiệp và thúc đẩy
thương mại sản phẩm lâm nghiệp hợp pháp và bền vững.‖
Vụ việc này cho thấy xu hướng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo
các hiệp định thương mại tự do thay cho cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vốn đang lâm vào khủng hoảng. Đây là lần
đầu tiên trong lịch sử mà EU kiện một đối tác thương mại của mình bằng cách
lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo FTA song phương mà không lựa
chọn WTO. Vụ việc này, cùng với các vụ việc tranh chấp như vụ Trung Quốc –
Nguyên liệu thô, Trung Quốc – Đất hiếm trong WTO… là các ví dụ minh hoạ
sống động cho việc cân bằng hợp lý giữa các cân nhắc về thương mại và môi
trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Vụ việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Thông tƣ về
Rào cản thƣơng mại của EU - Vụ kiện EU – Tàu biển thƣơng mại

Ngày 03/9/2003, Hàn Quốc đã yêu cầu tham vấn với EU liên quan đến
một số biện pháp EU áp dụng đối với các phương tiện vận tải biển mà Hàn
Quốc cho rằng vi phạm các nghĩa vụ của WTO. Các biện pháp này bao gồm:
- Thông tư của Ủy ban Châu Âu số 1177/2002 về Biện pháp tự vệ tạm
thời (Thông tư TDM) và Thông tư của Ủy ban Châu Âu số 1540/98, cũng như
các điều khoản thực thi của các nước thành viên EU. Các biện pháp này cung
cấp các trợ cấp cho các tàu biển thương mại dưới nhiều hình thức.
- Các quy định trợ cấp của EU và các nước thành viên nhằm hỗ trợ các
tàu biển thương mại được sản xuất tại EU, theo hình thức (a) hoạt động hỗ trợ
dựa trên cơ sở hợp đồng dưới các hình thức như cấp phát, tín dụng xuất khẩu,
bảo lãnh hoặc giảm thuế; (b) viện trợ tái cơ cấu; (c) viện trợ đầu tư trong khu
vực hoặc ở nơi khác; (d) viện trợ nghiên cứu và phát triển; (e) viện trợ bảo vệ
môi trường và (f) viện trợ trong trường hợp mất khả năng thanh toán, đóng cửa.
Hàn Quốc cho rằng các biện pháp này đã vi phạm các nghĩa vụ trong các
Hiệp định WTO như: Điều 1, 2, 3.1, 5(a) và (c), 6.3(a), (b) hoặc (c), 6.4 và 6.5

8
của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM); Điều
I:1 và III:4 Hiệp định GATT 1994; và Điều 23(1) và (2) của Thỏa thuận về các
quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp và Điều 4, 7 và 32(1)
của Hiệp định SCM.
Theo Hàn Quốc, Thông tư về TDM và các biện pháp thực thi của các
nước thành viên đã được thiết kế và thực hiện như các biện pháp đơn phương
nhằm khắc phục hành vi mà EU cho là Hàn Quốc đã vi phạm theo Hiệp định
SCM và ―cấu thành hành động cụ thể chống lại các khoản trợ cấp nhận thức
được của Thành viên khác‖. Vụ việc này liên quan đến tranh chấp đang diễn ra
liên quan đến các khoản trợ cấp của Hàn Quốc (WT/DS273).
Điều đáng nói là, việc ban hành các quy định về trợ cấp của EU là biện
pháp đáp trả của EU, trên cơ sở điều tra theo quy trình TBR, theo đó kết luận
Hàn Quốc đã ban hành các biện pháp trợ cấp cơ bản cho tàu Hàn Quốc, thông
qua đồng thời cả các chương trình trong nước và xuất khẩu, vi phạm các quy
định của Hiệp định SCM. Trên cơ sở đó, EU đã nộp đơn khởi kiện vụ việc lên
WTO, đồng thời ban hành một loạt các biện pháp hỗ trợ tạm thời cho các tàu
biển thương mại của EU ―nhằm bù đắp thiệt hại đáng kể‖ mà các biện pháp
thương mại bất công bằng của Hàn Quốc gây ra, với thời hạn áp dụng biện pháp
kéo dài cho đến khi kết thúc thủ tục tố tụng trong WTO. Việc ban hành các quy
định này được thực hiện đồng thời với việc khởi kiện của EU trong WTO.
Hàn Quốc và EU đã tham vấn nhưng không đạt được kết quả. Ban Hội
thẩm WTO đã được thành lập ngày 19/03/2004. Ngày 22/5/2005, Ban Hội thẩm
đã ra phán quyết liên quan đến nghĩa vụ theo Điều 23.1 của DSU, quy định việc
Thành viên WTO không được hành động đơn phương khi tìm cách khắc phục vi
phạm nghĩa vụ theo Hiệp định WTO. Theo đó, Ban Hội thẩm WTO nhận thấy
việc EU thông qua Thông tư TDM để đáp lại các biện pháp của Hàn Quốc mà
EU cho rằng vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định SCM và việc EU đang tìm cách
buộc Hàn Quốc loại bỏ các khoản trợ cấp bị cáo buộc là không phù hợp với quy
định WTO. Theo đó, Ban Hội thẩm kết luận rằng EU đã hành động không phù
hợp với Điều 23.1 của DSU.
Ngày 20/7/2005, EU thông báo đã thực thi các phán quyết của Ban Hội
thẩm trong vụ việc này. Theo đó Thông tư TDM đã hết hạn vào ngày 31/3/2005
và sẽ không được gia hạn. Do đó, các nước thành viên EU sẽ không cung cấp
bất kỳ trợ cấp nào cho các tàu biển thương mại của EU sau khi Thông tư TDM
hết hạn.

9
PHẦN A: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI NHÀ
NƢỚC – NHÀ NƢỚC TRONG KHUÔN KHỔ FTA VIỆT NAM – EU

CHƢƠNG 1: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH


TẠI CHƢƠNG 15 (GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP)

I. Giới thiệu chung


Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh
quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế-thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương
mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ
USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích
cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát
triển giữa hai bên, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO).
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ
kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định
chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa
thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ
thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và
cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh
nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát
triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định EVFTA đã chính thức có
hiệu lực sau khi đã được Quốc hội của hai Bên phê chuẩn. Có thể nói EVFTA là
một trong những Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham
gia, với nhiều cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và
phi truyền thống. Như vậy, với việc Hiệp định CPTPP được Quốc hội phê chuẩn
và có hiệu lực đầu năm 2019 và Hiệp định EVFTA có hiệu lực, chúng ta đã
bước đầu thực hiện thành công các chủ trương về thực hiện có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh
nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

10
Cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định được quy định tại Chương 15
Giải quyết tranh chấp và 3 Phụ lục: 15-A Quy tắc tố tụng trọng tài, 15-B Quy
tắc ứng xử của trọng tài viên và hòa giải viên, 15-C Cơ chế hòa giải.
II. Phạm vi điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVFTA
Chương 15 Giải quyết tranh chấp được áp dụng nhằm ngăn ngừa và giải
quyết mọi tranh chấp giữa các Bên liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng
các điều khoản của Hiệp định này, trừ khi được quy định khác trong Hiệp định.
Như vậy, có thể hiểu rằng so với WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp EVFTA
không áp dụng với khiếu kiện không vi phạm. Điều này được khẳng định rõ hơn
tại Điều 15.5 Khởi xướng thủ tục trọng tài, trong đó Bên khởi kiện phải chỉ rõ
biện pháp tranh chấp và giải thích sự không phù hợp của biện pháp này với các
điều khoản tại Hiệp định để làm cơ sở pháp lý cho đơn kiện.
Trong các FTA trước đây, nhiều lĩnh vực thường bị loại trừ khỏi phạm vi
giải quyết tranh chấp như cạnh tranh, mua sắm chính phủ, hợp tác. Tuy nhiên,
trong EVFTA hầu hết các lĩnh vực này thuộc phạm vi điều chỉnh của cơ chế giải
quyết tranh chấp. Có thể kể đến các lĩnh vực cam kết WTO cộng chịu sự điều
chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp EVFTA, đó là: Các hàng rào phi thuế
liên quan đến thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo; Thương
mại điện tử; Mua sắm Chính phủ; Chính sách cạnh tranh; Doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và
doanh nghiệp độc quyền chỉ định; Thương mại và phát triển bền vững.
Ngược lại, các lĩnh vực như: thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng;
các biện pháp tự vệ toàn cầu (đối với các điều khoản liên quan đến quyền và
nghĩa vụ WTO); hành vi phản cạnh tranh không thuộc đối tượng của cơ chế giải
quyết tranh chấp EVFTA.

II. Cơ quan giải quyết tranh chấp EVFTA

Cơ quan giải quyết tranh chấp EVFTA là hội đồng trọng tài bao gồm ba
trọng tài viên. Điều kiện để thành lập hội đồng trọng tài là khi các Bên không
giải quyết được tranh chấp thông qua tham vấn thì Bên yêu cầu tham vấn có thể
yêu cầu thành lập một hội đồng trọng tài. Yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài
phải được lập bằng văn bản gửi đến Bên kia và sao gửi Ủy ban Thương mại.
Bên khởi kiện phải chỉ rõ trong yêu cầu biện pháp tranh chấp và giải thích một
cách đầy đủ sự không phù hợp của biện pháp đó với các điều khoản tại Hiệp
định này để làm rõ cơ sở pháp lý cho việc khởi kiện.

11
1. Cách thức thành lập Hội đồng trọng tài

Tương tự như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA cung cấp một quy
trình lựa chọn trọng tài viên mà không bị trì hoãn hoặc vô hiệu hóa bởi một
Bên. Đây là điểm khác biệt giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của EVFTA và
các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các FTA trước đây, đảm bảo cho cơ chế
được hoạt động thực sự hiệu quả.
Trước hết, Hiệp định giao cho Ủy ban Thương mại có nghĩa vụ lập một
danh sách có ít nhất 15 cá nhân sẵn sàng và có khả năng để làm trọng tài viên.
Danh sách này bao gồm ba danh sách phụ: một danh sách của Liên minh châu
Âu; một danh sách của Việt Nam; và một danh sách các cá nhân không phải
công dân của các Bên và không có hộ khẩu thường trú tại các Bên để chọn làm
chủ tịch của hội đồng trọng tài.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Bên bị kiện nhận được yêu cầu thành lập
hội đồng trọng tài, các Bên sẽ tham vấn để đạt được thỏa thuận về thành phần
của hội đồng trọng tài. Trường hợp không thỏa thuận được, mỗi Bên có thể chỉ
định một trọng tài viên từ danh sách các ứng viên trọng tài mà đã được Bên đó
lập ra. Nếu một Bên không chỉ định được trọng tài viên từ danh sách của mình
thì trọng tài viên phải được lựa chọn bằng bốc thăm, theo yêu cầu của Bên còn
lại, bởi chủ tịch Ủy ban Thương mại hoặc người được ủy quyền, từ danh sách
các ứng viên đã được Bên đó lập ra. Nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về
vị trí chủ tịch hội đồng trọng tài trong khoảng thời gian quy định, chủ tịch Ủy
ban Thương mại hoặc người được ủy quyền, theo yêu cầu của một Bên, phải
bốc thăm lựa chọn chủ tịch hội đồng trọng tài từ danh sách chủ tịch hội đồng
trọng tài được lập ra trước đó. Ngày thành lập hội đồng trọng tài sẽ là ngày mà
ba trọng tài viên được lựa chọn thông báo tới các Bên chấp nhận việc bổ nhiệm.
Trường hợp các danh sách quy định tại Điều 15.23 (Danh sách Trọng tài
viên) chưa được lập ra hoặc không có đủ tên các trọng tài viên khi một yêu cầu
được đưa ra, các vị trí trọng tài viên phải được lựa chọn từ các cá nhân đã được
đề xuất chính thức bởi cả hai Bên, hoặc bởi một Bên trong trường hợp chỉ có
một Bên đưa ra đề xuất.
Như vậy, so với các hiệp định khác, việc thành lập hội đồng trọng tài có
sự tham gia của Ủy ban Thương mại để lựa chọn trọng tài viên trong trường hợp
các bên không chỉ định được, thay vì yêu cầu sự tham gia của bên thứ ba (như
Tổng Giám đốc WTO). Ưu điểm của quy định này là đảm bảo cơ chế giải quyết

12
tranh chấp vận hành độc lập không phụ thuộc vào sự tham gia của bên thứ ba và
thúc đẩy sự tích cực của các Bên trong việc giải quyết tranh chấp của mình.

2. Tiêu chuẩn của trọng tài viên

Hiệp định yêu cầu các trọng tài viên phải có kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn về luật và thương mại quốc tế. Các trọng tài viên phải độc lập,
công bằng, làm đúng vị trí của mình và không nhận chỉ đạo từ bất kỳ tổ chức
hoặc chính phủ nào, hoặc không liên quan đến chính phủ của các Bên, và phải
tuân thủ Quy tắc ứng xử tại Phụ lục 15-B (Quy tắc Ứng xử của trọng tài viên và
Hòa giải viên). Các quy tắc ứng xử yêu cầu trọng tài viên phải tránh thái độ tiêu
cực và thể hiện thái độ tiêu cực, độc lập và công bằng, tránh những xung đột lợi
ích trực tiếp hoặc gián tiếp và có thái độ hành xử chuẩn mực cao để đảm bảo sự
toàn vẹn và công bằng cho cơ chế giải quyết tranh chấp.

III. Thủ tục giải quyết tranh chấp

Thành công
Tham vấn Kết thúc vụ
việc

Thất bại Thành công

Hội đồng thương


mại

Hòa giải
Hội đồng trọng tài

Ban hành báo cáo


của Hội đồng trọng
tài

Bồi thường, tạm


Thi hành báo cáo
Không thi hành ngừng ưu đãi/nghĩa
vụ

13
Sơ đồ cơ chế giải quyết tranh chấp EVFTA

1. Tham vấn

Hiệp định yêu cầu các Bên phải nỗ lực giải quyết mọi tranh chấp thông
qua tiến hành tham vấn một cách thiện chí nhằm đạt được giải pháp đồng thuận
giữa các Bên. Quy định về tham vấn trong EVFTA không có nhiều khác biệt so
với các FTA khác.
Giải pháp đồng thuận được Hiệp định ưu tiên hướng tới, theo đó các Bên
có thể đạt được một giải pháp đồng thuận về tranh chấp bất cứ lúc nào. Trong
trường hợp đó, thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ bị tạm ngừng hoặc kết thúc tùy
thuộc vào thông báo của các Bên về thời điểm có hiệu lực của giải pháp đồng
thuận.

2. Cơ chế hòa giải

Các Bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận bất cứ lúc nào về việc tiến
hành thủ tục hòa giải liên quan đến các biện pháp có ảnh hưởng bất lợi đến
thương mại hoặc tự do hóa đầu tư giữa các Bên theo Phụ lục 15-C (Cơ chế hòa
giải).
Cơ chế hòa giải là điểm khác biệt của cơ chế giải quyết tranh chấp
EVFTA so với tất cả các FTA khác mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Cơ chế
này nhằm tạo thuận lợi cho việc đạt được giải pháp đồng thuận giữa các Bên
thông qua thủ tục toàn diện và nhanh chóng với sự hỗ trợ của hòa giải viên.
Hiệp định ghi nhận các quy tắc thủ tục chi tiết cho hòa giải bao gồm khởi
xướng thủ tục, lựa chọn hòa giải viên, các quy tắc điều chỉnh thủ tục hòa giải,
thi hành giải pháp đồng thuận giữa các Bên, bảo mật và chi phí.
Thủ tục hòa giải chỉ có thể được bắt đầu theo thỏa thuận của các Bên,
trong đó hòa giải viên được chọn trên cơ sở đồng thuận của các Bên hoặc bởi
Chủ tịch Ủy ban Thương mại từ Danh sách trọng tài viên. Một hòa giải viên sẽ
không phải là công dân của bất kỳ Bên nào, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.
Nhiệm vụ của hòa giải viên là hỗ trợ các Bên, theo cách thức minh bạch và công
bằng, trong việc làm rõ biện pháp và nguy cơ tác động tới thương mại hoặc tự
do hóa đầu tư của biện pháp đó, và nhằm đạt được một giải pháp đồng thuận.
Quy tắc ứng xử của trọng tài viên và hòa giải viên quy định tại Phụ lục
15-B sẽ áp dụng cho hòa giải viên với những điều chỉnh phù hợp.

14
Về thủ tục hòa giải,
- Sau khi chỉ định hòa giải viên, Bên viện dẫn thủ tục hòa giải sẽ trình bày
bằng văn bản một mô tả chi tiết về vấn đề tranh chấp cho hòa giải viên và cho
Bên kia, cụ thể là việc áp dụng biện pháp đang tranh cãi và các tác động thương
mại hoặc tự do hóa đầu tư của nó. Bên kia sẽ đưa ra bình luận bằng văn bản đối
với bản mô tả vấn đề. Một trong hai Bên có thể gửi kèm trong bản mô tả hoặc
bình luận của mình bất kỳ thông tin nào mà Bên đó cho là có liên quan.
- Hòa giải viên có thể quyết định cách thức thích hợp nhất để làm rõ biện
pháp tranh chấp và khả năng tác động đến thương mại hoặc tự do hóa đầu tư
giữa các Bên. Cụ thể là, hòa giải viên có thể tổ chức các phiên họp giữa các
Bên, tham vấn chung hoặc riêng với các Bên, tìm kiếm hỗ trợ của hoặc tham
vấn với các chuyên gia và các bên liên quan và cung cấp bất kỳ hỗ trợ bổ sung
nào theo yêu cầu của các Bên.
- Hòa giải viên có thể đưa ra tư vấn và đề xuất một giải pháp để các Bên
xem xét chấp nhận hoặc từ chối giải pháp được đề xuất đó hoặc có thể thỏa
thuận về một giải pháp khác. Hòa giải viên sẽ không tư vấn hoặc đưa ra bình
luận về sự phù hợp của biện pháp đang tranh chấp với các quy định của Hiệp
định.
- Theo yêu cầu của các Bên, hòa giải viên sẽ gửi cho các Bên một dự thảo
báo cáo về các tình tiết thực tế bằng văn bản, cung cấp một tóm tắt ngắn gọn về:
biện pháp đang tranh chấp trong thủ tục hòa giải; các thủ tục tiếp theo; và bất kỳ
giải pháp đồng thuận nào đạt được như là kết quả cuối cùng của thủ tục hòa
giải, bao gồm các giải pháp tạm thời hợp lý. Hòa giải viên sẽ cho các Bên 15
ngày để bình luận đối với dự thảo báo cáo về các tình tiết thực tế. Sau khi xem
xét các bình luận của các Bên, hòa giải viên sẽ gửi báo cáo cuối cùng bằng văn
bản cho các Bên trong vòng 15 ngày.
- Thủ tục hòa giải sẽ tiến hành trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu hoặc,
thông qua đồng thuận, tại bất kỳ địa điểm nào khác hoặc bằng bất kỳ phương
thức nào khác.
- Các Bên sẽ nỗ lực để đạt được giải pháp thỏa đáng trong vòng 60 ngày
kể từ ngày chỉ định hòa giải viên. Giải pháp này có thể được thông qua bằng
một quyết định của Ủy ban Thương mại.
Về thi hành thỏa thuận hòa giải, khi các Bên đã thỏa thuận được một giải
pháp, mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để thi hành giải pháp đồng
thuận đó trong thời hạn được thỏa thuận. Bên thi hành sẽ thông báo cho Bên kia

15
bằng văn bản về bất kỳ biện pháp hoặc trình tự nào được áp dụng để thi hành
giải pháp đã thỏa thuận.
Như vậy, so với thủ tục trọng tài trong các FTA, thủ tục hòa giải EVFTA
được tiến hành nhanh chóng hơn với các quy định thời hạn được rút ngắn, đảm
bảo tính linh hoạt và ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trong các giai đoạn, đặc
biệt ở việc tìm kiếm một giải pháp thỏa đáng trên cơ sở đồng thuận của các Bên.
Giải pháp này được đảm bảo thi hành bởi sự tự nguyện của các Bên, song cơ
chế này lại được đánh giá có tính hiệu quả trên thực tế vì một khi các Bên đã đạt
được thỏa thuận, họ thường có xu hướng tự nguyện chấp nhận và thực hiện thỏa
thuận này hơn so với việc phải thực thi phán quyết của một cơ quan tài phán.

3. Thủ tục trọng tài

Các quy tắc và thủ tục trọng tài quy định cụ thể tại Chương 15 của Hiệp
định cũng như Phụ lục 15-A (Quy tắc Tố tụng Trọng tài) và 15-B (Quy tắc Ứng
xử của Trọng tài viên và Hòa giải viên) điều chỉnh các quy trình giải quyết tranh
chấp của hội đồng trọng tài.
Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập, các Bên phải họp với hội đồng
trọng tài để xác định các vấn đề tranh chấp mà các Bên hoặc hội đồng trọng tài
cho là cần thiết, bao gồm khung thời gian của quy trình tố tụng, thù lao và chi
phí được trả cho các trọng tài viên. Các trọng tài viên và đại diện của các Bên
có thể tham gia cuộc họp này qua điện thoại hoặc truyền hình trực tuyến.
Địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp phải được quyết định
theo thỏa thuận giữa các Bên. Trường hợp không có sự thống nhất về địa điểm,
phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ được tổ chức tại thủ đô của bên bị kiện, cụ
thể là tại Brúc-xen (Bỉ) khi Bên khởi kiện là Việt Nam và tại Hà Nội khi bên
khởi kiện là Liên minh châu Âu.
Các phiên họp giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài phải được mở
công khai trừ khi có quy định khác. Quy định này là nội dung khác biệt giữa cơ
chế EVFTA so với cơ chế DSU của WTO hay các cơ chế giải quyết tranh chấp
trong các FTA khác - vốn thường quy định các phiên xét xử trọng tài không
được công khai trước công chúng. Cụ thể, cơ chế DSU thừa kế đặc điểm từ cơ
chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định GATT theo đó các tranh chấp liên
chính phủ được giữ kín khỏi con mắt của công chúng. DSU quy định thủ tục của
Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm là không công khai. Ngược lại, cơ chế
EVFTA quy định việc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành không chỉ
trước sự chứng kiến của các Bên, mà còn dưới cái nhìn của công chúng, các

16
chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ bị ảnh hưởng. Với điều này, cơ chế
nhằm tìm cách tăng cường cả trách nhiệm giải trình của các hội đồng trọng tài
và tính hợp pháp của việc giải quyết tranh chấp. Điều này cũng thể hiện cơ chế
EVFTA đã thiết lập các quy tắc về minh bạch các thủ tục và sự tham gia của các
tổ chức xã hội dân sự.
Về quyền của các Bên, Hiệp định quy định các Bên phải có cơ hội tham
gia các buổi tường trình, trình bày, lập luận hay phản bác trong quá trình tố
tụng. Mọi thông tin hoặc văn bản đệ trình lên hội đồng trọng tài của một Bên,
bao gồm tất cả ý kiến đối với nội dung của báo cáo sơ bộ, phần trả lời câu hỏi
của hội đồng trọng tài và ý kiến bình luận của một Bên về các câu trả lời đó, sẽ
được cung cấp cho Bên kia.
Hội đồng trọng tài có thể nhận các văn bản đệ trình tự nguyện (đệ trình
amicus curiae) từ thể nhân hoặc pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ của một
Bên.
Để thảo luận nội bộ, hội đồng trọng tài phải họp kín chỉ có các trọng tài
viên tham gia. Nội dung thảo luận của hội đồng trọng tài và các tài liệu đệ trình
trong các phiên họp kín sẽ được bảo mật.
Hội đồng trọng tài ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận. Trong
trường hợp không đạt được đồng thuận, quyết định sẽ được thông qua theo
nguyên tắc bỏ phiếu lấy đa số. Trong mọi trường hợp, ý kiến phản đối của các
trọng tài viên sẽ không được công bố.

4. Báo cáo của Hội đồng trọng tài

Báo cáo sơ bộ
Hội đồng trọng tài phải đưa ra báo cáo sơ bộ tới các Bên về kết luận đối
với các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các quy định liên quan và lập luận cơ
bản của các phán quyết và khuyến nghị không muộn hơn 90 ngày kể từ ngày
thành lập hội đồng trọng tài. Trường hợp nhận thấy không kịp thời hạn đưa ra
báo cáo sơ bộ, chủ tịch hội đồng trọng tài phải thông báo bằng văn bản tới các
Bên và Ủy ban Thương mại nêu rõ lý do của việc chậm trễ và thời gian hội
đồng dự định đưa ra báo cáo sơ bộ. Trong mọi trường hợp, hội đồng trọng tài
phải đưa ra báo cáo sơ bộ không muộn hơn 120 ngày sau ngày thành lập hội
đồng trọng tài.

17
Một Bên có thể đệ trình một yêu cầu bằng văn bản, bao gồm cả các bình
luận, tới hội đồng trọng tài để xem xét lại các khía cạnh chính xác của báo cáo
sơ bộ trong vòng 14 ngày kể từ ngày thông báo.
Trong các trường hợp khẩn cấp, bao gồm liên quan đến hàng hóa dễ hư
hỏng, hàng hóa hoặc dịch vụ theo mùa vụ, các quy định về thời hạn nêu trên
được rút ngắn để tranh chấp được giải quyết nhanh chóng.
Sau khi xem xét văn bản yêu cầu của các Bên, bao gồm cả các ý kiến của
các Bên đối với báo cáo sơ bộ, hội đồng trọng tài có thể điều chỉnh lại báo cáo
và tiến hành rà soát thêm nếu cần thiết.
Báo cáo Cuối cùng
Hội đồng trọng tài phải đưa ra báo cáo cuối cùng tới các Bên và tới Ủy
ban Thương mại trong vòng 120 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài.
Trường hợp nhận thấy không thể kịp thời hạn để đưa ra báo cáo cuối cùng, chủ
tịch hội đồng trọng tài sẽ thông báo bằng văn bản tới các Bên và Ủy ban
Thương mại nêu rõ lý do của việc chậm trễ đó và thời gian dự định đưa ra báo
cáo cuối cùng. Trong mọi trường hợp, báo cáo cuối cùng phải được đưa ra
không muộn hơn 150 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài. Trong các
trường hợp khẩn cấp, các thời hạn nêu trên sẽ được rút ngắn.
Về nội dung, Báo cáo cuối cùng phải bao gồm đầy đủ các nội dung đã
thảo luận tại giai đoạn báo cáo sơ bộ, và phải thể hiện rõ ràng bình luận bởi các
Bên.
Hiệu lực của Quyết định và Phán quyết của Hội đồng trọng tài
Các báo cáo và phán quyết của hội đồng trọng tài phải được các Bên chấp
thuận vô điều kiện. Các báo cáo và phán quyết này phải không tạo ra bất kỳ
quyền và nghĩa vụ nào đối với các thể nhân hoặc pháp nhân. Các báo cáo và
phán quyết phải đưa ra kết luận về các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các
quy định liên quan và cơ sở lý luận của các phán quyết và kết luận đó.
Ủy ban Thương mại phải công bố công khai toàn bộ các báo cáo và phán
quyết của hội đồng trọng tài trong vòng 10 ngày kể từ ngày đưa ra báo cáo, trừ
khi Ủy ban Thương mại quyết định không công bố công khai để bảo vệ các
thông tin mật.

5. Tuân thủ

18
Hiệp định yêu cầu bên bị kiện phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết
nhằm tuân thủ kịp thời và thiện chí báo cáo cuối cùng.
Về việc rà soát tuân thủ, cơ chế EVFTA quy định tương tự như cơ chế
DSU của WTO bao gồm: thời hạn hợp lý cho việc tuân thủ, Hội đồng trọng tài
ban đầu xem xét việc tuân thủ theo đề nghị của bên khởi kiện, các biện pháp
tạm thời bao gồm bồi thường và tạm ngừng các nghĩa vụ. Quy trình này nhằm
hướng đến mục tiêu làm cho biện pháp bị vi phạm phải được điều chỉnh để trở
nên phù hợp với cam kết, nghĩa vụ theo Hiệp định.

IV. Các nội dung khác


Không chỉ dừng lại ở việc quy định chung về quy trình giải quyết tranh
chấp như các FTA khác, EVFTA quy định khá chi tiết cách thức và quy tắc cần
tuân thủ khi tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài. Trong đó, Phụ lục 15-A bao
gồm các quy tắc cụ thể về việc gửi các thông báo, khởi động tố tụng trọng tài,
đệ trình bằng văn bản, hoạt động của hội đồng trọng tài, phiên họp giải quyết
tranh chấp, bảo mật thông tin, chi phí và thù lao cho trọng tài viên…Phụ lục 15-
B bao gồm các quy tắc về trách nhiệm và nghĩa vụ của trọng tài viên về sự độc
lập và công bằng, công bố thông tin về mọi lợi ích, mối quan hệ hoặc vấn đề có
thể ảnh hưởng đến sự độc lập và công bằng của mình, bảo mật thông tin liên
quan đến quy trình tố tụng hoặc có được trong quy trình tố tụng…
Việc quy định sẵn các quy tắc này nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết
khi tranh chấp phát sinh, tiết kiệm thời gian do giảm tải phạm vi các vấn đề về
thủ tục đòi hỏi các bên phải thỏa thuận khi bắt đầu quy trình trọng tài.

V. Đánh giá
Như vậy, có thể thấy rằng theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên
minh châu Âu đã thống nhất một cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – Nhà
nước được cải thiện hơn so với hệ thống giải quyết tranh chấp hiện có của
WTO. Thủ tục giải quyết tranh chấp mới này được đánh giá là nhanh chóng
hơn, sử dụng các trọng tài viên được công nhận và trên cơ sở thỏa thuận, tăng
cường minh bạch hóa và tính công khai.
Trong các FTA trước đây, nhiều lĩnh vực thường bị loại trừ khỏi phạm vi
giải quyết tranh chấp như cạnh tranh, mua sắm chính phủ, hợp tác. Tuy nhiên,
trong EVFTA hầu hết các lĩnh vực này thuộc phạm vi điều chỉnh của cơ chế giải
quyết tranh chấp. Có thể kể đến các lĩnh vực cam kết WTO cộng chịu sự điều

19
chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp EVFTA, đó là: Các hàng rào phi thuế
liên quan đến thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo; Thương
mại điện tử; Mua sắm Chính phủ; Chính sách cạnh tranh; Doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và
doanh nghiệp độc quyền chỉ định; Thương mại và phát triển bền vững.
Cơ chế cung cấp một quy trình lựa chọn trọng tài viên mà không bị trì
hoãn hoặc vô hiệu hóa bởi một Bên, đảm bảo cho cơ chế được hoạt động thực
sự hiệu quả. Cơ chế EVFTA đã thiết lập các quy tắc về minh bạch các thủ tục
và sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, thông qua quy định về điều trần
mở, chấp nhận các bản đệ trình tự nguyện (amicus curie) từ tất cả các thể nhận
hoặc pháp nhân được thành lập trong lãnh thổ của một Bên…
Không chỉ dừng lại ở việc quy định chung về quy trình giải quyết tranh
chấp như các FTA khác, EVFTA quy định khá chi tiết về yêu cầu, cách thức và
quy tắc cần tuân thủ khi tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài tại các Phụ lục
của Chương Giải quyết tranh chấp. Việc quy định sẵn các quy tắc này nhằm đẩy
nhanh quá trình giải quyết khi tranh chấp phát sinh, tiết kiệm thời gian do giảm
bớt phạm vi các vấn đề về thủ tục đòi hỏi các bên phải thỏa thuận khi bắt đầu
quy trình trọng tài.
Bên cạnh đó, một cơ chế hòa giải được xây dựng sẵn có sẵn trên cơ sở
theo vụ việc (ad-hoc), theo đó EVFTA làm rõ phạm vi, quy tắc thủ tục và tính
hiệu lực của quy trình hòa giải. Thủ tục hòa giải EVFTA được tiến hành nhanh
chóng hơn với các quy định thời hạn được rút ngắn, đảm bảo tính linh hoạt và
ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trong các giai đoạn, đặc biệt ở việc tìm kiếm
một giải pháp thỏa đáng trên cơ sở đồng thuận của các Bên. Giải pháp này được
đảm bảo thi hành bởi sự tự nguyện của các Bên, song cơ chế này lại được đánh
giá có tính hiệu quả trên thực tế vì một khi các Bên đã đạt được thỏa thuận, họ
thường có xu hướng tự nguyện chấp nhận và thực hiện thỏa thuận này hơn so
với việc phải thực thi phán quyết của một cơ quan tài phán.
Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp chung áp dụng cho toàn bộ Hiệp
định, EVFTA quy định trong trường hợp có bất đồng đối với vấn đề về lao động
và môi trường, hai Bên sẽ tuân thủ quy tắc giải quyết tranh chấp được thiết kế
riêng cho các lĩnh vực này. Trong đó, hội đồng chuyên gia có thể được yêu cầu
đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ về lao động và môi trường. Song, các báo
cáo của hội đồng này chỉ dẫn đến việc thi hành các nghĩa vụ đòi hỏi sự hợp tác
giữa các Bên hơn là cho phép trả đũa thương mại như các vụ tranh chấp thông
thường khác trong EVFTA.

20
Cuối cùng, trong bức tranh tổng thể, EVFTA cùng với CPTPP có thể là
những bước đệm quan trọng trong quá trình tham gia vào cải cách hệ thống giải
quyết tranh chấp WTO của Việt Nam. Hai hiệp định này là bước ngoặt quan
trọng của Việt Nam khi đưa ra các quy tắc, bao gồm về giải quyết tranh chấp,
mà các nền kinh tế lớn đã chuẩn bị để áp dụng và làm cho nó có hiệu lực thi
hành giữa các nước này./.

21
CHƢƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC
THƢƠNG MẠI, LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƢỜNG THEO QUY ĐỊNH TẠI
CHƢƠNG 13 (THƢƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG)

I. Giới thiệu chung

EVFTA được đánh giá là hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mà Việt
Nam từng tham gia, nhờ vào không chỉ những yếu tố như thị trường rộng lớn,
đối tác không có mối quan hệ cạnh tranh trực tiếp, cam kết sâu rộng về thương
mại mà còn nằm ở những quy định, nguyên tắc liên quan đến phát triển bền
vững.
Cụ thể, chương 13 của EVFTA quy định về những vấn đề phát triển bền
vững với thương mại song phương, với tiền đề là các hiệp định, hiệp ước được
ký kết và chấp thuận bởi phần đông thế giới như Chương trình nghị sự 21 về
môi trường và phát triển, Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững…
Trong đó, các quy định chủ yếu xoay quanh vấn đề về bảo vệ môi trường
và bảo vệ quyền lợi của người lao động, với những trách nhiệm rõ ràng của cả
hai bên, nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển thương mại một cách bền vững nhất.
Trước EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) cũng được đánh giá là một hiệp định tự do thương mại tiêu chuẩn cao,
với các yếu tố phát triển bền vững được quy định hầu như tương tự như EVFTA
nhưng mức độ cam kết có phần thấp hơn.
Đối với vấn đề lao động, EVFTA cam kết thực thi hiệu quả những tiêu
chuẩn quan trọng trong khuôn khổ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm
những tiêu chuẩn đã được phê chuẩn, tiến tới đẩy nhanh phê chuẩn những công
ước, tiêu chuẩn mới.
Đối với vấn đề môi trường, EVFTA cũng cam kết thực thi những hiệp
ước trong khuôn khổ của Liên hợp quốc về cắt giảm phát thải gây ra hiệu ứng
nhà kính. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu thay thế và giảm thiểu rác thải
cũng được chú trọng.
EVFTA bao gồm một chương khá toàn diện về thương mại và phát triển
bền vững, bao gồm một số nội dung quan trọng như:
- Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động
Thế giới (ILO), các Công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản), các
Hiệp định Đa phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký kết/gia nhập;

22
- Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước cơ bản của ILO mà mỗi Bên
chưa tham gia;
- Cam kết sẽ không vì mục tiêu thu hút thương mại và đầu tư mà giảm bớt
các yêu cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu quả các luật về môitrường và
lao động trong nước;
- Thúc đẩy Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới
các thông lệ quốc tế về vấn đề này;
- Một điều khoản về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý
bền vững đa dạng sinh học (bao gồm động thực vật hoang dã), rừng (bao gồm
khai thác gỗ bất hợp pháp), và đánh bắt cá.
- Các cơ chế tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào việc thực thi
Chương này, cả từ góc độ nội địa (tham vấn các nhóm tư vấn nội địa) và song
phương (các diễn đàn song phương);
- Các điều khoản tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Cụ thể, Chương Thương mại và phát triển bền vững trong Hiệp định
EVFTA gồm 17 Điều với các nội dung chính gồm: Đa dạng sinh học, Biến đổi
khí hậu, Quản lí tài nguyên rừng và thương mại lâm sản, Quản lý bền vững
nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản, Lao động và
Minh bạch hóa. Về mặt phạm vi, trong so sánh với CPTPP, các cam kết về phát
triển bền vững của EVFTA được đánh giá là rộng hơn, bao trùm nhiều khía
cạnh hơn. Về mặt nội dung, các cam kết của EVFTA về phát triển bền vững
không bao gồm các tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể mà chủ yếu là các cam kết chung
về nguyên tắc ràng buộc về hướng phát triển và cam kết có tính khuyến nghị, nỗ
lực, không mang tính bắt buộc.
Giải quyết tranh chấp trong Chương 13 của EVFTA không áp dụng theo
các quy định về Giải quyết tranh chấp tại Chương 15 cũng như Cơ chế hòa giải
(phụ lục 15-C) của Hiệp định. Phụ lục 15-A (Quy tắc thủ tục) sẽ được áp dụng
khi Quy tắc thủ tục của Hội đồng chuyên gia chưa được xây dựng và Uỷ ban
thương mại và phát triển bền vững không có thỏa thuận khác về nội dung này.

II. Cơ chế giải quyết bất đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, lao
động và môi trƣờng quy định tại Chƣơng 13 Hiệp định

1. Phạm vi điều chỉnh của cơ chế giải quyết bất đồng trong Chƣơng 13

23
Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 13.16 – Tham vấn chính phủ, khi các bên kí
kết Hiệp định ―có bất đồng đối với bất kỳ vấn đề nào tại Chương này (Chương
13)‖, các bên có thể sử dụng cơ chế giải quyết bất đồng được quy định riêng cho
Chương 13 tại Điều 13.16 và Điều 13.17.

Mặt khác, cũng tại Khoản 1 Điều 13.16, khi quy định về phạm vi áp dụng
của cơ chế giải quyết bất đồng quy định tại Điều này và cơ chế giải quyết tranh
chấp chung của Hiệp định (được quy định cụ thể tại Chương 15), để làm rõ
phương án áp dụng, tránh chồng chéo về mặt phạm vi, Hiệp định cũng có quy
định cụ thể ―Trừ khi có quy định khác trong Chương này, Chương 15 (Giải
quyết Tranh chấp) và Phụ lục 15-C (Cơ chế Hòa giải) không áp dụng đối với
Chương này. Phụ lục 15-A (Quy tắc Thủ tục) được áp dụng phù hợp với khoản
2 Điều 13.17 (Hội đồng Chuyên gia), với những sửa đổi phù hợp.‖

2. Quy trình, thủ tục giải quyết bất đồng trong Chƣơng 13 Hiệp định

Quy trình này được quy định cụ thể tại Điều 13.16 và 13.17. Theo đó, hai
bên sẽ tiến hành tham vấn (gọi là tham vấn Chính phủ). Nếu cảm thấy cần thảo
luận thêm, một Bên yêu cầu triệu tập Uỷ ban thương mại và phát triển bền vững
(UBTMPTBV) để xem xét vấn đề. Uỷ ban sẽ nỗ lực để giải quyết vấn đề. Nếu
Uỷ ban không giải quyết vấn đề thỏa mãn cho các bên, một Bên có thể yêu cầu
thành lập Hội đồng chuyên gia. Hội đồng chuyên gia sẽ ra báo cáo khuyến nghị
để các Bên tham khảo, cân nhắc thực hiện (theo khoản 8 và khoản 9 Điều
13.17).

a. Tham vấn

Căn cứ theo Điều 13.16:


―Một Bên có thể yêu cầu tham vấn với Bên kia về bất kỳ vấn đề phát sinh
theo quy định tại Chương này bằng cách gửi một văn bản yêu cầu đến đầu mối
liên hệ của Bên kia. Văn bản yêu cầu phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng,
xác định các vấn đề đang tranh cãi và cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về
những yêu cầu theo Chương này, bao gồm các quy định có liên quan và giải
thích những ảnh hưởng của các quy định này đối với các mục tiêu của Chương
này, cũng như các thông tin khác mà Bên đó cho là có liên quan. Tham vấn phải
bắt đầu ngay sau khi một Bên gửi yêu cầu tham vấn.‖
Theo đó, các điều kiện đối với một yêu cầu tham vấn là a) Điều kiện về
hình thức: Yêu cầu được gửi đến các bên dưới dạng văn bản, b) Điều kiện về

24
nội dung: yêu cầu phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, xác định các vấn đề
đang tranh cãi và cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về những yêu cầu theo
Chương này, bao gồm các quy định có liên quan và giải thích những ảnh hưởng
của các quy định này đối với các mục tiêu của Chương này, cũng như các thông
tin khác mà Bên đó cho là có liên quan.
Hiệp định quy định quy trình tham vấn sẽ bắt đầu ngay sau khi một Bên
gửi yêu cầu tham vấn.
Quá trình tham vấn đòi hỏi sự ―nỗ lực hết mình của các bên‖. Mặc dù
Hiệp định chưa có quy định, cũng như chưa có tiền lệ về việc xác định xem liệu
các bên có thực sự ―nỗ lực hết mình‖ hay chưa, Hiệp định nhấn mạnh các Bên
cần đặc biệt lưu ý đến lợi ích cụ thể của một bên là nước đang phát triển. Hơn
nữa, phù hợp với tinh thần tự nguyện, tham khảo các cam kết quốc tế về lao
động khác, Hiệp định cũng nhấn mạnh các bên cần tham khảo ý kiến, xem xét
cẩn trọng hoạt động của ILO cũng như các tổ chức môi trường đa phương có
liên quan.
―Nếu một Bên tin rằng vấn đề cần thảo luận thêm, Bên đó có thể gửi yêu
cầu bằng văn bản tới đầu mối liên lạc của Bên kia, yêu cầu Ủy ban Thương mại
và phát triển bền vững triệu tập để xem xét vấn đề. Ủy ban Thương mại và phát
triển bền vững phải triệu tập không chậm trễ và nỗ lực để thỏa thuận một
phương án giải quyết vấn đề này.‖

b. Uỷ ban thƣơng mại và Phát triển bền vững

Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững sẽ được triệu tập khi ―một Bên
tin rằng vấn đề cần thảo luận thêm‖. Yêu cầu này phải được thực hiện dưới
dạng văn bản.
―Khi thích hợp, Ủy ban Thương mại và Phát triển Bền vững có thể tham
vấn nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của một hoặc cả hai Bên hoặc sự
hỗ trợ của chuyên gia, với mục đích củng cố thêm cho các phân tích của mình.‖
Uỷ ban sẽ nỗ lực để đồng ý một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề bất
đồng, mà trong trường hợp cần thiết phải cân nhắc đến ý kiến của các nhóm tư
vấn trong nước của một hoặc cả hai bên, cũng như các chuyên gia độc lập trong
trường hợp cần thiết để củng cố cho các phân tích của mình.
―Bất kỳ phương án giải quyết được chấp thuận bởi hai Bên về vấn đề này
sẽ được công bố công khai, trừ khi có quyết định chung khác.‖

25
Theo đó, phương án giải quyết được thống nhất bởi các bên sẽ có tính
minh bạch, và có tính tiếp cận đối với tất cả các bên quan tâm, trừ khi có thỏa
thuận khác giữa các bên.

c. Hội đồng chuyên gia

―Nếu vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng bởi Ủy ban Thương mại và
Phát triển bền vững trong vòng 120 ngày, hoặc một khoảng thời gian dài hơn
theo thỏa thuận của hai Bên, sau khi gửi văn bản yêu cầu tham vấn theo Điều
13.16 (Tham vấn chính phủ), một Bên có thể gửi một văn bản yêu cầu đến đầu
mối liên hệ của Bên kia yêu cầu triệu tập một Hội đồng Chuyên gia để xem xét
vấn đề đó.‖
Theo đó, hai bên có quyền tự do thỏa thuận thời gian cần thiết để cân
nhắc các phương án đàm phán, trước khi yêu cầu sự tham gia của Hội đồng
chuyên gia. Thời gian tối thiểu để yêu cầu sự tham gia của Hội đồng này là 120
ngày hoặc thỏa thuận giữa các Bên kể từ ngày yêu cầu tham vấn được gửi. Yêu
cầu thành lập hội đồng chuyên gia được thể hiện dưới dạng văn bản, trong đó
một bên gửi yêu cầu này đến đầu mối liên hệ của bên còn lại nhằm yêu cầu triệu
tập Hội đồng chuyên gia nhằm xem xét vấn đề.
Hiệp định có quy định cụ thể về các điều kiện thành lập của Hội đồng
chuyên gia, như số lượng thành viên, yêu cầu về trình độ chuyên môn, phương
án lựa chọn, phương án xây dựng ứng viên … Cụ thể như sau:
―3. Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững tại cuộc họp đầu tiên của
mình sau khi Hiệp định này có hiệu lực, phải thiết lập một danh sách ít nhất 15
cá nhân sẵn sàng và có khả năng tham gia Hội đồng Chuyên gia. Danh sách
này phải bao gồm 3 danh sách phụ: một danh sách cho mỗi Bên và một danh
sách bao gồm các cá nhân không phải là công dân của một trong hai Bên và
phải là người làm chủ tịch của Hội đồng Chuyên gia. Mỗi Bên phải đề xuất ít
nhất 5 cá nhân làm chuyên gia trong danh sách của mình. Hai Bên cũng sẽ
chọn ít nhất 5 cá nhân để đưa vào danh sách chủ tịch. Tại các cuộc họp, Ủy ban
Thương mại và phát triển bền vững phải rà soát danh sách và đảm bảo rằng
danh sách đó được duy trì ít nhất ở mức 15 cá nhân.
4. Danh sách nêu tại khoản 3 phải bao gồm các cá nhân có kiến thức
chuyên ngành hoặc chuyên môn về pháp luật lao động hoặc môi trường, về các
vấn đề được đề cập trong Chương này, hoặc việc giải quyết các bất đồng phát
sinh theo các hiệp định quốc tế. Các cá nhân này phải là độc lập, làm việc với
tư cách cá nhân và không chịu sự chỉ đạo từ bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào

26
về các vấn đề liên quan, hoặc có mối liên hệ với chính phủ của bất kỳ Bên nào.
Những nguyên tắc trong Phụ lục 15-B (Quy tắc ứng xử của trọng tài và hòa giải
viên) được áp dụng đối với các chuyên gia với những điều chỉnh phù hợp, có
tính đến tính chất công việc của họ.
5. Một Hội đồng Chuyên gia phải gồm 3 thành viên, trừ trường hợp hai
Bên có thỏa thuận khác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận
được yêu cầu thành lập một Hội đồng Chuyên gia, hai Bên phải tiến hành tham
vấn để đạt được một thỏa thuận về thành phần của Hội đồng. Trong trường hợp
hai Bên không thể thoả thuận về thành phần của Hội đồng Chuyên gia trong
thời hạn này, các Bên phải thoả thuận chọn chủ tịch từ danh sách có liên quan
nêu tại khoản 3 , trong trường hợp không thể thỏa thuận được vòng 7 ngày tiếp
theo thì tiến hành bốc thăm để lựa chọn. Mỗi Bên sẽ chọn một chuyên gia đáp
ứng các yêu cầu quy định tại khoản 4 tham gia trong vòng 14 ngày sau khi kết
thúc thời hạn 30 ngày. Hai Bên có thể thoả thuận về bất kỳ chuyên gia nào khác
đáp ứng các yêu cầu của khoản 4 vào Hội đồng Chuyên gia. Trong trường hợp
các thành phần của Hội đồng Chuyên gia chưa được hoàn tất trong thời hạn 44
ngày này kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu thành lập Hội đồng
Chuyên gia, chuyên gia hoặc các chuyên gia còn lại sẽ được chọn trong vòng 7
ngày bằng cách bốc thăm từ danh sách phụ hoặc các danh sách phụ được nêu
tại khoản 3 do một hoặc hai Bên đề xuất và chưa hoàn thành quy trình. Trong
trường hợp danh sách nêu tại khoản 3 vẫn chưa được xây dựng, các chuyên gia
sẽ được lựa chọn bằng cách bốc thăm từ các cá nhân đã được chính thức đề
xuất bởi cả hai Bên hoặc, bởi một trong hai Bên, trong trường hợp chỉ có một
Bên đề xuất. Ngày thành lập Hội đồng Chuyên gia là ngày mà ba chuyên gia
cuối cùng được lựa chọn‖

d. Báo cáo của hội đồng chuyên gia

Sau khi các bên tuân thủ các điều kiện về trình tự, thủ tục thành lập Hội
đồng chuyên gia nêu trên, Hội đồng này có trách nhiệm đưa ra các ―báo cáo tạm
thời và báo cáo cuối cùng cho hai Bên‖. Các báo cáo này phải được gửi cho các
Bên trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày được thành lập. Sau đó, các
bên có thời hạn tối đa 45 ngày để gửi lại cho Hội đồng chuyên gia các nhận xét
của mình về báo cáo. Quá trình gửi báo cáo cho các bên – nhận lại ý kiến góp ý
– chỉnh sửa báo cáo này sẽ kéo dài không quá 150 ngày kể từ ngày thành lập.

27
Các bên cho ý kiến
Hội đồng gửi báo cáo Hội đồng tiếp thu ý
phản biện với báo
sơ bộ trong 90 ngày kiến và chỉnh sửa báo
cáo trong 45 ngày kể
kể từ khi thành lập cáo
từ khi đưa ra báo cáo

150 ngày kể từ khi thành lập

Sau khi nhận được báo cáo cuối cùng của Hội đồng chuyên gia, các bên có trách
nhiệm xem xét báo cáo này cũng như khả năng thực hiện các kiến nghị trong
đó. Việc xem xét và kết luận thực hiện/không thực hiện các kiến nghị trong báo
cáo được thực hiện trên cơ sở công khai, minh bạch. Cụ thể, Hiệp định quy định
như sau:

―Hai Bên phải thảo luận các hành động hoặc các biện pháp thích hợp để
thực hiện sau khi xem xét báo cáo cuối cùng của Hội đồng Chuyên gia và những
kiến nghị trong đó. Hai Bên có trách nhiệm phải thông báo cho nhóm hoặc các
nhóm tư vấn trong nước của mình và Bên kia các quyết định về bất kỳ hành
động hoặc biện pháp sẽ thực hiện không muộn hơn 90 ngày, hoặc một khoảng
thời gian dài hơn theo thoả thuận của hai Bên, sau khi báo cáo cuối cùng đã
được gửi đến hai Bên. Việc thực hiện các hành động hay biện pháp này sẽ được
giám sát bởi Ủy ban về Thương mại và phát triển bền vững. Theo đó, nhóm
hoặc các nhóm tư vấn trong nước và diễn đàn chung có thể đệ trình các quan
sát về việc thực hiện này lên Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững‖

28
III. Đánh giá

1. Cơ chế tham vấn

So với cơ chế giải quyết tranh chấp chung được quy định trong chương
15 Hiệp định EVFTA, cũng như trong các hiệp định khác (như Hiệp định
CPTPP) quy trình tham vấn nêu trên có điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, trong cơ chế tham vấn quy định tại chương 13, yêu cầu tham
vấn được gửi trực tiếp từ bên yêu cầu đến bên nhận yêu cầu. Quy trình tham vấn
trong Hiệp định cũng tương tự, tuy nhiên, bên yêu cầu phải gửi một bản sao yêu
cầu tham vấn đến Uỷ ban Thương mại (thành lập theo điều 17.1).

Thứ hai, quy trình tham vấn trong Chương 15 có quy định thời gian phải
tiến hành tham vấn sau khi nhận được đề nghị tham vấn (trong vòng 30 ngày kể
từ khi nhận được yêu cầu tham vấn), cũng như thời gian kết thúc tham vấn
(trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, trừ khi các bên có thoả thuận
tiếp tục). Trong khi đó, quy định tham vấn trong Chương 13 không có quy định
cụ thể về khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc tham vấn, mà chỉ quy định tham
vấn phải tiến hành ngay sau khi nhận được yêu cầu tham vấn. Quy định này
nhằm đảm bảo việc tham vấn được tiến hành nhanh chóng để giải quyết bất
đồng sớm nhất có thể.

Thứ ba, trong trường hợp tham vấn không đạt được hiệu quả, một trong
các bên có thể yêu cầu sự tham gia hỗ trợ của Ủy ban Thương mại và phát triển
bền vững trong giải quyết bất đồng. Vai trò của Ủy ban là giúp thúc đẩy các bên
tiến tới giải quyết bất đồng một cách nhanh chóng, thông qua việc cung cấp các
khuyến nghị (để các bên cân nhắc), cũng như hỗ trợ các bên trong thành lập Hội
đồng chuyên gia (trong trường hợp các kiến nghị đã được Ủy ban đưa ra không
giúp giải quyết bất đồng thành công). Bên còn lại không được phủ quyết yêu
cầu của một bên về việc mời Ủy ban tham gia hỗ trợ giải quyết bất đồng trong
trường hợp tham vấn không hiệu quả.

Thứ tư, có quy định về việc Uỷ ban, khi thích hợp, có thể tham vấn ý kiến
của ―nhóm tư vấn trong nước của một hoặc cả hai Bên hoặc sự hỗ trợ của
chuyên gia, với mục đích củng cố thêm cho các phân tích của mình‖. Việc thành
lập và hoạt động của nhóm tư vấn trong nước được quy định tại Điều 13.15.4,
13.15.5 và 13.15.6. Trong đó, thành phần của nhóm tư vấn trong nước được quy
định cụ thể tại Điều 13.15.4 như sau ―các nhóm tư vấn trong nước này bao gồm
các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực

29
kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm tổ chức người lao động và người sử
dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường.‖

.2. Về Hội đồng chuyên gia

Việc thành lập một Hội đồng chuyên gia nhằm hỗ trợ các bên tìm được
tiếng nói chung khi không thể giải quyết thành công bất đồng từ hai phía, dù đã
có sự hỗ trợ của Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững là một điểm mới
nổi bật của Hiệp định EVFTA. Hội đồng này gồm các cá nhân có kiến thức
chuyên môn phù hợp, có thể bao gồm cả các cá nhân đến từ khối tư nhân.

Hội đồng chuyên gia được thành lập để hỗ trợ giải quyết bất đồng về vấn
đề lao động và môi trường là quy định mới chưa từng có tiền lệ trong các FTA
mà Việt Nam đã kí kết. Trong những FTA có nội dung đề cập đến vấn đề lao
động và môi trường, dù có những FTA quy định hẳn những chương riêng biệt
về các lĩnh vực này (như Hiệp định CPTPP có Chương 19 – Lao động và
Chương 20 – Môi trường), cơ chế giải quyết bất đồng cũng chỉ bao gồm tham
vấn, giải quyết qua hội đồng lao động và tiểu ban môi trường và cuối cùng là
đưa lên hội đồng trọng tài. Việc thành lập một hội đồng chuyên gia (theo
chương 13 Hiệp định EVFTA) có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với
một hội đồng trọng tài (được sử dụng để giải quyết tranh chấp về môi trường và
lao động trong Hiệp định CPTPP) như sau:

Thứ nhất, tương tự như thành viên hội đồng trọng tài, các tiêu chí lựa
chọn thành viên cho Hội đồng chuyên gia là ―các cá nhân có kiến thức chuyên
ngành hoặc chuyên môn về pháp luật lao động hoặc môi trường, về các vấn đề
được đề cập trong Chương Thương mại và Phát triển bền vững, hoặc việc giải
quyết các tranh chấp phát sinh theo các hiệp định quốc tế‖. Về tính độc lập, cá
nhân của các thành viên, quy định tại Chương 13 có nhiều điểm tương đồng với
yêu cầu tương tự khi lựa chọn thành viên Hội đồng trọng tài trong chương giải
quyết tranh chấp tại các hiệp định khác, cụ thể như sau ―độc lập, làm việc với tư
cách cá nhân và không chịu sự chỉ đạo từ bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào về
các vấn đề liên quan, hoặc có mối liên hệ với chính phủ của bất kỳ Bên nào‖.
Những quy tắc trong Phụ lục 15-B (Quy tắc ứng xử của trọng tài và hòa giải
viên) cũng được áp dụng đối với các chuyên gia với những điều chỉnh phù hợp.

Thứ hai, do đến nay Ủy ban vẫn chưa thiết lập các quy tắc thủ tục cho
Hội đồng chuyên gia, các quy tắc thủ tục của Hội đồng chuyên gia được áp
dụng theo Quy tắc tố tụng trọng tài (phụ lục 15-A), với những điều chỉnh phù
hợp. Điều này sẽ đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng chuyên gia tuân theo thủ

30
tục tố tụng chặt chẽ, đảm bảo giải quyết bất đồng một cách nhanh chóng và hiệu
quả.

Thứ ba, các báo cáo (gồm báo cáo tạm thời và báo cáo cuối cùng) của
Hội đồng chuyên gia không mang tính bắt buộc thực hiện đối với các bên. Các
báo cáo này, dù yêu cầu các bên phải xem xét và đưa ra thông báo đến bên còn
lại về việc thực hiện/không thực hiện theo các khuyến nghị trong đó, chỉ mang
tính khuyến nghị, thống nhất với tinh thần hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp phù
hợp để giải quyết bất đồng. Đây là điểm khác biệt lớn, đặc thù khi so với các
phán quyết của Hội đồng trọng tài có tính bắt buộc thực thi với các bên.

Thứ tư, mặc dù việc thực hiện theo các khuyến nghị do Hội đồng chuyên
gia là không bắt buộc, nếu các bên lựa chọn thực hiện theo các khuyến nghị này,
Hiệp định quy định về việc giám sát thực thi bởi Ủy ban, cụ thể như sau ―việc
thực hiện các hành động hay biện pháp này sẽ được giám sát bởi Ủy ban về
Thương mại và phát triển bền vững‖. Hơn nữa, các ―quan sát‖ từ khối tư nhân
(nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước và diễn đàn chung) có thể được đệ
trình lên Ủy ban để phục vụ cho việc giám sát thực thi./.

31
PHẦN B: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI QUỐC
TẾ KHÁC MÀ EU ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM

CHƢƠNG 3: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI


QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ WTO

I. Giới thiệu chung


Hệ thống giải quyết tranh chấp WTO hiện nay là một bộ phận của Hiệp
định WTO trong thời gian vòng Urugoay, bao gồm Thỏa thuận về các quy tắc
và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU). DSU chính là phụ lục 2
của Hiệp định WTO, quy định các thủ tục và quy tắc hình thành nên hệ thống
giải quyết tranh chấp ngày nay. Hệ thống giải quyết tranh chấp hiện nay là kết
quả của những bước tiến của các quy tắc, thủ tục và thực tiễn được phát triển từ
GATT 1947.
Một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ làm tăng giá trị thực tiễn của
các cam kết mà các bên ký kết đã chấp thuận trong hiệp định quốc tế. Việc các
thành viên WTO đã thành lập ra một hệ thống giải quyết tranh chấp trong vòng
Urugoay đã nhấn mạnh tầm quan trọng rất lớn của việc tất cả các nước trong
WTO tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO. Có rất nhiều ý kiến
cho rằng Hiệp định WTO là một trong những kết quả chính của Vòng Urugoay.
Sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực vào năm 1995, hệ thống giải quyết tranh
chấp đã nhanh chóng chứng tỏ được tầm quan trọng trong thực tế.
Mục tiêu trọng tâm của hệ thống giải quyết tranh chấp WTO là nhằm bảo
đảm sự an toàn và tính dự báo trước của hệ thống thương mại đa phương 2. Mục
tiêu của DSU là nhằm bảo đảm có một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy định
pháp luật, tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết các tranh chấp liên
quan đến việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định WTO. Thông qua việc
tăng cường nguyên tắc pháp quyền, cơ chế giải quyết tranh chấp làm cho hệ
thống thương mại trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước. Khi một
thành viên cho là có sự không tuân thủ Hiệp định WTO, cơ chế giải quyết tranh
chấp sẽ đưa ra một cách giải quyết tương đối nhanh chóng đối với vấn đề đó
bằng một quyết định độc lập buộc phải thi hành ngay, và nếu thành viên thua
kiện không chịu thi hành thì có thể sẽ bị trừng phạt thương mại.

2
Điều 3.2 DSU

32
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

1. Phạm vi điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

Ðể thống nhất các quy định về giải quyết tranh chấp tại các văn kiện hiệp
định, WTO đã thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bản
thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO dưới
tên gọi DSU. DSU được coi là văn bản xương sống điều chỉnh tất cả các hoạt
động giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO này còn được có một số
qui định riêng biệt trong các văn bản khác (được DSU viện dẫn đến) như:
- Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU)
- Các qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp
tại các Hiệp định trong khuôn khổ WTO (Ví dụ: Điều 11.2 Hiệp định về các
Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; Điều 17.4 đến
17.7 GATT 1994…)
- ―Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt‖ GATT 1966:
bao gồm các qui tắc áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp giữa một nước
kém phát triển và một nước phát triển (Điều 3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt
áp dụng cho tranh chấp có một bên là nước kém phát triển nhất (Điều 2.4 DSU).
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO này là bắt buộc đối với tất cả
các quốc gia thành viên. Theo đó, mỗi thành viên có khiếu nại, tranh chấp với
thành viên khác buộc phải đưa tranh chấp ra giải quyết bằng cơ chế này.
Về ngoại lệ liên quan đến khiếu nại không vi phạm, Điều 64.2 Hiệp định
TRIPS quy định, các quy định về khiếu nại không vi phạm quy định tại Tiểu
mục 1(b) và 1(c) Điều XXIII Hiệp định GATT 1994 không áp dụng đối với giải
quyết tranh chấp phát sinh từ Hiệp định TRIPS. Quy định này có thời hạn áp
dụng là 5 năm kể từ khi Hiệp định TRIPS có hiệu lực (1995-1999). Tuy nhiên,
điều khoản này đã được các Thành viên WTO thống nhất gia hạn cho đến ngày
nay.

2. Cơ quan giải quyết tranh chấp trong WTO

Quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO liên quan tới các bên trong
tranh chấp, các bên thứ ba đối với tranh chấp, Cơ quan giải quyết tranh chấp
(DSB), Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm, Ban Thư ký WTO, trọng tài, chuyên
gia độc lập và một số tổ chức chuyên môn. Trong các cơ quan của WTO liên

33
quan tới giải quyết tranh chấp, có cả các tổ chức chính trị (như DSB) và các tổ
chức độc lập bán tư pháp như Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm và trọng tài.
Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB
DSB chính là một tên gọi khác của Đại hội đồng khi thực hiện trách
nhiệm của mình theo DSU. DSB chịu trách nhiệm quản lý, áp dụng DSU, có
nghĩa là giám sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong phạm vi chức trách của mình, DSB có thẩm quyền thành lập Ban
Hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, giám sát
việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép đình chỉ thi hành các
nhượng bộ và ưu đãi khác theo các hiệp định có liên quan3. DSB họp khi cần
thiết nhằm tuân thủ thời hạn được nêu ra trong DSU (Điều 2.3 DSU), thường là
định kỳ hàng tháng và họp thêm khi có thành viên có yêu cầu.
Việc ra quyết định trong DSB được thực hiện theo nguyên tắc đồng
thuận. Đồng thuận theo nghĩa thông thường là việc thông qua quyết định nếu
không có thành viên nào chính thức phản đối quyết định đó tại cuộc họp. Tuy
nhiên, khi DSB quyết định về vấn đề thành lập Ban Hội thẩm, thông qua báo
cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm và cho phép trả đũa thì việc quyết
định được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết hay đồng thuận
nghịch. Điều này có nghĩa là DSB phải thông qua quyết định trừ khi có sự đồng
thuận chống lại quyết định đó4. Như vậy, ở các giai đoạn quan trọng của quá
trình giải quyết trnah chấp, quyết định của DSB được đưa ra một cách gần như
tự động, trừ khi có sự đồng thuận không làm như vậy. Nói cách khác, bất kỳ
thành viên nào có ý định ngăn cản việc đưa ra quyết định thì thành viên đó phải
thuyết phục được tất cả các thành viên WTO khác (bao gồm cả bên đối địch
trong vụ kiện) cùng phản đối quyết định đó. Vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc
đồng thuận phủ quyết đã góp phần đảm bảo không để mỗi thành viên đơn lẻ có
thể ngăn cản quá trình ra quyết định đối với những vấn đề quan trọng, từ đó
đảm bảo khả năng thực thi và độ tin cậy của quá trình giải quyết tranh chấp.
Đặc biệt, khi DSB áp dụng các quy định giải quyết tranh chấp của hiệp
định thương mại nhiều bên thì chỉ những thành viên ký kết hiệp định mới có thể
tham gia vào việc DSB ra các quyết định hoặc các biện pháp liên quan tới các
tranh chấp theo những hiệp định này5.

3
Điều 2.1 DSU
4
Điều 6.1, 16.4, 17.14 và 22.6 DSU
5
Điều 2.1 DSU

34
Tổng Giám đốc và Ban Thư ký WTO
Theo Điều 5.6 DSU, với cương vị công tác chính thức của mình, Tổng
Giám đốc WTO có thể làm người môi giới hỗ trợ người hòa giải hoặc trung gian
nhằm giúp các thành viên giải quyết tranh chấp. Đối với trường hợp giải quyết
tranh chấp liên quan đến một nước thành viên kém phát triển, khi không đạt
được giải pháp hòa giải thông qua tham vấn thì theo đề nghị của nước thành
viên này, Tổng Giám đốc sẽ là người làm trung gian hòa giải để giúp các bên
giải quyết được tranh chấp trước khi có đề nghị thành lập Ban Hội thẩm6. Tổng
Giám đốc cũng là người triệu tập các cuộc họp của DSB và bổ nhiệm các thành
viên Ban Hội thẩm theo yêu cầu của một trong các bên, tham vấn với Chủ tịch
của DSB và Chủ tịch của các Hội đồng và Ủy ban liên quan khi các bên không
đồng ý về thành phần Ban Hội thẩm7. Tổng Giám đốc cũng là người chỉ định
trọng tài viên để xác định thời hạn thực hiện hợp lý nếu các bên không nhất trí
về thời hạn thực hiện hợp lý và về trọng tài viên, hoặc để xem xét lại việc hoãn
thực hiện các nghĩa vụ trong trường hợp không thực hiện8.
Ban Thư ký WTO (những người báo cáo lên Tổng Giám đốc) giúp đỡ các
thành viên trong việc giải quyết tranh chấp khi họ yêu cầu 9, tiến hành các khóa
đào tạo đặc biệt hoặc tư vấn thêm về mặt pháp lý và hỗ trợ cho các nước thành
viên đang phát triển trong các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ phạm vi không thiên vị theo quy định tại Điều 27.2 DSU. Ban Thư
ký cũng giúp đỡ các bên tranh chấp trong việc thành lập Ban Hội thẩm bằng
việc đề cử những hội thẩm viên tiềm năng để xét xử tranh chấp, hỗ trợ các Ban
Hội thẩm khi các ban này được lập ra và hỗ trợ về mặt hành chính cho DSB.
Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm là cơ quan bán tư pháp gần như tòa án với tư cách là thiết
chế chịu trách nhiệm xét xử các tranh chấp giữa các thành viên. Ban Hội thẩm
thường gồm ba chuyên gia và trong trường hợp ngoại lệ có thể gồm năm chuyên
gia được tuyển chọn trên cơ sở từng vụ tranh chấp. Bất kỳ ai có năng lực và độc
lập đều có thể trở thành hội thẩm viên và Ban Thư ký WTO duy trì một danh
sách các cá nhân thuộc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để từ đó có thể
lựa chọn ra các hội thẩm viên. Người được chỉ định làm hội thẩm viên phải làm

6
Điều 24.2 DSU
7
Điều 8.7 DSU
8
Điều 22.6 DSU
9
Điều 27.2 DSU

35
việc độc lập với tư cách cá nhân và không phải là đại diện cho chính phủ hay
bất kỳ tổ chức nào10.
Ban Hội thẩm được thành lập cho mỗi tranh chấp phải xem xét các khía
cạnh tình tiết và pháp lý của vụ kiện và trình báo cáo lên DSB, trong báo cáo đó
phải nêu rõ kết luận của mình là khiếu kiện của bên khiếu kiện có cơ sở không
và các biện pháp hay hành vi bị khiếu kiện có phù hợp với WTO không. Nếu
Ban Hội thẩm nhận thấy các khiếu kiện đó là có cơ sở và thực sự có việc một
thành viên vi phạm nghĩa vụ của mình trong WTO, Ban Hội thẩm sẽ đưa ra các
khuyến nghị cho bên bị khiếu kiện thực hiện11.
Cơ quan Phúc thẩm
Không giống các Ban Hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm là cơ quan thường
trực gồm bảy thành viên được giao trách nhiệm xem xét lại các khía cạnh pháp
lý trong các báo cáo của Ban Hội thẩm. Vì vậy, đây là giai đoạn thứ hai và cuối
cùng trong quá trình xét xử của hệ thống giải quyết tranh chấp. Cơ quan Phúc
thẩm thực hiện xét xử phúc thẩm có chức năng sửa chữa những sai sót về mặt
pháp lý mà Ban Hội thẩm có thể mắc phải. Theo đó, nếu một bên gửi đơn phản
đối báo cáo của Ban Hội thẩm thì Cơ quan Phúc thẩm sẽ xem xét lại các vấn đề
pháp lý bị phản đối và có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc bác bỏ các ý kiến của
Ban Hội thẩm12.
Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm do DSB bầu ra trên cơ sở đồng thuận
và thực hiện nhiệm vụ của mình theo nhiệm kỳ bốn năm và mỗi người có thể
được tái bổ nhiệm một lần. Những thành viên trong Cơ quan Phúc thẩm phải là
những người có uy tín đã được công nhận và có kinh nghiệm chuyên môn về
pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của hiệp định có liên quan nói
chung. Ngoài ra, họ phải hoạt động độc lập với bất kỳ chính phủ nào. Về lý
thuyết, công việc là thành viên của Cơ quan Phúc thẩm WTO chỉ là một công
việc kiêm nhiệm và các thành viên Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc
bất cứ lúc nào và được thông báo trong thời gian ngắn (Điều 17.3 DSU).
Trong số bảy thành viên của Cơ quan Phúc thẩm có khoảng một nửa là
công dân của các nước thành viên đang phát triển. Bảy thành viên của Cơ quan
Phúc thẩm cùng thống nhất cử ra một người trong số họ làm chủ tịch Cơ quan
Phúc thẩm với nhiệm kỳ một hoặc tối đa là hai năm.

10
Điều 8.1, 8.2, 8.4 và 8.9 DSU
11
Điều 11 và 19 DSU.
12
Điều 17.13 DSU.

36
Hỗ trợ cho công tác của Cơ quan Phúc thẩm là Ban Thư ký của Cơ quan
phúc thẩm. Ban thư ký này chỉ liên hệ với Ban Thư ký WTO về mặt hành chính
còn những mặt khác thì hoàn toàn độc lập. Điều này nhằm góp phần bảo đảm
tính độc lập của Cơ quan Phúc thẩm.
Trọng tài
Ngoài Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, trọng tài cũng có thể là một
kênh để giải quyết tranh chấp thay cho các kênh giải quyết tranh chấp thông
thường13. Bên cạnh đó, trọng tài thường được sử dụng đối với một số trường
hợp và vấn đề cụ thể trong quá trình thực hiện phán quyết, tức là sau khi DSB
đã thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và có thể là cả của Cơ quan Phúc thẩm.
Đó là khi cần xác định ―thời hạn hợp lý‖ để bên thua kiện thực hiện các kết luận
và khuyến nghị và khi cần xác định mức độ hoặc bản chất của ưu đãi hoặc
nhượng bộ sẽ bị trả đũa nếu một bên không thực hiện các kết luận và khuyến
nghị của cơ quan xét xử.
Chuyên gia
Các tranh chấp trong WTO thường liên quan đến những vấn đề thực tế
phức tạp có nội dung kỹ thuật hoặc khoa học. Do thành viên của các cơ quan xét
xử chủ yếu là các chuyên gia về thương mại quốc tế nên DSU cho phép Ban Hội
thẩm tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia. Ban Hội thẩm có
thể tìm kiếm thông tìn từ bất kỳ nguồn nào thích hợp, nhưng trước khi tìm thông
tin từ bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào nằm trong quyền tài phán của một nước
thành viên, họ phải thông báo cho thành viên đó. Ngoài các quy tắc chung được
quy định tại Điều 13 DSU, một số hiệp định khác trong WTO cũng có quy định
về việc Ban Hội thẩm phải lấy ý kiến chuyên gia khi xem xét các vụ việc liên
quan đến hiệp định đó.
Khi thấy cần phải tham vấn các chuyên gia, Ban Hội thẩm có thể tham
vấn từng cá nhân chuyên gia hoặc chỉ định một nhóm chuyên gia chuẩn bị báo
cáo tư vấn. Quy tắc và thủ tục thành lập nhóm chuyên gia rà soát được quy định
tại Phụ lục 4 DSU.

3. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO

Một khi khiếu nại đã được đệ trình lên WTO, sẽ có hai phương thức chủ
yếu để giải quyết tranh chấp đó, đó là: hai bên tìm ra được một giải pháp ổn
thỏa cho cả hai thông qua tham vấn song phương hoặc trung gian hòa giải hoặc

13
Điều 25 DSU

37
thông qua phán xử bao gồm cả quá trình thực thi các báo cáo của Ban Hội thẩm
và Cơ quan Phúc thẩm sau khi các báo cáo này đã được DSB thông qua. Quá
trình giải quyết tranh chấp của WTO có ba bước chính: (i) tham vấn; (ii) quá
trình xét xử của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm và (iii) thực thi phán
quyết.
Sơ đồ quá trình giải quyết tranh chấp

Tham vấn Thành công


Kết thúc vụ việc

Thất bại

Thành lập
Ban Hội thẩm

Ban Hội thẩm Cơ quan Phúc thẩm


điều tra, xem xét Kháng cáo xem xét

Không kháng cáo

Cơ quan Phúc thẩm


Ban Hội thẩm trình báo cáo lên
trình báo cáo lên DSB DSB

DSB thông qua báo cáo của


Ban Hội thẩm/Cơ quan Phúc thẩm

Thực hiện các kết luận


và khuyến nghị trong báo cáo

3.1. Tham vấn


Quá trình giải quyết tranh chấp bắt đầu bằng yêu cầu tham vấn chính
thức. Mục đích tham vấn là giúp các bên tập hợp thông tin có liên quan nhằm hỗ
trợ họ đạt được giải pháp hai bên đều chấp nhận được hoặc nếu thất bại thì hỗ
trợ các bên trình thông tin chính xác lên Ban Hội thẩm. Thông qua tham vấn,
các bên có thể trao đổi thông tin, đánh giá quan điểm của mình và thu hẹp
khoảng cách vấn đề.

38
Yêu cầu tham vấn phải bằng văn bản và thông báo cho DSB và các Hội
đồng và Ủy ban liên quan của WTO. Ngoài ra, yêu cầu tham vấn phải xác định
các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện14. Như vậy,
các yêu cầu tham vấn là tài liệu chính thức đầu tiên của một vụ tranh chấp tại
WTO và việc đưa ra yêu cầu tham vấn đánh dấu việc chính thức đưa một tranh
chấp ra WTO và khởi động quá trình áp dụng các quy định của DSU.
Các nước thành viên có thể yêu cầu tham vấn với các nước thành viên
khác vào bất cứ thời điểm nào. Mặc dù vậy, DSB nhắc nhở rằng, trước khi đưa
ra vụ kiện, một nước thành viên nên cân nhắc liệu hành động có ―hiệu quả‖ hay
không15. Điều 4.3 DSU quy định nước thành viên nhận được yêu cầu tham vấn
phải đáp ứng hai thời hạn: (1) phải trả lời yêu cầu này trong vòng 10 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu; và (2) trong trả lời đó, phải chấp thuận tham vấn trong
vòng 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu hoặc trong thời hạn do các bên thỏa
thuận. Nếu nước thành viên được yêu cầu không trả lời trong thời hạn 10 ngày,
hoặc nếu không tham gia tham vấn trong thời hạn không quá 30 ngày hoặc sau
một thời hạn đã được thỏa thuận, Điều 4.3 quy định nước thành viên đã yêu cầu
tham vấn có thể ngay lập tức yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm.
Nếu tham vấn được tiến hành, nhưng không giải quyết được tranh chấp
trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn có
thể yêu cầu lập Ban Hội thẩm16.
Ở giai đoạn tham vấn, nước thành viên với ―lợi ích thương mại đáng kể‖
có thể thông báo cho các thành viên tham vấn và DSB trong vòng 10 ngày sau
ngày nhận được yêu cầu tham vấn về nguyện vọng muốn được tham gia vào quá
trình tham vấn với tư cách bên thứ ba. Nước thành viên đó sẽ được tham gia vào
quá trình tham vấn nếu bên nhận được yêu cầu tham vấn đồng ý và yêu cầu
tham vấn dựa trên Điều XXII:1 GATT 1994, Điều XXII:1 GATS hoặc các quy
định tương ứng của các hiệp định được điều chỉnh khác. Trong mọi trường hợp,
nước thành viên nhận được yêu cầu có thể không đồng ý với yêu cầu của bất kỳ
nước thành viên nào mà họ cho rằng sự hiện diện của nước thành viên đó gây
bất lợi cho mình. Khi đó, nước thành viên quan tâm có thể tham vấn trực tiếp
với bên bị khiếu kiện17.

14
Điều 4.4 DSU
15
Điều 3.7 DSU
16
Điều 4.7 DSU
17
Điều 4.11 DSU

39
3.2. Giai đoạn hội thẩm
a. Thành lập Ban Hội thẩm
Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm
Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm của nước thành viên nguyên đơn được
gửi kèm với các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm và do đó, xác định
thẩm quyền và phạm vi xét xử của Ban Hội thẩm. Yêu cầu đó cũng đáp ứng
mục tiêu là thông báo cho bên nhận yêu cầu – và bên thứ ba tiềm năng – về vấn
đề đang tranh cãi. Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm là một văn kiện cơ bản,
mang tính pháp lý.
Điều 6.2 DSU đưa ra quy định chính thức của yêu cầu thành lập Ban Hội
thẩm. Thứ nhất, yêu cầu đó phải bằng văn bản. Thứ hai, yêu cầu phải chỉ ra là
việc tham vấn đã được tiến hành chưa. Thứ ba, yêu cầu phải xác định rõ các
biện pháp cụ thể đang có tranh chấp. Thứ tư, yêu cầu phải cung cấp tóm tắt
ngắn gọn và rõ ràng về cơ sở pháp lý của khiếu nại. Thứ năm, nếu yêu cầu các
điều khoản tham chiếu đặc biệt thì đề xuất điều khoản tham chiếu đặc biệt đó
phải được gửi kèm theo văn bản yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm.
―Biện pháp‖ đang có tranh chấp tiêu biểu là luật hay quy định, hoặc một
hành động áp dụng luật hay quy định được thực hiện bởi nước thành viên bị
kiện. DSU quy định cả ―biện pháp đang được bàn cãi‖ và ―cơ sở pháp lý của
đơn kiện‖ phải được xác định rõ trong yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Cơ sở
pháp lý của đơn kiện, hay ―khiếu kiện,‖ cùng với ―biện pháp‖ tạo thành ―vấn
đề‖ trước Ban Hội thẩm với các điều khoản tham chiếu được quy định tại Điều
7.1 của DSU. Chỉ có biện pháp hoặc các biện pháp được xác định trong yêu cầu
thành lập Ban Hội thẩm mới trở thành đối tượng xét xử của Ban Hội thẩm và
Ban Hội thẩm sẽ chỉ xem xét tranh chấp theo các quy định được nêu trong yêu
cầu thành lập Ban Hội thẩm của bên khởi kiện.
Điều khoản tham chiếu
Nếu các bên không có thỏa thuận khác trong vòng 20 ngày kể từ ngày
thành lập Ban Hội thẩm, Ban Hội thẩm sẽ tiến hành tố tụng theo các điều khoản
tham chiếu chuẩn, được nêu ra tại Điều 7.1 của DSU. Nếu các bên đồng ý, Điều
6.3 quy định DSB có thể cho phép chủ tịch của mình đưa ra các điều khoản
tham chiếu đặc biệt trong quá trình tham vấn với các bên.
Điều 7.2 của DSU quy định rằng, ―Ban Hội thẩm phải xử lý các điều
khoản liên quan trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào hoặc các hiệp định
được các bên tranh chấp dẫn chiếu tới.‖

40
Thành phần Ban Hội thẩm
Ban Hội thẩm sẽ được thành lập không chậm hơn cuộc họp thứ hai sau
khi yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình
nghị sự của DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận
không thành lập Ban Hội thẩm18.
Ban Hội thẩm thường gồm ba người, với một người làm chủ tịch. Tuy
nhiên, các bên có thể đồng ý với một Ban Hội thẩm gồm năm thành viên, với
điều kiện phải nhất trí về vấn đề này trong vòng 10 ngày kể từ ngày DSB thành
lập Ban Hội thẩm19. Các hội thẩm viên thường là người đang hoặc đã là thành
viên của phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên tại WTO, hoặc các học
giả. Trừ khi các bên đồng ý, hội thẩm viên không thể là công dân của các bên
tranh chấp hay bên thứ ba20.
Nếu tranh chấp liên quan đến nước đang phát triển, nếu có yêu cầu của
nước thành viên đang phát triển, thì Ban Hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm
viên từ một nước đang phát triển21.
Mặc dù trên lý thuyết các bên có thể tự thỏa thuận về thành phần của Ban
Hội thẩm, và thông báo cho DSB nhưng trong thực tế, các hội thẩm viên thường
được Ban thư ký giới thiệu từ các phái đoàn của các nước thành viên và từ bản
danh sách các cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và phi chính phủ được coi có đủ
năng lực căn cứ vào sự đào tạo và kinh nghiệm của họ. Các bên trong tranh
chấp không được phản đối người được Ban thư ký lựa chọn ―trừ phi có lý do
hợp lý‖22.
Tuy nhiên, nếu các bên không nhất trí về các hội thẩm viên trong vòng
20 ngày sau ngày thành lập Ban Hội thẩm, bất kỳ bên nào đều có thể yêu cầu
Tổng Giám đốc WTO chỉ định các hội thẩm viên sau khi tham vấn với Chủ tịch
DSB và Chủ tịch của Hội đồng hay Ủy ban liên quan23.
Các hội thẩm viên làm việc với tư cách cá nhân của mình, không phải là
đại diện của chính phủ và cũng không phải đại diện của một tổ chức nào. Các
nước thành viên thông thường được yêu cầu cho phép nhân viên của mình làm
hội thẩm viên, và không được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ

18
Điều 6 DSU
19
Điều 8.5 DSU
20
Điều 8.3 DSU
21
Điều 8.10 DSU
22
Điều 8.6 DSU
23
Điều 8.7 DSU

41
về những vấn đề được đưa ra trước Ban Hội thẩm24.
b. Bên thứ ba và khiếu kiện nhiều bên
Do biện pháp được thực hiện bởi bất kỳ nước thành viên WTO nào đều
có thể ảnh hưởng đến lợi ích hiện tại của hơn một nước thành viên, và có khả
năng ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các nước thành viên, DSU quy định về
đơn kiện nhiều nguyên đơn cũng như sự tham gia của bên thứ ba vào quy trình
tố tụng của Ban Hội thẩm. Như được chú giải ở trên, bên thứ ba có thể yêu cầu
được tham gia quá trình tham vấn do bên khác yêu cầu và, nếu không được chấp
nhận, có thể yêu cầu tự tham vấn và, do đó, bắt đầu một thủ tục tố tụng của Ban
Hội thẩm riêng biệt.
Bên thứ ba
Bất cứ nước thành viên nào có quyền lợi đáng kể trong tranh chấp, và đã
thông báo quyền lợi của mình cho DSB, đều có thể được trình bày vấn đề cho
Ban Hội thẩm và được trình văn bản cho Ban Hội thẩm. 25 DSU không chỉ rõ
giới hạn thời gian mà bên thứ ba phải thông báo cho DSB quyền lợi của mình
trong tranh chấp giữa các bên khác. Tuy nhiên, do Điều 8.3 quy định rằng công
dân của nước thành viên là các bên trong tranh chấp hoặc là bên thứ ba không
được tham gia vào Ban Hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó nếu không
được các bên chấp thuận, để giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra việc một
nước thành viên thông báo cho DSB về quyền lợi của mình sau khi một công
dân của mình được bổ nhiệm vào Ban Hội thẩm, Ban thư ký đã thông qua thông
lệ không chính thức về việc không đề xuất tên các hội thẩm viên cho các bên
cho đến 10 ngày sau khi DSB đã biểu quyết thành lập Ban Hội thẩm.
Các bên thứ ba được nhận văn bản đệ trình đầu tiên của các bên ―cho
phiên họp đầu tiên của Ban Hội thẩm‖ trong tất cả các trường hợp. 26 Họ có thể
trình bày quan điểm của mình trong một phiên làm việc của cuộc họp đầu tiên
của Ban Hội thẩm được tổ chức riêng cho mục đích đó.27 Các bên thứ ba không
thể đưa ra khiếu nại trước Ban Hội thẩm, và cũng không thể kháng cáo báo cáo
của Ban Hội thẩm; tuy nhiên, nếu một bên kháng cáo, các bên thứ ba có thể
tham gia, như là ―người tham gia thứ ba.‖28
Khiếu kiện nhiều bên

24
Điều 8.9 DSU
25
Điều 10.2 DSU
26
Điều 10.3 DSU
27
Phụ lục 3.6 DSU
28
Điều 17.4 DSU

42
Khi có hơn một nước thành viên yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm liên
quan đến cùng một vấn đề, Điều 9.1 của DSU quy định nếu khả thi thì sẽ chỉ
thành lập một Ban Hội thẩm duy nhất để xem xét vấn đề có tính tới quyền của
tất cả các thành viên. Các văn bản đệ trình của mỗi nguyên đơn phải được sẵn
có cho các nguyên đơn khác, và mỗi nguyên đơn phải có quyền có mặt khi các
nguyên đơn khác trình bày vụ việc của mình cho Ban Hội thẩm. 29 Ban Hội thẩm
có thể đưa ra một báo cáo duy nhất, trừ khi một trong các bên tranh chấp yêu
cầu các báo cáo riêng lẻ, trong trường hợp đó các báo cáo riêng lẻ sẽ được đưa
ra.
Trường hợp việc thiết lập một Ban Hội thẩm chung là không khả thi và
phải thành lập nhiều hơn một Ban Hội thẩm thì vẫn những hội thẩm viên cũ nên
tiếp tục làm việc với tư cách là hội thẩm viên, nếu có thể, và thời gian biểu làm
việc phải được hài hòa30.
c. Chứng cứ và thông tin
DSU không có nguyên tắc kỹ thuật nào liên quan đến việc thu thập, có
thể chấp nhận, hay hiệu lực của chứng cứ. Điều 12 quy định thủ tục của Ban
Hội thẩm không đề cập đến vấn đề này. Phụ lục 3 của DSU chỉ chỉ ra rằng,
trước cuộc họp thứ nhất của Ban Hội thẩm, các bên sẽ đệ trình văn bản mà trong
đó họ đưa ra ―thực tế của vụ việc‖ cũng như lập luận của mình. Do hầu hết các
tranh chấp trong WTO giải quyết các ―biện pháp‖ của chính phủ các nước thành
viên, nguyên văn biện pháp đang tranh cãi thường là cơ sở pháp lý cho việc
khởi kiện. Do đó, quy trình tố tụng của Ban Hội thẩm có xu hướng nhấn mạnh
lập luận pháp lý – hậu quả WTO của biện pháp đang tranh cãi – hơn là tranh
chấp về các chi tiết thực tế.
Điều 13.1 của DSU nêu rõ Ban Hội thẩm có quyền ―tìm kiếm thông tin và
tư vấn kỹ thuật từ bất cứ cá nhân hoặc cơ quan nào mà Ban Hội thẩm cho là phù
hợp,‖ trong khi Điều 13.2 cho Ban Hội thẩm quyền tìm kiếm thông tin từ ―bất
kỳ nguồn nào có liên quan.‖ Đồng thời, Điều 13.2 cũng cho phép họ ―tham vấn
với các chuyên gia để thu được ý kiến về những khía cạnh nhất định của vấn
đề.‖ Phụ lục 4 của DSU đưa ra các quy tắc cho việc thành lập nhóm chuyên gia
thẩm định, và thủ tục họ phải làm.
Song song với quyền tìm kiếm chứng cứ và thông tin từ bất kỳ nguồn nào
của Ban Hội thẩm, kể cả các bên, là nghĩa vụ của các bên trong việc cung cấp
chứng cứ và thông tin cho Ban Hội thẩm. Điều 13 quy định rằng, ―Nước thành
29
Điều 9.2 DSU
30
Điều 9.3 DSU

43
viên cần trả lời nhanh và đầy đủ bất cứ yêu cầu nào của Ban Hội thẩm đối với
những thông tin như vậy.‖
d. Thủ tục xét xử của Ban Hội thẩm
Tài liệu đệ trình và các phiên xét xử
Sau khi được thành lập và xác định được thành phần, Ban Hội thẩm bắt
đầu làm việc và một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Ban Hội thẩm là thiết
lập lịch trình làm việc31. Các thủ tục về cơ bản đã được quy định tại Điều 12 và
Phụ lục 3 DSU, nhưng vẫn có sự linh hoạt nhất định và Ban Hội thẩm có thể
tuân theo những thủ tục khác sau khi có sự tham vấn với các bên. Lịch làm việc
của Ban Hội thẩm bao gồm thời gian cho các giai đoạn chính của quá trình xét
xử, như thời hạn nộp tài liệu đệ trình và kế hoạch cho các cuộc họp của các bên
với Ban Hội thẩm32.
Tài liệu đệ trình đầu tiên của tất cả các bên phải làm rõ các tình tiết thực
tế của vụ kiện và những lập luận từ các tình tiết đó33. Bên khiếu kiện thông
thường là bên đầu tiên đưa ra tài liệu đệ trình để từ đó bên bị kiện trả lời trong
tài liệu đệ trình đầu tiên của họ34. Các bên thứ ba thường đệ trình tài liệu của
mình sau khi các bên tranh chấp đã đệ trình tài liệu của họ 35 và thường đứng về
phía một trong hai bên. Tất cả các tài liệu đệ trình này phải được giữ bí mật 36
nhưng các bên được tự do tiết lộ các tài liệu đệ trình của họ với công chúng.
Sau khi trao đổi các tài liệu đệ trình đầu tiên, Ban Hội thẩm triệu tập
phiên xét xử đầu tiên, tại đó các bên trình bày quan điểm của mình. Bên thứ ba
được trình bày quan điểm trong một phiên làm việc riêng dành cho bên thứ ba37.
Sau khi trình bày, các bên được mời trả lời các câu hỏi của Ban Hội thẩm và của
phía bên kia để làm rõ các vấn đề pháp lý và tình tiết thực tế. Các bên sẽ được
yêu cầu cung cấp văn bản trả lời cho các câu hỏi này trong vòng một vài ngày
sau đó.
Khoảng bốn tuần sau cuộc họp chính thức đầu tiên của Ban Hội thẩm, các
bên trao đổi các lập luận bằng văn bản, còn gọi là tài liệu đệ trình lần thứ hai,
cùng một lúc38. Trong các tài liệu này, các bên trả lời từng vấn đề trong tài liệu
đệ trình đầu tiên và các tuyên bố nêu ra tại cuộc họp đầu tiên. Tài liệu này
31
Điều 12.3 DSU
32
Điều 12.5 DSU
33
Phụ lục 3.4 DSU
34
Điều 12.6 DSU
35
Điều 10.3 DSU
36
Điều 18.2 DSU
37
Điều 10.2 DSU
38
Điều 12.6 DSU

44
không được cung cấp cho bên thứ ba.
Sau khi các bên nộp tài liệu đệ trình lần hai, Ban Hội thẩm tổ chức một
cuộc họp lần thứ hai với các bên. Tại cuộc họp này, các bên lại một lần nữa
trình bày miệng những lập luận pháp lý và thực tế và trả lời các câu hỏi tiếp
theo của Ban Hội thẩm và của phía bên kia, trước tiên là bằng miệng tại cuộc
họp và bằng văn bản sau đó.
Nghị án của Ban Hội thẩm
Sau khi các phiên xét xử miệng kết thúc, Ban Hội thẩm tiến hành nghị án
nội bộ, xem xét lại các vấn đề và đi đến các kết luận và kết quả của vụ tranh
chấp cũng như đưa ra các lập luận hỗ trợ kết quả đó. Ban Hội thẩm được đưa ra
đánh giá khách quan về những vấn đề pháp lý và thực tế liên quan để đánh giá
mức độ phù hợp của biện pháp gây tranh cãi so với các hiệp định được điều
chỉnh do bên khiếu kiện viện dẫn39. Như vậy, thẩm quyền của Ban Hội thẩm là
áp dụng luật hiện hành của WTO chứ không phải là đưa ra luật. DSU quy định
rằng Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm không được bổ sung hoặc làm giảm
quyền và nghĩa vụ nêu trong các hiệp định được điều chỉnh.
Việc nghị án của Ban Hội thẩm được giữ bí mật và báo cáo của Ban Hội
thẩm được dự thảo mà không có mặt các bên trong tranh chấp 40. Ban Hội thẩm
cũng không được phép có bất kỳ sự liên hệ nào với một bên nếu không có sự có
mặt của bên kia.
Báo cáo của Ban Hội thẩm
Báo cáo của Ban Hội thẩm được chia thành hai phần chính: phần mô tả
và phần kết luận và khuyến nghị. Phần mô tả thường gồm các khía cạnh tình tiết
thực tế và khiếu kiện của các bên cũng như bản tóm tắt các lập luận và tình tiết
pháp lý của các bên và bên thứ ba. Dự thảo phần mô tả thường được đưa ra để
lấy ý kiến các bên đầu tiên, và các bên thường có hai tuần để đóng góp ý kiến
đối với phần báo cáo này của Ban Hội thẩm.
Hai đến bốn tuần sau khi nhận được ý kiến về phần mô tả, Ban Hội thẩm
sẽ đưa ra báo cáo giữa kỳ bao gồm không chỉ phần mô tả, mà còn cả các kết
luận và khuyến nghị.41 Phần kết luận và khuyến nghị nêu ra những lập luận của
Ban Hội thẩm để hỗ trợ cho các kết luận cuối cùng về việc ủng hộ hay bác bỏ
khiếu kiện của bên khởi kiện. Trong kết luận của mình, Ban Hội thẩm sẽ quyết

39
Điều 10 DSU
40
Điều 14.1, 14.2 DSU
41
Điều 15.2; Phụ lục 3.12(g) DSU

45
định xem có sự vi phạm trong những quy định được viện dẫn hay không và nếu
Ban Hội thẩm kết luận rằng biện pháp có tranh cãi không phù hợp với một hiệp
định của WTO thì Ban Hội thẩm phải đưa ra khuyến nghị cho bên vi phạm.
Báo cáo giữa kỳ là một báo cáo hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa phải là báo
cáo cuối cùng. Các bên lại một lần nữa có quyền góp ý và cũng có thể đề nghị
một cuộc họp với Ban Hội thẩm để lập luận sâu hơn về những điểm cụ thể nêu
ra trong báo cáo giữa kỳ. Đây chính là giai đoạn xem xét giữa kỳ theo Điều 15
DSU. Thời gian xem xét lại không được vượt quá hai tuần.
Trường hợp không có yêu cầu rà soát của các bên, báo cáo giữa kỳ được
coi là báo cáo cuối cùng42. Trong trường hợp có rà soát giữa kỳ, Ban Hội thẩm
phải gửi báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp trong vòng hai tuần sau khi
kết thúc rà soát giữa kỳ và phải dẫn chiếu lập luận của các bên nêu ra trong giai
đoạn rà soát giữa kỳ trong báo cáo cuối cùng của mình.
Thời hạn giải quyết tranh chấp
Giải quyết nhanh chóng các tranh chấp là một mục tiêu quan trọng của
các nhà đàm phán trong Vòng đàm phán Uruguay và, do đó, DSU đặt ra thời
hạn chặt chẽ cho các giai đoạn khác nhau của quy trình. DSU yêu cầu Ban Hội
thẩm thông thường phải đưa ra báo cáo cuối cùng cho các bên trong vòng sáu
tháng kể từ ngày thành lập Ban Hội thẩm43. Trường hợp khẩn cấp thời hạn này
được rút ngắn thành ba tháng. Khi Ban Hội thẩm thấy không thể đưa ra báo cáo
trong thời gian quy định, Ban Hội thẩm phải thông báo bằng văn bản cho DSB
về lý do chậm trễ và phải dự kiến thời gian đưa ra báo cáo. Tuy nhiên, trong
mọi trường hợp, ―thời gian từ khi thành lập Ban Hội thẩm đến khi đưa ra báo
cáo cho các nước thành viên không được vượt quá chín tháng.‖44
Ban Hội thẩm cũng có thể tạm đình chỉ công việc vào bất kỳ lúc nào theo
đề nghị của bên khiếu kiện trong thời hạn không quá 12 tháng. Trường hợp việc
đình chỉ vượt quá 12 tháng thì thẩm quyền của Ban Hội thẩm sẽ hết45 và nếu vụ
việc chưa được giải quyết thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành lại
toàn bộ từ đầu.
đ. Thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm
Báo cáo của Ban Hội thẩm chỉ có hiệu lực pháp lý khi được DSB thông
qua. DSU quy định rằng DSB phải thông qua báo cáo không sớm hơn 20 ngày,
42
Điều 15.2 DSU
43
Điều 12.8 DSU
44
Điều 12.9 DSU
45
Điều 12.12 DSU

46
nhưng cũng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày báo cáo được chuyển tới các
thành viên, trừ khi một bên tranh chấp thông báo chính thức cho DSB về quyết
định kháng cáo của mình, hoặc DSB đồng thuận quyết định không thông qua
báo cáo.46
Nếu một bên thông báo quyết định kháng cáo thì báo cáo của Ban Hội
thẩm chưa thể được thông qua, vì Cơ quan Phúc thẩm có thể sửa đổi hoặc bác
bỏ báo cáo này. Trong trường hợp đó, báo cáo của Ban Hội thẩm sẽ chỉ được
DSB xem xét thông qua sau khi hoàn thành việc phúc thẩm.
Trường hợp không có kháng cáo, báo cáo của Ban Hội thẩm sẽ được
thông qua trừ khi có sự đồng thuận phản đối việc thông qua báo cáo. Việc áp
dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết này có tác dụng ngăn chặn việc bên thua
kiện ngăn cản và phủ quyết việc thông qua báo cáo, một tiền lệ trong GATT
1947 mà các nhà đàm phám vòng Urugoay muốn khắc phục.
Thủ tục thông qua báo cáo không ảnh hưởng tới quyền của các thành viên
được bày tỏ quan điểm về báo cáo của Ban Hội thẩm47. Và nếu không có kháng
cáo, quy trình giải quyết tranh chấp ngay lập tức sẽ chuyển sang giai đoạn thực
hiện sau khi DSB đã thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm.

3.3. Giai đoạn phúc thẩm


Quá trình xét xử hội thẩm và phúc thẩm đều tuân theo một số quy định
chung của DSU như Điều 1, 3, 18 và 19 DSU. Ngoài ra, Cơ quan Phúc thẩm có
Thủ tục làm việc riêng đối với quá trình xem xét phúc thẩm theo quy định tại
Điều 17.9 DSU.
a. Kháng cáo
Theo Điều 16.4 DSU, báo cáo của Ban Hội thẩm sẽ được thông qua trong
vòng 60 ngày kể từ ngày báo cáo được gửi tới các nước thành viên, trừ trường
hợp có kháng cáo. Do việc thông qua báo cáo gần như là tự động và việc kháng
cáo phải được thực hiện trước khi báo cáo được thông qua nên có thể hiểu bên
muốn kháng cáo có tối đa là 60 ngày để thông báo ý định kháng cáo của mình.
Trong trường hợp có kháng cáo, tranh chấp sẽ được chuyển tới Cơ quan Phúc
thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm tạm thời sẽ không được DSB thông qua.
DSU quy định chỉ các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo và các bên
thứ ba không được kháng cáo báo cáo của Ban Hội thẩm48 và kháng cáo chỉ giới
46
Điều 16.4 DSU
47
Điều 16.4 DSU
48
Điều 17.4 DSU

47
hạn ở các vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật49 của Ban Hội thẩm. Theo quy
định tại Thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm, thông báo kháng cáo phải
bao gồm tuyên bố ngắn gọn về bản chất của kháng cáo, kể cả những cáo buộc
về sai sót trong các vấn đề pháp luật được nêu trong báo cáo của Ban Hội thẩm
và việc giải thích pháp luật của Ban Hội thẩm50. Ngoài việc thông báo chính
thức tới DSB, thông báo kháng cáo cũng phải được gửi tới Ban thư ký của Cơ
quan phúc thẩm51.
b. Thủ tục xét xử phúc thẩm
Theo Điều 17.1 DSU, ba trong số bảy thành viên của Cơ quan Phúc thẩm
sẽ được cử ra để xét xử một vụ việc bị kháng cáo. Theo quy định bổ sung trong
thủ tục làm việc, việc lựa chọn ba thành viên cho các hội đồng xét xử được thực
hiện trên cơ sở luân phiên có xét tới các nguyên tắc của việc lựa chọn ngẫu
nhiên mà không xét tới nguồn gốc quốc tịch. Điều này hoàn toàn khác với Ban
Hội thẩm.
Không quá 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo kháng cáo, bên kháng cáo
phải nộp các tài liệu bằng văn bản, trong đó đưa ra chi tiết các lý lẽ pháp lý giải
thích tại sao Ban Hội thẩm có sai sót pháp lý và những phán quyết mà bên
kháng cáo muốn Cơ quan Phúc thẩm đưa ra liên quan đến các ý kiến, nhận định
gây tranh cãi của Ban Hội thẩm (nếu thích hợp). Trong vòng 25 ngày kể từ ngày
có thông báo kháng cáo, bên bị kháng cáo phải nộp tài liệu giải trình để phản
hồi lại những lý lẽ do bên kháng cáo đưa ra.
Cũng trong vòng 25 ngày kể từ ngày có thông báo kháng cáo, bên thứ ba
phải nộp giải trình bằng văn bản nêu rõ quan điểm và lý lẽ pháp lý của mình.
Khoảng 30-45 ngày sau khi có thông báo kháng cáo, hội đồng xét xử Cơ quan
Phúc thẩm được phân công xét xử tổ chức phiên xét xử miệng. Tại phiên xét xử
này, các bên đưa ra tuyên bố ngắn gọn, sau đó hội đồng xét xử đặt câu hỏi cho
các bên trả lời.
Sau phiên xét xử miệng, hội đồng xét xử sẽ trao đổi quan điểm về các vấn
đề đưa ra trong kháng cáo với các thành viên còn lại của Cơ quan Phúc thẩm.
Việc trao đổi đó nhằm đảm bảo nguyên tắc làm việc tập thể của Cơ quan Phúc
thẩm, đồng thời bảo đảm sự nhất quán và gắn kết các án lệ của Cơ quan Phúc
thẩm. Tuy nhiên, chỉ có hội đồng xét xử được phân công xử lý vụ việc mới có
thể có quyết định cuối cùng về vụ việc. Theo quy định trong Thủ tục làm việc,

49
Điều 17.6 DSU
50
Quy định 20(2)d của Thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm
51
Quy định 20(1) Thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm

48
các thành viên của hội đồng xét xử sẽ cố gắng đạt được quyết định trên cơ sở
đồng thuận. Tuy nhiên, nếu không thể đạt được đồng thuận thì vấn đề sẽ được
biểu quyết theo đa số.
Sau khi trao đổi quan điểm với các thành viên còn lại của Cơ quan Phúc
thẩm, hội đồng xét xử sẽ kết thúc việc nghị án và dự thảo báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm. Việc nghị án của Cơ quan Phúc thẩm và việc dự thảo báo cáo đều
được diễn ra không có sự có mặt của các bên cũng như bên thứ ba52.
Thủ tục xét xử phúc thẩm nhìn chung phải hoàn tất trong vòng 60 ngày và
trong mọi trường hợp không được vượt quá 90 ngày kể từ ngày nộp thông báo
kháng cáo. Trường hợp thủ tục phúc thẩm vượt quá 60 ngày, Cơ quan Phúc
thẩm phải thông báo cho DSB lý do của sự chậm trễ và dự kiến thời gian gửi
báo cáo53.
c. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm
DSU quy định báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải giải quyết từng vấn
đề pháp lý và giải thích của Ban Hội thẩm đã được kháng cáo. Trong báo cáo
của mình, Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc bác bỏ các nhận
định và kết luận pháp lý của Ban Hội thẩm. Trong nhiều trường hợp, Cơ quan
Phúc thẩm chỉ điều chỉnh một phần các nhận định và kết luận pháp lý của Ban
Hội thẩm vì họ nhất trí với kết luận cuối cùng nhưng không đồng ý với các lập
luận và lý lẽ của Ban Hội thẩm. Nếu Cơ quan Phúc thẩm nhất trí với cả hai phần
nhận định và kết luận thì cơ quan này giữ nguyên nhận định và kết luận của Ban
Hội thẩm. Ngược lại, nếu Cơ quan Phúc thẩm không nhất trí với kết luận của
Ban Hội thẩm thì Cơ quan Phúc thẩm có quyền quyết định ngược lại.
Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm có hai phần: phần mô tả và phần nhận
định và quyết định. Phần mô tả bao gồm thông tin chung về các tình tiết và các
vấn đề về thủ tục của tranh chấp và tóm tắt lý lẽ của các bên và bên thứ ba.
Trong phần nhận định và quyết định, Cơ quan Phúc thẩm giải quyết chi tiết từng
vấn đề được kháng cáo, nêu chi tết các kết luận và lý do, lập luận cho kết luận
đó và tuyên rõ là giữ nguyên hay sửa đổi hoặc bác bỏ các nhận định và kết luận
bị kháng cáo của Ban Hội thẩm. Phần này cũng bao gồm những kết luận bổ
sung phù hợp, như có việc vi phạm một quy định khác của WTO so với quy
định vi phạm mà Ban Hội thẩm đã kết luận hay không.

52
Điều 17.10 DSU
53
Điều 17.5 DSU

49
d. Thông qua báo cáo
DSB phải thông qua và các bên phải chấp nhận vô điều kiện báo cáo của
Cơ quan Phúc thẩm, trừ khi DSB thống nhất quyết định không thông qua báo
cáo này trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo cáo được gửi cho các thành viên 54.
Thủ tục thông qua này không ảnh hưởng tới quyền của các thành viên được bày
tỏ quan điểm về báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.
Có thể hiểu rằng trong trường hợp có kháng cáo, việc thông qua báo cáo
của Cơ quan Phúc thẩm được tiến hành đồng thời với việc thông qua báo cáo
của Ban Hội thẩm, sau khi được báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm giữ nguyên,
sửa đổi hoặc bác bỏ. Trường hợp các kết luận của Ban Hội thẩm không bị bác
bỏ, sửa đổi hay kháng cáo thì chúng có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tranh
chấp.

3.4. Thi hành các phán quyết và khuyến nghị


Với việc báo cáo của Ban Hội thẩm (và Cơ quan Phúc thẩm) được DSB
thông qua, DSB ra một phán quyết và khuyến nghị cho bên thua để bên đó tuân
thủ luật lệ của WTO (đối với trường hợp khiếu kiện vi phạm) hoặc để tìm kiếm
một sự điều chỉnh thỏa mãn các bên (đối với trường hợp khiếu kiện không vi
phạm). Theo Điều 21.2 DSU, việc tuân thủ ngay lập tức các phán quyết và
khuyến nghị của DSB là cần thiết để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp một
cách hữu hiệu. DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực hiện các báo cáo của
Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm55.
a. Thời hạn thi hành
Trong vòng 30 ngày sau khi các báo cáo được thông qua, bên thua kiện
phải thông báo cho DSB về dự định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết
của DSB. Nếu việc tuân thủ ngay không thể thực hiện được thì thành viên đó có
một thời gian hợp lý để thực hiện việc tuân thủ56. Thời gian hợp lý không phải
là giai đoạn mà thành viên phải ngay lập tức hành động theo các nghĩa vụ của
họ trong Hiệp định WTO mà là một khoảng thời gian ân hạn cho thành viên đó
tiếp tục áp dụng các biện pháp không phù hợp với WTO và sau khi kết thúc thời
gian đó thì tuân thủ.
Điều 21.3 quy định ba cách để xác định thời hạn hợp lý. Đó là: (i) thời
hạn do thành viên liên quan đề xuất và được DSB đồng ý; hoặc (ii) được các

54
Điều 17.4 DSU
55
Điều 2 DSU
56
Điều 21.3 DSU

50
bên tranh chấp nhất trí trong vòng 45 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo; hoặc
(iii) được trọng tài xác định.
Trọng tài được sử dụng khi DSB không phê chuẩn đề xuất của một thành
viên và các bên không thể nhất trí về một thời hạn hợp lý. Lúc này, một bên
tranh chấp sẽ đề nghị sử dụng trọng tài và đề nghị này được thông báo tới Chủ
tịch DSB. Nếu các bên không thể nhất trí về việc lựa chọn trọng tài trong vòng
10 ngày sau khi nêu ra vấn đề trọng tài, Tổng giám đốc WTO sẽ bổ nhiệm trọng
tài trong vòng 10 ngày tiếp đó, sau khi có sự tham vấn với các bên trong tranh
chấp. Trong trường hợp sử dụng trọng tài, DSU khuyến nghị thời hạn hợp lý
không được vượt quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo cáo, tuy nhiên, thời
gian đó có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy từng hoàn cảnh cụ thể 57. Thành viên
thực hiện có trách nhiệm chứng minh khoảng thời gian thực hiện được đề xuất
là một thời hạn hợp lý. Thời hạn để trọng tài đưa ra quyết định về thời hạn hợp
lý theo Điều 21.3(c) là 90 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo.
Ngoài các thời hạn cụ thể của từng bước giải quyết tranh chấp, DSU quy
định tổng thời gian từ khi thành lập Ban Hội thẩm đến lúc xác định được thời
hạn hợp lý không được vượt quá 15 tháng, trừ khi các bên tranh chấp nhất trí
khác. Trường hợp Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn của
mình thì thời gian bổ sung được cộng vào thời gian 15 tháng nhưng không được
vượt quá 18 tháng, trừ khi các bên tranh chấp nhất trí rằng có những tình huống
ngoại lệ58.
b. Tranh chấp về việc thi hành
Khi các bên tranh chấp không nhất trí về việc thành viên thua kiện đã
thực hiện các phán quyết và khuyến nghị hay chưa, các bên có thể yêu cầu
thành lập Ban Hội thẩm theo Điều 21.5 để xem xét vấn đề. Ban Hội thẩm này
thường được gọi là Ban Hội thẩm tuân thủ. Khi có thể, Ban Hội thẩm tuân thủ
sẽ gồm những thành viên của Ban Hội thẩm ban đầu và Ban Hội thẩm sẽ phải ra
quyết định trong vòng 90 ngày sau ngày vấn đề được đưa ra Ban Hội thẩm.
Cơ quan Phúc thẩm đã chỉ rõ rằng nhiệm vụ của Ban Hội thẩm tuân thủ
không chỉ giới hạn ở việc xem xét liệu biện pháp đang được thực hiện có tuân
thủ hoàn toàn với các phán quyết và khuyến nghị đã được DSB thông qua hay
không. Hơn thế, các Ban Hội thẩm này phải xem xét biện pháp mới trong tổng
thể, bao gồm cả sự phù hợp của chúng với một hiệp định thuộc diện điều chỉnh

57
Điều 21.3(c) DSU
58
Điều 21.4 DSU

51
của DSU. Nếu bên nguyên đưa ra yêu cầu, điều này có thể bao gồm bất kỳ câu
hỏi nào về sự phù hợp của các biện pháp mới với luật lệ của WTO.
c. Không thi hành
Nếu bên thua kiện không điều chỉnh biện pháp của mình phù hợp với các
nghĩa vụ WTO trong thời hạn hợp lý, bên nguyên đơn thắng kiện có quyền sử
dụng các biện pháp tạm thời như bồi thường hoặc tạm ngừng ưu đãi. Tuy nhiên,
các biện này không được ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ các khuyến nghị và
phán quyết của DSB59.
Bồi thường
Nếu việc thực hiện không đạt được sự tuân thủ hoàn toàn vào cuối thời
hạn hợp lý, bên thua kiện phải đàm phán với bên thắng kiện nhằm thống nhất
một sự bồi thường. Sự bồi thường này không có nghĩa là thanh toán tiền, mà là
bên bị kiện đưa ra một lợi ích cho bên kia tương ứng với lợi ích đã bị triệt tiêu
hoặc phương hại do các biện pháp họ áp dụng. DSU quy định các bên tranh
chấp phải thống nhất về bồi thường và bồi thường đó cũng phải phù hợp với các
hiệp định thuộc diện điều chỉnh của DSU60.
Tạm ngừng ưu đãi
Nếu trong vòng 20 ngày sau khi hết thời hạn hợp lý mà các bên không
nhất trí được với nhau về một sự bồi thường thỏa đáng, thì bên khởi kiện có thể
yêu cầu DSB cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với bên bị kiện
không thực hiện khuyến nghị. Đây chính là một biện pháp trả đũa của nước
thành viên thắng kiện đối với hành động của bên kia.
Trả đũa là hậu quả cuối cùng và nghiêm trọng nhất mà một thành viên
không thực hiện gặp phải trong hệ thống giải quyết tranh chấp WTO. Tuy
nhiên, việc tạm ngừng ưu đãi chỉ là tạm thời và DSB sẽ giám sát tình hình khi
khuyến nghị vẫn chưa được thực hiện. Vấn đề sẽ vẫn nằm trong chương trình
nghị sự của DSB theo yêu cầu của bên khởi kiện cho tới khi được giải quyết.
Việc tạm ngừng ưu đãi phải được hủy bỏ khi thành viên liên quan đã tuân thủ
hoàn toàn các khuyến nghị và phán quyết của DSB.
Mức độ tạm ngừng ưu đãi được DSB cho phép phải tương đương với
mức độ lợi ích bị triệt tiêu hoặc phương hại. Điều này có nghĩa là phản ứng trả
đũa của bên khởi kiện không được vượt quá mức độ thiệt hại do bên bị kiện gây
ra. Đồng thời, việc tạm ngừng ưu đãi không có tính hồi tố; nó chỉ áp dụng cho
59
Điều 3.7 và 22.1 DSU
60
Điều 22.1 DSU

52
giai đoạn sau khi DSB đã cho phép chứ không phải cho toàn bộ giai đoạn mà
biện pháp liên quan được áp dụng hay toàn bộ giai đoạn tranh chấp.
DSU quy định một số nguyên tắc nhất định trong việc xác định các loại
ưu đãi được quyền tạm ngưng. Về cơ bản, việc trừng phạt phải được áp dụng
trong cùng lĩnh vực đã phát hiện vi phạm hoặc có lợi ích bị triệt tiêu hay tổn hại.
Tuy nhiên, nếu việc trả đũa trong cùng lĩnh vực là không hiệu quả hoặc không
thực tế thì bên thắng kiện có thể trả đũa trong một lĩnh vực khác trong cùng một
hiệp định. Trường hợp trả đũa trong lĩnh vực khác trong cùng một hiệp định
cũng không hiệu quả và thực tế và hoàn cảnh đủ nghiêm trọng thì DSU cho
phép thực hiện trả đũa theo một hiệp định khác61. Trả đũa trong hai trường hợp
sau thường được gọi là ―trả đũa chéo‖.
DSB phải cho phép tạm ngừng ưu đãi trong vòng 30 ngày kể từ khi hết
thời hạn hợp lý, trừ khi có sự đồng thuận phủ quyết yêu cầu trả đũa. Như vậy,
việc cho phép đình chỉ gần như là tự động, vì chỉ mình thành viên yêu cầu trả
đũa cũng đã có thể ngăn chặn khả năng đạt được sự đồng thuận phủ quyết yêu
cầu này.
Sau khi DSB cho phép tạm ngừng ưu đãi, nếu các bên không thống nhất
được về hình thức trả đũa mà bên khởi kiện đề nghị thì có thể yêu cầu trọng tài
phân xử62. Nếu các thành viên Ban Hội thẩm ban đầu có thể thì họ sẽ tiến hành
việc phân xử, nếu không, Tổng giám đốc WTO sẽ bổ nhiệm. Việc phân xử bằng
trọng tài phải được hoàn thành trong vòng 60 ngày sau khi hết thời hạn hợp lý
và bên khởi kiện không được phép đình chỉ các nghĩa vụ trong khi phân xử bằng
trọng tài.
Việc phân xử của trọng tài sẽ tập trung vào vấn đề mức độ trả đũa có
tương đương với mức triệt tiêu hoặc phương hại không, hoặc các nguyên tắc cơ
bản điều chỉnh việc xác định ưu đãi được tạm ngưng và các thủ tục trả đũa chéo
có được tuân thủ không. Các bên phải chấp nhận quyết định của trọng tài là cuối
cùng. DSB sẽ được thông báo ngay về kết quả phán quyết của trọng tài và theo
yêu cầu, sẽ cho phép đình chỉ các nghĩa vụ nếu yêu cầu đó phù hợp với quyết
định của trọng tài, trừ khi DSU đồng thuận bác bỏ yêu cầu đó.
d. Giám sát của DSB
DSB sẽ tiếp tục giám sát (thậm chí khi việc bồi thường đã được nhất trí
hoặc các nghĩa vụ đã bị đình chỉ) chừng nào khuyến nghị đưa một biện pháp vi

61
Điều 22.3 DSU
62
Điều 22.6 và 22.7 DSU

53
phạm trở lại tuân thủ với các hiệp định thuộc diện điều chỉnh chưa được thực
hiện.

54
CHƢƠNG 4: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ THEO THÔNG TƢ VỀ RÀO CẢN THƢƠNG MẠI CỦA EU

I. Giới thiệu chung

Thông tư về Rào cảo thương mại của EU có tên đầy đủ là Quy định
2015/1843 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 6 tháng 10 năm 2015
đặt ra các thủ tục của Liên minh trong lĩnh vực chính sách thương mại chung
nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền của Liên minh theo các quy tắc
thương mại quốc tế, đặc biệt là các quy tắc được thành lập trong khuôn khổ
của Tổ chức Thương mại Thế giới (Quy định 2015/1843).
Quy định 2015/1843 gồm 18 điều khoản. Theo trang thông tin của
63
EU , các công ty EU phải đối mặt với các rào cản thương mại hàng ngày trong
các hoạt động quốc tế. Các rào cản có thể bao gồm hạn chế bán hàng ở thị
trường xuất khẩu, hệ thống thuế phân biệt đối xử hoặc khó khăn trong việc mua
và thực thi quyền sáng chế ở nước ngoài. Quy định về Hàng rào Thương mại
(TBR) là một công cụ nhằm giúp các doanh nghiệp EU vượt qua các rào cản
thương mại và từ đó phát triển hoạt động ở nước ngoài. TBR được thiết kế đặc
biệt để loại bỏ các trở ngại đối với thương mại ở các quốc gia thứ ba, cũng như
để giải quyết các hoạt động thương mại nước ngoài không công bằng gây ra
thiệt hại trong thị trường nội khối EU.
Cũng theo trang thông tin của EU, các công ty hoặc hiệp hội nghề nghiệp
của EU có thể làm rất ít để giải quyết các biện pháp của chính phủ nước ngoài
có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ. Đó là lý do tại sao EU đã
xây dựng một công cụ để cho phép tiếp cận trực tiếp Uỷ ban Châu Âu, cơ quan
có thể điều tra vấn đề và tìm cách loại bỏ những trở ngại đối với thương mại.
Bất kỳ công ty EU hoặc hiệp hội công ty nào cũng có thể sử dụng TBR để khiếu
nại về trở ngại đối với thương mại ở nước thứ ba (ví dụ: cấm nhập khẩu) hoặc
về các hành vi gây thiệt hại trên thị trường EU (ví dụ: trợ cấp nước ngoài). Bất
kỳ quốc gia thành viên EU nào cũng có thể khiếu nại về bất kỳ trở ngại nào đối
với thương mại.
Các cuộc điều tra về TBR có thể dẫn đến nhiều giải pháp khác nhau, kể
cả kiện ra WTO nếu không thể đạt được một giải pháp thỏa đáng với nước thứ
ba.

63
https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/MEMO_09_434

55
II. Nội dung của Quy định 2015/1843 của EU

1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 1 của Quy định nêu về phạm vi điều chỉnh như sau:
―Quy định này quy định các thủ tục của Liên minh trong lĩnh vực chính
sách thương mại chung nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền của Liên minh
theo các quy tắc thương mại quốc tế, đặc biệt là các quyền được thành lập dưới
sự bảo trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới („WTO‟), tuân thủ các nghĩa vụ
và thủ tục quốc tế hiện hành, nhằm mục đích để:
a) ứng phó với những trở ngại đối với thương mại có ảnh hưởng đến
thị trường của Liên minh, nhằm loại bỏ thiệt hại phát sinh từ đó ;
b) ứng phó với những trở ngại đối với thương mại có ảnh hưởng đến
thị trường của nước thứ ba, nhằm loại bỏ tác động thương mại bất lợi phát sinh
từ đó.
Các thủ tục được đề cập trong đoạn đầu tiên sẽ được áp dụng cụ thể cho
việc bắt đầu và tiến hành sau đó cũng như chấm dứt các thủ tục giải quyết
tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực chính sách thương mại chung.‖
Như vậy, Quy định 2015/1843 chủ yếu quy định các thủ tục của EU nhằm
ứng phó với những trở ngại đối với thương mại ảnh hưởng đến thị trường EU
cũng như thị trường của nước thứ ba, để đảm bảo thực thi các quyền trong
khuôn khổ WTO.

2. Quy trình, thủ tục

2.1. Các trƣờng hợp khiếu nại

Quy định 2015/1843 quy định về 3 loại khiếu nại/yêu cầu bao gồm:
khiếu nại nhân danh ngành của Liên minh, khiếu nại nhân danh các doanh
nghiệp của Liên minh và yêu cầu của một nước thành viên EU được quy định
tại Điều 3, Điều 4 và Điều 6.
Điều 3 Khiếu nại thay mặt cho ngành của Liên minh
1. Bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào, hoặc bất kỳ hiệp hội nào không
có tư cách pháp nhân, hành động thay mặt cho một ngành của Liên minh cho
rằng họ đã bị thiệt hại do những trở ngại đối với thương mại có ảnh hưởng đến
thị trường của Liên minh có thể khiếu nại bằng văn bản.

56
2. Đơn khiếu nại phải có đầy đủ bằng chứng về sự tồn tại của các trở
ngại đối với thương mại và thiệt hại do các trở ngại đó gây ra. Bằng chứng về
thiệt hại sẽ được đưa ra trên cơ sở danh sách minh họa các yếu tố quy định tại
Điều 11, nếu áp dụng.
Như vậy, bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc hiệp hội nào mà hành động
thay mặt một ngành của EU nhận thấy bị thiệt hại do những trở ngại thương mại
ảnh hưởng đến thị trường EU có thể khiếu nại lên Uỷ ban.
Điều 4 Khiếu nại thay mặt cho các doanh nghiệp của Liên minh
1. Bất kỳ doanh nghiệp của Liên minh nào, hoặc bất kỳ hiệp hội nào, có
hoặc không có tư cách pháp nhân, hành động thay mặt cho một hoặc nhiều
doanh nghiệp của Liên minh, cho rằng các doanh nghiệp của Liên minh đó đã
phải chịu các tác động thương mại bất lợi do các cản trở thương mại có ảnh
hưởng đến thị trường của nước thứ ba có quyền khiếu nại bằng văn bản.
2. Đơn khiếu nại phải có đầy đủ bằng chứng về sự tồn tại của các trở
ngại đối với thương mại và các tác động bất lợi đối với thương mại do các trở
ngại đó gây ra. Bằng chứng về các tác động thương mại bất lợi sẽ được đưa ra
trên cơ sở danh sách minh họa các yếu tố nêu tại Điều 11, nếu có.
Tương tự quy định tại Điều 3, bất kỳ doanh nghiệp hoặc hiệp hội nào,
hành động thay mặt cho một hoặc nhiều doanh nghiệp của EU, nhận thấy phải
chịu các tác động thương mại bất lợi do các cản trở thương mại ảnh hưởng đến
thị trường nước thứ ba có thể khiếu nại bằng văn bản lên Uỷ ban.
Điều 6 Yêu cầu của một quốc gia thành viên
1. Bất kỳ Quốc gia Thành viên nào cũng có thể yêu cầu Ủy ban khởi
xướng các thủ tục nêu tại Điều 1.
2. Quốc gia Thành viên sẽ cung cấp cho Ủy ban đầy đủ bằng chứng
để hỗ trợ cho yêu cầu của mình, liên quan đến các trở ngại đối với thương mại
và bất kỳ tác động nào phát sinh từ đó. Khi có bằng chứng về thiệt hại hoặc tác
động thương mại bất lợi là phù hợp, nó sẽ được đưa ra trên cơ sở danh sách
minh họa các yếu tố được nêu trong Điều 11, nếu có thể áp dụng.
3. Ủy ban sẽ thông báo ngay cho các Quốc gia Thành viên khác về
các yêu cầu.
4. Trong trường hợp rõ ràng là yêu cầu không cung cấp đủ bằng
chứng để biện minh cho việc bắt đầu điều tra, Quốc gia Thành viên sẽ được
thông báo tương ứng.

57
Ủy ban sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên khi họ quyết định rằng
yêu cầu không cung cấp đủ bằng chứng để biện minh cho việc bắt đầu điều tra.
5. Ủy ban sẽ đưa ra quyết định càng sớm càng tốt về việc mở thủ tục
kiểm tra của Liên minh sau bất kỳ yêu cầu nào của một Quốc gia Thành viên
được đưa ra theo Điều này. Quyết định sẽ được đưa ra trong vòng 45 ngày kể
từ ngày yêu cầu. Khoảng thời gian đó có thể bị đình chỉ theo yêu cầu, hoặc với
sự đồng ý, của Quốc gia Thành viên đưa ra yêu cầu, để cho phép cung cấp
thông tin bổ sung có thể cần thiết để đánh giá đầy đủ tính hợp lệ của trường
hợp do Quốc gia Thành viên đó đưa ra.
Như vậy, không chỉ thể nhân, pháp nhân, doanh nghiệp, hiệp hội, Quy
định 2015/1843 cũng cho phép quốc gia thành viên EU được gửi yêu cầu lên
Uỷ ban tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
trường hợp nhận thấy có các trở ngại đối với thương mại.
Theo quy định, ―Ngành liên minh‖ có nghĩa là:
(i) tất cả các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp của Liên minh:
- của các sản phẩm hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự với sản
phẩm hoặc dịch vụ đang là đối tượng của trở ngại đối với buôn bán;
- của các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm
hoặc dịch vụ đó;
hoặc
- là người tiêu dùng hoặc người chế biến sản phẩm hoặc người tiêu
dùng hoặc người sử dụng dịch vụ là đối tượng của một trở ngại cho thương
mại;
hoặc
(ii) tất cả những nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có tổng sản lượng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của Liên minh sản xuất các sản phẩm
hoặc dịch vụ được đề cập; tuy nhiên:
- khi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có liên quan đến nhà xuất
khẩu hoặc nhà nhập khẩu hoặc chính họ là nhà nhập khẩu sản phẩm hoặc dịch
vụ bị cáo buộc là đối tượng của trở ngại thương mại, thuật ngữ 'Liên minh
ngành' có thể được hiểu là đề cập đến phần còn lại của nhà sản xuất hoặc nhà
cung cấp ;

58
- trong những trường hợp cụ thể, các nhà sản xuất hoặc nhà cung
cấp trong một khu vực của Liên minh có thể được coi là ngành Liên minh nếu
sản lượng chung của họ chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng của sản phẩm hoặc
dịch vụ được đề cập ở Quốc gia Thành viên hoặc các Quốc gia Thành viên nơi
có khu vực với điều kiện là ảnh hưởng của trở ngại thương mại tập trung ở
Quốc gia Thành viên đó hoặc các Quốc gia Thành viên đó.
Trong khi đó, ―Doanh nghiệp của Liên minh‖ có nghĩa là một công ty
hoặc hãng được thành lập theo luật của một Quốc gia Thành viên và có văn
phòng đăng ký, cơ quan hành chính trung tâm hoặc trụ sở kinh doanh chính
trong Liên minh, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ là đối tượng của trở ngại thương mại.
Trong các đơn khiếu nại theo Điều 3 và 4 hoặc yêu cầu theo Điều 6, các
chủ thể phải nêu ra được các chứng cứ làm cơ sở để Uỷ ban đánh giá giá trị của
các khiếu nại hoặc yêu cầu.
Điều 11 quy định về chứng cứ như sau:

1. Việc giám định thiệt hại phải bao gồm, nếu có, các yếu tố sau:

(a) khối lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu của Liên minh có liên quan,
đặc biệt là khi có sự tăng hoặc giảm đáng kể, hoặc về mặt tuyệt đối hoặc tương
đối so với sản xuất hoặc tiêu thụ trên thị trường được đề cập;

(b) giá của các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Liên minh, đặc
biệt là để xác định liệu đã có, trong Liên minh hoặc trên thị trường nước thứ ba,
giảm giá đáng kể so với ngành của Liên minh hay không;

(c) tác động tiếp theo đối với ngành công nghiệp của Liên minh và
được biểu thị bằng các xu hướng trong các yếu tố kinh tế nhất định như: sản
xuất, sử dụng công suất, tồn kho, doanh số bán hàng, thị phần, giá cả (nghĩa là
giảm giá hoặc ngăn chặn tăng giá sẽ thường xảy ra), lợi nhuận, hoàn vốn, đầu
tư, việc làm.

2. Khi có cáo buộc về mối đe dọa gây thiệt hại, Ủy ban cũng sẽ kiểm
tra xem liệu có thể thấy trước rõ ràng rằng một tình huống cụ thể có khả năng
phát triển thành thiệt hại thực sự hay không. Về vấn đề này, cũng có thể tính
đến các yếu tố như:

59
(a) tốc độ gia tăng xuất khẩu sang thị trường đang diễn ra sự cạnh
tranh với các sản phẩm của Liên minh;

(b) năng lực xuất khẩu tại quốc gia xuất xứ hoặc quốc gia xuất khẩu,
đã tồn tại hoặc sẽ hoạt động trong tương lai gần, và khả năng xuất khẩu từ
năng lực đó sẽ đến thị trường nêu tại điểm (a).

2.2. Thủ tục khiếu nại/yêu cầu và thủ tục kiểm tra của Liên minh:
Điều 5, Điều 6 và Điều 9

Điều 5 quy định về thủ tục khiếu nại trong trường hợp khiếu nại nhân
danh ngành hoặc doanh nghiệp của EU và Điều 6 quy định về thủ tục đưa ra yêu
cầu tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế của một quốc gia thành
viên.
Điều 5 Thủ tục khiếu nại
1. Các khiếu nại nêu tại Điều 3 và 4 sẽ được đệ trình lên Ủy ban, Ủy
ban này sẽ gửi một bản sao cho các Quốc gia Thành viên.
2. Khiếu nại có thể được rút lại, trong trường hợp đó, thủ tục có thể bị
chấm dứt trừ khi việc chấm dứt đó không mang lại lợi ích cho Liên minh.
3. Trong trường hợp rõ ràng là khiếu nại không cung cấp đủ bằng
chứng để biện minh cho việc khởi xướng điều tra, người khiếu nại sẽ được
thông báo về việc đó.
Ủy ban sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên khi họ quyết định rằng
khiếu nại không cung cấp đủ bằng chứng để biện minh cho việc khởi xướng một
cuộc điều tra.
4. Ủy ban sẽ đưa ra quyết định càng sớm càng tốt về việc mở thủ tục
kiểm tra của Liên minh sau bất kỳ khiếu nại nào được đưa ra theo Điều 3 hoặc
4.
Quyết định sẽ được đưa ra trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu
nại. Khoảng thời gian đó có thể bị đình chỉ theo yêu cầu, hoặc với sự đồng ý
của người khiếu nại, để cho phép cung cấp thông tin bổ sung có thể cần thiết để
đánh giá đầy đủ tính hợp lệ của trường hợp của người khiếu nại.
Sau khi các đơn kiếu nại hoặc yêu cầu được gửi đến Uỷ ban theo quy
định tại các Điều 3 đến 6, Uỷ ban sẽ quyết định, trong vòng 45 ngày kể từ ngày

60
khiếu nại hoặc yêu cầu được gửi đến, việc có tiến hành thủ tục kiểm tra của
Liên minh hay không. Nếu câu trả lời là có, thủ tục kiểm tra được quy định tại
Điều 9.
Điều 9 quy định về thủ tục kiểm tra của Liên minh như sau:
1. Khi Ủy ban thấy rõ ràng rằng có đủ bằng chứng để biện minh cho
việc bắt đầu một thủ tục kiểm tra và điều đó là cần thiết vì lợi ích của Liên
minh, thì Ủy ban sẽ:

a) thông báo việc bắt đầu thủ tục kiểm tra trên Công báo của Liên
minh Châu Âu; thông báo sẽ chỉ ra sản phẩm hoặc dịch vụ và các quốc gia có
liên quan, đưa ra bản tóm tắt thông tin nhận được và cung cấp rằng tất cả
thông tin liên quan sẽ được truyền đạt cho Ủy ban; nó sẽ nêu rõ khoảng thời
gian mà các bên quan tâm có thể nộp đơn yêu cầu được Ủy ban điều trần bằng
lời nói theo đoạn 5;

b) thông báo chính thức cho các đại diện của quốc gia hoặc các quốc
gia là đối tượng của thủ tục và với ai, khi thích hợp, cóthể tổ chức tham vấn;

c) tiến hành kiểm tra ở cấp Liên minh, hành động với sự hợp tác của
các Quốc gia Thành viên.

Ủy ban sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên nơi họ quyết định rằng
khiếu nại cung cấp đủ bằng chứng để biện minh cho việc bắt đầu điều tra.

1. Khi cần thiết, Ủy ban sẽ:

a) tìm kiếm mọi thông tin cần thiết và cố gắng kiểm tra thông tin này
với các nhà nhập khẩu, thương nhân, đại lý, nhà sản xuất, hiệp hội thương mại
và tổ chức, với điều kiện là các cam kết hoặc tổ chức liên quan đồng ý;

b) tiến hành điều tra trên lãnh thổ của nước thứ ba, với điều kiện là
chính phủ của các nước đó đã được được thông báo chính thức và không phản
đối trong một thời gian hợp lý.

Ủy ban sẽ được hỗ trợ trong các cuộc điều tra của mình bởi các quan
chức của Quốc gia Thành viên có lãnh thổ tiến hành kiểm tra, với điều kiện là
Quốc gia Thành viên có liên quan yêu cầu như vậy.

3. Các Quốc gia Thành viên sẽ cung cấp cho Ủy ban, theo yêu cầu,

61
tất cả các thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, phù hợp với các thỏa thuận chi
tiết do Ủy ban đặt ra.

4. Bên khiếu nại, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu liên quan và đại diện
của nước hoặc các nước liên quan có thể:

a) kiểm tra tất cả các thông tin được cung cấp cho Ủy ban ngoại trừ
các tài liệu nội bộ để sử dụng Ủy ban và các cơ quan quản lý, với điều kiện là
thông tin đó có liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của họ và không phải là bí mật
theo nghĩa của Điều 10 và nó được Ủy ban sử dụng trong thủ tục kiểm tra của
mình; những người liên quan sẽ giải quyết một yêu cầu hợp lý bằng văn bản
cho Ủy ban, cho biết thông tin được yêu cầu;

b) yêu cầu được thông báo về các sự kiện và cân nhắc chính phát sinh
từ thủ tục kiểm tra.

5. Ủy ban có thể xét xử các bên liên quan. Họ sẽ xét xử nếu họ, trong
khoảng thời gian quy định trong thông báo đăng trên Côngbáo của Liên minh
Châu Âu, đã đưa ra yêu cầu bằng văn bản về một phiên điều trần cho thấy rằng
họ là một bên liên quan chủ yếu đến kết quả của thủ tục.

6. Ủy ban sẽ, theo yêu cầu, tạo cơ hội cho các bên liên quan chủ yếu
gặp nhau, để các quan điểm đối lập có thể được trình bày và bất kỳ lập luận bác
bỏ nào được đưa ra. Khi cung cấp cơ hội này, Ủy ban sẽ tính đến mong muốn
của các bên và nhu cầu giữ bí mật. Bất kỳ bên nào cũng không có nghĩa vụ phải
tham dự cuộc họp và việc không làm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến vụ kiện
của bên đó.
7. Khi thông tin do Ủy ban yêu cầu không được cung cấp trong
một khoảng thời gian hợp lý hoặc khi việc điều tra bị cản trở đáng kể, các
phát hiện có thể được đưa ra trên cơ sở các dữ kiện có sẵn.

8. Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra, Ủy ban sẽ báo cáo với Ủy ban
Rào cản thương mại. Báo cáo sẽ được trình bày trong vòng năm tháng kể
từ khi thông báo bắt đầu thủ tục, trừ khi sự phức tạp của việc kiểm tra đến
mức Ủy ban phải kéo dài thời gian lên bảy tháng.

2.3. Biện pháp/hành động đƣợc tiến hành

62
Quy định 2015/1843 nêu ra các hành động hoặc biện pháp mà Uỷ ban
Châu Âu có thể tiến hành khi có các khiếu nại hoặc yêu cầu được gửi đến. Theo
đó, Uỷ ban có thể quyết định tiến hành thủ tục kiểm tra theo Điều 9 hoặc không
khi có một khiếu nại hoặc yêu cầu được gửi đến. Uỷ ban cũng có thể quyết định
theo các quy định về tham vấn hoặc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Các biện pháp hoặc hành động mà Uỷ ban Châu Âu có thể tiến hành sau
khi có các khiếu nại hoặc yêu cầu được gửi đến được quy định tại Điều 12, Điều
13 và Điều 14.
Điều 12
Chấm dứt và đình chỉ thủ tục

1. Khi kết quả của thủ tục kiểm tra được tiến hành theo Điều 9 cho
thấy rằng lợi ích của Liên minh không đòi hỏi phải thực hiện bất kỳ hành động
nào, thì thủ tục này sẽ bị chấm dứt bởi Ủy ban hành động theo thủ tục kiểm tra
được đề cập trong Điều 7(3).

2. Khi, sau khi thủ tục kiểm tra được tiến hành theo Điều 9, nước thứ
ba hoặc các nước liên quan thực hiện (các) biện pháp được coi là thỏa đáng và
do đó Liên minh không cần phải có hành động nào, thì thủ tục đó có thể bị đình
chỉ bởi Ủy ban hành động theo thủ tục tư vấn được đề cập trong Điều 7(2).

Ủy ban sẽ giám sát việc áp dụng các biện pháp đó, khi thích hợp trên cơ
sở thông tin được cung cấp định kỳ, mà Ủy ban có thể yêu cầu từ các nước thứ
ba có liên quan và kiểm tra khi cần thiết.
Trường hợp các biện pháp do nước thứ ba hoặc các quốc gia liên quan
thực hiện đã bị hủy bỏ, đình chỉ hoặc thực hiện không đúng cách hoặc khi Ủy
ban có cơ sở để tin rằng đây là trường hợp hoặc, khi thông tin do Ủy ban yêu
cầu theo tiểu đoạn thứ hai của đoạn này không có được cung cấp, Ủy ban sẽ
thông báo cho các Quốc gia Thành viên, và khi cần thiết và được chứng minh
bằng kết quả điều tra và các tình tiết mới có sẵn, mọi biện pháp sẽ được thực
hiện theo Điều 14(2).
3. Sau khi tiến hành thủ tục xem xét theo Điều 9, hoặc tại bất kỳ thời
điểm nào trước, trong hoặc sau thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế, có vẻ như
biện pháp thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp phát sinh từ một trở ngại
thương mại là ký kết một thỏa thuận với nước thứ ba hoặc các nước liên quan
có thể thay đổi các quyền thực chất của Liên minh và của nước thứ ba hoặc các
nước liên quan, thủ tục sẽ bị đình chỉ bởi Ủy ban hành động theo thủ tục tư vấn

63
được đề cập trong Điều 7(2 ), và việc đàm phán sẽ được tiến hành phù hợp với
các quy định tại Điều 207 của Hiệp ước về chức năng của Liên minh Châu Âu.

Như vậy, Điều 12 quy định về các trường hợp mà thủ tục để xử lý khiếu
nại hoặc yêu cầu được chấm dứt hoặc đình chỉ. Thủ tục sẽ được chấm dứt khi
lợi ích của EU không yêu cầu phải thực hiện bất cứ hành động nào. Thủ tục
cũng có thể bị đình chỉ nếu nước thứ ba hoặc các nước liên quan thực hiện các
biện pháp được coi là thỏa mãn, và do đó EU không cần phải tiến hành bất cứ
hành động nào. Tuy nhiên, nếu các biện pháp do nước thứ ba hoặc các nước liên
quan bị hủy bỏ, đình chỉ hoặc không thực hiện đúng cách, các biện pháp phù
hợp với Điều 14 (2) có thể được tiến hành.
Khi, sau thủ tục kiểm tra được thực hiện theo Điều 9 hoặc bất cứ lúc nào
trước, trong hoặc sau một thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế mà dường như
biện pháp phù hợp nhất để giải quyết tranh chấp phát sinh từ một trở ngại đối
với thương mại là việc ký kết một hiệp định với nước thứ ba hoặc các nước liên
quan mà có thể thay đổi quyền đáng kể của EU và của nước thứ ba hoặc các
nước liên quan, Uỷ ban sẽ đình chỉ thủ tục và các cuộc đàm phán sẽ được tiến
hành phù hợp với quy định của Điều 207 Hiệp ước về chức năng của Liên minh
Châu Âu.

Điều 13 Thông qua các biện pháp chính sách thương mại

1. Khi kết quả của thủ tục kiểm tra được tiến hành theo Điều 9 cho
thấy, trừ khi tình hình thực tế và pháp lý cho thấy không thể yêu cầu thủ tục
kiểm tra, thì hành động đó là cần thiết vì lợi ích của Liên minh nhằm đảm bảo
thực thi các quyền của Liên minh theo các quy tắc thương mại quốc tế, nhằm
loại bỏ thiệt hại hoặc tác động thương mại bất lợi do các cản trở thương mại do
các nước thứ ba áp dụng hoặc duy trì, các biện pháp thích hợp sẽ được xác định
theo thủ tục quy định tại Điều 14.

2. Trong trường hợp các nghĩa vụ quốc tế của Liên minh đòi hỏi phải
thực hiện trước một thủ tục quốc tế để tham vấn hoặc giải quyết tranh chấp, các
biện pháp nêu tại khoản 3 sẽ chỉ được xác định sau khi thủ tục đó đã kết thúc và
có tính đến kết quả của các thủ tục. Đặc biệt, khi Liên minh đã yêu cầu một cơ
quan giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ ra và cho phép các biện pháp phù hợp
để thực hiện các kết quả của một thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế, thì các
biện pháp chính sách thương mại của Liên minh có thể cần thiết sau khi được
cho phép sẽ phù hợp với khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc

64
tế đó.

3. Bất kỳ biện pháp chính sách thương mại nào có thể được thực hiện
phù hợp với các nghĩa vụ và thủ tục quốc tế hiện hành, đáng chú ý là:

a) đình chỉ hoặc rút lại bất kỳ nhượng bộ nào phát sinh từ đàm phán
chính sách thương mại;

b) tăng thuế hải quan hiện hành hoặc áp dụng bất kỳ khoản phí nào khác
đối với hàng nhập khẩu;

c) việc đưa ra các hạn chế về số lượng hoặc bất kỳ biện pháp nào khác
làm thay đổi điều kiện xuất nhập khẩu hoặc ảnh hưởng đến thương
mại với nước thứ ba có liên quan.

4. Các quyết định tương ứng sẽ nêu rõ lý do làm cơ sở và sẽ được


đăng trên Công báo của Liên minh Châu Âu. Việc đăng tải cũng sẽ được coi là
cấu thành thông báo cho các quốc gia và các bên liên quan chính.

Điều 13 về cơ bản nêu ra các biện pháp mà EU có thể được thực hiện
theo khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế. Đó là: (i) đình chỉ
hoặc rút lại bất kỳ nhượng bộ nào phát sinh từ đàm phán chính sách thương mại,
(ii) tăng thuế hải quan hiện hành hoặc áp dụng bất kỳ khoản phí nào khác đối
với hàng nhập khẩu và (iii) việc đưa ra các hạn chế về số lượng hoặc bất kỳ biện
pháp nào khác làm thay đổi điều kiện xuất nhập khẩu hoặc ảnh hưởng đến
thương mại với nước thứ ba có liên quan.

Điều 14 Thủ tục ra quyết định


1. Khi Liên minh, do khiếu nại theo Điều 3 hoặc Điều 4, hoặc do yêu cầu
theo Điều 6, tuân theo các thủ tục tham vấn quốc tế hoặc giải quyết tranh chấp
chính thức, các quyết định liên quan đến việc khởi xướng, tiến hành hoặc việc
chấm dứt các thủ tục đó sẽ được thực hiện bởi Ủy ban.

65
Ủy ban sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên trong trường hợp
quyết định bắt đầu, tiến hành hoặc chấm dứt tham vấn quốc tế chính thức hoặc
các thủ tục giải quyết tranh chấp.

2. Trong trường hợp Liên minh, đã hành động theo Điều 13(2), phải đưa
ra quyết định về các biện pháp chính sách thương mại sẽ được thông qua theo
đoạn thứ ba của Điều 12(2) hoặc theo Điều 13, Liên minh sẽ hành động không
chậm trễ theo Điều 207 của Hiệp ước và, khi phù hợp, Quy định (EU) số
654/2014 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu (1) hoặc bất kỳ thủ tục áp dụng
nào khác.

Điều 14 về cơ bản quy định về việc Uỷ ban sẽ đưa ra các quyết định liên
quan đến khởi xướng, thực hiện hoặc chấm dứt các thủ tục tham vấn hoặc giải
quyết tranh chấp quốc tế do kết quả của các khiếu nại theo Điều 3 (khiếu nại
nhân danh ngành của EU) hoặc Điều 4 (khiếu nại nhân danh doanh nghiệp của
EU), hoặc theo yêu cầu của một quốc gia thành viên theo Điều 6.

III. Đánh giá chung

Quy định 2015/1843 nêu ra các thủ tục mà Uỷ ban Châu Âu có thể tiến
hành khi có các khiếu nại nhân danh ngành của EU hoặc khiếu nại nhân
danh các doanh nghiệp của EU hoặc khi có yêu cầu của một quốc gia thành
viên. Theo đó, khi các khiếu nại hoặc yêu cầu được gửi đến, Uỷ ban có thể
quyết định có tiến hành các thủ tục kiểm tra hay không. Sau đó, Uỷ ban có
thể chấm dứt hoặc đình chỉ các thủ tục nếu nhận thấy lợi ích của EU không
bị ảnh hưởng. Uỷ ban cũng có thể tiến hành đàm phán ký kết một thỏa thuận
với nước thứ ba hoặc các nước liên quan nếu nhận thấy đây là biện pháp phù
hợp nhất để giải quyết trở ngại đối với thương mại. Uỷ ban cũng là cơ quan
sẽ quyết định khởi xướng, tiến hành hoặc chấm dứt các thủ tục hoặc giải
quyết tranh chấp quốc tế do kết quả của các khiếu nại nhân danh ngành hoặc
nhân danh doanh nghiệp của EU, hoặc khi có yêu cầu của quốc gia thành
viên. Quy định 2015/1843 cũng nêu ra các biện pháp mà EU có thể tiến
hành phù hợp với các khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế
như: (i) đình chỉ hoặc rút lại bất kỳ nhượng bộ nào phát sinh từ đàm phán chính
sách thương mại, (ii) tăng thuế hải quan hiện hành hoặc áp dụng bất kỳ khoản
phí nào khác đối với hàng nhập khẩu và (iii) việc đưa ra các hạn chế về số lượng
hoặc bất kỳ biện pháp nào khác làm thay đổi điều kiện xuất nhập khẩu hoặc ảnh
hưởng đến thương mại với nước thứ ba có liên quan. Đây là những biện pháp

66
được coi là cụ thể hóa cho những quy định thường thấy trong các chương giải
quyết tranh chấp trong các hiệp định thương mại tự do, trong đó quy định về
việc bên có thiệt hại về lợi ích được tiến hành các biện pháp trả đũa khi bên
được xác định vi phạm các quy định của hiệp định không tiến hành các biện
pháp theo khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp.

67
PHẦN C: MỘT SỐ VỤ VIỆC EU ÁP DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHƢƠNG 5: VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀN QUỐC LIÊN


QUAN TỚI CÁC CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG

I. Tóm tắt vụ việc

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2018, Liên minh Châu Âu đã yêu cầu tham
vấn chính phủ theo chương ―Thương mại và Phát triển bền vững‖ của FTA EU-
Hàn Quốc. Theo đó, tập trung vào hai nghĩa vụ trong chương đó: i) nghĩa vụ nỗ
lực liên tục và bền vững phê chuẩn các Công ước cơ bản của ILO và ii) nghĩa
vụ tôn trọng luật pháp và thực hành các nguyên tắc cốt lõi của ILO về quyền tự
do hiệp hội và quyền tham gia thương lượng tập thể.
Liên quan đến i), Hàn Quốc vào thời điểm này vẫn chưa phê chuẩn bốn
trong số tám Công ước ILO cơ bản (C87 và C98 về quyền tự do hiệp hội và
quyền tập thể thương lượng và C29 và C105 về lao động cưỡng bức). Về vấn đề
ii) EU nêu quan ngại liên quan đến một số điều khoản trong luật pháp Hàn Quốc
dường như hạn chế quyền tự do hiệp hội, để cho phép can thiệp vào các thỏa
thuận thương lượng tập thể và hình sự truy tố đoàn viên công đoàn tham gia
đình công ôn hòa.
Tham vấn chính phủ diễn ra vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 nhưng các
cuộc tham vấn đã không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Do đó, Liên minh
Châu Âu đã yêu cầu vào ngày 4 tháng 7 năm 2019 thành lập một Hội đồng
chuyên gia theo Điều 13.15 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia được chính thức thành lập vào ngày 30 tháng 12
năm 2019. Đệ trình bằng văn bản đầu tiên đã được trao đổi vào tháng Giêng và
tháng Hai 2020.
Phiên điều trần diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào ngày 8 và 9 tháng
10 năm 2020. Hội đồng chuyên gia ra báo cáo cho các Bên vào ngày 20 tháng 1
năm 2021. Các Bên phải nỗ lực hết sức để thực hiện những khuyến nghị được
quy định bởi hội đồng trong báo cáo. Vào các ngày 13-14 tháng 4 năm 2021, 9-
10 tháng 10 năm 2021 và 15-16 tháng 9 năm 2022, các Bên thảo luận việc thực
hiện báo cáo trong các cuộc họp của Uỷ ban Thương mại và Phát triển bền vững
được thành lập theo Hiệp định EU-Hàn Quốc FTA.

Hàn Quốc kể từ đó đã phê chuẩn ba trong số bốn các Công ước cơ bản
nổi bật của ILO (C87 và C98 về quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng

68
tập thể và C29 về lao động cưỡng bức) và sửa đổi pháp luật công đoàn với mục
đích làm phù hợp với Nguyên tắc tổ chức lao động quốc tế. Vào tháng 3 và
tháng 9 năm 2022, Hàn Quốc đã báo cáo về tình hình liên quan đến những nỗ
lực phê chuẩnCông ước cơ bản ccuối cùng của ILO, C105 về lao động cưỡng
bức.

II. Phân tích vụ việc

Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia của EU xác định một số biện pháp
trong luật Hàn Quốc mà EU lập luận không phù hợp với các điều khoản liên
quan của FTA EU-Hàn Quốc.
Các biện pháp đã xác định được mô tả trong Yêu cầu thành lập Hội đồng
chuyên gia như sau:
(1) Điều 2 (1) của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc (TULRAA) xác định
‗người lao động‘ là một người sống bằng tiền lương, tiền công hoặc hình thức
thu nhập tương đương kiếm được để theo đuổi bất kỳ hình thức công việc nào.
Định nghĩa này, theo giải thích của các tòa án Hàn Quốc, loại trừ một số hạng
mục người lao động tự do, chẳng hạn như tài xế xe chở hàng nặng, cũng như
những người bị sa thải và những người thất nghiệp thuộc phạm vi tự do hiệp
hội.
(2) Điều 2 (4) (d) của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc quy định rằng một tổ
chức sẽ không được được coi là một tổ chức công đoàn trong trường hợp những
người không thuộc định nghĩa của ―Worker‖ được phép tham gia tổ chức.
(3) Điều 23 (1) của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc quy định rằng các quan
chức công đoàn chỉ có thể được bầu từ giữa các thành viên của công đoàn.
(4) Điều 12 (1) - (3) của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc, liên quan đến Điều
2 (4) và Điều 10, cung cấp thủ tục chứng nhận tùy ý để thiết lập công đoàn.
Cơ sở pháp lý cho những khiếu nại này là Điều 13.4.3, câu đầu tiên quy
định:
Các Bên, phù hợp với các nghĩa vụ bắt nguồn từ tư cách thành viên của ILO
và Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản tại Nơi làm việc,
được Hội nghị Lao động Quốc tế thông qua tại Kỳ họp thứ 86 năm 1998, cam
kết tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa, trong luật pháp và thực tiễn của họ, các
nguyên tắc liên quan đến các quyền cơ bản, cụ thể là:

69
(a) Quyền tự do hiệp hội và sự thừa nhận hiệu quả quyền thương lượng tập
thể;
(b) Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

(c) Việc xóa bỏ lao động trẻ em một cách hiệu quả; và

(d) Xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

Trong Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia, EU giải thích lý do tại sao EU
tin rằng các biện pháp trong luật của Hàn Quốc được xác định trong Yêu cầu
thành lập Hội đồng chuyên gia không phù hợp với các điều khoản của Điều
13.4.3. Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia nêu rõ:
EU cho rằng định nghĩa và cách giải thích hạn chế về khái niệm 'công nhân'
được vận hành bởi các biện pháp được xác định theo (1) và (2), cũng như yêu
cầu cán bộ công đoàn được bầu từ trong số các thành viên công đoàn được quy
định bởi biện pháp được xác định theo (3), không phù hợp với các nguyên tắc tự
do hiệp hội và do đó với Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
EU tiếp tục cho rằng sự quyết định của các biện pháp được xác định trong (4)
cho cơ quan hành chính khi xác nhận tổ chức công đoàn cũng không phù hợp
với các nguyên tắc tự do hiệp hội đã đề cập ở trên và do đó, với Điều 13.4.3 của
FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng bốn biện pháp trong TULRAA được xác định
trong yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia liên quan đến điều đầu tiên trong
số ‗các nguyên tắc liên quan đến các quyền cơ bản‘, ‗(a) Quyền tự do hiệp hội -
và sự thừa nhận có hiệu quả quyền thương lượng tập thể‘.
Cụ thể như sau:

2.1 TULRAA Điều 2 (1) ‗tự kinh doanh, sa thải, thất nghiệp‘
- 'Tự kinh doanh'

Biện pháp đầu tiên được đề cập trong đơn khiếu nại của Liên minh Châu Âu
được nêu trong Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia như sau:
Khoản 1 Điều 2 của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc xác định 'người lao động' là
người sống bằng tiền công, tiền lương hoặc hình thức thu nhập tương đương
kiếm được khi theo đuổi bất kỳ loại công việc nào. Định nghĩa này, theo giải
thích của các tòa án Hàn Quốc, loại trừ một số loại lao động tự do những người

70
như tài xế xe chở hàng nặng, cũng như những người bị sa thải và thất nghiệp
khỏi phạm vi của quyền tự do hiệp hội.
Lập luận của EU:
EU lập luận rằng Điều 2 (1) TULRAA tạo ra một định nghĩa về 'người lao động'
mà không bao gồm những người tự kinh doanh, những người bị sa thải và
những người thất nghiệp, trái với nghĩa vụ của Hàn Quốc theo Điều 13.4.3. Yêu
cầu thành lập Hội đồng chuyên gia và đệ trình của Liên minh Châu Âu đề cập rõ
ràng đến danh mục người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa nặng cũng là
được xem xét trong đơn khiếu nại chống lại Hàn Quốc tại CFA.
EU lập luận rằng 'quyền tự do hiệp hội của người lao động ngụ ý, trước hết và
quan trọng nhất, quyền của người lao động, không có sự phân biệt, để thành lập
và gia nhập công đoàn '. EU ám chỉ đến Điều 2 của Công ước 87 và các nguyên
tắc chung liên quan của CFA và lưu ý rằng CFA tuyên bố rằng từ "không có sự
phân biệt" có nghĩa là quyền tự do liên kết phải được đảm bảo mà không phân
biệt đối xử ‗dưới bất kỳ hình thức nào‘. EU cũng lưu ý rằng CFA quy định rằng
quyền thiết lập hoặc tham gia công đoàn không giới hạn đối với người lao động
(nghĩa là những người có hợp đồng lao động).
EU chỉ ra rằng các nguyên tắc chung của CFA quy định rõ ràng rằng người lao
động tự làm chủ có quyền tự do hiệp hội. Sau đó, EU xem xét định nghĩa về
‗người lao động‘ trong Điều 2 (1) của TULRAA. Điều 5 của TULRAA quy
định rằng ‗người lao động được tự do tổ chức công đoàn hoặc tham gia, ngoại
trừ công chức hoặc giáo viên chịu sự điều chỉnh của các luật khác.
Điều 2 (1) của TULRAA định nghĩa ‗người lao động‘ là ‗một người sống bằng
tiền lương, tiền công hoặc các khoản khác dạng thu nhập tương đương kiếm
được khi theo đuổi bất kỳ loại công việc nào '.
EU thu hút sự chú ý đến quyết định của Tòa án tối cao Hàn Quốc, giải thích
TULRAA định nghĩa về ‗người lao động‘. Trong các phiên điều trần của Hội
đồng chuyên gia trong các thủ tục tố tụng này, Hàn Quốc xác nhận rằng định
nghĩa này phản ánh luật hiện hành ở Hàn Quốc. Tòa án tối cao tuyên bố:
'Người lao động' theo TULRAA đề cập đến bất kỳ người nào cung cấp lao động
cho một bên khác dựa trên mối quan hệ cấp dưới và nhận lại tiền lương, v.v.
Xác định liệu một người có thể được coi là 'người lao động' theo quy định của
TULRAA hay không thì cần phải xem xét sau: (i) liệu nguồn thu nhập của người
lao động có chủ yếu phụ thuộc vào một người thuê lao động; (ii) liệu người sử
dụng lao động có đơn phương quyết định các điều khoản của hợp đồng hay

71
không, bao gồm tiền lương, mà nó giao kết với một công nhân cung cấp lao
động cần thiết; (iii) liệu một người lao động tiếp cận thị trường bằng cách cung
cấp lao động thiết yếu để thực hiện doanh nghiệp của người sử dụng lao động;
(iv) liệu mối quan hệ pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động có
tính chất liên tục và độc quyền về cơ bản; (v) liệu có tồn tại một mức độ nhất
định của mối quan hệ giám sát/quản lý giữa người sử dụng lao động và người
lao động; và (vi) liệu thu nhập, chẳng hạn như tiền lương hoặc tiền công, mà
người lao động nhận được từ người sử dụng lao động đang xem xét cung cấp
lao động.
Lập luận của Hàn Quốc

Hàn Quốc lập luận rằng EU đã không chứng minh được tuyên bố của mình
rằng các điều khoản của TULRAA là không phù hợp với Điều 13.4.3, câu đầu
tiên. Liên quan đến TULRAA Điều 2 (1), Hàn Quốc lập luận rằng những người
lao động tự làm chủ không bị loại trừ khỏi danh mục 'người lao động', và một số
loại lao động tự kinh doanh đã được công nhận là 'người lao động.'
Tóm lại, Hàn Quốc lập luận rằng họ ‗hoàn toàn cam kết tôn trọng, thúc đẩy
và hiện thực hóa quyền tự do liên kết cho những người làm việc tự do (những
người tự làm chủ phụ thuộc) '. Để hỗ trợ cho tranh luận này, Hàn Quốc đã cung
cấp cho Hội đồng chuyên gia một cuộc thảo luận rất đầy đủ về các hành động
pháp lý và hành chính để đạt được tự do hiệp hội.
Hàn Quốc thông báo với Hội đồng chuyên gia rằng Tòa án Hành chính Seoul
của Hàn Quốc ‗cũng đã chấp nhận rằng trạng thái "người lao động" theo
TULRAA mở rộng cho các nhân viên giao hàng, những người sở hữu cá nhân
xe tải chở hàng nặng và đã ký hợp đồng vận chuyển với các công ty chuyển
phát.
Hàn Quốc tuyên bố rằng Chính phủ, dựa trên các án lệ đang phát triển về
'người lao động,' 'bắt đầu ban hành giấy chứng nhận thành lập công đoàn cho
người lao động tự do phụ thuộc. Ví dụ, Chính phủ đã cấp giấy chứng nhận
thành lập công đoàn cho Nhân viên giao hàng toàn quốc Union (năm 2017) và
COWAY CS Công đoàn (năm 2019)‘.
Hàn Quốc lập luận rằng "một số nước thành viên EU đang gặp phải khó
khăn tương tự" trong việc xác định phạm vi của pháp luật về việc làm. Hàn
Quốc đề cập đến Đạo luật Thỏa thuận tập thể của Đức, Điều 12a, mà lập luận
cho thấy rằng Đức 'áp dụng luật lao động của mình đối với một số người lao
động tự do những người sau khi xem xét toàn diện các yếu tố bao gồm sự phụ

72
thuộc kinh tế và cần có những biện pháp bảo vệ tương tự như những biện pháp
bảo vệ dành cho người lao động.
Đáp lại, EU lập luận rằng các trường hợp công nhận công đoàn cho những
người tự kinh doanh trong các đệ trình của Hàn Quốc là 'rất hạn hẹp' và lưu ý
rằng Tòa án Hành chính Seoul công nhận 'người giao thông vận tải' là 'người lao
động' theo TULRAA đã được kháng nghị lên Cấp cao Seoul Tòa án.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia:

Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng các nguyên tắc liên quan đến quyền cơ bản
tự do hiệp hội mở rộng phạm vi quyền bao gồm tất cả người lao động, không
phân biệt bất kỳ hình thức nào. 'Người lao động' được CFA cho biết bao gồm cả
nhân viên và lao động tự do. Liên quan đến việc tự kinh doanh, CFA chỉ ra rằng
ngay cả các thành viên của 'ngành nghề tự do' (luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư, v.v.)
nên được cấp quyền thành lập và tham gia các tổ chức của riêng họ lựa chọn
phù hợp với các nguyên tắc tự do liên kết.
Các quy định của TULRAA Điều 2 (1) rõ ràng là hạn chế hơn định nghĩa
này. Các định nghĩa TULRAA hình dung mối quan hệ nhị phân giữa 'người lao
động' như được định nghĩa và "người sử dụng lao động." Định nghĩa TULRAA
về "người sử dụng lao động" bao gồm: "chủ doanh nghiệp, một người chịu trách
nhiệm quản lý doanh nghiệp hoặc người thay mặt chủ sở hữu doanh nghiệp đối
với các vấn đề liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp '.
Các đặc điểm chính của định nghĩa TULRAA ‗người lao động‘ trong Điều 2
(1) là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động nói chung là
bắt buộc, và người ta mong đợi rằng mối quan hệ này đang tiếp tục và độc
quyền. Nhìn chung, các tiêu chí của Tòa án Tối cao thể hiện một hạn chế đáng
kể trong phạm vi định nghĩa ‗người lao động‘ của TULRAA: không phải tất cả
lao động tự do đều có thể đáp ứng định nghĩa như Hội đồng chuyên gia đã hiểu.
Hội đồng chuyên gia đã lưu ý cẩn thận các lập luận của Hàn Quốc rằng nước
này không đơn độc trong việc giải quyết vấn đề quyền công đoàn đối với lao
động tự do theo cách này. Đặc biệt, Hàn Quốc đề cập đến Đức là một ví dụ về
một Quốc gia Thành viên EU nơi người lao động tự kinh doanh có thể được tiếp
cận sang danh mục 'lao động tự do phụ thuộc' nếu họ đáp ứng các tiêu chí lập
pháp nhất định. Điều đó đã được mô tả trong các điều khoảns sau:
Theo quan điểm của Hội đồng chuyên gia, có hai điều cần lưu ý ở đây. Đầu
tiên, trong khi Hàn Quốc xác định pháp luật Đức tương tự như TULRAA về quy
trình, nội dung thực chất rất khác. Các tiêu chí về "lao động tự do phụ thuộc" ở

73
Đức rộng hơn ở Hàn Quốc, do những người kiếm được ít nhất 30% thu nhập
của họ từ một khách hàng duy nhất có thể đáp ứng được định nghĩa về nhà thầu
phụ thuộc. Không giống như TULRAA, mục đích đã nêu của luật này là cung
cấp quyền cho một số nhà thầu phụ thuộc và ngôn ngữ 'nhà thầu' và 'khách
hàng' được sử dụng xuyên suốt, do đó tránh phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ
của "người lao động" và "người sử dụng lao động" trong TULRAA.
Vấn đề thứ hai cần lưu ý là thực tế là một Quốc gia Thành viên EU lớn cũng
loại trừ một số lao động tự do không được tiếp cận đầy đủ quyền tự do hiệp hội.
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng định nghĩa TULRAA về 'người lao
động' trong Điều 2 (1) không phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền
cơ bản tự do hiệp hội, mà Hàn Quốc có nghĩa vụ pháp lý tôn trọng, thúc đẩy và
hiện thực hóa Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc. Các định nghĩa là quá hẹp
dựa trên mối quan hệ nhị phân cứng nhắc giữa một "người lao động" và một
"người sử dụng lao động" như được định nghĩa và do đó có tác dụng loại trừ
nhiều tầng lớp lao động tự do, bao gồm cả một số nhà thầu phụ thuộc, khỏi
được hưởng đầy đủ các nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội.
Việc Hàn Quốc duy trì Điều 2 (1) ở dạng hiện tại không ‗tôn trọng‘ các
nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội, vì cho phép loại trừ nhiều người
tự kinh doanh tiếp cận với các nguyên tắc và quyền tương quan gắn liền với tự
do hiệp hội. Việc duy trì Điều 2 (1) ở dạng hiện tại không đáp ứng được yêu cầu
của Hàn Quốc yêu cầu 'thúc đẩy' các nguyên tắc liên quan đến tự do liên kết, đòi
hỏi phải tạo ra một môi trường pháp lý trong đó quyền có thể phát triển cho tất
cả mọi người mà không cần sự phân biệt.
- 'Những người bị sa thải và thất nghiệp'

Phần này đề cập đến các nhóm khác được đề cập trong đoạn (1) của Yêu cầu
thành lập Hội đồng chuyên gia, những người bị sa thải hoặc thất nghiệp. Yêu
cầu thành lập Hội đồng chuyên gia tuyên bố rằng Điều 2 (1) của TULRAA
không phù hợp với câu đầu tiên của Điều 13.4.3:
(1) Điều 2 (1) của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc xác định 'người lao động'
là người sống trên tiền công, tiền lương hoặc các hình thức thu nhập tương
đương khác kiếm được khi theo đuổi bất kỳ loại công việc nào. Định nghĩa này,
theo giải thích của các tòa án Hàn Quốc, loại trừ một số hạng mục người lao
động tự do, chẳng hạn như tài xế xe chở hàng nặng, cũng như những người bị
sa thải và những người thất nghiệp thuộc phạm vi tự do hiệp hội.

74
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng các Bên bị ràng buộc về mặt pháp lý
bởi cam kết của họ tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa các nguyên tắc liên
quan đến quyền cơ bản đối với tự do hiệp hội như quy định tại Điều 13.4.3.
Phần này xem xét có hay không nghĩa vụ mở rộng cho những người bị sa thải
và/hoặc những người thất nghiệp. Hội đồng lưu ý tại ngay từ đầu rằng hai nhóm
này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau: một công nhân bị sa thải chưa kiếm
được việc làm mới cũng có thể bị thất nghiệp.
Lập luận của EU:

Các lập luận chung về những người bị sa thải và thất nghiệp được nêu trong
Phần A (1) của đệ trình của EU. EU chỉ ra thực tế rằng CFA đã tổ chức rằng:
Tiêu chí để xác định những người được bảo vệ bởi quyền tổ chức không dựa
trên sự tồn tại của một mối quan hệ việc làm. Người lao động không có việc làm
hợp đồng nên có quyền thành lập các tổ chức mà họ lựa chọn nếu họ muốn.
EU cũng đề cập đến nguyên tắc sau của CFA:

Một điều khoản tước quyền gia nhập công đoàn của những người lao động
bị sa thải là không phù hợp với các nguyên tắc tự do liên kết vì nó tước đi
những người liên quan tham gia tổ chức mà họ lựa chọn. Quy định như vậy dẫn
đến nguy cơ các hành vi chống phân biệt đối xử với công đoàn được thực hiện
đến mức sa thải các nhà hoạt động công đoàn sẽ ngăn cản họ tiếp tục các hoạt
động công đoàn của họ trong tổ chức.
Các đệ trình của EU liên quan đến quyền của người thất nghiệp đề cập đến
một quyết định của CFA về khiếu nại chống lại Hàn Quốc cho thấy rằng người
thất nghiệp nên được hưởng quyền tự do liên kết. EU khẳng định rằng Hàn
Quốc đã bị ILO thúc ép từ năm 1997 để sửa đổi khía cạnh này của TULRAA.
EU lưu ý rằng trên cơ sở đệ trình của chính Hàn Quốc trong vấn đề này, Hàn
Quốc chấp nhận rằng luật của nước này hiện không cho phép những người bị sa
thải và thất nghiệp hình thành và tham gia các công đoàn do họ lựa chọn theo
Điều 2 (1) của TULRAA, ngoại trừ liên quan đến các công đoàn phi doanh
nghiệp. EU lập luận rằng các nguyên tắc của ILO liên quan đến tự do hiệp hội
không cho phép sự khác biệt này giữa công đoàn doanh nghiệp và công đoàn
ngoài doanh nghiệp liên quan đến các nguyên tắc liên quan đến quyền cơ bản
của tự do hiệp hội.
Lập luận của Hàn Quốc

75
Hàn Quốc cung cấp một tài khoản chi tiết về các đảm bảo pháp lý của quyền tự
do hiệp hội trong Hiến pháp Hàn Quốc và một số đạo luật bao gồm TULRAA.
Hội đồng chuyên gia có đã tính đến tất cả các thông tin liên quan do Hàn Quốc
cung cấp.
Hàn Quốc lập luận rằng một quyết định của Tòa án Tối cao quy định rằng
định nghĩa 'người lao động' theo TULRAA bao gồm 'những người tạm thời thất
nghiệp hoặc đang tìm việc làm'. Sau quyết định đó, Hàn Quốc cho biết Chính
phủ đã chứng nhận đăng ký một số công đoàn phi doanh nghiệp bao gồm những
người thất nghiệp hoặc bị sa thải làm thành viên.
Liên quan đến các liên hiệp doanh nghiệp, Hàn Quốc tuyên bố rằng họ
đang 'thực hiện các bước tích cực, đồng thời liên quan đến quá trình xây dựng
sự đồng thuận với các đối tác xã hội, để đảm bảo rằng tư cách thành viên của
các công đoàn cấp doanh nghiệp là cởi mở cho những người thất nghiệp và
những người bị sa thải.
Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng các thành viên công đoàn bị sa thải vẫn có cơ hội
thách thức việc sa thải của họ nếu họ có thể cho thấy việc đó được thực hiện vì
lý do người lao động hoạt động hoặc là thành viên của công đoàn. Về mặt này,
Hàn Quốc cũng đề cập đến hình phạt hình sự áp dụng cho việc vi phạm quyền
tự do hiệp hội theo cách này. Điều 81 của TULRAA (‗Thực hành Lao động
Không Công bằng‘) đưa ra biện pháp xử lý sa thải vì lý do tư cách thành viên
hoặc hoạt động công đoàn, với 'các biện pháp trừng phạt hình sự đối với những
người sử dụng lao động coi thường quyền tự do hiệp hội'.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng người lao động bị sa thải và thất nghiệp
được ILO công nhận thuộc phạm vi 'tất cả người lao động không có sự phân biệt
nào', những người được cung cấp quyền tự do liên kết mà Hàn Quốc đã cam kết
tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa theo Điều 13.4.3 của Hiệp định.
Các đệ trình của Hàn Quốc dường như chấp nhận rằng những người bị sa
thải và thất nghiệp có quyền được hưởng các nguyên tắc liên quan đến tự do
hiệp hội.
Hội đồng không tin rằng các biện pháp bảo vệ chống lại việc sa thải với lý
do lao động không công bằng thực hành theo Điều 81 của TULRAA đưa ra các
biện pháp bảo vệ đầy đủ để đảm bảo rằng các thành viên công đoàn không bị sa
thải vì tư cách thành viên hoặc hoạt động công đoàn của họ. Sẽ rất khó chứng
minh lý do cho hành động của người sử dụng lao động trong những trường hợp

76
này, đặc biệt là khi thậm chí các hoạt động công đoàn hợp pháp tại nơi làm việc
có thể làm phát sinh các căn cứ khách quan để sa thải nếu không được bảo vệ
bởi quy chế.
Liên quan đến kế hoạch sửa đổi TULRAA, Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng
Hàn Quốc dường như đã chấp nhận rằng điều này là cần thiết để luật trong nước
phù hợp với các nghĩa vụ phải tuân theo Điều 13.4.3 đối với người thất nghiệp
và bị sa thải. Tuy nhiên, dự kiến sửa đổi dường như quá mơ hồ và không rõ ràng
về ý nghĩa để Hội đồng chuyên gia dựa vào. Các bên đã không thông báo cho
Hội đồng chuyên gia về bất kỳ thay đổi nào đối với TULRAA kể từ phiên điều
trần.
Quyết định của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng định nghĩa TULRAA về 'người lao
động' trong Điều 2 (1) không phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền
cơ bản tự do hiệp hội, mà Hàn Quốc có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và hiện
thực hóa Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị rằng Hàn Quốc đưa điều khoản TULRAA
phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội, để tất cả người lao
động, bao gồm cả lao động tự do, bị sa thải và thất nghiệp, được bao gồm trong
định nghĩa của TULRAA về 'người lao động' theo Điều 2 (1).
2.2 TULRAA Điều 2 (4) (d)

Đoạn thứ hai của Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia xác định biện pháp
được đề cập trong các thủ tục tố tụng này như sau:
Điều 2 khoản 4 (d) của TULRAA nêu rõ rằng một tổ chức sẽ không được
được coi là một tổ chức công đoàn trong trường hợp những người không thuộc
định nghĩa của 'người lao động' được phép tham gia tổ chức.
Tiêu chuẩn pháp lý mà Hội đồng chuyên gia sẽ xem xét khiếu nại này là câu
đầu tiên của Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc, trong đó các Bên cam kết tôn
trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa các nguyên tắc liên quan đến các quyền cơ bản,
bao gồm quyền tự do hiệp hội.
Điều 2 (4) của TULRAA đưa ra định nghĩa về công đoàn như sau:
Thuật ngữ 'công đoàn' có nghĩa là một tổ chức hoặc tổ chức liên kết của
những người lao động được hình thành một cách tự nguyện và tập thể dựa trên
sáng kiến của người lao động nhằm mục đích duy trì và cải thiện điều kiện làm
việc, hoặc cải thiện tình trạng kinh tế và xã hội của người lao động. Trong

77
trường hợp một tổ chức thuộc một trong các loại sau, tuy nhiên, tổ chức sẽ
không được coi là một tổ chức công đoàn.
[…]

Trường hợp những người không phải là người lao động được phép tham gia
tổ chức, với điều kiện là người bị sa thải sẽ không được coi là người không phải
là người lao động, cho đến khi quyết định xem xét được đưa ra bởi Ủy ban
Quan hệ Lao động Quốc gia khi anh/cô ấy đã thực hiện nộp đơn lên Ủy ban
Quan hệ Lao động để có các biện pháp khắc phục đối với các hành vi lao động
không công bằng…
Lập luận của EU:

Đệ trình của Liên minh Châu Âu về điều khoản cụ thể này rất ngắn gọn và
đã nêu ra vấn đề rằng các công đoàn gặp khó khăn trong việc đăng ký, nếu các
quy tắc nghiệp đoàn cho phép người lao động bị sa thải và thất nghiệp tham gia
công đoàn. Ví dụ, EU đề cập đến các nỗ lực đăng ký không thành công vào các
năm 2013, 2018 và 2019 của Công đoàn Giáo viên và Công nhân Giáo dục Hàn
Quốc.
Lập luận của Hàn Quốc:

Các đệ trình của Hàn Quốc về điều khoản cụ thể này cũng rất ngắn gọn. Hàn
Quốc lập luận rằng Chính phủ Hàn Quốc ‗đã cấp giấy chứng nhận báo cáo về
việc thành lập công đoàn, bao gồm các công đoàn gồm… những người thất
nghiệp hoặc bị sa thải, cho phép họ tự do tham gia các công đoàn không thuộc
cấp doanh nghiệp và tham gia vào hoạt động của công đoàn. Việc này xảy ra khi
một Tòa án Tối cao quyết định cho rằng ‗định nghĩa người lao động‘ có thể mở
rộng cho những người thất nghiệp tạm thời hoặc tìm kiếm công việc.
Do Hội đồng chuyên gia cho rằng các cam kết do Hàn Quốc tự nguyện thực
hiện theo FTA EU-Hàn Quốc có nghĩa là nước này có nghĩa vụ tôn trọng, thúc
đẩy và thực hiện các nguyên tắc tự do hiệp hội, có nghĩa là phải cho phép những
người lao động thất nghiệp và bị sa thải quyền tham gia và duy trì tư cách thành
viên công đoàn, theo đó công đoàn theo luật phải được phép để bao gồm các
loại thành viên này. Nếu không có sự thay đổi đối với Điều 2 (4) (d), các công
đoàn đang tìm cách đăng ký hoặc duy trì tư cách thành viên của những người
lao động tự kinh doanh, bị sa thải hoặc thất nghiệp sẽ không thể hoạt động theo
TULRAA. Theo quan điểm của Hội đồng chuyên gia, do đó, việc duy trì Điều 2

78
(4) (d) không phù hợp với nghĩa vụ của Hàn Quốc trong việc tôn trọng, thúc đẩy
và thực hiện nguyên tắc tự do hiệp hội.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia:

Uỷ ban tự do hiệp hội của ILO (CFA) đã xác định tính dễ bị tổn thương của
các công đoàn đối với việc hủy đăng ký trong trường hợp các quan chức hoặc
thành viên bị sa thải hoặc thất nghiệp là một nguy cơ nghiêm trọng đối với các
nguyên tắc liên quan quyền tự do hiệp hội. Quyền thách thức một sa thải được
coi là không công bằng thông qua Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia dường
như không có đảm bảo chống lại các hành động chống công đoàn của người sử
dụng lao động. CFA nêu nguyên tắc chung rằng:
Một điều khoản tước quyền gia nhập công đoàn của những người lao động
bị sa thải là không phù hợp với các nguyên tắc tự do liên kết vì tước đi quyền
của những người liên quan tham gia tổ chức mà họ lựa chọn. Quy định như vậy
dẫn đến nguy cơ các hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn được thực
hiện đến mức sa thải các nhà hoạt động công đoàn sẽ ngăn cản họ tiếp tục các
hoạt động công đoàn với tổ chức.
Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng tác động kết hợp hiện tại của Điều 2 (1) và
Điều khoản TULRAA 2 (4) (d) không chỉ là quyền tự do liên kết của các thành
viên công đoàn bị sa thải bị ảnh hưởng bởi TULRAA, mà còn của mọi thành
viên khác của công đoàn có nguy cơ bị mất chứng chỉ bằng cách cho phép
những người lao động đó trở thành và tiếp tục là thành viên.
Hội đồng chuyên gia ghi nhận đệ trình của Hàn Quốc rằng các công đoàn phi
doanh nghiệp có thể được chứng nhận nếu họ cho phép những người bị sa thải
và thất nghiệp tham gia, nhưng Hội đồng không tìm thấy bất kỳ cơ sở nào trong
các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội để phân biệt giữa công đoàn không
phải doanh nghiệp và công đoàn doanh nghiệp cho mục đích này. Nội dung đệ
trình của Hàn Quốc không nêu rằng các công đoàn doanh nghiệp đó không được
phép bao gồm người lao động bị sa thải hoặc thất nghiệp.
Quyết định của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng Điều 2.4(d) của TULRAA không phù
hợp với các nguyên tắc liên quan quyền tự do hiệp hội mà Hàn Quốc có nghĩa
vụ tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa theo Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn
Quốc.

79
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa điều khoản TULRAA phù
hợp với các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội, để định nghĩa về ‗công
đoàn‘ của Điều 2 (4) (d) mở rộng cho các công đoàn đó ở cả cấp doanh nghiệp
và phi doanh nghiệp, cho phép người bị sa thải, thất nghiệp và tự kinh doanh
được gia nhập và vẫn là thành viên.
2.3 TULRAA Điều 23 (1)

Đoạn thứ ba của Yêu cầu Hội đồng chuyên gia xác định là một biện pháp
đang được đề cập trong các thủ tục tố tụng này:
Điều 23 (1) của TULRAA quy định rằng các quan chức công đoàn chỉ có thể
được bầu từ giữa các thành viên của tổ chức công đoàn.
Điều 23 của TULRAA nêu rõ:

(1) Cán bộ công đoàn sẽ được bầu từ các thành viên công đoàn.

(2) Nhiệm kỳ của các cán bộ công đoàn sẽ do luật công đoàn xác định, và
sẽ không vượt quá ba năm.

Lập luận của EU:

EU đệ trình rằng Điều 23 (1) của TULRAA không phù hợp 'với quyền bầu
cử của các công đoàn đại diện của họ với đầy đủ quyền tự do, như được thể hiện
trong Điều 3 của Công ước 98. EU lập luận rằng CFA đã xem xét các vấn đề
phát sinh trong Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia từ năm 1995 và đã
nhiều lần tuyên bố rằng việc xác định các điều kiện tư cách thành viên công
đoàn hoặc văn phòng công đoàn là một vấn đề nên được để cho các luật lệ của
công đoàn quyết định. CFA thúc giục Hàn Quốc bãi bỏ Điều 23 (1).
Lập luận của Hàn Quốc:

Hàn Quốc lập luận rằng Điều 23 (1) không hạn chế quyền tự quyết của các
công đoàn, mà tuân thủ các nguyên tắc công đoàn tự quyết và dân chủ do thực
tế quan hệ công nghiệp ở Hàn Quốc nơi các công đoàn cấp doanh nghiệp đóng
một vai trò quan trọng.
Hàn Quốc lập luận rằng việc cho phép người lao động ngoài doanh nghiệp
được bầu làm quan chức của công đoàn doanh nghiệp nhất thiết phải tạo ra
những rủi ro nghiêm trọng mà công đoàn có thể được sử dụng không vì lợi ích
của người lao động nhưng để thúc đẩy lợi nhuận cá nhân hoặc động cơ chính trị.

80
Nói cách khác, đó sẽ là một nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự chủ
của công đoàn.
Quan điểm này được ủng hộ bởi sự đệ trình từ các doanh nghiệp Hàn Quốc,
được điều phối bởi Liên đoàn sử dụng lao động Hàn Quốc.
Hơn nữa, Hàn Quốc giải thích rằng:
Ngược lại với trường hợp của các nước thành viên EU, thương lượng tập thể
giữa lao động và quản lý ở Hàn Quốc thường xảy ra ở cấp doanh nghiệp. Điều
này có nghĩa rằng các quyết định về tiền lương, giờ làm việc và các điều kiện
việc làm khác thường được đưa ra thông qua thương lượng tập thể cấp doanh
nghiệp. Trong trường hợp các công đoàn cơ sở doanh nghiệp, lao động và quản
lý thường xuyên tiếp xúc với nhau tại nơi làm việc, đoàn viên tích cực tham gia
và có lợi ích cao trong các hoạt động công đoàn, và các cán bộ công đoàn
thường đóng vai trò hàng đầu trong việc khởi xướng thương lượng tập thể và
hành động công nghiệp.
Có những người không liên quan đến một doanh nghiệp thay mặt cho những
người lao động cụ thể tại doanh nghiệp đó có thể làm suy yếu quyền được
hưởng đầy đủ quyền tự do hiệp hội. Rủi ro này đặc biệt đối với các quốc gia,
chẳng hạn như Hàn Quốc, nơi các công đoàn cấp doanh nghiệp đóng vai trò
quan trọng trong mô hình xã hội. Do đó, EU đã sai khi cáo buộc rằng Hàn Quốc
không cam kết tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa quyền tự do hiệp hội. Trên
thực tế, luật của Hàn Quốc mà EU khiếu nại nhằm bảo vệ lợi ích của người lao
động của công đoàn cấp doanh nghiệp. Chúng chắc chắn không đi ngược lại
quyền tự do hiệp hội của những người lao động đó.
Hàn Quốc sau đó lập luận rằng trong các công đoàn phi doanh nghiệp, những
người thất nghiệp và bị sa thải có đủ điều kiện để trở thành cán bộ công đoàn.
Hàn Quốc tiếp tục tuyên bố rằng 'một số nước thành viên EU cũng có các yêu
cầu tương tự, hạn chế tiêu chuẩn đối với các vị trí cán bộ trong các công đoàn
cấp doanh nghiệp cho các nhân viên của doanh nghiệp cụ thể… ‘.
Cuối cùng, Hàn Quốc tuyên bố rằng Chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất ‗bãi
bỏ‘ Điều 23 (1) của TULRAA trong đợt thay đổi lập pháp năm 2019 và đề xuất
này sau đó đã bị hủy bỏ.
Để hiểu rõ hơn các lập luận của Hàn Quốc được nêu ở trên, Hội đồng chuyên
gia hỏi Hàn Quốc câu hỏi sau:
Một trong những lý do được Hàn Quốc đưa ra cho việc cấm những người
không phải là nhân viên giữ chức vụ tại công đoàn doanh nghiệp là những

81
người "bên ngoài" như vậy sẽ không có mối quan hệ cá nhân tồn tại giữa người
lao động và quản lý ở cấp doanh nghiệp (OS [62]). Để cho Hội đồng chuyên
gia hiểu được lập luận này, Hàn Quốc có thể thông báo cho Hội đồng chuyên
gia một cách rộng rãi về phạm vi quy mô của các doanh nghiệp đơn lẻ? Ví dụ,
sẽ rất hữu ích nếu biết quy mô bằng số nhân viên của mười doanh nghiệp lớn
nhất Hàn Quốc.
Câu trả lời của Hàn Quốc cho câu hỏi này như sau:

Lý do chính phủ Hàn Quốc hạn chế tư cách bầu cử đối với các thành viên
công đoàn không phải là nhân viên là vì mối quan hệ đối tác duy nhất trong các
công đoàn dựa trên doanh nghiệp, không phải vì họ không có quan hệ cá nhân
với tư cách là người ngoài.
Không giống như các nước châu Âu, Hàn Quốc có một nền văn hóa ăn sâu
các công đoàn dựa trên doanh nghiệp. Các thành viên của các công đoàn cấp
doanh nghiệp và ban quản lý có liên hệ hàng ngày, và công đoàn viên cam kết
và tích cực tham gia các hoạt động công đoàn.
Đặc biệt, cán bộ của các công đoàn cơ sở doanh nghiệp đóng vai trò
nòng cốt trong việc lãnh đạo thương lượng tập thể và hành động công nghiệp.
Trong bối cảnh này, bất cứ ai không phải là công nhân đương nhiệm và
không biết nhiều về việc doanh nghiệp có liên quan được bầu làm cán bộ công
đoàn có khả năng làm suy yếu sự suôn sẻ quá trình thương lượng.
Trong các tình huống, Điều 23 của quy định sửa đổi đối với TULRAA
được thiết kế để cho phép các công đoàn tự do lựa chọn cán bộ công đoàn
thông qua luật của họ trong khi các công đoàn cơ sở doanh nghiệp đảm bảo
rằng các cán bộ công đoàn được bầu từ đoàn viên là người lao động đương
nhiệm.
Tư cách hợp lệ đối với cán bộ công đoàn sẽ được xác định thông qua các
điều luật của công đoàn, với điều kiện là các cán bộ của công đoàn được tổ
chức cho một doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh sẽ được bầu từ giữa các
đoàn viên là công nhân đương nhiệm của doanh nghiệp hoặc nơi kinh doanh.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng câu trả lời ở trên cho câu hỏi của Hội đồng
chuyên gia nói rằng các sửa đổi đề xuất đối với TULRAA vào tháng 10 năm
2020 không mở rộng quyền bầu bất kỳ người nào vào một văn phòng công đoàn
trong một công đoàn doanh nghiệp. Liên quan đến các lập luận của Hàn Quốc

82
về công đoàn cấp độ doanh nghiệp, Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng, về mặt
logic, các tệ nạn bị cáo buộc được xác định trong 'các bên thứ ba' ứng cử trong
các công đoàn doanh nghiệp có thể được áp dụng như nhau trong trường hợp
không phải là các công đoàn doanh nghiệp. Sự hiểu biết của Hội đồng chuyên
gia về quyền bầu chọn các quan chức công đoàn một cách hoàn toàn tự do,
quyền và nguyên tắc tương quan liên quan đến tự do hiệp hội, có nghĩa là đó là
vấn đề để các công đoàn viên xác định người mà họ muốn lãnh đạo công đoàn
của mình.
Hội đồng chuyên gia cũng lưu ý rằng EU bác bỏ các lập luận của Hàn Quốc
liên quan đến luật công đoàn của Pháp. Như đã nêu trước đó trong quyết định
này, quyền tài phán của Hội đồng chuyên gia không mở rộng đến các luật của
các nước thành viên của EU.
Nhiệm vụ của Hội đồng chuyên gia là xác định xem Hàn Quốc có đáp ứng
các nghĩa vụ mà họ có hay không được thực hiện trong Điều 13.4.3 liên quan
đến cam kết tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa các nguyên tắc liên quan đến
tự do hiệp hội.
CFA xác định như một "nguyên tắc chung" liên quan đến quyền tự do liên
kết như sau:
Quyền tự do hiệp hội ngụ ý quyền của người lao động và người sử dụng lao
động được bầu chọn đại diện hoàn toàn tự do.
Hơn nữa, CFA tuyên bố:

Quyền của các tổ chức của người lao động được tự do bầu chọn đại diện
của họ là một điều kiện không thể thiếu để họ có thể hành động hoàn toàn tự do
và thúc đẩy một cách hiệu quả lợi ích của các thành viên. Để quyền này được
thừa nhận đầy đủ, điều cần thiết là các cơ quan công quyền hạn chế bất kỳ sự
can thiệp nào có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền này, cho dù đó là
trong việc xác định các điều kiện tư cách của các nhà lãnh đạo hoặc trong hành
vi của chính các cuộc bầu cử.
CFA tuyên bố rõ ràng rằng một yêu cầu rằng các quan chức công đoàn làm
việc trong doanh nghiệp của công đoàn doanh nghiệp trái với tự do hiệp hội.
CFA lưu ý rằng một mối nguy hiểm vốn có trong luật hiện hành của Hàn Quốc
là việc sa thải một quan chức công đoàn của một công đoàn doanh nghiệp có
nghĩa là vai trò công đoàn của họ cũng kết thúc:
Cho rằng các tổ chức của người lao động có quyền bầu người đại diện của
họ một cách hoàn toàn tự do, việc bãi nhiệm lãnh đạo công đoàn, hoặc đơn

83
giản là việc một lãnh đạo công đoàn rời khỏi công việc mà anh ấy hoặc cô ấy
đang thực hiện theo một cam kết nhất định, không được ảnh hưởng đến địa vị
hoặc chức năng của công đoàn trừ khi được quy định khác bởi quy chế công
đoàn.
Quyết định của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng Điều 23 (1) của TULRAA không phù
hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội, mà Hàn Quốc có
nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa bằng Điều 13.4.3 của FTA EU-
Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa TULRAA tuân thủ các
nguyên tắc của tự do hiệp hội bằng cách loại bỏ yêu cầu trong Điều 23 (1) của
TULRAA rằng quan chức công đoàn phải được lựa chọn trong số các thành
viên của công đoàn, đảm bảo rằng các thành viên của các công đoàn doanh
nghiệp và phi doanh nghiệp có thể bầu chọn các quan chức một cách đầy đủ tự
do theo yêu cầu của Điều 13.4.3.
a. TULRAA Điều 12 (1) - (3), liên quan đến Điều 2 (4) và Điều 10

Đoạn thứ tư của Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia nêu:
Điều 12 khoản 1 đến 3 của Đạo luật Công đoàn Hàn Quốc, liên quan đến
Điều 2 (4) và Điều 10, quy định về thủ tục chứng nhận tùy ý cho thành lập tổ
chức công đoàn.
Như đã trình bày ở trên, tiêu chuẩn pháp lý mà Hội đồng chuyên gia sẽ
xem xét khiếu nại này là câu đầu tiên của Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc,
trong đó các Bên cam kết tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa, trong luật pháp
và thực tiễn của họ, các nguyên tắc liên quan đến các quyền cơ bản, bao gồm
quyền tự do hiệp hội.
Đoạn 1 đến đoạn 3 của Điều 12 của TULRAA quy định:
(1) Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động, Thị trưởng Thành phố Đặc biệt,
Thị trưởng Thành phố Đô thị, Thống đốc các tỉnh tự quản hoặc người
đứng đầu Sis/Guns/Gus (sau đây được gọi là “cơ quan hành chính”) sẽ
cấp giấy chứng nhận trong vòng ba ngày sau nhận báo cáo về việc thành
lập theo khoản (1) của Điều 10, trừ các trường hợp quy định tại đoạn (2)
và (3).

84
(2) Trong trường hợp cần bổ sung báo cáo hoặc các điều luật do thiếu
sót hoặc các lý do khác, các cơ quan hành chính sẽ yêu cầu bổ sung bằng
cách chỉ định thời hạn đệ trình lên đến hai mươi ngày theo quy định của
Nghị định Phủ Tổng thống. Sau khi nhận được báo cáo bổ sung hoặc các
quy định của pháp luật, một giấy chứng nhận sẽ được cấp trong vòng ba
ngày.

(3) Các cơ quan hành chính sẽ trả lại báo cáo đã nộp trong trường hợp
công đoàn làm báo cáo thuộc bất kỳ điểm nào sau đây:

1. Trường hợp công đoàn thuộc các loại của từng điểm 4 của Điều 2;

2. Trường hợp bổ sung không được gửi trong thời hạn đã chỉ định mặc dù
yêu cầu bổ sung một báo cáo phù hợp với quy định tại khoản 2.

Điều 2 (4) của TULRAA lần lượt quy định:


Thuật ngữ “công đoàn” có nghĩa là một tổ chức hoặc một tổ chức liên
kết của người lao động được hình thành theo cách thức tự nguyện và tập
thể dựa trên sáng kiến của người lao động nhằm mục đích duy trì và cải
thiện điều kiện làm việc, hoặc cải thiện nền kinh tế và địa vị xã hội của
người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp tổ chức thuộc một trong các
trường hợp sau, tổ chức sẽ không được coi là một tổ chức công đoàn.

A. Trường hợp người sử dụng lao động hoặc những người khác luôn
hành động vì lợi ích của người sử dụng lao động được phép tham gia tổ
chức;

B. Trường hợp phần lớn chi phí do người sử dụng lao động hỗ trợ;

C. Trường hợp các hoạt động của một tổ chức hướng đến lợi ích chung,
văn hóa đạo đức và các cam kết phúc lợi khác;

D. Trường hợp những người không phải là người lao động được phép
tham gia tổ chức, với điều kiện là người bị sa thải sẽ không được coi là
người không phải là người lao động, cho đến khi quyết định xem xét được
đưa ra bởi Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia khi anh/cô ấy đã đệ đơn
lên Ủy ban Quan hệ Lao động để có biện pháp khắc phục đối với các
hành vi lao động không công bằng.

E. Trường hợp mà các mục tiêu của tổ chức chủ yếu hướng vào các
phong trào chính trị.

85
Điều 10 của TULRAA cũng quy định:

(1) Một người có ý định thành lập công đoàn phải chuẩn bị một báo cáo
bao gồm các vấn đề được mô tả trong các tiểu đoạn sau, được đính kèm
bởi các điều luật theo Điều 11 và trình Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao
động trong trường hợp công đoàn lấy hình thức của một tổ chức liên kết
hoặc một công đoàn đơn vị kéo dài không ít hơn hai các khu vực giữa
Thành phố đặc biệt, Thành phố đô thị, Tỉnh tự quản đặc biệt; đến Thị
trưởng Thành phố Đặc biệt, Thị trưởng Thành phố Đô thị và Thống đốc
tỉnh trong các trường hợp công đoàn đơn vị mở rộng không dưới hai lĩnh
vực giữa các Sis/Guns/Gus (đề cập đến Gus tự trị); và đến các Thị trưởng
Thành phố Tự quản Đặc biệt, Các Thống đốc các tỉnh tự quản và người
đứng đầu Sis/Guns/Gus (đề cập đến những người đứng đầu cơ quan tự trị
Gus; sau đây, điều tương tự sẽ được áp dụng tại Điều 12 (1) trong các
trường hợp của bất kỳ tổ chức công đoàn nào khác:

1. Tên tổ chức công đoàn;

2. Vị trí của văn phòng chính/trụ sở chính;

3. Số lượng đoàn viên;

4. Tên, địa chỉ của cán bộ công đoàn;

5. Tên của tổ chức liên kết mà tổ chức đó trực thuộc;

6. Trường hợp tổ chức công đoàn dưới hình thức tổ chức liên kết thì tên
các tổ chức cấu thành, số lượng đoàn viên, địa chỉ của văn phòng/trụ sở
chính, tên và địa chỉ của các quan chức.

(2) Công đoàn là một tổ chức liên kết theo khoản (1) có nghĩa là một tổ
chức cấp công nghiệp gồm các công đoàn đơn vị trong cùng ngành và
một liên đoàn gồm các tổ chức cấp ngành hoặc công đoàn đơn vị cấp
ngành trong toàn quốc.

Lập luận của EU:

Liên minh châu Âu cho rằng khi kết hợp các điều khoản lại với nhau thể hiện
một hạn chế sự hình thành tự do của các tổ chức công đoàn do các cơ quan hành
chính được trao quyền xác nhận công đoàn thực hiện quyền tùy ý đối với việc
đăng ký đó. Về bản chất, EU lập luận rằng Điều 2 (4) của TULRAA

86
[…] Đưa ra năm cơ sở rộng, mơ hồ hoặc không chính xác để loại các tổ
chức công đoàn. Việc áp dụng các căn cứ không đủ tiêu chuẩn rộng rãi,
mơ hồ và không chính xác này bởi các cơ quan hành chính nhất thiết phải
yêu cầu họ thực hiện một lượng đáng kể quyết định khi kiểm tra yêu cầu
đăng ký do một công đoàn đệ trình.

Liên quan đến Điều 12 (2) và (3), EU cáo buộc ‗cơ quan hành chính có thẩm
quyền của Hàn Quốc trước đây đã trì hoãn hoặc từ chối chứng nhận của tổ chức
công đoàn.‘ EU lập luận:
Quyền hạn được cấp cho các cơ quan này để yêu cầu bổ sung báo cáo theo
yêu cầu của Điều 10 có tính chất tùy nghi, bởi vì nó có thể được thực hiện
không chỉ trong trường hợp thiếu sót, mà còn vì “các lý do khác”, không được
nêu rõ trong TULRAA.
EU cũng nêu rằng Điều 12 (3), cho phép các cơ quan hành chính từ chối
chứng nhận nếu công đoàn thuộc một trong các trường hợp của Điều 2 (4), bao
gồm cơ sở rằng ‗mục tiêu của tổ chức chủ yếu hướng vào các phong trào chính
trị‘. EU đề cập đến một số tuyên bố của CFA để ủng hộ lập luận của mình rằng
những các điều khoản dẫn đến việc không tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến
tự do hiệp hội.
EU cho rằng Điều 12 (2) và (3) cho phép các cơ quan hành chính từ chối
hoặc trì hoãn đăng ký trong đó báo cáo ban đầu cần được bổ sung ‗vì bất kỳ
thiếu sót hoặc lý do nào khác‘.
EU đệ trình rằng cuộc kiểm tra chi tiết và chuyên sâu này của các cơ
quan chức năng về các tài liệu do công đoàn nộp cho mục đích đăng ký ... cho
thấy rằng việc nộp các tài liệu như vậy không phải mang tính hình thức đơn
thuần. Các cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải mở một cuộc điều tra chính
thức về mức độ mà thành phần của công đoàn và các nội dung của văn bản
pháp luật tuân thủ hoặc không với bất kỳ quy tắc áp dụng nào khác. Trong khi
thực hiện nhiệm vụ này và khi quyết định rằng các tài liệu đã nộp phải được sửa
chữa hoặc bổ sung, TULRAA và Nghị định thực thi cho phép những cơ quan có
thẩm quyền tùy ý trì hoãn hoặc ngăn cản việc đăng ký.
EU lập luận rằng thực tế là việc xem xét hành chính và tư pháp đối với
các quyết định của cơ quan hành chính liên quan đến chứng nhận công đoàn
[…] Không đủ để loại bỏ sự mâu thuẫn với các nguyên tắc tự do hiệp hội.
Miễn là các điều khoản liên quan của TULRAA tiếp tục cho phép các cơ quan
hành chính xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu đăng ký và áp dụng các tiêu chí loại

87
các tổ chức công đoàn, bất kỳ đánh giá hành chính hoặc tư pháp nào cũng có
khả năng thừa nhận rằng các nhà chức trách đã hành động phù hợp với luật
pháp hiện hành.
Lập luận của Hàn Quốc

Hàn Quốc cho rằng EU đã không đưa ra trường hợp của mình liên quan đến
đoạn thứ tư của Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia và rằng ‗không cần ủy
quyền tùy ý để thiết lập một công đoàn‘.
Hàn Quốc lưu ý ngay từ đầu rằng ‗yêu cầu đăng ký tổ chức công đoàn không
trái với tự do hiệp hội‘. Hàn Quốc đề cập đến các tiêu chí CFA, lập luận rằng có
liên quan để Hội đồng chuyên gia xem xét liệu
(i) hệ thống cấp quyền công nhận chính thức thông qua đăng ký hợp
pháp;

(ii) chính phủ có toàn quyền trong việc cấp phép đăng ký công đoàn,
trong đó trường hợp hệ thống vi phạm các nguyên tắc tự do hiệp hội; và

(iii) hệ thống cho phép các tổ chức nộp đơn kháng cáo lên tòa án hành
chính quyết định về việc đăng ký của họ.

Hàn Quốc lập luận rằng hệ thống chứng nhận công đoàn của họ tuân thủ các
nguyên tắc tự do hiệp hội vì hệ thống đăng ký chứng nhận công đoàn có giới
hạn thời gian theo luật định đối với xử lý các yêu cầu, và nhiệm vụ của các cơ
quan hành chính là 'giới hạn trong việc xác minh liệu các tài liệu cần thiết đã
được gửi và liệu có cơ sở cho việc không đủ tiêu chuẩn. Những căn cứ này
‗không thuộc quyền quyết định‘ của cơ quan hành chính ‗nhưng được xác định
bởi Điều 2 (4) của TULRAA‘. Vai trò của cơ quan hành chính có thẩm quyền
‗bị giới hạn trong việc xác minh xem các tài liệu được yêu cầu đã được gửi và
quyền tự chủ của một công đoàn có được đảm bảo hay không.
Hàn Quốc tuyên bố rằng trên thực tế, các điểm của Điều 2 (4) ‗hiếm khi‘ dẫn
đến việc từ chối chứng nhận.
Hàn Quốc tranh luận thêm về cách hiểu của EU về ‗bất kỳ thiếu sót hoặc lý
do nào khác‘ trong Điều 12 (2).
Về vấn đề này, Hàn Quốc đề cập đến quyết định của Tòa án Hiến pháp Hàn
Quốc tuyên bố rằng các điều khoản của TULRAA không phải là vấn đề tùy ý,
mà là một yêu cầu, một khi đã đáp ứng, cơ quan hành chính phải chứng nhận
công đoàn.

88
Trả lời câu hỏi của Hội đồng chuyên gia liên quan đến sự chậm trễ kéo dài
một năm trong việc nhận được quyết định về chứng nhận của công đoàn bao
gồm các nhân viên bán bảo hiểm, Hàn Quốc cho biết:
Đối với nhân viên bán bảo hiểm, tuy nhiên, phải mất một lượng thời gian
đáng kể để xác minh tình trạng của các trường hợp cá nhân và cụ thể vì họ làm
việc theo nhiều loại hợp đồng khác nhau, cung cấp sức lao động theo những
cách khác nhau và có các đặc điểm của lao động tự do cũng như của người lao
động tại cùng một thời điểm.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia
Nhiệm vụ của Hội đồng chuyên gia là đánh giá các điều khoản được xác
định trong đoạn 4 của Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia trong tương quan
với tiêu chuẩn pháp lý trong Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc, mà Hội đồng
nhận thấy là yêu cầu các Bên tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc
liên quan đến tự do hiệp hội.
Trong trường hợp này, Hội đồng chuyên gia đã lưu ý đến quyết định của
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, theo đó kiểm tra xem Điều 12 (1) của TULRAA
có vi hiến hay không khi được xem xét theo Điều 21 (2) của Hiến pháp Hàn
Quốc. Hiến pháp Hàn Quốc quy định quyền tự do hiệp hội và Điều 21 (2) của
Hiến pháp quy định rằng ‗cấp phép hoặc kiểm duyệt ngôn luận và báo chí, và
cấp phép hội họp và hiệp hội sẽ không được công nhận'. Tòa án cho rằng "cấp
phép cho ... hiệp hội" đề cập đến hệ thống "sàng lọc trước", tương tự như "kiểm
duyệt trước" lời nói. Khi áp dụng Điều 12 (1) TULRAA, Tòa án nhận thấy rằng
hệ thống chứng nhận theo TULRAA không phải là một hình thức cấp phép, và
do đó không vi hiến theo Luật Hàn Quốc.
Các nguyên tắc của CFA về điểm này làm rõ tính nhất quán với các
nguyên tắc liên quan tự do hiệp hội mà các công đoàn có thể phải tuân theo một
số yêu cầu trước khi được đăng ký hoặc chứng nhận:
Tuy nhiên, các yêu cầu đó không được tương đương trong thực tế với ủy
quyền, hoặc để tạo thành một trở ngại cho việc thành lập một tổ chức mà trên
thực tế bị cấm hoàn toàn.
Các Bên lập luận khác nhau về ý nghĩa của quyết định của Tòa án Hiến
pháp đối với các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội do CFA liệt kê. Hàn
Quốc lập luận rằng thực tế là hệ thống chứng nhận TULRAA không được coi là
hệ thống cấp phép sàng lọc trước trong luật pháp Hàn Quốc có nghĩa là phải
tuân thủ các nguyên tắc liên quan quyền tự do hiệp hội. EU thì khác và cho rằng

89
quyết định của Tòa án Hiến pháp, và bản thân hệ thống chứng nhận TULRAA,
trên thực tế cho thấy một điều gì đó giống như một hệ thống ủy quyền trước đó
theo nghĩa được sử dụng bởi CFA. Liên minh châu Âu chỉ ra rằng kết luận của
Tòa án phát hiện rằng các cơ quan hành chính liên quan đến một 'đánh giá thực
chất' dựa trên các khái niệm phức tạp như tính độc lập, động cơ chính trị, v.v.,
vượt ra ngoài 'thủ tục' được phép như được nêu trong ILO.
Hội đồng chuyên gia đồng ý với Liên minh Châu Âu rằng ngôn ngữ ‗rộng
rãi, mơ hồ hoặc không chính xác được sử dụng trong các căn cứ để loại bỏ tư
cách một công đoàn trong quá trình đăng ký. Trong các phiên điều trần, Hàn
Quốc đã không đưa ra câu trả lời dứt khoát về cách thức điều khoản này thực sự
được áp dụng trong mối quan hệ với các tình huống áp dụng riêng lẻ.
Quyết định của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng EU đã không thể chứng minh các Điều
khoản 12 (1) (3) của TULRAA, trong mối liên hệ với Điều 2 (4) và Điều 10, là
trái với nghĩa vụ của Hàn Quốc theo Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng các Bên, bị ràng buộc bởi Điều 13.4.3 phải tôn
trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội trong
luật pháp và thực tiễn của họ, và khuyến nghị rằng Yêu cầu thành lập Hội đồng
chuyên gia (4) được chuyển đến các cơ quan tham vấn được thành lập theo Điều
13.12 của FTA EU-Hàn Quốc để tiếp tục tham vấn.
2.5 Câu cuối cùng của Điều 13.4.3

Câu cuối cùng của Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc nêu rõ:

Các Bên sẽ nỗ lực liên tục và bền vững hướng tới việc phê chuẩn các Công
ước cơ bản của ILO cũng như các Công ước khác được phân loại là ―cập nhật‖
bởi ILO.
Hiện có tám công ước cơ bản của ILO: Công ước Lao động Cưỡng bức, năm
1930 (số 29); Công ước Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức, năm 1948
(số 87); Công ước Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949 (Số 98);
Công ước Bình đẳng về thù lao, 1951 (số 100); Công ước Bãi bỏ Lao động
Cưỡng bức, 1957 (số 105); Công ước về Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề
nghiệp), 1958 (Số 111); Công ước Tuổi Tối thiểu, năm 1973 (số 138); Công
ước về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 (số 182). Do đó, Điều
13.4.3 yêu cầu các Bên phải ‗nỗ lực liên tục và bền vững hướng tới phê chuẩn

90
tám công ước này. Trong số tám công ước, Hàn Quốc vẫn chưa phê chuẩn bốn
(Số 29, 87, 98 và 105).
Lập luận của EU và Hàn Quốc:

EU lập luận rằng:

Nghĩa vụ thực hiện các nỗ lực liên tục và bền vững hướng tới việc phê chuẩn
các Công ước của ILO là một yếu tố quan trọng trong sự cân bằng giữa các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ FTA EU-Hàn Quốc. Như được nhắc lại trong
Tuyên bố năm 1998 của ILO, các Công ước này thể hiện và phát triển các
nguyên tắc và quyền cốt lõi mà tất cả các Thành viên ILO đã tán thành khi họ
tham gia ILO.
Hàn Quốc lập luận rằng thuật ngữ 'will' trong câu cuối cùng của Điều 13.4.3
nên được đối chiếu với ‗Shall‘ hoặc ‗must‘, và ‗giống với một tuyên bố về ý
định hơn là một nghĩa vụ‘. Hàn Quốc tiếp tục lập luận rằng ý nghĩa thông
thường của "will" được định nghĩa là "mong muốn và có tâm trí," muốn (thứ gì
đó); đôi khi ngụ ý ‗dự định, mục đích‘ hoặc ‗ước muốn, mong muốn; đôi khi
với hàm ý của ý định‘‘.
Mặt khác, EU cho rằng thuật ngữ 'will' không làm giảm mức độ ràng buộc
của cam kết theo câu cuối cùng của Điều 13.4.3. Liên minh Châu Âu tuyên bố
rằng hiệp ước của họ soạn thảo không phân biệt ‗will‘ và ‗shall‘, được sử dụng
thay thế cho nhau để thể hiện các điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý và do
đó, một sự lựa chọn chủ yếu 'phụ thuộc vào bối cảnh và nội dung của từng điều
khoản riêng lẻ '.
EU tranh luận là trong khi Hàn Quốc đã có một số nỗ lực để phê chuẩn bốn
công ước, Hàn Quốc đã không đạt được tiêu chuẩn "nỗ lực liên tục và bền
vững" cần thiết theo câu cuối cùng của Điều 13.4.3 của Hiệp định, bởi vì Hàn
Quốc đã không sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp có thể cho phép quốc gia
này đạt được mục tiêu.
EU thừa nhận rằng đây là điều khoản 'nỗ lực tốt nhất ' nhưng dù sao cũng áp
đặt một nghĩa vụ pháp lý cụ thể mà việc hành động hoặc việc không hành động
của một Bên có thể được đo lường theo FTA EU-Hàn Quốc.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia

(i) ‗will‘

91
Quan điểm của Hàn Quốc rằng từ ‗will‘ có nghĩa là, tương tự, ‗mong
muốn…‘ dùng để chỉ một nghĩa không được hỗ trợ bởi nghĩa thông thường của
thuật ngữ trong ngữ cảnh theo Điều 13.4.3 dựa trên đối tượng và mục đích của
Hiệp định. Ngược lại, Hội đồng chuyên gia nhận thấy thuật ngữ "will" thể hiện
một ý định và phần lớn không thể phân biệt được với "would" trong ngữ cảnh
của câu cuối cùng của Điều 13.4.3.
Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng, khi xây dựng các điều ước, đôi khi sử dụng
thuật ngữ 'will' như trái ngược với "shall" để chỉ mức độ nghĩa vụ pháp lý thấp
hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp không có bằng chứng cụ thể thể hiện sự nhất
trí của các Bên để chuyển tải ý nghĩa như vậy, Hội đồng chuyên gia nên xem
xét điều khoản phù hợp với các quy tắc chung về giải thích điều ước theo Điều
31 của Luật Điều ước. Theo quan điểm của Hội đồng chuyên gia, việc giải thích
điều khoản khiến Hội đồng chuyên gia kết luận rằng điều khoản (ngay cả với
thuật ngữ 'will') đưa ra cam kết của các Bên đối với thực hiện một cái gì đó cụ
thể; nghĩa là, thiết lập một nghĩa vụ pháp lý ràng buộc, như Hội đồng đã tìm
thấy liên quan đến câu đầu tiên của Điều 13.4.3.
(ii) ‗sẽ nỗ lực liên tục và bền vững hướng tới việc phê chuẩn‘

Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng cả hai Bên đồng ý rằng để thực hiện 'những
nỗ lực liên tục và bền vững' có nghĩa là nỗ lực 'bền bỉ'. Về phần mình, EU lập
luận thêm rằng nghĩa vụ phải thực hiện "nỗ lực liên tục và bền vững" có nghĩa
là nỗ lực được thực hiện "không bị gián đoạn".
Hội đồng chuyên gia đồng ý với EU rằng câu cuối cùng của Điều 13.4.3 tạo
ra một nghĩa vụ ràng buộc pháp lý và các Bên phải thực hiện những nỗ lực như
được yêu cầu bởi các điều khoản của câu.
Lập luận của Hàn Quốc rằng câu cuối cùng của Điều 13.4.3 có nghĩa là một
Bên được phép chỉ đơn giản là duy trì hiện trạng hoặc chỉ để thực hiện những
nỗ lực tối thiểu là khó có thể dung hòa với ý nghĩa thông thường của các điều
khoản. Theo ý kiến của Hội đồng chuyên gia, để 'tiếp tục và nỗ lực bền vững 'có
nghĩa là thực hiện các bước về phía trước: đứng yên, hoặc một cái gì đó tương
tự như vậy, không phải là được phản đối.
Hội đồng chuyên gia cũng không đọc câu cuối là áp đặt nghĩa vụ phải nỗ lực
‗Không bị gián đoạn‘.
Hội đồng chuyên gia không chấp nhận lập luận của EU do câu cuối cùng của
Điều 13.4.3 yêu cầu một Bên tìm hiểu và huy động tất cả các biện pháp sẵn có

92
theo cách tương tự và với cường độ tương tự vào mọi lúc để phê chuẩn các công
ước cơ bản của ILO.
Hội đồng xét thấy điều đáng chú ý là câu cuối cùng của Điều 13.4.3 không
đặt ra một mục tiêungày hoặc một cột mốc cụ thể cho quá trình phê chuẩn: điều
khoản chỉ nói rằng các bên phải thực hiện 'những nỗ lực liên tục và bền vững
hướng tới việc phê chuẩn'.
Quyết định của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng xét thấy rằng câu cuối cùng của Điều 13.4.3 đặt ra nghĩa vụ ràng
buộc pháp lý đối với các Bên thực hiện 'nỗ lực liên tục và bền vững hướng tới
việc phê chuẩn các Công ước cơ bản của ILO. Đây là nghĩa vụ của 'những nỗ
lực tốt nhất': tiêu chuẩn mà các Bên được đo lường cao hơn so với việc chỉ thực
hiện các bước tối thiểu hoặc không có bước nào cả, và thấp hơn là yêu cầu huy
động tất cả các biện pháp có sẵn mọi lúc.
Trong trường hợp không có mục tiêu rõ ràng hoặc ít nhất là bất kỳ sự hiểu
biết không chính thức nào về các mốc dự kiến hướng tới việc phê chuẩn, Hội
đồng chuyên gia xem xét câu cuối cùng của Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc
như áp đặt một nghĩa vụ đang thực hiện cho các Bên, tạo ra thời gian để các Bên
lựa chọn những cách cụ thể để thực hiện những nỗ lực liên tục và bền vững.
Điều này đòi hỏi Hội đồng chuyên gia phải xem xét lại toàn bộ quá trình nỗ lực
của một Bên đối với việc phê chuẩn được đề cập: một cái nhìn về một giai đoạn
cụ thể có thể không mang lại sự miêu tả chính xác về quá trình tổng thể hướng
tới sự phê chuẩn.
EU cho rằng nỗ lực của Hàn Quốc hướng tới việc phê chuẩn các công ước cơ
bản của ILO là không đầy đủ:
C87 Công ước Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức, năm 1948

C98 Công ước Quyền tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949

C 29 Công ước Lao động Cưỡng bức, năm 1930 và

C105 Công ước Bãi bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957.

Tám năm sau khi FTA EU-Hàn Quốc có hiệu lực, Hàn Quốc vẫn chưa phê
chuẩn bốn Công ước cơ bản nói trên. Hơn nữa, Hàn Quốc đã không nỗ lực
hướng tới việc phê chuẩn các Công ước cơ bản nói trên. Do đó, Hàn Quốc
dường như đã hành động không phù hợp với câu cuối cùng của Điều 13.4.3
FTA EU-Hàn Quốc.

93
Lập luận của EU và Hàn Quốc

Quan điểm của EU là trong khi Hàn Quốc đã có một số nỗ lực, nước này đã
không đạt được tiêu chuẩn về 'những nỗ lực liên tục và bền vững' được yêu cầu
bởi câu cuối cùng của Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc, bởi vì Hàn Quốc đã
không sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp có thể cho phép đạt được mục
tiêu.
Hàn Quốc đã cố gắng giải thích chi tiết những nỗ lực đã được thực hiện từ
năm 2011. Nước này báo cáo rằng 30 dự luật sửa đổi đã được lập bảng kể từ
năm 2011, khi FTA EU-Hàn Quốc bắt đầu, cũng như một loạt các hoạt động
khác bao gồm tham vấn với các đối tác xã hội và thực hiện các nghiên cứu có
liên quan.
Tuy nhiên, cả Hàn Quốc và EU dường như đồng ý rằng rất ít hoạt động, nếu
có, diễn ra trong giai đoạn 2011 đến 2017. Đồng thời, hai Bên dường như cũng
nhất trí rằng những nỗ lực hữu hình đã được thực hiện từ năm 2017.
Tuyên bố sau đây của EU tóm tắt bản chất của tuyên bố của EU về vấn đề này:
Do đó, ngay cả khi EU ghi nhận những nỗ lực của Hàn Quốc đối với việc
phê chuẩn bốn Công ước cơ bản nổi bật của ILO, đặc biệt kể từ năm 2017, vẫn
cho rằng những nỗ lực như vậy là không đủ để đạt được mục tiêu mong muốn
và đã thỏa thuận.
Phân tích của Hội đồng chuyên gia

Hội đồng chuyên gia đã ghi chú cẩn thận tất cả các tài liệu do Hàn Quốc
cung cấp để làm bằng chứng cho những nỗ lực của họ hướng tới việc phê chuẩn
các Công ước cốt lõi của ILO. Theo quan điểm của Hội đồng chuyên gia, Hàn
Quốc chắc chắn đã nỗ lực hướng tới việc phê chuẩn ít nhất kể từ năm 2017.
Theo Hàn Quốc, thông báo chính thức của Chính phủ Hàn Quốc rằng họ sẽ đệ
trình các dự luật để phê chuẩn các Công ước của ILO các số 87, 98 và 29 gửi tới
Quốc hội được đưa ra vào tháng 5 năm 2019, theo sau là thực tế đệ trình các dự
luật vào tháng 10 năm 2019.
Những gì đã xảy ra trong ba năm qua dường như cho thấy những nỗ lực hữu
hình, mặc dù chậm chạp, bởi Hàn Quốc liên quan đến việc phê chuẩn các Công
ước của ILO đang được đề cập.
Trong chừng mực mà câu cuối cùng của Điều 13.4.3 không đặt ra nghĩa vụ
về kết quả nhưng nỗ lực và gợi ý bản chất của nghĩa vụ đang thực hiện mà
không có ngày mục tiêu cụ thể hoặc lịch trình, Hội đồng chuyên gia cho rằng

94
những nỗ lực của Hàn Quốc trong ba năm qua đáp ứng các quy định pháp luật
ngưỡng của khoản dự phòng.
Hàn Quốc thừa nhận rằng Công ước 105 đang được đối xử riêng biệt, và
không được bao gồm trong gói các dự luật phê chuẩn còn tồn đọng trước Quốc
hội Hàn Quốc. Hàn Quốc đệ trình rằng một bản xem xét bổ sung về hệ thống
hình sự và quy trình xây dựng đồng thuận xã hội của Hàn Quốc cần thiết trước
khi Công ước được phê chuẩn. Hàn Quốc cũng đề cập đến các tài liệu nghiên
cứu phân tích các vấn đề về hệ thống hình sự trong nước. Hội đồng chuyên gia
ghi nhận một cách hợp lý quan điểm của Hàn Quốc. Tuy nhiên, những nỗ lực
liên quan đến Công ước 105 rõ ràng là tụt hậu so với những nỗ lực đối với ba
Công ước khác.
Hội đồng chuyên gia đã xem xét một cách hợp lý các lý do dẫn đến các cách
tiếp cận khác nhau đối với Công ước 105 theo giải thích của Hàn Quốc: đáng
chú ý nhất là những thay đổi trong hệ thống hình sự sẽ mất nhiều thời gian trong
nước thảo luận hơn với các nghiên cứu và chuẩn bị cơ sở hơn. Điều 13.4.3, câu
cuối cùng, quy định nghĩa vụ 'thực hiện các nỗ lực liên tục và bền vững' cho tất
cả các công ước. Như Hàn Quốc lập luận, đúng là thời gian của một quá trình
phê chuẩn không phải là yếu tố quyết định để thiết lập các nỗ lực tiếp tục và bền
vững hướng tới phê chuẩn được thực hiện theo câu cuối cùng của Điều 13.4.3,
nhưng chắc chắn là một yếu tố có liên quan. Hội đồng chuyên gia kỳ vọng rằng
quá trình phê chuẩn Công ước 105 sẽ hoàn thành một cách nhanh chóng.
Quyết định của Hội đồng chuyên gia

Nhìn chung, Hội đồng chuyên gia lưu ý đến thực tế là Hàn Quốc đã không
cam kết một khung thời gian cụ thể để phê chuẩn bốn Công ước ILO nổi bật.
Hội đồng chuyên gia cũng nhận thấy rằng những nỗ lực của Hàn Quốc chưa đạt
mức tối ưu và vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Hội đồng chuyên gia là nỗ lực kém tối ưu của
Hàn Quốc không nằm dưới tiêu chuẩn pháp lý được nêu trong câu cuối cùng
của Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
Có tính đến những nỗ lực của Hàn Quốc trong vấn đề này, đặc biệt là những
nỗ lực được thực hiện kể từ năm 2017 như được EU thừa nhận, Hội đồng
chuyên gia nhận thấy rằng Hàn Quốc đã không hành động trái với câu cuối cùng
của Điều 13.4.3 do không "nỗ lực liên tục và bền vững" đối với phê chuẩn các
Công ước ILO cơ bản.

95
III. Kết luận

Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên
gia của EU liên quan đến một số điều khoản của TULRAA dựa trên các vấn đề
phát sinh theo FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng định nghĩa TULRAA về 'người lao
động' trong Điều 2 (1) không phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền
cơ bản tự do hiệp hội mà Hàn Quốc có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực
hóa theo Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa điều khoản TULRAA
phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến tự do hiệp hội, để tất cả người lao
động, bao gồm cả lao động tự do, bị sa thải và thất nghiệp, được bao gồm trong
định nghĩa của TULRAA về 'người lao động' tại Điều 2 (1).
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng Điều 2 (4) (d) không phù hợp với
các nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội mà Hàn Quốc có nghĩa vụ
tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa theo Điều 13.4.3 của FTA EU-Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa điều khoản TULRAA
phù hợp với các nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội, do đó, định
nghĩa về 'người lao động' của Điều 2 (4) (d) mở rộng cho những công đoàn ở cả
cấp doanh nghiệp và phi doanh nghiệp cho phép những người bị sa thải, thất
nghiệp và lao động tự do tham gia và vẫn là thành viên.
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng Điều 23 (1) của TULRAA không
phù hợp với các nguyên tắc liên quan quyền tự do hiệp hội, mà Hàn Quốc có
nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa theo Điều 13.4.3 của FTA EU-
Hàn Quốc.
Hội đồng chuyên gia khuyến nghị Hàn Quốc đưa TULRAA phù hợp với
các nguyên tắc tự do của hiệp hội bằng cách loại bỏ yêu cầu trong Điều 23 (1)
của TULRAA rằng các cán bộ công đoàn phải được lựa chọn trong số các thành
viên của công đoàn, đảm bảo rằng các thành viên của các công đoàn doanh
nghiệp và phi doanh nghiệp có thể bầu chọn các quan chức một cách đầy đủ tự
do theo yêu cầu của Điều 13.4.3.
Hội đồng chuyên gia nhận thấy rằng EU đã không chứng minh được các
Điều khoản 12 (1) - (3) của TULRAA, có liên quan với Điều 2 (4) và Điều 10 là
trái với nghĩa vụ của Hàn Quốc theo Điều 13.4.3.

96
Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng các Bên, bị ràng buộc bởi Điều 13.4.3 để
thúc đẩy các nguyên tắc liên quan đến quyền tự do hiệp hội trong luật pháp và
thực tiễn của họ, và khuyến nghị rằng Yêu cầu thành lập Hội đồng chuyên gia
(4) được gửi đến các cơ quan tham vấn, được thành lập theo Điều 13.12 của
FTA EU-Hàn Quốc để tiếp tục sự tham vấn.
Có tính đến những nỗ lực của Hàn Quốc, đặc biệt là những nỗ lực được thực
hiện từ năm 2017 đã được thừa nhận của EU, Hội đồng chuyên gia nhận thấy
rằng Hàn Quốc đã không làm trái với câu cuối cùng của Điều 13.4.3 do không
"nỗ lực liên tục và bền vững" hướng tới việc phê chuẩn các Công ước cơ bản
của ILO.

97
CHƢƠNG 6: VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP UKRAINE LIÊN
QUAN VIỆC CẤM XUẤT KHẨU GỖ

I. Tóm tắt vụ việc

Từ ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ukraine đã áp dụng lệnh cấm vĩnh viễn việc
xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ xẻ của mười loài gỗ quý hiếm: keo, bạch
dương, anh đào, lê, óc chó, hạt dẻ, thủy tùng, anh đào ngọt, phong thông thường
và bách xù. Ngày 09/04/2015, Quốc hội Ukraine tiếp tục thông qua luật cấm
xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến (với mã HS 4 số 4403) trong thời hạn 10 năm.
Luật đã được Tổng thống Poroshenko ký vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 và có
hiệu lực ngay sau khi được ban hành chính thức. Gỗ thông và gỗ thông chưa
qua chế biến chỉ bị áp dụng lệnh cấm này lần lượt từ ngày 1 tháng 11 năm 2015
và ngày 1 tháng 1 năm 2017.
1. Các thông tin cơ bản
Bên khởi kiện: Liên minh Châu Âu (EU)
Bên bị kiện: Ukraine
Biện pháp bị kiện: một số biện pháp do Ukraine áp dụng đối với việc
xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Liên minh châu Âu. Cụ thể là lệnh cấm xuất
khẩu năm 2005 và năm 2015 của Ukraine mà EU cho rằng không phù hợp với
nghĩa vụ của Ukraine theo Điều 35 của Hiệp định liên kết giữa Liên minh châu
Âu và các quốc gia thành viên, và Ukraine (Hiệp định liên kết).
2. Diễn biến vụ việc giải quyết tranh chấp
Giai đoạn tham vấn:
- Ngày 15 tháng 1 năm 2019, EU gửi yêu cầu tham vấn tới Ukraine theo
Điều 305 Hiệp định liên kết liên quan đến một số biện pháp do Ukraine áp dụng
đối với việc xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Liên minh châu Âu.
- Ngày 7 tháng 2 năm 2019: hai Bên tiến hành tham vấn nhằm đạt giải
pháp đồng thuận chung, tuy nhiên tham vấn đã không giải quyết được tranh
chấp.
Giai đoạn thành lập hội đồng trọng tài:
- Ngày 20 tháng 6 năm 2019, Liên minh châu Âu đã yêu cầu thành lập
một hội đồng trọng tài theo Điều 306 Hiệp định liên kết với thủ tục và thành
phần quy định tại Điều 307 Hiệp định và Phụ lục XXIV về Quy tắc thủ tục giải
quyết tranh chấp Hiệp định.

98
- Ngày 28 tháng 1 năm 2020: hội đồng trọng tài được thành lập với thành
phần do các Bên thống nhất như sau:
Chủ tịch hội đồng trọng tài: Ông Christian Häberli
Thành viên: Ông Giorgio Sacerdoti và Ông Victor Muraviov
Điều khoản tham chiếu của hội đồng trọng tài
Các Bên thống nhất sử dụng điều khoản tham chiếu quy định tại Điều
306(3) Hiệp định liên kết, cụ thể như sau:
"để kiểm tra vấn đề được đề cập trong yêu cầu thành lập Hội đồng trọng tài,
phán quyết về tính tương thích của biện pháp được đề cập với quy định của
Hiệp định này được đề cập tại Điều 304 của Hiệp định này và đưa ra phán
quyết theo Điều 310 của Hiệp định này.”
Theo đó, EU yêu cầu hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết theo Điều 310
của Hiệp định liên kết rằng:
(i) các lệnh cấm xuất khẩu năm 2005 và năm 2015 không phù hợp với
nghĩa vụ của Ukraine theo Điều 35 của Hiệp định liên kết; và
(ii) do đó, Ukraine được yêu cầu thực hiện bất kỳ biện pháp cần
thiết nào để tuân thủ các nghĩa vụ đó.
Giai đoạn hội đồng trọng tài xem xét vụ việc:
- Ngày 29 tháng 1 năm 2020: các Bên đã họp với hội đồng trọng tài tại
Brussels để thống nhất các vấn đề về tổ chức. Quy trình làm việc và Thời gian
biểu cho thủ tục tố tụng đã được thông qua theo khoản 8 Phụ lục XXIV Hiệp
định liên kết.
- Ngày 4 tháng 2 năm 2020: EU và Ukraine đều ra thông báo về việc
thành lập hội đồng trọng tài, đồng thời ấn định thời hạn nộp đệ trình amicus
curiae là ngày 27 tháng 2 năm 2020.
- Ngày 20 tháng 2 năm 2020: Hội đồng trọng tài nhận được đệ trình
amicus curiae từ "Hiệp hội Ukraine của Câu lạc bộ Rome" (một tổ chức phi
chính phủ). Đây là đệ trình amicus curae duy nhất gửi tới hội đồng trọng tài.
- Ngày 17 tháng 2 năm 2020: Liên minh châu Âu gửi văn bản đệ trình.
- Ngày 11 tháng 3 năm 2020: Ukraine gửi văn bản đệ trình.
- Do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và các yêu cầu hạn chế đi lại,
thời gian biểu của tố tụng đã được điều chỉnh. Đồng thời, các phiên điều trần đã

99
phải tổ chức theo hình thức trực tuyến và không thể thực hiện công khai cho
công chúng tiếp cận. Cụ thể, hội đồng trọng tài đã tổ chức điều trần với các Bên
vào các ngày 22 và 23 tháng 9 năm 2020 (thông qua Webex).
- Ngày 13 tháng 11 năm 2020: hội đồng trọng tài đã ban hành báo cáo tạm
thời.
- Ngày 11 tháng 12 năm 2020: hội đồng trọng tài đã ban hành báo cáo
cuối cùng.

II. Phân tích vụ việc

LẬP LUẬN CỦA CÁC BÊN

1. Về sự phù hợp của các biện pháp cấm của Ukraine với các Điều 35,
36 và 290 Hiệp định liên kết

1.1. Lập luận của EU


1.1.1 Về sự phù hợp với quy định tại Điều 35 Hiệp định liên kết:
Điều 35 Hiệp định liên kết quy định cam kết về hạn chế đối với xuất khẩu,
nhập khẩu, theo đó EU và Ukraine không được áp dụng hoặc duy trì bất kỳ lệnh
cấm hoặc hạn chế nào hoặc bất kỳ biện pháp nào có tác động tương đương đối
với việc nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào của Bên kia, hoặc đối với việc xuất
khẩu hay bán hàng để xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào đến lãnh thổ của Bên kia,
trừ khi có quy định khác trong Hiệp định hoặc theo các quy định về hạn chế
định lượng quy định tại Điều XI của GATT 1994 và các chú thích diễn giải.
EU cho rằng cả hai lệnh cấm năm 2005 và 2015 đều không phù hợp với quy
định tại Điều 35 của Hiệp định liên kết về hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.2 Về sự phù hợp với quy định tại Điều 36 Hiệp định liên kết:
Điều 36 của Hiệp định liên kết quy định về những ngoại lệ chung trong
thương mại hàng hóa, theo đó không quy định nào của Hiệp định ngăn cản việc
các Bên thông qua hoặc thực thi các biện pháp phù hợp với Điều XX về ngoại lệ
chung và XXI về ngoại lệ an ninh của GATT 1994.
Đối với lệnh cấm xuất khẩu năm 2005: Ukraine không chứng minh được
biện pháp này được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe
thực vật như quy định về ngoại lệ chung tại Điều XX (b) của GATT 1994 và do
đó, biện pháp này không thể được biện minh theo Điều 36 Hiệp định liên kết.

100
Đối với lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm 2015: Lệnh cấm này này không
thể được biện minh theo Điều 36 của Hiệp định liên kết do Ukraine đã không
chứng minh lệnh cấm này là một phần trong chính sách bảo tồn và khai thác bền
vững rừng của nước mình, và nó góp phần vào mục tiêu bảo tồn đã được quy
định tại Điều XX (g) GATT 1994.
1.1.3 Về sự phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 290 thuộc Chương
13 (Thương mại và phát triển bền vững) của Hiệp định liên kết:
Điều 290 Hiệp định liên kết quy định về quyền điều chỉnh của các Bên
đối với các chính sách môi trường, lao động và phát triển bền vững, trong đó
khoản 1 quy định: ―Công nhận quyền của các Bên trong việc thiết lập và điều
chỉnh các mức độ chính sách và ưu tiên về bảo vệ môi trường, lao động và phát
triển bền vững của mình, phù hợp với các nguyên tắc liên quan được quốc tế
công nhận và với các hiệp định, và để thông qua hoặc sửa đổi pháp luật của
mình cho phù hợp, các Bên phải đảm bảo rằng pháp luật của mình quy định
mức độ cao về bảo vệ môi trường và lao động và sẽ cố gắng tiếp tục cải thiện
luật pháp đó.‖
EU cho rằng cả hai lệnh cấm của Ukraine đều không thể được biện minh
theo ngoại lệ tại Điều 290(1) của Hiệp định liên kết do "quyền điều chỉnh" quy
định tại điều khoản này phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của các
quy định khác của Hiệp định liên kết, bao gồm các ngoại lệ chính sách được đề
cập tại Điều 36 về ngoại lệ chung của Hiệp định. Lập luận này cũng áp dụng đối
với trường hợp Ukraine viện dẫn bất cứ điều khoản nào của Chương 13 về
thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định liên kết để làm cơ sở cho các
biện pháp cấm của mình.
Điều 25 Chương 1 (Đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường hàng hóa)
thuộc Mục IV (Thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại) của Hiệp
định liên kết quy định về mục tiêu của Hiệp định như sau: ―Các Bên sẽ từng
bước thiết lập một khu vực thương mại tự do trong thời kỳ chuyển tiếp tối đa là
10 năm kể từ kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, phù hợp với các quy định của
Hiệp định này và phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại 1994 (sau đây gọi là "GATT 1994").‖
Đối với quan điểm của Ukraine về việc EU viện dẫn Điều 35 Hiệp định
liên kết là không phù hợp trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Điều 25. EU
cho rằng cách hiểu này của Ukraine đi ngược lại tinh thần của Điều XXIV(8)(b)
GATT 1994 theo đó quy định khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm
gồm hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế

101
thương mại được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có
xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do (trừ các hạn chế được
phép theo quy định của WTO).
Hơn nữa, Điều 35 Hiệp định liên kết đã quy định rõ Điều XI GATT1994
được tích hợp và trở thành một phần không tách rời của Hiệp định liên kết.
1.1.5 Ngoài những nội dung nêu trên, EU cho rằng nghĩa vị chứng minh thuộc
về Ukraine nếu nước này cho rằng các lệnh cấm có thể được áp dụng dựa trên
các quy định tại Điều XX của GATT 1994 về các ngoại lệ chung.
1.2 Lập luận của Ukraine
Ukraine khẳng định các lệnh cấm của mình hoàn toàn phù hợp với quy
định tại các Điều 35, 36 và 290 của Hiệp định liên kết. Cụ thể:
- Ukraine cho rằng các biện pháp bị kiện của mình không vi phạm Điều
35 của Hiệp định liên kết. Liên minh châu Âu đã không thể chứng minh được
rằng họ chịu ảnh hưởng của "tác động" từ việc hạn chế xuất khẩu các sản phẩm
liên quan "tới lãnh thổ của Bên kia" (nghĩa là lãnh thổ của Liên minh châu Âu)
như quy định tại Điều 35.
- Kể cả trường hợp có thể viện dẫn Điều 35 của Hiệp định liên kết, hai
lệnh cấm 2005 và 2015 đều có thể lý giải theo Điều 36 Hiệp định liên kết. Lệnh
cấm 2005 có thể được biện minh bởi Điều XX(b) và lệnh cấm 2015 có thể được
biện minh bởi Điều XX(g) của GATT 1994.
- Ukraine cho rằng Điều 35 Hiệp định không thể áp dụng được trong bất
kỳ thủ tục tố tụng trọng tài nào cho đến khi kết thúc giai đoạn 10 năm chuyển
tiếp quy định tại Điều 25, nghĩa là đến cuối năm 2015 – thời điểm khu vực
thương mại tự do EU-Ukraine được hình thành đầy đủ.
- Các biện pháp cấm hoàn toàn thuộc về quyền được phép điều chỉnh mức độ
bảo vệ môi trường của Ukraine, như được công nhận tại Điều 290 Hiệp định
liên kết. Đồng thời, khi xem xét các biện pháp theo Điều 29 cần phải xem xét
cùng các Điều 294 và khoản 2 Điều 296 Chương 13 về Thương mại và Phát
triển bền vững của Hiệp định liên kết.
Điều 294 Hiệp định liên kết quy định về kinh doanh các sản phẩm lâm
nghiệp như sau:
“Để thúc đẩy quản lý bền vững tài nguyên rừng, các Bên cam kết hợp tác để cải
thiện việc thực thi pháp luật và quản trị bảo vệ rừng và thúc đẩy thương mại
lâm sản hợp pháp và bền vững.”

102
Điều 296 Hiệp định quy định duy trì mức độ bảo vệ, theo đó khoản 2 quy
định như sau:
“Một Bên không được làm suy yếu hoặc giảm bớt sự bảo vệ môi trường hoặc
lao động theo luật pháp của mình để khuyến khích thương mại hoặc đầu tư,
bằng cách từ bỏ hoặc vi phạm, hoặc đề nghị từ bỏ hoặc vi phạm luật pháp của
mình, các quy định hoặc tiêu chuẩn, theo cách ảnh hưởng đến thương mại hoặc
đầu tư giữa các Bên.”
2. Về thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài
2.1 Lập luận của Ukraine
Ukraine cho rằng hội đồng trọng tài được thành lập theo yêu cầu của phía
EU không có thẩm quyền xét xử vụ việc do tranh chấp giữa hai Bên liên quan
đến việc mua bán các sản phẩm gỗ. Vì vậy, tranh chấp phát sinh từ Chương 13
(Thương mại và phát triển bền vững) và phải được giải quyết theo các thủ tục
quy định tại Điều 300 và 301 của Hiệp định liên kết.
Điều 300 và 301 Hiệp định liên kết quy định về cơ chế tham vấn và giải
quyết tranh chấp giữa các Bên đối với các tranh chấp phát sinh từ Chương 13
(Thương mại và phát triển bền vững), trong đó khoản 7 Điều 300 quy định đối
với các vấn đề phát sinh từ chương này, các Bên sẽ chỉ sử dụng các thủ tục quy
định tại hai Điều 300 và 301 của Hiệp định. Trong trường hợp tham vấn không
giải quyết được tranh chấp phát sinh, các Bên có thể đưa vấn đề ra Nhóm
chuyên gia theo quy định tại Điều 301 để xem xét vấn đề và báo cáo lại các
Bên. Các Bên sẽ nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của Nhóm chuyên gia liên
quan đến việc thực hiện Chương Thương mại và phát triển bền vững. Việc thực
hiện các khuyến nghị của Nhóm chuyên gia sẽ do Tiểu ban Thương mại và Phát
triển bền vững giám sát.
Dựa vào các quy định trên, Ukraine khẳng định hội đồng trọng tài được
thành lập theo yêu cầu của EU không có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh
chấp giữa hai Bên. Hơn nữa, Hiệp định liên kết và các văn bản quy định về trình
tự thủ tục liên quan đến hiệp định không có quy định nào cấm một Bên có
quyền phản đối về thẩm quyền của hội đồng trọng tài vào bất kì thời điểm nào
của quá trình tố tụng.
2.2 Lập luận của EU
EU cho rằng thời điểm Ukraine phản đối thẩm quyền của hội đồng
trọng tài là không đúng, do nước này đã không phản đối thẩm quyền sớm và kịp
thời trong quá trình tố tụng. Theo quan điểm của EU, các phán quyết trước đây

103
của Cơ quan phúc thẩm WTO chỉ ra rõ ràng rằng các khiếu nại về "thiếu sót thủ
tục" phải được đưa ra theo nguyên tắc thiện chí và đúng quy trình. Ukraine đã
không đưa ra phản đối một cách kịp thời, do đó có thể coi là nước này đã từ bỏ
quyền được xem xét phản đối thẩm quyền của mình.
EU cho rằng việc Ukraine phản đối thẩm quyền của hội đồng trọng tài
là không có cơ sở. EU nhấn mạnh khiếu nại của mình dựa vào Điều 35, Mục IV
về Thương mại và các vấn đề có liên quan của Hiệp định liên kết. Do đó, Điều
304 (Phạm vi) Chương 14 (Giải quyết tranh chấp) sẽ được áp dụng. Điều 304
quy định như sau: ―Các quy định của Chương này được áp dụng đối với bất kỳ
tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều khoản của Mục
IV của Hiệp định này trừ khi có quy định khác.‖
Hơn nữa, EU cho rằng cả khoản 7 Điều 300 cũng như bất kỳ điều khoản
nào khác của Hiệp định liên kết đều không loại trừ các tranh chấp liên quan đến
việc giải thích và áp dụng Điều 35 khỏi phạm vi của Chương 14.
Đối với quy định tại khoản 7 Điều 300 về việc chỉ áp dụng các quy định
tại Điều 300 và 301 đối với các vấn đề phát sinh từ Chương 13, EU có ý kiến:
Việc Ukraine chỉ ra biện pháp của mình liên quan đến việc mua bán các sản
phẩm lâm nghiệp hoặc liên quan đến bảo vệ môi trường là chưa đủ để chứng
minh đây là một vấn đề phát sinh theo Chương 13 theo ý nghĩa của khoản 7
Điều 300.
EU cho rằng họ không đưa ra bất kỳ khiếu nại nào trên cơ sở bất kỳ điều
khoản nào của Chương 13, do đó khoản 7 Điều 300 không được áp dụng trong
trường hợp này.
Kể cả trường hợp tuyên bố của Ukraine về việc tranh chấp "chắc chắn
liên quan đến mua bán sản phẩm lâm nghiệp" là đúng, nội dung mà EU khiếu
nại và yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài lại liên quan đến khoản 3 Điều 306
Hiệp định liên kết. Vấn đề EU cần hội đồng trọng tài ra phán quyết là liệu các
lệnh cấm mà Ukraine áp dụng có vi phạm quy định của Điều 35 Hiệp định liên
kết hay không.
EU cũng cho rằng việc Ukraine phản đối thẩm quyền của hội đồng trọng
tài dựa trên giả định rằng tất cả các biện pháp liên quan đến mua bán sản phẩm
lâm nghiệp và nói chung hơn là tất cả các biện pháp liên quan đến việc bảo vệ
môi trường sẽ chỉ tuân thủ các nguyên tắc của Chương 13 mà không cần tuân
thủ các quy định khác của Hiệp định. Theo EU, các điều khoản của Chương 13
không nhằm thay thế các quy định của Mục IV mà nhằm thêm vào các quy định

104
của Mục IV bằng việc bổ sung nghĩa vụ của các Bên liên quan đến bảo vệ môi
trường. EU ủng hộ những nỗ lực của Ukraine trong việc bảo vệ rừng và hiểu
được những khó khăn mà nước này đối mặt.
Trong trường hợp này, các Bên không thống nhất được liệu hai lệnh cấm
của Ukraine có thể được xem là các biện pháp thích đáng để đạt được mục tiêu
bảo vệ rừng của Ukraine hay không. EU khẳng định việc Ukraine cho rằng các
biện pháp của mình không phải là các biện pháp cấm hay hạn chế không phù
hợp với quy định tại Điều 35 là không trung thực. Việc một biện pháp nhằm
mục tiêu bảo vệ một ngành công nghiệp trong nước được ngụy biện dưới vỏ bọc
của các biện pháp môi trường là không thể chấp nhận.
3. Tình huống khẩn cấp trong thƣơng mại quốc tế
3.1 Lập luận của Ukraine
Ukraine yêu cầu hội đồng trọng tài xem xét vụ việc theo ý nghĩa của Điều
XXI (b) của GATT 1994, theo đó quy định "các tình huống cụ thể, đặc biệt là
"tình trạng khẩn cấp trong quan hệ quốc tế" xuất phát từ tình hình thực tế căng
thẳng leo thang từ 2014 giữa Ukraine và Liên bang Nga. Ukraine cho biết tình
trạng khẩn cấp này đã khiến một phần lớn diện tích rừng của nước này bị phá
hủy.
3.2 Lập luận của EU
EU thừa nhận tình trạng khẩn cấp giữa Ukraine và Liên bang Nga. Tuy
nhiên, EU phản đối lập luận của Ukraine khi cho rằng tình trạng khẩn cấp này
có liên quan đến lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm 2015, và cho rằng hội đồng
trọng tài nên xem xét yếu tố này khi đánh giá bản tự bảo vệ của Ukraine.
LẬP LUẬN VÀ PHÁN QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI
1. Về thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài được thành lập theo
yêu cầu của EU
Thứ nhất, hội đồng trọng tài nhận thấy tại thời điểm thành lập hội đồng,
Ukraine đã chấp nhận thẩm quyền của hội đồng xem xét sự phù hợp của các
biện pháp hạn chế của nước này với Điều 35 Hiệp định liên kết.
Cụ thể:
- Tại công hàm ngày 20 tháng 6 năm 2019, EU đã yêu cầu thành lập một
hội đồng trọng tài theo Điều 306 của Hiệp định liên kết. Công hàm nêu rõ rằng
"yêu cầu này liên quan đến các biện pháp hạn chế do Ukraine áp dụng đối với
việc xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Liên minh châu Âu‖ và khẳng định:

105
―Biện pháp hạn chế xuất khẩu mà Ukraine áp dụng dường như không phù hợp
với quy định tại Điều 35 của Hiệp định liên kết, theo đó cấm các Bên đưa ra các
biện pháp hạn chế xuất khẩu và các biện pháp có tác động tương đương khác.‖
- Công hàm trên cũng nêu rõ thêm rằng các cuộc tham vấn giữa các Bên
liên quan đến các biện pháp bị kiện nhằm đạt được giải pháp giải pháp đồng
thuận thỏa đáng được tổ chức tại Kiev vào ngày 7 tháng 2 năm 2019 đã không
giải quyết được vấn đề. Do đó, EU yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài để xem
xét vấn đề, với điều khoản tham chiếu quy định tại khoản 3 Điều 306 Hiệp định
liên kết, và theo thủ tục thành phần của hội đồng trọng tài theo Điều 307 Hiệp
định và các quy định liên quan trong Quy tắc thủ tục giải quyết tranh chấp tại
Phụ lục XXIV của Hiệp định.
- Ukraine xác nhận nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài trong
Công hàm ngày 27 tháng 6 năm 2019.
- Trong Công hàm tiếp theo ngày 9/8/2019, EU đã xác nhận thỏa thuận
giữa các Bên đạt được theo khoản 2 Điều 307 của Hiệp định về thành phần của
hội đồng trọng tài và thông tin điều khoản tham chiếu tiêu chuẩn quy định tại
khoản 3 Điều 306 sẽ áp dụng cho hội đồng trọng tài sẽ vụ việc này.
- Ukraine có Công hàm ngày 20/8/2019 trả lời Công hàm ngày 9/8/2019
của EU, trong đó có nội dung: ―liên quan đến thủ tục trọng tài về các hạn chế
tạm thời do Ukraine áp dụng đối với việc xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang
Liên minh châu Âu, theo Phần 1 Chương 14 Mục IV của Hiệp định liên kết.‖
Cũng trong Công hàm này, Ukraine đã xác nhận việc đạt thỏa thuận với
EU về thành phần của hội đồng trọng tài và các vấn đề thủ tục liên quan khác
được nêu trong Công hàm ngày 9/8/2019 của EU, và cụ thể là các điều khoản
tham chiếu của hội đồng trọng tài sẽ là các điều khoản tham chiếu quy định tại
khoản 3 Điều 306 Hiệp định liên kết.
Thứ hai, các trọng tài viên nhận thấy lập trường của Ukraine không thay
đổi trong quá trình tố tụng trong các đệ trình khác nhau cho đến phiên điều
trần ngày 22-23/9/2020, khi nước này đưa ra sự phản đối về thẩm quyền của
hội đồng trọng tài. Cụ thể là trong đệ trình đầu tiên ngày 11 tháng 3 năm 2020,
Ukraine không phản đối chủ đề tranh chấp do EU đưa ra trọng tài, cũng như
thẩm quyền của hội đồng trọng tài này để phán quyết theo các điều khoản tham
chiếu đã được các Bên đồng ý và thủ tục quy định tại Mục 1 của Chương 14 của
Hiệp định (Điều 303 đến 310).
Thứ ba, xét về quy định thời điểm phản đối thẩm quyền của hội đồng

106
trọng tài. Hiệp định và Bản Thủ tục tố tụng trọng tài không có quy định cụ thể
về vấn đề này. Tuy nhiên, Quy tắc 18 của Bản Quy trình làm việc áp dụng cho
vụ việc này, được các Bên thông qua sau khi thống nhất với hội đồng trọng tài
đã quy định:
―Bất kỳ yêu cầu nào về một phán quyết sơ bộ (bao gồm các phán quyết
về các vấn đề thẩm quyền) sẽ được đệ trình vào thời điểm sớm nhất có thể, và
trong mọi trường hợp muộn nhất là trình bày trong văn bản đệ trình đầu tiên của
Một Bên. Nếu một Bên yêu cầu phán quyết sơ bộ như vậy, Bên kia sẽ gửi ý kiến
của mình trong thời hạn do hội đồng quy định. Các trường hợp ngoại lệ đối với
thủ tục này có thể được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt.‖
Như vậy, Quy tắc 18 đã chỉ rõ các phản đối đối với thẩm quyền của hội
đồng trọng tài phải được nêu ra ở giai đoạn sớm nhất có thể của quá trình tố
tụng, chứ không phải là thời điểm muộn như thời điểm Ukraine nêu phản đối
của mình.
Kết luận của hội đồng trọng tài:
- Từ thời điểm EU có công hàm ngày 20/6/2019 yêu cầu thành lập hội
đồng trọng tài, Ukraine không có ý kiến phản đối về vấn đề thẩm quyền của hội
đồng trọng tài. Ngược lại, nước này rõ ràng đã chấp nhận tham gia vào các thủ
tục tố tụng mà không có bất kỳ sự bảo lưu nào.
- Do đã liên tục chấp nhận tham gia vào quá trình tố tụng tranh chấp và
tham gia vào cả các vấn đề liên quan đến nội dung nên Ukraine đã ngầm từ bỏ
quyền phản đối thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài. Do đó, Hội đồng
Trọng tài kết luận rằng Ukraine không còn cơ hội phản đối về thẩm quyền xét
xử của hội đồng trọng tài tại phiên điều trần nữa.
- Quy tắc 18 của Bản Quy trình làm việc cũng cho thấy việc Ukraine
phản đối thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài đã không được thực hiện kịp
thời, do đó bị bác bỏ.
Tóm lại, hội đồng trọng tài kết luận rằng Ukraine đã chấp nhận việc
thành lập hội đồng trọng tài này là hợp lệ, phù hợp với quy định tại Phần 1 của
Chương 14 Mục IV của Hiệp định liên kết để kết luận về vấn đề do EU nêu ra,
cụ thể là sự tương thích của các biện pháp bị khiếu nại với Điều 35 của Hiệp
định. Do đó, hội đồng trọng tài kết luận rằng Ukraine đã không kip thời phản
đối thẩm quyền xét xử của của hội đồng trọng tài.

107
2. Khả năng áp dụng Điều 35 Hiệp định liên kết trong thời gian chuyển
tiếp 10 năm quy định tại Điều 25
Theo cách đọc và giải thích Hiệp định của Ukraine thì tất cả các điều
khoản gắn với cụm từ ―vào thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này‖ đều sẽ
không có hiệu lực cho đến cuối thời gian chuyển tiếp.
Trên thực tế, mục tiêu của Hiệp định liên kết nhằm thiết lập một khu vực
thương mại tự do toàn diện và sâu rộng vượt khỏi khuôn khổ GATT 1994 về tự
do hóa thương mại giữa các Bên. Theo như cách giải thích của Ukraine thì thời
điểm có hiệu lực của các nghĩa vụ tương tự như các nghĩa vụ sẵn có trong
GATT 1994 cũng lại bị hoãn lại cho tới hết thời gian chuyển tiếp.
Hội đồng trọng tài cho rằng cách giải thích của Ukraine có vẻ như trái với
nghĩa vụ quy định tại Điều 35 Hiệp định liên kết, theo đó không cho phép các
Bên thông qua và duy trì bất kỳ lệnh cấm và hạn chế xuất khẩu nào. Trong
trường hợp này, nếu cho rằng lệnh cấm là tạm thời và sẽ hết hiệu lực vào cuối
giai đoạn chuyển tiếp là không phù hợp.
Quy định tại Điều 35, theo đó: ―Điều XI Hiệp định GATT 1994 và các
ghi chú giải thích được đưa vào và trở thành một phần không thể tách rời của
Hiệp định này‖ đã củng cố kết luận này vì lệnh cấm các hạn chế xuất khẩu quy
định tại Điều XI:1 Hiệp định GATT 1994 là bắt buộc thực hiện (không tính đến
các ngoại lệ được liệt kê trong Điều XI:2 Hiệp định GATT 1994 mà Ukraine
không viện dẫn ở đây).
Từ đó, hội đồng trọng tài kết luận rằng, Điều 35 Hiệp định liên kết hoàn
toàn có thể áp dụng trong việc xác định liệu các biện pháp của Ukraine mà EU
phản đối có phù hợp với Hiệp định liên kết hay không.

3. Tình trạng khẩn cấp trong quan hệ quốc tế có ảnh hưởng tới
Ukraine

Hội đồng trọng tài có tính đến tình trạng khẩn cấp của Ukraine trong quá
trình xem xét vụ việc, vì bối cảnh thực tế ảnh hưởng đến tình hình rừng của
Ukraine có thể ảnh hưởng đến các chính sách bảo tồn của nước này.

4. Về sự phù hợp với quy định tại Điều 35 Hiệp định liên kết và mối
quan hệ giữa Điều 35 Hiệp định liên kết với Chương 13 (Thương mại và phát
triển bền vững)
Về sự phù hợp với quy định tại Điều 35 Hiệp định liên kết

108
Hội đồng trọng tài kết luận rằng Điều 35 Hiệp định liên kết và Điều XI: 1
của GATT 1994 áp đặt các nghĩa vụ giống nhau. Điều 32 Hiệp định yêu cầu
Điều 35 phải được giải thích theo cách ―phù hợp với bất kỳ cách giải thích liên
quan nào được thiết lập trong các phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp
của WTO. Nói cách khác, Điều 35 Hiệp định đã tích hợp bằng cách dẫn chiếu
Điều XI: 1 của GATT 1994. Điều 35 quy định nghĩa vụ loại bỏ các biện pháp
cấm xuất khẩu (và nhập khẩu), bất kể các biện pháp này là bắt buộc hay thực tế,
phân biệt đối xử hay không phân biệt đối xử, điều này giống với nghĩa vụ nêu
trong Điều XI: 1 của GATT 1994.
Hội đồng Trọng tài lưu ý rằng các Bên không thể tranh cãi rằng các lệnh
cấm xuất khẩu năm 2005 và 2015 là các lệnh cấm xuất khẩu bắt buộc được thiết
kế đặc biệt để cấm tất cả các hoạt động xuất khẩu hàng hóa liên quan. Hội đồng
Trọng tài nhắc lại rằng, theo quy định tại Điều 320 Hiệp định liên kết, Bên
khiếu nại không có nghĩa vụ phải chứng minh các tác động thực tế, và hội đồng
trọng tài không cần phải xem xét các bằng chứng về các tác động thương mại
thực tế của các biện pháp cấm năm 2005 và 2015 theo Điều 35 Hiệp định.
Từ đó, hội đồng trọng tài kết luận rằng các lệnh cấm xuất khẩu năm 2005
và 2015 không phù hợp với Điều 35 của Hiệp định liên kết. Kết luận này không
ảnh hưởng đến việc hội đồng trọng tài xem xét các khía cạnh liên quan đến
Chương 13 của Hiệp định và các lập luận tự bảo vệ của Ukraine theo Điều 36
của Hiệp định, trong đó bao gồm Điều XX của GATT 1994.
Mối quan hệ giữa Điều 35 Hiệp định liên kết với Chương 13 (Thương mại
và phát triển bền vững)
Hội đồng trọng tài nhận thấy Chương 13 Hiệp định liên kết cùng nằm
trong Mục IV (Thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại) giống như
Điều 35. Hội đồng trọng tài cũng lưu ý rằng khoản 1 Điều 289 về bối cảnh và
mục tiêu của Chương 13 nêu rõ việc các Bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy sự
phát triển của thương mại quốc tế, nhằm đóng góp vào mục tiêu phát triển bền
vững và đảm bảo rằng mục tiêu này được lồng ghép và phản ánh ở mọi cấp độ
của mối quan hệ thương mại của họ.
Theo quan điểm của hội đồng trọng tài, khoản 1 Điều 289 Hiệp định
chỉ ra rằng các quy định trong Chương 13 không nhằm thay thế các quy định
trong các chương khác tại Mục IV, trong đó bao gồm các nguyên tắc cụ thể
về xúc tiến thương mại quốc tế như tại Điều 35.
Hội đồng trọng tài kết luận rằng các quy định của Chương 13 không

109
phải là các ngoại lệ riêng biệt hay ngoại lệ đương nhiên cho phép các Bên
được áp dụng các biện pháp vi phạm các quy định khác của Hiệp định nói
chung và vi phạm quy định tại Điều 35 nói riêng. Hội đồng trọng tài cho rằng
các quy định tại Chương 13 đóng vai trò như ―trường hợp‖ liên quan để giải
thích các quy định khác tại Phần IV, trong đó cho phép các Bên đưa ra hoặc
duy trì các biện pháp trái với Điều 35, bao gồm cả các lí do về môi trường
dựa trên Điều 36 Hiệp định (vài Điều XX GATT 1994).
Kết luận
Hội đồng trọng tài kết luận rằng: (i) lệnh cấm xuất khẩu năm 2005 và
lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm 2015 không phù hợp với quy định tại
Điều 35 Hiệp định liên kết; (ii) các quy định của Chương 13 không thể
được việc dẫn để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp trái với quy
định tại Điều 35 Hiệp định; và (iii) các quy định tại Chương 13 có thể đóng
vai trò như đối với các trường hợp liên quan nhằm mục đích đánh giá xem
lệnh cấm xuất khẩu năm 2005 và lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm 2015
có phù hợp vớiquy định tại Điều 36 , đặc biệt là với quy định tại Điều XX
(b) và (g) của GATT 1994 được tích hợp vào Điều 36 Hiệp định.
5. Về sự phù hợp với quy định tại Điều 36 Hiệp định liên kết và Điều
XX(b) và Điều XX (g) GATT 1994
Điều XX(b) và Điều XX(g) về Các ngoại lệ chung của GATT 1994 quy
định như sau:
Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo
ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều
kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế,
không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ
bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật
hay thực vật;
g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các
biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong
nước;
Hội đồng trọng tài xem xét sự phù hợp của lệnh cấm 2005 với Điều
XX(b) và của lệnh cấm 2015 với Điều XX(g) GATT 1994 và ra kết luận:

110
Hội đồng trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu năm 2005 có thể biện
minh theo Điều XX GATT 1994, vốn được tích hợp vào Điều 36 Hiệp định
liên kết. Vì vậy, hội đồng trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu năm
2005 có thể được biện minh theo ngoại lệ quy định Điều 36 và do đó không vi
phạm Hiệp định liên kết.
Tuy nhiên, hội đồng trọng tài cho rằng các mục tiêu bảo tồn các loài cây
―quý hiếm‖ mà Ukraine viện dẫn để biện minh cho lệnh cấm xuất khẩu năm
2005 của họ có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn nếu tất cả mười loài
nằm trong lệnh cấm được liệt kê trong Sách đỏ của Ukraine.
Hội đồng Trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm
2015 của Ukraine đối với gỗ chưa chế biến là không phù hợp với Điều XX (g)
của GATT 1994, như đã được tích hợp vào Điều 36 của Hiệp đinh. Do đó,
Ban Trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu tạm thời năm 2015 vi phạm
Điều 35 của Hiệp định.
PHÁN QUYẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI:
Tóm lại, hội đồng trọng tài đã ra ba phán quyết và một khuyến nghị cụ
thể như sau:
Phán quyết:
Thứ nhất, hội đồng trọng tài có thẩm quyền theo Chương 14 của Hiệp
định để xem xét tranh chấp hiện tại và đưa ra phán quyết về khiếu nại của EU.
Thứ hai, hội đồng trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu năm 2005
của Ukraine không phù hợp với quy định không cho phép áp dụng cấm xuất
khẩu theo Điều 35 của Hiệp định. Tuy nhiên, biện pháp này của Ukraine lại có
thể được biện minh theo Điều XX (b) của GATT 1994, như được áp dụng cho
Hiệp định theo Điều 36 (Ngoại lệ chung) của Hiệp định, như một biện pháp
―cần thiết để bảo vệ… cuộc sống của thực vật‖, có tính đến cả các điều khoản
liên quan của Chương 13 của Hiệp định về thương mại và phát triển bền vững.
Do đó lệnh cấm xuất khẩu năm 2005 không vi phạm Điều 35 của Hiệp định
liên kết.
Thứ ba, hội đồng trọng tài kết luận rằng lệnh cấm xuất khẩu tạm thời
năm 2015 của Ukraine không phù hợp với với quy định không cho phép áp
dụng cấm xuất khẩu theo Điều 35 của Hiệp định và biện pháp này không thể
được biện minh theo Điều XX (g) của GATT 1994, như được áp dụng cho
Hiệp định theo Điều 36 (Ngoại lệ chung) của Hiệp định, bởi vì lệnh cấm xuất
khẩu đó không ―liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt,
111
nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng
trong nước‖.
Khuyến nghị
Từ các phán quyết của mình, hội đồng trọng tài đưa ra khuyến nghị rằng
Ukraine cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp cần thiết nào để tuân thủ một
cách thiện chí phán quyết của hội đồng trọng tài, theo quy định của Điều 311
(Tuân thủ phán quyết của hội đồng trọng tài) của Hiệp định liên kết. Cụ thể là
tuân thủ phán quyết thứ ba của hội đồng trọng tài kết luận về việc lệnh cấm
xuất khẩu tạm thời năm 2015 đã vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều 35
của Hiệp định, có tính đến tất cả các điều khoản liên quan của Hiệp định liên
kết, bao gồm cả những điều khoản của Chương 13 về ―Thương mại và phát
triển bền vững‖, cụ thể là Điều 293 của Hiệp định về ―Thương mại sản phẩm
lâm nghiệp‖, cam kết các Bên ―cải thiện việc thực thi và quản lý sản phẩm
lâm nghiệp và thúc đẩy thương mại sản phẩm lâm nghiệp hợp pháp và bền
vững.‖

III. Bình luận, đánh giá vụ việc

Vụ việc này cho thấy xu hướng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo
các hiệp định thương mại tự do thay cho cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vốn đang lâm vào khủng hoảng. Rõ ràng EU
có thể lựa chọn đưa vụ việc ra giải quyết tranh chấp tại WTO do: (i) cả EU và
Ukraine đều là thành viên của tổ chức này, (ii) các quy định được EU viện dẫn
để khiếu nại đều là các quy định đã có trong WTO. Tuy nhiên, việc EU đưa vụ
việc ra giải quyết theo cơ chế song phương cho thấy các cơ chế song phương và
khu vực đang dần trở thành giải pháp thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp
WTO hiện đang trở nên kém hiệu quả.
Cũng cần nói thêm rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà EU kiện một
đối tác thương mại của mình bằng cách lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp
theo FTA song phương mà không lựa chọn WTO. Trước đó, EU cũng đã yêu
cầu tham vấn với Hàn Quốc về việc nước này không tuân thủ các cam kết về lao
động theo FTA EU-Hàn Quốc. Tuy nhiên, hai trường hợp này không giống
nhau do khiếu nại của EU trong vụ việc với Hàn Quốc dựa vào các cam kết chỉ
có trong FTA song phương mà không có trong WTO, nói cách khác là EU
không có lựa chọn diễn đàn nào khác để khiếu nại về biện pháp của Hàn Quốc.
Vụ việc này, cùng với các vụ việc tranh chấp như vụ Trung Quốc –
Nguyên liệu thô, Trung Quốc – Đất hiếm trong WTO… là các ví dụ minh hoạ
112
sống động cho việc cân bằng hợp lý giữa các cân nhắc về thương mại và môi
trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Một thông tin đáng lưu ý nữa là ngày 20 tháng 01 năm 2022, tại diễn đàn
WTO, EU cũng đã yêu cầu tham vấn với Liên bang Nga về các biện pháp mà
nước này áp dụng mà EU nêu cáo buộc đã làm hạn chế xuất khẩu các sản phẩm
gỗ. Các biện pháp liên quan của Nga bao gồm: (i) chấm dứt hạn ngạch thuế
quan đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ; (ii) giảm số lượng cửa khẩu biên giới để
xuất khẩu các sản phẩm gỗ; (iii) tăng thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ;
và (iv) các hạn chế hoặc cấm xuất khẩu đối với một số sản phẩm gỗ nhất định
của Liên minh Kinh tế Á-Âu. Hiện vụ việc vẫn trong giai đoạn tham vấn, tuy
nhiên nếu tiếp tục đi đến các thủ tục tố tụng tiếp theo, chắc chắn vụ việc này sẽ
có những điểm tương đồng nhất định với vụ việc ―Các hạn chế do Ukraine áp
dụng đối với xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Liên minh châu Âu‖ mà chúng
ta đang xem xét.

113
CHƢƠNG 7: VỤ VIỆC DS 494- EU – PHƢƠNG PHÁP BỔ SUNG CHI
PHÍ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP
KHẨU TỪ NGA
I. Tóm tắt vụ việc

1. Các mốc thời gian quan trọng

Vào ngày 7 tháng 5 năm 2015, Liên bang Nga đã yêu cầu tham vấn với
Liên minh Châu Âu về các phương pháp "điều chỉnh chi phí" được Liên minh
Châu Âu sử dụng để tính toán biên độ phá giá trong các cuộc điều tra và rà soát
chống bán phá giá. Đây là yêu cầu tham vấn thứ hai của Liên bang Nga với Liên
minh châu Âu liên quan đến việc Liên minh châu Âu sử dụng các phương pháp
"điều chỉnh chi phí" để tính toán biên độ phá giá.
Liên bang Nga tuyên bố rằng các biện pháp này không phù hợp với:
- Điều 1, 2.1, 2.2, 2.2.1, 2.2.1.1, 2.2.2, 2.3, 2.4, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 5.8, 6.8,
9.2, 9.3, 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 17.6, 18.1 và 18.4, và Phụ lục II, của Hiệp
định Chống bán phá giá;
- Điều 10 và 32.1 của Thỏa thuận về các biện pháp tự vệ và trợ cấp;
- Điều I, VI:1, VI:2, VI:6 và X:3(a) của GATT 1994;
- Điều XVI:4 của Hiệp định WTO.
Ngày 29 tháng 5 năm 2015, Ukraine yêu cầu tham gia tham vấn. Hơn nữa,
Liên minh châu Âu đã thông báo với DSB rằng họ đã chấp nhận yêu cầu của
Ukraine tham gia tham vấn.
Ngày 7 tháng 11 năm 2016, Liên bang Nga yêu cầu thành lập Ban hội
thẩm. Tại cuộc họp ngày 23 tháng 11 năm 2016, DSB đã hoãn việc thành lập
ban hội thẩm.
Tại cuộc họp ngày 16 tháng 12 năm 2016, DSB đã thành lập Ban hội thẩm.
Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mexico, Na Uy, Ukraine, Hoa Kỳ và Việt Nam bảo lưu quyền
của bên thứ ba.
Theo thỏa thuận của các bên, ban hội thẩm được thành lập vào ngày 17
tháng 12 năm 2018. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, Chủ tịch ban hội thẩm đã
thông báo với DSB rằng do sự phức tạp về nội dung và thủ tục của tranh chấp
này, và theo lịch trình mà ban hội thẩm đã thông qua sau khi tham vấn với các
bên, ban hội thẩm dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho các bên vào tháng 6
năm 2020. Chủ tịch cũng thông báo với DSB rằng báo cáo sẽ được công khai

114
sau khi được gửi tới các Thành viên bằng cả ba ngôn ngữ chính thức, và ngày
lưu hành phụ thuộc vào việc hoàn thành bản dịch.
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2020, báo cáo của ban hội thẩm đã được chuyển
đến các Thành viên.
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2020, Liên minh châu Âu đã thông báo cho DSB
về quyết định kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm một số vấn đề về luật và diễn
giải pháp luật trong báo cáo của ban hội thẩm.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2020, Liên bang Nga đã thông báo cho DSB về
quyết định kháng cáo chéo.

2. Tóm tắt vụ việc


Tranh chấp này liên quan đến hai khía cạnh của thực tiễn chống bán phá
giá của Liên minh Châu Âu: (i) việc Ủy ban Châu Âu điều chỉnh chi phí đầu
vào (thường là khí đốt hoặc điện) mà các nhà sản xuất/xuất khẩu bị điều tra phải
chịu, bất cứ khi nào các chi phí này được coi là thấp hoặc bị ảnh hưởng một
cách giả tạo. bởi sự can thiệp của chính phủ; và (ii) các quyết định cụ thể do
Liên minh Châu Âu đưa ra trong hai đợt rà soát hết hạn: đợt rà soát hiệu lực thứ
ba của các biện pháp chống bán phá giá đối với amoni nitrat nhập khẩu từ Nga
(như được phản ánh trong Quy định 999/2014 của EU ngày 23 tháng 9 năm
2014) và đợt rà soát hết hạn về các biện pháp chống bán phá giá đối với nhập
khẩu ống và ống hàn từ Nga (như được phản ánh trong quy định của EU
2015/110 ngày 26 tháng 1 năm 2015).
Tuyên bố "như trên" của Nga liên quan đến tính nhất quán của Quy định
AD cơ bản của EU với Hiệp định Chống bán phá giá
Nga đưa ra ba khiếu nại liên quan đến các điều khoản của Quy định AD cơ
bản của EU: hai khiếu nại liên quan đến Điều 2(3) và một khiếu nại liên quan
đến Điều 2(5) của Quy định cơ bản.
Đoạn đầu tiên của Điều 2(3) của Quy định AD cơ bản mô tả hai phương
pháp thay thế để xác định giá trị thông thường (i) chi phí sản xuất tại nước xuất
xứ; và (ii) giá xuất khẩu, trong quá trình thương mại thông thường, sang một
nước thứ ba thích hợp. Nga tuyên bố rằng cụm từ ―với điều kiện là những mức
giá đó là đại diện‖ trong phần cuối cùng của tiểu đoạn đầu tiên của Điều 2(3)
đặt ra một yêu cầu, áp dụng cho cả hai phương pháp thay thế, rằng ―giá‖ phải là
―đại diện‖. Theo quan điểm của Nga, điều này làm cho tiểu đoạn đầu tiên của
Điều 2(3) của Quy định AD cơ bản mâu thuẫn với Điều 2.2 của Hiệp định

115
Chống bán phá giá. Ban hội thẩm không đồng ý với cách đọc của Nga rằng
Điều 2(3) chỉ yêu cầu giá ―đại diện‖ được sử dụng trong việc xây dựng giá trị
thông thường của sản phẩm tương tự.
Ban hội thẩm cũng không đồng ý với Nga rằng tiểu đoạn thứ hai của Điều
2(3) Quy định AD cơ bản đưa ra một tình tiết bổ sung, không được quy định bởi
Điều 2.2 của Hiệp định Chống bán phá giá, cho phép các cơ quan chức năng sử
dụng các phương pháp thay thế trong việc xác định giá trị bình thường (cụ thể là
―một tình huống thị trường cụ thể cho sản phẩm liên quan‖ tồn tại ―khi giá thấp
một cách giả tạo‖). Về khía cạnh khiếu nại của Nga, Ban Hội thẩm không đồng
ý rằng "tình hình thị trường cụ thể" theo nghĩa của Điều 2.2 của Hiệp định
Chống bán phá giá chỉ đề cập đến tình huống cụ thể được mô tả trong Chú thích
thứ hai của Điều VI:1 của GATT 1994 , I E. "một quốc gia có độc quyền
thương mại hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn và ở đó tất cả giá cả trong nước
đều do Nhà nước ấn định".
Cuối cùng, đối với khiếu nại của Nga liên quan đến Điều 2(5) của Quy
định AD cơ bản, Ban hội thẩm không đồng ý rằng phần cuối cùng của tiểu đoạn
thứ hai của Điều 2(5) ngăn cản Ủy ban Châu Âu (i) tính toán chi phí sản xuất
dựa trên về chi phí ―liên quan đến việc sản xuất‖ sản phẩm đang được xem xét
(Điều 2.2.1.1 của Hiệp định Chống bán phá giá), và từ (ii) xây dựng giá trị
thông thường dựa trên chi phí sản xuất sản phẩm tương tự tại ―nước xuất xứ‖
của sản phẩm bị xem xét (Điều 2 Hiệp định Chống bán phá giá). Cụ thể, Ban
hội thẩm cho rằng mặc dù đoạn thứ hai của Điều 2(5) không yêu cầu điều chỉnh
thông tin quốc gia bên ngoài để tính đến chi phí sản xuất tại quốc gia xuất xứ,
nhưng điều này không đủ để khiến điều khoản bị phản đối không nhất quán
―như vậy‖ với Điều 2.2.
Tuyên bố của Nga liên quan đến “Phương pháp điều chỉnh chi phí” của
Liên minh châu Âu
Nga cũng yêu cầu Ban hội thẩm nhận thấy rằng Liên minh Châu Âu nhìn
chung dựa vào một biện pháp bất thành văn dẫn đến:
Việc từ chối một số chi phí nhất định được phản ánh trong hồ sơ do nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đang điều tra lưu giữ khi các chi phí này được coi
là thấp một cách giả tạo hoặc bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính phủ.
Việc sử dụng các chi phí khác với chi phí liên quan đến sản xuất và bán
sản phẩm đang được xem xét phản ánh một cách hợp lý trong hồ sơ lưu giữ bởi
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đang bị điều tra.

116
Nga yêu cầu Ban hội thẩm thấy rằng biện pháp bất thành văn này không
phù hợp với câu đầu tiên của Điều 2.2.1.1 của Hiệp định ADA. Ngoài ra, Nga
tuyên bố rằng Phương pháp điều chỉnh chi phí không phù hợp với Điều 2.2 của
Hiệp định chống bán phá giá vì khi áp dụng Phương pháp điều chỉnh chi phí bị
cáo buộc, Ủy ban châu Âu đã sử dụng, để xây dựng giá trị thông thường, các chi
phí khác với ―chi phí sản xuất tại nước xuất xứ‖.
Ban hội thẩm cho rằng Nga đã chứng minh sự tồn tại của Phương pháp
này, cũng như ứng dụng chung và tiềm năng và lưu ý rằng Liên minh Châu Âu
không thể xác định bất kỳ trường hợp nào không áp dụng Phương pháp này.
Ban hội thẩm tiếp tục thấy rằng sự bất hợp lý bị cáo buộc của các chi phí không
cấu thành đưa ra cơ sở phù hợp hoặc đầy đủ để kết luận rằng hồ sơ của các công
ty bị điều tra không phản ánh hợp lý các chi phí liên quan đến việc sản xuất và
bán sản phẩm liên quan theo nghĩa của Điều 2.2.1.1. Ban Hội thẩm cũng tán
thành tuyên bố của Nga rằng Phương pháp điều chỉnh chi phí không phù hợp
với Điều 2.2 của Hiệp định Chống bán phá giá, bằng cách quy định việc sử
dụng thông tin về giá đầu vào ở nước ngoài mà không xác định liệu hoặc giải
thích xem thông tin đó có phù hợp để phản ánh hay không. đại diện cho chi phí
sản xuất tại nước xuất xứ.
Tuyên bố của Nga liên quan đến việc xem xét hết hiệu lực của các biện
pháp chống bán phá giá đối với ống và ống hàn
Ban Hội thẩm nhận thấy rằng Ủy ban Châu Âu đã hành động không phù
hợp với Điều 2.2.1.1 của Hiệp định Chống bán phá giá khi bác bỏ các chi phí
được phản ánh trong hồ sơ của một nhà sản xuất Nga theo cách không phù hợp
với điều kiện thứ hai trong câu đầu tiên của Điều 2.2. 1.1. Ban Hội thẩm cũng
nhận thấy rằng Ủy ban Châu Âu đã hành động không phù hợp với Điều 2.2.1
của Hiệp định Chống bán phá giá bởi vì, trong quá trình xác định quy trình
thương mại thông thường của mình theo điều khoản này, họ đã dựa vào các chi
phí được tính toán không phù hợp với Điều 2.2 .1.1 của Hiệp định Chống bán
phá giá. Cuối cùng, Ban hội thẩm nhận thấy rằng Ủy ban Châu Âu đã hành
động không phù hợp với Điều 11.3 của Hiệp định Chống bán phá giá (điều
khoản quy định việc xem xét lại thời hạn sử dụng), bằng cách đưa ra kết luận
rằng việc bán phá giá có khả năng tái diễn do chi phí sản xuất được tính toán
không phù hợp với Điều 2.2.1.1 và 2.2.1 của Hiệp định Chống bán phá giá.
Tuyên bố của Nga liên quan đến việc xem xét hết hiệu lực lần thứ ba của
các biện pháp chống bán phá giá đối với amoni nitrat

117
Trong lần xem xét hết hạn thứ ba đối với việc nhập khẩu amoni nitrat, Nga
đã đưa ra 21 yêu cầu phản đối khả năng tái diễn thiệt hại và quyết định bán phá
giá do Ủy ban Châu Âu đưa ra, cũng như việc tiến hành xem xét hết hạn. Ban
Hội thẩm không đồng ý với Nga rằng Liên minh Châu Âu đã vi phạm Điều 11.3
của Hiệp định Chống bán phá giá khi nhận thấy rằng có khả năng tái diễn bán
phá giá và thiệt hại nếu các biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực. Tuy
nhiên, Ban hội thẩm giữ nguyên một số yêu cầu thủ tục nhất định của Nga.
II. Phân tích vụ việc
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2020, báo cáo của ban hội thẩm trong trường
hợp EU — Phương pháp điều chỉnh chi phí II (Nga) đã được lưu hành. Vào
ngày 28 tháng 8 năm 2020, Liên minh Châu Âu đã kháng cáo báo cáo này
(―không có hiệu lực‖, vì không có Cơ quan phúc thẩm đang hoạt động), điều
này ngăn cản Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo và do đó khiến
báo cáo rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý cho đến thời điểm hiện tại.
Điều quan trọng là, trong số các vấn đề khác, Nga đã thách thức cái gọi là
―Phương pháp điều chỉnh chi phí‖ của Ủy ban châu Âu, theo đó Ủy ban châu
Âu (―Ủy ban‖), xét về sự tồn tại của các biện pháp của chính phủ được cho là
ảnh hưởng đến giá đầu vào trong nước ở quốc gia xuất khẩu, sẽ bỏ qua giá trong
nước. Thay vào đó, phương pháp này sẽ xây dựng giá trị thông thường bằng
cách thay thế giá đầu vào "bị bóp méo" bằng giá thị trường nước ngoài không bị
ảnh hưởng bởi sự bóp méo của chính phủ.
Do đó, như chúng ta thấy, Phương pháp điều chỉnh chi phí II của EU cũng
được áp dụng trong các trường hợp khác, chẳng hạn như vụ việc EU-Diesel sinh
học, Ukraina-Ammonium Nitrate và Australia-Các biện pháp chống bán phá giá
đối với Giấy A4 khi cần giải quyết vấn đề ―méo mó‖ giá đầu vào. Tuy nhiên,
trái ngược với những trường hợp đó, ban hội thẩm được yêu cầu phân tích tính
nhất quán của phương pháp ―như vậy‖ bất kể ứng dụng trong các quyết định cụ
thể. Theo đó, sự không nhất quán của WTO đối với phương pháp luận này có
nghĩa là EU sẽ bị ngăn cản trước việc áp dụng phương pháp này trong các quyết
định chống bán phá giá.
Như một vấn đề sơ bộ, ban hội thẩm đã đồng ý với Nga rằng phương pháp
luận như vậy cấu thành một ―biện pháp bất thành văn‖ (phân tích pháp lý này có
thể đáng được đăng riêng).

118
Về cơ bản, ban hội thẩm đã đi theo cùng lộ trình như đã thiết lập trong
thông lệ trước đó và nhận thấy Phương pháp điều chỉnh chi phí không nhất quán
với các điều khoản tương ứng của Hiệp định Chống bán phá giá ("ADA"):
- Điều 2.2.1.1, do Ủy ban không tính đến hồ sơ của các nhà xuất khẩu bị
điều tra để tính toán chi phí sản xuất, và
- Điều 2.2 do Ủy ban sử dụng thông tin về giá đầu vào ở nước ngoài mà
không giải thích làm thế nào thông tin đó phản ánh hoặc thể hiện đầy đủ ―chi
phí sản xuất ở nước xuất xứ‖.
Tuy nhiên, phán quyết này không làm sáng tỏ nhiều tính hợp pháp của việc
bác bỏ giá đầu vào bị bóp méo, ít nhất là không nhiều hơn so với các kết luận
trước đó cũng như kết quả của quá trình điều tra do cơ quan phúc thẩm đã thực
hiện. Mặc dù xác nhận cách giải thích pháp lý theo đó cách tiếp cận tái tạo lại
giá trị thông thường như vậy khó phù hợp với một số quy định pháp luật của
ADA, nhưng không thể đưa ra câu trả lời dứt khoát về việc liệu có nên thực
hiện việc từ chối giá đầu vào bị bóp méo hay không.
Tuy nhiên, ta cần lưu ý một số khía cạnh quan trọng sau trong phân tích
được ban hội thẩm đưa ra:
1. Kết luận của ban hội thẩm về sự không nhất quán với Điều 2.2.1.1 dựa
trên việc Ủy ban Châu Âu áp dụng sai cơ sở pháp lý để từ chối hồ sơ của các
nhà xuất khẩu bị điều tra. Trong các quyết định của mình, để bác bỏ các chi phí
―bóp méo‖, Ủy ban Châu Âu đã từng viện dẫn điều kiện thứ hai tại Điều 2(5)
của Quy định AD cơ bản của EU (tương tự như Điều 2.2.1.1) để xem xét hồ sơ,
tức là. với điều kiện là hồ sơ "phản ánh hợp lý các chi phí liên quan đến việc sản
xuất và bán sản phẩm đang được xem xét". Như trong các trường hợp trước, ban
hội thẩm không đồng ý rằng có một tiêu chuẩn về ―tính hợp lý‖ đối với các chi
phí cho phép cơ quan có thẩm quyền bỏ qua các hồ sơ và thuật ngữ ―hợp lý‖ đề
cập đến các hồ sơ về chi phí do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất lưu giữ, chi phí
cho mỗi lần nhập khẩu.
Khía cạnh gây tranh cãi là Điều 2.2.1.1. quy định rằng ―chi phí thường
được tính toán trên cơ sở hồ sơ‖. Như đã được công nhận trước đây trong vụ
Ukraine-Ammonium Nitrate, thuật ngữ ―bình thường‖ ngụ ý rằng hai điều kiện
rõ ràng trong Điều 2.2.1.1 không phải là trường hợp duy nhất mà cơ quan có
thẩm quyền có thể từ chối hồ sơ của các nhà xuất khẩu bị điều tra. Tuy nhiên,
không rõ những trường hợp nào khác đủ để từ chối hồ sơ và liệu giá đầu vào bị
bóp méo có thể rơi vào danh mục đó hay không. Lập luận của EU liên quan đến

119
khía cạnh này đã bị ban hội thẩm từ chối vì những lý do dẫn đến việc từ chối
các chi phí được ghi nhận trong các quyết định của Ủy ban rõ ràng dựa trên điều
kiện thứ hai trong Điều 2.2.1.1 chứ không phải dựa trên cách giải thích của
thuật ngữ "thông thường". Về vấn đề này, ban hội thẩm nhận thấy rằng lập luận
của EU là một sự suy diễn theo quan hệ nhân quả.
2. Liên quan đến Điều 2.2, ban hội thẩm tái khẳng định cách giải thích
pháp lý trong EU-Biodiesel và Ukraine-Ammonium Nitrate quy định rằng giá
trị thông thường được tái cấu trúc phải phản ánh chi phí sản xuất tại quốc gia
xuất xứ, nhưng đồng thời không phản ánh có nghĩa là các nguồn thông tin sẽ
được giới hạn ở các nguồn trong nước.
Do đó, ban hội thẩm đã không chỉ trích Ủy ban về việc không sử dụng giá
trong nước. Điều này cũng không xác định rằng giá đầu vào ở nước ngoài
không phản ánh chi phí sản xuất ở nước xuất xứ. Thay vào đó, họ đổ lỗi cho EU
vì đã không giải thích được liệu thông tin về giá đầu vào ở nước ngoài được
điều chỉnh có phản ánh chi phí sản xuất ở nước xuất xứ hay không và bằng cách
nào.
Có thể hình dung rằng những cách giải thích pháp lý này sẽ tạo cơ hội cho
các lập luận bảo vệ việc điều chỉnh chi phí đầu vào, nhưng theo phán quyết của
ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm về vấn đề này, những lập luận này sẽ đòi
hỏi sự sáng tạo pháp lý nhất định.
III. Bình luận, đánh giá nội dung
Nếu không phải do EU khiếu nại, thì phát hiện của ban hội thẩm sẽ có ý
nghĩa quan trọng đối với các cuộc điều tra chống bán phá giá trong tương lai
của Ủy ban EU, theo Quy định của EU 2015/476, sẽ phải xem xét lại các biện
pháp của mình có hiệu lực khi Điều chỉnh chi phí Phương pháp đã được sử
dụng, cũng như hạn chế sử dụng phương pháp này trong các tranh chấp trong
tương lai.
Tuy nhiên, điều đáng nói là phán quyết của ban hội thẩm không liên quan
đến phương pháp chống bán phá giá mới của EU được đưa ra bởi Quy định của
EU 2017/2321 và 2018/825, quy định này đã sửa đổi Quy định AD cơ bản của
EU bằng cách, đáng chú ý, đưa ra khái niệm ―sự méo mó đáng kể‖ mà theo đó
Ủy ban có thể bỏ qua giá đầu vào trong nước. Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận
của Nga rằng phương pháp luận mới là phần mở rộng của Phương pháp điều
chỉnh chi phí (trong bối cảnh khiếu nại Điều 6.2 DSU). Ban hội thẩm phát hiện
ra rằng hai phương pháp này ―không giống nhau về bản chất‖. Mặc dù Phương

120
pháp điều chỉnh chi phí dựa trên việc giải thích Điều 2(5) của Quy định AD cơ
bản của EU, đặc biệt là trong phân tích liệu hồ sơ của các công ty bị điều tra có
"phản ánh hợp lý các chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm đang được
xem xét hay không" , phương pháp mới không dựa trên cách giải thích như vậy,
mà trên thực tế, giới thiệu các nguyên tắc mới liên quan đến việc tính toán giá
trị thông thường và xác định mức độ nhiệm vụ.
IV. Khuyến nghị
Trên cơ sở phân tích vụ việc nêu trên, đối với đối tác EU, trong quá trình
giải quyết tranh chấp, Việt Nam cần lưu ý:
Thứ nhất, trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc đạt được đồng thuận
giữa EU và Việt Nam là rất quan trọng, có thể giúp chấm dứt sớm quy trình tố
tụng, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Đây là công cụ quan trọng, cần
được tính toán và sử dụng một cách hợp lý, thận trọng, giúp tối đa hóa lợi ích
của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trong bối cảnh diễn đàn giải quyết tranh chấp WTO đang lâm
vào bế tắc, xu hướng EU vận dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tại các diễn
đàn khác ngày càng rõ rệt, đặc biệt là các diễn đàn song phương. Do đó, các cơ
quan quản lý Việt Nam cần nắm vững các quy định trong Hiệp định EVFTA,
nghiên cứu sâu và toàn diện đối với các biện pháp, quy định thương mại mới
ban hành trên cơ sở vận dụng linh hoạt và hiệu quả các quy định trong WTO và
EVFTA.
Thứ ba, công cụ giải quyết tranh chấp là công cụ được EU thường xuyên
và ưu tiên áp dụng nhằm gây sức ép cho các đối tác thương mại. Do đó, để nắm
chắc và rõ về đối tác, làm cơ sở cho hoạt động giải quyết tranh chấp trong tương
lai, Việt Nam cần thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các vụ việc về
giải quyết tranh chấp do đối tác EU khởi xướng hoặc là bên bị kiện, các chính
sách mới về giải quyết tranh chấp mà EU áp dụng, ban hành mới, từ đó nắm rõ
cách thức tiếp cận, xây dựng hệ thống dữ liệu về giải quyết tranh chấp cho đối
tác EU làm cơ sở cho việc tham gia giải quyết tranh chấp với đối tác này trong
tương lai./.

121
CHƢƠNG 8: VỤ VIỆC DS 495- NGA – ĐỐI XỬ VỀ THUẾ ĐỐI VỚI
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP

I. Tóm tắt vụ việc

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO về việc áp dụng thuế được áp
dụng trong vụ việc Nga – Đối xử về thuế đối với một số sản phẩm công nghiệp
và nông nghiệp vào năm 2014, liên quan đến việc Nga áp thuế nhập khẩu đối
với một số hàng hóa không phù hợp với Biểu cam kết hàng hoá được đính kèm
trong GATT 1994. Các sản phẩm được coi có vấn đề là giấy bìa, dầu cọ, tủ lạnh
và tủ lạnh – tủ đông kết hợp…

Theo Điều 1 và 4 của Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết
Tranh chấp (DSU), Điều XXII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại 1994 (GATT 1994), và Điều 19 của Hiệp định về Thực thi Điều VII của
GATT 1994 (Hiệp định về Định giá Hải quan) đối với các biện pháp và khiếu
nại được nêu mà Liên minh châu Âu tuyên bố rằng các biện pháp dường như
không phù với các nghĩa vụ của Nga theo các hiệp định có liên quan và cụ thể
là: Điều II:1(a), II:1(b) và VII của GATT 1994 và Điều 1 đến Điều 7 và Phụ lục
I của Hiệp định Trị giá Hải quan. Các biện pháp này dường như vô hiệu hóa
hoặc làm giảm các lợi ích tích lũy cho Liên minh Châu Âu một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp theo các hiệp định có liên quan. Liên minh Châu Âu có quyền
giải quyết các biện pháp và khiếu nại bổ sung theo các điều khoản khác của các
hiệp định có liên quan về các vấn đề trên trong quá trình tham vấn. Liên minh
châu Âu mong nhận được phản hồi của Nga đối với yêu cầu này và bày tỏ sẵn
sàng xem xét thời gian và địa điểm thuận tiện cho các cuộc tham vấn.

Nhân thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của việc Nga áp thuế nhập khẩu
không phù hợp theo Hiệp định GATT, Liên minh Châu Âu đã làm đơn kiện Nga
trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp WTO. Cụ thể, Liên minh Châu Âu phản
đối 12 biện pháp được nêu ra và cho rằng các biện pháp đó có vấn đề. 11 biện
pháp bị kiện đầu tiên liên quan đến việc xử lý thuế quan mà cơ quan hải quan
của Nga được yêu cầu áp dụng đối với các dòng thuế riêng lẻ theo Biểu thuế hải
quan chung của Liên minh kinh tế Á-Âu (CCT). Biện pháp thứ 12 được Liên
minh Châu Âu gọi là ―Sự thay đổi thuế quan có hệ thống‖, được cho là bao gồm
một thông lệ chung áp dụng một cách có hệ thống một số lượng đáng kể các
dòng thuế trong CCT một số loại đối xử thuế quan dẫn đến việc áp dụng thuế
vượt quá tỷ lệ ràng buộc theo biểu thuế của Nga.

122
Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Liên minh Châu Âu yêu cầu thành lập ban hội
thẩm. Tại cuộc họp ngày 10 tháng 3 năm 2015, DSB đã hoãn việc thành lập ban
hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 25 tháng 5 năm 2015, Cơ quan giải quyết tranh
chấp (DSB) đã thành lập Ban Hội thẩm. Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc,
Colombia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Moldova, Na Uy, Ukraine và Hoa Kỳ
bảo lưu quyền của bên thứ ba. Sau đó, Úc và Singapore bảo lưu quyền của bên
thứ ba.
Theo ý kiến của Ban Hội thẩm, điều khoản GATT. II:1(b) Hội đồng nhận
thấy rằng một biện pháp có thể được coi là không phù hợp với Điều II:1(b).
Trên cơ sở thiết kế và cấu trúc của câu đầu tiên rằng không cần thiết phải cung
cấp bằng chứng về các giao dịch thực tế hoặc tác động thương mại bất lợi. Ban
hội thẩm cũng nhận thấy rằng Điều II:1(b), câu đầu tiên: cấm các Thành viên
vượt quá các ràng buộc thuế quan của họ với số tiền thậm chí là tối thiểu. Cuối
cùng, Ban hội thẩm xác nhận rằng các Thành viên không thể cân bằng giữa đối
xử thuế quan kém thuận lợi hơn đối với một số mặt hàng nhập khẩu so với đối
xử thuận lợi hơn đối với những mặt hàng nhập khẩu khác. Do đó, một Thành
viên không được áp thuế hải quan vượt quá mức thuế suất ràng buộc đối với
một số hàng nhập khẩu ngay cả khi Thành viên đó áp thuế hải quan dưới mức
thuế suất ràng buộc đối với những hàng hóa khác.

Ban hội thẩm cũng nhận thấy rằng các biện pháp đầu tiên đến thứ sáu
không phù hợp với Điều II:1(b) bởi vì chúng dẫn đến việc áp thuế hải quan vượt
quá mức thuế suất ràng buộc của Nga. Hội đồng cũng nhận thấy rằng các biện
pháp từ thứ bảy đến thứ mười một không phù hợp với Điều II:1(b) bởi vì chúng
dẫn đến việc áp thuế hải quan vượt quá mức thuế suất ràng buộc của Nga bất cứ
khi nào giá trị hải quan của một mặt hàng nhập khẩu giảm xuống dưới một giá
trị hòa vốn nhất định.

Theo Điều khoản GATT. II:1(a) (yêu cầu độc lập), Ban Hội thẩm đã bác
bỏ yêu cầu của Liên minh Châu Âu rằng biện pháp thứ sáu có vấn đề không
nhất quán với Điều. II:1(a) bởi vì nó quy định việc cắt giảm thuế tạm thời sẽ
được tuân theo, vào một ngày trong tương lai, bằng cách áp thuế hải quan thông
thường vượt quá mức quy định trong Biểu thuế của Nga. Cụ thể, Ban hội thẩm
nhận thấy rằng Liên minh Châu Âu đã không đưa ra khẳng định của mình rằng
biện pháp thứ sáu dẫn đến việc các thương nhân không thể lường trước được và
do đó được đối xử kém thuận lợi hơn so với quy định trong Biểu cam kết của
Nga.

123
Về việc ―Thay đổi nhiệm vụ có hệ thống‖, Ban Hội thẩm nhận thấy rằng
Liên minh Châu Âu đã không thể thiết lập các tuyên bố của mình về sự không
nhất quán với Điều. II:1(a) và (b) vì Liên minh Châu Âu chưa chứng minh được
sự tồn tại của biện pháp thứ mười hai. Cụ thể, Ban hội thẩm nhận thấy rằng Liên
minh Châu Âu đã không đệ trình đủ bằng chứng để chứng minh rằng biện pháp
bị cáo buộc đã được áp dụng ―có hệ thống‖ hoặc biện pháp đó cấu thành một
thông lệ ―chung‖.

Vào ngày 15 tháng 12 năm 2015, Chủ tịch của Ban Hội thẩm đã thông
báo với DSB rằng ban hội thẩm dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho các
bên vào giữa tháng 4 năm 2016, theo thời gian biểu được thông qua sau khi
tham khảo ý kiến của các bên.
Vào ngày 12 tháng 8 năm 2016, báo cáo của Ban Hội thẩm đã được chuyển
đến các Thành viên. Ngày 10 tháng 11 năm 2016, Liên bang Nga và Liên minh
Châu Âu thông báo với DSB rằng họ đã đồng ý rằng khoảng thời gian hợp lý để
thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB sẽ là 7 tháng 15 ngày. Theo
đó, khoảng thời gian hợp lý được ấn định sẽ hết vào ngày 11 tháng 5 năm 2017.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2017, Liên bang Nga thông báo với DSB rằng họ đã
tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB thông qua một số quyết định
của Hội đồng Liên minh Kinh tế Á-Âu và của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu.

II. Phân tích vụ việc

1. Giai đoạn tham vấn

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2014, Liên minh Châu Âu đã yêu cầu tham vấn
với Liên bang Nga (Nga) liên quan đến việc xử lý thuế quan của Nga đối với
các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mà theo EU là ―ảnh hưởng xấu đến
xuất khẩu những hàng hóa này từ Liên minh châu Âu với Nga‖. Theo đó, Nga
áp thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa không phù hợp với Biểu cam kết
hang hoá được đính kèm trong GATT 1994. Đặc biệt, Nga áp dụng thuế vượt
quá mức ràng buộc, theo nhiều cách khác nhau.

Đối với một số hàng hóa, bao gồm cả giấy và bìa, thuế suất theo trị giá
được áp dụng – như được quy định trong các văn bản pháp luật được đề cập
dưới đây – vượt quá mức thuế suất ràng buộc theo trị giá. Ví dụ, đối với năm
dòng thuế (4810 22 900 0, 4810 29 300 0, 4810 92 300 0, 4810 13 800 9 và

124
4810 19 900 0), mức thuế áp dụng 15% hoặc 10% rõ ràng là vượt quá mức thuế
suất ràng buộc mà được đặt ở mức 5%.

Đối với một số hàng hóa khác, bao gồm dầu cọ và các phần phân đoạn
của dầu cọ, tủ lạnh và tủ lạnh - tủ đông kết hợp, các công cụ đó quy định loại/cơ
cấu thuế khác với loại/cơ cấu thuế được ghi trong Biểu thuế. Cấu trúc và thiết
kế của các biến thể cụ thể có vấn đề dẫn đến việc đánh thuế vượt quá mức quy
định trong Biểu thuế đối với những hàng hóa này trong trường hợp trị giá hải
quan thấp hơn một mức nhất định. Ví dụ, điều này liên quan đến các dòng thuế
sau: 1511 90 190 2, 1511 90 990 2 (dầu cọ) và 8418108001, 8418102001,
8418211000 (tủ lạnh và tủ lạnh kết hợp – tủ đông).

Ngoài ra, đối với một số hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh Châu Âu, các
cơ quan chức năng của Nga không căn cứ vào việc định giá cho mục đích hải
quan dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu để đánh thuế. Nga áp đặt
các biện pháp này thông qua, ngoài những điều khác, các công cụ pháp lý sau:

- Biểu thuế quan chung của Liên minh Hải quan Cộng hòa Belarus,
Kazakhstan và Liên bang Nga, được phê duyệt theo Quyết định số 54 của Hội
đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu ngày 16 tháng 7 năm 2012 "Về Quy chế Biểu thuế
quan chung của Liên minh Hải quan của Cộng hòa Bêlarut, Cộng hòa
Kazakhstan và Liên bang Nga" (có hiệu lực từ ngày 23/08/2012), được sửa đổi
bởi các đạo luật tiếp theo, bao gồm:

- Quyết định số 9 của Ủy ban Kinh tế Á-Âu ngày 29 tháng 01 năm 2014
"Về việc xác định mức thuế hải quan nhập khẩu trong Biểu thuế hải quan chung
của Liên minh Hải quan đối với một số loại giấy và bìa";

- Quyết định số 77 của Ủy ban Kinh tế Á-Âu ngày 26 tháng 5 năm 2014
sửa đổi Danh mục hàng hóa duy nhất cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của
Liên minh Hải quan và Biểu thuế hải quan duy nhất của Liên minh Hải quan đối
với một số hàng hóa phù hợp với việc gia nhập WTO cam kết của Liên bang
Nga và thông qua dự thảo Quyết định của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu;

- Quyết định số 52 của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu ngày 16 tháng 7
năm 2014 "Về việc xác định mức thuế nhập khẩu trong Biểu thuế hải quan
chung của Liên minh Hải quan đối với một số hàng hóa theo nghĩa vụ của Liên
bang Nga trong WTO‖.

125
Đối với mỗi biện pháp được đề cập ở trên, yêu cầu này cũng bao gồm mọi
sửa đổi, thay thế, gia hạn, thực hiện các biện pháp hoặc các biện pháp liên quan
khác được thông qua bởi các cơ quan của Ủy ban Kinh tế Á-Âu và/hoặc bởi các
cơ quan lập pháp hoặc hành pháp của Nga.

Việc EU tham vấn Nga đã khiến một số nước cũng yêu cầu tham gia tham
vấn với tư cách bên thứ ba. Cụ thể, ngày 6 tháng 11 năm 2014, Ukraine yêu cầu
tham gia tham vấn. Theo Điều 4.11 của Bản thỏa thuận về các quy tắc và thủ
tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU), Ukraine thông báo cho Chính
phủ Liên bang Nga, Liên minh châu Âu và Cơ quan giải quyết tranh chấp rằng,
vì lợi ích thương mại đáng kể của Ukraine , họ mong muốn tham gia các cuộc
tham vấn do Liên minh Châu Âu yêu cầu trong một thông báo được gửi tới các
Thành viên WTO vào ngày 4 tháng 11 năm 2014 ( WT/DS485/1 ; G/L/1080 ;
G/VAL/D/13 ) có tên là Nga - Đối xử Thuế quan đối với Một số sản phẩm nông
nghiệp và sản xuất . Ukraine có lợi ích thương mại đáng kể trong tranh chấp
hiện nay vì nước này là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa quan trọng trong cả
lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất. Do đó, Ukraine có lợi ích hệ thống trong việc
áp dụng và giải thích các quy định của các Hiệp định WTO có liên quan. Ngày
14 tháng 11 năm 2014, Indonesia yêu cầu tham gia tham vấn với tư cách bên
thứ ba do có lợi ích thương mại đáng kể trong tranh chấp này với tư cách là nhà
sản xuất và xuất khẩu dầu cọ sang Liên bang Nga, cũng là đối tượng của Quyết
định số 54 của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu về Quy định Thuế quan Hải
quan chung của Liên minh Thuế quan của Liên bang Nga. Bên cạnh đó, Nhật
Bản và Hoa Kỳ cũng yêu cầu tham gia tham vấn vì các biện pháp được cho là
dẫn đến việc xử lý thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu ở mức cao hơn
mức quy định trong Biểu cam kết và nhượng bộ của Liên bang Nga kèm theo
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, và các biện pháp này
dường như áp dụng cho hàng trăm dòng thuế trong đó có xuất khẩu đáng kể của
Hoa Kỳ. Đối với các loại sản phẩm được xác định là ví dụ trong yêu cầu tham
vấn (ví dụ: tủ lạnh và tủ đông và các sản phẩm giấy và bìa), Hoa Kỳ đã xuất
khẩu sang Liên bang Nga vào năm 2013 khoảng 40 triệu USD hoặc Năm 2013,
tổng giá trị xuất khẩu từ Nhật Bản sang Nga xấp xỉ 11 tỷ đô la Mỹ. Chẳng hạn,
tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng tủ lạnh-tủ đông kết hợp có cửa ngoài riêng biệt
(ví dụ HS 8418102001) từ Nhật Bản vào Nga là 4.070.000 USD (2012) và
5.399.000 USD (2013).

2. Giai đoạn hội thẩm

126
Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Liên minh Châu Âu yêu cầu thành lập ban hội
thẩm. Tại cuộc họp ngày 10 tháng 3 năm 2015, DSB đã hoãn việc thành lập ban
hội thẩm.

Tại cuộc họp ngày 25 tháng 5 năm 2015, DSB đã thành lập Ban hội
thẩm. Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Moldova, Na Uy, Ukraine và Hoa Kỳ bảo lưu quyền của bên thứ ba. Sau
đó, Úc và Singapore bảo lưu quyền của bên thứ ba.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 2015, Chủ tịch của Ban hội thẩm đã thông báo
với DSB rằng ban hội thẩm dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho các bên
vào giữa tháng 4 năm 2016, theo thời gian biểu được thông qua sau khi tham
khảo ý kiến của các bên.
Vào ngày 12 tháng 8 năm 2016, báo cáo của Ban hội thẩm đã được chuyển
đến các Thành viên.
Cụ thể hơn, Liên minh châu Âu đã đưa ra mười hai biện pháp. Mười một
biện pháp bị phản đối đầu tiên liên quan đến việc xử lý thuế quan mà cơ quan
hải quan của Nga, hoặc tại thời điểm thành lập Ban hội thẩm, được yêu cầu áp
dụng đối với các dòng thuế riêng lẻ. Biện pháp thứ mười hai, được Liên minh
Châu Âu gọi là ―Biến đổi thuế quan có hệ thống‖ hoặc ―SDV‖, được cho là bao
gồm một thông lệ chung áp dụng một cách có hệ thống một số lượng đáng kể
các dòng thuế trong CCT một số loại đối xử thuế quan dẫn đến đối với việc áp
dụng thuế vượt quá tỷ lệ ràng buộc theo lịch trình của Nga.
EU tuyên bố rằng các biện pháp này dẫn đến, hoặc dẫn đến việc áp dụng các
loại thuế hải quan thông thường vượt quá các mức quy định trong Biểu nhân
nhượng của Nga, và do đó không phù hợp với Điều II:1(a) và (b) của GATT
1994.
Liên minh châu Âu cho rằng mỗi biện pháp này đều không phù hợp với
nghĩa vụ của Nga theo các điều khoản sau của WTO: Điều II:1 (a) và (b) của
GATT 1994 vì Nga đã không dành cho thương mại của một Thành viên khác sự
đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử được quy định trong Phần thích hợp
của Biểu cam kết được đính kèm với GATT 1994; bởi vì Nga đã không miễn
trừ các sản phẩm là sản phẩm của các lãnh thổ của một Thành viên khác, khi
chúng được nhập khẩu vào lãnh thổ của Nga, khỏi các loại thuế hải quan thông
thường vượt quá các mức được quy định và cung cấp trong Biểu của Nga, và
bởi vì Nga đã không miễn trừ các sản phẩm đó khỏi tất cả các khoản thuế hoặc
phí khác dưới bất kỳ hình thức nào áp dụng đối với hoặc có liên quan đến việc
127
nhập khẩu vượt quá những khoản thuế hoặc phí được áp dụng vào ngày của
Thỏa thuận này hoặc những khoản thuế hoặc phí được yêu cầu trực tiếp và bắt
buộc phải được áp dụng sau đó theo luật có hiệu lực tại lãnh thổ nhập khẩu vào
ngày đó.

Các biện pháp này ảnh hưởng bất lợi đến việc xuất khẩu hàng hóa từ Liên
minh châu Âu sang Nga, đồng thời vô hiệu hóa hoặc làm giảm các lợi ích tích
lũy cho Liên minh châu Âu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo các hiệp định
có liên quan.

Ban Hội thẩm nhận thấy:


 Rằng các biện pháp thứ nhất đến thứ năm đang được đề cập , bao gồm
thuế suất theo trị giá được áp dụng vượt quá thuế suất ràng buộc theo
trị giá, là không phù hợp với Điều II:1(b), câu đầu tiên, vì chúng yêu
cầu áp dụng vượt quá mức thuế hải quan thông thường của những
người được quy định trong Lịch trình của Nga;
 Rằng biện pháp thứ sáu có vấn đề, bao gồm tại thời điểm Ban hội thẩm
thiết lập thuế suất theo giá trị hàng hóa được yêu cầu áp dụng vượt quá
mức thuế suất ràng buộc theo giá trị kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, tại
thời điểm thành lập Ban hội thẩm, không phù hợp với Điều II :1(b),
câu đầu tiên, bởi vì nó yêu cầu việc áp dụng, tại thời điểm sau đó là
một ngày trong tương lai, thuế hải quan thông thường vượt quá mức
quy định trong Biểu thuế của Nga. Ban hội thẩm cũng đưa ra kết luận
về tuyên bố của EU rằng biện pháp thứ sáu không phù hợp với Điều
II:1(a) độc lập với phát hiện về sự không nhất quán theo Điều II:1(b),
câu đầu tiên, bởi vì biện pháp này quy định việc giảm thuế tạm thời
giữa kể cả ngày 20 tháng 4 năm 2013 và ngày 31 tháng 12 năm 2015,
đồng thời thiết lập mức thuế suất trong tương lai vượt quá mức ràng
buộc. Ban hội thẩm nhận thấy rằng EU đã thất bại trong việc thiết lập
yêu cầu riêng biệt đó. Đặc biệt, Ban hội thẩm nhận thấy rằng EU đã
không đưa ra được khẳng định của mình rằng biện pháp thứ sáu dẫn
đến việc các thương nhân không thể lường trước được và do đó được
đối xử kém thuận lợi hơn so với quy định trong Biểu cam kết của Nga;

 rằng các biện pháp thứ bảy và thứ tám , bao gồm tại thời điểm Ban hội
thẩm thiết lập các mức thuế kết hợp được áp dụng vượt quá các mức
thuế suất ràng buộc theo giá trị gia tăng, vào thời điểm đó, không phù

128
hợp với Điều II:1(b), câu đầu tiên, bởi vì chúng yêu cầu áp dụng thuế
hải quan thông thường vượt quá mức quy định trong Biểu của Nga;

 rằng biện pháp thứ chín đang được đề cập , như được sửa đổi từ ngày 1
tháng 9 năm 2015 và bao gồm mức thuế kết hợp được áp dụng vượt
quá mức thuế suất ràng buộc theo giá trị thực, là không phù hợp với
Điều II:1(b), câu đầu tiên, bởi vì biện pháp này yêu cầu áp dụng thuế
hải quan thông thường vượt quá mức quy định trong Biểu thuế của
Nga;

 rằng các biện pháp thứ mười và thứ mười một đang được đề cập , bao
gồm tại thời điểm Ban Hội thẩm thiết lập các mức thuế suất kết hợp
được áp dụng vượt quá mức thuế suất ràng buộc kết hợp, vào thời
điểm đó, không phù hợp với Điều II:1(b), câu đầu tiên, bởi vì họ yêu
cầu áp dụng các mức thuế hải quan thông thường vượt quá mức quy
định trong Biểu thuế của Nga;

 rằng đối với biện pháp thứ mười hai đang được đề cập ("SDV" bị cáo
buộc), EU đã không chứng minh được tuyên bố của mình về sự không
nhất quán với Điều II:1(a) và (b), vì không chứng minh được sự tồn tại
của biện pháp thứ mười hai. Cụ thể, Ban hội thẩm nhận thấy rằng EU
đã không đệ trình đủ bằng chứng để chứng minh rằng biện pháp bị cáo
buộc đã được áp dụng ―một cách có hệ thống‖ hoặc biện pháp đó cấu
thành một thông lệ ―chung‖.

Ban hội thẩm đã thực thi kinh tế tư pháp đối với các khiếu nại do hậu quả
của EU về việc vi phạm theo Điều II:1(a) liên quan đến các biện pháp đầu tiên
đến biện pháp thứ mười một có vấn đề.

Về phía Nga

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2015, Liên bang Nga ("Nga") đã đệ trình lên
Ban Hội thẩm yêu cầu đưa ra phán quyết sơ bộ (trong tài liệu này được gọi là
"yêu cầu phán quyết sơ bộ") liên quan đến tính nhất quán của yêu cầu của Liên
minh Châu Âu về việc thành lập một ban hội thẩm ( WT/DS485/6 ) với Điều
6.2 của Thỏa thuận về Quy tắc và Thủ tục Điều chỉnh việc Giải quyết Tranh
chấp ("DSU") (trong tài liệu này được gọi là "yêu cầu của ban hội thẩm" ).

129
Yêu cầu phán quyết sơ bộ của Nga đặt ra sáu vấn đề chính. Những vấn đề
này liên quan đến việc liệu yêu cầu của ban hội thẩm có xác định được các biện
pháp cụ thể đang được đề cập hay không; liệu yêu cầu của ban hội thẩm không
cung cấp cơ sở pháp lý cho khiếu nại của Liên minh Châu Âu; liệu yêu cầu của
ban hội thẩm có mở rộng phạm vi tranh chấp hay không; liệu yêu cầu của ban
hội thẩm có thất bại trong việc thiết lập một trường hợp ban đầu đối với các
biện pháp bị thách thức hay không; liệu yêu cầu của ban hội thẩm có nghĩa là
thách thức một biện pháp không tồn tại hay không; và liệu các sửa đổi đối với
các biện pháp bị thách thức có nằm trong các điều khoản tham chiếu của Ban
Hội thẩm hay không?

Điều 6.2 quy định như sau: Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải bằng văn
bản. Nó phải chỉ ra liệu các cuộc tham vấn có được tổ chức hay không, xác định
các biện pháp cụ thể có vấn đề và cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về cơ sở
pháp lý của khiếu nại đủ để trình bày vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường
hợp người nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều khoản tham
chiếu khác với tiêu chuẩn, văn bản yêu cầu phải bao gồm văn bản đề xuất về
điều khoản tham chiếu đặc biệt.

Nga đã yêu cầu Ban hội thẩm đưa ra phán quyết trước cuộc họp chính
thức đầu tiên của Ban hội thẩm với các bên. Trong một thông báo ngày 26 tháng
8 năm 2015, Ban hội thẩm chỉ ra rằng, do thời điểm Nga đưa ra yêu cầu và Ban
hội thẩm cần chuẩn bị cho cuộc họp đầu tiên, nên Ban hội thẩm không thể đưa
ra phán quyết về yêu cầu của Nga trước cuộc họp chính thức đầu tiên. với các
bên, được tổ chức vào ngày 15 – 16 tháng 9 năm 2015. Hội đồng đã thông báo
cho các bên rằng họ dự định đưa ra lời khuyên thêm về vấn đề này trong cuộc
họp đó.

3. Báo cáo của Ban hội thẩm

Tại cuộc họp ngày 26 tháng 9 năm 2016, DSB đã thông qua báo cáo của
Ban hội thẩm. Các điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm như sau: Để xem
xét, dựa trên các điều khoản liên quan của các hiệp định có liên quan được các
bên tranh chấp viện dẫn, vấn đề được Liên minh Châu Âu đưa ra DSB trong tài
liệu WT/DS485/6 và để đưa ra những phát hiện như vậy sẽ hỗ trợ DSB trong
việc đưa ra các khuyến nghị hoặc đưa ra phán quyết được quy định trong các
thỏa thuận đó.

130
Ngày 8 tháng 6 năm 2015, Liên minh Châu Âu yêu cầu Tổng Giám đốc
xác định thành phần của Ban Hội thẩm, theo Điều 8.7 của DSU. Đoạn này cung
cấp: Nếu không có thỏa thuận nào về thành viên hội thẩm trong vòng 20 ngày
sau ngày thành lập ban hội thẩm, theo yêu cầu của một trong hai bên, Tổng
giám đốc, với sự tham vấn của Chủ tịch DSB và Chủ tịch Hội đồng hoặc Ủy
ban liên quan , sẽ xác định thành phần của ban hội thẩm bằng cách chỉ định các
thành viên hội thẩm mà Tổng giám đốc cho là phù hợp nhất theo bất kỳ quy tắc
hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan nào của hiệp định có liên quan
hoặc các thỏa thuận có liên quan đang có vấn đề trong tranh chấp, sau khi tham
khảo ý kiến của ban hội thẩm. các bên tranh chấp. Chủ tịch DSB phải thông báo
cho các Thành viên về thành phần của ban hội thẩm được thành lập không
muộn hơn 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch nhận được yêu cầu như vậy.

Các nước Úc, Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ấn Độ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Na Uy, Singapore, Ukraine và Hoa
Kỳ đã bảo lưu quyền tham gia tố tụng của Ban hội thẩm với tư cách là bên thứ
ba.

Điều 12.8 của Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục Điều chỉnh việc Giải
quyết Tranh chấp (DSU) quy định rằng khoảng thời gian mà một ban hội thẩm
sẽ tiến hành kiểm tra của mình, kể từ ngày thành phần và các điều khoản tham
chiếu của ban hội thẩm đã được thống nhất cho đến ngày báo cáo cuối cùng
được gửi cho các bên tranh chấp, theo nguyên tắc chung, sẽ không quá sáu
tháng.

Điều 12.9 của DSU quy định rằng, khi một ban hội thẩm cho rằng họ
không thể đưa ra báo cáo của mình trong vòng sáu tháng, thì họ phải thông báo
cho Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) bằng văn bản và nêu rõ lý do, cùng
với ước tính khoảng thời gian mà họ có thể đưa ra báo cáo

Ban Hội thẩm về Nga – Đối xử thuế quan đối với một số sản phẩm nông
nghiệp và sản xuất (WT/DS485) được DSB thành lập vào ngày 25 tháng 3 năm
2015 và được thành lập vào ngày 18 tháng 6 năm 2015.

Ban hội thẩm dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho các bên vào giữa
tháng 4 năm 2016, phù hợp với thời gian biểu được thông qua sau khi tham
khảo ý kiến của các bên.

Theo Điều 21.3(b) của Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục Điều chỉnh
việc Giải quyết Tranh chấp ("DSU") Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu đã

131
đồng ý rằng khoảng thời gian hợp lý dành cho Liên bang Nga để thực hiện các
khuyến nghị và phán quyết DSB trong tranh chấp Nga – Đối xử thuế quan đối
với một số sản phẩm nông nghiệp và sản xuất (DS485) sẽ là 7 tháng 15 ngày kể
từ ngày 26 tháng 9 năm 2016 tức là ngày thông qua Hiệp định Các khuyến nghị
và phán quyết của DSB. Theo đó, khoảng thời gian hợp lý sẽ hết vào ngày 11
tháng 5 năm 2017.
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2016, DSB đã thông qua báo cáo của Ban hội
thẩm về vụ kiện Nga – Đối xử thuế quan đối với một số sản phẩm nông nghiệp
và sản xuất (DS485) . Ban Hội thẩm đã khuyến nghị Liên bang Nga đưa ra một
số biện pháp bị phản đối phù hợp với Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994.

Theo Điều 21.3(b) của Thỏa thuận giải quyết tranh chấp, Liên bang Nga
và Liên minh châu Âu đã đồng ý về khoảng thời gian hợp lý để thực hiện các
khuyến nghị và phán quyết của DSB trong tranh chấp này đã hết hạn vào ngày
11 tháng 5 năm 2017.

Nga đã thực hiện đầy đủ các phán quyết của DSB trước thời hạn trên như
chi tiết dưới đây.

 Đối với các biện pháp 1 -5, tức là các biện pháp liên quan đến các sản
phẩm giấy và bìa (HS 4810 22 900, 4810 29 300 0, 4810 92 300 0,
4810 13 800 9), Biểu thuế quan chung của Liên minh Kinh tế Á-Âu đã
được sửa đổi theo khuyến nghị của Ban hội thẩm theo Quyết định của
Hội đồng Liên minh Kinh tế Á-Âu số 13 được thông qua vào ngày 31
tháng 1 năm 2017 và có hiệu lực vào ngày 3 tháng 3 năm 2017.

 Đối với các biện pháp 6 – 8, tức là các biện pháp liên quan đến các sản
phẩm giấy và bìa (HS 481092 100 0), dầu cọ và các phần phân đoạn
của nó (HS 1511 90 190 2, 1511 90 990 2), Liên bang Nga đã sửa đổi
mức thuế áp dụng trước hoặc trong quá trình của các thủ tục tố tụng
này. Biểu thuế hải quan chung của Liên minh Kinh tế Á-Âu đối với
các sản phẩm giấy và bìa ( biện pháp thứ 6 ) đã được sửa đổi theo
Quyết định của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu số 85 được thông qua
vào ngày 2 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 20 tháng 8 năm
2015. Theo Quyết định của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu số 52
được thông qua vào ngày 16 tháng 7 năm 2014, thuế đối với dầu cọ và
các sản phẩm phân đoạn của nó (7 - 8 biện pháp) đã hết hiệu lực kể từ
ngày 1 tháng 9 năm 2015.

132
 Liên quan đến biện pháp thứ 9 , tức là biện pháp liên quan đến thuế
đối với tủ lạnh-tủ đông kết hợp (HS 8418 10 200 1), nhiệm vụ đã được
sửa đổi theo Quyết định của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu số 40
được thông qua vào ngày 16 tháng 5 2016 và có hiệu lực từ ngày 1
tháng 9 năm 2016.

 Đối với các biện pháp số 10 – 11, tức là các biện pháp liên quan đến
thuế đối với tủ lạnh-tủ đông kết hợp (HS 8418 10 800 1) và tủ lạnh
(HS 8418 21 100 0), các mức thuế đã được sửa đổi trong quá trình tố
tụng này theo Quyết định của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á-Âu Số 54
được thông qua vào ngày 21 tháng 8 năm 2015 và có hiệu lực vào
ngày 20 tháng 9 năm 2015.

Vì vậy, Nga thực hiện đầy đủ các phán quyết và khuyến nghị của DSB
trong vụ tranh chấp này trước khi hết thời hạn hợp lý mà các Bên đã thống nhất.
Liên bang Nga đã cung cấp cho EU các bản sao của tất cả các quyết định và
hành vi liên quan liên quan đến việc thực hiện tranh chấp này. Liên bang Nga
sẵn sàng cung cấp, theo yêu cầu, bản sao các văn bản thi hành của mình cho bất
kỳ Thành viên nào.

II. Bình luận, đánh giá vụ việc

Vụ việc tranh chấp giữa Nga và EU về việc thuế quan là vấn đề sẽ thường
xuyên xảy ra giữa các nước trong vấn đề nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, từ báo
cáo của Ban Hội thẩm thì cả Nga và Liên minh châu Âu đều đưa ra những báo
cáo và kiến nghị của riêng mình và được đánh giá là có biện pháp chấp nhận
nhưng có biện pháp không được đồng ý vì không nhất quán với các cam kết
quốc tế mà Nga đã tham gia, vì các kiến nghị đưa ra là chưa đủ bằng chứng
thuyết phục.

I. Khuyến nghị các biện pháp cần lƣu ý

Phân tích từ tranh chấp giữa Nga – EU cùng bức tranh về ―lịch sử‖ tranh
chấp thương mại Việt Nam – EU,64 qua quan sát cách mà các doanh nghiệp Việt
Nam đã thành công và/hoặc thất bại trong kháng kiện thực tế tại EU, có thể rút
ra một số bài học hữu ích cho Việt Nam, với tính chất là một nền kinh tế định

64
Tổng quan tranh chấp phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Bài học cho xuất khẩu của
Việt Nam.
133
hướng xuất khẩu, đã và sẽ còn xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường đặc biệt quan
trọng này.
Thứ nhất, tranh chấp thương mại ở EU tuy không phải là nguy cơ lớn
nhưng sẽ vẫn là một thực tế mà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt. EU không
phải là thị trường hung hăng (tính theo trung bình các quốc gia thành viên)
trong điều tra phòng vệ thương mại nói chung và chống bán phá giá nói riêng.
Mặc dù vậy, những yếu tố để ―kiềm chế‖ số các đơn kiện ở EU lại không chắc
chắn, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế thái độ của EU với vấn đề này
cũng như những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa khối này với bên ngoài
(đặc biệt là Trung Quốc). Ngoài ra, vì các biện pháp này, nếu bị áp dụng sẽ có
giá trị trên toàn khu vực lãnh thổ hải quan EU nên việc tính số lượng theo bình
quân các quốc gia thành viên là rất ít ý nghĩa. Trong khi xét về tổng thể, EU lại
được coi là thị trường kiện chống bán phá giá nhiều thứ ba thế giới, sau Ấn Độ
và Hoa Kỳ (theo số liệu tính đến ngày 31/12/2010 của WTO thì EU khởi xướng
điều tra chống bán phá giá3 tổng cộng là 421 vụ kể từ 1/1/1995, sau Ấn Độ 637
vụ và Hoa Kỳ 443 vụ), Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn phải sẵn sàng
cho những khả năng xấu hơn trong tương lai các rào cản thương mại ở EU. Bên
cạnh đó, nhìn vào thống kê các vụ việc đã từng xảy ra đối với Việt Nam có thể
thấy EU có thể kiện từ những mặt hàng mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
không đáng kể cho tới những mặt hàng chủ lực nằm trong topten xuất khẩu. Do
đó, việc chuẩn bị để phòng tránh nguy cơ bị kiện là quan trọng ở tất cả các
ngành. Tất nhiên, nguy cơ bị kiện có thể cao hơn với một số nhóm sản phẩm và
thấp hơn với những nhóm khác, đặc biệt là:
- Những sản phẩm có sự tăng trưởng về khối/số lượng (tính theo tỷ lệ tăng
trưởng) trong xuất khẩu vào thị trường EU và có sản phẩm có giá thấp so với
giá của các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ các nguồn khác vào EU;
- Những sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm mà các nước láng giềng của
Việt Nam (đặc biệt là Trung Quốc) có thể mạnh tại thị trường EU hoặc đã/đang
là đối tượng của các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thứ hai, đối phó với vụ kiện ở EU bên cạnh việc tập trung vào các yếu tố
kỹ thuật thì cần đặc biệt lưu ý tới việc tận dụng các phương pháp vận động thích
hợp. Trong điều tra chống bán phá giá, vấn đề lợi ích của các nhóm, các nước
và các lợi ích cộng đồng khác trong EU được đặc biệt nhấn mạnh, và trong
nhiều trường hợp có ưu thế hơn so với các yếu tố kỹ thuật. Mà việc xác định
những lợi ích nào là quan trọng, cần cân nhắc, cũng như việc hài hòa các lợi ích
để tìm điểm cân bằng vốn là điều khó khăn, và nhiều khả năng tác động để thay

134
đổi. Vì vậy, kiện chống bán phá giá ở EU không chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ
thuật mà còn nghiêng nhiều, trong một số bước, về khía cạnh chính trị. Do đó,
việc quan tâm và tận dụng tốt, hiệu quả các cơ hội vận động chính sách đối với
các nhóm lợi ích có cùng quan điểm, với các nước thành viên EU có cùng lợi
ích với Việt Nam (có thể về vấn đề liên quan, có thể trên bình diện chung) là
một phương pháp đặc biệt hiệu quả để có thể giảm thiểu các thiệt hại từ một vụ
điều tra chống bán phá giá ở khu vực này.
Thứ ba, các quy định về trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá ở EU
có độ linh hoạt cao, và vì vậy doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để việc
kháng kiện hiệu quả hơn. Điều này, tuy đôi khi có thể là một khó khăn cho việc
kháng kiện (do chúng không chặt chẽ nên thiếu tính dự đoán trước và ít minh
bạch hơn), trong đa phần các trường hợp là một ―cơ hội mềm‖ để các doanh
nghiệp kháng kiện có thể xin được hưởng các ngoại lệ như gia hạn về thời hạn
cho các thủ tục (ví dụ trả lời Bảng câu hỏi, xuất trình các giấy tờ chứng mình),
cơ hội để có ý kiến có sức nặng hơn trong một số công việc (ví dụ lựa chọn bị
đơn bắt buộc, lựa chọn nước thay thế…). Vì vậy các doanh nghiệp cần đặc biệt
lưu ý đến khả năng này để có thể tận dụng, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của
mình trong các vụ việc liên quan.
Những lƣu ý cuối cùng
Bên cạnh những ―bài học xương máu‖ rút ra từ việc kháng kiện ở mỗi thị
trường, có thể thấy một số vấn đề chung khác mà doanh nghiệp Việt Nam, dù
xuất khẩu và bị kiện ở thị trường EU đều cần phải lưu ý:
- Không thể không sử dụng dịch vụ của luật sư/đơn vị tư vấn chuyên
nghiệp của EU nếu thực sự muốn kháng kiện hiệu quả: Do hệ thống pháp luật
và thông lệ điều tra phòng vệ thương mại ở các thị trường, qua thời gian, đã trở
nên phức tạp mà một doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài rất khó để có thể tự
mình tham kiện một cách hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp được lựa
chọn làm bị đơn bắt buộc. Trên thực tế, hầu như tất cả các doanh nghiệp nước
ngoài (kể cả các doanh nghiệp từ các nước có trình độ pháp lý phát triển …)
thực sự muốn kháng kiện thành công ở EU đều phải thuê luật sư tư vấn chuyên
nghiệp tại đó để thực hiện việc này;
- Tính trung thực, chính xác của các thông tin cung cấp trong quá trình
kháng kiện là rất quan trọng: Các quy định của các nước đều đòi hỏi mọi thông
tin đều phải được chứng minh tính chính xác bởi những bằng chứng xác thực
(hóa đơn, chứng từ…) và có những thủ tục cụ thể để thực hiện việc xác minh
này. Hơn nữa các cán bộ điều tra của EU đều là những người có rất nhiều kinh
135
nghiệm điều tra và không dễ bị ―qua mắt‖. Và nếu đã bị phát hiện là thiếu trung
thực trong một tiểu tiết nào đó, toàn bộ những nỗ lực kháng kiện của doanh
nghiệp sẽ bị xem xét lại. Vì vậy, việc đảm bảo trung thực có ý nghĩa quan trọng
đối với hiệu quả kháng kiện;
- Trong mỗi vụ việc, tùy vào chiến lược kinh doanh của mình trong tương
lai (Có tiếp tục xuất khẩu sản phẩm liên quan sang EU không? Có kế hoạch phát
triển quy mô sản xuất sản phẩm liên quan không?...) mà doanh nghiệp quyết
định mức độ tham gia của mình vào vụ kiện phù hợp. Cả hai thái cực, thờ ơ
hoàn toàn (cho rằng nếu doanh nghiệp mình không có tên trong Đơn kiện thì
không liên quan) hoặc quá ngợp trước những phức tạp của vụ việc (cho rằng
cần phải tham gia vào tất cả các thủ tục, với những đòi hỏi rất lớn về nguồn lực)
đều là không thích hợp.

136
CHƢƠNG 9: VỤ VIỆC DS 432 – TRUNG QUỐC – CÁC BIỆN PHÁP
LIÊN QUAN TỚI XUẤT KHẨU ĐẤT HIẾM, TUNGSTEN VÀ
MOLYPDENUM

I. Tóm tắt vụ việc

Hoa Kỳ và Trung Quốc mỗi bên kháng cáo một số vấn đề về luật và diễn
giải pháp lý được đưa ra trong Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc – Các
biện pháp liên quan đến việc xuất khẩu đất hiếm, Vonfram và Molypden,
WT/DS431/R (Báo cáo của Ban hội thẩm Hoa Kỳ). Trung Quốc cũng kháng
cáo một số vấn đề về luật và diễn giải pháp lý được đưa ra trong Báo cáo của
Ban hội thẩm, Trung Quốc - Các biện pháp liên quan đến việc xuất khẩu đất
hiếm, vonfram và molypden, WT/DS432/R (Báo cáo của Ban hội thẩm EU) và
trong Báo cáo của Ban hội thẩm, Trung Quốc - Các biện pháp liên quan đến
việc xuất khẩu đất hiếm, vonfram và molypden, WT/DS433/R (Báo cáo của
Ban hội thẩm Nhật Bản). Ban hội thẩm đã đưa ra những phát hiện của mình
dưới dạng một tài liệu duy nhất cấu thành ba Báo cáo riêng biệt của Ban hội
thẩm, gọi chung là "Báo cáo của Ban hội thẩm". Ban hội thẩm được thành lập
để xem xét các khiếu nại của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản (các bên
khiếu nại) đối với việc Trung Quốc sử dụng thuế xuất khẩu và hạn ngạch xuất
khẩu đối với các dạng đất hiếm khác nhau, vonfram, khác molypden.
Báo cáo này được gửi đến các nước thành viên WTO vào ngày 26 tháng 3
năm 2014.

II. Phân tích vụ việc

1. Lập luận của các bên


Các bên khởi kiện phản đối việc Trung Quốc áp thuế xuất khẩu đối với 58
sản phẩm đất hiếm, 15 sản phẩm vonfram và 9 sản phẩm molypden. Các khiếu
nại này tập trung vào hạn ngạch xuất khẩu liên quan đến 75 sản phẩm đất hiếm,
14 sản phẩm vonfram và 9 sản phẩm molypden. Đất hiếm, vonfram và
molypden là những khoáng chất tự nhiên được tìm thấy trong quặng khai thác
khác nhau. Các sản phẩm bị áp dụng các biện pháp bao gồm cả các khoáng chất
có trong tự nhiên, cũng như một số sản phẩm trung gian, nghĩa là các vật liệu đã
trải qua một số quá trình xử lý ban đầu, ví dụ, thành chất cô đặc, oxit, muối và
kim loại. Nói chung, các sản phẩm hạ nguồn trong đó đất hiếm, vonfram và
molypden được sử dụng cuối cùng không thuộc phạm vi điều chỉnh của các biện
pháp có vấn đề trong các tranh chấp này.

137
Bên khiếu nại đã xác định một số công cụ pháp lý liên quan đến khiếu nại
của mình, bao gồm luật khung của Trung Quốc, các quy định thực hiện, các luật
hiện hành khác và các biện pháp cụ thể hàng năm. Liên minh châu Âu và Nhật
Bản cũng đưa ra tuyên bố về các biện pháp thay thế và các biện pháp gia hạn,
trong khi Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố về "việc thực hiện các biện pháp có hiệu lực
cho đến nay".
Trước ban hội thẩm, những người khiếu nại cho rằng:
a. Đối với thuế xuất khẩu đối với đất hiếm, vonfram và molypden, các biện
pháp liên quan đang được đề cập không phù hợp với các nghĩa vụ của Trung
Quốc theo Đoạn 11.3 của Phần I của Nghị định thư về việc Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa gia nhập WTO (Nghị định thư về việc gia nhập của Trung Quốc) ;
b. Đối với hạn ngạch xuất khẩu đối với đất hiếm, vonfram và molypden,
các biện pháp có liên quan không phù hợp với Điều XI:1 của Hiệp định chung
về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) và các nghĩa vụ của Trung
Quốc theo Đoạn 1.2 của Phần I Hiệp định của Trung Quốc Nghị định thư gia
nhập, trong đó kết hợp các Đoạn 162 và 165 của Báo cáo của Ban công tác về
việc gia nhập của Trung Quốc (Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập của
Trung Quốc); khác
c. Đối với việc quản lý và phân bổ hạn ngạch xuất khẩu đối với đất hiếm
và molypden và cụ thể hơn là các hạn chế – chẳng hạn như thành tích xuất khẩu
trước đó và các yêu cầu về vốn đăng ký tối thiểu – đối với quyền kinh doanh
của các doanh nghiệp muốn xuất khẩu các sản phẩm đó, các biện pháp liên quan
không phù hợp với Đoạn 5.1 của Phần I trong Nghị định thư gia nhập của Trung
Quốc, cũng như với các nghĩa vụ của Trung Quốc theo Đoạn 1.2 của Nghị định
thư, trong đó kết hợp các cam kết trong Đoạn 83 và 84 của Báo cáo của Ban
công tác về việc gia nhập của Trung Quốc.
Để bảo vệ các biện pháp của mình, Trung Quốc tranh luận:
a. Rằng các ngoại lệ chung của Điều XX của GATT 1994 dành cho Trung
Quốc để bào chữa cho hành vi vi phạm có thể xảy ra đối với Đoạn 11.3 của
Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc, và rằng thuế xuất khẩu đối với đất
hiếm, vonfram và molypden là hợp lý theo Điều XX(b) của Hiệp định GATT
1994;
b. Rằng hạn ngạch xuất khẩu đối với đất hiếm, vonfram và molypden là
hợp lý theo Điều XX(g) của GATT 1994; khác

138
c. Rằng các cam kết về quyền thương mại trong Đoạn 5.1 của Nghị định
thư gia nhập của Trung Quốc và các Đoạn 83 và 84 trong Báo cáo của Ban công
tác về việc gia nhập của Trung Quốc không ngăn cản việc sử dụng thành tích
xuất khẩu trước đây và các yêu cầu về vốn đăng ký tối thiểu làm tiêu chí để
quản lý hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và molypden.
Vào ngày 9 tháng 10 năm 2012, ban hội thẩm đã nhận được yêu cầu từ
Canada về việc tăng cường quyền của bên thứ ba, bao gồm quyền truy cập của
bên thứ ba đối với toàn bộ cuộc họp nội dung và tất cả các văn bản đệ trình,
cũng như quyền đưa ra tuyên bố bằng miệng tại cuộc họp ban hội thẩm lần thứ
hai. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2012, sau khi tham khảo ý kiến của các bên
tranh chấp về yêu cầu này, ban hội thẩm đã từ chối yêu cầu của Canada.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 2012, trong văn bản đệ trình đầu tiên của mình,
Trung Quốc đã yêu cầu Ban Hội thẩm nhanh chóng ban hành phán quyết sơ bộ
về vấn đề liệu nghĩa vụ trong Đoạn 11.3 của Nghị định thư gia nhập của Trung
Quốc có tuân theo các ngoại lệ chung quy định tại Điều XX hay không. của
GATT 1994. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, sau khi tất cả các bên tranh chấp
gửi ý kiến về vấn đề này, Ban Hội thẩm đã thông báo cho các bên và bên thứ ba
rằng họ đã quyết định không đưa ra phán quyết về vấn đề này trước cuộc họp
đầu tiên của Ban Hội thẩm với các bên, sẽ được tổ chức vào ngày 26-28 tháng 2
năm 2013. Vào ngày 6 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc yêu cầu Ban hội thẩm
đưa ra phán quyết sơ bộ về vấn đề này trước cuộc họp đầu tiên, và vào ngày 8
tháng 2 năm 2013, Ban hội thẩm nhắc lại quyết định không làm như vậy. Thay
vào đó, Ban Hội thẩm thông báo với Trung Quốc rằng, nếu họ dự định đưa ra
một biện pháp bảo vệ thực chất theo Điều XX của GATT 1994 đối với Đoạn
11.3 của Nghị định thư gia nhập, thì họ nên đưa ra một trình bày biện hộ này
không muộn hơn ngày 15 tháng 2 năm 2013 để cho phép các bên và bên thứ ba
có cơ hội đáng kể để phản hồi tại cuộc họp ban hội thẩm đầu tiên. Trung Quốc
sau đó đã đệ trình văn bản biện hộ trước hạn chót đã nêu và, tại cuộc họp ban
hội thẩm đầu tiên, Ban hội thẩm đã thông báo cho các bên trong các tranh chấp
này rằng họ sẽ không đưa ra phán quyết sơ bộ về vấn đề này mà thay vào đó sẽ
giải quyết vấn đề trong các báo cáo của mình.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2013, Trung Quốc đã đệ đơn phản đối lên Ban
Hội thẩm liên quan đến một số vật chứng do những người khiếu nại đệ trình ở
giai đoạn cuối của quá trình tố tụng của Ban Hội thẩm. Trung Quốc yêu cầu ban
hội thẩm bác bỏ các tang vật được đề cập, cùng với tất cả các lập luận dựa trên
chúng. Bằng chứng mà Trung Quốc phản đối bao gồm 10 chứng cứ, trong đó có

139
bốn báo cáo của chuyên gia, đã được các nguyên đơn đệ trình lên Ban hội thẩm
vào ngày 17 tháng 7 năm 2013, cùng với các nhận xét của họ về câu trả lời của
Trung Quốc đối với các câu hỏi của Ban sau cuộc họp thứ hai của Ban hội thẩm.
Ban hội thẩm tạo cơ hội cho những người khiếu nại phản hồi yêu cầu của Trung
Quốc và Trung Quốc có cơ hội bình luận về các phản hồi đó, đồng thời bảo lưu
quyền quyết định liệu các chứng cứ liên quan có nên được coi là vấn đề bằng
chứng muộn về khả năng chấp nhận của chứng cứ tranh chấp hay không trong
các báo cáo của mình, và quyết định chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc rằng
các cuộc triển lãm sẽ bị từ chối, phán quyết rằng:… các tang vật liên quan đã
được gửi quá muộn; chúng có thể đã được gửi sớm hơn và theo cách phù hợp
với quy trình hợp pháp. Ngoài ra, những tang vật này không bổ sung cho bằng
chứng đã được ban hội thẩm chấp nhận. Theo như những gì ban hội thẩm có thể
thấy, họ không nói bất cứ điều gì mới hoặc khác biệt đáng kể so với những gì
được nêu trong các chứng cứ mà người khiếu nại đã nộp trước ngày 17 tháng 7
năm 2013.
2. Các vấn đề quan trọng
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2014, một ban hội thẩm của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đã đưa ra báo cáo về tranh chấp giữa Liên minh Châu Âu,
Nhật Bản và Hoa Kỳ với tư cách là nguyên đơn và Trung Quốc với tư cách là bị
đơn về quyền tiếp cận cái gọi là đất hiếm, cũng như vonfram và molypden. Ban
hội thẩm nhận thấy rằng Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT) và Nghị định thư
gia nhập bằng cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho các nhà sản xuất ở các quốc
gia khác, đồng thời tạo lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc. Hơn
nữa, Ban hội thẩm nhận thấy rằng Trung Quốc không thể viện dẫn các biện
minh theo Điều XX của GATT để biện minh cho việc vi phạm các điều khoản
liên quan của Nghị định thư gia nhập và, trong mọi trường hợp, Trung Quốc đã
không đáp ứng các yêu cầu của Điều XX. Quyết định của Ban hội thẩm có ý
nghĩa đối với quyền của Trung Quốc trong việc điều chỉnh theo các điều khoản
của Nghị định thư gia nhập cũng như bản chất của tiền lệ trong việc giải quyết
tranh chấp của WTO. Những vấn đề này có thể sẽ được Cơ quan phúc thẩm giải
quyết thêm sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc kháng cáo Báo cáo của Ban hội
thẩm.
Bản chất của đất hiếm
Thuật ngữ đất hiếm bao gồm mười bảy khoáng chất được sử dụng trong
sản xuất và chế tạo nhiều loại sản phẩm. Đất hiếm nhẹ được sử dụng trong sản

140
xuất thủy tinh và nhà máy lọc dầu. Đất hiếm nặng được sử dụng cho các sản
phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, màn hình phẳng và bóng đèn
huỳnh quang compact.
Mặc dù các nguyên tố này không phải là hiếm về mặt phân bố tổng thể của
chúng, nhưng chúng thường không được tìm thấy với số lượng đủ trong một
khu vực để biện minh cho việc khai thác của chúng trên cơ sở kinh tế. Trong khi
chỉ sở hữu 37% tổng trữ lượng đất hiếm toàn cầu, Trung Quốc chiếm hơn 95%
sản lượng toàn cầu vào năm 2010. Sau khoảng năm 2000, sản xuất đất hiếm
chuyển gần như hoàn toàn sang Trung Quốc. Cho đến năm 2010, giá đất hiếm
tăng mạnh, có ba trường hợp tăng hơn 15000% trong vòng một năm.
Việc khai thác và sản xuất đất hiếm rất nhạy cảm về mặt sinh thái, đặc biệt
nếu không tuân thủ các quy trình thích hợp. Bùn đất hiếm thường chứa các chất
phóng xạ. Bản thân quá trình sản xuất đòi hỏi phải sử dụng axit độc hại và
thường dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí và mức độ phóng xạ cao hơn.
Các biện pháp bị kiện
Viện dẫn những lo ngại về môi trường và sức khỏe con người cũng như sự
gia tăng hoạt động khai thác trái phép đất hiếm do giá tăng, Trung Quốc tuyên
bố đóng cửa một số hoạt động khai thác. Việc đóng cửa này chủ yếu diễn ra ở
miền nam Trung Quốc, tập trung quy trình sản xuất ở tỉnh Nội Mông phía bắc
dễ kiểm soát hơn, mặc dù vẫn còn những lo ngại về môi trường. Trung Quốc
chính thức tuyên bố giảm xuất khẩu vào cuối năm 2009, đặt hạn ngạch xuất
khẩu chỉ hơn 30.000 tấn mỗi năm, sau đó tiếp tục giảm vào năm 2010.
Bên khởi kiện đã cáo buộc các vi phạm khác nhau đối với Nghị định thư
gia nhập của Trung Quốc và GATT, liên quan đến thuế xuất khẩu, hạn ngạch
xuất khẩu cũng như quản lý và phân bổ xuất khẩu. Trung Quốc đã không cố
gắng bảo vệ các biện pháp của mình là tuân thủ Nghị định thư gia nhập hoặc
Điều XI của GATT, mà lập luận rằng chúng hợp lý vì lý do sức khỏe và môi
trường theo Điều XX (b) và (g) của GATT, tương ứng. Điều này dẫn đến một
câu hỏi quan trọng là liệu sự biện minh có trong Điều XX của GATT có mở
rộng đến việc vi phạm các điều khoản không có trong chính GATT hay không.
Phán quyết trƣớc của Cơ quan phúc thẩm về việc áp dụng Điều XX
của GATT đối với Nghị định thƣ gia nhập của Trung Quốc
Vào năm 2009, Cơ quan phúc thẩm đã cho rằng Trung Quốc có thể viện
dẫn Điều XX của GATT để bào chữa cho hành vi vi phạm khoản 5.1 của Phần I
Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc vì cách diễn đạt và lý do căn bản của

141
điều khoản cụ thể đó. Cụ thể như sau: Không ảnh hưởng đến quyền của Trung
Quốc trong việc điều chỉnh thương mại theo cách phù hợp với Hiệp định WTO.
Ngược lại, vào năm 2012, Cơ quan Phúc thẩm nhận thấy rằng Trung Quốc
không thể viện dẫn Điều XX của GATT để bào chữa cho hành vi vi phạm đoạn
11.3 của Phần I Nghị định thư gia nhập, liên quan đến thuế xuất khẩu, đối với
Nguyên liệu thô của Trung Quốc. Không giống như đoạn 5.1, đoạn 11.3 không
đề cập đến quyền điều chỉnh của Trung Quốc và do đó không có cơ sở để cho
phép viện dẫn Điều XX.
Giải thích về thuế xuất khẩu của Trung Quốc theo Điều XX (b) của
GATT
Trong vấn đề Đất hiếm Trung Quốc, Trung Quốc đã yêu cầu Ban hội thẩm
bác bỏ quyết định của Cơ quan phúc thẩm về Nguyên liệu thô Trung Quốc liên
quan đến sự sẵn có của Điều XX liên quan đến các vi phạm Nghị định thư gia
nhập, trên cơ sở các lập luận mới do Trung Quốc đưa ra. Sau khi xem xét các
quyết định trước đó của Cơ quan Phúc thẩm, Ban hội thẩm kết luận rằng đoạn
11.3 của Phần I Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc không phải tuân theo
các ngoại lệ chung trong Điều XX của GATT. Trung Quốc lập luận về khả năng
điều chỉnh vì mục đích môi trường, nhưng Ban hội thẩm nhận thấy rằng trong
trường hợp cụ thể này, Trung Quốc có thể đã dựa vào các biện pháp không phân
biệt đối xử khác để làm như vậy.
Kết quả này đã không đạt được nhất trí. Một thành viên hội đồng bất đồng
đã đồng ý với kết quả trong trường hợp cụ thể này, nhưng sẽ áp dụng Điều XX
ngoài GATT trên cơ sở Hiệp định WTO và các thành phần của nó (bao gồm cả
các nghị định thư gia nhập) bao gồm một cam kết duy nhất được giải thích một
cách tổng thể. Lưu ý đến mối quan hệ chặt chẽ giữa đoạn 11.3 và các Điều II và
XI của GATT, thành viên tham gia hội thảo bất đồng nhận thấy rằng trong các
tình huống liên quan đến các điều khoản WTO cộng, cần có sẵn các biện minh
trong GATT. Theo quan điểm của người bất đồng chính kiến, khả năng của
Trung Quốc viện dẫn Điều XX chỉ có thể bị từ chối bằng ngôn từ rõ ràng trong
Nghị định thư gia nhập.
Mặc dù nhận thấy rằng Điều XX không được áp dụng đối với điều khoản
liên quan của Nghị định thư gia nhập, Ban hội thẩm đã phân tích lập luận của
Trung Quốc rằng thuế xuất khẩu của nước này là hợp lý theo Điều XX (b) do
những tác hại mà việc khai thác và chế biến đất hiếm gây ra cho sức khỏe con
người . Điều XX (b) của GATT đưa ra lý lẽ biện minh cho các biện pháp cần
thiết để bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật,

142
tuân theo các yêu cầu về phân biệt đối xử và hạn chế thương mại trong đoạn mở
đầu (chương) của Điều XX. Ban hội thẩm thấy rằng thuế xuất khẩu của Trung
Quốc không có mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người. Thay vào đó, ban hội thẩm
cho rằng thuế xuất khẩu có tác dụng hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước bằng
cách tăng xuất khẩu các sản phẩm hạ nguồn. Ban hội thẩm bác bỏ khẳng định
của Trung Quốc rằng thuế xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức
khỏe con người bằng cách tăng giá, vì thuế làm tăng giá bên ngoài Trung Quốc
nhưng không làm tăng giá trong nước. Trên cơ sở đó, Ban hội thẩm kết luận
rằng thuế xuất khẩu của Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu kiểm tra cần thiết
và quy định tại Điều XX.
Giải thích hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc theo Điều XX (g) của
GATT
Điều XX (g) của GATT quy định một ngoại lệ đối với các biện pháp liên
quan đến bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt nếu các biện
pháp đó có hiệu lực cùng với các hạn chế đối với sản xuất hoặc tiêu dùng trong
nước. Ban Hội thẩm đã xem xét lý do của Trung Quốc về việc thiết lập hạn
ngạch xuất khẩu theo Điều XX (g) của GATT một cách rộng rãi hơn do tính
chất phức tạp của việc quản lý hạn ngạch đối với từng sản phẩm. Tuy nhiên,
Ban Hội thẩm đã bác bỏ biện hộ của Trung Quốc trên cơ sở này. Khó khăn
chính đối với Trung Quốc là hệ thống hạn ngạch xuất khẩu - được cho là khởi
xướng nhằm bảo vệ môi trường - không có hệ quả đối với các nhà sản xuất
trong nước.
Ban hội thẩm đã xác định tại Điều XX(g) sự mâu thuẫn "nguyên tắc chủ
quyền đối với tài nguyên thiên nhiên" và sự cần thiết phải đưa ra các hạn chế
theo cách "công bằng", tức là theo cách không tạo lợi thế cho ngành công
nghiệp trong nước so với các nhà sản xuất nước ngoài, kể cả về thiết kế hoặc
ứng dụng. Ban hội thẩm đã kết luận từ cách xử lý trước đây của Cơ quan phúc
thẩm đối với Tôm - Hoa Kỳ và Xăng dầu - Hoa Kỳ rằng Cơ quan phúc thẩm
không quan tâm đến tác động hoặc tác động thực tế của các biện pháp do một
Thành viên quản lý áp đặt nhằm hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước,
nhưng thay vào đó là liệu các biện pháp không phù hợp với GATT được cho là
được thực hiện vì lý do bảo tồn có thực sự là vì bảo tồn hay không.Theo lời của
ban hội thẩm, điều này dẫn đến một cuộc điều tra về sự cân bằng về quy định
hoặc cơ cấu. Trong trường hợp này, ban hội thẩm nhận thấy rằng các hạn ngạch
đã được thiết kế để dự trữ một lượng sản phẩm đất hiếm cho tiêu dùng trong
nước,‖ do đó ―đảm bảo một lượng đất hiếm tối thiểu cho các ngành công nghiệp

143
hạ nguồn trong nước, những ngành được khuyến khích xuất khẩu sản phẩm cuối
cùng của mình.‖ Đối với Điều XX, Trung Quốc lập luận rằng hạn ngạch xuất
khẩu không được lấp đầy vào năm 2012 và không phân biệt giữa nước ngoài và
trong nước. giám đốc. Tuy nhiên, Ban hội thẩm nhận thấy rằng Trung Quốc có
thể đã áp dụng các biện pháp thay thế ít xâm lấn hơn để đạt được các mục tiêu
tương tự, cụ thể là các biện pháp hành chính để hạn chế buôn lậu và hạn chế
tiêu dùng trong nước.

III. Bình luận, đánh giá nội dung

Các biện pháp bị thách thức đã tạo ra những thay đổi đáng kể trên các thị
trường quốc tế có liên quan. Ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc đã được
hợp nhất thành ba nhà sản xuất lớn và nhiều hoạt động khai thác nhỏ đã ngừng
hoạt động. Một số quốc gia khác đã bắt đầu tái phát triển khai thác đất hiếm,
giảm sự phụ thuộc vào các nguồn của Trung Quốc. Do đó, giá đất hiếm đã giảm
đáng kể kể từ mức cao nhất vào năm 2011.
Báo cáo của Ban hội thẩm đặt ra các vấn đề hệ thống quan trọng. Đầu tiên
trong số đó là bản chất tiền lệ của các báo cáo của Cơ quan phúc thẩm. Trong
những năm gần đây, Cơ quan phúc thẩm đã liên tục nêu bật mong muốn phát
triển hệ thống luật học nhất quán và có thể dự đoán được. Trong khi từ chối yêu
cầu của Trung Quốc rằng họ mở lại một vấn đề đã được Cơ quan Phúc thẩm
phán quyết, Ban Hội thẩm đã xem xét đầy đủ các lập luận của Trung Quốc để
Cơ quan Phúc thẩm có thể đánh giá chúng nếu quyết định bị kháng cáo.
Một vấn đề mang tính hệ thống thứ hai liên quan đến việc Điều XX của
GATT có thể bảo vệ các hành vi vi phạm các văn kiện khác dưới sự bảo trợ của
WTO. Đặc biệt với các nhận xét của thành viên ban hội thẩm bất đồng, Cơ quan
Phúc thẩm có thể phải quay lại vấn đề về sự sẵn có của Điều XX GATT trong
các hiệp định của WTO ngoài GATT. Vấn đề này có thể đặc biệt quan trọng
trong việc xác định mức độ mà các giao thức truy cập có thể hạn chế quyền của
các thành viên mới gia nhập (RAM) để điều chỉnh vì lý do sức khỏe và môi
trường. Ban hội thẩm tuyên bố rằng bất kỳ cách giải thích nào dẫn đến việc các
thành viên WTO bị ngăn cản về mặt pháp lý trong việc thực hiện các biện pháp
cần thiết để bảo vệ môi trường hoặc cuộc sống hoặc sức khỏe của con người,
động vật hoặc thực vật có thể sẽ không phù hợp với đối tượng và mục đích của
Hiệp định WTO.' Theo Ban hội thẩm, 'một kết quả như vậy thậm chí có thể tăng
lên đến mức 'vô lý rõ ràng hoặc không hợp lý'../.

144
CHƢƠNG 10: VỤ VIỆC CANADA – PROSCIUTTO DI PARMA
I. Tóm tắt vụ việc
Ngày 3/5/1999, Hiệp hội Consorzio del Prosciutto di Parma đã đệ đơn
khiếu nại theo Điều 4 TBR nhằm loại bỏ một số biện pháp thương mại của
Canada được cho là có ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu vào thị trường
Canada của Cộng đồng các nhà sản xuất Prosciutto di Parma (thịt giăm bông
sống đã qua xử lý). Hiệp hội này cũng đã thực hiện các thủ tục pháp lý tại
Canada để chống lại các hành vi này. Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu thực hiện điều
tra, xem xét vấn đề thiếu hụt bảo hộ về chỉ dẫn địa lý Prosciutto di Parma của
EU, và việc không có các biện pháp pháp lý để giải quyết hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong việc sử dụng nhãn hiệu ―Parma‖ của nhà sản xuất
Canada, Maple Leaf.
EU cho rằng mức độ bảo hộ chỉ dẫn địa lý Prosciutto di Parma sẽ chỉ rõ
ràng sau khi kết thúc hai thủ tục tố tụng tại tòa án Canada. Kết quả của các quy
trình tố tụng này đã xác lập rằng cả ―nhãn hiệu chính thức‖ của Consorzio được
cấp bởi TMO và nhãn hiệu Canada đều vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, vấn đề liệu
hai quyền đó có cùng đồng thời tồn tại không vẫn chưa được làm rõ trong các
bản án này.
Báo cáo của Ban Hội thẩm WTO được thông qua ngày 20/4/2005 trong vụ
việc DS174: EU – Bảo hộ Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông
nghiệp và thực phẩm lần đầu tiên giải quyết vấn đề tồn tại đồng thời một nhãn
hiệu và một chỉ dẫn địa lý. Theo đó, việc tồn tại đồng thời như vậy được cho
phép ―như một ngoại lệ hạn chế‖ của Điều 16.1, trên cơ sở Điều 17 của Hiệp
định TRIPS.
Tuy nhiên, ngày 30/11/2005, Tòa án Liên bang Canada Ontario (trong một
vụ kiện liên quan đến dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ) tuyên bố rằng các cơ quan
công quyền nước ngoài không được áp dụng Mục 9 của Luật Nhãn hiệu Canada
(―nhãn hiệu chính thức‖) và chỉ cơ quan có thẩm quyền của Canada có thể thực
hiện điều đó. Tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu ―Prosciutto Di Parma‖ của
Consorzio do đó vẫn chưa rõ ràng, và vấn đề này đã được đưa ra thảo luận trong
khuôn khổ Ủy ban Thương mại và Đầu tư EU – Canada (TISC) vào tháng
11/2007. EU đã đặt câu hỏi và được cơ quan chức năng của Canada trả lời vào
ngày 23/5/2008. Theo đó, Canada đưa ra giải thích về tình trạng đơn đăng ký
của Consorzio và đưa ra thêm một số giải thích về cơ chế hoạt động của hệ
thống nhãn hiệu Canada. Vấn đề này, cùng với hành động của Maple Leaf liên
quan đến nhãn hiệu chính thức (Nhãn hiệu ―Ducal Crown Mark‖ Parma) đã
145
được cấp năm 1998 mà Consorzio tuyên bố rằng vô hiệu, cũng đã được thảo
luận trong phiên họp TISC ngày 28/5/2008. Về cơ bản, Canada chỉ ra rằng họ
không thể lường trước được bất kỳ quyết định nào mà các tòa án có thể đưa ra
trong quá trình tố tụng có thể xảy ra sau này. Vấn đề này lại tiếp tục được thảo
luận trong phiên họp TISC ngày 25/11/2008 và ngày 15-16/7/2009, sau đó
Canada tiếp tục trả lời các câu hỏi được đưa ra bằng văn bản. Vấn đề này tiếp
tục được EU đưa ra trong chương trình thảo luận của TISC vào ngày 7/12/2009.
Nhãn hiệu tập thể ―Prosciutto di Parma‖ do Consorzio nộp đơn đăng ký đã
được Văn phòng Nhãn hiệu Canada (TMO) chấp thuận đăng ký vào tháng
12/2006 và được công bố vào ngày 24/01/2007. Maple Leaf đã đệ đơn phản đối
việc đăng ký này vào ngày 25/6/2007. Kể từ đó, cả Consorzio và Maple Leaf
đều thực hiện một số bước thủ tục pháp lý tại Ban Phản đối Nhãn hiệu. Khi
quyết định của Ban Phản đối Nhãn hiệu được ban hành, các bên có quyền khởi
kiện và khởi kiện phúc thẩm lên Tòa án Liên bang. Kết quả, vụ kiện này đã kéo
dài hơn 5 năm. Ngày 15/10/2009, Tòa án Liên bang Canada đã đưa ra phán
quyết bác bỏ đơn của Maple Leaf yêu cầu xóa bỏ nhãn hiệu ―Ducal Crown
Mark‖ Parma. Tòa án cũng tuyên bố, Maple Leaf phải trả chi phí tố tụng cho
Consorzio. Do đó, Consorzio vẫn giữ được các quyền của mình đối với nhãn
hiệu ―Ducal Crown Mark‖, với tên ―Parma‖ được ghi ở cạnh, trên lãnh thổ
Canada. Kết quả này củng cố thêm vị trí của Consorzio trong các quy trình tố
tụng khác liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu ―Parma‖ ở Canada. Tuy nhiên,
ngày 12/11/2009, Maple Leaf đã kháng cáo phán quyết này trước Tòa án Phúc
thẩm Liên bang. Kháng nghị đó đã bị bác bỏ vào tháng 9/2010, và Maple Leaf
một lần nữa được lệnh phải trả chi phí tố tụng cho Consorzio.
Maple Leaf sở hữu đơn đang chờ xin đăng ký nhãn hiệu Parma Design,
đã bị từ chối vào năm 2003 dựa trên cơ sở quyền của Consorzio đối với nhãn
hiệu ―Ducal Crown Mark‖. Kháng cáo của Maple Leaf lên Tòa án Liên bang
năm 2008 đã bị bác bỏ và đơn kháng cáo tiếp theo của Maple Leaf lên Tòa án
Phúc thẩm Liên bang một lần nữa bị bác bỏ vào tháng 9/2010. Vào ngày
16/12/2010, Văn phòng Nhãn hiệu Canada chính thức từ chối đơn đăng ký của
Maple Leaf đối với nhãn hiệu Parma Design.
Sau đó, Prosciutto di Parma chính thức được công nhận là chỉ dẫn địa lý
theo Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện giữa EU và Canada (CETA)
và Maple Leaf được phép giữ nhãn hiệu của mình (cùng tồn tại).

146
II. Phân tích vụ việc
Vụ việc xoay quanh tranh chấp về nhãn hiệu ―Parma‖. Theo đó, thương
hiệu ―Prosciutto di Parma‖ đã được Hiệp hội thực phẩm của Ý đăng ký nhãn
hiệu độc quyền tại Canada đối với sản phẩm thịt giăm bông đã qua xử lý có xuất
xứ từ vùng Parma, Ý. Tuy nhiên, việc đăng ký này đã bị tranh chấp bởi một
doanh nghiệp tư nhân Canada, Maple Leaf Meats. Lý do chính của tranh chấp
này là bởi thương hiệu nêu trên đã bao hàm cả chỉ dẫn địa lý (―Parma‖ là một
vùng của Ý). Việc thương hiệu ―Prosciutto di Parma‖ được đăng ký bị cáo buộc
là vi phạm nhãn hiệu ―Parma‖ đã được Maple Leaf Meats đăng ký trước đó ở
Canada. Kết quả, các sản phẩm thịt giăm bông có xuất xứ từ vùng Parma đã bị
cấm xuất khẩu vào thị trường Canada dưới nhãn hiệu Prosciutto di Parma. Việc
xác định xem liệu chỉ dẫn địa lý có được bao hàm trong tên gọi của thương hiệu
hay không vẫn đang được thảo luận trong chương trình nghị sự của Hiệp định
về Thực thi các quyền Sở hữu trí tuệ và các khía cạnh liên quan (TRIPS). Chỉ
dẫn địa lý là nhằm xác định xuất xứ của một hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh thổ
của một Thành viên hoặc khu vực nơi mà một số đặc điểm nhất định của hàng
hóa đó có được là do xuất xứ địa lý (Điều 22.1 Hiệp định TRIPS). Chỉ dẫn địa
lý và nhãn hiệu là hai quyền riêng biệt được bảo hộ quốc tế theo Hiệp định
TRIPS. Tuy nhiên, sự độc quyền của hai quyền này được xác định theo pháp
luật của từng quốc gia thành viên.
Hiệp hội Consorzio del Prosciutto di Parma được thành lập năm 1963
nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, người chăn nuôi và thương nhân
tham gia sản xuất Prosciutto di Parma. Hiệp hội này được công nhận bởi Nghị
định cấp Bộ trưởng của Ý ngày 3/7/1978, trên cơ sở Luật số 506 ngày 4/7/1970.
Vai trò của Hiệp hội là giám sát chỉ dẫn địa lý Prociutto di Parma và nhãn hiệu
Ducal Crown.
Về sản phẩm, chỉ dẫn địa lý ―Prociutto di Parma‖ áp dụng đối với các sản
phẩm thịt giăm bông đã qua xử lý của vùng Parma, Ý, mang những đặc điểm
khác biệt đáng kể so về phương pháp chế biến so với thịt giăm bông đã qua chế
biến của Canada.
Sản phẩm này là một trong 41 sản phẩm EU ưu tiên bảo hộ trên thị
trường quốc tế, nhằm tránh việc các sản phẩm tại các thị trường khác mượn tên
chỉ dẫn địa lý để gây nhầm lẫn đối với các sản phẩm chất lượng cao của EU.
Thịt giăm bông Parma đã được EU bảo hộ theo Thông tư số 2081/92, bao gồm
việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý (PGI) và bảo hộ chỉ dẫn xuất xứ (PDO). Tuy nhiên,
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, ngoài quy định tại Hiệp định TRIPS, EU và

147
Canada chưa có bất kỳ thỏa thuận song phương nào khác liên quan đến bảo hộ
chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm thực phẩm.
Tranh chấp giữa Ý và Canada về thịt giăm bông Parma không chỉ giới
hạn ở khía cạnh quyền PGI hay PDO, mà còn ở cả khía cạnh tranh chấp về nhãn
hiệu. Trong vụ việc này, nhãn hiệu Ducal Crown là nhãn hiệu chính thức chứng
thực rằng sản phẩm thịt giăm bông được sản xuất từ vùng Parma, Ý. Tuy nhiên,
các nhà sản xuất Ý không thể xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường
Canada, do các nhà sản xuất Canada đã đăng ký bảo hộ đối với các sản phẩm
thịt giăm bông trong nước dưới nhãn hiệu Parma từ năm 1971.
Pháp luật Canada chỉ bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Canada đối với các sản
phẩm như rượu và đồ uống có cồn. Do đó, Consorzio đã khởi kiện với lý do
Canada đã bảo hộ một nhãn hiệu đánh lừa người tiêu dùng về bản chất, quy
trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm thịt giăm bông.
Consorzio đã nộp ba đơn đăng ký nhãn hiệu. Thịt giăm bông Parma đã
được nộp vào 19/10/1984, và bị Văn phòng Nhãn hiệu Canada (TMO) từ chối
vào ngày 04/02/1985 với lý do nhãn hiệu này đã được đăng ký bởi Maple Leaf
Meats. Nhãn hiệu Prosciutto di Parma đã được nộp đồng thời và cũng bị từ chối
với lý do tương tự. Đơn thứ ba được nộp nhằm đăng ký nhãn hiệu Ducal Crown
cũng đồng thời bị từ chối với lý do tương tự. Mặc dù vậy, cả ba đơn đăng ký
này vẫn chưa bị bác bỏ một cách chính thức. Do các biện pháp quản lý nhãn
hiệu trong vụ việc này liên quan đến pháp luật nội bộ của Canada, nên không có
bất kỳ cáo buộc vi phạm nào từ phía EU liên quan đến Điều XI.1 Hiệp định
GATT 1994, đối với việc Canada cấm nhập khẩu giăm bông đã qua xử lý
Prosciutto di Parma. Việc đăng ký nhãn hiệu Parma tại Canada có công bằng và
hợp pháp tại thời điểm đăng ký hay không vẫn đang tiếp tục được thảo luận tại
Tòa án Liên bang Canada.
Ngày 3/5/1999, Hiệp hội Consorzio del Prosciutto di Parma đã đệ đơn
khiếu nại theo Điều 4 TBR nhằm loại bỏ một số biện pháp thương mại của
Canada được cho là có ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất khẩu vào thị trường
Canada của Cộng đồng các nhà sản xuất Prosciutto di Parma (thịt giăm bông
sống đã qua xử lý). Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu thực hiện điều tra, xem xét vụ
việc. Kết quả điều tra theo quy trình TBR cho thấy vấn đề thiếu hụt bảo hộ về
chỉ dẫn địa lý Prosciutto di Parma của EU, và việc không có các biện pháp pháp
lý để giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong việc sử dụng nhãn
hiệu ―Parma‖ của nhà sản xuất Canada, Maple Leaf, vốn đã được đăng ký từ
trước đó tại thị trường Canada.

148
Khi đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ, rất khó để có thể chứng minh các
quyền này đối với các sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS đã
đưa ra một số quy định nhằm bảo hộ tên một số sản phẩm thực phẩm cụ thể gắn
liên với chỉ dẫn về địa lý (Chỉ dẫn địa lý đối với thực phẩm). Khoản 1 Điều 24
Hiệp định TRIPS quy định: ―Các Thành viên thoả thuận sẽ tham gia các cuộc
đàm phán nhằm tăng cường việc bảo hộ từng chỉ dẫn địa lý cụ thể theo Điều 23.
Không Thành viên nào được sử dụng các quy định tại các khoản từ 4 đến 8 sau
đây để từ chối tham gia đàm phán hoặc ký kết các thoả thuận song phương
hoặc đa phương. Trong các cuộc đàm phán đó, các Thành viên phải có thiện
chí xem xét khả năng tiếp tục áp dụng các quy định nói trên đối với từng chỉ
dẫn địa lý cụ thể mà việc sử dụng các chỉ dẫn đó là nội dung đàm phán.‖ Mặc
dù Điều 24(1) Hiệp định TRIPS yêu cầu các quốc gia thành viên WTO nâng cao
mức độ bảo hộ chung đối với chỉ dẫn địa lý, nhưng điều khoản này không quy
định cụ thể việc bảo hộ này được thực hiện thế nào. Cấu trúc lỏng lẻo của Hiệp
định TRIPS đã tạo ra các lỗ hổng buộc EU phải bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của
mình thông qua Thông tư số 2081/92 ngày 14/7/1992.
Sau khi điều tra theo quy trình TBR, EU cho rằng mức độ bảo hộ chỉ dẫn
địa lý Prosciutto di Parma sẽ chỉ rõ ràng sau khi kết thúc hai thủ tục tố tụng tại
tòa án Canada.
Mặc dù vụ việc liên quan chủ yếu đến pháp luật nội bộ của Canada, tuy
nhiên kết quả vụ việc sẽ tác động gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế
giữa Canada và EU, vì các nhà sản xuất Ý sẽ phải thay đổi tên sản phẩm của họ,
dù cho họ đáng lẽ được hưởng sự bảo hộ đầy đủ của các quy định về chỉ dẫn địa
lý.
Vụ việc tranh chấp liên quan đến bốn khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên liên
quan đến sự sơ suất của Canada trong việc cho phép đăng ký nhãn hiệu
Prosciutto di Parma là nhãn hiệu tập thể. Thứ hai là ý định xóa nhãn hiệu nội địa
Parma khỏi Cơ quan đăng ký nhãn hiệu Canada. Thứ ba liên quan đến việc
không có các biện pháp thích hợp để giảm bớt tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh do sử dụng nhãn hiệu Parma của các nhà sản xuất nội địa Canada. Cuối
cùng là hành động cấm nhập khẩu sản phẩm giăm bông mang chỉ dẫn địa lý
Prociutto di Parma, với lý do các sản phẩm thịt giăm bông nội địa Canada đã
được đăng ký dưới tên gọi này.
Việc sử dụng nhãn hiệu Parma đối với sản phẩm giăm bông nội địa
Canada chắc chắn sẽ gây hiểu lầm cho người sử dụng. Theo khảo sát của Maple
Leaf Meats, hầu hết người tiêu dùng Canada không biết đến sự liên quan giữa từ

149
Parma với nước Ý. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Consorzio di Prosciutto di
Parma lại cho thấy rằng, hầu hết người tiêu dùng khi nghe thuật ngữ này đều
liên tưởng đến nước Ý. Hơn nữa, khi bao bì thịt Parma hiển thị màu quốc gia
của Ý, đa số thị trường đều kết luận rằng sản phẩm đó phải đến từ Ý. Tệ hơn
nữa, nhãn hiệu Parma của Canada đã được viết bằng tiếng Ý, dễ dàng gây hiểu
lầm đối với cả những người tiêu dùng hiểu biết hơn. Do đó, nhãn hiệu của
Canada không chỉ tương tự hay trùng với chỉ dẫn địa lý của Ý. Nhãn hiệu này
đã gây ra hiểu lầm cho công chúng về nguồn gốc của sản phẩm. Trong vụ việc
này, rất khó để có thể xem xét một cách thỏa đáng, khi các điều 22.3, 24.5 và
24.8 của Hiệp định TRIPS lại mâu thuẫn liên quan đến sự chồng chéo giữa chỉ
dẫn địa lý và nhãn hiệu.
Khoản 3 Điều 22.3 Hiệp định TRIPS quy định: ―Mỗi Thành viên phải,
mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia cho phép như vậy hoặc theo yêu cầu của bên
liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có chứa
hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hoá không bắt
nguồn từ lãnh thổ tương ứng, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu hàng
hoá cho những hàng hoá như vậy tại nước Thành viên đó khiến công chúng
hiểu sai về xuất xứ thực.‖
Khoản 5 Điều 24 Hiệp định TRIPS quy định: ―Đối với nhãn hiệu hàng
hoá đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký một cách có thiện ý hoặc
đối với các quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đạt được thông qua việc sử dụng
có thiện ý thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) trước thời điểm thi hành các quy định này ở nước Thành viên đó như
quy định tại Phần VI dưới đây; hoặc
b) trước khi chỉ dẫn địa lý liên quan được bảo hộ ở nước xuất xứ;
Các biện pháp được áp dụng để thi hành quy định của Mục này không
được làm ảnh hưởng đến khả năng được đăng ký hoặc hiệu lực đăng ký của
nhãn hiệu hàng hoá, hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, với lý do nhãn
hiệu hàng hoá nói trên trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý.‖
Khoản 8 Điều 24 quy định: ―Các quy định của Mục này không được làm
ảnh hưởng đến quyền của bất kỳ người nào được sử dụng trong hoạt động
thương mại, tên của mình hoặc tên của người chuyển nhượng hoặc để thừa kế
doanh nghiệp cho mình, trừ trường hợp tên đó được sử dụng theo cách thức lừa
dối công chúng.‖

150
Hiệp định TRIPS cũng không có quy định cụ thể về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
đối với sản phẩm thực phẩm, chỉ có quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý bổ sung
đối với rượu vang và rượu mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, báo cáo của Ban Hội thẩm WTO được thông
qua ngày 20/4/2005 trong vụ việc DS174: EU – Bảo hộ Nhãn hiệu và Chỉ dẫn
địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm lần đầu tiên giải quyết vấn
đề tồn tại đồng thời một nhãn hiệu và một chỉ dẫn địa lý. Theo đó, việc tồn tại
đồng thời như vậy được cho phép ―như một ngoại lệ hạn chế‖ của Điều 16.1,
trên cơ sở Điều 17 của Hiệp định TRIPS.
Khoản 1 Điều 16 Hiệp định TRIPS quy định: ―Chủ sở hữu một nhãn hiệu
hàng hoá đã đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm những người không được
phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc
tương tự cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hoá
hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có
nguy cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng
hoá hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêu trên sẽ
không làm tổn hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các
Thành viên cấp các quyền trên cơ sở sử dụng‖.
Điều 17 Hiệp định TRIPS quy định: ―Các Thành viên có thể quy định một
số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được cấp liên quan đến một nhãn hiệu
hàng hoá, chẳng hạn như việc sử dụng với mục đích lành mạnh các thuật ngữ
mang tính chất mô tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và của các bên thứ ba.‖
Kết quả của các quy trình tố tụng này đã xác lập rằng cả ―nhãn hiệu chính
thức‖ của Consorzio được cấp bởi TMO và nhãn hiệu Canada đều vẫn còn hiệu
lực. Tuy nhiên, vấn đề liệu hai quyền đó có cùng đồng thời tồn tại không vẫn
chưa được làm rõ trong các bản án này.
Như đã trình bày ở trên, tại thời điểm vụ việc tranh chấp xảy ra, giữa EU
và Canada chưa có thỏa thuận chung nào liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối
với các sản phẩm thực phẩm. Ngoài quy định tại Hiệp định TRIPS, Canada và
EU cũng đã ký kết Hiệp định về rượu vang và rượu mạnh năm 2003, đưa ra các
quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm đồ uống có cồn.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt về cơ sở pháp lý trong vấn đề bảo hộ chỉ
dẫn địa lý đối với các sản phẩm thực phẩm, trong khuôn khổ đàm phán Hiệp
định Thương mại Kinh tế toàn diện Canada – EU (CETA), EU đã đưa bổ sung

151
nội dung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm thực phẩm vào nội dung
đàm phán. Kết quả, quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong khuôn khổ CETA
đã bao gồm cả việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm thực phẩm.
Điều 20.16 Hiệp định CETA quy định: ―chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn nhằm xác
định một sản phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một
Bên, hoặc một vùng hoặc địa phương trên lãnh thổ đó, nơi chất lượng, danh
tiếng hoặc đặc tính nhất định của sản phẩm về cơ bản là do nguồn gốc địa lý
của sản phẩm đó;…‖.
Hiệp định CETA có hiệu lực tạm thời vào năm 2017. Hiệp định CETA là
một trong những hiệp định có mức cam kết cao nhất trong số các hiệp định
thương mại của EU. Với việc ký kết Hiệp định CETA, EU được cho là đã đạt
được mục tiêu đàm phán khi: (i) xóa bỏ 99% tất cả các dòng thuế, trong đó 98%
số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực tạm thời; (ii) đạt được
mục tiêu của EU đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý; và (iii) cải thiện năng
lực tiếp cận thị trường của các công ty EU đối với thị trường dịch vụ Canada.
Việc EU thành công đưa các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các
sản phẩm thực phẩm vào Hiệp định CETA đã buộc Canada phải sửa đổi pháp
luật trong nước về nhãn hiệu, để bảo hộ các nhãn hiệu về chỉ dẫn địa lý. Theo
Hiệp định CETA, tiêu chí phân biệt quan trọng giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
là nhãn hiệu được sử dụng cho mục đích kinh doanh nhằm phân biệt sản phẩm
của một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, trong khi chỉ dẫn địa lý nhằm xác
nhận xuất xứ hợp pháp đối với một số sản phẩm cụ thể.
Sau khi CETA có hiệu lực tạm thời vào tháng 9/2017, các nhà sản xuất
Prosciutto di Parma cuối cùng cũng đã được cho phép bán các sản phẩm của
mình trên thị trường Canada mà không phải lo đối diện với các vụ kiện, do tên
gọi này đã được bảo hộ theo quy định về chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định CETA.
Tuy nhiên, quy định này đã gây khó khăn cho Maple Leaf, do doanh nghiệp này
không còn có thể sở hữu nhãn hiệu đối với thịt giăm bông Parma nữa, đồng thời
phải đổi tên sản phẩm của mình thành ―Parma-style Prosciutto‖.
III. Bình luận, đánh giá nội dung
Nhằm thực thi vòng đàm phán Uruguay, EU đã xây dựng một cơ chế
phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của các
Hiệp định WTO, cũng như theo quy định của các hiệp định thương mại quốc tế
khác. TBR được xây dựng nhằm trao cho khu vực tư nhân thẩm quyền khiếu
kiện các biện pháp thương mại không hợp pháp theo pháp luật quốc tế, và yêu

152
cầu các cơ quan có thẩm quyền của EU can thiệp một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhằm xử lý các biện pháp này. Công cụ phòng vệ thương mại này ra đời
nhằm thay thế Công cụ Chính sách Thương mại mới65, được xây dựng từ năm
1984, nhằm ứng phó với các biện pháp thương mại không công bằng của đối tác
nước ngoài. Tuy nhiên, công cụ chính sách này trước đây rất hiếm khi được áp
dụng.
So với công cụ chính sách tiền lệ, TBR được đánh giá là công cụ phòng vệ
mạnh mẽ hơn nhằm chống lại các biện pháp thương mại mà EU cho rằng không
phù hợp vơi pháp luật thương mại quốc tế. TBR bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/01/199566.
TBR được xây dựng nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân EU kinh doanh tại các
thị trường đối tác nước ngoài ứng phó với các biện pháp được đánh giá là trái
với pháp luật thương mại quốc tế. Phương pháp xử lý các biện pháp được cho là
trái với pháp luật thương mại quốc tế rất đa dạng, bao gồm việc khởi kiện trong
diễn đàn WTO, hoặc các diễn đàn thương mại song phương, khu vực khác mà
EU và đối tác là thành viên. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, EU vẫn ưu tiên lựa
chọn giải pháp thỏa thuận với đối tác, hơn là đưa vụ việc ra các diễn đàn giải
quyết tranh chấp thương mại song phương, khu vực và quốc tế.
Kể từ khi có hiệu lực năm 1995, TBR đã cho thấy vai trò là một công cụ
phòng vệ hiệu quả của EU chống lại các biện pháp thương mại do đối tác áp
dụng mà EU cho rằng vi phạm pháp luật thương mại quốc tế. Điều đáng nói là
TBR xem xét vụ việc vi phạm trên cơ sở pháp luật quốc tế mà cả EU và đối tác
đều là thành viên.
Vụ việc này đã một lần nữa cho thấy quyết tâm của EU trong việc bảo hộ
các doanh nghiệp EU tại các thị trường đối tác. Đây là một vụ việc thú vị liên
quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm thực phẩm.
Trong vụ việc này, quy trình TBR một lần nữa đã cho thấy tính hiệu quả và
thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp EU. Mặc dù sau khi kết thúc quá
trình điều tra theo quy trình TBR, EU nhận thấy đã có sự thiếu hụt pháp lý giữa
EU và Canada liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản
phẩm thực phẩm. Điều này dẫn tới hệ quả EU không thể một cách trực tiếp sử
dụng các công cụ pháp lý để buộc đối tác là Canada phải thực hiện việc bảo hộ

65
Công cụ Chính sách Thương mại mới (NCPI) được quy định tại Thông tư số 2631/84 ngày
17/9/1984 về tăng cường chính sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện
pháp thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
66
Thông tư Hội đồng số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
153
cho các doanh nghiệp EU. Để ứng phó, EU đã rất kiên trì và bền bỉ, từng bước
thực hiện các quy trình ngoại giao (nhiều phiên tham vấn, gây áp lực trong
khuôn khổ các Phiên họp của TISC), mặt khác thúc giục doanh nghiệp tiếp tục
theo đuổi các quy trình tố tụng trên cơ sở pháp luật Canada, đồng thời thực hiện
các phiên đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định CETA theo hướng bổ sung các
quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm thực phẩm. Bằng các bước
kiên trì và bền bỉ này, EU đã đưa ra cam kết mạnh mẽ trong việc bảo hộ các
doanh nghiệp EU hoạt động thông suốt và hiệu quả trên thị trường đối tác.
Việc thực hiện quy trình điều tra TBR đã giúp EU có được cái nhìn tổng
quan đối với vụ việc tranh chấp, để từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho
doanh nghiệp. Thực tế diễn biến vụ việc này cho thấy, đây là vụ việc rất phức
tạp, khi ngay cả các quy định trong Hiệp định TRIPS cũng không giải quyết
được vấn đề giữa hai bên. Điều này buộc EU phải đưa ra nhiều giải pháp để hỗ
trợ doanh nghiệp xử lý vấn đề, bao gồm cả việc vận dụng các công cụ ngoại
giao, pháp luật trong nước của đối tác và đàm phán để xây dựng quy tắc chung
giữa hai bên.
Trong vụ việc này, vai trò của Hiệp hội Consorzio del Prosciutto di Parma
cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp này một mặt đã rất tích cực trong việc theo
đuổi các quy trình tố tụng tại Canada nhằm bảo hộ cho thương hiệu Prosciutto
di Parma tại Canada, mặt khác đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền
của EU để tìm các giải pháp khác giải quyết triệt để vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý
đối với sản phẩm của Hiệp hội.
IV. Khuyến nghị
Đối với đối tác EU, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam cần
lưu ý:
Thứ nhất, coi quy trình điều tra TBR của EU như một công cụ cảnh báo
sớm giải quyết tranh chấp với EU. Ngay khi quy trình điều tra này được khởi
động, cần tích cực chuẩn bị các bước cần thiết cho việc tiến hành hòa giải hoặc
tham gia quy trình giải quyết tranh chấp với EU trong tương lai.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc đạt được đồng thuận
giữa EU và Việt Nam là rất quan trọng, có thể giúp chấm dứt sớm quy trình tố
tụng, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Đây là công cụ quan trọng, cần
được tính toán và sử dụng một cách hợp lý, thận trọng, giúp tối đa hóa lợi ích
của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong vụ việc này, cần lưu
ý rằng EU rất linh hoạt trong việc giải quyết các vụ việc theo quy trình TBR, kể

154
cả trong trường hợp chưa có các quy định song phương liên quan giữa các Bên.
Trong các vụ việc như vậy, giải pháp ngoại giao luôn được EU coi trọng, gây
sức ép.
Thứ ba, trong bối cảnh diễn đàn giải quyết tranh chấp WTO đang lâm vào
bế tắc, xu hướng EU vận dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tại các diễn đàn
khác ngày càng rõ rệt, đặc biệt là các diễn đàn song phương. Do đó, các cơ quan
quản lý Việt Nam cần nắm vững các quy định trong Hiệp định EVFTA, nghiên
cứu sâu và toàn diện đối với các biện pháp, quy định thương mại mới ban hành
trên cơ sở vận dụng linh hoạt và hiệu quả các quy định trong WTO và EVFTA.
Thứ tư, công cụ giải quyết tranh chấp là công cụ được EU thường xuyên
và ưu tiên áp dụng nhằm gây sức ép cho các đối tác thương mại. Do đó, để nắm
chắc và rõ về đối tác, làm cơ sở cho hoạt động giải quyết tranh chấp trong tương
lai, Việt Nam cần thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các vụ việc về
giải quyết tranh chấp do đối tác EU khởi xướng hoặc là bên bị kiện, các chính
sách mới về giải quyết tranh chấp mà EU áp dụng, ban hành mới, từ đó nắm rõ
cách thức tiếp cận, xây dựng hệ thống dữ liệu về giải quyết tranh chấp cho đối
tác EU làm cơ sở cho việc tham gia giải quyết tranh chấp với đối tác này trong
tương lai./.

155
CHƢƠNG 11: VỤ VIỆC CHI LÊ – CÁ KIẾM

I. Tóm tắt vụ việc

Thủ tục áp dụng Thông tư về Rào cản Thương mại của EU (TBR) được áp
dụng trong vụ việc Chi-lê – Cá kiếm vào năm 1998, liên quan đến việc Chi-lê
ban hành lệnh cấm quá cảnh và vận chuyển cá kiếm tại các cảng của Chi-lê.
Theo đó, dựa trên Điều 165 Luật Đánh bắt thủy sản Chi-lê (Ley General de
Pesca y Acuicultura), Nghị định Tối cao 430 ngày 28/9/1991, được gia hạn bởi
Nghị định số 598 ngày 15/10/1999, chính phủ Chi-lê đã cấm các hoạt động quá
cảnh và vận chuyển cá kiếm tại các cảng biển của Chi-lê.
Ngày 26/5/1998, Hiệp hội quốc gia Tây Ban Nha về sở hữu cá thân dài
vùng nước sâu (ANAPA) đã nộp đơn khiếu nại theo TBR, nhằm khởi kiện việc
Chi-lê vi phạm các nghĩa vụ theo GATT 1994 và một số quy định của Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ủy ban Châu Âu đã tiến hành thủ tục
kiểm tra đối với vụ việc này vào ngày 10/7/1998.
Sau quá trình điều tra sơ bộ trên cơ sở quy định tại TBR, EU kết luận rằng
quy định của Chi-lê đã vi phạm nguyên tắc tự do quá cảnh theo Điều V Hiệp
định GATT. Bên cạnh đó, việc Chi-lê không cho phép các tàu cá EU cập cảng
Chi-lê, do đó không thể nhập khẩu cá vào Chi-lê là vi phạm quy định Điều XI
Hiệp định GATT 1994. EU cũng nhấn mạnh Chi-lê không thể viện dẫn áp dụng
theo các ngoại lệ chung được quy định tại phần lời mở đầu và các đoạn (b) và
(g) Điều XX Hiệp định GATT.
Theo EU, các quy định này của Chi-lê khiến cho các tàu cá của EU hoạt
động trong vùng biển Nam Thái Bình Dương không thể vận chuyển hoặc quá
cảnh cá kiếm vào các cảng Chi-lê. Việc áp dụng các quy định của Chi-lê đã làm
gia tăng chi phí cơ bản, và do đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh đối với mặt
hàng cá kiếm đông lạnh của EU. Các quy định này cũng gây ảnh hưởng tới cả
các sản phẩm cá kiếm tươi và đông lạnh xuất khẩu từ EU sang thị trường Hoa
Kỳ. Các biện pháp này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của khu
vực Galicia thuộc EU.
Nhận thấy các ảnh hưởng nghiêm trọng này, ngày 18/4/2000, Ủy ban Châu
Âu đã nộp đơn khởi kiện Chi-lê trong khuôn khổ Cơ chế giải quyết tranh chấp
WTO. Về phần mình, Chi-lê cũng nộp đơn khởi kiện EU theo thủ tục giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển.

156
Ngày 22-24/01/2001, EU và Chi-lê đã họp và đạt được Thỏa thuận Tạm
thời. Theo đó, hai bên thống nhất tạm hoãn đồng thời quy trình tố tụng dựa trên
một giải pháp chính trị: bốn tàu Chi-lê và bốn tàu EU sẽ đồng thời tham gia vào
chương trình nghiên cứu chung về đánh bắt cá kiếm, và được cho phép đánh bắt
cá kiếm với sản lượng 1.000 tấn/năm và được cập bến 3 cảng Chi-lê để vận
chuyển cá. Bên cạnh đó, các bên cũng đề xuất một thỏa thuận đa phương về bảo
hộ cá kiếm.
Dựa trên Thỏa thuận này, Chi-lê và EU đã đồng thời xin tạm hoãn thủ tục
tố tụng trong khuôn khổ diễn đàn ITLOS (Tòa án quốc tế về Luật Biển) và diễn
đàn WTO. Tuy nhiên, mỗi bên vẫn bảo lưu quyền khôi phục thủ tục tố tụng bất
cứ khi nào nếu Thỏa thuận nêu trên không được tuân thủ. Việc đồng thời tạm
hoãn thủ tục tố tụng tại diễn đàn ITLOS và WTO được kéo dài đến hết năm
2009.
Vào tháng 5/2004, chính phủ Chi-lê thông qua Nghị định số 123, liên quan
đến việc các phương tiện đánh cá nước ngoài cập bến cảng Chi-lê. Trả lời quan
ngại từ phía EU đối với các tàu EU và quyền của các tàu này theo Thỏa thuận
năm 2001, Đại sứ Chi-lê tại EU chỉ ra rằng, theo một Công hàm và Bản ghi nhớ
ngày 13/9, Nghị định 123 không ảnh hưởng tới quyền của tàu EU hoạt động
theo Thỏa thuận năm 2001.
Ngày 7/4/2008, Hội đồng Bộ trưởng EU đã thông qua một loạt các chỉ thị
hướng tới đàm phán một thỏa thuận thường trực với Chi-lê. Ngày 15-
16/10/2008, Ủy ban Châu Âu và Chính phủ Chi-lê đã thống nhất, sau khi hoàn
thành thủ tục nội bộ, đạt được Thỏa thuận liên quan đến Bảo tồn Môi trường Cá
kiếm tại khu vực Nam Thái Bình Dương.
Theo yêu cầu của EU và Chi-lê, ngày 16/12/2009, ITLOS đã thông qua
Lệnh chấm dứt vụ việc này tại ITLOS. Ngày 28/5/2010, EU và Chi-lê thông báo
tới Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO đề nghị chấm dứt vụ việc này tại WTO.
Hội đồng đã thông qua quyết định ngày 3/6/2010.
II. Phân tích vụ việc
Đây là vụ việc khá thú vị, khi liên quan đồng thời đến cả hai phương diện
quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Luật Biển và cam kết thương mại
quốc tế. Trong vụ việc này, các bên dựa trên lập trường của mình, đã đưa vụ
việc ra hai diễn đàn giải quyết tranh chấp quốc tế khác nhau (ITLOS và WTO).

157
Điều đáng nói là, vụ việc này bắt nguồn từ yêu cầu điều tra của khu vực tư
nhân EU, trên cơ sở quy định tại TBR, đối với biện pháp Chi-lê áp dụng được
EU cho là vi phạm pháp luật thương mại quốc tế.
Vụ việc này này xoay quanh một mặt hàng thủy sản quan trọng, cá kiếm
(tên Latin: Xiphias gladius). Đây là một mặt hàng thủy sản quan trọng, rất có
giá trị kinh tế. Nhằm giảm thiểu mức độ đánh bắt mặt hàng này, Luật Đánh bắt
Thủy sản Chi-lê cấm việc vận chuyển và quá cảnh cá kiếm đánh bắt từ khu vực
biển sâu thuộc biên giới vùng đặc quyền kinh tế của Chi-lê, áp dụng đối với tàu
biển Chi-lê và nước ngoài tại các cảng của Chi-lê, với lý do việc đánh bắt này
trái với quy định về bảo tồn sinh học của Chi-lê. Lệnh cấm này đã gây trở ngại
nghiêm trọng cho hoạt động đánh bắt cá kiếm trong vùng biển sâu của EU.
Trong Quyết định Ủy ban Châu Âu ngày 5/4/2000 nêu rõ: ―Kết quả điều tra
khẳng định rằng biện pháp Chi-lê áp dụng cản trở các tàu cá EU tiếp cận thị
trường của bên thứ ba. Cụ thể, các cảng Chi-lê là cửa ngõ quan trọng để xuất
khẩu cá kiếm tươi tới thị trường Hoa Kỳ do quan hệ thương mại chặt chẽ giữa
Chi-lê và Hoa Kỳ‖. Quyết định nêu trên cũng nhấn mạnh: ―Lệnh cấm của Chi-lê
buộc các tàu cá EU phải vận chuyển đường bộ hoặc chuyển hàng đánh bắt
được qua cảng của một nước thứ ba trong khu vực, kéo dài thêm 6 ngày hành
trình, do đó làm tăng thêm chi phí cơ bản, gây thiệt hại tới lợi nhuận đánh bắt
được‖.
Tại thời điểm vụ việc diễn ra, EU và Chi-lê đều là thành viên của cả WTO
và UNCLOS. EU đã lựa chọn khởi kiện Chi-lê qua diễn đàn WTO, với cáo buộc
vi phạm các đoạn 1-3 Điều V Hiệp định GATT 1994, liên quan đến bảo đảm về
tự do quá cảnh, và đoạn 1 Điều XI Hiệp định GATT 1994, liên quan đến cấm áp
dụng các rào cản nhập khẩu phi thuế quan.
Sau khi tham vấn thất bại, EU đã đệ đơn yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm
WTO vào tháng 12/2000. Tuy nhiên, phía Chi-lê từ chối thẩm quyền của WTO
đối với vụ việc này và cho rằng vụ việc cần được xem xét theo luật biển, căn cứ
vào nội dung vụ việc cũng như các quy tắc thủ tục, theo nguyên tắc lex specialis
(áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung). Chi-lê bắt đầu thủ tục khởi kiện
EU ra tòa trọng tài theo Điều 287, đoạn 3, UNCLOS. Tháng 12/2000, các bên
yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển, thay cho tòa trọng tài, xét xử vụ việc này.
Trong vụ việc này, EU cáo buộc Chi-lê – inter alia – vi phạm quyền đánh cá
trong vùng nước sâu; Chi-lê lập luận– inter alia – rằng việc khởi động quy trình
tố tụng WTO là vi phạm quy định của UNCLOS.

158
Nếu xem xét quy trình tố tụng của WTO và UNCLOS trong vụ việc này,
chúng ta cần xác định rõ ràng một số nội dung sau: Thứ nhất, cần xác định đâu
là quy tắc cơ sở quyết định việc một vụ việc sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật
WTO hay pháp luật biển? Ngoài ra, liệu các quy tắc cơ sở này liên quan lẫn
nhau, hay tách biệt và không liên kết với nhau? Thứ hai, liên quan đến khía
cạnh thủ tục, các bên cần xác định rõ quy trình giải quyết tranh chấp nào sẽ
được lựa chọn để giải quyết vụ việc, có bắt buộc phải lựa chọn giữa cơ chế giải
quyết tranh chấp WTO hoặc Tòa án UNCLOS hay không? Liệu các bên có thể
kết hợp đồng thời lựa chọn cả hai cơ chế giải quyết tranh chấp này không?
Các quy tắc cơ sở theo luật biển
Liên quan đến khía cạnh luật biển, cần xác định rõ theo luật biển, việc cấm
vận chuyển cá kiếm từ cảng Chi-lê có thể coi là phù hợp với quy định của luật
biển hay không. Việc cấm vận chuyến cá kiếm là một biện pháp đơn phương
của quốc gia có biển, nhằm mục tiêu bảo tồn cá kiếm trong khu vực vùng đặc
quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, lệnh cấm này lại tác động cả đến việc đánh
bắt cá kiếm ở vùng nước sâu67.
Theo Điều 116 UNCLOS, về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có quyền
được bảo đảm công dân của mình được tự do tham gia đánh bắt cá ở vùng nước
sâu. Tuy nhiên, quyền này có thể bị giới hạn bởi quyền và nghĩa vụ của quốc
gia ven biển. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển liên quan đến bảo tồn
các loài di cư cao như cá kiếm đã được quy định tại Điều 64 UNCLOS. Theo
đó, ―quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân đánh cá trong khu vực
(…) phải hợp tác (…) nhằm bảo tồn và thúc đẩy phát triển tối đa các loài như
vậy trong khu vực (…)‖. Điều này được hiểu UNCLOS bắt buộc các quốc gia
ven biển và các quốc gia đánh bắt phải hợp tác bảo vệ môi trường sống cho cá
kiếm – vốn được xem là loài di cư cao – nhằm phục hồi số lượng loài này ở
mức tối đa. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một nghĩa vụ chung chung, chưa trả lời rõ
ràng được câu hỏi liệu biện pháp cấm mà Chi-lê áp dụng có phù hợp với luật
biển hay không.
Để rõ hơn về quyền và trách nhiệm của quốc gia ven biển trong vụ việc
này, chúng ta cần xem xét cụ thể hơn các quy định trong Hiệp định của Liên

67
Trên thực tế, việc xác định ảnh hưởng của lệnh cấm này của Chi-lê đối với việc đánh bắt cá kiếm tại
khu vực biên giới trên biển và vùng nước sâu sẽ rất nhạy cảm và khó xác định đối với các quốc gia
đánh bắt thủy sản như EU, nếu như Chi-lê không cấm các tàu cá này tiếp cận các cảng biển của mình.
Lệnh cấm này thể hiện ý định của Chi-lê muốn cản trở việc khai thác quá mức cá kiếm trên vùng
nước sâu bằng Luật Đánh bắt Thủy sản của mình, với đối tượng hướng tới trực tiếp là các quốc gia
khai thác thủy sản ở vùng nước sâu.
159
hợp quốc về thực hiện các quy định của Công ước Luật Biển liên quan đến việc
bảo tồn và quản lý các đàn cá lai và đàn cá di cư cao (Hiệp định LHQ về Trữ
lượng cá), được thông qua năm 1995 và có hiệu lực vào tháng 12/2001. Theo
Điều 23 Hiệp định LHQ về Trữ lượng cá, các biện pháp đơn phương thực hiện
bởi một quốc gia có cảng biển, như cấm cập cảng, là hợp pháp, nếu việc đánh
bắt đó hủy hoại tính hiệu quả công tác bảo tồn và các biện pháp quản lý tại các
vùng nước sâu ở cấp độ tiểu vùng, khu vực hoặc toàn cầu. Như vậy, theo hiệp
định này, việc ban hành lệnh cấm chỉ hợp pháp trên cơ sở tồn tại một biện pháp
bảo tồn đa phương. Tuy nhiên, trước tháng 8/2000, chưa có một biện pháp bảo
tồn đa phương nào được ghi nhận. Ngày 14/8/2000, Chi-lê cùng với một số
quốc gia lân cận gồm Colombia, Ecuador và Peru đã ký kết Hiệp định
Galapagos, một hiệp định khung nhằm bảo tồn các nguồn sinh vật biển tại vùng
nước sâu khu vực Nam Thái Bình Dương. Về nguyên tắc, biện pháp bảo tồn ghi
nhận trong Hiệp định Galapagos có thể được coi là biện pháp bảo tồn đa
phương ở cấp độ tiểu vùng. Tuy nhiên, Điều 8 Hiệp định LHQ về Trữ lượng cá
nhấn mạnh rằng biện pháp đa phương phải được làm bởi ―một tổ chức hoặc bởi
một thỏa thuận‖ mà tất cả các quốc gia có lợi ích thực tế trong hoạt động đánh
bắt đều có thể trở thành thành viên hoặc không bị đối xử một cách phân biệt.
Hiệp định Galapagos đã không thỏa mãn điều kiện này, khi chỉ giới hạn thành
viên mới gia nhập ở các quốc gia không phải là quốc gia ven biển, đồng thời
việc gia nhập Hiệp định cũng phải được chấp thuận bởi tối thiểu 2/3 quốc gia
thành viên. Các quốc gia ven biển thậm chí còn có quyền phủ quyết liên quan
đến tất cả các câu hỏi cơ bản như đưa ra giới hạn cho việc đánh bắt và cấp phép
đánh bắt. Với các quy định như vậy, Hiệp định Galapagos được coi là phân biệt
đối xử đối với các quốc gia không phải là quốc gia ven biển, và biện pháp bảo
tồn mà hiệp định này quy định do đó không được coi là biện pháp đa phương
theo nghĩa được nêu trong Hiệp định LHQ về Trữ lượng cá. Thêm vào đó, tại
thời điểm xảy ra tranh chấp, Chi-lê vẫn chưa phải thành viên của Hiệp định
LHQ về Trữ lượng cá, do đó quy định của Hiệp định này không thể được viện
dẫn để áp dụng đối với trường hợp của Chi-lê. Từ các căn cứ đó, có thể thấy,
lệnh cấm của Chi-lê là không phù hợp theo luật biển, dù cho mục đích của lệnh
cấm là tích cực và dù cho Chi-lê áp dụng lệnh cấm bình đẳng không phân biệt
giữa tàu cá Chi-lê và tàu cá nước ngoài.
Các quy tắc cơ sở theo WTO
Từ góc độ pháp luật WTO, vụ việc này xoay quanh một số vấn đề liên
quan đến thương mại và môi trường, là một trong những lĩnh vực nhạy cảm
trong WTO. Theo cáo buộc từ phía EU, Chi-lê đã vi phạm các đoạn 1-3 Điều V,
160
và đoạn 1 Điều X Hiệp định GATT 1994. Ngược lại, Chi-lê cho rằng mình
không vi phạm quy định WTO, khi viện dẫn đến các ngoại lệ của WTO theo
Điều XX Hiệp định GATT 1994.
Khía cạnh trước hết cần xem xét, đó là liệu giữa các bên có ràng buộc pháp
lý nào liên quan đến vấn đề tranh chấp không? Qua rà soát, có thể thấy giữa các
bên không có ràng buộc pháp lý nào liên quan đến vấn đề tranh chấp (như đã
phân tích ở phần quy tắc cơ sở theo luật biển). Trường hợp các bên có thỏa
thuận pháp lý liên quan đến vấn đề tranh chấp (ví dụ đều là thành viên của một
hiệp định về bảo tồn sinh vật biển), pháp luật WTO sẽ phải tôn trọng các quy
định và biện pháp theo thỏa thuận mà các bên đều là thành viên. Trong trường
hợp đó, Chi-lê mới có thể viện dẫn các nguyên tắc áp dụng pháp luật như lex
posterior hoặc lex specialis để loại trừ việc áp dụng pháp luật WTO. Do đó,
trong vụ việc này, pháp luật là cơ sở giải quyết vụ việc là pháp luật WTO.
Để minh chứng cho tính hợp pháp đối với lệnh cấm của mình, Chi-lê viện
dẫn tới các ngoại lệ nêu tại khoản (b) và (g) Điều XX Hiệp định GATT 1994,
theo đó cho phép các nước thành viên thông qua hoặc thực thi một số biện pháp
nêu tại các điều khoản này. Điều XX(b) quy định về các biện pháp cần thiết
nhằm bảo vệ sức khỏe và đời sống con người, động vật hoặc thực vật, và Điều
XX(g) quy định về việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
Để có thể xem xét tính hợp pháp trong lập luận của Chi-lê, cần xem xét
một số khía cạnh sau:
(i) Liệu cá kiếm có phải nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt không?
Ngày nay, có thể khẳng định rõ ràng một nguồn tài nguyên sinh vật biển
được coi là tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Điều này đã được khẳng định trong
các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm WTO trong các vụ kiện
Tôm68.
(ii) Mối quan hệ giữa Chi-lê và vấn đề bảo tồn cá kiếm
Việc xác định rõ, liệu Chi-lê có thẩm quyền thực hiện việc bảo tồn loài cá
kiếm ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế của mình hay không, sẽ quyết định sự phù
hợp của biện pháp Chi-lê áp dụng đối với điều XX(g) của WTO. Trong vụ kiện

68
Tại báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm số WT/DS58/AB/R, đoạn 131 nêu rõ: ―Căn cứ theo các hiểu
biết chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của các hành động song phương hoặc đa phương
nhằm bảo vệ nguồn sinh vật sống tự nhiên, và nhắc lại sự thừa nhận của các thành viên WTO về mục
tiêu phát triển bền vững trong lời mở đầu của Hiệp định WTO, chúng tôi tin rằng quá muộn tại thời
điểm này để cho rằng Điều XX(g) Hiệp định GATT 1994 có thể hiểu chỉ áp dụng trong việc bảo tồn
đối với khoáng sản bị cạn kiệt hoặc các nguồn tài nguyên phi sinh vật khác‖.
161
Tôm – Rùa biển, tất cả các loài động vật đang bị đe dọa và cần được bảo tồn
đều được liệt kê tại Phụ lục I Công ước về Mua bán quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc
thẩm WTO đều xác định rằng loài rùa biển này sinh sống vượt ra ngoài phạm vi
thẩm quyền tài phán của pháp luật Hoa Kỳ69. Trong vụ việc này, mối liên hệ
giữa môi trường sống của loài cá kiếm và Chi-lê thậm chí còn rõ ràng hơn, khi
loài này sống ở khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Chi-lê và vùng biên vùng
nước sâu. Hơn nữa, với vai trò là quốc gia ven biển, Chi-lê có quyền đánh bắt
và một số quyền và nghĩa vụ bảo tồn môi trường sống cho cá kiếm.
(iii) Biện pháp liên quan đến bảo tồn
Thêm vào đó, mục đích bảo tồn có thể được viện dẫn nhằm loại trừ nghĩa
vụ tuân thủ các quy định của GATT. Trong vụ Tôm, mối quan hệ giữa cấu trúc
và bối cảnh của biện pháp là đối tượng của vụ việc được rà soát, xem xét mục
tiêu chính sách mà biện pháp này hướng tới. Biện pháp áp dụng và sự hợp lý
của biện pháp cần được tính toán theo thước đo tỷ lệ. Do thông tin trong vụ việc
này bị hạn chế, nên không thể tính toán chính xác yếu tố này, nhưng có thể phán
đoán rằng, biện pháp rất có thể được cho là phù hợp, nếu được thiết kế tương tự
các biện pháp đã được chấp thuận trước đây, đáp ứng các tỷ lệ này. Nhằm mục
đích xác định tỷ lệ này, Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm WTO có thể
thường xuyên vận dụng các thỏa thuận quốc tế và Công ước LHQ về Trữ lượng
cá để xác định về mặt thực tiễn và lựa chọn áp dụng70.
(iv) Các hạn chế về sản xuất hoặc tiêu thụ nội địa
Điều XX(g) cũng yêu cầu các biện pháp bảo tồn này phải đồng thời hướng
tới mục tiêu ―hạn chế về sản xuất hoặc tiêu thụ nội địa‖. Trong vụ việc này, quy

69
Trong Vụ Tôm, Cơ quan Phúc thẩm cũng phải giải quyết câu hỏi tương tự, và trong báo cáo
WT/DS58/AB/R, đoạn 133 nêu rõ: ―Cuối cùng, chúng tôi thấy rằng rùa biển là loài di cư cao, vượt ra
ngoài vùng nước thuộc quyền tài phán của nhiều quốc gia ven biển và vùng nước sâu. Trong báo cáo
của Ban Hội thẩm có nêu: ―thông tin mà Ban Hội thẩm nhận được, bao gồm các thông tin từ chuyên
gia, đã khẳng định thực tế rằng rùa biển, trong một số hoàn cảnh sống, di cư qua vùng nước của một
số quốc gia và vùng nước sâu…‖Rùa biển trong vụ việc này, được nêu tại Chương 609, được hiểu là
các sinh vật hoạt động trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ… Tất nhiên không loại trừ
khả năng tất cả cá thể của loài này, lúc này hoặc lúc khác, đều hoạt động tại vùng biển thuộc quyền tài
phán của Hoa Kỳ. Không bên nào trong vụ việc này khiếu nại về quyền loại trừ sở hữu đối với loài
rùa biển, ít nhất là trường hợp loài này hoạt động tự do trong môi trường đại dương. Chúng tôi không
hướng tới trả lời câu hỏi về việc liệu có giới hạn pháp lý ngụ ý nào trong Điều XX(g) không, và nếu
có thì bản chất hoặc mức độ của giới hạn đó là gì. Chúng tôi chỉ lưu ý rằng trong hoàn cảnh cụ thể của
vụ việc này, có đủ mối liên hệ giữa các quần thể sinh vật biển di cư, có nguy cơ tuyệt chủng và Hoa
Kỳ theo mục đích của Điều XX(g);‖
70
Trong vụ Tôm-Rùa biển, trong báo cáo WT/DS58/AB/R, Ban Hội thẩm thường xuyên viện dẫn
Công ước LOS
162
định Chi-lê áp dụng đã thỏa mãn yêu cầu này, do được áp dụng tương tự đối với
các tàu biển trong nước.
Về tổng thể, Điều XX GATT 1994, có thể được hiểu là phường pháp nhằm
bảo vệ quyền của một quốc gia theo đuổi các chính sách về bảo tồn tài nguyên,
hàng hóa và giá trị. Nếu một biện pháp thỏa mãn các yêu cầu của Điều XX, các
quốc gia khác buộc phải chấp nhận biện pháp hạn chế đó.
Trong vụ việc này, EU, xét về phương diện lợi ích thương mại tổng thể, có
―lợi ích thực sự trong đánh bắt nguồn thủy sản‖. Để đạt được mục tiêu bảo tồn,
Chi-lê phải thuyết phục được EU chấp nhận, thông qua và thực thi các biện
pháp bảo tồn. Trong vụ việc này, quy định tại Điều XX(g) và cách hiểu về ―mối
quan hệ đầy đủ‖ cho phép các thành viên WTO chứng minh mối liên hệ giữa
việc áp dụng các biện pháp bảo tồn với điều khoản ngoại lệ tại Điều XX(g), qua
đó đưa ra các biện pháp nằm ngoài quy định của WTO. Cần phải nhấn mạnh
rằng, đồng thời với việc áp dụng các biện pháp hạn chế này, quốc gia áp dụng
còn phải thuyết phục các nước thành viên WTO chấp nhận biện pháp bảo tồn
đó. Cụ thể, thành viên áp dụng biện pháp hạn chế này phải đưa ra các tiêu chuẩn
bảo hộ áp dụng đối với các thành viên WTO khác. Trong vụ việc Cá hồi-cá heo
và vụ Tôm, Ban hội thẩm WTO đã đưa ra một loạt các tiêu chí nhằm xác định
tính hợp pháp của việc áp dụng các biện pháp thương mại trong hoàn cảnh
này71. Theo đó, Ban Hội thẩm lưu ý các bên ưu tiên đạt được đồng thuận thông
qua một thỏa thuận chung giữa các bên. Trường hợp không đạt được đồng
thuận, quốc gia đó cũng phải thể hiện nỗ lực bona fide (chân thành) để đạt được
một thỏa thuận trước khi thông qua biện pháp hạn chế. Cách tiếp cận này về cơ
bản như cách tiếp cận trong Hiệp định LHQ về Trữ lượng cá.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Trong vụ việc này, EU đã khởi kiện Chi-lê trong khuôn khổ diễn đàn
WTO, trong khi Chi-lê lại đưa vụ việc ra diễn đàn ITLOS. Như đã phân tích
theo khía cạnh luật biển ở trên, Chi-lê có thể khởi kiện vụ việc theo ITLOS,
nhưng rất khó để khẳng định rằng ITLOS là diễn đàn duy nhất có thể giải quyết
vụ việc. Lập luận của Chi-lê rằng EU đã vi phạm nghĩa vụ pháp lý theo luật

71
Xem chi tiết tại Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm WTO trong vụ Tôm-Rùa biển, AB
WT/DS58/AB/R, đoạn 161. Theo đó, trong vụ Cá hồi-cá heo, Ban Hội thẩm đã nhận định: ―Ban Hội
thẩm nhận thấy các biện pháp Hoa Kỳ áp dụng không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết nêu tại điều
khoản này, kể cả khi Điều XX(b) được hiểu là thừa nhận các biện pháp bảo vệ sức khỏe và cuộc sống
nằm ngoài quy định WTO. Hoa Kỳ đã không chứng minh được mình đã thực hiện tất cả các phương
án có thể…đặc biệt là thông qua đàm phán các thỏa thuận hợp tác quốc tế, biện pháp có thể coi là hợp
lý trong bối cảnh cá heo di chuyển qua vùng biển nhiều quốc gia và vùng nước sâu‖. GATT DS 21/R,
đoạn 5.27.
163
biển là không đủ căn cứ để loại trừ áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo
WTO.
Trong quá trình xét xử, cơ quan giải quyết tranh chấp WTO đã nhiều lần
viện dẫn các quy định của luật biển, cũng như các khuyến nghị, giải thích của
các cơ quan tài phán khác, bao gồm cả ITLOS. Theo Điều XX GATT 1994, các
thành viên WTO được phép duy trì các biện pháp ngoài quy định của WTO
nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ sức khỏe con người,
động vật thực vật. Các biện pháp này có thể dựa trên chính sách quốc gia cũng
như nhằm thực thi các cam kết quốc tế. Liên quan đến các điều kiện theo Điều
XX (g) và (b), cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thường xem xét dựa trên các
thỏa thuận quốc tế.
Do vậy, dựa trên mối liên hệ giữa luật biển và quy tắc thương mại, và dựa
trên việc chưa có quy định mang tính hệ thống và loại trừ, nên dẫn tới trong vụ
việc này có sự trùng lặp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ở hai diễn đàn
khác nhau. Tham gia tố tụng cùng một vụ việc ở các diễn đàn khác nhau có thể
dẫn tới các phán quyết, phân tích và giải thích khác nhau giữa các cơ quan tài
phán. Trong vụ việc này, như đã phân tích ở trên, do có cách tiếp cận nhất quán,
nên việc xét xử một vụ việc ở hai cơ quan tài phán khác nhau không nhất thiết
dẫn tới kết quả sẽ có phán quyết khác nhau. Do đó, trong vụ việc này, tiềm năng
xung đột phán quyết giữa hai cơ quan là hạn chế và thậm chí còn có thể được
giảm thiểu hơn nữa trong quá trình tố tụng.
Trong khi các cuộc thảo luận về lựa chọn diễn đàn giải quyết tranh chấp
vẫn chưa thống nhất, vào tháng 3/2002, Chi-lê và EU đã đạt được Thỏa thuận
Tạm thời đối với vụ việc này. Theo đó, hai bên thống nhất tạm hoãn đồng thời
quy trình tố tụng dựa trên một giải pháp chính trị: bốn tàu Chi-lê và bốn tàu EU
sẽ đồng thời tham gia vào chương trình nghiên cứu chung về đánh bắt cá kiếm,
và được cho phép đánh bắt cá kiếm với sản lượng 1.000 tấn/năm và được cập
bến 3 cảng Chi-lê để vận chuyển cá. Bên cạnh đó, các bên cũng đề xuất một
thỏa thuận đa phương về bảo hộ cá kiếm.
III. Bình luận, đánh giá nội dung
Nhằm thực thi vòng đàm phán Uruguay, EU đã xây dựng một cơ chế
phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của các
Hiệp định WTO, cũng như theo quy định của các hiệp định thương mại quốc tế
khác. TBR được xây dựng nhằm trao cho khu vực tư nhân thẩm quyền khiếu
kiện các biện pháp thương mại không hợp pháp theo pháp luật quốc tế, và yêu
cầu các cơ quan có thẩm quyền của EU can thiệp một cách nhanh chóng và hiệu
164
quả nhằm xử lý các biện pháp này. Công cụ phòng vệ thương mại này ra đời
nhằm thay thế Công cụ Chính sách Thương mại mới72, được xây dựng từ năm
1984, nhằm ứng phó với các biện pháp thương mại không công bằng của đối tác
nước ngoài. Tuy nhiên, công cụ chính sách này trước đây rất hiếm khi được áp
dụng.
So với công cụ chính sách tiền lệ, TBR được đánh giá là công cụ phòng vệ
mạnh mẽ hơn nhằm chống lại các biện pháp thương mại mà EU cho rằng không
phù hợp vơi pháp luật thương mại quốc tế. TBR bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/01/199573.
TBR được xây dựng nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân EU kinh doanh tại các
thị trường đối tác nước ngoài ứng phó với các biện pháp được đánh giá là trái
với pháp luật thương mại quốc tế. Phương pháp xử lý các biện pháp được cho là
trái với pháp luật thương mại quốc tế rất đa dạng, bao gồm việc khởi kiện trong
diễn đàn WTO, hoặc các diễn đàn thương mại song phương, khu vực khác mà
EU và đối tác là thành viên. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, EU vẫn ưu tiên lựa
chọn giải pháp thỏa thuận với đối tác, hơn là đưa vụ việc ra các diễn đàn giải
quyết tranh chấp thương mại song phương, khu vực và quốc tế.
Kể từ khi có hiệu lực năm 1995, TBR đã cho thấy vai trò là một công cụ
phòng vệ hiệu quả của EU chống lại các biện pháp thương mại do đối tác áp
dụng mà EU cho rằng vi phạm pháp luật thương mại quốc tế. Điều đáng nói là
TBR xem xét vụ việc vi phạm trên cơ sở pháp luật quốc tế mà cả EU và đối tác
đều là thành viên.
Trong vụ việc này, EU đã thực hiện quy trình điều tra, và qua đó kết luận
vụ việc trên cơ sở cả pháp luật WTO và Luật Biển. Thực tế các quá trình tố tụng
sau đó, vụ việc này đã đồng thời được đưa ra giải quyết ở cả hai diễn đàn cơ chế
giải quyết tranh chấp WTO và ITLOS.
Mặc dù vụ việc này đã kết thúc sớm do cả hai bên đã đạt được đồng thuận,
nhưng đây vẫn là một vụ việc rất đáng để nghiên cứu. Từ góc độ pháp luật
TBR, đây là một vụ việc thành công, khi mặc dù Chi-lê không bị phán xử thua
kiện theo các diễn đàn tố tụng, nhưng EU đã đạt được mục đích khi khởi động
quy trình điều tra theo TBR, theo đó buộc Chi-lê phải có thỏa thuận với EU đối

72
Công cụ Chính sách Thương mại mới (NCPI) được quy định tại Thông tư số 2631/84 ngày
17/9/1984 về tăng cường chính sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện
pháp thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
73
Thông tư Hội đồng số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
165
với vụ việc liên quan. Về cơ bản, EU đã đạt được mục đích đúng với kết luận
điều tra ban đầu theo quy trình TBR.
Từ góc độ pháp luật quốc tế, đây cũng là vụ việc rất thú vị, cho thấy vấn đề
xung đột về quyền tài phán giữa các cơ quan tài phán quốc tế. Vụ việc cho thấy
việc áp dụng các quy định theo Luật Biển và giải quyết tranh chấp theo ITLOS
không cản trở việc áp dụng các quy định WTO và giải quyết tranh chấp theo
WTO. Vụ việc cũng cho thấy, hệ thống Luật Biển không được hiểu áp dụng một
cách độc quyền. Với việc cho phép tồn tại các biện pháp không phù hợp với quy
định chung của GATT theo quy định tại Điều XX GATT 1994, mối liên hệ giữa
pháp luật WTO và luật biển đã được thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên, việc
áp dụng các biện pháp này vẫn phải tuân thủ các điều kiện quy định trong điều
khoản này, như yêu cầu mục tiêu chính sách hợp pháp, tính phù hợp, cần thiết
và không phân biệt đối xử.
Qua vụ việc này, ta cũng có thể thấy, EU luôn vận dụng linh hoạt và nắm
vững các quy tắc theo pháp luật thương mại quốc tế. Để đạt được mục tiêu của
mình, EU luôn sẵn sàng vận dụng các công cụ pháp lý quốc tế để buộc đối tác
phải chấp thuận thực hiện theo các mục tiêu chính sách do EU đặt ra.
Trong vụ việc này, mặc dù Chi-lê có cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp
hạn chế thương mại, nhằm mục đích bảo tổn. Cơ sở pháp lý này của Chi-lê dù
cho được khẳng định rõ ràng ở cả trong Luật Biển và dựa trên Điều XX GATT
1994. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của khu vực tư nhân, EU đã thực hiện
điều tra theo quy trình TBR và kiên quyết theo đuổi vụ việc thông qua diễn đàn
giải quyết tranh chấp quốc tế để buộc Chi-lê phải thỏa hiệp.
Về phía Việt Nam, do có FTA song phương với EU, nên bên cạnh quy
trình giải quyết trong WTO, quy trình giải quyết tranh chấp theo EVFTA là một
lựa chọn quan trọng của EU để xử lý các vụ việc phát sinh với Việt Nam.
IV. Khuyến nghị
Đối với đối tác EU, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam cần
lưu ý:
- Thứ nhất, coi quy trình điều tra TBR của EU như một công cụ cảnh báo
sớm giải quyết tranh chấp với EU. Ngay khi quy trình điều tra này được khởi
động, cần tích cực chuẩn bị các bước cần thiết cho việc tiến hành hòa giải hoặc
tham gia quy trình giải quyết tranh chấp với EU trong tương lai.
- Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc đạt được đồng thuận
giữa EU và Việt Nam là rất quan trọng, có thể giúp chấm dứt sớm quy trình tố

166
tụng, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Đây là công cụ quan trọng, cần
được tính toán và sử dụng một cách hợp lý, thận trọng, giúp tối đa hóa lợi ích
của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Thứ ba, trong bối cảnh diễn đàn giải quyết tranh chấp WTO đang lâm vào
bế tắc, xu hướng EU vận dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tại các diễn đàn
khác ngày càng rõ rệt, đặc biệt là các diễn đàn song phương. Do đó, các cơ quan
quản lý Việt Nam cần nắm vững các quy định trong Hiệp định EVFTA, nghiên
cứu sâu và toàn diện đối với các biện pháp, quy định thương mại mới ban hành
trên cơ sở vận dụng linh hoạt và hiệu quả các quy định trong WTO và EVFTA.
- Thứ tư, công cụ giải quyết tranh chấp là công cụ được EU thường xuyên
và ưu tiên áp dụng nhằm gây sức ép cho các đối tác thương mại. Do đó, để nắm
chắc và rõ về đối tác, làm cơ sở cho hoạt động giải quyết tranh chấp trong tương
lai, Việt Nam cần thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các vụ việc về
giải quyết tranh chấp do đối tác EU khởi xướng hoặc là bên bị kiện, các chính
sách mới về giải quyết tranh chấp mà EU áp dụng, ban hành mới, từ đó nắm rõ
cách thức tiếp cận, xây dựng hệ thống dữ liệu về giải quyết tranh chấp cho đối
tác EU làm cơ sở cho việc tham gia giải quyết tranh chấp với đối tác này trong
tương lai./.

167
CHƢƠNG 12: VỤ VIỆC EU – TÀU BIỂN THƢƠNG MẠI

I. Tóm tắt vụ việc

Ngày 03/9/2003, Hàn Quốc đã yêu cầu tham vấn với EU liên quan đến
một số biện pháp EU áp dụng đối với các phương tiện vận tải biển mà Hàn
Quốc cho rằng vi phạm các nghĩa vụ của WTO. Các biện pháp này bao gồm:
- Thông tư của Ủy ban Châu Âu số 1177/2002 về Biện pháp tự vệ tạm
thời (Thông tư TDM) và Thông tư của Ủy ban Châu Âu số 1540/98, cũng như
các điều khoản thực thi của các nước thành viên EU. Các biện pháp này cung
cấp các trợ cấp cho các tàu biển thương mại dưới nhiều hình thức.
- Các quy định trợ cấp của EU và các nước thành viên nhằm hỗ trợ các
tàu biển thương mại được sản xuất tại EU, theo hình thức (a) hoạt động hỗ trợ
dựa trên cơ sở hợp đồng dưới các hình thức như cấp phát, tín dụng xuất khẩu,
bảo lãnh hoặc giảm thuế; (b) viện trợ tái cơ cấu; (c) viện trợ đầu tư trong khu
vực hoặc ở nơi khác; (d) viện trợ nghiên cứu và phát triển; (e) viện trợ bảo vệ
môi trường và (f) viện trợ trong trường hợp mất khả năng thanh toán, đóng cửa.
Hàn Quốc cho rằng các biện pháp này đã vi phạm các nghĩa vụ trong các
Hiệp định WTO như: Điều 1, 2, 3.1, 5(a) và (c), 6.3(a), (b) hoặc (c), 6.4 và 6.5
của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM); Điều
I:1 và III:4 Hiệp định GATT 1994; và Điều 23(1) và (2) của Thỏa thuận về các
quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp và Điều 4, 7 và 32(1)
của Hiệp định SCM.
Theo Hàn Quốc, Thông tư về TDM và các biện pháp thực thi của các
nước thành viên đã được thiết kế và thực hiện như các biện pháp đơn phương
nhằm khắc phục hành vi mà EU cho là Hàn Quốc đã vi phạm theo Hiệp định
SCM và ―cấu thành hành động cụ thể chống lại các khoản trợ cấp nhận thức
được của Thành viên khác‖. Vụ việc này liên quan đến tranh chấp đang diễn ra
liên quan đến các khoản trợ cấp của Hàn Quốc (WT/DS273).
Điều đáng nói là, việc ban hành các quy định về trợ cấp của EU là biện
pháp đáp trả của EU, trên cơ sở điều tra theo quy trình TBR, theo đó kết luận
Hàn Quốc đã ban hành các biện pháp trợ cấp cơ bản cho tàu Hàn Quốc, thông
qua đồng thời cả các chương trình trong nước và xuất khẩu, vi phạm các quy
định của Hiệp định SCM. Trên cơ sở đó, EU đã nộp đơn khởi kiện vụ việc lên
WTO, đồng thời ban hành một loạt các biện pháp hỗ trợ tạm thời cho các tàu
biển thương mại của EU ―nhằm bù đắp thiệt hại đáng kể‖ mà các biện pháp

168
thương mại bất công bằng của Hàn Quốc gây ra, với thời hạn áp dụng biện pháp
kéo dài cho đến khi kết thúc thủ tục tố tụng trong WTO. Việc ban hành các quy
định này được thực hiện đồng thời với việc khởi kiện của EU trong WTO.
Hàn Quốc và EU đã tham vấn nhưng không đạt được kết quả. Ban Hội
thẩm WTO đã được thành lập ngày 19/03/2004. Ngày 22/5/2005, Ban Hội thẩm
đã ra phán quyết liên quan đến nghĩa vụ theo Điều 23.1 của DSU, quy định việc
Thành viên WTO không được hành động đơn phương khi tìm cách khắc phục vi
phạm nghĩa vụ theo Hiệp định WTO. Theo đó, Ban Hội thẩm WTO nhận thấy
việc EU thông qua Thông tư TDM để đáp lại các biện pháp của Hàn Quốc mà
EU cho rằng vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định SCM và việc EU đang tìm cách
buộc Hàn Quốc loại bỏ các khoản trợ cấp bị cáo buộc là không phù hợp với quy
định WTO. Theo đó, Ban Hội thẩm kết luận rằng EU đã hành động không phù
hợp với Điều 23.1 của DSU.
Ngày 20/7/2005, EU thông báo đã thực thi các phán quyết của Ban Hội
thẩm trong vụ việc này. Theo đó Thông tư TDM đã hết hạn vào ngày 31/3/2005
và sẽ không được gia hạn. Do đó, các nước thành viên EU sẽ không cung cấp
bất kỳ trợ cấp nào cho các tàu biển thương mại của EU sau khi Thông tư TDM
hết hạn.

II. Phân tích vụ việc

Đây là một vụ việc tiêu biểu, thể hiện quan điểm cứng rắn của EU nhằm
vào các biện pháp thương mại của đối tác mà EU cho rằng vi phạm pháp luật
thương mại quốc tế. Vụ việc bắt nguồn từ kết quả điều tra theo quy trình TBR
của EU, trong đó kết luận việc Hàn Quốc ban hành một loạt các chương trình
trợ cấp cho tàu biển Hàn Quốc là ―hành vi thương mại không công bằng‖, gây
ra ―tác động bất lợi‖ và ―định kiến nghiêm trọng‖ đối với EU và ngành công
nghiệp tàu biển EU.
Chỉ dựa trên các kết luận từ cuộc điều tra theo quy trình TBR, EU đã ban
hành một loạt các biện pháp thông qua Thông tư TDM nhằm đáp trả lại các biện
pháp của Hàn Quốc mà EU cho rằng vi phạm pháp luật quốc tế. EU cũng nêu
rõ, việc áp dụng các biện pháp này chỉ kéo dài trong quá trình tố tụng WTO.
Trong khuôn khổ chuyên đề này, phân tích sẽ tập trung xoay quanh một số lập
luận của Ban Hội thẩm WTO liên quan đến sự phù hợp giữa các quy định WTO
và quy trình điều tra của EU theo Thông tư TBR. Do tính chất phức tạp của vụ
việc, nội dung phân tích của chuyên đề này sẽ chỉ tập trung vào một số lập luận
của các bên xoay quanh mối liên hệ giữa các cuộc điều tra theo quy trình TBR
169
và việc ban hành Thông tư TDM, để từ đó nắm rõ hơn lập luận của các bên
xoay quanh các cuộc điều tra TBR.
Theo Hàn Quốc, EU đã thông qua chiến lược hai bước nhằm chống lại
các biện pháp trợ cấp của Hàn Quốc: (i) ban hành và áp dụng các biện pháp trợ
cấp nhằm đáp trả lại các biện pháp của Hàn Quốc mà EU cho rằng vi phạm; (ii)
khởi kiện Hàn Quốc vi phạm quy định của Hiệp định SCM trong WTO. Các
biện pháp nêu tại Thông tư TDM gắn liền với thủ tục tố tụng trong WTO. Theo
đó, các biện pháp nêu tại Thông tư này sẽ bắt đầu kể từ giai đoạn tham vấn
trong quá trình giải quyết tranh chấp WTO, và sẽ kết thúc khi hoàn thành quy
trình tố tụng. Hàn Quốc cho rằng, việc EU áp dụng các biện pháp này đã vi
phạm các quy định của Điều 23 DSU; Điều 4, 7 và 32.1 Hiệp định SCM và
Điều I:1, III:4 của Hiệp định GATT 1994.
EU đã bác bỏ cáo buộc của Hàn Quốc đối với Thông tư TDM và chiến
lược hai bước được EU thông qua năm 2002, khẳng định rằng các cáo buộc của
Hàn Quốc là không công bằng về mặt chính trị và vô căn cứ về mặt pháp lý.
Theo EU, ngành đóng tàu thế giới đã phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng và giá cả bị tổn hại do tình trạng dư thừa năng lực và sự can thiệp
của chính phủ. EU đã tích cực tham gia tìm kiếm các giải pháp đa phương cho
các vấn đề trợ cấp và cạnh tranh về giá gây tổn hại trong lĩnh vực đóng tàu. Tuy
nhiên, các phiên đàm phán trong khuôn khổ OECD đã thất bại và Hàn Quốc
quyết định bỏ qua các cam kết song phương với EU về thiệt hại giá cả (Biên bản
thỏa thuận ký năm 2000). Mặc dù vậy, kể từ năm 1990, ngành công nghiệp
đóng tàu EU đã bước vào quá trình tái cấu trúc lớn và hoạt động viện trợ đã dần
bị EU cắt giảm và cuối cùng bị bãi bỏ.
Khi ngành công nghiệp đóng tàu EU trên bờ vực bị đe dọa sụp đổ hoàn
toàn, EU đã thực hiện điều tra theo quy trình TBR. Cuộc điều tra đã cho thấy
các bằng chứng về: (i) các khoản trợ cấp của Hàn Quốc; (ii) thiệt hại trong một
số lĩnh vực công nghiệp của EU. EU do đó đã quyết định dựa trên kết quả điều
tra theo quy trình TBR để khởi kiện Hàn Quốc trong khuôn khổ diễn đàn giải
quyết tranh chấp WTO, nhằm buộc Hàn Quốc ngừng áp dụng một số biện pháp
trợ cấp (Vụ việc WT/DS273).
Theo EU, Thông tư TDM và chương trình trợ cấp quốc gia (biện pháp bị
Hàn Quốc khởi kiện) thuần túy là các biện pháp hỗ trợ quốc gia. Các biện pháp
này cần được xem xét trong bối cảnh của luật hỗ trợ quốc gia, trong đó cấm ban
hành các biện pháp trợ cấp trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong Hiệp
ước của Cộng đồng Châu Âu, nguồn luật chính của luật hỗ trợ quốc gia EU,

170
hoặc trường hợp ngoại lệ được thông qua bởi nguồn luật thứ cấp trên cơ sở Hiệp
ước này. Trong suốt thập niên 90, hoạt động hỗ trợ đã được giảm dần và hoàn
toàn bị bãi bỏ vào ngày 01/01/2001. EU khẳng định rằng Thông tư TDM quy
định cho phép hỗ trợ nhà nước lại đối với ngành công nghiệp đóng tàu một cách
hạn chế vốn trước đây đã bị loại bỏ dần. Theo EU, mối liên hệ giữa vụ việc
tranh chấp trong WTO và Thông tư TDM thuần túy là vấn đề chính trị. Hơn
nữa, cả hai bước trong ―chiến lược hai bước‖ đều nhằm giải quyết cùng một vấn
đề rộng hơn, nhưng không một bước nào có thể riêng lẻ giải quyết được vấn đề
đó.
Điều 32.1 của Hiệp định SCM
Hàn Quốc viện dẫn Điều 32.1 Hiệp định SCM yêu cầu không ―biện pháp
cụ thể nào nhằm chống lại biện pháp trợ cấp của một Thành viên khác‖ được áp
dụng trừ trường hợp phù hợp với GATT 1994. Theo Hàn Quốc, Thông tư TDM
được thiết kế nhằm đáp trả lại các biện pháp trợ cấp mà Hàn Quốc đang áp
dụng, được EU cho rằng không phù hợp trong quá trình điều tra theo quy trình
TBR. Trong vụ việc này, rõ ràng biện pháp trợ cấp quy định tại Thông tư TDM
hướng tới đối tượng cụ thể là các loại tàu biển.
Hàn Quốc cáo buộc rằng Thông tư TDM là một hành động của EU nhằm
đáp trả lại các biện pháp trợ cấp của Hàn Quốc. Cơ quan Phúc thẩm WTO (AB)
trong vụ Hoa Kỳ - Đạo luật bù đắp (Tu chính án thứ ba) đã nêu rằng ―chống trợ
cấp‖ nghĩa là biện pháp nhằm ―chống lại‖, hoặc ―có tác động bất lợi‖ hoặc có
xu hướng chống lại biện pháp trợ cấp bị khiếu kiện. Thông tư TDM rõ ràng là
một biện pháp hướng tới việc ―chống lại‖ các biện pháp trợ cấp của Hàn Quốc.
Bản thân EU đã lập luận rằng TDM là một biện pháp nhằm ―chống lại‖ các biện
pháp trợ cấp của Hàn Quốc mà họ cho rằng tồn tại. Thông tư này được thiết kế
không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào khác, mà chỉ chống lại các biện pháp
trợ cấp của Hàn Quốc. Hơn nữa, các biện pháp TDM được EU sử dụng nhằm
tạo sức ép buộc Hàn Quốc chấm dứt các biện pháp trợ cấp đang áp dụng. Động
cơ của việc ban hành Thông tư TDM càng rõ ràng khi EU cho biết sẽ đình chỉ
hoặc chấm dứt ngay các biện pháp nếu Hàn Quốc ngừng các hoạt động trợ cấp
bị khiếu nại.
Hàn Quốc cũng cáo buộc rằng EU đang cố tách việc ban hành Thông tư
TDM với các quy trình tố tụng theo Thông tư TBR trước đó. Theo Hàn Quốc,
quy trình tố tụng và phán quyết theo TBR không phải là đối tượng của vụ việc
tranh chấp này, do Hàn Quốc thừa nhận quy trình TBR không phải là biện pháp
áp dụng theo nghĩa áp đặt các hình phạt như TDM đã thực hiện. Tuy nhiên, quy

171
trình này là cơ sở quan trọng cho việc ban hành Thông tư TDM và giải thích lý
do EU ban hành Thông tư TDM. Như Hàn Quốc đã đề cập, EU đã tuyên bố rõ
ràng rằng các kết luận của quá trình điều tra TBR liên quan đến biện pháp trợ
cấp mà Hàn Quốc áp dụng là cơ sở cho việc ban hành Thông tư TDM. Điều này
càng thể hiện rõ ràng hơn khi Cao ủy EU Liikanen tuyên bố rằng tàu chở LNG
sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh bởi Thông tư TDM cho đến khi quy trình
điều tra TBR hoàn thành và EU xác nhận rằng các tàu này là đối tượng hưởng
trợ cấp.
Đáp lại các cáo buộc của Hàn Quốc, EU cho rằng không đủ cơ sở để kết
luận về mối liên hệ giữa biện pháp và trợ cấp. Theo quy định tại Điều 32.1 Hiệp
định SCM, cần đáp ứng đủ hai điều kiện để một biện pháp thuộc phạm vi điều
chỉnh của điều này. Thứ nhất, biện pháp đó phải hướng tới trợ cấp ―cụ thể‖,
nghĩa là chỉ được thực hiện khi có các yếu tố cấu thành của bán phá giá hoặc trợ
cấp. Thứ hai, biện pháp đó phải ―chống lại‖, nghĩa là được thiết kế và cấu trúc
nhằm ngăn cản áp dụng biện pháp trợ cấp hoặc tạo ra động cơ để chấm dứt áp
dụng biện pháp trợ cấp đó. EU tuyên bố rằng, Hàn Quốc đã tự thỏa mãn với
việc đưa ra giải thích về mối liên hệ chung về thời gian và mục đích chính trị
đối với biện pháp và cho rằng việc chứng minh mối liên hệ giữa Thông tư TDM
và báo cáo TBR là đủ thỏa mãn các điều kiện của Điều 32.1 Hiệp định SCM.
EU khẳng định rằng Hàn Quốc mới chỉ dẫn chiếu được lời văn của các quy định
TDM, theo đó giới hạn phạm vi áp dụng ở các phân khúc thị trường mà EU
nhận thấy có tồn tại tác động bất lợi và tổn hại ―gây ra bởi các hành vi không
công bằng‖.
Liên quan đến cách hiểu của Hàn Quốc đối với Thông tư TDM, EU lập
luận rằng, thứ nhất, lý do chính của việc ban hành Thông tư TDM là do hành vi
không thực hiện Biên bản Thỏa thuận giữa EU và Hàn Quốc và EU do đó coi
đây là ―hành vi không công bằng‖. Thuật ngữ này được xác định bao hàm thiệt
hại rộng hơn đáng kể so với trợ cấp và liên quan đến hoạt động của các nhà máy
đóng tàu tư nhân. Thông tư TDM dẫn chiếu tới cuộc điều tra theo TBR chỉ
nhằm mục đích hạn chế các đối tượng chịu thiệt hại nghiêm trọng, là đối tượng
hưởng lợi từ chính sách viện trợ của EU. Thứ hai, tính ―cụ thể‖ của hành động
không thể được cấu thành dựa trên các tuyên bố chính trị chung trong các buổi
họp báo hoặc thông cáo báo chí, như Hàn Quốc đã trích dẫn. Hành động ―cụ
thể‖ chống lại trợ cấp phải được thiết lập trên cơ sở các nội dung quy định của
Thông tư.
Điều 23.1 của DSU

172
Hàn Quốc đệ trình rằng Thông tư TDM không phù hợp với Điều 23.1 của
DSU. Theo Hàn Quốc, Điều 23.1 yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào, thành
viên WTO ―tìm cách ứng phó‖ một hành vi bị cáo buộc là vi phạm quy định
WTO thì thành viên đó phải: (i) áp dụng duy nhất cơ chế giải quyết tranh chấp
đa phương nêu tại DSU; (ii) tuân thủ các quy tắc và thủ tục nêu tại DSU.
Với việc ban hành Thông tư TDM, Hàn Quốc cho rằng EU đã ―tìm cách
ứng phó‖ đối với những biện pháp mà EU cho rằng Hàn Quốc vi phạm quy định
của WTO. Thật vậy, Thông tư TDM được ban hành sau khi EU thực hiện các
cuộc điều tra theo quy trình TBR nhằm vào các biện pháp trợ cấp đóng tàu của
Hàn Quốc. Báo cáo điều tra của Ủy ban đã kết luận sơ bộ rằng các biện pháp hỗ
trợ đóng tàu của Hàn Quốc là vi phạm các quy định về trợ cấp trong WTO, gây
ra các tác động bất lợi và định kiến nghiêm trọng như đã nêu tại Điều 5 và Điều
6 Hiệp định SCM. Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng, đáp lại cáo buộc này, EU cho
rằng mình chỉ tìm cách ứng phó những vi phạm quy định WTO của Hàn Quốc
thông qua chiến lược ―hai bước‖, bao gồm khởi kiện Hàn Quốc ra cơ quan giải
quyết tranh chấp WTO, đồng thời ngay lập tức và đơn phương ứng phó thông
qua việc áp dụng Thông tư TDM.
EU đệ trình rằng để chứng minh việc vi phạm Điều 23.1, cần chứng minh
một thành viên WTO (i) ―tìm cách ứng phó‖ (ii) ―một hành vi vi phạm quy định
WTO‖. Theo EU, việc làm sáng tỏ cách hiểu này theo bối cảnh và mục đích của
vụ việc cho thấy rằng chỉ các biện pháp mang tính trả đũa mới bị coi là vi phạm
quy định của điều này, và rằng đó là các biện pháp nhằm đình chỉ nhượng bộ
hoặc nghĩa vụ theo các hiệp định WTO.
EU khẳng định rằng phần mở đầu Điều 23.2 của DSU đã chỉ rõ nghĩa vụ
chung để xác định một biện pháp vi phạm là biện pháp đó phải ―tìm cách ứng
phó các vi phạm quy định của WTO‖ với ba nghĩa vụ cơ bản nêu tại các đoạn
23.2(a) – (c) của DSU thông qua đoạn lời văn: ―trong các trường hợp này,
Thành viên phải‖. Do đó, Điều 23.2 của DSU phải được đọc cùng với Điều 23.1
của DSU. Theo đó, một hành động đơn phương bị cấm nhằm ứng phó một hành
vi vi phạm quy định của WTO phải chứa đựng các yếu tố nêu tại ba đoạn của
Điêu 23.2, bao gồm: quyết định nhằm đình chị các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ mà
không chờ một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện và cho phép thông qua
trước các thủ tục giải quyết tranh chấp WTO.
EU cũng đệ trình rằng, lập luận của Hàn Quốc rằng Thông tư TDM là
một biện pháp đáp trả của EU đối với hành vi mà EU cho là vi phạm quy định
WTO của Hàn Quốc về cơ bản dựa trên thực tế là thời gian áp dụng biện pháp

173
theo TDM dựa trên thời gian thực hiện quy trình tố tụng WTO. Tuy nhiên, EU
cho rằng có một cách giải thích đơn giản và hợp lý cho điều này. Ủy ban Châu
Âu và Hội đồng Châu Âu đã nhất trí chỉ ủy quyền lại một phần và cá biệt cho
hoạt động hỗ trợ với điều kiện khoản hỗ trợ đó bị giới hạn nghiêm ngặt (về thời
gian và phạm vi). Mối liên hệ giữa thủ tục tố tụng WTO và biện pháp áp dụng
theo Thông tư TDM chỉ nhằm mục đích đặt ra một thời hạn khách quan và đó
không phải là mối liên kết tạm thời duy nhất trong Thông tư TDM. Trong
trường hợp, Biên bản Thỏa thuận được thực hiện trước khi quy trình giải quyết
tranh chấp WTO kết thúc, sẽ không có khoản hỗ trợ nào được cấp theo Điều 4
Thông tư TDM.
Điều 4 Thông tư TDM quy định rằng, Thông tư này sẽ được áp dụng đối
với các hợp đồng được ký kể từ ngày EU khởi kiện Hàn Quốc trong WTO cho
đến sau một tháng kể từ khi vụ việc được tạm hoãn theo quy trình tố tụng này.
Với lời văn này, Hàn Quốc cho rằng cả Thông tư TDM và việc EU khởi kiện
Hàn Quốc ra WTO đều là nhằm đáp trả các biện pháp của Hàn Quốc mà EU
cho rằng vi phạm. Để đáp lại, EU cho rằng cho rằng, mục đích chính của quy
định tại Điều 4 Thông tư TDM chỉ đơn giản là nhằm giới hạn thời gian áp dụng
các biện pháp quy định tại Thông tư TDM, như đã lý giải ở trên. Quan điểm này
đã nhận được sự đồng tình của Ban Hội thẩm, khi cho rằng không có cơ sở nào
như thông cáo báo chí, hoặc báo cáo về chính trị nào liên quan đến đóng tàu của
Ủy ban Châu Âu thể hiện quan điểm này.
Liên quan đến quy trình tố tụng TBR, đã có nhiều luận điểm được đưa ra
trong quá trình xét xử. Hàn Quốc cho rằng, quy trình điều tra TBR là nền tảng
quan trọng, quyết định việc EU đưa vấn đề lên Cơ chế giải quyết tranh chấp
WTO. Về vấn đề này, EU thừa nhận rằng TBR giúp đưa ra khuyến nghị rằng
EU nên đưa vụ việc ra Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Tuy nhiên, EU cho
rằng, vấn đề cần xác định trong vụ việc này là việc liệu ban hành Thông tư
TDM có bị cấm không, thay vì xác định xem quy trình TBR có được phép hay
không.
Hàn Quốc cho rằng, việc xem xét mối liên hệ với quy trình TBR giúp xác
định bối cảnh, để từ đó xác định mục tiêu thực sự của vụ việc tranh chấp, từ đó
áp dụng Thông tư TDM. Quy trình TBR đã đưa ra các kết luận điều tra dựa trên
các Điều 3, 5 và 6 của Hiệp định SCM. Báo cáo TBR chưa bao giờ đề cập đến
vấn đề cạnh tranh mà EU đang đề nghị làm sáng tỏ khi áp dụng Thông tư TDM.
Liên quan đến lập luận của EU cho rằng, Thông tư TDM được ban hành trước
thời điểm Quy trình tố tụng TBR kết thúc, Hàn Quốc cho rằng, Thông tư TDM

174
mặc dù được ban hành trước thời điểm quy trình tố tụng TBR kết thúc, nhưng
vẫn đóng vai trò như một biện pháp trừng phạt bên cạnh việc EU khởi kiện Hàn
Quốc ra WTO. Do đó, Thông tư TDM có thể được ban hành trước, nhưng việc
hiệu lực pháp lý của Thông tư TDM dựa trên quy trình tố tụng WTO là hệ quả
của quy trình tố tụng TBR.
Phán quyết của Ban Hội thẩm
Trong vụ việc này, Ban Hội thẩm đã kết luận:
- Thông tư TDM, chương trình TDM quốc gia của Đan Mạch, Pháp, Đức,
Hà Lan và Tây Ban Nha, và các quyết định của Ủy ban Châu Âu liên quan đến
các chương trình này, không phù hợp với Điều III:4 GATT 1994;
- Thông tư TDM, chương trình TDM quốc gia của Đan Mạch, Pháp, Đức,
Hà Lan và Tây Ban Nha, và các quyết định của Ủy ban Châu Âu liên quan đến
các chương trình này không phù hợp với Điều I:1 của GATT 1994;
- Thông tư TDM, chương trình TDM quốc gia của Đan Mạch, Pháp, Đức,
Hà Lan và Tây Ban Nha, và các quyết định của Ủy ban Châu Âu liên quan đến
các chương trình này không phù hợp với Điều 32.1 của Hiệp định SCM;
- Thông tư TDM, chương trình TDM quốc gia của Đan Mạch, Pháp, Đức,
Hà Lan và Tây Ban Nha, và các quyết định của Ủy ban Châu Âu liên quan đến
các chương trình này không phù hợp với Điều 23.1 của DSU.

III. Bình luận, đánh giá nội dung

Nhằm thực thi vòng đàm phán Uruguay, EU đã xây dựng một cơ chế
phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của các
Hiệp định WTO, cũng như theo quy định của các hiệp định thương mại quốc tế
khác. TBR được xây dựng nhằm trao cho khu vực tư nhân thẩm quyền khiếu
kiện các biện pháp thương mại không hợp pháp theo pháp luật quốc tế, và yêu
cầu các cơ quan có thẩm quyền của EU can thiệp một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhằm xử lý các biện pháp này. Công cụ phòng vệ thương mại này ra đời
nhằm thay thế Công cụ Chính sách Thương mại mới 74, được xây dựng từ năm
1984, nhằm ứng phó với các biện pháp thương mại không công bằng của đối tác
nước ngoài. Tuy nhiên, công cụ chính sách này trước đây rất hiếm khi được áp
dụng.

74
Công cụ Chính sách Thương mại mới (NCPI) được quy định tại Thông tư số 2631/84 ngày
17/9/1984 về tăng cường chính sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện
pháp thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
175
So với công cụ chính sách tiền lệ, TBR được đánh giá là công cụ phòng vệ
mạnh mẽ hơn nhằm chống lại các biện pháp thương mại mà EU cho rằng không
phù hợp vơi pháp luật thương mại quốc tế. TBR bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/01/199575.
TBR được xây dựng nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân EU kinh doanh tại các thị
trường đối tác nước ngoài ứng phó với các biện pháp được EU đánh giá là trái
với pháp luật thương mại quốc tế. Phương pháp xử lý các biện pháp được cho là
trái với pháp luật thương mại quốc tế rất đa dạng, bao gồm việc khởi kiện trong
diễn đàn WTO, hoặc các diễn đàn thương mại song phương, khu vực khác mà
EU và đối tác là thành viên. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, EU vẫn ưu tiên lựa
chọn giải pháp thỏa thuận với đối tác thông qua con đường ngoại giao, chính trị,
hơn là đưa vụ việc ra các diễn đàn giải quyết tranh chấp thương mại song
phương, khu vực và quốc tế.
Vụ việc này đưa ra góc nhìn khá thú vị xung quanh sự phù hợp giữa việc
EU áp dụng các công cụ nhằm buộc đối tác phải tuân thủ các kết luận theo quy
trình TBR. Trong vụ việc này, EU dựa trên kết quả điều tra TBR, đã thực hiện
đồng thời các biện pháp nhằm buộc Hàn Quốc phải xóa bỏ các biện pháp trợ
cấp tàu biển mà EU cho rằng vi phạm quy định WTO, bao gồm: (i) ban hành
Thông tư TDM quy định về trợ cấp đối với tàu biển thương mại EU; (ii) khởi
kiện Hàn Quốc ra Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO.
Trong vụ việc này, Hàn Quốc đã đồng thời có hành động đáp trả, khi khởi
kiện việc EU ban hành Thông tư TDM khi chưa có kết luận về hành vi vi phạm
của Hàn Quốc theo Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Đây là vụ việc khá thú
vị, là cơ sở cho các quốc gia có quan hệ đối tác với EU cân nhắc, suy nghĩ trong
tình huống tương tự.
Theo đó, việc EU duy trì các quy trình tố tụng TBR là không sai. Nhưng
trong vụ việc này, việc EU dựa trên kết quả của quy trình TBR để áp dụng đồng
thời biện pháp trả đũa và khởi kiện đối tác trong WTO bị coi là vi phạm quy
định về tố tụng trong WTO (Điều 23.1). Việc EU đơn phương áp đặt các biện
pháp đáp trả Hàn Quốc khi chưa có phán quyết chính thức từ Cơ quan giải
quyết tranh chấp WTO cũng đồng thời vi phạm các nguyên tắc về đối xử tối huệ
quốc, đối xử quốc gia, và Điều 32.1 Hiệp định SCM.
Như vậy, ta có thể thấy được lợi ích rất lớn mà Cơ chế giải quyết tranh
chấp WTO mang lại cho các bên yếu thế trong tranh chấp thương mại. Trong vụ

75
Thông tư Hội đồng số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
176
việc này, dựa vào quy định của WTO, Hàn Quốc đã thành công buộc EU phải
dỡ bỏ các biện pháp trả đũa tạm thời mà EU hướng tới Hàn Quốc trong khi chưa
có phán quyết từ Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO.
Vụ việc này cũng một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của quy trình tố
tụng TBR, và cho thấy nỗ lực và quyết tâm mà EU theo đuổi để thực thi các kết
quả điều tra mà TBR mang lại đối với các đối tác thương mại của mình. Trong
quan hệ với EU, Việt Nam hiện nay không chỉ cùng là thành viên WTO, mà còn
có quan hệ thương mại song phương trong hiệp định EVFTA. Việc vận dụng
một cách hiệu quả các quy định của WTO và EVFTA, kết hợp với việc đưa ra
dự báo sớm về nguy cơ nảy sinh tranh chấp, bắt nguồn từ quy trình điều tra
TBR, để từ đó đưa ra được chiến lược, đối sách phù hợp có thể giúp các nền
kinh tế yếu thế như Việt Nam tránh được các biện pháp trả đũa đơn phương từ
các nền kinh tế lớn hơn như EU.

IV. Khuyến nghị

Đối với đối tác EU, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam cần
lưu ý:
Thứ nhất, coi quy trình điều tra TBR của EU như một công cụ cảnh báo
sớm giải quyết tranh chấp với EU. Ngay khi quy trình điều tra này được khởi
động, cần tích cực chuẩn bị các bước cần thiết cho việc tiến hành hòa giải hoặc
tham gia quy trình giải quyết tranh chấp với EU trong tương lai.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc đạt được đồng thuận
giữa EU và Việt Nam là rất quan trọng, có thể giúp chấm dứt sớm quy trình tố
tụng, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Đây là công cụ quan trọng, cần
được tính toán và sử dụng một cách hợp lý, thận trọng, giúp tối đa hóa lợi ích
của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, trong bối cảnh diễn đàn giải quyết tranh chấp WTO đang lâm vào
bế tắc, xu hướng EU vận dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tại các diễn đàn
khác ngày càng rõ rệt, đặc biệt là các diễn đàn song phương. Do đó, các cơ quan
quản lý Việt Nam cần nắm vững các quy định trong Hiệp định EVFTA, nghiên
cứu sâu và toàn diện đối với các biện pháp, quy định thương mại mới ban hành
trên cơ sở vận dụng linh hoạt và hiệu quả các quy định trong WTO và EVFTA.
Thứ tư, công cụ giải quyết tranh chấp là công cụ được EU thường xuyên
và ưu tiên áp dụng nhằm gây sức ép cho các đối tác thương mại. Do đó, để nắm
chắc và rõ về đối tác, làm cơ sở cho hoạt động giải quyết tranh chấp trong tương

177
lai, Việt Nam cần thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các vụ việc về
giải quyết tranh chấp do đối tác EU khởi xướng hoặc là bên bị kiện, các chính
sách mới về giải quyết tranh chấp mà EU áp dụng, ban hành mới, từ đó nắm rõ
cách thức tiếp cận, xây dựng hệ thống dữ liệu về giải quyết tranh chấp cho đối
tác EU làm cơ sở cho việc tham gia giải quyết tranh chấp với đối tác này trong
tương lai./.

178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn.
2. Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước khung của Liên hợp quốc về
Biến đổi khí hậu năm 1992.
3. Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
4. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
5. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường 2014.
6. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
7. Cát Tường (2022), Ban hành Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích
ứng với biến đổi khí khậu cấp quốc gia, xem tại: https://baodantoc.vn/ban-
hanh-he-thong-giam-sat-va-danh-gia-hoat-dong-thich-ung-voi-bien-doi-khi-
khau-cap-quoc-gia-1644286541876.htm
8. PV (2020), Bộ TN&MT chủ động và tích cực triển khai CPTPP và EVFTA,
xem tại: http://cspl-tnmt.monre.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/bo-tn-mt-chu-
dong-va-tich-cuc-trien-kha-cptpp-va-evfta.html
9. Nguyễn Đức Minh (2017), Xây dựng chính sách, pháp luật và triển khai các
hành động ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp số
19(347)-.
10.Nguyễn Lâm Trâm Anh (2021), Nội luật hóa các cam kết về môi trường,
ứng phó biến đổi khí hậu trong CPTPP và EVFTA, Tạp chí Công Thương,
truy cập tại: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/noi-luat-hoa-cac-cam-ket-
ve-moi-truong-ung-pho-bien-doi-khi-hau-trong-cptpp-va-evfta-80075.htm
11.Nguyễn Văn Dũng (2021), Những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường
sửa đổi năm 2020 về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, xem tại:
https://dhcsnd.edu.vn/nhung-diem-moi-cua-luat-bao-ve-moi-truong-sua-doi-
nam-2020-ve-van-de-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau
12.Vụ kiện DS 494: EU – Phương pháp bổ sung chi phí và một số biện pháp
chống bán phá giá hàng nhập khẩu từ Nga.
13.Thông tư Ủy ban Châu Âu số 2015/476, Thông tư số 2017/2321 và Thông tư
số 2018/825 về việc điều chỉnh các quy định về việc xác định hành vi bán
phá giá.
14.Hiệp định Chống bán phá giá (ADA).
15.Tài liệu: overview of active WTO dispute settlement cases involving the EU
as complainant or defendant, of cases under bilateral agreements, and of
active cases under the trade barriers regulation, EC, ngày 24/11/2020.
16.Báo cáo WT/DS485/11, vụ việc số DS485: Nga - Đối xử thuế quan đối với
một số sản phẩm nông nghiệp và sản xuất
17.Tổng quan tranh chấp phòng vệ thương mại ở Liên minh châu Âu và Hoa
Kỳ Bài học cho xuất khẩu Việt Nam
18.Báo cáo WT/DS58/AB/R, vụ việc số DS58: Hoa Kỳ - Cấm nhập khẩu một
số loại tôm và sản phẩm từ tôm.
19.Thông tư Ủy ban Châu Âu số 2631/84 ngày 17/9/1984 về tăng cường chính
sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện pháp
thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
20.Thông tư Hội đồng Châu Âu số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
21.Tài liệu: overview of active WTO dispute settlement cases involving the EU
as complainant or defendant, of cases under bilateral agreements, and of
active cases under the trade barriers regulation, EC, ngày 24/11/2020.
22.Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ.
23.Hiệp định Thương mại Kinh tế toàn diện Canada – EU.
24.DS174: EU – Bảo hộ Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông
nghiệp và thực phẩm.
25.Thông tư Ủy ban Châu Âu số 2631/84 ngày 17/9/1984 về tăng cường chính
sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện pháp
thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
26.Thông tư Hội đồng Châu Âu số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
27.Tài liệu: overview of active WTO dispute settlement cases involving the EU
as complainant or defendant, of cases under bilateral agreements, and of
active cases under the trade barriers regulation, EC, ngày 24/11/2020.
28.Báo cáo WT/DS58/AB/R, vụ việc số DS58: Hoa Kỳ - Cấm nhập khẩu một
số loại tôm và sản phẩm từ tôm.
29.Thông tư Ủy ban Châu Âu số 2631/84 ngày 17/9/1984 về tăng cường chính
sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện pháp
thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
30.Thông tư Hội đồng Châu Âu số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
31.Vụ kiện DS 301: EU – Biện pháp ảnh hưởng tới tàu biển thương mại.
32.Thông tư Ủy ban Châu Âu số 2631/84 ngày 17/9/1984 về tăng cường chính
sách thương mại chung liên quan đến việc bảo hộ chống lại các biện pháp
thương mại không hợp pháp, OJEC 1984 L 252/1.
33.Thông tư Hội đồng Châu Âu số 3286/94, OJEC 1994 L 249/71.
34.Tài liệu: overview of active WTO dispute settlement cases involving the EU
as complainant or defendant, of cases under bilateral agreements, and of
active cases under the trade barriers regulation, EC, ngày 24/11/2020.

You might also like