Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG


Đề tài: KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN MUA SẮM TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Lớp: LG2201
Nhóm 4
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Huỳnh Gia Xuyên
TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên MSSV Tỉ lệ đóng góp

Phạm Thị Đoan Trang 2154080518 100%

Nguyễn Thị Trúc Đào 2254090002 100%

Trình Thị Huyền Trân 2254012322 100%

Trang Hoàng Yến 2254112109 100%

Lê Thị Huyền Trang 2254012326 100%

Lê Anh Thư 2254010138 100%

Lê Nguyễn Ngọc Thiên Ngân 2254010082 100%

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 2


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4
TÓM TẮT:.................................................................................................................5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................5
2. Tổng quan lý thuyết đề tài.......................................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
5.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu:.............................................................................7
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:............................................................................8
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................8
1. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................................8
2. Tần suất giới trẻ mua sắm trên sàn thương mại điện tử..........................................9
3. Sàn thương mại điện tử.........................................................................................10
4. Các mặt hàng trên các sàn thương mại điện tử.....................................................10
5. Săn sale.................................................................................................................11
6. Tài khoản ngân hàng và ví điện tử........................................................................12
7. Phương thức thanh toán........................................................................................12
8. Độ hài lòng về chất lượng mua sắm......................................................................13
9. Tiết kiệm thời gian mua sắm.................................................................................13
10. Độ hài lòng chung...............................................................................................14
11. Chất lượng sản phẩm..........................................................................................15
12. Tổng số ứng dụng/trang wed được các bạn trẻ dùng..........................................15
13. Thời gian mua sắm..............................................................................................16
14. Số tiền chi tiêu cho mua sắm..............................................................................16
15. Số đơn hàng hóa..................................................................................................17
 NHẬN XÉT CHUNG:........................................................................................17
PHẦN 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH........................................................................17
1. Mô hình đề xuất....................................................................................................17
2. Thống kê mô tả.....................................................................................................18
3. Phân tích tương quan............................................................................................25
4. Phân tích hồi quy đơn biến....................................................................................27
1. Kết luận.................................................................................................................28
2. Hạn chế.................................................................................................................29
3. Khuyến nghị..........................................................................................................29
PHỤ LỤC.................................................................................................................30
1. Phân tích hồi quy.................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................34

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 3


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại đổi mới như vũ bão của Internet và công nghệ đã góp phần phát triển
nên nền kinh tế nước ta. Hàng loạt những hình thức kinh doanh online được hình
thành và dần trở thành xu hướng, thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là
giới trẻ hiện nay cũng bắt đầu có xu hướng chuyển qua hình thức mua sắm trực
tuyến nhiều hơn. Nhất là trong thời gian cách ly toàn xã hội vừa qua, hành vi mua
sắm trực tuyến đã có sự thay đổi rõ rệt, khi thương mại điện tử trở thành kênh bán
hàng có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng và hạn chế rủi ro hơn
việc mua bán trực tiếp. Ưu điểm của việc mua sắm trực tuyến là tiết kiệm thời gian,
công sức; có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, đa dạng lựa chọn sản phẩm, nhanh
chóng tìm kiếm thông tin sản phẩm; đồng thời dễ dàng so sánh giá giữa các nhà
cung cấp khác nhau. Điều đó cho thấy mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến.
Việc mua sắm trực tuyến đang phát triển và dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới
tại Việt Nam - không ai có thể phủ nhận. Nếu bạn thực sự quan tâm đến xu hướng
giải trí và mua sắm của giới trẻ thì sao? Vậy thì hãy cùng chúng tôi điểm qua xu
hướng tiêu dùng của giới trẻ hiện nay.
Về cách tiến hành khảo sát, nhóm của chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tuyến
thông qua nền tảng Google Biểu mẫu. Sau khi khảo sát đủ 127 người, nhóm đã có
dữ liệu cơ bản để thực hiện các tính toán và thống kê cần thiết. Tất cả các thành
viên trong nhóm đã làm việc chăm chỉ và cẩn thận để thu thập và xử lý các dữ liệu
khác nhau, và tất nhiên những sai sót là không thể tránh khỏi. Bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của các thành viên trong nhóm, càng không thể không kể đến sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Th.S Huỳnh Gia Xuyên - Giảng viên bộ môn Thống kê ứng dụng, người đã giúp
đỡ chúng tôi thực hiện hoàn thành tốt dự án này.
Các bạn đã dành thời gian điền form giúp nhóm hoàn thành bài.
Chân thành cảm ơn!

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 4


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

TÓM TẮT:

 Nhóm chúng tôi tiến hành một dự án thu thập thông tin và phân tích số liệu về
nhu cầu mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử của giới trẻ hiện nay.
Để tìm hiểu kĩ hơn về xu hướng người tiêu dùng hiện nay nhằm đưa ra những phân
tích chuẩn xác nhất về thông tin trên, nhóm chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo
sát trực tuyến thông qua việc tạo mẫu hỏi trên Google biểu mẫu, cuộc khảo sát được
tiến hành dựa trên dữ liệu được thu thập từ 127 bạn. Bằng hình thức câu hỏi trắc
nghiệm (trắc nghiệm một lựa chọn, nhiều lựa chọn,...) cùng với mong muốn của
người dùng về các sàn thương mại điện tử trong tương lai. Nhóm chúng tôi đã thu
thập được dữ liệu cụ thể hơn như: sở thích mua hàng của người dùng, số tiền dành
cho việc mua hàng trực tuyến mỗi tháng, số đơn mua hàng trực tuyến hàng tháng,
phương thức thanh toán, mức độ hài lòng và đánh giá của người dùng về các sàn
thương mại điện tử hiện nay.
 Dựa trên các số liệu mà nhóm đã khảo sát, nhóm chúng tôi đã sử dụng các bảng
và biểu đồ để thể hiện rõ hơn các mặt đánh giá được người dùng quan tâm. Đồng
thời đưa ra các nhận xét, kết luận để có cái nhìn khách quan cho các sàn thương mại
điện tử để cải thiện hơn nữa chất lượng sàn thương mại của chính họ trong tương
lai.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU

1. Lí do chọn đề tài:

Mua sắm là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của nước ta. Đồng thời cũng tạo ra nhiều loại hình mua sắm hơn cho mọi
người lựa chọn. Điều đó khiến cho việc mua sắm càng trở nên dễ dàng và thuận tiện
hơn khi mọi người có thể dễ dàng lựa chọn mua sắm online đặc biệt là qua các sàn
thương mại điện tử. Mua hàng trực tuyến đã trở thành thói quen mua sắm phổ biến
của hàng triệu người trên thế giới, nhất là trong giai đoạn dịch COVID 19 vừa qua.
Theo số liệu thống kê cho thấy việc mua sắm trực tuyến phần lớn người dùng là phụ
nữ chiếm khoảng 70%, còn nam giới tỷ lệ 30%. Trong phạm vi khách hàng là các
bạn trẻ thì câu hỏi được đặt ra là: Các bạn dựa vào những tiêu chí nào để mua sắm
trong một thị trường rộng lớn?
Để giải đáp thắc mắc trên, việc nắm bắt tâm lý và các yếu tố tác động đến sự lựa
chọn mua hàng trực tuyến của các bạn là vô cùng cần thiết đối với thị trường. Và

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 5


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

nhận thấy được tình hình ấy thì nhóm chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thực hiện đề tài:
“Khảo sát nhu cầu mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử của giới
trẻ” nhằm tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của giới trẻ từ đó đưa ra những đề xuất để nâng
cao chất lượng các sàn thương mại điện tử.

2. Tổng quan lý thuyết đề tài

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen (1991)
được phát triển và cải tiến từ Lý thuyết hành động hợp lý (TRA). TPB được xem
là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã
hội để dự đoán hành vi con người. Theo lý thuyết này, tồn tại 3 yếu tố tác động
đến ýđịnh thực hiện hành vi:

+ “Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá
nhân đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ thường được hình thành bởi
niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng
như phản hồi về kết quả của hành vi đó.

+ “Chuẩn chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi.
Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (gia đình,
đồng nghiệp, bạn bè,…) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các
chuẩn mực cũng như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó
để đáp ứng kỳ vọng của những người xung quanh.

+ “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ
dànghoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào
sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Dựa trên lý
thuyết về hành động hợp lý, Davis (1986) đã phát triển mô hình TAM liên quan
chi tiết hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin. Kết
quả khi sử dụng mô hình là dự đoán khả năng chấp nhận (adoption) của một công
cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó đượcngười
sử dụng chấp nhận. Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống
thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính nhận thức tính hữu ích
(perceivedusefulness) và nhận thức dễ sử dụng (perceived ease of use).

+ Nhận thức về tính hữu ích chỉ ra rằng việc bản thân người tiêu dùng sử dụng
các thiết bị công nghệ thông tin có thể giúp tăng năng suất lao động của bản thân.

+ Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng chỉ mức độ chủ quan người tiêu dùng tin
rằng họ không phải nỗ lực trong lúc sử dụng sản phẩm.

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 6


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

3. Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định mức độ yêu thích, quan tâm mua hàng trực tuyến trên các sàn thương
mại điện tử.
- Thông tin về thực trạng mua hàng và mức độ sẵn sàng chi tiêu trên các sàn thương
mại điện tử của giới trẻ hiện nay.
- Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mặt hàng, dịch vụ và thị hiếu
của các bạn trẻ về các sàn thương mại điện tử.
- Từ các phân tích dữ liệu thu được và đưa ra lời khuyên, phương án cải thiện cho
các sàn thương mại điện tử.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Thói quen mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử của
giới trẻ hiện nay.
- Phạm vi:
+ Tiến hành khảo sát từ ngày 03/11/2023 đến ngày 10/11/2023 trên Google Form.
+ Tổng thể chung: Giới trẻ
+ Mẫu: 127 đối tượng khảo sát

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu:


- Dùng những dữ liệu chữ, ký hiệu để thu thập dữ liệu.
- Thiết kế một bảng câu hỏi bám sát đề tài mà nhóm chọn để thu thập dữ liệu.
- Trước tiên thực hiện khảo sát thử bảng câu hỏi trên 20 mẫu để thử nghiệm tính
thực tế cũng như hiệu quả của bảng câu hỏi, sau đó tiến hành chỉnh sửa sai sót cho
phù hợp và thực hiện khảo sát chính thức.
- Để thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu, phiếu điều tra được thiết kế dạng Google
Forms. Bảng câu hỏi có tiêu đề phiếu là “Khảo sát thói quen mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử của giới trẻ hiện nay” và được gửi tới các bạn trẻ qua các nền
tảng mạng xã hội Facebook và Zalo.
- Thời gian thu thập dữ liệu từ ngày 03/11 đến ngày 10/11 năm 2023. Tổng số phiếu
thu thập được là: 127 phiếu.
- Sau khi thu thập đủ 127 đối tượng, nhóm chúng đã tôi sử dụng Microsoft Excel để
nhập dữ liệu, phân tích và xử lý số liệu.

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 7


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

- Sử dụng Microsoft Word để phân tích các kết quả thu thập được và tiến hành báo
cáo đề tài.

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:


- Thống kê mô tả.
- Phân tích tương quan giữa các thang đo.
- Phân tích hồi quy tuyến tính.

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Độ tuổi
Từ 10 - 19 Từ 20 - 29 Từ 30 - 39
2%

39%
60%

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu thập được 127 đối tượng. Tổng số 127 người
được điều tra, trong đó người trong độ tuổi từ 10-19 tuổi chiếm 60%, người từ 20-
29 tuổi chiếm 39%, 1% còn lại thuộc độ tuổi từ 30-39 tuổi. Tóm lại, việc mua hàng
trực tuuyeens trên các sàn thương mại chủ yếu là các bạn trẻ có độ tuổi từ 10-19
tuổi.

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 8


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Giới tính

26%

74%

Nữ Nam
Tổng số 127 người được điều tra, trong đó có 94 người là nữ chiếm 74%, 33 người
là nam chiếm 26%. Qua đó cho thấy tỉ lệ nữ mua sắm trên sàn thương mại điện tử
nhiều hơn nam.

2. Tần suất giới trẻ mua sắm trên sàn thương mại điện tử

Mua sắm trên sàn thương mại điện tử


6%
23%

32%

39%

Rất thường xuyên Thường xuyên Thi thoảng


Hiếm khi Chưa bao giờ

Đối với việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử thì mức độ rất thường xuyên
chiếm 23%, thường xuyên chiếm 39%, thi thoảng chiếm 32%,còn lại 6% là chưa
bao giờ mua sắm. Từ đó cho thấy đa số mọi người đều lựa chọn mua sắm trên các
sàn thương mại điện tử.

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 9


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

3. Sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử


Taobao 4
Tiktok 59
shop
Sendo 2

Tiki 14

Lazada 31

Shopee 121

0 20 40 60 80 100 120 140

Theo số liệu khảo sát, có 121 người dùng chọn mua hàng trực tuyến trên sàn
Shopee (chiếm 51% trong các trường hợp), Tiktok shop có phần trăm được chọn
nhiều tiếp theo là 26%. Qua đó có thể thấy rằng Shopee là sàn thương mại điện tử
được mọi người sử dụng mua sắm nhiều nhất, có lẽ do những tính năng tiện lợi, uy
tín và nhiều lợi ích mà nó mang đến cho khách hàng.

4. Các mặt hàng trên các sàn thương mại điện tử

Hàng hóa
Khác 14

Thực phẩm 36

Đồ gia dụng 56

Mỹ phẩm 75

Giày dép 83

Quần áo 113

0 20 40 60 80 100 120

Từ dữ liệu đã được thu thập từ 127 bạn trẻ về sở thích mua hàng, nhóm chúng tôi đã
lập được biểu đồ trên gồm 377 lựa chọn hàng hóa, cho thấy nhu cầu về loại mặt
hàng của các bạn hiện nay rất lớn khi số lựa chọn hơn gấp đôi số người được khảo
sát. Lĩnh vực thời trang chiếm tỉ lệ cao nhất với các mặt hàng quần áo, giày dép và

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 10


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

mỹ phẩm (71%). Tiếp đó là các mặt hàng đồ gia dụng, thực phẩm (25%) và cuối
cùng là các mặt hàng khác chiểm tỉ lệ rất nhỏ vì đó là những mặt hàng cần được lựa
chọn kĩ lưỡng hay trải nghiệm tại chỗ mua. Chúng ta có thể nhìn thấy được giới trẻ
là một thế hệ năng động, có nhiều thay đổi qua từng ngày nên nhu cầu về thời trang
cũng rất lớn.

5. Săn sale1

Săn sale
60
52
50

40
32
30
20
20
14
9
10

Chưa bao giờ Hiếm khi Thi thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

Với một thị trường toàn cầu hóa như hiện nay thì “những ngày lễ mua hàng”của
quốc tế dần được du nhập vào Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, hơn nữa nó được sự
đón nhận rất nồng hậu đến từ đại đa số người dùng, đặc biệt là được rất nhiều tín đồ
mua hàng hưởng ứng. Cho nên, việc săn sale trên các sàn thương mại điện tử rất
được mọi người ưa thích với tổng số 127 người có 20 người rất thường xuyên săn
sale chiếm 16%, 32 người thường xuyên chiếm 25%, 52 người thi thoảng săn sale
chiếm 41% và phần còn lại chiếm tỉ lệ rất ít là 18%.

1
Săn sale là một hoạt động mà người mua hàng tiến hành để tìm kiếm và mua các sản phẩm được
giảm giá hoặc hạ giá so với giá ban đầu.

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 11


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

6. Tài khoản ngân hàng và ví điện tử

Thanh toán qua tài khoản ngân hàng, các ví điện tử


40 37
35
35
30
25
21 20
20
15 14

10
5
0

Chưa bao giờ Hiếm khi Thi thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

Việc sử dụng tính năng thanh toán qua tài khoản ngân hàng hay các ví điện tử liên
kết với sàn thương mại điện tử có số liệu khá tương đồng nhau. Điều đó cho thấy
thanh toán qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử vẫn chưa được ưa chuộng vì số liệu
chưa thật sự nổi bật.

7. Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán


90 85
80
70
60
50
40
30
20
20 17

10
1 2 2
0
Thanh toán khi Thẻ ghi nợ/ tín Mua trước trả Zalo pay Ví momo Khác
nhận hàng dụng sau

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 12


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Với thời đại hiện đại hóa 4.0 hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức thanh toán sẽ
giúp việc giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn khi sử dụng tiền mặt.
Tuy nhóm người lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt chiếm cao nhất với 67% vì
là phương thức dễ tiếp cận nhất nhưng xếp sau đó là người sử dụng ví điện tử với
15% và xếp thứ 3 là sử dụng thẻ thanh toán (13%).

8. Độ hài lòng về chất lượng mua sắm

Mức độ hài lòng về chất lượng mua sắm


70
66
60

50

40

35
30

20
21

10

0 3 2
1 2 3 4 5

Từ biểu đồ khảo sát, chúng ta có thể thấy được người dùng đều hài lòng về chất
lượng mua sắm (cụ thể là sự trải nghiệm trên ứng dụng) khi có 66/127 người chọn
mức độ 4 là mức độ hài lòng (chiếm 52%). Và ngược lại mức độ không hài lòng
chiếm tỉ lệ rất thấp là 4%.

9. Tiết kiệm thời gian mua sắm

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 13


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Muốn tiết kiệm thời gian


60
50
50 47

40

30
21
20

10
5 4
0
1 2 3 4 5

Ngày nay, ta luôn biết rằng con người hiện đại gắn liền với sự bận rộn của công việc,
gia đình. Từ số liệu khảo sát, có thể thấy rằng người dùng chọn mua sắm trên sàn
thương mại điện tử vì cần tiết kiệm thời gian. Với 50 người rất đồng ý (39%) và 47
người đồng ý (37%). Chỉ có 4 người không đồng ý (3%) và 5 người rất không đồng ý
(4%). Và 21 người còn lại là trung lập (17%).

10. Độ hài lòng chung

Mức độ hài lòng chung


80 75
70

60

50

40

30 27
22
20

10
1 2
0
1 2 3 4 5

Qua bảng và biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng mọi người đều hài lòng chung khi
mua hàng trên sàn thương mại điện tử gồm có các yếu tố như: bảo mật thông tin
người dùng, mô tả sản phẩm chân thật, giá cả hợp lý, đa dạng mặt hàng,... Mức độ
hài lòng có 75 người chọn (chiếm 59%).

11. Chất lượng sản phẩm

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 14


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Mức độ sản phẩm đáp ứng được mong đợi


80
69
70

60

50
39
40

30

20
12
10 5
2
0
1 2 3 4 5

Người dùng đánh giá mức độ sản phẩm đáp ứng được mong đợi rất cao (chiếm
54%). Đồng thời cho thấy chất lượng sản phẩm vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn
tới sự lựa chọn của người dùng khi mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại
điện tử.
12. Tổng số ứng dụng/trang wed được các bạn trẻ dùng

Tổng số sàn thương mại điện tử được dùng


60
53
50

40
32
30 27

20

10 8
2 4
1
0
0 1 2 3 4 5 6

Từ dữ liệu thống kê, đa số người dùng có nhiều nhất là 2 sàn thương mại điện tử để
mua sắm khi có 53 người chọn và chiếm tỉ lệ là 42%. Theo sát đó là 3 sàn thương
mại với 32 người chọn (25%). Tóm lại, người dùng đều có trải nghiệm từ 2 - 3 sàn
thương mại điện tử để có cái nhìn trực quan về các mặt hàng được bán trên các sàn
thương mại điện tử.

13. Thời gian mua sắm

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 15


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Thời gian mua sắm mỗi tuần (giờ)


40

35
35 35

30

25

20
19
15

10

5 7 7
6
3 3 3
0 2 2 2
1 1 1
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 20 30 50

Qua số liệu thống kê, người dùng thường dành ra thời gian khoảng 1-3 giờ mỗi tuần
để mua sắm. Với 1-2 giờ/tuần đều chiếm 27%, 3 giờ chiếm 15%. Từ đó, ta có thể
thấy người dùng dành ra khoảng thời gian hợp lý và kiểm soát được nó.
14. Số tiền chi tiêu cho mua sắm

Trung bình chi tiêu mỗi tháng


4,500,000 Đồng
4,000,000 Đồng
3,500,000 Đồng
3,000,000 Đồng
2,500,000 Đồng
2,000,000 Đồng
1,500,000 Đồng
1,000,000 Đồng
500,000 Đồng
0 Đồng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Trung bình chi tiêu mỗi tháng Tần số

Đối tượng khảo sát là giới trẻ mà đa phần là sinh viên nên tài chính chủ yếu vẫn là
từ gia đình do đó việc mua sắm hàng tháng có thể mua ở nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng chi tiêu vẫn không thể quá lớn cho mảng mua sắm này. Biểu đồ trên có dạng
lệch phải chứng tỏ chi tiêu mà sinh viên dành cho việc mua sắm trực tuyến không

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 16


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

nhiều. Nhìn vào biểu đồ cột ở trên ta dễ dàng kết luận được mức chi tiêu từ 200,000
đến dưới 1,000,000 chiếm phần lớn, một mức chi tiêu không quá thấp cũng không
quá cao dành cho một sinh viên. Mức chi tiêu trên 1,000,000 một mức chi tiêu theo
chúng tôi là khá cao ở sinh viên. Phần lớn người lựa chọn phương án trên (27
người) là các bạn trẻ đã đi làm có mức lương ổn định.
15. Số đơn hàng hóa

Số đơn hàng hóa mua mỗi tháng


50

30

15

0
0 5 10 15 20 25 30

Dựa vào bảng thống kê số liệu và biểu đồ, ta thấy rằng số lượng đơn hàng trực
tuyến của giới trẻ mua được rơi vào khoảng nhiều nhất là 3-5 đơn/tháng (chiếm
44%), theo sau đó là khoảng số lượng 1-2 đơn/tháng (chiếm 30%) và thấp nhất là
mua trên 7-8 đơn/tháng (chiếm 1%).
 NHẬN XÉT CHUNG:
Kết luận từ việc thực hiện khảo sát người dùng về thói quen mua sắm trên sàn
thương mại điện tử cho thấy có một sự quan tâm và sự yêu thích đáng kể từ phía
người dùng. Phản hồi tích cực từ người dùng cho thấy rằng mua sắm trên sàn
thương mại được đánh giá cao và sử dụng nhiều. Điều này cho thấy sàn thương mại
điện tử có tiềm năng để thu hút và giữ chân người dùng. Tuy nhiên, để duy trì sự
hứng thú này, sàn thương mại cần tiếp tục đưa ra các chương trình khuyến mãi và
nâng cao chất lượng hơn.

PHẦN 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

1. Mô hình đề xuất

Từ những dữ liệu thu thập được, nhóm chúng em đề xuất ra mô hình những nhân tố
ảnh hưởng đến Thói quen mua sắm trên các sàn thương mại điện tử:

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 17


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

+ Chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Giả sử có 3 biến đều tác
động cùng chiều lên Chất lượng mua sắm.
H1: Mức độ hài lòng chung khi mua hàng trên sàn thương mai điện tử tác
động cùng chiều lên chất lượng mua sắm.
H2: Mức độ sản phẩm luôn đáp ứng được mong đợi tác động cùng chiều lên
chất lượng mua sắm.
H3: Tiết kiệm thời gian mua sắm tác động cùng chiều lên chất lượng mua
sắm.
+ Thời gian mua sắm trên các sàn thương mại điện tử

Chất lượng Thời gian


mua sắm mua sắm

Thói quen
mua sắm

2. Thống kê mô tả

Bảng 1: Chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện nay.

Mean 3.787401575
Standard Error 0.072993658
Median 4
Mode 4
Standard Deviation 0.822596752
Sample Variance 0.676665417
Range 4
Minimum 1
Maximum 5

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 18


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Count 127
Confidence Level(95.0%) 0.144452304

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có Chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử hiện nay có giá trị trung bình là 3.787 cho thấy người dùng rất hài lòng về
chất lượng mua sắm. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến trên có giá trị nhỏ cho
thấy các giá trị không có chênh lệch nhiều.

Bảng 2:
Bạn chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử vì cần tiết kiệm thời gian?

Mean 4.047244094
Standard Error 0.090726262
Median 4
Mode 5
Standard Deviation 1.022433044
Sample Variance 1.045369329
Range 4
Minimum 1
Maximum 5
Count 127
Confidence Level(95.0%) 0.179544605

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có lý do chọn mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử là vì cần tiết kiệm thời gian có giá trị trung bình là 4.047 cho thấy người
dùng rất đồng ý với lý do này. Đây chính là một trong những yếu tố tiên quyết mà
mỗi người dùng quan tâm. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến trên có giá trị nhỏ
cho thấy các giá trị có sự chênh lệch thấp.

Bảng 3:

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 19


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Đánh giá chung mức độ hài lòng của bạn khi mua hàng trên sàn thương mai
điện tử?

Mean 3.905511811
Standard Error 0.063668102
Median 4
Mode 4
Standard Deviation 0.717503065
Sample Variance 0.514810649
Range 4
Minimum 1
Maximum 5
Count 127
Confidence Level(95.0%) 0.125997301

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có mức độ hài lòng chung khi mua hàng trên sàn
thương mại điện tử có giá trị trung bình 3.905 cho thấy mức độ hài lòng chung được
đánh giá cao. Vì vậy các yếu tố như: giá cả, đa dạng mặt hàng và mô tả thông tin
của sản phẩm được các bạn trẻ chủ yếu dựa vào khi mua hàng trên các sàn thương
mại điện tử. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến trên có giá trị nhỏ cho thấy các
giá trị không có sự chênh lệch nhiều

Bảng 4: Đánh giá mức độ sản phẩm luôn đáp ứng được mong đợi của bạn?

Mean 3.661417323
Standard Error 0.068205407
Median 4
Mode 4

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 20


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Standard Deviation 0.768635902


Sample Variance 0.59080115
Range 4
Minimum 1
Maximum 5
Count 127
Confidence Level(95.0%) 0.134976496

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có mức độ sản phẩm luôn đáp ứng được mong đợi
có giá trị trung bình 3.661 cho thấy người dùng khá hài lòng với chất lượng sản
phẩm. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến trên có giá trị nhỏ cho thấy các giá trị
không có sự chênh lệch nhiều.
Bảng 5:
Bạn có bao nhiêu ứng dụng dùng để mua sắm trên sàn thương mại điện tử?

Mean 2.275590551
Standard Error 0.092647573
Median 2
Mode 2
Standard Deviation 1.044085119
Sample Variance 1.090113736
Range 6
Minimum 0
Maximum 6
Count 127
Confidence Level(95.0%) 0.183346823

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta thấy dữ liệu trên có giá trị trung bình là 2.275 cho
thấy người dùng có từ 2-3 ứng dụng dùng để mua sắm. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 21


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

của biến trên có giá trị nhỏ và gần với giá trị trung bình cho thấy các giá trị có sự
chênh lệch rất ít
Bảng 6:
Bạn dành khoảng bao nhiêu giờ cho việc mua sắm trên sàn thương mại điện t
ử mỗi tuần?

Mean 4.220472441
Standard Error 0.604415841
Median 2
Mode 1
Standard Deviation 6.811420598
Sample Variance 46.39545057
Range 50
Minimum 0
Maximum 50
Count 127
Confidence Level(95.0%) 1.19612118

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta thấy dữ liệu trên có giá trị trung bình là 4.22 cho
thấy người dùng dành ra khoảng 4 giờ/tuần để mua sắm. Bên cạnh đó, độ lệch
chuẩn của biến trên có giá trị khá lớn so với giá trị trung bình cho thấy các giá trị có
sự chênh lệch khá nhiều.

Bảng 7:
Trung bình mỗi tháng bạn chi tiêu bao nhiêu tiền cho việc mua sắm online?

Mean 508818.8976
Standard Error 52345.03488
Median 300000
Mode 200000

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 22


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Standard Deviation 589898.5845


Sample Variance 3.4798E+11
Range 4000000
Minimum 0
Maximum 4000000
Count 127
Confidence Level(95.0%) 103589.2852

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có số tiền chi trả cho việc mua sắm online trong
một tháng có giá trị trung bình 508.819 cho thấy người dùng vẫn sẵn sàng chi trả
cho việc mua sắm online với số tiến không quá lớn. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của
biến trên có giá trị nhỏ cho thấy các giá trị không có sự chênh lệch nhiều.

Dựa vào bảng thống kê mô tả, ta có số đơn hàng hoá mua trong mỗi tháng có giá trị
trung bình là 9,417 cho thấy có khoảng 9 đơn trên tháng mà người dùng mua. Bên
Bảng 8:
Ước tính số đơn hàng hoá bạn mua trong mỗi tháng trên các sàn thương mại đ
iện tử?

Mean 9.417322835
Standard Error 3.946214457
Median 3
Mode 3
Standard Deviation 44.47157839
Sample Variance 1977.721285
Range 500
Minimum 0
Maximum 500
Count 127
Confidence Level(95.0%) 7.8094424
THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 23
TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến trên có giá trị lớn cho thấy các giá trị có sự chênh
lệch nhiều.

3. Phân tích tương quan

Tương quan giữa chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện nay và
đánh giá chung mức độ hài lòng của bạn khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử
r = 0,73216197

Tương quan giữa chất lượng mua sắm trên các sàn thương
mại điện tử hiện nay và đánh giá chung mức độ hài lòng của
bạn khi mua hàng trên sàn thương mai điện tử
6

0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Tương quan giữa chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện nay và
đánh giá mức độ sản phẩm luôn đáp ứng được mong đợi của bạn
r = 0,51286344

Tương quan giữa chất lượng mua sắm trên các sàn thương
mại điện tử hiện nay và đánh giá mức độ sản phẩm luôn đáp
ứng được mong đợi của bạn
6

0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 24


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Tương quan giữa chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện nay và
bạn chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử vì cần tiết kiệm thời gian
r = 0.34231196

Tương quan giữa chất lượng mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử hiện nay và bạn chọn mua sắm trên
các sàn thương mại điện tử vì cần tiết kiệm thời gian
6

0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Ghi chú: p < 0.01.


Dựa vào phân tích tương quan ta xét thấy: Ta thấy được rằng có tương quan giữa
biến Chất lượng mua sắm và các biến Mức độ hài lòng chung khi mua hàng trên
sàn thương mai điện tử, Mức độ sản phẩm luôn đáp ứng được mong đợi, Tiết kiệm
thời gian mua sắm. Giữa biến Chất lượng mua sắm và biến Mức độ hài lòng chung
khi mua hàng trên sàn thương mai điện tử có tương quan mạnh vì có r=0,73216197.
Giữa biến Chất lượng mua sắm và biến Mức độ sản phẩm luôn đáp ứng được mong
đợi có tương quan yếu vì r=0,512863448. Giữa biến Chất lượng mua sắm và biến
Tiết kiệm thời gian mua sắm cũng có tương quan yếu vì r=0.342311964. a

4. Phân tích hồi quy đơn biến

Biến độc lập x: Chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện nay.
Biến phụ thuộc y: Đánh giá chung mức độ hài lòng của bạn khi mua hàng trên sàn
thương mại điện tử?
Regressio
n
Statistics

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 25


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

0.73216
R 1
0.53606
2
R 11
Adjusted 0.53234
R2 9
Standard 0.49066
Error 42
Observati
ons 127

ANOVA
df SS MS F Sig. F
Regressio 34.7722 34.7722 144.4320
n 1 18 18 602 1.37687E-22
30.0939 0.24075
Residual 125 231 13
64.8661
Total 126 417

Coeffici Standar
ents d Error t P
Đánh giá
chung
mức độ
hài lòng
của bạn
khi mua
hàng trên
sàn
thương
mại điện 1.48679 0.20591 7.22046 4.44829E
tử? 34 38 27 -11

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 26


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Chất
lượng
mua sắm
trên các
sàn
thương
mại điện
tử hiện 0.63862 0.05313 12.0179 1.37687E
nay. 20 88 89 -22

Từ kết quả trên, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau: Y = 1.48679 +
0.6386X.
Hệ số hiệu chỉnh R2 = 0.532, nghĩa là biến độc lập giải thích được 53.2% phương
sai của biến phụ thuộc. Kiểm định F là 144.432 với Sig. = 1.37687E-22 (< 0.05) giả
thuyết H0 bị bác bỏ nên mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với tập dữ
liệu, có thể sử dụng được và giả thuyết H1 được chấp nhận.
PHẦN 4: KẾT LUẬN

1. Kết luận

Thông qua những nghiên cứu và khảo sát về thói quen mua sắm trên các sàn thương
mại điện tử của giới trẻ ngày nay. Chúng tôi đã tìm hiểu ra những tác động làm ảnh
hưởng đến hành vi mua sắm của giới trẻ ngày nay, theo đó cho thấy từng yếu tố có
ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, nó sẽ không tác động hoặc có tác
động nhưng không nhiều. Từ đó, các sàn thương mại và doanh nghiệp có thể áp
dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng khách hàng và doanh thu.
Qua khảo sát cho thấy tần suất mua sắm của giới trẻ rất thường xuyên (hơn 50%).
Khảo sát đồng thời còn xác định được những sản phẩm thường được mua, từ đó xác
định rõ xu hướng mua sắm của các bạn trẻ trong những năm gần đây. Kết quả thu
được cho thấy chủ yếu mua sắm những mặt hàng quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện trên
các sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, khảo sát còn xác định được những nhân tố
có ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến của giới trẻ là “chất lượng sản
phẩm”, “thời gian”, “mức độ hài lòng” và một vài yếu tố khác. Trong quá trình mua
sắm, các bạn trẻ cho rằng chất lượng sản phẩm và mức độ hài lòng là hai yếu tố
chính ảnh hưởng đến chất lượng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

2. Hạn chế

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 27


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu khá hẹp nên lượng ý kiến thu thập được vẫn chưa
bao quát.
- Nhiều đối tượng khảo sát chưa thực sự quan tâm đến các câu hỏi và một số câu trả
lời khá bất hợp lí.
- Các câu hỏi và câu trả lời không quá đa dạng nên việc xử lí dữ liệu khá khó khăn.

3. Khuyến nghị

Khi tiến hành dự án, nhóm chúng tôi thấy được phần đánh giá về chất lượng sản
phẩm nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dùng. Thế nên các sàn thương mại
phải thắt chặt quản lí hơn nữa đối với những nhà sản xuất và người bán. Có thể
thêm các yếu tố chặt chẽ hơn về điều kiện bán hàng để loại bỏ những nhãn hàng
thiếu uy tín, sàng lọc thường xuyên các mặt hàng trên thị trường mua sắm của hệ
thống mình nhằm loại bỏ những hàng kém chất lượng đến tay người dùng. Cùng với
đó để tăng thêm độ uy tín các nhãn hàng thì các sàn phải tích cực kiểm chứng các
mặt hàng so với thông tin mô tả mà nhà sản xuất tự cung cấp.
Một yếu tố quan trọng nữa để người dùng có thể lựa chọn một sàn thương mại nào
đó để mua sắm trực tuyến thay vì mua sắm trực tiếp đó là việc bảo mật thông tin cá
nhân. Hiện nay, việc bảo mật thông tin cá nhân người dùng online luôn được đề cao
ở mọi doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người dùng và độ uy tín
của doanh nghiệp đó trên thương trường. Nhất là khi việc mua sắm được diễn ra
liên tục trên các sàn thương mại, việc bảo mật thông tin người dùng lại càng quan
trọng hơn, nên các sàn cần cải tiến và cập nhật hệ thống bảo mật thông tin nội bộ.

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 28


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

PHỤ LỤC
1. Phân tích hồi quy

SUMMARY
OUTPUT

Regression
Statistics
0.73
2161
Multiple R 97
0.53
6061
R Square 151
0.53
2349
Adjusted R Square 64
0.49
0664
Standard Error 229
Observations 127

ANOVA
Sign
ifica
nce
df SS MS F F
34.7 34.7 144. 1.37
7221 7221 4320 687
Regression 1 857 857 602 E-22

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 29


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

30.0 0.24
9392 0751
Residual 125 316 385
64.8
6614
Total 126 173

Stan Low Upp


Coef dard P- Low Upp er er
ficie Erro t valu er er 95,0 95,0
nts r Stat e 95% 95% % %
1.48 0.20 7.22 4.44 1.07 1.89 1.07 1.89
6793 5913 0462 829 9264 4322 9264 4322
Intercept 498 879 768 E-11 376 621 376 621
Chất lượng mua
sắm trên các sàn 0.63 0.05 12.0 1.37 0.53 0.74 0.53 0.74
thương mại điện tử 8622 3138 1798 687 3453 3790 3453 3790
hiện nay. 091 848 902 E-22 716 466 716 466

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 30


SUMMARY
OUTPUT
TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Regression
Statistics
0.512
86344
Multiple R 8
0.263
02891
R Square 7
0.257
Adjusted R 13314
Square 8
0.662
48516
Standard Error 2
Observations 127

ANOVA
Signif
icanc
df SS MS F eF
19.58 19.58 44.61 7.065
01210 01210 31677 73E-
Regression 1 9 9 8 10
54.86
08237 0.438
Residual 125 9 88659
74.44
09448
Total 126 8

Lowe Upp
Stand r er
Coeffi ard P- Lowe Upper 95,0 95,0
cients Error t Stat value r 95% 95% % %
1.846 0.278 6.641 1.296 1.296 2.39
41669 02085 28840 8.551 1789131 2.396 17891 6654
THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
Intercept 7 8 1 8E-10 5 65448 5 48
TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

SUMMARY
OUTPUT

Regression
Statistics
0.3
423
119
Multiple R 64
0.1
171
774
R Square 81
0.1
101
Adjusted R 149
Square 01
0.9
644
991
Standard Error 39
Observations 127

ANOVA
Sig
nifi
can
ce
df SS MS F F
15. 15. 16. 8.1
434 434 591 751
211 211 313 7E-
Regression 1 83 83 44 05

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 32


TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

116 0.9
.28 302
232 585
Residual 125 36 89
131
.71
653
Total 126 54

Co Sta Lo Up
effi nda wer per
cie rd P- 95 95
nts Err t val % %
or Stat ue
2.4 0.4 6.0 1.8 1.6 3.2
358 047 178 192 347 368
145 651 471 7E- 341 949
Intercept 55 07 68 08 72 37
Chất lượng mua 0.4 0.1 4.0 8.1 0.2 0.6
sắm trên các sàn 254 044 732 751 187 322
thương mại điện 710 550 436 7E- 414 005
tử hiện nay. 01 84 02 05 27 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Thống kê ứng dụng” - Trần Tuấn Anh (Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh, 2019)
2. “Giáo trình Thống kê ứng dụng Kinh tế và Kinh doanh” (Anderson, 2020).
3. Bùng nổ mua sắm trực tuyến thời COVID-19. Truy cập tại: https://vtv.vn/kinh-
te/bung-no-mua-sam-truc-tuyen-thoi-covid-19-20220120163236203.htm
4. Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Truy cập
tại: https://vcci.com.vn/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-thuc-trang-va-
giai-phap

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 33

You might also like