Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KÌ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM 2021

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 2


Môn thi: Hóa Học
(Dành cho thí sinh thi thử vào Chuyên hóa)
Đề thi gồm 02 trang Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên thí sinh:……………………………………
Số báo danh: …………………………………………

Câu I. (2,0 điểm)


1) Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Lựa chọn các chất từ X1 đến X8 để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên biết chúng là sắt hoặc các
hợp chất của sắt và khác nhau.
2) X là dung dịch ancol etylic 460, được sản xuất từ tinh bột có chứa 20% tạp chất trơ.
a) Viết các phản ứng điều chế ancol etylic từ tinh bột.
b) Cứ m kg tinh bột người ta sản xuất được m lít dung dịch X. Tính hiệu suất quá trình sản
xuất, biết ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml.
c) Lấy 10 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư Na, thu được V lít H2 (đktc). Tính giá trị
của V biết khối lượng riêng của nước là 1 g/ml.
Câu II. (2,0 điểm)
1) Những nghiên cứu thực nghiệm rộng rãi cho thấy, đối với đa số các phản ứng hóa học, khi tăng
nhiệt độ thêm 100 thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần và làm thời gian kết thúc phản ứng giảm.
Do vậy, tốc độ phản ứng thường tỉ lệ nghịch với thời gian kết thúc phản ứng. Người ta gọi số lần
tăng của tốc độ phản ứng khi nhiệt độ tăng thêm 100 là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng và kí kiệu
là  .
a) Tính  một phản ứng biết khi hạ nhiệt độ phản ứng xuống 450 thì phản ứng chậm 25 lần.
b) Tính  một phản ứng biết ở 1200C phản ứng kết thúc sau 2187 giây, còn ở 1800C phản
ứng kết thúc sau 3 giây. Tính thời gian kết thúc phản ứng khi thực hiện phản ứng ở 1600C.
2) Hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H6 có tỉ lệ mol tương ứng là 9:1. Người ta đốt cháy hoàn toàn X để
đun nước, giả sử toàn bộ nhiệt tỏa ra chỉ để làm nóng nước. Để đun nóng 12 lít nước từ 210C lên tới
1000C người ta cần đốt cháy a gam hỗn hợp X. Biết rằng cứ đốt cháy 1 mol CH4 và 1 mol C2H6 thì
giải phóng một nhiệt lượng tương ứng là 880 kJ và 1560 kJ, muốn cho 1 ml nước nóng thêm 10 cần
4,18 J. Tính giá trị của a.
Câu III. (2,0 điểm)
1) Hỗn hợp A gồm 3 ancol no X, Y, Z (trong đó Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon và MY < MZ).
Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol A thu được 35,2 gam CO2. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z biết
số mol của X bằng tổng số mol của Y và Z.
2) Một bình kín dung tích V lít không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ lệ mol 5 : 2, ở
127C và P atm. Đun nóng bình một thời gian với xúc tác V2O5 (V2O5 là chất rắn, thể tích không
đáng kể) rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hỗn hợp X là d. Biết áp
suất bình sau phản ứng là 5 atm và hiệu suất phản ứng là H%.
a) Tìm khoảng xác định của d.
b) Tính giá trị của H và P biết d = 1,25.
c) Dẫn toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 112,98 gam kết
tủa. Xác định giá trị của V.
Câu IV. (2,0 điểm)
1) Chất X (C8H14O5) tác dụng được với Na giải phóng khí H2. Đun nóng X với lượng dư dung dịch
NaOH thu được chất Y và Z. Cho Y đi qua hỗn hợp chất xúc tác ZnO và MgO ở 400-5000C, thu
được chất Y1, chất này có thể dùng để điều chế chất rắn Y2 có tính đàn hồi và được dùng làm cao su
nhân tạo. Khi axit hóa Z bằng dung dịch HCl thì thu được chất Z1. Cho Z1 tác dụng với CH3OH có
H2SO4 làm xúc tác thì thu được este T (CH3CH(OH)COOCH3). Mặt khác, khi đun nóng Z1 thì thu
được chất Z2 (C6H8O4).
a) Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z, Y1, Y2, Z1, Z2, biết chúng là các chất hữu cơ.
b) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2) Hỗn hợp X có khối lượng 99,3 gam gồm Al và Fe3O4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn
X thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần. Phần 1 hòa tan trong dung dịch NaOH dư thu được
2,52 lít H2 (đktc). Phần 2 hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 22,68 lít H2 (đktc). Nếu
hòa tan hoàn toàn lượng X ở trên trong HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch Z và 16,8 lít hỗn hợp khí
T gồm N2O, NO có tỉ khối so với H2 bằng 16,4. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan.
Tính giá trị của m.
Câu V. (2,0 điểm)
1) Cho m gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu tác dụng với V ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, thu được
(m+1,05) gam chất rắn B và dung dịch C. Cho toàn bộ B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư,
thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cho C tác dụng với dung dịch KOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 12 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính giá trị của V.
b) Hòa tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch D; 6,72 lít khí SO2 (đktc,
sản phẩm khử duy nhất) và 22,4 gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m.
2) Đốt cháy hoàn toàn a mol este X thu được 396a gam CO2 và 90a gam H2O. Mặt khác, hiđro hóa
hoàn toàn 0,25 mol X thu được 54 gam chất hữu cơ X1. Đun nóng lượng X1 này với dung dịch
NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y chứa 2 muối natri của 2 axit
cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon và phần hơi chứa ancol Z. Đốt cháy toàn bộ Y thu được
CO2; 15,75 gam H2O và 39,75 gam Na2CO3. Xác định công thức cấu tạo của X.

Cho: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; K = 39; S = 32; Cl
= 35,5; Mn = 55; Zn = 65; Fe =56; Cu = 64; Rb = 85; Ag = 108; Ba = 137; Ca = 40; P = 31

------------HẾT ------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like