Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Khái niệm:

Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều
chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ
sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan
hệ dân sự.

2. Đối tượng điều chỉnh:


- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân,
pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí,
độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)
(Điều 1 Bộ luật dân sự - BLDS năm 2015).

2.1. Quan hệ tài sản

Khái niệm:

- Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ
tài sản bao giờ cũng gắn vởi một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này
hay dạng khác.
- Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 BLDS năm 2015) bao gồm: vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Đặc điểm quan hệ tài sản:

- Quan hệ tài sản tài sản không chỉ bó hẹp ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội
dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản..
- Quan hệ tài sản không chỉ bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này
sang chủ thể khác, quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương
ứng với các quyền yêu cầu đó của một hay nhiều chủ thể khác trong quan hệ
nghĩa vụ.

Đặc điểm quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh:

- Quan hệ tái sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính ý chủ của chủ thể, của nhà
nước về quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định: Quan hệ tài sản
phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản
xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong
xã hội. Quan hệ sản xuất tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan,
tuy nhiên, những quy luật này được nhận thức và phản ánh thông qua những quy
phạm pháp luật lại mang tính chủ quan - Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật
dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh,
thay đổi theo ý chí của Nhà nước, nếu sự định hướng phù họp với những quy luật
khách quan của sự phát triển thì sẽ thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất,
cùng với đó, mỗi chủ thể tham gia vào một quan hệ kinh tế cụ thể đều đặt ra
những mục đích và với động cơ nhất định. Bởi vậy, quan hệ tài sản mà các chủ thể
tham gia mang ý chí của các chủ thể và phải phù hợp với ý chí của Nhà nước
thông qua các quy phạm pháp luật dân sự. – Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay,
với việc chúng ta ở trong nền kinh tế nhiều thành phần với rất phức tạp các hình
thức sở hữu và kinh doanh thì việc xác định các quan hệ tài sản có ý nghĩa rất
quan trọng.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hoá và tiền tệ.
Định hướng chiến lược của nước ta hiện nay là phát triển nền kinh tể hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 15
Hiến pháp năm 1992). Trong mô hình kinh tế này, các tài sản được thể hiện dưới
dạng hàng hoá và được quy thành tiền để lưu thông. Quy luật của nền kinh tế thị
trường trong sản xuất xã hội chi phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu
hiện của nó là quan hệ tiền - hàng. Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể của
quan hệ tài sản phải trị giá được thành tiền và có thể chuyển giao thông qua các
giao dịch dân sự. Do vậy, các quan hệ tài sản này cũng không nằm ngoài sự chi
phối của quy luật hàng hoá - tiền tệ.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương.
Là biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền tệ, là sự dịch chuyển tài sản, dịch vụ có
sự đền bù tương đương.

3. Quan hệ nhân thân

Khái niệm:

- Cùng với quan hệ tài sản, luật dân sự còn điều chỉnh các quan hệ nhân thân (Điều
1 BLDS năm 2015). Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một
giá trị nhân thân của các cá nhân hay các tổ chức không mang tính kinh tế, không
được tính thành tiền. Nó phát sinh do một giá trị tinh thần gắn liền với 1 người
hoặc 1 tổ chức nhất định và không dịch chuyển.
- Các quan hệ nhân thân xuất phát từ quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh
có thể chia làm hai nhóm căn cứ vào khoản 1 Điều 17 BLDS năm 2015:
+ Quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
+ Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.

Đặc điểm của quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh:

- Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể dịch
chuyển được cho các chủ thể khác.Trong một số trường hợp đặc biệt được pháp
luật quy định như quyền công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối
tượng sở hữu công nghiệp,… thì có thể được dịch chuyển.
- Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền.
VD: Các quyền nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức; quyền kết hôn, li hôn…. ((từ Điều 26
đến Điều 39 BLDS năm 2015)

4. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Khái niệm:

- Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những biện pháp, cách thức, mà Nhà
nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan
hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi
ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân).
- Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân,
pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản
và tự chịu trách nhiệm.

Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:

- Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân do luật dân sự
điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lí. Độc
lập về tổ chức và tài sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà các
chủ thể tham gia. Sự bình đẳng và độc lập được thể hiện ngay cả trong trường
hợp các chủ thể có các mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng (trong quan hệ
hành chính, lao động...) và chính sự bình đẳng, độc lập của các chủ thể mới tạo
được tiền đề cho sự tự định đoạt sau này.
- Pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham
gia các quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tuỳ ý
theo ý chí của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham
gia, cách thức, biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Trong nhiều trường
hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi
trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực
hiện hay thực hiện không đúng thoả thuận. Và phải tuân theo những giới hạn mà
pháp luật đưa ra.
- Xuất phát từ sự bình đẳng giữa các chủ thể, quyền tự định đoạt của họ khi tham
gia các quan hệ dân sự, cho nên đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh
chấp dân sự là hoà giải. Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 7 BLDS năm
2015 - Nguyên tắc hoà giải. Việc thực hiện hay từ chối một quyền tài sản của các
chủ thể thuộc phạm vi tự định đoạt của họ (tuy nhiên, chỉ trong trường hợp
quyền của họ không đồng thời là nghĩa vụ mà pháp luật quy định). Cho nên, việc
giải quyết các tranh chấp dân sự do các bên tự thoả thuận. Nếu không thể thoả
thuận hoặc hoà giải được, toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên
đơn.
- Các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ tài sản mang tính
chất hàng hoá và tiền tệ, việc vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ đó
dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia. Bởi vậy, trách nhiệm dân sự trước tiên
là trách nhiệm tài sản. Trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm và hậu
quả của việc áp dụng hách nhiệm là phục hồi tình ưạng tài sản của bên bị thiệt
hại. Trong quan hệ dân sự, các chủ thể có quyền tự định đoạt. Cho nên, họ có thể
quy định trách nhiệm và phương thức áp dụng trách nhiệm cùng hậu quả của nó
(những thoả thuận này phải phù hợp với pháp luật). Bởi vậy, trách nhiệm dân sự
không chỉ do pháp luật quy định mà còn do các bên thoả thuận về điều kiện phát
sinh và hậu quả của nó.

5. Bài tập tình huống:


- Do cần tiền chơi điện tử, T (13 tuổi, trú tại P. Trần Quang Diệu, Tp. Quy Nhơn) đã
bán chiếc xe đạp Nhật mà bố mua cho để đi học với giá 1,5 triệu đồng cho ông M
(thợ sửa xe đạp ở gần nhà). Khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, sau nhiều
lần tra hỏi, bố T mới biết việc mua bán đó. Bố T đã tìm gặp ông M đề nghị được
chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5 triệu đồng nhưng ông M không đồng ý vì
cho rằng việc mua bán giữa ông và T là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách
nhiệm phải trả lại chiếc xe. Vậy việc bố T có quyền chuộc lại chiếc xe hay không?
- Trả lời: giao dịch trên của T và ông M là giao dịch dân sự vô hiệu theo:

Căn cứ pháp lý:

- Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa
đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với
lứa tuổi.”

- Khoản 1, Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:
“ Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa
án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do
người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý...”

Vậy nên theo Khoản 3, Điều 21 và Khoản 1, Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
về người chưa thành niên và về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên thực
hiện, trong trường hợp này, hướng giải quyết là hai bên hòa giải, thỏa thuận để không
xảy ra tranh chấp, thuyết phục ông M nhận lại 1,5 triệu đồng và trả lại chiếc xe Nhật mà
bố mua cho T để đi học vì T là người chưa thành niên (13 tuổi), việc giao dịch giữa T và
ông M phải được sự đồng ý của bố mẹ T.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận được, các bên có thể yêu cầu tòa án giải
quyết theo quy định của pháp luật

You might also like