Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)

BỨT TỐC ĐIỂM SỐ


THI THỬ LÝ THUYẾT VDC – LẦN 1
(Thời gian làm bài: 50 phút, 40 câu)
NAP 41: Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được
muối và ancol.
(2) Anilin tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen.
(3) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ.
(4) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, metylamin và axit glutamic.
(5) Có ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2.
(6) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
NAP 42: Cho các phát biểu sau:
(1) Etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
(2) Hợp chất H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit
(3) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân
(4) Tinh bột, tripanmitin đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng
(5) Tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ xenlulozơ
(6) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% cồn sinh học (bio-ethanol), 95% còn lại là xăng Ron A92.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
NAP 43: Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(2) Có ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2.
(3) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(4) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(5) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ.
(6) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
NAP 44: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(2) Rửa ống nghiệm có dính anilin, tráng bằng dung dịch HCl.
(3) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
(4) Glucozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit.
(5) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(6) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1
VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 45: Cho các phát biểu sau:
(1) Sau khi mổ cá, người ta có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(2) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(3) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(4) Khi làm trứng muối xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(5) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Chất béo lỏng chứa nhiều axit béo không no như oleic, linoleic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C.3. D. 4.
NAP 46: Cho các phát biểu sau:
(1) Vinyl clorua làm mất màu dung dịch brom.
(2) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(3) Tinh bột có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(4) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(5) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa xanh.
(6) Axetilen và anđehit axetic đều bị oxi hóa khi tác dụng với dd AgNO3/NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
NAP 47: Cho các phát biểu sau :
(1) Đipeptit Gly- Ala có phản ứng màu biure.
(2) Dung dịch axit glutamic làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
(3) Dung dịch lysin làm đổi màu quỳ tím.
(4) Anilin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa vàng.
(5) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(6) Các aminoaxit là những chất rắn, dạng tinh thể ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là :
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
NAP 48: Cho các phát biểu sau:
(1) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.
(2) Etylen glicol, axit axetic và glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(3) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(4) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(5) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(6) Etilen, axetilen, isopren đều thuộc dãy đồng đẳng của anken.
(7) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
NAP 49: Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ lỡn có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế xà phòng.
(2) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.
(3) Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(4) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công
VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
(5) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ hay tinh bột đều thu được glucozơ.
(6) Muối mononatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt).
(7) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
Số phát biểu đúng là.
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
NAP 50: Cho các phát biểu sau:
(1) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.
(2) Hầu hết các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(3) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
(4) Hợp chất H2N−CH2CONH−CH2−CH2 −COOH là một đipeptit.
(5) Khi để lâu trong không khí, anilin bị chuyển từ không màu thành màu đen.
(6) Axit glutamic là chất rắn dạng tinh thể, dễ tan trong nước.
(7) Mỗi gốc C6H10O5 trong phân tử xenlulozơ có 5 nhóm OH.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
NAP 51: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl butirat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml axit butiric và vài giọt dd H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 7 - 8 phút ở 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(2) Ở bước 2 có thể tiến hành đun sôi trực tiếp hỗn hợp.
(3) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và C2H5CH2COOH.
(4) Hỗn hợp thu được sau bước 3 có mùi thơm của hoa nhài.
(5) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(6) Dùng HCl đặc thay cho H2SO4 đặc thì hiệu suất phản ứng cũng như nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
NAP 52: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, dung dịch thu được chưa có sự chuyển màu.
(b) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch xuất hiện màu xanh tím sau đó bị mất màu.
(c) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng,
tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
(d) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân
tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
(e) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3


VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 53: Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống
nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt.
(2) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(3) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(4) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(5) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
NAP 54: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2%
Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2-3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glixerol, vào ống
thứ ba 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2
(2) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH
(3) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ ba: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng glucozơ
Cu(C6H10O6)2
(4) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: Kết tủa bị tan ra cho dung dịch
màu xanh lam.
(5) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng (II) glixerat)
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
NAP 55: Cho các phát biểu sau:
(1) Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
(2) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(3) Tơ visco, xenlulozo trinitrat là tơ bán tổng hợp.
(4) Khi đồng trùng hợp buta–1,3–đien với lưu huỳnh S có xúc rác Na được polime để sản xuất cao
su buna-S có tính đàn hồi cao.
(5) Một số este có mùi thơm, không độc, được dung làm mĩ phẩm.
(6) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
NAP 56: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4. Thực hiện sơ đồ sau (các phản ứng
đều có điều kiện và xúc tác thích hợp):
0
X + 2NaOH 
 2X1 + X2 X2 + O2   X3 + 2H2O
Cu ,t

4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
Biết X2 không phản ứng với Cu(OH)2. Cho các phát biểu sau:
(1) X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom.
(2) X1 có phân tử khối là 68.
(3) X2 là ancol 2 chức, có mạch cacbon không phân nhánh.
(4) X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
NAP 57: Cho các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) C10H8O4 + 2NaOH 
 X1 + X2 + H2O
(2) X1 + 2HCl 
 X3 + 2NaCl
(3) nX3 + nX2 
 Poli(etylen-terephtalat) + 2nH2O.
Cho các phát biểu sau
(1) Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.
(2) Số nguyên tử H trong phần tử X3 bằng 6.
(3) Dung dịch X2 hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam.
(4) Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
NAP 58: Cho các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
0 0
X + NaOH   Y+Z Y + CO   CH3COOH
t xt ,t

Biết X là este mạch hở có tỉ khối hơi so với H2 bằng 50. Cho các phát biểu sau
(1) Có 4 công thức thỏa mãn chất X.
(2) X và Z có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2.
(3) Khi đốt cháy X tạo số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2.
(4) Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
NAP 59: Cho E và F là hai chất hữu cơ mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử cacbon bằng số
nguyên tử oxi. Từ E và F thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
E  NaOH  X  Y  Z F  NaOH  X  Y
0 0
X  H2SO4   T  Na 2SO4
0
t t t

Biết: E no và phân tử chỉ chứa chức este; X, Y, Z, T đều là các chất hưu cơ và MZ<MF<ME<140.
Cho các phát biểu sau:
(a) 1 mol T tác dụng hoàn toàn với Na tạo ra 1 mol khí.
(b) Chất F có hai nguyên tử oxi trong phân tử.
(c) T có 3 nguyên tử oxi.
(d) Chất Y được pha chế thành dung dịch rửa tay sát khuẩn.
(e ) Từ Y có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 5


VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 60: Hợp chất hữu cơ X đa chức, mạch hở có công thức phân tử dạng CnH2n-4On. Cho X tác dụng
hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp Y gồm hai muối E và F (M E < MF) của 2 axit
cacboxylic hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp ancol Z gồm hai chất G và T (M G < MT)
cũng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Cho các phát biểu sau:
(1) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(2) Các chất trong Y đều có khả năng tráng bạc.
(3) Từ etilen có thể tạo ra T bằng một phản ứng.
(4) Đốt cháy hoàn toàn F bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm chỉ gồm Na2CO3, CO2.
(5) Từ G điều chế axit axetic là phương pháp hiện đại
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
NAP 61: Cho các phát biểu sau:
(1) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học khác.
(2) Phèn chua được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(3) Ngâm thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, xảy ra ăn mòn hóa học.
(4) Dung dịch chứa lượng dư hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
(5) Xenlulozơ không tan được trong nước nhưng tan được trong nước Svayde.
(6) Loại đá quý “hồng ngọc” có thành phần chính là Al2O3.
(7) Đạm ure có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân lân.
Số phát biểu đúng là
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
NAP 62: Cho các phát biểu sau:
(1) Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm và dễ kéo sợi.
(2) Số oxi hóa đặc trưng của nhôm là +3.
(3) Nhôm phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội có thể tạo muối amoni.
(4) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của Be thấp.
(5) Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa.
(6) Bột Al2O3 được dùng làm vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
NAP 63: Cho các phát biểu sau:
(1) Thạch cao khan (CuSO4.H2O) không tan và không tác dụng với nước.
(2) Thạch cao sống thường dùng để đúc tượng, làm phấn viết bảng.
(3) Muối NaHCO3 có tính lưỡng tính.
(4) Nhôm là kim loại lưỡng tính có thể tan trong dung dịch NaOH hoặc HCl dư.
(5) Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất xà phòng.
(6) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

6 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 64: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxi hóa +1.
(2) Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được hai loại kết tủa.
(4) Đồng kim loại được điều chế bằng cả ba phương pháp là thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân.
(5) Al không tan trong nước do có lớp màng Al2O3 bảo vệ.
(6) Nước cứng là dung dịch có chứa nhiều ion Cl-, HCO3-.
Số nhận định đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
NAP 65: Cho các mệnh đề sau:
(1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
(2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3
(3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng
(4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl
(5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời.
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, công nghiệp nhuộm vải.
Số mệnh đề đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
NAP 66: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trợ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.
(6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Cr2O3 trong khí trơ.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 7 B. 5 C. 4 D. 6
NAP 67: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
NAP 68: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân NaCl nóng chảy.
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trợ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho bột lưu huỳnh tiếp xúc với Hg.
(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 7
VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
(5) Đun nóng một mẫu nước cứng tạm thời.
(6) Cho phân ure vào dung dịch nước vôi trong dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
NAP 69: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch phèn chua.
(2) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch K2Cr2O7.
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(5) Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào dung dịch NaHCO3.
(6) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
NAP 70: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây kim loại Fe dư trong khí Cl2.
(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(3) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không).
(4) Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch HCl.
(5) Nhúng thanh sắt vào dung dịch HNO3 đặc nguội, rồi lấy ra cho vào dung dịch HCl loãng.
(6) Cho Fe (dư) vào dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3.
(7) Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 (dư).
(8) Cho bột sắt vào dung dịch CuCl2 (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được muối sắt(II)?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
NAP 71: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, FeCl2. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2, Al(NO3)3.
NAP 72: Có 2 dung dịch X, Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến
hành các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X được n1 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa
nâu ngoài không khí.
Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y được n2 mol một chất khí duy nhất không màu không
hóa nâu ngoài không khí.
Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư được n3 mol một chất khí
duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ tạo muối của
kim loại và n2 = n3 = 2n1. Hai dung dịch X, Y lần lượt là:
A. NaNO3, H2SO4. B. HNO3, H2SO4. C. HNO3, NaHSO4. D. HNO3, NaHCO3.
8 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công
VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 73: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z
không màu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol khí.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 = n3. Hai chất X, Y lần lượt là chất nào trong các cặp chất sau?
A. (NH4)2CO3, NaHCO3. B. NH4HCO3, Na2CO3.
C. NH4HCO3, (NH4)2CO3. D. NH4HCO3 và NaHCO3.
NAP 74: Có 2 dung dịch X và Y đều loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng
nhau. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu,
hoá nâu trong không khí.
Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư vào dung dịch X [hỗn hợp dung dịch X + Y], thu được 3a mol một chất
khí duy nhất không màu, không hoá nâu trong không khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và
chỉ tạo muối của kim loại.
Hai dung dịch X, Y lần lượt là:
A. HNO3, NaHSO4. B. NaHSO4, HCl.
C. HNO3, H2SO4. D. KNO3, H2SO4.
NAP 75: Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng số mol.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Trộn dung dịch (1) với dung dịch (2) thu được m1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Trộn dung dịch (2) với dung dịch (3) thu được m2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch (1) với dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, m1 < m2 < m3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, Na2CO3. B. Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2.
C. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2. D. Ca(HCO3)2, Na2CO3, Ba(OH)2.
NAP 76: Từ hai muối X, Y thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỷ lệ mol):
(1) X 
 X1 + CO2; (2) X1 + H2O 
 X2
(3) X2 + Y 
 X + Y1 + H2O; (4) X2 + 2Y 
 X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHCO3 B. MgCO3, NaHCO3
C. CaCO3, NaHSO4 D. BaCO3, Na2CO3.
NAP 77: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (theo đúng tỷ lệ mol):
(1) 2X1 + 2H2O 
dpdd,mnx
 2X2 + X3 + H2
(2) X2 + Y1 
 X4 + CaCO3 + H2O
(3) 2X2 + Y1 
 X5 + CaCO3 + 2H2O
Đốt cháy X2 trên ngọn lửa không màu thấy xuất hiện màu vàng tươi.
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Y1 là muối hiđrocacbonat. B. X4 là Na2CO3.
C. X1 là NaCl. D. X2 làm quỳ tím chuyển màu xanh.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 9


VỀ ĐÍCH ĐẶC BIỆT – BỨT TỐC ĐIỂM SỐ 2023 Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
X X Y
NAP 78: Cho sơ đồ chuyển hóa: NaOH   Z 
Y
 NaOH   E   BaCO3
Biết: X,Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa
học khác nhau của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ba(HCO3)2, Ba(OH)2. B. NaHCO3, BaCl2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2. D. CO2, BaCl2.
NAP 79: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) 2X1 + 2H2O 
dpdd,mnx
 2X2 + X4 ↑ + H2 ↑
(2) X2 + X3 
 CaCO3 + KHCO3 + H2O
(3) 2X2 + X3 
 CaCO3 + K2CO3 + H2O.
Các chất X2, X3 lần lượt là
A. KOH, Ca(HCO3)2. B. KHCO3, Ba(OH)2.
C. KOH, CaCO3. D. Ca(HCO3)2, KOH.
NAP 80: Cho sơ đồ chuyển hoá:
X Y X Z
NaHCO3   E   NaHCO3   F   NaHCO3
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của
phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ca(OH)2, HCl, NaOH. B. Ba(OH)2, CO2, HCl.
C. HCl, NaOH, CO2. D. NaOH, CO2, HCl.
----------------------------- HẾT -----------------------------

Tuần sau thầy bắt đầu hoàn thiện “Bộ tài liệu cho chương trình Bứt tốc điểm số” gồm
+ Bộ đề đặc biệt
+ Chuyên đề kỹ năng: Dồn chất kết hợp nội suy xử lý bài toán este.
+ Chuyên đề kỹ năng: Vận dụng bản đồ tư duy kết hợp nội duy xử lý bài toán Điện Phân.
+ Chuyên đề kỹ năng: Vận dụng bản đồ tư duy NAP xử lý bài toán vô cơ tổng hợp.

Các em khẩn trương cung cấp địa chỉ và sđt để nhận bộ tài liệu (dự kiến 25/4 bắt đầu gửi các em nhé)

10 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công

You might also like