Đề cương nghiên cứu (new)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN
THỰC PHẨM CỦA CÁC QUÁN ĂN XUNG QUANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHTD16B - 420300319828


Nhóm: 10
GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÌN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CHẤT LƯỢNG AN


TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC QUÁN ĂN XUNG
QUANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHTD16B - 420300319828


Nhóm: 10

này HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ


1 Nguyễn Thị Thanh Trúc 20033431
2 Trần Ngọc Thủy 20032791
3 Lê Thị Ly Na 20074071
4 Hồ Thị Bảo Trâm 20027731
5 Lâm Thị Ánh Tuyết 20031041

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022


TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG AN
TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC QUÁN ĂN XUNG QUANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay, đồng thời
cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vấn đề thực phẩm sạch, an toàn đang là mối
quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay, bởi an toàn thực phẩm không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn liên quan mật
thiết đến an toàn thực phẩm, năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội (Thu
Hòa, 2018). Những bệnh truyền qua đường thực phẩm luôn là mối đe dọa lớn với sức
khỏe toàn cầu (Nguyễn Hải và Phạm Thu, 2012). Mỗi năm, ở các nước phát triển hàng
triệu người bị ngộ độc và tử vong do ăn phải thực phẩm không an toàn, một phần ba dân
số bị ảnh hưởng bởi bệnh do thực phẩm gây ra. Vấn đề này còn nghiêm trọng hơn ở các
nước đang phát triển (Quốc hội khóa XII, 2010).
Mặc dù đã có một số tiến bộ về khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ an toàn
thực phẩm và các biện pháp quản lý giáo dục như thông qua luật, quy định, kiểm tra giám
sát an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh do thực phẩm kém vệ sinh. chất lượng ở Việt
Nam vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Đặc biệt Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Dinh
dưỡng Thực phẩm TP.HCM: Người tiêu dùng ăn phải thực phẩm không lành mạnh có
nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Tùy theo mầm bệnh mà ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc
nhiễm giun, đỉa cư trú và làm tổ trong cơ thể. Ngộ độc mãn tính thường do hóa chất, phụ
gia, màu, mùi không phù hợp làm suy giảm chức năng gan, thận và dẫn đến những hậu
quả về sức khỏe. Theo thống kê của Bộ An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngộ độc thực phẩm
ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và đang là vấn đề rất
đáng báo động, đáng chú ý và quan tâm. Theo kết quả báo cáo của Cục An toàn thực
phẩm Bộ Y tế, từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam xảy ra 944 vụ ngộ độc thực phẩm,
trong đó có 165 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn cộng đồng. Trong giai đoạn từ tháng 1
năm 2010 đến tháng 12 năm 2014, cả nước có 847 trường hợp mắc bệnh do thực phẩm
(Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế). Giai đoạn 2011 - 2016, cả nước ghi nhận 1.007

1
trường hợp mắc với 30.395 trường hợp mắc và 164 trường hợp tử vong (Chính Phủ,
2017). Năm 2017, cả nước ghi nhận 111 vụ, làm 3.374 người say và 22 người tử vong.
Trong 6 tháng đầu của năm 2018, cả nước xảy ra 44 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.207
người bị ngộ độc, trong đó có 7 người tử vong (Thu Hòa, 2018). Mỗi năm cả nước xảy ra
trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó đa số là do sử dụng thực phẩm bị nhiễm
khuẩn nguy hại. Các loại vi khuẩn như E. coli, tả, thương hàn...
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có các công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, tuy nhiên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được xử lý triệt để. Số lượng các
vụ ngộ độc do thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra rất phức tạp. Điều đó
khiến người tiêu dùng hoang mang và lo lắng. Thực trạng này cho thấy việc đảm bảo về
an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa có hiệu quả. Vì lẽ đó,
nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về đề tài: “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
về chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh trường Đại học Công
Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”. Thông qua những tài liệu tìm được, chúng tôi hi vọng
rằng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho mọi người, qua đó nâng cao ý thức trong
việc vệ sinh an toàn thực phẩm."
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính
Khảo sát mức độ chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp khắc phục.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng về chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh
trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự kém chất lượng an toàn thực phẩm của các quán
ăn xung quanh trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn
xung quanh trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời 3 câu hỏi sau:
Thực trạng về chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

2
Những nguyên nhân nào đã làm hạn chế chất lượng an toàn thực phẩm của các quán
ăn xung quanh Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?
Làm sao để cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh
trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát về mức độ chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh
trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh (Số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh)
Đối tượng khảo sát: 300 sinh viên khoa Ngoại Ngữ và khoa Công nghệ thực phẩm
đang theo học tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào hệ
thống tri thức của Việt Nam và thế giới nói chung và về chất lượng an toàn thực phẩm
của các quán ăn xung quanh trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các nghiên cưu
về chủ đề này trong tương lai.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn


Kết quả nghiên cứu này giúp ban quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm hiểu thêm về
các hoạt động buôn bán của người dân. Từ đó, tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn để nâng
cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các quán ăn ở Việt Nam nói chung và các
quán ăn xung quanh Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm thức ăn đường phố
3
Thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại
chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. (FAO)
1.2 Khái niệm an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người. (Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành
Luật an toàn thực phẩm)
1.3 Khái niệm chất lượng
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về
chất lượng khác nhau. Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc
tính vốn có. (Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
Quốc tế)
1.4 Khái niệm sinh viên
Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học. (Theo Từ điển Giáo
dục học [7; tr71])
Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học,
theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học. (Theo Luật Giáo
dục đại học)
2. Các nghiên cứu về thực trạng chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn
lề đường
Ẩm thực đường phố là nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Nó phản ánh lối
sống và sự phát triển xã hội ở Việt Nam. Sử dụng thức ăn đường phố là thói quen của
nhiều người. Việc phát triển dịch vụ thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống, vì nó tiện lợi, rẻ và tạo công ăn việc làm cho một đất nước đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta. Ở Việt Nam, đặc biệt là các khu đô thị đông dân
cư với giá cả sinh hoạt cao thì nhiều người chấp nhận sử dụng thức ăn đường phố. Theo
khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh (2017), có tới 95,5% người
dân sử dụng thức ăn đường phố tại đây, 51,0% cho bữa ăn hàng ngày và 82,0% cho bữa
sáng.[11] Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố rất cao. Theo báo cáo của
Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách và pháp luật về an toàn thực phẩm từ năm
2011 đến năm 2016, cả nước có 1672 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố,
chiếm 5,5%. (Chính phủ, 2017)
4
Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018,
cả nước xảy ra 44 vụ ngộ độc thực phẩm với trên 1.200 người mắc, 7 trường hợp tử vong.
(Tổng cục thống kê, 2018)
Tác giả Phạm Đông Giang (2013) đã nghiên cứu công trình “Kiến thức và thực
hành của người kinh doanh thức ăn đường phố tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” được
công bố trên Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. Nhà nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả và phỏng vấn trực tiếp 406 người trực
tiếp chế biến kinh doanh thức ăn đường phố tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh với kết
quả: Tỷ lệ người có kiến thức về vệ sinh trong chế biến chiếm 75,3%; kiến thức về NĐTP
chiếm 66%, 90% người kinh doanh chưa có sổ sách ghi chép, hóa đơn chứng từ về nguồn
gốc thực phẩm. (Phạm Đông Giang, 2013)
Phan Thị Lành (2016) thuộc trường Đại học Y tế Công Cộng đã thực hiện công
trình nghiên cứu “Thực hành ATVSTP và một số yếu tố liên quan của người chế biến
chính ở các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp”.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng kết hợp với định tính và mẫu nghiên cứu bao gồm toàn bộ 232 quán kinh
doanh thức ăn đường phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hành đạt của đối tượng
tham gia nghiên cứu khá thấp, chỉ đạt 36,2%, những tiêu chí thực hành mà đối tượng
nghiên cứu đạt tỷ lệ thấp là sử dụng trang bị bảo hộ lao động (đeo khẩu trang, tạp dề và
đeo găng tay, bao nilon (6,9% và 17,7%), thực hiện khám sức khỏe định kỳ (31%), tham
dự các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm (31,9%). Một số yếu tố liên quan tác
động đến thay đổi thực hành đó là có tham dự các lớp tập huấn và hoạt động giám sát
kiểm tra thường xuyên của cơ quan chức năng. (Phan Thị Lành, 2016)
Với ước tính khoảng 600 triệu vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra mỗi năm, thực phẩm
không an toàn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và nền kinh tế toàn cầu. Theo
một cuộc điều tra năm 2015 của Ngân hàng Thế giới, ngộ độc thực phẩm gây thiệt hại ít
nhất 100 tỷ đô la Mỹ hàng năm ở các nước thu nhập thấp và trung bình và vượt quá 500
triệu đô la Mỹ ở 28 quốc gia. (WHO, 2015)
Tại Thổ Nhĩ Kỳ (2016), một cuộc khảo sát gần đây đã được thực hiện về hành vi
của người tiêu dùng trẻ tuổi đối với thức ăn đường phố. Trong số những người tham gia,
43,4% là nam và 56,6% là nữ. Đa số họ ở độ tuổi từ 19 đến 22. 40,1% thanh niên ăn thức
ăn đường phố 23 lần một tuần và 23,3% ăn thức ăn đường phố mỗi ngày. Có một mối

5
tương quan có ý nghĩa thống kê giữa sở thích của người tiêu dùng và trình độ học vấn,
giới tính và tuổi tác. Mặc dù người tiêu dùng biết rằng thức ăn đường phố có thể nhiễm vi
khuẩn vì người bán không chú ý đến vệ sinh và những thực phẩm sống hoặc chưa chín
nhưng người tiêu dùng thích vì giá rẻ, ngon và dịch vụ nhanh chóng. [17]
Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và An toàn Thực phẩm Châu Âu (ECDC)
Châu Âu đã báo cáo tổng cộng 5251 vụ bùng phát do thực phẩm, bao gồm cả bùng phát
do nguồn nước, tại 32 quốc gia. Bằng chứng về mối liên hệ giữa các ca bệnh ở người và
thực phẩm đã được tìm thấy trong 592 ổ dịch. Số vụ bùng phát thực phẩm do vi rút được
báo cáo (20,4% tổng số ổ dịch), đã vượt quá Salmonella (20,0% tổng số vụ bùng phát), là
nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc ở châu Âu. Độc tố vi khuẩn chiếm 16,1% số vụ bùng
phát và Campylobacter chiếm 8,5% trên tổng số vụ bùng phát. Và 29,2% sự bùng phát
các tác nhân gây bệnh là không rõ. Từ năm 2008 đến năm 2014, tổng số vụ bùng phát
Salmonella hàng năm ở châu Âu giảm mạnh xuống còn 44,4%, nhưng số vụ bùng phát
vi-rút đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2011 (525) và số ca mắc tối đa đã đạt vào năm
2014 vẫn chưa được báo cáo [18].
3. Các nghiên cứu liên quan đến nguyên nhân gây nên sự kém chất lượng an
toàn thực phẩm của các quán ăn lề đường
Một đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học Y Tế Công Cộng về “kiến thức, thực
hành về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế
biến tại các cửa hàng ăn trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp năm 2015” của
Trần Tấn Khoa năm 2015. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 8
năm 2015, nhà nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và
phỏng vấn tất cả các đối tượng nghiên cứu đang người trực tiếp chế biến tại các quán ăn
trên địa bàn huyện Hồng Ngự cộng với thu thập số liệu thứ cấp gồm các báo cáo về công
tác an toàn thực phẩm. Qua đó cho thấy, các quán ăn tại địa bàn huyện Hồng Ngự không
đáp ứng dầy đủ các tiêu chí về những điều kiện an toàn thực phẩm theo Quy định của Bộ
Y tế. Theo số liệu thống kê của Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - thuộc Trung tâm y tế
huyện Hồng Ngự có khoảng 100 quán ăn nằm rải rác trên 11 xã, kết quả kiểm tra định kỳ
các quán ăn tại địa bàn huyện cho thấy các quán ăn vẫn còn một số thứ chưa đạt yêu cầu,
một số người lao động trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm vẫn chưa có hiểu biết và
thực hành tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm như: thiếu giáy khám sức khỏe hoặc giấy
chứng nhận sức khỏe đã hết hạn, bảo quản thức ăn sống cùng với thức ăn chín, chưa được
6
tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm v.v. Kết quả kiểm tra trong năm 2014
của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Hồng Ngự đã kiểm tra tổng
số 100 cơ sở với số lượt kiểm tra là 300, trong đó 47 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 15.67%.
Những vi phạm bao gồm điều kiện vệ sinh chổ làm, điều kiện về con người và việc tập
huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, một số dịch bệnh xảy ra có
nguồn gốc từ thực phẩm tại tỉnh Đồng Tháp nói chung và Huyện Hồng Ngự nói riêng
như: tả, lỵ, thương hàn, đường ruột, … đang có diễn biến vô cùng phức tạp, cụ thể là tại
Huyện Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 8 năm 2014 có khoảng 4 trường hợp
bệnh thương hàn, trường hợp bệnh lỵ có 46 trường hợp và 1.193 trường hợp là bệnh tiêu
chảy. Những nguyên nhân đó có thể bắt nguồn từ người trực tiếp chế biến thực phẩm vì
đây là nguồn lây nhiễm chính nếu họ không tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực
phẩm. (Trần Tấn Khoa, 2015)
Bên cạnh đó thức ăn đường phố đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta vì tính
tiện lợi, bắt mắt và rẻ tiền. Tuy nhiên, điều kiện chế biến của người bán hàng rong thường
không đảm bảo vệ sinh. Điều này dẫn đến thực phẩm đường phố bị ô nhiễm vi sinh vật
và gây ngộ độc thực phẩm. Nghiên cứu của Tống Thị Ánh Ngọc, Phạm Thị Thu Hồng,
Lê Duy Nghĩa và Phan Thị Thanh Quế năm 2016, với nghiên cứu: “Bước đầu đánh giá về
mức độ ô nhiễm vi sinh vật của một số thực phẩm đường phố tại thành phố Cần Thơ”.
đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này sẽ khảo sát mức
độ ô nhiễm vi sinh vật của thực phẩm đường phố tại khu vực thành phố Cần Thơ. Khảo
sát tổng mật số vi sinh vật, nấm mốc và nấm men trong các mẫu bánh mì thịt, bánh tráng
trộn, nước mía và nước rau má. Nghiên cứu có kết quả sau: mật số vi sinh vật tổng số
hiếu khi đối với nước mía và rau má lần lượt là 5,4 - 7,3 log CFU/mL và 4,4 - 8,1 log
CFU/mL; tổng số nấm men, nấm mốc lần lượt là 4,3 - 5,0 log CFU/mL và 2,2 - 4,7 log
CFU/mL. Bánh mì thịt có một số vi sinh vật tổng số hiếu khi dao động từ 6,6 - 7,4 log
CFU/g và tổng số nấm men, nấm mốc dao động từ 3,8 - 5,7 log CFU/g. Các mẫu bánh
tráng trộn có mật số vi sinh vật hiếu khi dao động từ 4,3 - 5,7 log CFU/g và tổng số nấm
men, nấm mốc từ 2,8 - 5,5 log CFU/g. Tất cả các mẫu thực phẩm đường phố trong nghiên
cứu này đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Từ những kết quả trên cho thấy
mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thức ăn đường phố tại địa bàn thành phố Cần Thơ có thể
là một trong những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm và theo dõi
nhiều hơn. (Tống Thị Ánh Ngọc và các cộng sự 2016.)

7
Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Dương Đăng Hồng Hậu, cùng với sự tham gia
của cộng sự năm 2016, lấy đề tài: “Kiến thức và thực hành An Toàn Thực Phẩm trong sử
dụng thức ăn đường phố và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông trường
chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận”. được đăng trên tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh. Nhóm nghiên cứu đã thực một nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ học sinh trường Lê
Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đường
phố và những yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của học sinh. Sử dụng nghiên
cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại trường Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận từ tháng 4
đến tháng 7 năm 2015. Tổng cộng có 380 học sinh đã đồng ý tham gia nghiên cứu này.
Sử dụng bảng câu hỏi có 42 câu hỏi tự điền sẵn, các câu hỏi bao gồm về thông tin chung,
nguồn thông tin, kiến thức và thực hành an toàn thực phẩm đường phố. Kiểm định chi
bình phương với ngưỡng ý nghĩa ở mức 0,05 được sử dụng để xác định các yếu tố liên
quan đến kiến thức và thực hành đúng. Số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR và độ tin cậy 95%
được sử dụng để đo lường mức độ liên quan. Trong 343 phiếu khảo sát hợp lệ, có 261
học sinh chiếm 76,1% là có kiến thức đúng và 175 học sinh chiếm 51,0% là thực hành
đúng. Học sinh có hiểu biết đúng và có tỷ lệ thực hành đúng bằng 1,35 lần học sinh có
hiểu biết chưa đúng với khoảng tin cậy 95% từ 1,02 đến 1,80. Ngoài ra, nguồn thông tin
và dân tộc là hai yếu tố liên quan đến tỷ lệ học sinh có thực hành đúng. Học sinh có tỷ lệ
hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đường phố còn thấp. Cần chú trọng
việc cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm đường phố, tạo môi trường ăn uống hợp vệ
sinh cho học sinh trong và ngoài trường, để nâng cao tỷ lệ hiểu biết và thực hành đúng.
(Dương Đăng Hồng Hậu và cộng sự 2016)
Một nghiên cứu khác ở tỉnh Bến Tre do Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm Việt
Nam tin cậy ông Nguyễn Quỳnh Anh và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu với đề tài
là: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre” được đăng trên Sở
Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2014
đến tháng 10 năm 2015 về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở
kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã được đánh giá và phân tích đầy
đủ thông qua các phương pháp như kiểm nghiệm mẫu vi sinh, hóa lý và điều tra đánh giá
K.A.P với các đối tượng nghiên cứu trên toàn tỉnh Bến Tre. Kết quả chỉ ra rằng nguyên
nhân các trường hợp ngộ độc thức ăn là do xuất hiện vi sinh, các yếu tố hóa lý và các độc

8
tố tự nhiên có trong thức ăn, nước uống. Theo kết quả kiểm nghiệm một số mẫu thức ăn
của đề tài nghiên cứu tại các nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại địa
bàn tỉnh Bến Tre cho thấy: Về các chỉ tiêu vi sinh có 316 mẫu, kết quả Coliforms có 265
đạt và 51 mẫu là không đạt yêu cầu (chiếm 16,1%, chủ yếu là các sản phẩm nhóm thịt,
nhóm cá và thủy sản, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc, kem, nước đá); E.coli có 267
mẫu đạt và 49 mẫu không đạt (chiếm 15,5%, tập trung các sản phẩm của nhóm thịt, nhóm
cá và thủy sản, kem và nước đá), S.aureus có 280 mẫu đạt, 36 mẫu không đạt (chiếm
11,4%, bao gồm các nhóm sản phẩm kem và nước đá, ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc,
nhóm thịt); Salmonella có 302 mẫu đạt và 14 mẫu không đạt (chiếm 4,4%, tập trung chủ
yếu là sản phẩm nhóm thịt). Với các chỉ tiêu hóa lý, thông qua kết quả kiểm tra 87 mẫu
hàn the thì có 84 mẫu đạt và 3 mẫu không đạt (bao gồm nhóm thịt và sản phẩm từ thịt);
kết quả kiểm tra 111 mẫu Formol có 2 mẫu không đạt (thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm
ngũ cốc); kiểm nghiệm 38 mẫu Peroxit (độ ôi khét) thì có 30 mẫu đạt, 8 mẫu không đạt
(thuộc nhóm các sản phẩm dầu mỡ). Đây là vấn đề cần lưu ý tại địa bàn tỉnh, cần có sự
vào cuộc nhanh chóng của các cấp quản lý trong vấn đề thanh tra, kiểm tra các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, có những biện pháp khắc phục và
phòng chống các trường hợp ngộ độc thực phẩm tại các nơi sản xuất, kinh doanh dịch vụ
ăn uống trên địa bàn tỉnh. (Nguyễn Quỳnh Anh và cộng sự 2015)
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy ngày càng có nhiều ca
bệnh được gây ra bởi chất lượng của thực phẩm trên khắp thế giới. Năm 2010, WHO đã
công bố hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang bị bệnh từ các loại thực phẩm kém
chất lượng (Abrahale K, Sousa S, Albuquerque G , 2012)
+ 582 triệu: Số trường hợp 22 bệnh do thực phẩm khác nhau trong năm 2010.
+ 351.000: Số người chết liên quan.
+ 52.000: Số ca tử vong do vi khuẩn Salmonella gây ra.
+ 37.000: Số ca tử vong do vi khuẩn E. coli gây ra.
+ 35.000: Số ca tử vong do norovirus gây ra (vi-rút là nguyên nhân hàng đầu gây ra
dịch bệnh từ thực phẩm bị ô nhiễm ở Hoa Kỳ).
+ 40%: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị các bệnh do thực phẩm gây ra.
4. Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu
Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đã có
rất nhiều nghiên cứu bàn về vấn đề này kể cả trong và ngoài nước. Nhưng đối với vấn đề
9
an toàn thực phẩm tại các quán ăn xung quanh trường Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào thực hiện. Vì vậy đề tài “an toàn vệ sinh
thực phẩm tai các quán ăn xung quanh trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí
minh” cũng là một cách tiếp cận bao quát, cụ thể và có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề an
toàn vệ sinh thực phẩm. Do hạn chế về thời gian nên không thể phỏng vấn được nhiều
sinh viên và nhiều đối tượng khác. Vì vậy, nghiên cứu đã tìm hiểu nhóm thông tin, và lấy
ý kiến từ các chuyên gia…, đấy cũng là hướng phát triển cho đề tài nghiên cứu này.

III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP


1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế định lượng. Lý do sử dụng nghiên cứu định lượng vì:
Với thiết kế nghiên cứu định lượng, chúng ta thu thập thông tin bằng phương pháp
“khảo sát bằng bảng câu hỏi” có ưu điểm là tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí với
một lượng lớn thông tin thu thập được phong phú và đa chiều.
Đồng thời, tình trạng chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh
Trường Đại học Công Nghiệp là một vấn đề tương đối đa dạng. Nó có mối liên hệ với
nhiều yếu tố khách quan đến từ bên ngoài và yếu tố chủ quan đến từ bên trong. Do đó,
nghiên cứu định lượng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất và cho phép nhà nghiên cứu thu thập
nhiều thông tin hơn về vấn đề này so với nghiên cứu định tính.
Ngoài ra, nghiên cứu định lượng còn mang tính khách quan vì các dữ liệu định
lượng được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học. Vì vậy,
nhóm đã quyết định chọn phương pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng câu hỏi để
tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu.
2. Chọn mẫu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh nằm ở số 12 Nguyễn Văn Bảo phường 4 quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số nghiên cứu: sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm và khoa Ngoại ngữ tại Đại
học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sẽ được tiến hành ở 300 sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm và khoa
Ngoại ngữ tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
2 3
Mỗi tầng sẽ phân tầng theo tỷ lệ nam và nữ vì vậy số lượng chọn mẫu là 120
5 5
nam và 180 nữ.
10
Quyết định số lượng mẫu khảo sát 2 khoa khác nhau, mỗi khoa sẽ là 150 sinh viên
và được chọn ngẫu nhiên.
Nhóm chọn phương pháp ngẫu nhiên phân tầng vì các đối tượng nghiên cứu của đề
tài là 300 sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm và khoa Ngoại ngữ tại Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nên có sự đa dạng và khác biệt nhiều. Việc lựa chọn
phương pháp này giúp nhóm tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhược điểm của
phương pháp này là mẫu không thể hiện được tính chất của tổng thể nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp xử lí dữ liệu
Khảo sát thực trạng Khảo sát bằng bảng câu hỏi với Sử dụng thống kê mô tả (tính tỷ
về chất lượng an toàn sự tham gia của 300 sinh viên lệ %, tính giá trị trung bình...),
thực phẩm của các thuộc khoa Ngoại Ngữ và khoa phép tính T-est
quán ăn xung quanh Công nghiệp thực phẩm của
trường Đại học Công Trường Đại học Công Nghiệp
Nghiệp Thành phố Hồ TPHCM nhằm thu thập thông
Chí Minh. tin về thực trạng và các nguyên
Tìm hiểu nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự hài
nhân gây nên sự kém lòng của sinh viên đối với chất
chất lượng an toàn lượng an toàn thực phẩm của
thực phẩm của các các quán ăn xung quanh trường
quán ăn xung quanh Đại học Công nghiệp TPHCM.
trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp Nghiên cứu lý thuyết và kết quả Sử dụng phương pháp suy luận
nhằm cải thiện chất khảo sát logic
lượng an toàn thực
phẩm của các quán ăn
xung quanh trường
Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí
Minh
• Quy trình thu thập dữ liệu
Cuộc khảo sát dựa trên sự tham gia của 300 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TP Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát: bắt đầu từ tháng 06/2022 đến cuối tháng 11/2022
Sử dụng bảng câu hỏi trên Google Form

11
Gửi phiếu khảo sát trực tuyến cho sinh viên thông qua các nền tảng mạng xã hội
như Zalo, Instagram, ...
Để tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên đối với chất lượng an toàn thực phẩm của các quán ăn xung quanh trường Đại học
Công nghiệp TP HCM nhóm chúng em khảo sát thông qua các câu hỏi:
+ Mức độ thường xuyên đến các quán ăn lề đường trước cổng trưởng Đại học Công
nghiệp TPHCM của anh/chị?
+ Anh/chị đánh giá chất lượng món ăn ở các quán ăn lề đường trước cổng trường
Đại học Công nghiệp TPHCM như thế nào?
+ Anh/ chị đánh giá mức độ vệ sinh của các quán ăn lề đường trước cổng trường Đại
học Công nghiệp TPHCM như thế nào?
+ Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn đến giá cả món ăn ở các hàng quán lề đường
luôn rẻ hơn những nơi khác?
+ Theo anh/chị quan sát, các hàng quán có biện pháp ngăn chặn côn trùng và động
vật gây hại trong khu vực bày bán hay không?
+ Anh/chị đáng giá mức độ bảo quản thức ăn trước khói bụi và vi khuẩn của các chủ
quán ăn lề đường như thế nào?

IV. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ: 6/2022 đến 11/2022

STT CÔNG VIỆC THỜI GIAN (THÁNG)

6 7 8 9 10 11

1 Kiểm tra thử x

2 Thu thập dữ liệu x x

3 Xử lí và phân tích dữ liệu x x x

4 Viết báo cáo nghiên cứu x x

12
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Thu Hòa (2018) Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, Tạp chí
Con số và Sự kiện, tổng cục thống kê số 7/2018.
Nguyễn Hải, Phạm Thu (2012), Gốc rễ, ngọn ngành của ngộ độc tập thể, truy cập
ngày 22/08/2012, tại trang thông tin sức khỏe và đời sống cơ quan ngôn luận Bộ Y tế.
Quốc hội khóa XII (2010), Luật An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Số liệu ngộ độc thực phẩm toàn quốc từ 2010 –
2014.
Chính Phủ (2017), Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/5/2017 về tình hình thực thi
chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016.
Theo định nghĩa của Tổ chức Thực phẩm và Nông lương Quốc tế (FAO).
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật an
toàn thực phẩm.
[8]
Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc
tế
[9]
Theo Từ điển Giáo dục học [7; tr71]
[10]
Theo Luật Giáo dục đại học
[11]
Nguyễn Hữu Tú (2016), Thức ăn đường phố, sự phát triển và những hệ lụy
[12]
Chính phủ (2017), Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/5/2017 về tình hình thực thi
chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, bảng 7b, tr. 47.
[13]
Tổng cục thống kê (2018), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng
đầu năm 2018.
[14]
Phạm Đông Giang (2013), Kiến thức và thực hành của người kinh doanh thức ăn
đường phố tại quận I, thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Tạp chí Y học thành phố Hồ
Chí Minh tập 18 phụ bản số 6 2014, tr. 609 - 615.
[15]
Phan Thị Lành (2016), “Kiến thức, thực hành AN TOÀN THỰC PHẨM và một
số yếu tố liên quan của người chế biến chính ở các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

13
tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế
công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
[19]
Trần Tấn Khoa – 2015, Luận Văn “Kiến thức, thực hành về Vệ Sinh An Toàn
Thực Phẩm và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn
trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp năm 2015”, Bộ Y Tế Trường Đại học Y
Tế Công Cộng.
[20]
Tống Thị Ánh Ngọc, Phạm Thị Thu Hồng, Lê Duy Nghĩa và Phan Thị Thanh
Quế-2016, “Bước đầu đánh giá về mức độ ô nhiễm vi sinh vật của một số thực phẩm
đường phố tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số
chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 1): 98 -104.
[21]
Dương Đăng Hồng Hậu, Phạm Thị Lan Anh, Huỳnh Ngọc Vân Anh-2016, “kiến
thức và thực hành An Toàn Thực Phẩm trong sử dụng thức ăn đường phố và các yếu tố
liên quan ở học sinh trung học phổ thông trường chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận”, tạp
chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh.
[22]
Nguyễn Quỳnh Anh và cộng sự, 2015, “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên
địa bàn tỉnh Bến Tre”, Viện Thực phẩm Việt Nam Tin Cậy, Sở Khoa Học và Công Nghệ
tỉnh Bến Tre.
Tài liệu tiếng Anh
[16]
WHO (2015), The future of food safety
[17]
Sanlier N, Sezgin AC, Sahin G, Yassibas E (2016), A study about the young
consumers' consumption behaviors of street foods.
[18]
Scientific Committee on Enteric Infections and Foodborne Diseases (2017),
Review on the Global and Local Epidemiology of Food Poisoning.
[23]
Abrahale K, Sousa S, Albuquerque G (2012), Street food reserch worldwide: a
scoping review, URL https:// www.ncbi.nlm. nih.gov/pubmed /30311276.

14
VII. PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào Anh/Chị! Nhóm 10 chúng tôi đến từ lớp DHTD16B trường Đại học Công
Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu “Khảo sát
mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng an toàn thực phẩm tại các quán ăn xung
quanh trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” để tìm hiểu và tìm ra
nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém chất lượng an toàn thực phẩm tại các quán ăn lề
đường và đưa ra các giải pháp, đồng thời nhằm phục vụ đề tài phương pháp luận nghiên
cứu khoa học. Để giúp nghiên cứu này thành công, chúng tôi hy vọng anh/chị dành chút
thời gian để trả lời một số câu hỏi sau. Chúng tôi đảm bảo với anh/chị rằng mọi thông tin
được cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng trong dự án cho mục đích học tập.
Nhóm 10 chúng tôi xin cảm ơn sự tham gia khảo sát của anh/chị.
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên của anh/chị?
2. Anh/chị là sinh viên năm mấy?
 Năm nhất
 Năm 2
 Năm 3
 Năm cuối
3. Anh/chị là sinh viên thuộc khoa?
 Ngoại ngữ
 Kế toán – Kiểm toán
 Thương mại du lịch
 Quản trị kinh doanh
 Tài chính ngân hàng
 Luật
 May thời trang
 Công nghệ Nhiệt – Lạnh
 Khác
B. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CÁC QUÁN
ĂN LỀ ĐƯỜNG
4. Anh (chị) thấy hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta như thế nào?
 Hoàn toàn không tốt
 Không tốt
 Bình thường
 Tốt
 Hoàn toàn tốt
15
5. Anh/chị có thích ăn ở các quán ăn lề đường trước cổng trường Đại học Công
nghiệp TPHCM không?
 Có
 Không
 Khác
6. Mức độ thường xuyên đến các quán ăn lề đường trước cổng trưởng Đại học Công
nghiệp TPHCM của anh/chị?
 Hằng ngày
 1-3 lần/ tuần
 4-6 lần/ tuần
 Thỉnh thoảng
 Hiếm khi
 Không có
7. Anh/chị cảm thấy các chủ hàng quán ăn lề đường Đại học Công nghiệp TPHCM có
thân thiện không?
 Có
 Không
 Khác
8. Tiêu chí để anh/chị chọn một quán ăn lề đường ở trước cổng trường Đại học Công
nghiệp TPHCM là gì?
 Thức ăn ngon, không quan tâm giá
 Giá rẻ, không cần ngon
 Vừa rẻ vừa ngon
 Quán sạch sẽ là được
 Nghe “rì – viu"
 Chọn bừa
9. Mức độ hài lòng của anh/chị về dụng cụ ăn uống của các quán ăn lề đường trước
cổng trường Đại học Công nghiệp TPHCM?
 Hoàn toàn không hài lòng
 Không hài lòng
 Bình thường
 Hài lòng
 Hoàn toàn hài lòng
 Khác
10. Anh/ chị đánh giá mức độ vệ sinh của các quán ăn lề đường trước cổng trường Đại
học Công nghiệp TPHCM như thế nào?
 Hoàn toàn không hài lòng
 Không hài lòng
 Bình thường
 Hài lòng
 Hoàn toàn hài lòng
 Khác
16
C. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ KÉM CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC
PHẨM CỦA CÁC QUÁN ĂN LỀ ĐƯỜNG
11. Theo anh/chị đánh giá, nơi chế biến thức ăn có sạch sẽ không?
 Có
 Không
 Khác
12. Anh/chị đánh giá chất lượng món ăn ở các quán ăn lề đường trước cổng trường Đại
học Công nghiệp TPHCM như thế nào?
 Hoàn toàn không hài lòng
 Không hài lòng
 Bình thường
 Hài lòng
 Hoàn toàn hài lòng
 Khác
13. Theo anh/chị, món ăn ở các hàng quán lề đường trước trường đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh có rẻ không?
 Rất rẻ
 Rẻ
 Bình thường
 Mắc
 Rất mắc
14. Nếu rẻ thì theo anh/chị nguyên nhân nào dẫn đến điều đó?
 Không tốn tiền thuê mặt bằng
 Nguồn cung nguyên liệu giá rẻ
 Người bán tự cung nguyên liệu mà không cần mua từ nguồn bên ngoài
 Khác
15. Những yếu tố nào trong các quán ăn lề đường trước cổng trường Đại học Công
nghiệp TPHCM khiến anh/chị khó chịu?
 Vệ sinh (ví dụ: gần bãi rác, nhiều rác trong khu vực quán, khói bụi, …)
 Tiếng ồn (ví dụ: tiếng xe cộ, khách hàng khác trò chuyện lớn tiếng, …)
 Ý kiến khác
16. Anh/chị đã từng bị đau bụng, nôn, … sau khi ăn các món ăn ở các quán ăn lề
đường trước trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hay chưa?
 Có
 Không
17. Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến anh/chị có các triệu chứng trên?
17
 Không hợp khẩu vị
 Do thức ăn bị thiêu, cũ
 Do thức ăn kém vệ sinh
 Hệ tiêu hóa yếu
 Khác
18. Theo anh/chị, nguyên nhân khiến chất lượng an toàn thực phẩm ở các quán ăn lề
đường kém?
 Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực
phẩm
 Việc bày bán, bảo quán thức ăn chưa tốt
 Sự tác động của môi trường xung quanh
 Khác
D. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CÁC
QUÁN ĂN LỀ ĐƯỜNG
19. Theo anh/chị, nhà nước nên có các giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng
an toàn thực phẩm?
20. Theo anh/chị, bản thân mỗi người chúng ta nên làm gì để hạn chế các vấn đề ngộ
độc vì thức ăn kém chất lượng?

18

You might also like