Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Buổi thảo luận thứ 2

4. Hướng giải quyết trên đã từng có tiền lệ chưa? Nếu có


tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết.

Hướng giải quyết trên chưa từng có tiền lệ.

5. Hướng giải quyết trên còn phù hợp với BLDS năm 2015
không? Vì sao?

Hướng giải quyết trên còn phù hợp với BLDS năm 2015.
Vì:
Theo Điều 127, BLDS 2015 có quy định:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
doạ, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân
sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của
người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác
lập giao dịch đó.
Đe doạ, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên
hoặc nguời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch
dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín,
nhân phẩm, tài sản của mình hoặc người thân của mình.”

Và theo Điểm b, Khoản 1, Điều 132, BLDS 2015 có quy định:

“b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được
xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;”

Như vậy, ta thấy anh Vinh đã giấu bà Thu và ông Đô quyết định
cưỡng chế nhà và không cho vợ chồng ông bà biết nhà và đất nêu
trên bị giải toả khi kí “Thoả thuận hoán nhượng” ngày 20/5/2004,
nên ông bà đã kí. Vậy hợp đồng này là vô hiệu.
Do đó quyết định huỷ bỏ bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-
PT ngày 29/7/2008 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và
bản án dân sự sơ thẩm số 15/2008/DS-ST ngày 10-14/01/2008 của
Toà án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh về vụ án
“Tranh chấp mua bán nhà” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Danh
Đô, bà Phạm Thị Thu và bị đơn là bà Trần Thị Phố, anh Nguyễn
Thế Vinh là hợp lý.

6. Trong Quyết định 210, theo Toà án, ai được yêu cầu và
ai không được yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng có
tranh chấp vô hiệu?

 Hướng giải quyết trên


chưa từng có tiền lệ.
* Tóm tắt Quyết định số : 210/2013/ DS- GĐT ngày 21/05/2013
Quyết định số : 210/2013/DS – GĐT ngày 21/05/2013 của Tòa dân
sự và Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang vụ việc : “ Tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Theo nguyên đơn là bà
Châu Thị Nhất và ông Nguyễn VănDưỡng ( bị đơn ) có tài sản
chung là 5 lô đất. Sau khi đi làm ăn từ Đài Loan trở về, bà và ông
Dưỡng ly hôn, lúc này bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ kí để
bán phần tài sản chung của 2 vợ chồng ( bán lô đất số 2 do bà đứng
tên cho ông (Võ Minh Tài ). Theo bị đơn là ông Nguyễn Văn Dưỡng
trình bày, trong thời gian bà Nhất đi làm ăn xa, ông đã bán đi 5 lô
đất lấy tiền nuôi con ăn học, trong đó chỉ có 2 lô đất là tài sản chung
của 2 vợ chồng. Còn lại 3 lô đất do các em ông đứng tên. Từ đó dẫn
đến tranh chấp.
Theo quyết định số 210, theo Toà án, ông Tài được quyền yêu cầu
Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối nếu ông Tài không
biết việc ông Dương giả mạo chứ ký của bà Nhất khi tiến hành giao
kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Căn cứ vào Điều 132 BLDS 2005:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
doạ, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân
sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của
người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác
lập giao dịch đó.
Đe doạ trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
nguời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự
nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân
phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng,con của mình.”

 Trong trường hợp này ông Tài chính là một bên tham gia giao
dịch bị lừa dối có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu còn bà Nhất thì không. Bà Nhất chỉ có quyền khởi kiện
yêu cầu tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu do vi phạm điều cấm
của pháp luật, vi phạm Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình về
“chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” bị vô hiệu theo
Điểm b, Khoản 1, Điều 122: “b) Mục đích và nội dung của
giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội;” và Điều 127 BLDS 2005 “Giao dịch dân sự
không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122
của Bộ luật này thì vô hiệu”

You might also like