BT3B - Tinh nhiệt phan DOI LUU

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Hướng dẫn Bài tập 4: TÍNH TOÁN CÁC BỀ MẶT ĐỐT ĐỐI LƯU

 Tài liệu sử dụng chính: Thiết kế lò hơi (Trần Thanh Kỳ).

Nhiệm vụ: xác định nhiệt lượng trao đổi khi khói nóng chuyển động qua từng bề
mặt trao đổi nhiệt đối lưu.

Phạm vi giới hạn của BT4: chỉ tính toán cho chặng khói đối lưu của phần sinh hơi
đặt ngay sau BL (pass 1).
Thông số khói vào chặng đối lưu này lấy thông số của khói ra sau BL. Hướng
chuyển động của khói: theo bản vẽ đã dự kiến (BT2)

Chọn số chặng khói (pass) đối lưu: bảo đảm tốc độ khói cần thiết.
Dự kiến vị trí chia pass khói.
Vẽ mặt cắt chùm ống này, trên đó thể hiện đầy đủ tiết diện kênh khói, bước ống ngang,
bước ống dọc, …

Dự kiến nhiệt độ khói ra sau pass 1: t” = [t”bl + (ts + 70)]/3 (làm tròn số)
(Trong khuôn khổ BT thì xem giá trị nhiệt độ này là BẮT BUỘC)

YÊU CẦU : Q tính theo PT truyền nhiệt = Q tính theo PT cân bằng nhiệt.
ĐIỀU KIỆN: sai khác ΔQ < 2%

I. Q cân bằng tính theo công thức (mục 6.2, tr.58):

Q = φ(I’ – I” + ΔαIoz)

II. Q truyền tính theo công thức (mục 6.1, tr.58)

Q = kHΔt/Bt
H – Bề mặt đốt tính toán, thường lấy bề mặt phía khói.

A. HỆ SỐ TRUYỀN NHIỆT

Công thức tổng quát : (6.5 tr.61), tuy nhiên sử dụng CT riêng cho từng bề mặt cụ thể:
 Bề mặt sinh hơi & Bộ hâm nước: chỉ tính α1 (6.11 tr.64)
 SKK: tính α1 và α2 (6.12 tr.65)

HS tỏa nhiệt từ khói cho vách α1: (6.6 tr.61)


α1 = ɷαk + αb
Trong đó: ɷ - HS bao phủ, tham khảo chọn theo hình 6.1

1
B. HỆ SỐ TỎA NHIỆT ĐỐI LƯU αk

1) CT tính: phụ thuộc vào loại dòng chảy


 Dòng chảy qua chùm ống song song (6.20 tr.69) hay giản đồ H.6.3
 Dòng chảy qua chùm ống sole (6.21 tr.70) hay giản đồ H.6.4
 Dòng chảy dọc theo bề mặt đốt: ống lửa, SKK (6.27 tr.74) hay giản đồ H.6.7

2) Tốc độ tính toán


 Lưu lượng thể tích trung bình V. Đối với khói: (6.16 tr.66)
 Diện tích tiết diện qua: (6.17 tr.67)
 Nhiệt độ tính toán: (6.18 tr. 69)

3) Hệ số bám bẩn (vùng đối lưu)


Đốt nhiên liệu rắn: (6.39 tr.91). Khi không biết cỡ hạt tro, dùng đồ thị H.6.14

C. HỆ SỐ TỎA NHIỆT BỨC XẠ αb

Tính theo các CT (6.31 tr.82) hay giản đồ H.6.12 cho 2 trường hợp:
Dòng khói có nhiều tro bụi / Dòng khói tinh khiết (không chứa bụi)
Trong đó:
av – Độ đen của vách = 0,82
Tv – Nhiệt độ tuyệt đối của vách, tính theo (6.36 tr.87)
Lưu ý cho Hộp khói nóng có bề mặt đốt (Buồng ngoặt khói): Xét theo tỉ lệ diện tích tính
toán của bề mặt phụ này, H = Hb tính theo (5.12 tr.56), so với diện tích bề mặt đốt chủ yếu
sau nó.

2
1. Nếu < 5% : gom chung với bề mặt đốt chủ yếu, với tác dụng làm tăng HS tỏa
nhiệt bức xạ. Lúc đó: αb’ = kvαb
Với kv = 1+A(Tv/1000)0,25 (Lv/Lc)0,07
Lv và Lc) : bề sâu (theo chiều khói) của buồng ngoặt và của chùm ống (tr. 89)
Hệ số A = 0,3 khi đốt dầu và khí
0,4 khi đốt than đen, antraxit
0,5 khi đốt than nâu, than mỡ
2. Nếu > 5% : xem như một bề mặt đốt riêng & chỉ tính αb

D. ĐỘ CHÊNH NHIỆT ĐỘ

Tính theo Độ chênh nhiệt độ trung bình logarit, có hệ số hiệu chỉnh theo loại sơ đồ TĐN.

E. SAI SỐ & HIỆU CHỈNH LẠI THIẾT KẾ

Sai số : Q < 2% / Nhiệt độ KHÓI thải < ± 10 oC


 Thông thường: chọn lại nhiệt độ khói ra để tính lại . Chỉ cần tính cho lần 2 => Nội
suy.
Kết quả T & Q cuối cùng: lấy theo PT cân bằng nhiệt.
 Tuy nhiên, điều kiện của BT3 này đã cố định nhiệt độ khói ra => Giải pháp: điều
chỉnh lại thiết kế của phần sinh hơi đối lưu này; theo 2 hướng: tăng / giảm F, hoặc
bố trí lại ống để tăng hệ số trao đổi nhiệt đối lưu.

You might also like