Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603

CHUYÊN ĐỀ I – TẾ BÀO

I. Thành phần hóa học của tế bào


Câu 1. Trâu, bò, ngựa, thỏ.. đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau là do:
A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
B. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
C. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nucleotit.
D. có quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 2. Những nguyên tố hóa học nào là các nguyên tố vi lượng?
A. C, H, O, N. B. N, P, K, S. C. Fe, B, Cl, Mn. D. Mg, Ca, Cu, O.
Câu 3. Vai trò của kitin đối với tế bào và cơ thể?
A. Cấu tạo thành tế bào nấm. B. Cấu tạo bộ xương ngoài một số côn trùng
C. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật D. A và B đúng.
Câu 4. Đường lactôzơ có ở đâu ?
A. Mía. B. Sữa. C. Khoai tây. D. Củ cải đường.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây có nôi dung đúng?
A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit.
B. Glicôgen là đường mônôsaccarit.
C. Galactôzơ, còn được gọi là đường sữa
D. mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit.
Câu 6. Glicôgen là chất gì và có ở dâu ?
A. Dạng dự trữ đuờng trong cây. B. Pôlisaccarit có ở động vật.
C. Pôlisaccarit có ở thành tế bào thực vật. D. Prôtêin vận chuyển ôxi trong máu.
Câu 7. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là :
A. Tham gia cấu tạo thành tế bào. B. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.
C. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể. D. Là thành phần của phân tử ADN.
Câu 8. Các cacbohidrat có vai trò chính gì trong cơ thể con người ?
A. Xây dựng thành tế bào. B. Làm phân tử cấu tạo nên tóc và móng tay.
C. Xây dựng vật liệu di truyền. D. Dự trữ và giải phóng năng lượng.
Câu 9. Trong ống tiêu hoá của con người, thành phần nào sau đây của món salat không được tiêu
hoá?
A. Đuờng (trong gia vị trộn salat). B. Dâu (trong gia vị trộn salat).
C. Tinh bột (trong bánh mì nướng). D. Xenlulôzơ (trong rau diép).
Câu 10. Để phá vỡ liên kết trên 1 mạch polinucleotit phải phá vỡ liên kết giữa:
A. Đường và nhóm photphat. B. Axit và bazơ.
C. Các bazo nitơ. D. Đường và đường.
Câu 11. Cho một phân tử ADN có chiều dài 5100 A0. Phân tử này có số nulcleotit loại A gấp 2 lần G.
Tính số liên kết hidro của toàn phân tử?
A. 3000. B. 3500. C. 1500 D. 2000.
Câu 12. Một đoạn gen ADN có trình tự các nucleotit ở một mạch là 3` ATG GXA GGA TTX AGX
5`. Cho các thông tin sau:
1. gen có 28 liên kết cộng hóa trị 2. gen có chiều dài 51 A0
3. gen có 30 liên kết hidr 4. gen có tỉ lệ A+T/G+X = 7/8.
Số câu đúng là:
A. 1 ý đúng . B. 2 ý đúng C. 3 ý đúng D. 4 ý đúng.
T
E

Câu 13. Cho 1 đoạn phân tử ADN có trình tự các nucleotit như sau: 3` GGX TTA XXG ATX GTA
N

XGG 5`. Trình tự các nucleotit ở mạch còn lại là?


I.
H

A. 5` XXG AAT GGX TAG XAT GXX 3`. B. 3` XXG AAT GGX TAG XAT GXX 5`
T

C. 5` XXG AAU GGX UAG XAU GXX 3` D. 3`XXG AAU GGX UAG XAU GXX 5`
N
O

Câu 14. Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G.
U

Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng :


IE

A. A = T = 360, G = X = 540. B. A = T = 540, G = X = 360.


IL

C. A = T = 270, G = X = 630. D. A = T = 630, G = X = 270.


A
T

1
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


0
Câu 15. Một gen cấu trúc dài 4080 A , có tỉ lệ A/G = 3/2 .Số lượng nu từng loại của gen là:
A. A = T = 481 , G = X = 720 B. A = T = 419 , G = X = 721
C. A = T = 721 , G = X = 419 D. A = T = 720 G = X = 480
Câu 16. Tổng số liên kết giữa đường với axit trên một mạch của gen (gồm liên kết trong một nu và
giữa các nu với nhau) bằng 1679, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác của gen
bằng 20%. Số liên kết hidro của gen nói trên bằng?
A. 2268. B. 1932 C. 2184. D. 2016.
Câu 17. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% A. 25% T và tổng số G với X trên mạch thứ hai của gen
bằng 840 nuclêôtit. Chiều dài của gen nói trên (được tính bằng namômet) bằng :
A. 489,6. B. 4896. C. 476. D. 4760
Câu 18. Một gen có 93 vòng xoắn và trên một mạch của gen có tổng số hai loại A với T bằng 279
nuclêôtit . Số liên kết hiđrô của các cặp G – X trong gen là :
A. 1953. B. 1302. C. 837. D. 558
Câu 19. Một mạch của gen có số lượng từng loại nuclêôtit A. T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỷ lệ
1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nuclêôtit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micrômet. Số liên
kết hiđrô của gen bằng :
A. 1840. B. 1725. C. 1794. D. 1380
Câu 20. Trên 1 mạch của ADN, tỉ lệ A+G/T+X = ½. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung là:
A. 1/2 B. 2 C. 1/4 D. 4

II. Cấu tạo tế bào

Câu 1. Cho các chất sau: 1 – cellulose; 2 – kitin; 3– glicoprotein. Cho các loại tế bào: a – tế bào động
vật b – tế bào thực vật; c – tế bào mấn. Ghép nối các hợp chất hóa học (chữ số) tương ứng với các tế
bào trên (chữ a b c)?
A. 1 – b; 2 – c; 3 – a B. 1 – a; 2 – c; 3 – b
C. 1 – b; 2 – a ; 3 – c D. 1 – c; 2 – b; 3 – a
Câu 2. Hiện tượng loại thải mô ghép là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc.
B. Màng tế bào có các dấu chuẩn là các glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào.
C. Màng tế bào có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
D. Màng tế bào có các dấu chuẩn là các lipoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào.
Câu 3. Hợp chất nào sau đây có ở màng TB động vật và người mà không có ở màng TB thực vật?
A. Cholesterol. B. Protein. C. Cabohidrat. D. Axit amin
Câu 4. Bào quan chịu trách nhiệm cho việc biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ ở tế bào nhân thực?
A. Lưới nội chất. B. Lục lạp C. Màng sinh chất. D. Ti thể
Câu 5. Ở tế bào cánh hoa, nhiệm vụ chính của không bào là:
A. chứa muối khoáng. B. chứa nước và chất dinh dưỡng.
C. chứa hương thơm và sắc tố. D. chứa chất thải.
Câu 6. So với TB thực vật, TB động vật không có:
A. bộ máy Golgy, lưới nội chất. B. thành tế bào, lục lạp.
C. lizoxom, ti thể. D. nhân tế bào, tế bào chất.
Câu 7. Chức năng của chất nền ngoại bào là gì?
A. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường và liên kết với các tế bào tạo thành mô
B. Bảo vệ tế bào và trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
C. Thu nhận thông tin cho tế bào và bảo vệ tế bào
T

D. Liên kết với các tế bào tạo thành mô và thu nhận thông tin cho tế bào
E
N

Câu 8. Bào quan nào trong tế bào nhân thực tham gia vào phương thức thực bào của tế bào?
I.
H

A. Riboxom. B. Ti thể. C. Lizoxom. D. Bộ máy Golgy.


T

Câu 9. Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở loại tế bào
N

nào sau đây?


O
U

A. Thực vật và động vật. B. Động vật và vi khuẩn.


IE

C. Nấm và thực vật. D. Động vật và nấm.


IL

Câu 10. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng gì?
A
T

A. Bảo vệ màng. B. Ngăn cản sự di chuyển chuyển của các chất.

2
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


C. Làm tăng độ ẩm của màng sinh chất. D. Tạo ra tính ổn định và cứng rắn cho màng.
Câu 11. Chọn đáp án sai khi nói về tế bào nhân sơ và nhân thực?
A. Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.
B. Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
C. Tế bào nhân sơ có kích thước lớn hơn tế bào nhân thực.
D. Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào, tế bào chất và vật chất di truyền.
Câu 12. Điều nào sau đây là SAI?
A. Tế bào nhân sơ thiếu hệ thống nội màng và bào quan có màng bao bọc
B. Tế bào nhân sơ gồm 3 phần chủ yếu: màng, tế bào chất và nhân
C. Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ peptidoglican
D. Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ bé, trung bình chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực
Câu 13. Chức năng của roi và lông ở tế bào nhân sơ?
A. di chuyển, thu nhận thức ăn từ bên ngoài.
B. di chuyển, bám vào vật chủ gây bệnh.
C. bám vào vật chủ gây bệnh.
D. thu nhận thức ăn từ bên ngoài.
Câu 14. Kháng sinh KHÔNG có đặc tính nào sau đây:
A. Là hợp chất hữu cơ có thể được tổng hợp nhờ vi sinh vật.
B. Làm giảm sức căng bề mặt của nước.
C. Kìm hãm việc tổng hợp axit nuclêic và prôtêin.
D. Kìm hãm sự phát triển vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc.
Câu 15. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo chủ yếu bởi:
A. Prôtêin. B. Các prôtêin và phân tử phôtpholipit.
C. Các prôtêin và axit nucleic. D. Các phân tử phôtpholipit và axit nucleic.
Câu 16. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?
A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào tiểu cầu.
C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào cơ.
Câu 17. Trong cơ thể, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
A. Tế bào tiểu cầu. B. Tế bào cơ. C. Tế bào da. D. Tế bào bạch cầu.
Câu 18. Cho các ý sau:
(1) Có thể có hoặc không có thành tế bào bao bọc bên ngoài.
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan.
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.
(5) Nhân chứa các ADN dạng vòng, xoắn kép.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 19. Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan
chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là?
A. lưới nội chất. B. bộ máy Gôngi. C. lizoxom. D. riboxom.
Câu 20. Cụm từ “tế bào nhân sơ” dùng để chỉ:
A. tế bào không có nhân.
B. tế bào chưa có màng nhân ngăn cách vật chất di truyền với tế bào chất
C. tế bào có nhân phân hoá.
D. tế bào nhiều nhân.
T

III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào


E
N
I.
H

Câu 1. Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
T

A. tổng hợp. B. phân giải C. thuỷ phân. D. oxi hoá khử .


N

Câu 2. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào


O
U

A. tỉ lệ giữa CO2/O2. B. nhu cầu năng lượng của tế bào


IE

C. nồng độ cơ chất. D. hàm lượng oxy trong tế bào.


IL

Câu 3. Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp?
A
T

A. Khí cabônic và nước. B. Khí ôxi và đường

3
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


C. Đường và khí cabônic. D. Đường và nước
Câu 4. Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được
A. 34 ATP. B. 2 ATP. C. 38 ATP. D. 20 ATP.
Câu 5. Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động.
B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất.
D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào.
Câu 6. Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào.
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể.
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit.
Câu 7. Loại tế bào có khả năng quang hợp là:
A. tế bào vi khuẩn lam. B. tế bào nấm rơm.
C. tế bào trùng amip. D. tế bào động vật.
Câu 8. Phát biểu sau đây đúng khi nói về cơ chế của quang hợp là :
A. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau. B. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời. D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.
Câu 9. Trong quá trình quang hợp, oxy được sinh ra từ:
A. CO2. B. H2O. C. chất diệp lục. D. chất hữu cơ.
Câu 10. Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở:
A. màng ngoài của ti thể. B. màng lưới nội chất hạt.
C. màng trong của ti thể. D. màng lưới nội chất trơn.
Câu 11. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ
A. tổng hợp glucôzơ. B. hấp thụ năng lượng ánh sáng.
C. tiếp nhận CO2. D. thực hiện quang phân li nước.
Câu 12. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
A. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
B. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2.
C. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
D. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
Câu 13. Nguồn năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yêu lấy từ:
A. Ánh sáng mặt trời.
B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng đưa sang.
D. Tất cả các nguồn năng lượng trên.
Câu 14. Ở tế bào thực vật ATP được tạo ra trong sự phản ứng với ánh sáng. Chuỗi truyền điện tử liên
quan đến quá trình này được định vị ở:
A. màng tilacoid của lục lạp. B. cytosol.
C. màng trong của ti thể. D. strôma của lục lạp.
Câu 15. Quang hợp chỉ được thực hiện ở:
A. tảo, thực vật, động vật. B. tảo, thực vật, nấm.
C. tảo, thực vật và một số vi khuẩn. D. tảo, nấm và một số vi khuẩn.
Câu 16. Dạng năng lượng dự trữ chủ yếu trong TB sống?
A. hóa năng. B. điện năng. C. nhiệt năng. D. quang năng
T

Câu 17. Chức năng của enzym trong TB là:


E
N

A. nguồn năng lượng cho phản ứng thu năng lượng.


I.
H

B. làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.


T

C. chất xúc tác vô cơ.


N

D. chất xúc tác hữu cơ.


O
U

Câu 18. Ức chế ngược là kiểu


IE

A. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt Enzym
IL

ở đầu con đường chuyển hóa.


A
T

4
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


B. Các chất đặc hiệu khi liên kết với enzym sẽ làm biến đổi cấu hình của enzym và làm Enzym
không liên kết được với cơ chất.
C. Các chất đặc hiệu khi liên kết với enzym sẽ làm tăng hoạt tính của enzym.
D. Các chất làm cho Enzym không thể liên kết được với cơ chất một cách đặc thù.
Câu 19. Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hoá giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược.
Phân tích sơ đồ để rút ra kết luận, nếu nồng độ chất G & N tăng lên quá giới hạn cho phép thì nồng
độ chất nào sẽ tăng lên 1 cách bất thường?

A. Chất A. B. Chất B. C. Chất C. D. Chất I.


Câu 20. Vì sao enzim lipaza chỉ xúc tác cho phản ứng phân huỷ các loại lipit mà không xúc tác cho
các phản ứng khác?
A. Vì liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù
B. Trong enzim có chất ức chế đặc hiệu làm nó không liên kết với cơ chất khác được
C. Vì liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù, cấu hình không gian ở trung tâm hoạt động của
enzim lipaza chỉ tương thích với cơ chất là lipit.
D. Vì cấu hình không gian ở trung tâm hoạt động của enzim lipaza chỉ tương thích với cấu hình
không gian của cơ chất là lipit.
Câu 21. Điều nào sau đây SAI khi nói về chuyển hóa vật chất?
A. là tập hợp các phản ứng xảy ra trong TB sống.
B. có chuyển hóa vật chất, TB mới thực hiện được các đặc trưng khác của sự sống.
C. độc lập với chuyển hóa năng lượng.
D. gồm 2 mặt đồng hóa và dị hóa.
Câu 22. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzim, nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá
trị nhiệt độ mà ở đó:
A. enzim ngừng hoạt động. B. enzim có hoạt tính thấp nhất.
C. enzim bắt đầu hoạt động. D. enzim có hoạt tính cao nhất.
Câu 23. Chất hoá học nào sau đây ức chế một số enzim quan trọng trong hệ thần kinh người và động
vật?
A. Cafein. B. Nhiệt độ. C. Mn2+. D. DDT.
Câu 24. Ở trong tế bào, năng lượng trong ATP được sử dụng để: 1. Tổng hợp nên các chất hóa học
cần thiết cho tế bào; 2. Tham gia cấu tạo axit nuleic 3. Vận chuyển các chất qua màng; 4. Giữ nhiệt
cho tế bào và cơ thể; 5. Sinh công cơ học.
Các phương án đúng là:
A. 1, 2, 5. B. 2, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 3, 4, 5
Câu 25. Phân tử ATP có mấy liên kết cao năng?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 26. Nói về trung tâm hoạt động của enzim, cho các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất.
T

(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim.


E
N

(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất.
I.
H

(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau.
T

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là


N

A. (2), (3) B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (4)
O
U

Câu 27. “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực
IE

hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?


IL

A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thế nóng bức, khó chịu.


A
T

5
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tốn thương mạch máu.
D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể.
Câu 28. Nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim có thể có thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là
protein.
B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác
C. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng.
D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra.
Câu 29. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào
C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa
Câu 30. Tế bào đang hô hấp hiếu khí thì đột nhiên hết oxi, ngay sau đó sản phẩm của quá trình hô
hấp được tạo ra nhiều nhất là:
A. FADH2, NADH. B. ATP, FAD+, NAD+
C. FAD+, NAD+. D. CO2, H2O.

IV. Phân bào

Câu 1. Tính tổng số trùng đế giày đếm được khi một tế bào trùng đế giày mẹ tiến hành nguyên phân
liên tiếp 4 lần?
A. 24 tế bào. B. 4 x 2 tế bào.
4
C. 2 + 1 tế bào ban đầu D. 4 + 1 tế bào ban đầu
Câu 2. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất theo cách nào?
A. Tiêu hủy tế bào chất ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Hình thành vách ngăn từ bên trong
C. Phân rã màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
D. Co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
Câu 3. Loại tế bào nào xảy ra quá trình nguyên phân?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tế bào giao tử
Câu 4. Trong kì đầu của nguyên phân xảy ra sự kiện nào sau đây?
A. Bắt đầu hình thành thoi phân bào. B. Dàn hàng nhiễm sắc thể trên 1 mặt phẳng
C. Phân chia tế bào chất. D. Tổng hợp màng nhân mới
Câu 5. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình giảm phân?
A. Giảm bộ NST trong tế bào.
B. Là cơ sở cho quá trình thụ tinh.
C. Tăng số lượng tế bào, là cơ sở cho sự sinh trưởng của tế bào.
D. Sản sinh giao tử
Câu 6. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào kì nào sau đây?
A. Kì cuối. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì đầu
Câu 7. Nhận định nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG về chu kì tế bào?
T

A. Kì trung gian là giai đoạn quan trọng, chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào
E
N

B. Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn chính là kì trung gian và nguyên phân
I.
H

C. Kì trung gian là kì nghỉ chuẩn bị cho quá trình nguyên phân


T

D. Nguyên phân ở sinh vật nhân thực gồm 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất
N

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên phân, giảm phân?
O
U

A. Nguyên phân là quá trình phân bào giảm nhiễm từ 1 TB mẹ tạo ra 4 tế bào con
IE

B. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín


IL

C. Giảm phân là cơ sở của sự sinh trưởng, làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể.
A
T

D. Ở kì đầu I của giảm phân các NST tiếp hợp và có thể xảy ra hiện tượng trao đổi chéo.

6
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


Câu 9. Những sự kiện xảy ra ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là
1. NST co xoắn cực đại.
2. NST tiếp hợp và trao đổi chéo.
3. NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
4. Cặp NST kép xếp song song trên mặt phẳng xích đạo.
Phương án đúng:
A. 3 và 4. B. 2 và 3. C. 1 và 2. D. 2 và 4.
Câu 10. Một TB có bộ NST 2n =12 tiến hành giảm phân. Khi kết thúc giảm phân II đã tạo ra mấy TB
con và trạng thái của NST chứa trong tế bào con đó?
A. 2 tế bào, 6 NST kép. B. 4 tế bào, 6 NST đơn
C. 2 tế bào, 6 NST đơn. D. 4 tế bào, 12 NST đơn
Câu 11. Từ 1 hợp tử của Ruồi giấm (2n=8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số NST môi trường cần
cung cấp là bao nhiêu?
A. 128. B. 120. C. 64. D. 60
Câu 12. Một nhóm tế bào tiến hành giảm phân đã tạo ra 120 tế bào trứng. Số tế bào sinh trứng là?
A. 100 B. 120. C. 40. D. 30.
Câu 13. Vào kì giữa giảm phân của một tế bào (2n = 20 NST). Cho các nhận định sau:
(1) TB đó có 20 NST đơn tại kì sau II (2) TB có 40 NST kép vào kì giữa I
(3) TB đó có 20 NST kép vào kì giữa I (4) TB đó có 10 NST kép vào kì giữa II
Số nhận định đúng là:
A. 1 nhận định đúng B. 2 nhận định đúng
C. 4 nhận định đúng D. 3 nhận định đúng
Câu 14. Hoạt động xảy ra tại kì cuối của mọi quá trình phân bào là?
A. màng nhân và nhân con hình thành, thoi phân bào dần biến mất
B. thoi phân bào đính về 1 phía của NST
C. màng nhân và nhân con biến mất, thoi phân bào hình thành
D. thoi phân bào đính về 2 phía của NST
Câu 15. Hình vẽ sau đây mô tả quá trình nào và thời điểm xảy ra quá trình này?

A. kì sau I của quá trình nguyên phân


B. có thể là kì sau nguyên phân hoặc kì sau II giảm phân
C. kì sau II của quá trình nguyên phân
D. kì sau II của quá trình giảm phân
Câu 16. Một TB 2n = 12 NST tiến hành giảm phân. Kết quả sẽ tạo ra mấy TB con và trạng thái của
NST chứa trong tế bào con đó?
A. 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 6 NST kép. B. 4 tế bào, mỗi tế bào chứa 6 NST kép
C. 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 6 NST đơn. D. 4 tế bào, mỗi tế bào chứa 6 NST đơn
Câu 17. Trong chu kì tế bào, NST tồn tại ở trạng thái kép ở những giai đoạn nào?
A. sau pha S kì trung gian, kì đầu và kì giữa B. kì giữa, kì sau và kì cuối
C. kì đầu và kì giữa D. kì đầu, kì giữa, kì sau
Câu 18. Mười TB tham gia giảm phân. Số tinh trùng được hình thành là?
A. 20 TB B. 30 TB C. 40 TB D. 10 TB
T
E

Câu 19. Cho các nhận định sau về chu kì tế bào?


N

(1) Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn chính là kì trung gian và nguyên phân
I.
H

(2) Kì trung gian là giai đoạn quan trọng, chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào
T

(3) Kì trung gian là kì nghỉ chuẩn bị cho quá trình nguyên phân
N
O

(4) Kì trung gian gồm 3 pha theo thứ tự là G1 G2 và S


U

(5) Pha S của kì trung gian xảy ra sự nhân đôi vật chất di truyền của TB.
IE

Các nhận định đúng là:


IL

A. 3 nhận định đúng B. 1 nhận định đúng


A
T

C. 4 nhận định đúng D. 2 nhận định đúng

7
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Ôn tập định hướng tư duy ĐHBK GV: Hà Dung – 0974087603


Câu 20. Một nhóm tế bào tiến hành nguyên phân 5 lần liên tiếp đã tạo ra tổng số tế bào con là 384.
Hãy tính số lượng tế bào ban đầu?
A. 12 B. 24 C. 32. D. 48

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

8
https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like