Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lời thơ mở đầu ngắn gọn như một lời thông báo dồn nén bao cảm xúc

của một
người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được
ra thăm Bác. Tác giả dùng đại từ xưng hô “con” – “Bác” vừa gần gũi, thân mật,
vừa ấm áp, nghĩa tình. Động từ “thăm” thay cho từ “viếng” là một cách nói
giảm, nói tránh, vừa để giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát vừa để khẳng định
Bác sống mãi trong tâm tưởng mỗi người con Việt Nam. Câu thơ còn chan chứa
niềm xúc động nghẹn ngào, bởi miền Nam vốn là không gian của chiến trường
lịch sử, là mảnh đất mà Bác luôn dành tình cảm sâu nặng. Người thường nói:
“Miền Nam luôn trong trái tim tôi.” Và mong ngóng ngày đất nước độc lập,
thống nhất để vào Nam thăm đồng bào, chiến sĩ. Bởi thế, trong thi phẩm “Bác
ơi”, nhà thơ Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng – đã viết:

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.”

Hình ảnh hàng tre vừa là hình ảnh có thật, vừa gợi nhiều liên tưởng sâu sắc. Đó
là những cụm tre đằng ngà rì rào trong gió đang canh gác giấc ngủ ngàn thu cho
Bác, cũng là hình ảnh quen thuộc của đất nước, quê hương.

Qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “bão táp mưa sa” và biện pháp nghệ thuật
nhân hóa “đứng thẳng hàng”, tre còn là biểu tượng cho tâm hồn, phẩm
chất của người dân Việt Nam. Đó là tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên
cường trước mọi khó khăn, gian khổ; là tinh thần bất khuất, đoàn kết trong tranh
đấu và thủy chung, tình nghĩa, đùm bọc, yêu thương trong lẽ sống. Tre “xanh
xanh VN” còn tượng trưng cho sức sống trường vĩnh cửu dân tộc ta – dân tộc
của những con người anh hùng.

Hình ảnh rất đỗi thân thương ấy đã khiến nhà thơ ngỡ ngàng, xao xuyến. Từ
cảm thán “Ôi!” được tách riêng thành một câu đặc biệt đã biểu thị nỗi xúc động
trào dâng và tình cảm tự hào về quê hương, về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Lăng Bác vốn trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thương bên hàng tre
xanh. Người như đang yên nghỉ giữ vòng tay yêu thương của toàn thể.

2 câu thơ đầu khắc họa hình ảnh mặt trời có thật sóng đôi với hình ảnh ẩn dụ để
ngợi ca sự vĩnh hằng của cuộc đời Bác. Mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng,
đem đến ánh sáng và sự sống cho vạn vật, muôn loài. Bác cũng là ánh sáng soi
đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam, đưa đất nước ta thoát khỏi đêm đen nô
lệ, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Màu sắc “rất đỏ” gợi
nhắc ta về lí tưởng Cách mạng của Bác, một lí tưởng suốt đời hồng thắm vì dân,
vì nước. Đó là trái tim hồng vì Tổ quốc, đồng bào, trái tim son sắc vì lí tưởng
cứu nước, cứu dân. Bằng cách sử dụng cặp hình ảnh sóng đôi và biện pháp nghệ
thuật ẩn dụ tạo sự đăng đối cân xứng, 2 câu thơ thể hiện sự tôn kính và niềm
biết ơn của nhân dân đối với Bác, qua đó ngợi ca công lao to lớn và sự vĩ đại bất
tử của Người.

2 câu thơ sau là tấm lòng thành kính, biết ơn và trân trọng của DTVN đối với
Bác. Điệp ngữ “ngày ngày” diễn tả công việc thường n

You might also like