Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học

*Khái niệm về vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết
nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn đề của triết học khác.
Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử phát triển lâu dài và phức
tạp của triết học.

*Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào
có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?

Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân định các trường
phái triết học. Có ba cách giải quyết:

Một là, vật chất có trước quyết định ý thức, vật chất quyết định ý thức.
Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý
thức.chủ nghĩa duy vật

-Tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác,
ngây thơ là Đêmôcrít (460 – 370 TCN). Đêmôcrit cho rằng nguyên tử không nhìn
thấy được, không âm thanh, màu sắc và mùi vị. Chúng đồng nhất với nhau về chất
nhưng khác nhau về hình thức, thứ tự và tư thế. Ông quan niệm nguyên tử là vô
hạn về lượng và hình thức. Mỗi sự vật đều được cấu tạo bởi những nguyên tử do sự
kết hợp giữa chúng với nhau theo một trật tự và thế nhất định.

Nguồn: https://luanvan1080.com/van-de-co-ban-cua-triet-hoc.html

-Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Hobbs đã từng viết: “Vận động là mất một vị trí này
và giành lấy một vị trí khác.” Trong lời tựa của cuốn sách “Leviathan”, ông đã so
sánh trái tim con người với kim đồng hồ, và so sánh các dây thần kinh và khớp
xương. đến dây dầu và bánh răng. Ramertelli tuyên bố đơn giản hơn: “Con người
là một cỗ máy.” Tôi nghĩ rằng con người, trong phân tích cuối cùng, một số máy
đang bò thẳng đứng trên mặt đất.

Nguồn: https://bytuong.com/kien-thuc-doi-song/vi-du-ve-chu-nghia-duy-vat-sieu-
hinh-va-vi-du-chu-nghia-duy-vat-chat-phac.html
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là
sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai.

Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa
là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này
có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác
động của vật chất lên bộ óc con người.

Ví dụ : Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt động ý
thức cũng bị rối loạn.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại
cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ
không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

Ví dụ: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C,
người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa.

Nguồn: https://luathungson.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc.html
Hai là, ý thức có trước, vật có sau, ý thức quyết định vật chất. Cách giải
quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.chủ
nghĩa duy tâm

-Theo những nhà triết học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thế giới bên ngoài chỉ
là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, chủ thể và không tồn tại ngoài
ý thức của chủ thể. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan có thể dẫn đến thuyết duy ngã.

Nguồn: https://ladigi.vn/chu-nghia-duy-tam-chu-quan-la-gi-chi-tiet-ve-chu-nghia-
duy-tam-chu-quan-moi-nhat-2021

- Hegel là nhà duy tâm khách quan, ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không
phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới” . Ông coi tinh
thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự
biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra
vật chất. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận
động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại
vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả của mọi hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Nguồn: https://kieuanhvu.wordpress.com/2014/11/12/tu-tuong-triet-hoc-co-ban-
cua-hegel/

Ba là, vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ
sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau.(thuyết nhị nguyên)

Cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy đối lập nhau về nội dung nhưng giống nhau
ở chỗ, chúng đều thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể(hoặc vật chất, hoặc ý
thức) Hai cách giải quyết này thuộc về triết học nhất nguyên.

You might also like