Nhóm ĐTHM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 94

Page |1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ĐỒNG


HỒ THÔNG MINH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Phúc Quỳnh Như


Page |2

NGHIÊN CỨU

Yếu tố ảnh hưởng đến Quyết


định sở hữu và có ý định mua
đồng hồ thông minh tại
TP.Hồ Chí Minh
Page |3

Kết Cấu Đề Tài:

Chương I

Chương II
Chương III

Chương IV

Chương V
Page |4

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1...................................................................................................................8
Tổng quan về đề tài nghiên cứu......................................................................................8
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................Error! Bookmark not defined.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu..............................................Error! Bookmark not defined.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.............................................Error! Bookmark not defined.
1.4 Đối tượng nghiên cứu...........................................Error! Bookmark not defined.
1.5 Đối tượng khảo sát...............................................Error! Bookmark not defined.
1.6 Phạm vi nghiên cứu..............................................Error! Bookmark not defined.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn..................................................Error! Bookmark not defined.
1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu.....................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2.................................................................................................................14
Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.............................................................................14
2.1 Hệ thống những khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Error! Bookmark not
defined.
2.1.1 Khái niệm về show ca nhạc.............................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Khái niệm người tiêu dùng..............................Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Khái niệm nhu cầu người tiêu dùng.................Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Khái niệm hành vi người tiêu dùng..................Error! Bookmark not defined.
2.1.5 Khái niệm về sự lựa chọn hợp lý......................Error! Bookmark not defined.
2.1.6 Khái niệm về quyền lợi, lợi ích người tiêu dùngError! Bookmark not defined.
2.1.7 Liên hệ đề tài..................................................Error! Bookmark not defined.
2.2 Lý thuyết kinh tế..................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow (1943).................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Thuyết hành vi dự định (TPB) - Ajzen (1991)...Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Thuyết hành vi người tiêu dùng - Philip Kotler (2009)....Error! Bookmark not
defined.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng...........Error! Bookmark not
defined.
2.1.5 Thuyết về sự hài lòng của khách hàng - Philip Kotler (2001).Error! Bookmark
not defined.
2.3 Các nghiên cứu trước...........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Nghiên cứu trong nước...................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước...................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Khe trống nghiên cứu.....................................Error! Bookmark not defined.
2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu........................Error! Bookmark not defined.
Page |5

2.4.1 Giả thuyết.......................................................Error! Bookmark not defined.


2.4.2 Mô hình nghiên cứu.......................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3..............................................................................................................33
Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................33
3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.......................................................................33
3.1.1 Tổng thể.......................................................................................................33
3.1.2 Thu thập dữ liệu...........................................................................................33
3.1.3 Biến số độc lập.............................................................................................35
3.1.4 Biến số phụ thuộc.........................................................................................35
3.2 Bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu và xây dựng thang đo....................................36
3.2.1 Bảng câu hỏi................................................................................................36
3.2.2 Kích thước mẫu............................................................................................42
3.2.3 Xây dựng thang đo........................................................................................43
3.2.4 Đánh giá thang đo........................................................................................45
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................45
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính...............................................................45
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................45
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................45
CHƯƠNG 4.................................................................................................................46
Kết quả khảo sát..........................................................................................................46
4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu.............................................................................46
4.1.1 Thống kê mẫu nghiên cứu.............................................................................46
4.1.2 Mô tả sự hài lòng của mẫu nghiên cứu............Error! Bookmark not defined.
4.1.3 Kết luận.........................................................Error! Bookmark not defined.
4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhân khẩu học với sự trải nghiệm của khách hàng khi
tham gia show ca nhạc ở TP.HCM.........................................Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính với sự trải nghiệm của khách hàng khi tham gia
show ca nhạc ở TP.HCM..................................................................................................54
4.2.2 Mối quan hệ giữa nhóm tuổi với sự trải nghiệm của khách hàng khi tham gia
show ca nhạc ở TP.HCM..................................................................................................56
4.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập với sự trải nghiệm của khách hàng khi tham gia
show ca nhạc ở TP.HCM..................................................................................................57
4.2.4 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với sự trải nghiệm của khách hàng khi tham gia
show ca nhạc ở TP.HCM..................................................................................................58
4.2.5 Kết luận.......................................................................................................59
4.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha...............................................................59
4.3.1 Lý thuyết Cronbach's Alpha và các giá trị hệ số phù hợp................................59
4.3.2 Kết quả kiểm định.........................................................................................60
Page |6

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................66


4.4.1 Cơ sở lý thuyết..............................................................................................66
4.4.2 Các tiêu chí trong phân tích EFA..................................................................67
4.4.3 Kết quả kiểm định.........................................................................................69
4.4.4 Tổng kết các nhóm nhân tố...........................................................................72
4.5 Phân tích tương quan Person.............................................................................74
4.5.1 Cơ sở lý luận................................................................................................74
4.5.2 Phân tích tương quan...................................................................................74
4.6 Phân tích hồi quy...............................................................................................76
4.6.1 Model Summary...........................................................................................76
4.6.2 Phân tích mô hình hồi quy Coefficients...........Error! Bookmark not defined.
4.6.3 Phương trình hồi quy......................................Error! Bookmark not defined.
4.6.4 Kiểm tra các giả định hồi quy..........................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5...................................................................Error! Bookmark not defined.
Kết luận và kiến nghị......................................................Error! Bookmark not defined.
5.1 Kết luận...............................................................Error! Bookmark not defined.
5.2 Đề xuất giải pháp và kiến nghị..............................Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Về Concept.....................................................Error! Bookmark not defined.
5.2.2 Về Trải nghiệm...............................................Error! Bookmark not defined.
5.2.3 Về Giá cả........................................................Error! Bookmark not defined.
5.2.4 Về Cơ hội.......................................................Error! Bookmark not defined.
5.3 Mặt hạn chế.........................................................Error! Bookmark not defined.
5.4 Hướng nghiên cứu sau này...................................Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo nước ngoài......................................Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo trong nước......................................Error! Bookmark not defined.
ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC.............................................Error! Bookmark not defined.
Page |7

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu chúng em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh vào chương trình đào tạo để cho chúng
em được học hỏi thêm về những điều mới mẻ, bổ ích và cho chúng em có cơ hội
được thực hiện và gặt hái được nhiều kiến thức thực tiễn mới hơn.
Tiếp theo, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Phúc Quỳnh
Như vì đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và cũng như truyền đặt cho nhóm những
kinh nghiệm thực tiễn,giúp đỡ nhóm có hướng đi đúng, cách làm việc khoa học và
các cách thức để thực hiện một bài nghiên cứu đúng tiêu chuẩn. Nhóm xin được
gửi lời cảm ơn đến các bạn Hoàng Linh, Quốc Kiệt, Khôi Minh, Dư Huyền và
Diễm Quỳnh vì đã giúp đỡ nhóm sau giờ học.
Kế tiếp, để bài khảo sát được và đề cương nghiên cứu được hoàn thành, nhóm xin
được phép gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các quý Cô/Chú/Anh/Chị đã dành một khoản
thời gian quý báu của mình để tham gia khảo sát, giúp cho nhóm có thể đưa ra số
liệu, kết quả khách quan và chính xác nhất, từ đó nhóm có thể hoàn thành được đề
cương nghiên cứu một cách chỉnh chu nhất.
Page |8

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Sau khoảng thời gian thảo luận và tìm hiểu từ các nguồn tư liệu tham khảo, các
bài khảo sát, nghiên cứu trong nước và ngoài nước, nhóm thu nhặt được các khe
chống nghiên cứu của đề tài nhóm về “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sở
hữu và có ý định mua đồng hồ thông minh”. Nhóm em đã tiếp tục thực hiện nghiên
cứu này để cố gắng khắc phục một phần nhỏ trong các khe chống nghiên cứu đó
bằng cách lập bảng khảo sát đã, đang, và đang có ý định sử dụng đồng hồ thông
minh. Nhóm em đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
để đạt được mục tiêu nghiên cứu này.Nhóm đã sử dụng phần mềm SPSS (Statistical
Package for the Social Sciences) để tiến thống kê mô tả, xác định mức độ tương quan
giữa các biến, kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, tương quan Pearson
và xây dựng phương trình hồi quy. Đối tượng thực hiện khảo sát của nhóm chúng em
hướng đến bao gồm 3 nhóm độ tuổi khác nhau : từ 18 đến 24 tuổi, từ 25 đến 40 tuổi và
cuối cùng là trên 40 tuổi tại TP.Hồ Chí Minh. Nhóm đã nhận về được 440 phiếu khảo
sát, nhưng sau khi đã tiến hành loại bỏ các phiếu khảo sát chưa hợp lệ và không đáp
ứng được tiêu chuẩn mà nhóm đã đề ra thì chỉ còn lại 399 phiếu. Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sở hữu, ý định mua đồng hồ thông minh : Nhu cầu, Tâm lý tiêu
dùng, Chất lượng sản phẩm, Sự quan ngại và Chiến dịch quảng cáo. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng cả 5 nhân tố đều có sự ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và có ý
định mua đồng hồ thông minh tại TP.Hồ Chí Minh.

Thông qua bài nghiên cứu của nhóm, chúng em mong muốn đóng góp về mặt
nghiên cứu – học thuật trong việc thiết lập thang đo lường về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sở hữu và ý định mua đồng hồ thông minh tại TP.Hồ Chí Minh , đề tài
của nhóm có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những để tài nghiên cứu sau này và
có thể là cơ sở để góp phần đưa ra được những đề xuất,kế hoạch cho các doanh nghiệp
đã và đang phân phối về các thiết bị công nghệ, thiết bị số ngày càng thành công hơn
và phát triển nhiều hơn nữa trong trong tương lai.
Page |9

CHƯƠNG 1
Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Giới thiệu
Ở chương này, nhóm chúng em sẽ nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và đưa
ra các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm chúng em cũng sẽ đưa ra đối tượng nghiên
cứu mà nhóm hướng đến là ai, phạm vi nghiên cứu như thế nào và điều quan trọng là ý
nghĩa thực tiễn mà bài nghiên cứu của nhóm sẽ mang lại đối với người tiêu dùng,
doanh nghiệp và xã hội trong tương lai.
1.1 Lý do chọn đề tài
-Do tỷ lệ thâm nhập ngày càng tăng của đô thị hóa, nhu cầu về các sản phẩm tiên tiến
hấp dẫn về mặt thẩm mỹ để phục vụ tốt hơn các yêu cầu của người tiêu dùng, chẳng
hạn như lịch trình thời gian và nhiều tính năng trong một thiết bị, đã thúc đẩy nhu cầu
toàn cầu về đồng hồ thông minh. Hơn nữa, dân số thiên niên kỷ khổng lồ đã áp dụng
đồng hồ thông minh do tăng chi tiêu cho việc theo dõi và các tiêu chuẩn xa xỉ cho giờ
làm việc bình thường của họ.
-Hơn nữa, vào tháng 4 năm 2021, Casio Computer Co. Ltd. đã công bố phát hành
GSW-H1000, một chiếc đồng hồ thông minh G-SQUAD PRO được cung cấp bởi
Wear OS by Google và được đóng gói với các chức năng được thiết kế để hỗ trợ người
dùng đạt được mục tiêu hoạt động của họ và sử dụng các tính năng theo dõi thể dục.
GSW-H1000 được định hướng sử dụng trong một loạt các môi trường thể thao, bao
gồm các hoạt động, như chạy, tập luyện trong nhà, đi xe đạp đường bộ, bơi lội, lướt
sóng và trượt tuyết.
-Một số quan hệ đối tác và hợp tác đang diễn ra giữa những người chơi nổi bật trong
khu vực dự kiến sẽ mở rộng phạm vi thị trường được nghiên cứu trong giai đoạn dự
báo. Ví dụ, Huami Corporation hợp tác với PAI Health, một công ty phần mềm công
nghệ y tế, để kết hợp cơ sở dữ liệu sinh trắc học khổng lồ của Huami được thu thập bởi
các thiết bị đồng hồ thông minh chất lượng cao và các thuật toán mạnh mẽ, cùng với
phần mềm của PAI Health để cung cấp một cách tiếp cận được xác nhận khoa học để
giúp giải quyết một số rủi ro sức khỏe có liên quan đến lối sống không hoạt động.
P a g e | 10

-Việc sử dụng đồng hồ thông minh được cho là đang có xu hướng tích cực. Ở Việt
Nam, nhu cầu thiết bị đeo thông minh ngày càng phổ biến. Từ đây cho thấy được tiềm
năng to lớn trong ngành công nghiệp đồng hồ thông minh tại Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ý định mua
đồng hồ thông minh ở các nước và tại Việt Nam cũng có một vài tác giả nghiên cứu về
đề tài này.
-Đồng hồ thông minh không những được sử dụng cho nhiều mục đích như tập thể dục,
kiểm tra sức khỏe, theo dõi vị trí, mà còn cho mục đích liên lạc và các tính năng thông
minh khác Việc sử dụng đồng hồ thông minh được cho là đang có xu hướng tích cực.
P a g e | 11

-Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về các yếu tố tác động đến ý định sử
dụng thiết bị đeo công nghệ ở các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Pháp,
Hàn Quốc (Dutot, Bhatiasevi, & Bellahom 2019; Kim & Shin, 2015), nhưng chưa có
nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về thị trường ĐHTM ở Việt Nam.
-Theo con số của trang Statista thì số người đeo đồng hồ thông minh trên toàn cầu là
210 triệu người, con số này sẽ chỉ tăng chứ không giảm trong những năm tiếp theo.
-Theo một nghiên cứu gần đây thì cơ thể con người có khả năng tự bảo vệ sức
khỏe lên đến 31 %. Vì thế chủ động chăm sóc sức khỏe có nghĩa là chúng ta đã tự xây
dựng được rào chắn để bảo vệ sức khỏe trước các đại dịch đang hoành hành như đại
dịch Covid 19, tim mạch, béo phì, đái tháo đường,… Ở Việt Nam vấn đề theo dõi sức
khỏe đang dần cải thiện hơn trong những năm gần đây chính vì thế bằng sự ra đời và
phát triển của đồng hồ thông minh. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ý
định mua đồng hồ thông minh ở các nước và tại Việt Nam cũng có một vài tác giả
nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả kết hợp 2 mô hình của tác
giả Dutot và cộng sự (2019) và Sabirra và cộng sự (2020) để tìm hiểu về các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồng hồ thông minh của người tiêu dùng tại TP.HCM.
-Kết hợp giá trị từ những nghiên cứu, báo cáo được công bố, ghi nhận và dựa trên lý
thuyết đã được áp dụng, thông qua phân tích định lượng, định tính. Nghiên cứu này
hướng đến việc làm rõ ý định sử dụng đồng hồ thông minh tại Thành Phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời tìm ra xu hướng khách quan của vấn đề trong xã hội và là tài liệu
nghiên cứu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ để có thể kết hợp, hiểu rõ
hơn nhu cầu khách hàng và tìm ra những thị trường mục tiêu mới có thể định hướng
phát triển và mở rộng. Từ đó góp phần đưa ra những đề xuất, ý kiến cho các cơ quan,
P a g e | 12

doanh nghiệp công nghệ nhằm cải thiện chất lượng và đưa thị trường công nghệ Việt
Nam ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
-Các yêu tố nào thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn đồng hồ thông minh?
-Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố liên quan đến đồng hồ thông minh như thế nào?
-Yếu tố nào là quan trọng nhất để người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng
đồng hồ thông minh?
-Đưa ra lời suất/lời khuyên giúp nâng cao dịch vụ của đồng hồ thông minh?
1.3 Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và xác định các ý định sử dụng đồng hồ thông
minh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua khảo sát, thống kê và phân tích, bài
nghiên cứu sẽ cho thấy được những thông tin và đánh giá khách quan về xu hướng mới
của đồng hồ thông minh
-Bài nghiên cứu được phát triển từ câu hỏi: Những ý định sử dụng đồng hồ thông minh
của người tiêu dùng tại TP.HCM?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
-Nghiên cứu này khảo sát và thực hiện nhắm đến đối tượng là những người tiêu dùng
có ý định sử dụng đồng hồ thông minh tại TP.HCM.
1.5 Đối tượng khảo sát
-Đối tượng nhóm chúng em quan tâm nhất là Học sinh sinh viên, tiếp đến là các đối
tượng lao động khác, và các nội trợ trong khu vực TP.HCM cuối cùng là một số trong
những đối tượng nghề nghiệp khác.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
● Thời gian thực hiện việc nghiên cứu: 1/12/2023 đến 26/12/2023.
● Phạm vi nghiên cứu: Trên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn
Đối với khách hàng, người trải nghiệm
-Thuận tiện và Tiết kiệm thời gian:
+Quản lý thông tin cá nhân: Đồng hồ thông minh giúp người dùng theo dõi thông tin
cá nhân như cuộc họp, tin nhắn, cuộc gọi mà không cần phải rút điện thoại di động.
+Theo dõi sức khỏe: Nhiều đồng hồ thông minh tích hợp cảm biến sức khỏe, giúp
người dùng theo dõi lượng hoạt động vận động, nhịp tim, giấc ngủ và thông tin sức
khỏe khác.
-Trải nghiệm Tích hợp:
+Kết nối Đa thiết bị: Đồng hồ thông minh thường kết nối với điện thoại di động và các
thiết bị khác, tạo ra trải nghiệm tích hợp giữa nhiều thiết bị.
+Ứng dụng và Tiện ích Đa dạng: Có nhiều ứng dụng và tiện ích có sẵn trên đồng hồ
thông minh, từ đồng hồ định vị GPS đến ứng dụng âm nhạc và theo dõi vận động.
-Thể hiện Phong cách và Cá nhân hóa:
+Thiết kế và Chất liệu: Đồng hồ thông minh thường có nhiều lựa chọn về thiết kế và
chất liệu, cho phép người dùng thể hiện phong cách cá nhân của họ.
+Đổi Mặt đồng hồ: Người dùng có thể tùy chỉnh mặt đồng hồ để phản ánh sở thích cá
nhân và theo mùa, dịp lễ.
-An toàn và Bảo mật:
+Theo dõi Vị trí: Nhiều đồng hồ thông minh cung cấp tính năng theo dõi vị trí, hữu ích
trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
P a g e | 13

+Tính năng Bảo mật: Các tính năng như khóa màn hình, xác minh bằng dấu vân tay
hoặc mã PIN giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
-Công nghệ và Cập nhật Liên tục:
+Cập nhật Phần mềm: Đồng hồ thông minh thường nhận được các cập nhật phần mềm
định kỳ, cải thiện hiệu suất và bảo mật.
+Hỗ trợ Công nghệ mới: Việc tích hợp các công nghệ mới như NFC, LTE, hay tích
hợp trí tuệ nhân tạo cung cấp trải nghiệm người dùng ngày càng tốt hơn.
=>Tóm lại đồng hồ thông minh không chỉ là một thiết bị đo giờ thông thường mà còn
là một công cụ tích hợp nhiều tính năng giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày và đáp
ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực:
-Đồng hồ thông minh không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn có ý
nghĩa thực tế và tiềm năng lớn đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dưới đây là
một số điểm quan trọng:
-Phát triển Sản phẩm và Dịch vụ Mới:
+Nghiên cứu và Phát triển: Doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng công nghệ trong
lĩnh vực đồng hồ thông minh để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, tích hợp
các tính năng sáng tạo và tiện ích mới.
+Dịch vụ Kết nối: Cung cấp các dịch vụ kết nối như quản lý sức khỏe, theo dõi vận
động, và các ứng dụng khác để tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.
-Thị trường Phụ kiện và Tùy chỉnh:
+Sản xuất Phụ kiện:Doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất sang phụ kiện như dây
đeo, mặt đồng hồ thay thế, hay các sản phẩm tùy chỉnh khác để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người dùng.
+Dịch vụ Tùy chỉnh:Cung cấp dịch vụ tùy chỉnh để người dùng có thể cá nhân hóa
sản phẩm theo sở thích và phong cách riêng.
-Phát triển Hệ Sinh Thái Công nghệ:
+Liên kết với Các Đối tác:Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ sinh thái công nghệ
bằng cách hợp tác với các đối tác khác, như nhà sản xuất điện thoại, nhà phát triển ứng
dụng, hay nhà cung cấp dịch vụ đám mây để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
+Kết nối với Các Thiết bị Khác:Tích hợp đồng hồ thông minh với các thiết bị khác
như smart home, xe hơi thông minh tạo ra một hệ sinh thái toàn diện.
-Dịch vụ và Bảo dưỡng:
+Dịch vụ Bảo trì:Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp để giữ cho
sản phẩm hoạt động ổn định, tăng lòng tin của khách hàng.
+Dịch vụ Liên quan:Phát triển các dịch vụ liên quan như bảo hiểm, bảo mật dữ liệu,
hay các gói dịch vụ premium để tăng doanh thu.
Tiếp cận Thị trường Quốc tế:
+Mở rộng Quốc tế:Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội thị trường quốc tế để mở
rộng doanh số bán hàng và tăng cường uy tín thương hiệu trên toàn cầu.
+Tùy chỉnh địa phương:Hiểu rõ và tùy chỉnh sản phẩm để phản ánh văn hóa và nhu
cầu đặc biệt của từng thị trường.
-Nghiên cứu Thị trường và Phản hồi Người dùng:
+Thu thập Dữ liệu Người dùng:Sử dụng cảm biến trên đồng hồ thông minh để thu thập
dữ liệu về hành vi và sở thích của người dùng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị
trường và cải thiện sản phẩm.
- Tương tác và Phản hồi:
P a g e | 14

+Xây dựng cộng đồng người dùng để nhận phản hồi và ý kiến đóng góp, từ đó cải
thiện và tối ưu hóa sản phẩm.
=>Tóm lại, đồng hồ thông minh không chỉ là một sản phẩm đơn lẻ mà còn là một phần
của một hệ sinh thái công nghệ, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp trong lĩnh vực này.
1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu đề tài được chia thành 5 chương bao gồm:
Chương I: Giới thiệu tổng quan
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Thiết kế nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và đề xuất cho doanh nghiệp
P a g e | 15

CHƯƠNG 2
Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Giới thiệu
Ở chương này nhóm chúng em sẽ tiến hành thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp
từ các lý thuyết, nghiên cứu liên quan đến đề tài của nhóm và tập trung đánh giá, chắt
lọc ra những mặt tốt, mặt hạn chế của các cơ sở lý thuyết đó để áp dụng, phát triển
thêm và hoàn thiện nên bài nghiên cứu của nhóm.

2.1 Hệ thống những khai niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.1.1 Khái niệm về ĐHTM.

- Đồng hồ thông minh còn được gọi là smartwatch, là đồng hồ được vi tính hóa với
các tính năng nâng cao như chấm công và thường được so sánh với thiết bị kỹ thuật số
cá nhân (PDA). Trong khi các phiên bản đầu tiên có thể thực hiện các tác vụ cơ bản
như tính toán, dịch thuật hoặc chơi trò chơi thì đồng hồ thông minh hiện đại về cơ bản
là một "máy tính đeo tay". Nhiều đồng hồ thông minh chạy các ứng dụng điện thoại di
động, trong khi một số chạy hệ điều hành điện thoại di động hoạt động như máy nghe
nhạc hiện đại, cung cấp khả năng nghe radio và nhạc cũng như ghi tệp cho người dùng
qua tai nghe Bluetooth. Một số đồng hồ thông minh (còn được gọi là điện thoại đồng
hồ) có đầy đủ chức năng của điện thoại di động và có thể thực hiện hoặc nhận cuộc
gọi.

- Đồng hồ thông minh có thể bao gồm các chức năng như máy ảnh, gia tốc kế, nhiệt
kế, máy đo độ cao, phong vũ biểu, la bàn, đồng hồ bấm giờ, máy tính, điện thoại di
động, màn hình, v.v. Màn hình cảm ứng, định vị GPS, bản đồ, đồ họa, loa, lịch, đồng
hồ, thẻ SD, đồng hồ thông minh được công nhận là thiết bị lưu trữ của máy tính và có
khả năng sạc pin. Đồng hồ thông minh có thể được điều khiển thông qua tai nghe
không dây, màn hình điều khiển, tia hồng ngoại, tai nghe, bộ điều biến hoặc các thiết
bị khác.
P a g e | 16

- Một số đồng hồ thông minh có chức năng "đồng hồ thể thao" với khả năng theo dõi
hoạt động, chẳng hạn như đồng hồ GPS có tính năng lặn, khả năng thể thao ngoài trời
(đồng hồ thể thao đặc biệt được thiết kế cho một môn thể thao). Các tính năng có thể
bao gồm kế hoạch luyện tập (khoảng thời gian), thời gian vòng đua, hiển thị tốc độ,
theo dõi đơn vị GPS, thời gian lặn, theo dõi nhịp tim, khả năng tương thích của cảm
biến nhịp và khả năng tương thích với các hoạt động thể thao.

- Giống như các loại máy tính khác, một chiếc đồng hồ thông minh có thể thu thập
thông tin từ các cảm biến bên trong hoặc bên ngoài. Nó có thể kiểm soát, hoặc lấy dữ
liệu từ dụng cụ hoặc các máy tính khác. Nó có thể hỗ trợ công nghệ không dây như
Bluetooth, Wi-Fi và GPS.

2.1.2 Khái niệm người tiêu dùng:

Dưới góc độ kinh tế tài chính, theo “Từ điển Kinh tế học hiện đại” định nghĩa:
“Người tiêu dùng là bất kỳ đơn vị chức năng kinh tế, tài chính nào có nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng”… Nói chung, Người tiêu dùng được coi
là cá nhân nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thể là tổ chức, cá nhân, nhóm cá
nhân. Về trường hợp cuối cùng, điều đáng chú ý là để ra quyết định, đơn vị chức năng
tiêu dùng là hộ gia đình chứ không phải cá nhân.

Nhìn chung thì có rất nhiều khái niệm về người tiêu dùng trên thế giới với nhiều
cách hiểu và ý nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, người tiêu dùng vẫn mang ý nghĩa
chính là đối tượng cuối cùng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu riêng của bản thân mà không vì mục đích kinh doanh hay thương mại.
Thông thường, người tiêu dùng bị nhầm hiểu là 1 cá nhân nhưng thực tế người tiêu
dùng có thể là 1 cá nhân hoặc cũng có thể là 1 tổ chức, 1 tập thể lớn. Người tiêu dùng
chính là yếu tố quan trọng và là vị trí trung tâm của lượng cầu trong thị trường. Vậy
nên hệ thống Pháp luật Việt Nam đã ban hành một số các nguyên tắc để bảo vệ cho lợi
ích của người tiêu dùng trên mọi phương diện.

Đối với đề tài nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đồng hồ thông minh của nhóm thì
người tiêu dùng là bao gồm tất cả các đối tượng yêu thích công nghệ và đồng hồ và
mong muốn được sở hữu và sử dụng Đồng hồ thông minh ở Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
P a g e | 17

2.1.3 Khái niệm nhu cầu người tiêu dùng.

Tiêu dùng (consumption) được hiểu cơ bản chính là hành vi sử dụng hàng hóa nhằm
mục đích chính đó là để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Trên bình diện lý thuyết, chúng ta
có thể tính toán chính xác mức tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế thì chúng ta vấp phải
một số khó khăn nảy sinh từ việc xử lý hàng tiêu dùng lâu bền.

Nhu cầu chính là yếu tố cơ bản đầu tiên, quy định tính tích cực của con người. P.K
Anôkhin đã cho rằng: bản chất của sự sống là sự nảy sinh và thỏa mãn các nhu cầu, và
cũng do sự thỏa mãn nhu cầu mà làm cho cơ thể sinh vật luôn tiến hóa để thích nghi
tốt hơn với môi trường xung quanh. Phần lớn nhu cầu của con người đều được xã hội
hóa trong quá trình phát triển của cá nhân, ngay cả những nhu cầu sinh lý bẩm sinh ở
một giai đoạn phát triển nào đó cũng mang dấu ấn xã hội nhất định. Nhu cầu tiêu dùng
về bản chất chính là trạng thái tâm lý, mong muốn của các chủ thể là những người tiêu
dùng đòi hỏi đối với các sản phẩm, dịch vụ cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển
với tư cách là một thành viên trong xã hội.

2.1.4 Khái niệm hành vi người tiêu dùng:

- Theo Philip Kotler, “ hành vi của người tiêu dùng là việc điều tra và nghiên cứu
cách những cá thể, nhóm và tổ chức triển khai lựa chọn, mua, sử dụng và vô hiệu sản
phẩm & hàng hóa, dịch vụ, sáng tạo độc đáo và thưởng thức để thỏa mãn nhu cầu nhu
yếu và mong ước của họ ” .

Theo David L.Loudon và Albert J. Della Bitta, “ hành vi người tiêu dùng được định
nghĩa là quy trình ra quyết định hành động và hành vi trong thực tiễn của những cá thể
khi nhìn nhận, shopping, sử dụng hoặc vô hiệu những hàng hoá và dịch vụ ” .

-Theo Kotler & Levy: “Hành vi người dùng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”.

- Tương tự, theo quan điểm của Leon G. Schiffman và Leslie Lazar Kanuk, “ hành
vi người tiêu dùng là hàng loạt hành vi mà người tiêu dùng thể hiện ra trong quy trình
trao đổi mẫu sản phẩm, gồm có : tìm hiểu, shopping, sử dụng, nhìn nhận và giải quyết
và xử lý thải bỏ loại sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu của họ ” .
P a g e | 18

- Hành vi người tiêu dùng (hay còn gọi thông dụng là thói quen tiêu dùng) là lĩnh
vực nghiên cứu các cá thể, tập thể hay tổ chức và tiến trình họ sử dụng để lựa chọn,
gắn bó, sử dụng, và thải hồ̀i các sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm, hay ý tưởng để thỏa
mãn các nhu cầu và những tác động của các tiến trình này lên người tiêu dùng và xã
hội.

- Hành vi tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá
trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ nào đó. Nắm được hành vi của người tiêu
dùng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, những chiến lược tiếp thị
và kinh doanh sản phẩm sao cho phù hợp.

Xác định hanh vi người tiêu dùng:

Thứ nhất: Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trinh mua sảm và
tiêu dùng.

Thu hai: Hành vi người tiêu dùng là năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu to tử moi truờng bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy.

Thu ba: Hành vi người tiêu dùng bao gồm các hoạt động mua såm, sử dụng và xử lý
sån phẩm dịch vụ.

2.1.5 Khái niệm về sự lựa chọn hợp lý.

- Khái niệm lý thuyết lựa chọn hợp lý: Lý thuyết lựa chọn hợp lý tuyên bố rằng các cá
nhân sử dụng các tính toán hợp lý để đưa ra các lựa chọn hợp lý và đạt được kết quả
phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những kết quả này cũng liên quan đến việc tối
đa hóa lợi ích cá nhân. Sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý được kỳ vọng sẽ dẫn đến các
kết quả mang lại cho mọi người sự hài lòng và lợi ích lớn nhất, với sự lựa chọn hạn
chế mà họ có sẵn.

- Lý thuyết lựa chọn hợp lý thường gắn liền với các khái niệm về tác nhân duy lý, tư
lợi và bàn tay vô hình. Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tố liên quan đến lý thuyết
lựa chọn hợp lý đều có lợi cho nền kinh tế nói chung. Adam Smith là một trong những
nhà kinh tế học đầu tiên phát triển các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp
lý. Có nhiều nhà kinh tế tranh cãi về tính xác thực của lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý
thuyết bàn tay vô hình.
P a g e | 19

2.1.6 Khái niệm về quyền lợi, Lợi ích của người tiêu dùng
Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá và dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá;
được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần
thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo
nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao
dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất
lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác
liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam
kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

2.1.7 Liên hệ đề tài


P a g e | 20

Từ các khái niệm trên, nhóm chúng em đã đưa ra được kết luận tổng quan về đề tài
nhóm rằng: Khi con người đã đáp ứng được các nhu cầu về cơ bản thì thông thường họ
sẽ quan tâm và để ý nhiều hơn về về mặt sức khỏe và lối sống lành mạnh và công
nghệ hơn . Trong năm 2022 và cả dự đoán những năm 2023 sắp tới, việc đáp ứng nhu
cầu về sức khỏe và lối sống lành mạnh và công nghệ hóa hơn thì sở hữu một chiếc
đồng hồ thông minh để có thể đo, thu nhập các chỉ số về sức khỏe là một trong những
hình thức được nhiều khách hàng mong muốn chọn lựa nhất. Tuy nhiên, hành vi lựa
chọn việc đưa ra quyết định mua đồng hồ thông minh của khách hàng luôn được suy
xét một cách kỹ lưỡng trong quá trình đưa ra quyết định sơ hữu bởi vì giá của đồng hồ
thông minh của so với các loại khác thì không phải rẻ. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng
các yếu tố quyết định đến trải nghiệm xem show ca nhạc trước khi quyết định tham gia
để có thể mang lại một trải nghiệm tốt và hoàn hảo nhất.

2.2 Lý thuyết kinh tế:

2.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow (1943)

Thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những lý thuyết về tâm lý học được ứng
dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong học tập và thực tiễn. Các nhu cầu của con
người được chia thành 5 tầng của kim tự tháp, chúng được sắp theo thứ tự từ trên
xuống dưới theo mức độ phát triển từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu cao hơn như sinh lý,
an toàn, quan hệ xã hội, kính trọng và thể hiện bản thân.
P a g e | 21

Tháp nhu cầu của Maslow

Năm bậc nhu cầu theo tháp của Maslow:

● Bậc 1: Nhu cầu về sinh lý ( Thể chất )

Đây là bậc thể hiện những nhu cầu cần thiết tối thiểu của con người bao gồm các
hoạt động như ăn, uống, ngủ, tình dục… Đây cũng là nhu cầu được xếp vào bậc thấp
nhất trong tháp nhu cầu của Maslow.

● Bậc 2: Nhu cầu về an ninh và an toan ( An toan )

Một khi con người đã được đáp ứng những nhu cầu cơ bản ở bậc 1, họ sẽ phát sinh
những nhu cầu cao hơn. Đó là nhu cầu an toàn về sức khỏe, tính mạng, công việc và
P a g e | 22

tài sản…Nhu cầu này được thể hiện rõ ràng ở cả mặt thể chất lẫn tinh thần và sẽ trở
thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm.

● Bậc 3: Nhu cầu về quan hệ xã hội ( Yêu thương)

Do bản chất của con người là thành viên của xã hội nên rất cần được những người
khác trong xã hội chấp nhận. Con người mong muốn được giao tiếp, được yêu và được
tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây cũng là cấp bậc nhu cầu cho thấy mong muốn
được phát triển của con người đang dần được thể hiện rõ hơn.

● Bậc 4: Nhu cầu về được đánh giá và tôn trọng ( Tự trọng )

Đây là nhu cầu mong muốn được quan tâm và nhận được sự tôn trọng từ mọi người
xung quanh của con người. Đây là một trong những loại cấp bậc nhu cầu cao nhất dẫn
tới sự thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị và sự tự tin.

● Bậc 5: Nhu cầu về sự hoàn thiện ( Thể hiện bản thân)

Đây là cấp bậc cao nhất và hoàn hảo nhất về nhu cầu của con người. Nó hướng tới
những vấn đề về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo và mong muốn bản thân được phát
triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ.

Kết luận:

Dựa theo lý thuyết về năm bậc nhu cầu của Maslow, nhóm em đã đánh giá vấn đề
các yếu tố ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của khách hàng khi có ý định sử dụng đồng
hồ thông minh ở TP.HCM thuộc nhu cầu ở cấp bậc thứ 1 - nhu cầu về thể hiện bản
thân và nhu cầu cấp bậc thứ 3 – nhu cầu an toàn. Để thỏa mãn được nhu cầu ở cấp bậc
này thì con người thường mong muốn được sở hữu, được thể hiện bản thân minh và
được quan tâm hơn về sức khỏe của minh.Theo kịp nhịp sống hiện đại ngày nay nên
đồng hồ thông minh được phần lớn người sử dụng với chức năng chinh là theo dõi sức
khỏe và các chỉ số của cơ thể. Xu hướng thiết kế sang trọng và tinh tế nên đồng hồ
thông minh được ưa chuộng. Khi dùng còn có thể phục vụ cho các hoạt động trong
cuộc sống hằng ngày, điều này có thể được coi là một cách thể hiện bản thân và cá tinh
của mỗi người. Vậy nên, việc sở hữu đồng hồ thông minh có thể đáp ứng được nhu
cầu bậc 1 và 4 của con người.

2.2.2 Thuyết hanh vi dự định (TPB) – Ajzen (1991).

Thuyết hành vi dự định được phát triển từ thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và
Fishbein (1975). Thuyết này được tạo ra do những mặt hạn chế của hạn chế trước về
kết luận cho rằng hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi
để thực hiện hành vi đó. Theo Ajzen, có 3 yếu tố chủ chốt quyết định đến hành vi của
con người:
P a g e | 23

- Thái độ: được định nghĩa là những cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá
nhân khi thực hiện hành vi đó. Nó được quyết định bởi niềm tin và sự đánh giá
của cá nhân về những kết quả khi thực hiện hành vi.
- Chuẩn chủ quan: được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về việc ảnh
hưởng của xã hội về dự định có nên thực hiện hành vi đó hay không.
- Kiểm soát hành vi cảm nhận: được hiểu là nhận thức của cá nhân về sự khó
khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi. Điều này có tác động trực tiếp đến xu
hướng thực hiện hành vi, mức độ kiểm soát và dự báo cả hành vi trong tương
lai.

Mô hình hành vi dự định ( Nguồn: Eteacher )

Kết luận: Thái độ và chuẩn chủ quan sẽ mang tầm quan trọng trong từng ý định hành
vi.

- Thái độ: Một cá nhân khi nhìn nhận tích cực về 1 sản phẩm/ dịch vụ và cảm
thấy là nó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mình thì khả năng tham gia trải
nghiệm sản phẩm/ dịch vụ cũng sẽ cao hơn.
- Chuẩn chủ quan: Các quyết định hành vi của cá nhân được tác động rất nhiều
khi nhận được lời khuyên từ gia đình, bạn bè, xã hội về việc tham gia xem show
ca nhạc. Họ sẽ dựa vào những lời khuyên đó để quyết định là có nên thực hiện
hành vi đó hay không.

Vậy nên các doanh nghiệp khi muốn tổ chức ra một show ca nhạc mang về doanh
thu lớn thì nên nghiên cứu kĩ 2 yếu tố về thái độ và chuẩn chủ quan của từng nhóm
khách hàng.
P a g e | 24

2.2.3 Thuyết hanh vi người tiêu dùng – Philipe Kotler (2009).

Thuyết hành vi người tiêu dùng hay còn gọi là mô hình hộp đen người tiêu dùng là
mô hình phản ánh việc đưa ra quyết định của một cá nhân hay sự tác động nào đó từ
các yếu tố bên ngoài.

Hành vi tiêu dùng của khách hàng được chuyển hóa trong 2 phần. Phần thứ nhất là
qua kích thích từ bên ngoài gây tác động đến tâm trí và suy nghĩ của khách hàng. Phần
thứ hai là hộp đen, các thông tin sẽ được xử lý trong hộp đen và từ đó đưa ra quyết
định cuối cùng mua hàng.

Vào năm 2001, Philip Kotler đã cho rằng hành vi người tiêu dùng được định nghĩa
là “Một tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết
nhu cầu cho đến khi mua và sau khi mua sản phẩm”. Để có thể đánh giá được những
yếu tố quyết định đến hành vi của khán giả trước khi quyết định trải nghiệm xem show
ca nhạc thì cần phải xác định được dựa trên quy trình mua hàng của họ bắt đầu và kết
thúc như thế nào.

Mô hình hộp đen người tiêu dùng

(Kotler, Marketing Management, 1976)


P a g e | 25

Tất cả đều được trải qua 5 bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu.

Trong cuộc sống, khi con người phát hiện ra mình đang thiếu và mong muốn một
điều gì đó mới đó chính là lúc họ phát sinh ra nhu cầu cá nhân của bản thân.

Bước 2: TÌm kiếm thông tin.

Sau khi đã xác định được nhu cầu thì sẽ lần lượt tới bước tìm kiếm thông tin về sản
phẩm/ dịch vụ mà người đó đang mong muốn. Một số các phương tiện để tìm kiếm
thông tin như mạng xã hội, báo online, reviewer,…

Bước 3: So sánh.

Sau khi đã tìm hiểu hết những thông tin cụ thể về sản phẩm/ dịch vụ mình mong
muốn thì người ta sẽ tiến hành đến quá trình so sánh giá cả, chất lượng của sản phẩm/
dịch vụ đó thông qua các kênh khác và từ đó mới quyết định đi đến quyết định mua
hàng hay không.

Bước 4: Mua hàng.

Sau khi đã tìm hiểu về thông tin, so sánh thì khách hàng sẽ tiến hành quyết định mua
hàng.

Bước 5: Đánh giá sản phẩm.

Sau khi đã mua và trải nghiệm sản phẩm thì khách hàng sẽ tiến hành đánh giá dựa
trên thực tế so với kỳ vọng của mình và từ đó xác định xem là mình sẽ trở thành khách
hàng trung thành hay không.

Kết luận:

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua cho biết từng khách
hàng sẽ có những hành vi khác nhau là do những nguyên nhân nào nhưng lại. Từ
đó cho chúng ta biết những ảnh hưởng cụ thể nào sẽ xuất hiện vào những thời điểm
khác nhau diễn ra trong “hộp đen ý thức”. Bên cạnh đó việc nghiên cứu các bước
của quá trình mua có thể hiểu được một cách chi tiết, đầy đủ về những ảnh hưởng
cụ thể đó. Những hiểu biết này sẽ rất hữu ích cho việc thiết kế chương trình
marketing mix, điều chỉnh giá cả, chất lượng của các sản phẩm đồng hồ thông
minh để từ đó giúp doanh nghiệp, tổ chức tìm ra được hướng giải quyết, thuyết
phục, thu hút các khán giả mua đồng hồ thông minh hơn là các loại đồng hồ thông
thường khác.
P a g e | 26

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Có 7 yếu tố:

- Yếu tố kinh tế:

Đây chính là nền tảng chính của bất kỳ quyết định mua hàng nào. Lý do rất đơn giản
là mọi người thường không thể mua những gì họ không có khả năng chi trả. Thu nhập
càng cao thì sức mua càng lớn và ngược lại.

- Yếu tố nhu cầu:

Để quyết định mua hàng thì yếu tố quan trọng tiếp theo đó chính là nhu cầu. Người
ta sẽ đặt câu hỏi rằng “mình mua món hàng này để làm gì?” và “lợi ích mà nó mang lại
cho mình là gì?”. Yếu tố này đóng một vai trò khá quan trọng trong quyết định mua
hàng.

- Yếu tố Marketing hỗn hợp:

Marketing hỗn hợp bao gồm 4P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (nơi phân
phối) và Promotion (khuyến mãi). Mỗi thành phần sẽ có những tác động trực tiếp hay
gián tiếp đến từng quyết định mua hàng của khách hàng.

- Yếu tố cá nhân:

Bao gồm các vấn đề như giới tính, độ tuổi, ngành nghề… cũng sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến quyết định mua sắm. Bởi vì đây đều là những yếu tố tự nhiên bị ảnh hưởng
nhiều bởi lối sống và phong tục tập quán. Vậy nên nó sẽ gắn liền với quyết định chi trả
hằng ngày của từng đối tượng khách hàng.

- Yếu tố tâm lý:

Nó bao gồm các yếu tố như nhận thức, động cơ, niềm tin, thái độ… Trong đó, đặc
biệt là yếu tố thái độ sẽ có xu hướng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng. Bởi vì
con người sẽ có xu hướng muốn tiếp cận đến những sản phẩm tạo cho người ta được
một thái độ, cái nhìn tích cực và ngược lại.

- Yếu tố xã hội:

Con người là một phần của xã hội vậy nên cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hành vi mua hàng của họ. Các yếu tố xã hội bao gồm các mối quan hệ bạn bè,
gia đình,... Gia đình đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành hành vi
mua hàng của một người. Một người phát triển sở thích từ thời thơ ấu của mình bằng
cách xem gia đình mua sản phẩm sẽ tiếp tục mua sản phẩm giống nhau ngay cả khi họ
lớn lên.

- Yếu tố văn hóa:


P a g e | 27

Bao gồm các yếu tố như chủng tộc, tôn giáo,… Mỗi một nền văn hóa khác nhau sẽ
có những quyết định chọn lựa mua sắm khác nhau, tùy theo từng thời điểm, từng
phong tục khác nhau.

Kết luận: Trong quá trình kinh doanh, trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm/ dịch
vụ tới tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua của người tiêu dùng vì đây là một quyết định quan trọng để tạo
nên một kết quả kinh doanh hiệu quả trong tương lai.

Dựa vào 7 yếu tố trên, quyết định sở hữu đồng hồ thông minh của khán giả phụ
thuộc vào yếu tố như:

- Kinh tế: Người tiêu dùng sẽ đánh giá xem là giá cả của đồng hồ thông minh có
phù hợp với thu nhập của bản thân hay không?
- Nhu cầu: lợi ích mà đồng hồ thông minh đem lại cho bản thân như thế nào, có
xứng đáng với số tiền họ bỏ ra hay không?
- Marketing hỗn hợp: Dựa vào chất lượng và tình năng, chiến lược giá cả và
chính sách bán hàng và các ưu đãi/ khuyến mãi khi khán giả mua đồng hồ thông
minh có hấp dẫn, thu hút không?
- Cá nhân: Phong cách cá nhân, tính năng và dứng dụng ,thương hiệu và độ tin
cậy, tinh tương thích và tích hợp với hệ sinh thái công nghệ của mỗi cá nhân,... .
Dựa vào các yếu tố trên ta có thể thấy được như cầu hay sở thích của mỗi cá
nhân.
- Tâm lý: thái độ của các nhân viên điều phối có lịch sự, chuyên nghiệp và cảm
giác khi người tiêu dùng mua sắm thì có được tôn trọng hay không?
- Xã hội: Xu hướng sử dụng công nghệ và đồng hồ thông minh đang ngày càng
trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Áp lực từ cộng đồng xã hội có thể thúc
đẩy quyết định mua sắm đồng hồ thông minh để duy trì hoặc nâng cao vị thế xã
hội trong mỗi cá thể.
- Văn hóa: kiểu dáng, thiết kế của đồng hồ thông minh có phù hợp, hay ảnh
hưởng lối sống thường ngày hay hay không?

2.2.5 Thuyết về sự hài lòng của khách hàng – Philip Kotler (2001)

cao và đặc biệt là cho các sản phẩm có giá trị thấp với độ chấp nhận thấp.

Theo Philip Kotler, “Sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của
một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch
vụ với những kỳ vọng của chính họ”. Nếu kết quả thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ
cảm thấy không hài lòng và ngược lại. Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ
quá trình mua sắm qua thời gian, từ bạn bè, người thân và tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ
của đối thủ cạnh tranh. Philip Kotler đã cho biết sự hài lòng của khách hàng được phân
thành 3 mức độ: mức 1 - không hài lòng, mức 2 - hài lòng và mức 3 - cực kỳ hài lòng.

Kết luận: Để có thể đạt đến được mức độ hài lòng cao nhất của tệp khách hàng thì
các hệ thống doanh nghiệp đầu tư cần phân tích thị trường và xu hướng tiêu dùng kỹ
càng nhằm xác định được SWOT của từng chương trình show mà mình đang tổ chức
để từ đó lập ra những kế hoạch, hướng đi phát triển của nền âm nhạc Việt Nam trong
tương lai.
P a g e | 28

2.3 Các nghiên cứu trước

2.3.1 Nghiên cứu trong nước.

1. Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng đồng hồ thông minh.

Tác giả: Lê Quang Duy, Đỗ Thị Dung.

Lý do chọn đề tài:

- Cuộc sống ngày nay ngày căng phát triển do vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lối
sống của mỗi người. Việc sử dụng các thiêt bị công nghệ để giúp đỡ cho cuộc
sống của chúng ta thì đồng hồ thông minh cũng là một trong những lựa chọn dễ
tiếp cận và mang lại nhiều chức năng so với mặt bằng chung. Với mong muốn
được đưa ra các đề xuất, đóng góp tốt nhất cho các chủ doanh nghiệp hay các
nhà phân phối, sản xuất.

Đối tượng khảo sát và phạm vi:

- 342 gồm nhiều độ tuổi tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu:

- Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng đồng hồ thông minh.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu/ sử dụng đồng hồ thông
minh tại khu vực TPHCM.
- Xem xét mức độ tác động của các yếu tố và đặc điểm khán giả đến ý định sử
dụng đồng hồ thông minh ở khu vực TPHCM.
- Đưa ra được các góc nhìn, giải pháp tốt cho các doanh nghiệp hay các kênh
phân phối, nhà sản xuất.

Phương thức khảo sát:

- Phỏng vấn trực tiếp ( 17 - 22/2/2020 ) và gửi phiếu khảo sát ( 24 – 29/2/2020)
thu về được 174 phiếu khảo sát và chọn ra được 150 phiếu đạt yêu cầu.

Kết quả nghiên cứu:

- Mẫu khảo sát chính thức sau khi gạn lọc bao gồm 342 quan sát, trong đó đối
tượng có giới tính nữ chiếm 71.1%, nam chiếm 28.9%. Độ tuổi khảo sát chủ
P a g e | 29

yếu tập trung vào giới trẻ, có độ tuổi từ 18 - 35 chiếm 91.2%. Về thu nhập, đối
tượng có thu nhập chiếm khoảng 52% trong tổng số đối tượng khảo sát.
- Khám phá được nhiều điều thú vị về thị trường thiết bị công nghệ thông minh
tại Việt Nam như sau: Người Việt được đánh giá là có mức độ chấp nhận sử
dụng đồng hồ thông minh cao thứ 3, chỉ đứng sau Thái Lan và Trung Quốc, tỷ
lệ này là 63%, nhưng chỉ có 28% trong số người khảo sát sẽ sử dụng đồng hồ
thông minh.

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua đồng hồ thông minh của người tiêu
dùng ở Nha Trang.

Tác giả: Nguyễn Thị Nga

Lý do chọn đề tài:

- Mục đích chính của nghiên cứu này tìm hiểu ý định sử dụng đồng hổ thông
minh từ góc độ người tiêu dùng. Nghiên cứu vận dụng mô hình lý thuyết hành
vi dự định mở rộng bằng việc tích hợp thêm hai biến số gồm: thiết kế thăm mỹ
và giá cảm nhận bên cạnh các biến số trong mô hình lý thuyết hành vi dự định
gốc, cụ thế: thái độ đối với việc mua đồng hô thông minh, kiêm soát hành vi
cảm nhận và chuẩn mực chủ quan để giải thích ý định mua đồng hỗ thông minh
của người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang.

Đối tượng khảo sát và phạm vi:

- 200 người tiêu dùng tại Nha Trang.

Đối tượng nghiên cứu:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua đồng hồ thông minh của người tiêu
dùng ở Nha Trang.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu về các tác động ảnh hưởng đến việc muốn sở hữu đồng hồ thông
minh ở Nha Trang
- .Những yếu tố thúc đẩy mọi người sở hữu những chiếc đồng hồ thông minh.

Kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu này tập trung cho việc giải thích ý định mua đồng hồ thông minh
của người tiêu dùng tại khu vực Nha Trang thông qua lý thuyết TPB mở rộng
bằng việc tích hợp hai biến số là thiết kế thẩm mỹ và cảm nhận. Đáp ứng kỳ
vọng ban đầu, lý thuyết TPB đã thể hiện sức mạnh trong mô hình cho thấy các
giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và có ý nghĩa thông
kê (p < 0,05). Do vậy, nghiên cứu đóng góp hàm ý quan trong về mặt lý luận và
thực tiễn.
P a g e | 30

2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước

1. Acceptance model for smartwatch adoption among older adults

Tác giả: May Jorella S. Lazaro, Jaeseo Lim, Sung Ho Kim và Myung Hwan Yun.

Lý do chọn đề tài:

- Các công nghệ đeo trên cổ tay như đồng hồ thông minh được coi là một trong
những thiết bị mang tính đột phá giúp người lớn tuổi già đi thành công. Tuy
nhiên, cho đến nay, vẫn còn thiếu đánh giá có hệ thống về việc áp dụng đồng hồ
thông minh cho người lớn tuổi.

Đối tượng khảo sát và phạm vi:

- Được khảo sát bằng bảng câu hỏi Likert gồm 26 mục được phát cho 76 người
lớn tuổi ( từ 50 – 70 tuổi ) tại Hàn Quốc.

Đối tượng nghiên cứu:

- Sự chấp nhận sử dụng đồng hồ thông minh của người lớn tuổi.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Để hiểu rõ hơn về thái độ, cảm xúc của người lớn tuổi đối với việc chấp nhận
công nghệ thiết bị đeo như đồng hồ thông minh.

Kết quả nghiên cứu:

- Do số lượng khảo sát còn hạn chế nên cho ra kết quả là tại thị trường này những
người được khảo sát hầu như không hài lòng về sản phẩm. Họ gặp một số vấn đề về
thời lượng pin và hiệu suất sử dụng thực tế không được hiệu quả so với những chỉ số
mà nhà sản xuất đưa ra.

- Kết quả cho thấy kinh nghiệm trước đây, chất lượng cảm xúc và sự lo lắng liên
quan đến công nghệ đã ảnh hưởng đến nhận thức của người lớn tuổi về tính dễ sử
dụng. Trong khi hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đến thái độ của họ thì khả năng tiếp cận lại
ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồng hồ thông minh của họ. Những kết quả này cung
cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố chấp nhận việc sử dụng đồng hồ thông minh ở người
lớn tuổi.

2.3.3 Khe trống nghiên cứu.

Những nghiên cứu trên đều thể hiện được quan điểm lý luận về trọng tâm riêng của
từng bài, song vẫn tồn tại một số điểm trừ trong quá trình nghiên cứu như số liệu chưa
rõ ràng, cách thức khảo sát hẹp phạm vi và mất thời gian, khảo sát số lượng nhỏ, chưa
P a g e | 31

đưa ra giả thuyết nghiên cứu,.v.v. Những điều này làm các nghiên cứu trước có phần
không khách quan, thiếu chính xác, chưa toàn diện và có độ tin cậy thấp.

Tất cả những khe trống từ những bài nghiên cứu trước đều được bài nghiên cứu
nhóm khắc phục. Mô hình nghiên cứu nhóm gồm nhiều những giả thuyết về những
yếu tố như giá cả, cơ sở vật chất, rào cản, chính sách chiêu thị,... để đảm bảo nắm bắt
rõ tâm lý những người có ý định sở hữu đồng hồ thông minh. Nhóm khảo sát số lượng
người lên tới hàng trăm, khảo sát bằng hình thức google form và trực tiếp giúp thu
thập thông tin nhanh chóng, rộng rãi và đúng nhu cầu thị trường. Ngoài ra hiện nay có
rất ít bài nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy việc mong muốn sở hữu đồng hồ thông
minh , bài nghiên cứu nhóm sẽ cung cấp cho các nhà phân phối lớn nhỏ hoặc các chủ
của hàng một tài liệu nghiên cứu cũng như các giải pháp hữu ích để nâng cao tối đa sự
thành công cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp của minh.

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cữu.

2.4.1 Giả thuyết.

Đây là những giả thuyết nhóm chúng em đặt ra nhằm xác định được mối quan hệ
giữa vấn đề được đặt ra với các yếu tố tác động trực tiếp đến nó và tiến hành đi khảo
sát các đối tượng cụ thể.

2.4.2 Mô hình nghiên cứu.

H1: Nhu cầu tiêu dùng.

Nhu cầu sở hữu đồng hồ thông minh có thể đa dạng và phụ thuộc vào các yếu tố cá
nhân, xã hội, và văn hóa. Dưới đây là một số nhu cầu phổ biến mà chúng ta có thể thấy
được từ người tiêu dùng thường có khi quyết định sở hữu đồng hồ thông minh:

1. Theo dõi sức khỏe


2. Thiết bị để đo các chỉ số trong cơ thể
3. Quản ký thời gian và lịch trình
4. Tương thích với các thiêt bị công nghệ khác
5. An toàn và bảo mật
6. Thể hiện bản thân

H2: Thiết kế

Thiết kế của đồng hồ thông minh đang phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu
và sở thích đa dạng của người tiêu dùng. Dưới đây là một số xu hướng thiết kế phổ
biến và yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một chiếc đồng hồ thông minh hiện đại và
hấp dẫn:
P a g e | 32

1. Thể thao và năng động


2. Cổ điển và sang trọng
3. Dây đe đa và khả năng tùy chọn
4. Màn hình hiển thị

H3: Giá cả

Giá cả là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra hay hy sinh để có được một sản
phẩm. Nó tác động trực tiếp đến mong muốn mua sắm của khách hàng. Không phải
ai cũng có đủ khả năng để chi trả sản phẩm ở các mức giá cao. Vậy nên nhóm em
đã tiến hành khảo sát khách hàng dựa trên những mức giá cụ thể (từ thấp đến cao)
để thu thập được chính xác nhất thông tin về mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi
trả cho việc sở hữu đồng hồ thông minh và từ đó sử dụng số liệu để hoàn thành báo
cáo nghiên cứu.

H4: An toàn.

An toàn khi sử dụng đồng hồ thông minh là một quan tâm quan trọng, đặc biệt khi
nó liên quan đến dữ liệu cá nhân, sức khỏe, và tính riêng tư. Dưới đây là một số biện
pháp mà người dùng có thể thực hiện để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồng hồ thông
minh:

1. Bảo mật và chế độ khoa


2. Quản lý các thiêt bị kêt nối
3. Quản lý các dữ liệu sức khỏe của bản thân
4. Kiểm tra được các Cài đặt riêng tư

H5: Tính tiện lợi:

Dồng hồ thông minh mang lại nhiêu tính tiện lợi cho người sử dụng như dễ thao tác,
dễ dàng tiếp cận, phù hợp với các mục đích sử dụng của mọi lứa tuổi. Không những
giúp kiểm soát về sức khoẻ, theo dõi quá trình luyện tập thể chất mà còn có thể xem
các thông báo từ các ứng dụng trên điện thoại, chống nước và có độ bên bỉ cao. Định
vị được điện thoại, chia khoa các thiết bị khác có kết nối với đồng hồ thông minh. Có
thể trả lời tin nhắn hoặc cuộc gọi ngay lập tức , theo dõi được các thông báo về các các
tin nhắn hay các sự kiện mà không cần dùng tới điện thoại hay máy tinh.
P a g e | 33

Mô hình nghiên cứu:

Nhu cầu
CÁ C YẾ U
TỐ Ả NH
Thiết kế
HƯỞ NG
ĐẾ N Ý
ĐỊNH Giá cả
MUA/SỬ
DỤ NG
ĐỒ NG HỒ An toan

THÔ NG
MINH Tính tiện lợi
P a g e | 34

CHƯƠNG 3
Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu

Trong chương này, chúng tôi tiến hành áp dụng phương pháp nghiên cứu,
phân định các yếu tố cơ sở phân tích. Từ đó đưa ra đánh giá các mục tiêu nghiên
cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát thông qua việc thiết kế bảng
khảo sát nhằm thực hiện mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu, là tiền đề để
hình thành nên ý nghĩa của nghiên cứu.

3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu


3.1.1 Tổng thể

Đối tượng khảo sát chủ yếu hướng đến những người trẻ có độ tuổi từ dưới 18
tuổi đến trên 40 tuổi ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2 Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu:

1. Thu thập dữ liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin từ bảng câu hỏi
(Google Forms). Sử dụng phương pháp điều tra bằng cách gửi phiếu
khảo sát online đến đối tượng là giới trẻ hiện đang sinh sống và làm
việc tại thành phố Hồ Chí Minh để thu về sữ liệu sơ cấp dựa trên bảng
câu hỏi được thiết kế sẵn. Các câu trả lời được đánh giá theo thang đo
Likert 5 mức độ. Cụ thể, thang đo 5 mức độ của Likert (1 = “Hoàn
P a g e | 35

toàn KHÔNG đồng ý”; 2 = “KHÔNG đồng ý”;3 = “Bình thường”; 4 =


“Đồng ý”; 5 = “Hoàn toàn đồng ý”). Điểm mạnh của thang đo này là
kết quả thu thập được sẽ dễ dàng mã hóa thành dạng số liệu để sử dụng
trong các công cụ thống kê phân tích hiện có.
2. Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập thông tin từ những
nguồn bên ngoài như: Các trang mạng nền tãng xã hội, Tạp chí,
website, báo, các nghiên cứu trong và ngoài nước,…

Các ưu và nhược điểm của 2 dữ liệu trên:

Dữ liệu sơ cấp

 Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian.

- Độ tin cậy cao.

- Tiết kiệm kinh phí.

- Hình thức đơn giản, dễ thực hiện.

- Dễ tiếp cận đến nhiều đối tượng.

- Chất lượng câu trả lời được tiêu chuẩn hóa rõ ràng.

- Thích hợp với mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

- Dễ thống kê số liệu, từ đó đưa ra được kết quả chuẩn xác cho vấn đề
nghiên cứu.

● Nhược điểm:

- Biểu mẫu dễ xảy ra sai sót trong quá trình khảo sát.

- Không đại diện cho số đông

Dữ liệu thứ cấp:

 Ưu điểm:
P a g e | 36

- Tiết kiệm kinh phí.

- Dễ dàng tìm kiếm nhiều thông tin cụ thể, nội dung phong phú đa dạng đến
từ nhiều nguồn khác nhau.

● Nhược điểm:

- Thông tin chưa qua xử lí nên có độ tin cậy chưa cao.

- Dễ gây sai lệch, nhiễu thông tin không hợp với vấn đề cần nghiên cứu.

- Ít số liệu cụ thể hoặc đơn vị đo lường khác nhau.

3.1.3 Biến số độc lập

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu đồng hồ thông minh của khách
hàng tại TPHCM, nhu cầu sử dụng của khách hàng, tâm lý tiêu dùng của khách
hàng khi quyết định sở hữu đồng hồ thông minh, chất lượng của sản phẩm đồng
hồ thông minh đối với khách hàng, sự quan ngại khi quyết định sở hữu đồng hồ
thông minh đối với khách hàng, các chiến dịch quảng cáo ảnh hưởng đến khách
hàng.
3.1.4 Biến số phụ thuộc

“Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu đồng hồ thông minh.”
3.1.5 Quy trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được nhóm chúng tôi thực hiện thông qua quy trình
nghiên cứu gồm có 11 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.

Bước 2: Lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các nghiên cứu trước có liên quan.

Bước 3: Xác định mô hình nghiên cứu.

Bước 4: Xác định các biến độc lập, các biến phụ thuộc và mô hình nghiên
cứu.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức.
P a g e | 37

Bước 6: Tiến hành cuộc khảo sát.

Bước 7: Làm sạch dữ liệu, loại bỏ những khảo sát không đạt yêu cầu

Bước 8: kiểm định kết quả.

Bước 9: Thực hiện hồi quy bội và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

Bước 10: Xác định các biến có ý nghĩa và không có ý nghĩa thống kê.

Bước 11: Đánh giá kết quả nghiên cứu. Kết luật và đề xuất các giải pháp.

3.2 Bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu và xây dựng thang đo
3.2.1 Bảng câu hỏi

Nội dung của bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:

Phần giới thiệu: Ở phần này bao gồm lời giới thiệu về nhóm, nguyên nhân
dẫn đến đề tài và mục đích của việc nghiên cứu cùng với lời mời tham gia khảo
sát. Đồng thời đây cũng là phần khảo sát về xu hướng thị trường và trải nghiệm
của người tham gia để từ đó lọc ra những đối tượng không có nhu cầu về quyết
định sở hữu đồng hồ thông minh để dễ dàng cho hơn hoạt động chạy thống kê
SPSS về sau của nhóm.

Phần nội dung chính: Đây là phần mà người tham gia khảo sát sẽ bắt đầu
điền thông tin cá nhân và đưa ra các ý kiến về từng lựa chọn phù hợp thông qua
các câu hỏi về mức độ theo thang đo từ 1 đến 5 với lần lượt ý kiến từ hoàn toàn
không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

Phần lời cảm ơn: Đây là phần lời cảm ơn được gửi đến các quý Anh/chị đã
dành thời gian để tham gia khảo sát của nhóm.

Tóm tắt mục tiêu khảo sát:

A. Thông tin cá nhân: Thu thập và chọn lọc thông tin của đối tượng tiến hành
tham gia khảo sát để lọc ra những nhóm đối tượng không phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu của nhóm.
P a g e | 38

B. Thu thập thông tin: Dựa trên 5 nhân tố với 20 câu hỏi về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định sở đồng hồ thông minh của khách hàng tại
TP.HCM.
C. Lời cảm ơn.

Chi tiết khảo sát được trình bày như sau:

Lời mở đầu:

Xin chào Anh/Chị, chúng tôi là sinh viên năm ba đến từ trường Đại học Kinh tế
- Tài chính TP.HCM. “Để có thể hiểu rõ và nắm bắt tốt hơn nhu cầu và mong
muốn của người tiêu dùng khi sử dụng đồng hồ thông minh” .

Chúng tôi hiện đang tiến hành một cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.

Rất mong Anh/Chị bớt chút thời gian điền vào phiếu khảo sát này bằng cách lựa
chọn (những) phương án trả lời phù hợp nhất với mình.

Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng kết quả khảo sát vào mục đích thống kê của đề
tài. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu của Anh/ Chị.

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Các thông tin quý Anh/ Chị cung cấp sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu đề
tài này.

1. Giới tính của Anh/ Chị?

 Nam

 Nữ

 Khác

2. Độ tuổi của Anh/ Chị?


P a g e | 39

 Dưới 18 tuổi

 Từ 18 đến 24 tuổi

 Từ 25 đến 40 tuổi

 Trên 40 tuổi

3. Nghề nghiệp của Anh/ Chị?

 Học sinh, sinh viên

 Đi làm

 Nội trợ

4. Thu nhập hàng tháng của Anh/ Chị?

 Dưới 5 triệu

 Từ 5 – dưới 15 triệu

 Từ 15 – 30 triệu

 Trên 30 triệu

5. Anh/ Chị đã sở hữu hoặc có ý định mua, sử dụng đồng hồ thông


minh không?

 Đã sở hữu

 Có ý định

 Không có ý định

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Các thông tin quý Anh/ Chị cung cấp sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu đề
tài này
P a g e | 40

1. Thương hiệu đồng hồ thông minh mà Anh/ Chị tin dùng?

 Apple

 Samsung

 Xiao Mi

 BeFit

 Garmin

 OPPO

 Huami Amazfit

B. THU THẬP THÔNG TIN

Các tiêu chí đánh giá được dựa trên thang đo từ 1 = "Hoàn toàn KHÔNG
đồng ý" đến 5 = "Hoàn toàn đồng ý"

NHU CẦU sử dụng đồng hồ thông minh của Anh/ Chị

1 2 3 4 5

1. Thời trang

2. Thể hiện bản thân

3. Quan tâm đến sức khỏe

TÂM LÝ TIÊU DÙNG khi quyết định sở hữu đồng hồ thông minh của
Anh/Chị

1 2 3 4 5
P a g e | 41

1. Ảnh hưởng từ những người xung quanh

2. Ảnh hưởng từ những người nổi tiếng

3. Thương hiệu và độ tin cậy

CHẤT LƯỢNG của sản phẩm đồng hồ thông minh đối với Anh/ Chị

1 2 3 4 5

1. Thiết kế đa dạng

2. Độ bền cao

3. An toàn

4. Đa dạng màu sắc

5. Hiệu suất sử dụng ổn định, cao

SỰ QUAN NGẠI khi quyết định mua đồng hồ thông minh đối với Anh/
P a g e | 42

Chị

1 2 3 4 5

1. Chi phí sở hữu cao

2. Hiệu suất và thời lượng pin

3. Khả năng tương thích thấp

4. Không phù hợp với phong cách cá nhân

5. Lạc hậu nhanh chóng

CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO đối với Anh/ Chị như thế nào?

1 2 3 4 5

1. Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

2. Các hội chợ triễn lãm về công nghệ

3. Phân phối rộng rãi trên thị trường

4. Xuất hiện trong các video, phim ảnh, chương trình


P a g e | 43

lớn

C. LỜI CẢM ƠN

Buổi khảo sát đã kết thúc

Xin chân thành Cảm ơn Anh/ Chị đã tham gia bài khảo sát này, tất cả câu trả
lời của Anh/ Chị đều có giá trị đối với nghiên cứu của chúng tôi. Chúc Anh/ Chị
một ngày tốt lành.

3.2.2 Kích thước mẫu

Từ 5 nhân tố cùng 20 câu hỏi được phân bổ như sau:


P a g e | 44

- NHU CẦU: 3 câu hỏi


- TÂM LÝ TIÊU DÙNG: 3 câu hỏi
- CHẤT LƯỢNG: 5 câu hỏi
- SỰ QUAN NGẠI: 5 câu hỏi
- CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO: 4 câu hỏi
Dựa trên số lượng câu hỏi của các yếu tố trên. Nhóm chúng em sẽ sử dụng
nguyên tắc lấy mẫu Bollen - 1989 (nguyên tắc lấy mẫu phổ biến nhất hiện nay).
Cụ thể là mẫu nghiên cứu tối thiểu phải đạt được con số gấp 5 lần số lượng biến
quan sát và số lượng biến quan sát ở đây là 5 (không bao gồm phần thông tin cá
nhân và ý kiến của khách hàng). Kích thước mẫu được tính như sau:

20 x 5 + 50 = 150 (mẫu)

Nhóm chúng em sẽ tiến hành khảo sát, thu thập và tổng hợp 399 mẫu để tăng
thêm độ chính xác và giá trị cho đề tài nghiên cứu của nhóm.

3.2.3 Xây dựng thang đo

Qua sự hướng dẫn và góp ý từ giảng viên Nguyễn Phúc Quỳnh Như, nhóm
chúng em đã tiến hành xây dựng thang đo Likert 5 theo mức độ đánh giá từ 1
đến 5 để đo lường mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu đồng
hồ thông minh của khách hàng tại TP.HCM. Chi tiết các kí hiệu như sau:

a. Thang đo về NHU CẦU :

Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (chương 2), một trong
những yếu tố chủ chốt quyết định đến quyết định mua của người tiêu dùng đó
chính là “Nhu cầu sử dụng”. Thang đo của Cơ sở vật chất được kí hiệu là NC
với thứ tự đánh dấu từ 1 – 3:

NC1: Thời trang

NC2: Thể hiện bản thân

NC3: Quan tâm đến sức khỏe

b. Thang đo về TÂM LÝ TIÊU DÙNG:


P a g e | 45

Tác động của “Tâm lý tiêu dùng” cá nhân của khách hàng cũng là một trong
những yếu tố quyết định đến hành vi quyết định mua của của người tiêu dùng
(được trình bày dựa trên cơ sở lý thuyết ở Chương 2). Trên cơ sở lý luận ấy,
nhóm chúng em đã kí hiệu Tâm lý tiêu dùng là TL với thứ tự câu hỏi từ 1 – 3:

TL1: Ảnh hưởng từ những người xung quanh

TL2: Ảnh hưởng từ người ngổi tiếng

TL3: Thương hiệu và độ tin cậy

c. Thang đo về CHẤT LƯỢNG:

Ở chương 2, nhóm chúng em đã đề cập đến quá trình mô hình ra quyết định
mua hàng của người tiêu dùng, đánh giá về “Chất lượng” là một trong những
quá trình quan trọng nhất quyết định đến hành vi mua hàng. Đó là quá trình
tham khảo, xem xét chất lượng từ nhiều thương hiệu từ đó đưa ra quyết định
mua hàng. Thang đo Chất lượng được ký hiệu là CL với thứ tự đưa ra từ 1 – 5:

CL1: Giá cả được công khai rõ ràng

CL2: Giá cả ổn định theo thị trường

CL3: Giá cả phù hợp với thu nhập cá nhân

CL4: Giá cả phù hợp với chất lượng show

CL5: Giá cả phù hợp với kỳ vọng của bản thân

d. Thang đo về SỰ QUAN NGẠI:

“Sự quan ngại” là yếu tố gây cản trở đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng, chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, sự quyết định mua đồng hồ
thông minh và có ý định mua lại lần nữa hay không. Yếu tố Sự quan ngại được
ký hiệu là QN với thứ tự đánh dấu từ 1 – 5:

QN1: Chi phí sở hữu cao

QN2: Hiệu suất và thời lượng pin

QN3: Khả năng tương thích thấp

QN4: Không phù hợp với phong cách cá nhân


P a g e | 46

QN5: Lạc hậu nhanh chóng

e. Thang đo CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO:

Hệ thống các “Chiến dịch quảng cáo” giúp khách hàng thêm thích thú, có lòng
tin vào những chiếc đồng hồ. Việc quyết định mua đồng hồ thông minh trở nên
chắc chắn, nhanh chóng do các kênh phân phối rộng rãi. Thang đo Chiến dịch
quảng cáo được ký hiệu là QC với thứ tự từ 1 - 4:

QC1: Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

QC2: Các hội chợ triễn lãm về công nghệ

QC3: Phân phối rộng rãi trên thị trường

QC4: Xuất hiện trong các video, phim ảnh, chương trình lớn
3.2.4 Đánh giá thang đo

Dựa trên lý thuyết ở Chương 2 và sự thảo luận, hướng dẫn của giảng viên
Nguyễn Phúc Quỳnh Như thì nhóm chúng em đã đưa ra được đánh giá về các
thang đo trên rằng: 5 thang đo về các nhân tố ảnh hưởng nhu cầu sử dụng, tâm
lý tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, sự quan ngại, chiến dịch quảng cáo,… có
quan hệ chặt chẽ với nhau và đảm bảo được cơ sở lý luận thực tiễn để có thể tiến
hành đo lường “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu đồng hồ thông
minh tại TP.HCM”.

Với kích thước mẫu dự kiến là 150và kích thước mẫu thực tế nhóm khảo sát
được là 399 mẫu. Điều này sẽ đảm bảo được độ tin cậy và giá trị thực tế của đề
tài nghiên cứu nhóm. Kết quả khảo sát sẽ được tiến hành chọn lọc, phân tích và
xử lý trên phần mềm SPSS.

3.3 Phương pháp nghiên cứu


3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu


P a g e | 47

CHƯƠNG 4
Kết quả khảo sát
Giới thiệu
Đến với chương 4, chúng ta sẽ tiến sâu vào hơn với dữ liệu sơ cấp được thu
thập từ các khảo sát nghiên cứu đã được xử lý sơ bộ. Kết hợp với sử dụng phương
pháp thống kê mô tả và phân tích các mối quan hệ giữa các cặp nhân tố trong nhóm
nhân khẩu học bằng công cụ “Kiểm định đồng chất”, “Phân tích phương sai”,….Nhờ
vào những công cụ đó để xác định được những biến độc lập X giải thích cho biến phụ
thuộc Y theo trình tự các bước để đưa ra kết luận về các giả thuyết đã đề ra.

4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu


4.1.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

Các mẫu khảo sát thu thập từ bảng câu hỏi Google Form được gửi qua các phương
nền tảng mạng xã hội khác nhau từ ngày 9/12/2023 đến ngày 19/12/2023, nhóm đã gửi
P a g e | 48

đi 440 phiếu và nhận về được 420 phiếu. Sau khi đã qua các bước chọn lọc, làm sạch
dữ liệu và nhập liệu, 399 phiếu hợp lệ và nhóm đã loại bỏ 21 phiếu khảo sát do không
đúng với tiêu chuẩn và tiêu chí mà nhóm đã đưa ra.

4.1.2 Mô tả sự hài lòng của mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu lần này, nhóm tập trung vào phân tích chủ yếu vào các thông tin sơ cấp
dựa trên phương pháp định tính và định lượng để đi đến mục tiêu nghiên cứu. Vì vậy,
trong bài nghiên cứu lần này sẽ kết hợp với phương pháp thống kê mô tả để cho ra kết
quả phù hợp hơn với quy trình nghiên cứu.

Thống kê mô tả là một phương pháp giúp làm rõ và mô tả chính xác nhất của một bộ
dữ liệu cụ thể qua các thông số như: giá trị trung bình, trung vị, yếu vị,…. Để đại diện
cho các mẫu hoặc tổng thể của bài nghiên cứu này.

Phương pháp này là một kỹ thuật thống kê được sử dụng trong nhiều các nghiên cứu
liên quan đến lĩnh vực khoa học và xã hột. Đây cũng là một phương pháp phù hợp và
được dùng nhiều nhất trong các ứng dụng thông tin kinh đến. Vì thế nên nhóm đã lựa
chọn phương pháp này để đảm bảo cho ra các kết quả phù hợp với nghiên cứu lần này.

● Kiểm định ANOVA


Kiểm định ANOVA thường được dùng để kiểm định độ phù hợp của mô hình
tương quan, kiểm định ANOVA có thể cho chúng ta biết được “có” hay “không có”
mối quan hệ giữa các biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thật ra kiểm định ANOVA là
kiểm định F – test để xem các biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp
các biến độc lập hay không và giả thuyết H 0 được đưa ra là βk = 0. Trị thống kê F – test
được tính bằng giá trị của R2 của mô hình đầy đủ và giá trị Sig. < mức ý nghĩa kiểm
định sẽ giúp khẳng định được sự phù hợp của mô hình hồi quy.

● Kiểm định One sample T – test, Independent sample T – test


One sample T – test kiểm định giá trị trung bình trong các đánh giá của đối
tượng khảo sát về các yếu tố.

Giả thuyết cần kiểm định là:


P a g e | 49

H0: μ = Giá trị kiểm định (Test value)

H0: μ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)

Với : α là mức ý nghĩa của kiểm định và đó là xác suất để bác bỏ H0

Khi H0 đúng thì α = 0.05

- Nếu Sig. > 0.05 : Chưa có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ H0.
- Nếu Sig. ≤ 0.05 : Có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ H0.

Tiêu chí của mẫu nghiên cứu này lần lượt là: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập, quyết định sỡ hữu và có ý định mua Đồng hồ thông minh của người tiêu dùng.

Bảng 4.1 Thống kê các tiêu chí của mẫu nghiên cứu

count Column N% Row N%


P a g e | 50

Gender

Nam 108 27,1% 100%


Nữ 291 72,9% 100%

Age

Từ 18 đến 24 tuổi 222 55,6% 100%


Từ 25 đến 40 tuổi 157 39,4% 100%
Trên 40 tuổi 20 5% 100%

Job

Học sinh/ sinh viên 192 48,1% 100%


Đi làm 162 40,6% 100%
Nội trợ 20 5% 100%
Khác 25 6,3% 100%

Salary

Dưới 1 triệu 192 48,1% 100%


Từ 5 đến 15 triệu 149 37,3% 100%
Từ 15 đến 30 triệu 41 10,3% 100%
Trên 30 triệu 17 4,3% 100%

Kết quả về khảo sát GIỚI TÍNH : Theo như kết quả mà nhóm đã thu thập
được, giới tính Nữ chiếm đến 72,9% còn giới tính Nam chỉ chiếm 27,1% trên
tổng thể 100%. Từ các số liệu trên, nhóm thấy rằng trong số những người đã
tham gia khảo sát thì tỷ lệ Nam ít hơn Nữ và tỷ lệ này có sự chênh lệch khá lớn.
Từ đó có thể chứng minh được là có sự phân biệt giới tính khá rõ rệt trong việc
sử dụng đồng hồ thông minh.
P a g e | 51

GIỚI TÍNH

27%

73%

Nam Nữ

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện GIỚI TÍNH của mẫu nghiên cứu

( Nguồn: Kết quả từ bảng phân tích dữ liệu )

Kết quả khảo sát về ĐỘ TUỔI: Về phần độ tuổi, nhóm đã tiến hành chia ra
thành 3 nhóm tuổi khác nhau lần lượt là: Từ 18 đến 24 tuổi, Từ 25 đến 40 tuổi
và trên 40 tuổi. Dựa trên kết quả nhóm thu được sau khi lập bảng khảo sát,
Nhóm có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi chiếm nhiều nhất với 55,6%, Từ 25 đến 40
P a g e | 52

tuổi với 39,4% và 5% còn lại đến từ nhóm độ tuổi cuối cùng là nhóm trên 40
tuổi.

ĐỘ TUỔI
5%

39%

56%

Từ 18 đến 24 tuổi Từ 25 đến 40 tuổi Trên 40 tuổi

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện ĐỘ TUỔI của mẫu nghiên cứu

( Nguồn: Kết quả từ bảng phân tích dữ liệu )

Kết quả khảo sát về NGHỀ NGHIỆP: Dựa vào kết quả đã thu thập được,
nhóm Học sinh/ Sinh viên là nhóm có tỷ lệ chiếm cao nhất với 48,1%, tiếp theo
là nhóm đã và đang đi làm với 40,6%, kế đến là nhóm nội trợ với 5% và nhóm
còn lại là những nghề khác với 6,3%.
P a g e | 53

Nghề Nghiệp
6%

5%

48%

41%

Học sinh/Sinh viên Đi làm Nội trợ Khác

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện NGHỀ NGHIỆP của mẫu nghiên cứu

( Nguồn : Kết quả từ bảng phân tích dữ liệu )

Kết quả khảo sát về THU NHẬP: Với phần khảo sát về thu nhập, nhóm
đã chia ra thành 4 mức độ thu nhập khác nhau nhằm để tăng mức độ phù hợp
với những người tham gia khảo sát hơn, 4 mức độ thu nhập lần lượt là : Dưới 1
triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,1%, Từ 5 đến 15 triệu đồng với 37,3%,
P a g e | 54

Từ 15 đến 30 triệu đồng là 10,3% và cuối cùng là mức thu thập trên 30 triệu
đồng với tỷ lệ 4,3%

THU NHẬP

48.1

37.3

10.3

4.3
Dưới 1 triệu đồng Từ 5 đến 15 triệu đồng Từ 15 đến 30 triệu đồng Trên 30 triệu đồng

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện THU NHẬP của mẫu nghiên cứu

( Nguồn: Kết quả từ bảng phân tích dữ liệu)

Kết quả về khảo sát có ý định mua và tiếp tục sử dụng đồng hồ thông
minh của người khách hàng: Theo kết quả khảo sát mà nhóm thu thập được ở
phần này, số người chọn “ Tiếp tục sử dụng, có ý định mua” chiếm 65% và
“Không có ý định” chiếm 35% phần còn lại.
P a g e | 55

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Tiếp tục sử dụng, có ý định mua Không có ý định

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện Ý định mua/ tiếp tục sử dụng của khách hàng
4.1.3 Kết Luận

Từ những số liệu trong các biểu đồ trên, phần lớn mọi người tham gia khảo sát đều
chọn “Tiếp tục sử dụng và có ý định mua”.

4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhân khẩu học với sự trải ngiệm của người
tiêu dùng Đồng hồ thông minh tại TP. Hồ Chí Minh
P a g e | 56

4.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính với quyết định mua và có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.
Hồ Chí Minh tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảng Independent Samples T-test giữa nhóm giới tính và có ý định sở hữu
ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh tại TP. Hồ Chí Minh.

Independent Samples Test

Levene's Test for t-test for Equality of Means


Equality of Variances

F Sig. t df Sig. Mean Std. 95% Confidence


(2- Difference Error Interval of the
tailed) Difference Difference

Lower Upper

Equal variances 3.5


50.457 .000 397 .000 .51871 .14450 .23464 .80278
assumed 90
Y
Equal variances 4.2 276.4
.000 .51871 .12262 .27731 .76010
not assumed 30 67

Y: Sự trải nghiệm của người tiêu dùng đồng hồ thông minh tại TP.HCM

Theo bảng Independent Samples T – Test, giữa các nhóm giới tính và sự trải nghiệm
đồng hồ thông minh tại TP. Hồ Chí Minh, ta có thể thấy giá trị Sig. leven = 0.00 <
0.05 thì phương sai giữa các nhóm giới tính là có sự khác biệt và giá trị Sig. của Equal
variances assumed là 0.00. Giá trị Sig. này < 0.05 nên có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
về sự trải nghiệm của người tiêu dùng đồng hồ thông minh tại TP. Hồ Chí Minh.
P a g e | 57

Bảng ANOVA giữa biến giới tính và quyết định mua ,có ý định sở hữu
ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh.

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

50.457 1 397 .000

ANOVA
Y

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 21.193 1 21.193 12.886 .000

Within Groups 652.902 397 1.645

Total 674.095 398

Y: Sự trải nghiệm của người tiêu dùng DHTM tại TP. Hồ Chí Minh
( Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu )
Nhóm đã tiến hành đưa ra 2 giả thuyết nghiên cứu như sau:

 H0: Không có sự khác biệt giữa nhóm giới tính và quyết định mua, có ý
định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.
 H1: Có sự khác biệt giữa nhóm giới tính và quyết định mua, có ý định sở
hữu ĐHTM tại TP.HCM.
P a g e | 58

 Dựa vào bảng Test of Homogeneity of Variances, ta thấy giá trị Sig. = 0.00 <
0.05 thì ta có thể sử dụng kết quả ở bảng ANOVA. Từ bảng ANOVA chúng ta
có thể thấy giá trị Sig. = 0.00 < 0.05. Theo những giá trị trên, ta có thể đưa ra
kết luận là chấp nhận H1 và bác bỏ H0, nghĩa là có sự khác biệt về ý nghĩa thống
kê về sự trải nghiệm của người dùng ĐHTM tại TP.HCM.
4.2.2 Mối quan hệ giữa nhóm tuổi với sự trải nghiệm của khách hàng khi
tham gia show ca nhạc ở TP.HCM

Bảng ANOVA giữa các biến nhóm độ tuổi và quyết định mua, có ý định sỡ
hữu ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

49.464 2 396 .000

ANOVA

Sum of df Mean Square F Sig.


Squares

Between Groups 123.582 2 61.791 44.448 .000

Within Groups 550.514 396 1.390

Total 674.095 398

 Y: quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.


( Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu )

Nhóm đã tiến hành đưa ra 2 giả thuyết nghiên cứu như sau:
P a g e | 59

 H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm Độ tuổi và quyết định mua, có ý định
sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.
 H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm Độ tuổi và quyết định mua, có ý định sở
hữu ĐHTM tại TP.HCM.
 Dựa vào bảng Test of Homogeneity of Variances, ta thấy giá trị Sig. = 0.00 <
0.05 thì ta có thể sử dụng kết quả ở bảng ANOVA. Từ bảng ANOVA chúng ta
có thể thấy giá trị Sig. = 0.00 < 0.05. Theo những giá trị trên, ta có thể đưa ra
kết luận là chấp nhận H1 và bác bỏ H0, nghĩa là có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
về quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.

4.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập với quyết định mua, có ý định sở hữu
ĐHTM tại TP.HCM

Bảng ANOVA giữa các biến nhóm thu nhập và quyết định mua, có ý định
sỡ hữu ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

52.828 3 395 .000

ANOVA

Sum of df Mean Square F Sig.


Squares

Between Groups 91.215 3 30.405 20.605 .000

Within Groups 582.880 395 1.476

Total 674.095 398

 Y: quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.


( Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu )
P a g e | 60

Nhóm đã tiến hành đưa ra 2 giả thuyết nghiên cứu như sau:
 H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập và quyết định mua, có ý
định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.
 H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập và quyết định mua, có ý định sở
hữu ĐHTM tại TP.HCM.
 Dựa vào bảng Test of Homogeneity of Variances, ta thấy giá trị Sig. = 0.00 <
0.05 thì ta có thể sử dụng kết quả ở bảng ANOVA. Từ bảng ANOVA chúng ta
có thể thấy giá trị Sig. = 0.00 < 0.05. Theo những giá trị trên, ta có thể đưa ra
kết luận là chấp nhận H1 và bác bỏ H0, nghĩa là có sự khác biệt về ý nghĩa thống
kê về sự trải nghiệm của người dùng ĐHTM tại TP.HCM.
4.2.4 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với quyết định mua, có ý định sử
hữu ĐHTM tại TP.Hồ Chí Minh

Bảng Independent Samples T-test giữa các biến nhóm nghề nghiệp và
quyết định mua,có ý định sỡ hữu ĐHTM tại TP.HCM

Independent Samples Test


Levene's Test for
Equality of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence
Interval of the
Std. Difference
Sig. (2- Mean Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper

Y Equal variances 26.366 .000 7.4 352 .000 .91782 .12333 .67527 1.1603
assumed 42 8

Equal variances 7.2 291 .000 .91782 .12643 .66899 1.1666


not assumed 60 .710 5

 Y: quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.


(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
P a g e | 61

 Theo kết quả thu được từ bảng Independent Sample T – test, giữa các biến
nhóm nghề nghiệp với quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại
TP.HCM, ta có thể thấy giá trị Sig. Levene = 0.000 < 0.05 có nghĩa là
phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp là khác nhau. Tiếp theo, chúng ta
có thể thấy giá trị của Sig. Equal variances not assumed là 0.000 < 0.05.
Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng là có sự khác biệt giữa ý nghĩa thống kê
về quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM.và các nhóm
nghề nghiệp là khác nhau.

4.2.5 Kết luận


 Theo các kết quả đã thu được mà nhóm đã phân tích ở trên giữa các nhóm
nhân khẩu học với quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại
TP.HCM.Nhóm đã thấy rằng:

+ Có sự khác biệt về trải nghiệm của quyết định mua, có ý định sở hữu
ĐHTM tại TP.HCM ở các nhóm Giới tính, Độ tuổi, Thu nhập và nghề
nghiệp mà nhóm đã thu thập được.

4.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha


4.3.1 Lý thuyết Cronbach's Alpha và các giá trị hệ số phù hợp

Cronbach’s Alpha ( Hệ số tin cậy ) là hệ số cho phép các đánh giá về


mức độ phù hợp khi đưa một hoặc nhiều biến quan sát nào đó thuộc về
một biến nghiên cứu. Nhưng hệ số tin cậy này chỉ cho biết các đo
lường có liên kết với nhau hay không. Kết quả mà Cronbach’s Alpha
đối với nhân tố tốt sẽ chỉ ra rằng biến mà chúng ta liệt kê có một thang
đo tốt. Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

 Hệ số có giá trị ≥ 0.9, thang đo lường chấp nhận được.


 Hệ số có giá trị từ 0.8 đến 0.9, thang đo lường sử dụng tốt
 Hệ số có giá trị từ 0.7 đến 0.8, có thể chấp nhận được
 Hệ số có giá trị từ 0.6 đến 0.7, nên xem lại thang đo
 Hệ số có giá trị < 0.6, thang đo này không đạt
P a g e | 62

Theo lý thuyết, hệ số tin cậy có giá trị từ 0.6 đến 0.7 thì thang đo này
chúng ta cần phải xem lại vì khi dựa vào kết quả đó chứng tỏ rằng các câu
trả lời từ những câu hỏi đó bị rời rạc và nội dung có thể không liên quan
đến nhau. Nhưng đối với một bài nghiên cứu khám phá sơ bộ thì giá trị
0.6 thì sẽ có thể được chấp nhận. So với thực tế thì hệ số tin cậy có giá trị
≥ 0.9 cũng không hẵn là tốt vì có thể kết quả trả về từ những câu hỏi sẽ
lặp đi lặp lại hoặc có nội dung giống nhau.

Corrected Item - Total Correlation ( hệ số tương quan biến tổng ): Cho


chúng ta biết mức độ tương quan giữa một biến quan sát trong nhân tố với
các biến còn lại, các kết thu được từ hệ số tương quan biến tổng sẽ phản
ánh được mức độ đóng góp của một biến quan sát cụ thể vào giá trị của
nhân tố. Tiêu chuẩn của hệ số tương quan biến tổng để đánh giá các biến
quan sát có tham gia vào giá trị của nhân tố là ở mức ≥ 0.3 và nếu giá trị
này < 0.3 thì được coi như là không tham gia cần loại bỏ biến quan sát đó
ra khỏi nhân tố đánh giá.
4.3.2 Kết quả kiểm định

Bảng thể hiện tổng số mẫu được phân tích cho tất cả các nhóm biến
quan sát

Case Processing Summary

N %

Valid 399 100.0

Cases Excludeda 0 .0

Total 399 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhu Cầu


P a g e | 63

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.840 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

NC1 5.9524 4.578 .704 .780

NC2 6.3709 4.907 .698 .784

NC3 6.1128 4.970 .713 .771

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 399 mẫu của nhóm cho thấy
hệ số tin cậy của thang đo Nhu cầu = 0.840 > 0.6, có nghĩa là thang đo này được
chấp nhận và tất cả hệ số tương quan biến đổng đều > 0.3 nên sẽ không phải loại
biến nào.

Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo Tâm Lý


P a g e | 64

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.865 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

TL1 6.0677 5.626 .780 .775

TL2 6.0576 6.818 .698 .855

TL3 5.9950 5.261 .770 .789

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 399 mẫu của nhóm cho thấy
hệ số tin cậy của thang đo Tâm Lý = 0.865 > 0.6, có nghĩa là thang đo này được
chấp nhận và tất cả hệ số tương quan biến đổng đều > 0.3 nên sẽ không phải loại
biến nào.
P a g e | 65

Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo Chất Lượng

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.828 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

CL1 11.9850 17.201 .625 .794

CL2 12.1579 18.294 .611 .797

CL3 12.0050 17.266 .665 .782

CL4 11.9474 17.663 .626 .793

CL5 12.0150 18.326 .594 .802

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 399 mẫu của nhóm cho thấy
hệ số tin cậy của thang đo Chất Lượng = 0.828 > 0.6, có nghĩa là thang đo này
được chấp nhận và tất cả hệ số tương quan biến đổng đều > 0.3 nên sẽ không
phải loại biến nào.

Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo sự Quan Ngại


P a g e | 66

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.839 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

QN1 12.1278 16.810 .675 .797

QN2 11.7343 16.547 .692 .792

QN3 12.0075 15.244 .698 .792

QN4 12.1479 18.644 .596 .819

QN5 12.3634 18.543 .562 .827

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 399 mẫu của nhóm cho thấy
hệ số tin cậy của thang đo Sự quan ngại = 0.839 > 0.6, có nghĩa là thang đo này
được chấp nhận và tất cả hệ số tương quan biến đổng đều > 0.3 nên sẽ không
phải loại biến nào.

Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo Chiến dịch quảng cáo
P a g e | 67

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.841 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

CD1 8.8496 10.706 .684 .794

CD2 9.2456 11.467 .648 .810

CD3 9.1378 11.074 .678 .797

CD4 8.9699 10.029 .694 .791

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 399 mẫu của nhóm cho thấy
hệ số tin cậy của thang đo Chiến dịch quảng cáo = 0.841 > 0.6, có nghĩa là thang
đo này được chấp nhận và tất cả hệ số tương quan biến đổng đều > 0.3 nên sẽ
không phải loại biến nào.

Vậy sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan sát,
nhóm đã tóm tắt tại và đưa ra kết quả như sau:
P a g e | 68

Bảng thống kê kết quả tổng hợp sau khi kiểm định

STT Nhân tố Biến Biến quan Cronbach’ Biến bị


quan sát còn lại s Alpha loại
sát ban
đầu

1 Nhu cầu 3 3 0.840 0

2 Tâm Lý 3 3 0.865 0

3 Chất Lượng 5 5 0.828 0

4 Quan Ngại 5 5 0.839 0

5 CD Quảng 4 4 0.841 0
cáo

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA


4.4.1 Cơ sở lý thuyết
EFA ( Phân tích nhân tố khám phá ) là phương pháp phân tích định lượng
dùng để quy giản một tập hợp nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành
các tập biến nhỏ hơn gọi là nhân tố, khiến chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn
chứa hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. EFA nhằm mục đích
khám phá cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến có liên quan với nhau. Nó
xem xét mối quan hệ giữa các biến trong tất cả các nhóm yếu tố khác nhau để
phát hiện các biến quan sát tác động lên nhiều yếu tố hoặc có sai yếu tố ngay từ
đầu. Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập khá nhiều biến và nhiều biến
quan sát có mối tương quan với nhau nên việc sử dụng EFA để phân tích nhân
tố khám phá sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, cung cấp thêm kinh phí cho
các nhà nghiên cứu.
P a g e | 69

4.4.2 Các tiêu chí trong phân tích EFA

KMO ( Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin ) dùng để xem xét sự tích hợp của
phân tích nhân tố. Giá trị của KMO thường sẽ phải từ 0.5 đến 1 vì đây là điều
kiện lý tưởng nhất để phân tích các nhân tố, nếu giá trị nhỏ hơn 0.5 thì phân tích
nhân tố có khả năng không tương thích với các dữ liệu. Giá trị KMO thường có
những tiêu chuẩn để nhận xét như sau:

 KMO > 9: xuất sắc


 8 < KMO ≤ 0.9: rất tốt
 7 < KMO ≤ 0.8: tốt
 5 < KMO ≤ 0.7: bình thường
 KMO ≥ 5: mức chấp nhận tối thiểu

Bartlett’s test of sphericity ( Kiểm định Bartlett): thường dùng để xem xét
mối tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố. Nếu Sig. Bartlett’s < 0.05
thì chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau. Kiểm định này sẽ xem
xét mối tương quan giữa các biến tham gia vào EFA hay không với H0: Không
có mối tương quan giữa các biến quan sát. Nếu giá trị Sig. Bartlett’s này < 0.05
đồng nghĩa với việc là sẽ bác bỏ H0 và đưa ra kết luận được là các biến tham gia
vào EFA có sự tương quan. Ngược lại nếu giá trị Sig. Bartlett’s > 0.05, chấp
nhận H0 và sẽ là không có sự tương quan với nhau giữa các biến => Phân tích
EFA là không phù hợp.

Trị số Eigenvalues: tiêu chí để xác định tổng số lượng nhân tố trong phân tích
EFA. Giá trị chuẩn của trị số Eigenvalue là 1. Nghĩa là các nhân tố mà có trị số
≥ 1 thì được giữ lại trong mô hình phân tích nhân tố.

Total Variance Explained ( Tổng phương sai trích ): dùng để kiểm định mô
hình EFA có phù hợp hay không. Giá trị này phải ≥ 50%, thể hiện các nhân tố
được trích cô đọng được bao nhiêu % và thất thoát bao nhiêu % của các biến
quan sát biến thiên là 100%.

Factor Loading ( Hệ số tải nhân tố ): để biểu thị mối quan hệ tương quan giữa
các biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao thì tương quan giữa các
P a g e | 70

biến quan sát với nhân tố càng lớn, ngược lại nếu hệ số này càng thấp thì tương
quan giữa các biến quan sát với nhân tố càng thấp. Giá trị nhỏ nhất của hệ số tải
nhân tố là 0.3. Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th
Edition thì:

 Hệ số tải nhân tố ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát
được giữ lại.
 Hệ số tải nhân tố ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê
tốt.
 Hệ số tải nhân tố ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê
rất tốt.

Để xác định các giá trị tiêu chuẩn của những hệ số này thì chúng ta nên quan
tâm đến cỡ mẫu vì mỗi khoảng cở mẫu khác nhau thì trọng số nhân của nhân tố
mà tại đó biến quan sát có ý nghĩa thống kê khác nhau. Giá trị Loading Factor để
có ý nghĩa thống kê sẽ phải cần có yêu cầu mẫu tối thiểu như sau:

Factor loading Kích Thước mẫu

0.30 350

0.35 250

0.40 200

0.45 150

0.50 120

0.55 100

0.60 85

0.65 70

0.70 60

0.75 50
P a g e | 71

Lý thuyết là vậy. Tuy nhiên, việc nhớ giá trị hệ số tải nhân tố nào áp dụng
cho cỡ mẫu nào là khá rắc rối và cũng không quá cần thiết. Nên người ta thường
áp dụng 2 giá trị là 0.45 hoặc 0.5 cho cỡ có mẫu từ 120 đến 350, còn những cỡ
mẫu lớn hơn 350 thông thường sẽ là 0.3 để làm giá trị tiêu chuẩn.
4.4.3 Kết quả kiểm định

Bảng thể hiện hệ số KMO và kết quả kiểm định Bartlett

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .809

Approx. Chi-Square 3645.942

Bartlett's Test of Sphericity


df 190

Sig. .000

Từ kết quả trên có thể thấy, giá trị KMO của nhóm là 0.809, thoả điều kiện 0.5 ≤
KMO ≤ 1, điều này cho thấy rằng phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu của
nhóm và giá trị Sig. Bartlett’s = 0.000 , 0.05 cũng chứng minh được là các biến
quan có mối tương quan với nhau.
P a g e | 72

Bảng thể hiện phương sai trích

Total Variance Explained

Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
ent
Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ
Variance e% Variance e% Variance e%

1 4.811 24.057 24.057 4.811 24.057 24.057 3.159 15.794 15.794

2 2.784 13.921 37.978 2.784 13.921 37.978 3.034 15.168 30.962

3 2.367 11.833 49.811 2.367 11.833 49.811 2.784 13.922 44.884

4 1.966 9.830 59.641 1.966 9.830 59.641 2.452 12.258 57.141

5 1.827 9.137 68.777 1.827 9.137 68.777 2.327 11.636 68.777

6 .733 3.664 72.441

7 .629 3.145 75.586

8 .547 2.734 78.320

9 .504 2.522 80.842


P a g e | 73

10 .496 2.481 83.323

11 .467 2.334 85.658

12 .446 2.230 87.888

13 .416 2.081 89.969

14 .375 1.875 91.844

15 .324 1.620 93.464

16 .309 1.547 95.011

17 .282 1.410 96.421

18 .262 1.311 97.732

19 .250 1.249 98.980

20 .204 1.020 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Sau khi kiểm định, nhóm đã thu thập được giá trị của tổng phương sai trích =
68.777% > 50%, chứng tỏ được là mô hình EFA phù hợp và giá trị Eigenvalues
= 1.827 là thoả điều kiện ≥ 1. Nhóm cũng đã trích ra được 5 nhân tố giải thích
cho 68.777% sự thay đổi của 20 biến tham gia vào EFA.

Bảng thể hiện ma trận xoay

Rotated Component Matrixa


Component

1 2 3 4 5

QN2 .804

QN3 .803

QN1 .794

QN4 .760
P a g e | 74

QN5 .648

CL3 .804

CL2 .760

CL4 .751

CL5 .709

CL1 .695

CD1 .830

CD4 .823

CD3 .820

CD2 .801

TL1 .878

TL3 .875

TL2 .851

NC2 .865

NC3 .855

NC1 .840

Nhóm đã quyết định chọn 0.3 là hệ số tiêu chuẩn, vì cỡ mẫu phân tích của nhóm
là 399. Kế quả đã được thể hiện ở bảng trên, tất cả các biến quan sát đều có hệ
số tải nhân tố đạt tiêu chuẩn là 0.3 trở lên. Cuối cùng nhận về được 5 nhóm nhân
số với 20 biến quan sát.

4.4.4 Tổng kết các nhóm nhân tố

Sau khi nhận được kết quả từ ma trận xoay, những nhóm nhân tố sẽ được thể
hiện qua những bảng sau đây.

+ Các nhóm nhân tố về Sự quan ngại: QN2,QN3,QN1,QN4,QN5

Nhóm nhân tố về Sự quan ngại

QN1 Chi phí sỡ hữu cao

QN2 Hiệu suất và thời lượng pin


P a g e | 75

QN3 Khả năng tương thích thấp

QN4 Không phù hợp với phong cách cá nhân

QN5 Lạc hậu nhanh chóng

+ Các nhóm nhân tố về Chất lượng: CL3, CL2, CL4, CL5, CL1

Nhóm nhân tố về Chất lượng

CL1 Thiết kế đa dạng

CL2 Độ bền cao

CL3 An toàn

CL4 Đa dạng màu sắc

CL5 Hiệu suất sử dụng ổn định, cao

+ Các nhóm nhân tố về Chiến dịch quảng cáo: CD1, CD4, CD3, CD2

Nhóm nhân tố về Chất lượng

CD1 Quảng cáo trên các nền tảng MXH

CD2 Các hội chợ, triễn lãm về công nghệ

CD3 Phân phối rộng rãi trên trị trường


P a g e | 76

CD4 Xuất hiện trong các video, phim, ảnh và trong


các chương trình lớn

+ Các nhóm nhân tố về Tâm lý: TL1,TL3,TL2

Nhóm nhân tố về Chất lượng

TL1 Ảnh hưởng từ những người xung quanh

TL2 Ảnh hưởng từ những người nổi tiếng

TL3 Thương hiệu và độ tin cậy

+ Các nhóm nhân tố về Nhu cầu: NC2,NC3,NC1

Nhóm nhân tố về Chất lượng

NC1 Thời trang

NC2 Thể hiện bản thân

NC3 Quan tâm đến sức khoẻ

4.5 Phân tích tương quan Person


4.5.1 Cơ sở lý luận

Pearson Correlation Coefficient ( hệ số tương quan Pearson hoặc hệ số


Pearson) là thước đo mối quan hệ thống kê giữa hai biến và sự liên kết của các
biến đó với nhau. Hệ số Pearson được coi là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất để đo lường mối quan hệ giữa các biến hiện nay. Hệ số này cung cấp cho
P a g e | 77

chúng ta những thông tin của các biến, mối liên hệ giữa các biến, tương quan và
cả hướng phát triển của mối quan hệ đó. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu sử
dụng hệ số tương quan Pearson ( ký hiệu R ) để lượng hoá mức độ chặt chẽ của
mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Nếu 1 trong 2 biến không phải là
biến định lượng ( biến định tính, biến nhị phân,…) thì sẽ không thực hiện phân
tích tương quan Pearson cho các biến này. Hệ số tương quan Pearson r có giá trị
từ -1 đến 1:

 Nếu r tiến về càng1, -1: tương quan tuyến tính này mạnh và chẵt
chẽ. Tiến về 1 là tương quan dương còn nếu tiến về -1 là tương quan
âm.
 Nếu r tiến về 0: tương quan tuyến tính yếu.
 Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối.
 Nếu r = 0: Không có mối tương quan tuyến tính nào cả. Ngay lúc
này sẽ có 2 tình huống xảy ra. Đầu tiên là không có mối liên hệ nào
giữa 2 biến. Kế đến, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.

4.5.2 Phân tích tương quan

Sau khi đã xác định được biến phụ thuộc và biến độc lập, nhóm đã phân
tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc
Y và các biến độc lập Xi, sau đây là kết quả mà nhóm đã thu được.

Bảng thể hiện kết quả phân tích tương quan Pearson

Correlations

Y X1 X2 X3 X4 X5
P a g e | 78

Pearson Correlation 1 .553** .235** .308** .619** .464**

Y Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 399 399 399 399 399 399

Pearson Correlation .553** 1 .110* .347** .222** .275**

X1 Sig. (2-tailed) .000 .027 .000 .000 .000

N 399 399 399 399 399 399

Pearson Correlation .235** .110* 1 -.054 .164** .000

X2 Sig. (2-tailed) .000 .027 .283 .001 .995

N 399 399 399 399 399 399

Pearson Correlation .308** .347** -.054 1 .121* .178**

X3 Sig. (2-tailed) .000 .000 .283 .016 .000

N 399 399 399 399 399 399

Pearson Correlation .619** .222** .164** .121* 1 .266**

X4 Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .016 .000

N 399 399 399 399 399 399

Pearson Correlation .464** .275** .000 .178** .266** 1

X5 Sig. (2-tailed) .000 .000 .995 .000 .000

N 399 399 399 399 399 399

Chú thích:

- Y là mức độ hài lòng của người tiêu dùng


- X1: là nhóm nhân tố về Sự quan ngại (QN2,QN3,QN1,QN4,QN5)
- X2: là nhóm nhân tố về Chất lượng (CL3, CL2, CL4, CL5, CL1)
- X3: là nhóm nhân tố về Chiến dịch quảng cáo (CD1, CD4, CD3,
CD2)
- X4: là nhóm nhân tố về Tâm lý (TL1,TL3,TL2)
- X5: là nhóm nhân tố về Nhu cầu ( NC2,NC3,NC1)
P a g e | 79

4.6 Phân tích hồi quy


4.6.1 Model Summary

Phân tích hồi quy là tập hợp các phương pháp thống kê được sử dụng để ước
tính các mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Kết quả có thể sử
dụng để đánh giá sức mạnh giữa các mối quan hệ của các biến và để mô hình
hoá mối quan hệ trong tương lại.

Phân tích hồi quy là cách phân loạ toán học xác định biến nào trong những
biến có sự tác động. Nó dùng để trả lời các câu hỏi : Yếu tố nào quan trọng
nhất ?, chúng ta có thể bỏ qua cái nào ?, Các yếu tố kia tương tác với nhau như
thế nào ?, Sự chắc chắn về tất cả những yếu tố đó là như thế nào.

Bảng thể hiện sự đánh giá phù hợp của mô hình hồi quy đa biến

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 .797a .636 .631 .79043 1.133

a. Predictors: (Constant), X5, X2, X3, X4, X1

b. Dependent Variable: Y

( Nguồn: kết quả thu được từ bảng phân thích dữ liệu)

Phân tích: R2 hay R2 hiệu chỉnh đều có giá trị từ trong khoảng từ 0 đến 1. Nếu
R2 càng tiến vê 1, các biến độc lập sẽ giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc.
Ngược lại, nếu R2 càng tiến về 0 thì các biến độc lập sẽ giải thích càng ít cho
biến phụ thuộc. Bảng thể hiện sự đánh giá phù hợp của mô hình hồi quy đa biến
cho thấy R square = 0.636 có ý nghĩa rằng 5 nhóm biến độc lập giải thích được
63.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc Y và số % còn lại là sai số đo lường, do
cách thu thập dữ liệu hoặc có thể do những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng.

Tuy nhiên, do sử dụng phương trình hồi quy chuẩn hoá nên nhóm sẽ tập
trung phân tích và sử dụng dữ liệu của R 2 hiệu chỉnh. Adjusted R Square ( hệ số
P a g e | 80

R2 hiệu chỉnh) được tính từ giá trị của R 2 thường được sử dụng nhiều hơn. Vì giá
trị này phản ánh sát với mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
hơn R Square. R2 hiệu chỉnh ở bảng trên 0.631 đạt được tiêu chí đã đề ra cho mô
hình ( Adjusted R square > 0.3). Điều này có nghĩa là 5 nhóm biến độc lập X sẽ
giải thích được 63.1% cho biến phụ thuộc Y và tổng số % còn lại được giải thích
bởi các biến ngoài mô hình và các sai số ngẫu nhiên.

Trị số Durbin – Watson (DW) dùng để kiểm tra hiện tưởng tự tương quan
chuỗi bậc 1 ( kiểm định tương quan của các sai số kề nhau ). Giá trị biến thiên
của DW thường sẽ trong khoảng từ 0 đến 4, nếu các phần sai số không có tương
quan chuỗi bậc 1 với nhau thì giá trị của DW sẽ gần bằng 2, và nếu giá trị càng
nhỏ, càng gần với 0 thì các phân sai số có tương quan thuận. Ngược lại, nếu giá
trị càng lớn và gần về 4 thì các phần sai số có tương quan nghịch.

Theo Field, nếu DW <1 hoặc >3, thì cần thực sự lưu ý bởi khả năng xảy ra
hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1 là rất cao. Theo Yahua Qiao, giá trị DW
thường nằm trong khoảng xấp xỉ từ 1.5 đến 2.5 thì sẽ không xảy ra hiện tượng tự
tương quan và đây cũng là giá trị tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Kết quả từ bảng Bảng thể hiện sự đánh giá phù hợp của mô hình hồi quy đa
biến. Cho chúng ta thấy kết quả hệ số Durbin – Waston =1.133 nên sẽ không
xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1. Kết quả khảo sát sẽ tốt hơn nếu
không có tương quan chuỗi bậc 1 dữ liệu.

Bảng kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình
P a g e | 81

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 428.558 5 85.712 137.188 .000b

1
Residual 245.537 393 .625

Total 674.095 398

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X5, X2, X3, X4, X1

Phân tích: nếu Sig. của bảng ANOVA > 0.05 thì mô hình này không phù hợp
và nếu Sig. < 0.05 thì mô hình hồi quy này phù hợp. Theo như số liệu được thể
hiện ở bảng trên ta có thể thấy giá trị của Sig. = 0.000 < 0.05 cho nên mô hình
hồi quy phù hợp và dữ liệu này có thể sử dụng.

4.6.2 Phân tích mô hình hồi quy Coefficients

Bảng phân tích mô hình hồi quy Coefficients

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) -1.304 .203 -6.414 .000

X1 .446 .044 .340 10.026 .000 .805 1.243

X2 .159 .038 .129 4.139 .000 .953 1.049


1
X3 .123 .040 .101 3.080 .002 .862 1.159

X4 .564 .041 .448 13.826 .000 .882 1.134

X5 .255 .036 .234 7.169 .000 .871 1.148

a. Dependent Variable: Y

Phân tích: Hệ số hồi quy của mỗi biến độc laoaj có ý nghĩa trong mô hình hay
không dựa vào kiểm định T ( student ) với giả thuyết:
P a g e | 82

 H0: Hệ số hồi quy của biến độc lập X i = 0. Mô hình hồi quy có bao
nhiêu biến độc lập thì chúng ta sẽ tiến hành kim tra bây nhiêu giả thuyết
H0. Kết quả kiểm định Sig. < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H 0, nghĩa là hệ
số hồi quy của biến Xi ≠ 0 một cách có ý nghĩa và biến Xi có tác động
lên biến phụ thuộc. Nếu giá trị Sig. > 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H 0,
nghĩa là hệ số hồi quy của biến X i = 0 một cách có ý nghĩa và biến X i có
tác động lên biến phụ thuộc.

Trong phương trình hồi quy, thường sẽ có 2 hệ số hồi quy. Đầu tiên là hệ
số hồi quy chưa chuẩn hoá ( trong SPSS được gọi là B) và tiếp theo là hệ
số hồi quy chuẩn hoá ( trong SPSS gọi là Beta ). Nếu 1 trong 2 hệ số đó
mang dấu âm có nghĩa là biến độc lập tác động nghịch chiều lên biến phụ
thuộc và ngược lại nếu hệ số là số dương. Khi xem xét mức độ tác động
giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc, ta sẽ dựa vào trị tuyệt đối hệ số B
hoặc Beta phụ thuộc vào phương trình hồi quy hoặc hồi quy chuẩn hoá mà
nhóm lựa chọn, trị tuyệt đối B hoặc Beta càng lớn, biến độc lập tác động
càng mạnh lên biến phụ thuộc.

Theo số liệu được thể hiện ở kết quả Sig. Ta có thể thấy các biến Xi
đều có giá trị < 0.05. Suy ra được là các biến đều có ý nghĩa thống kê và
đều tác động lên biến phụ thuộc Y.

Hệ số hồi quy chuẩn Beta chỉ ra rằng tất cả các giá trị của 5 nhóm
biến độc lập đều tương quan với biến phụ thuộc. Cụ thể hơn là tương quan
theo thứ tự mạnh nhất là nhóm nhân tố về Tâm Lý, kế đến là nhóm nhân tố
Sự quan ngại và nhóm nhân tố về Nhu cầu, cuối cùng là nhóm nhân tố về
Chất lượng và nhóm nhân tố về Chiến dịch quảng cáo. Từ các thông tin
trên cho chúng ta thấy là các nhóm nhân tố về Tâm lý được phần lớn người
tiêu dùng đã tham gia vào mẫu nghiên cứu chú trọng và nhân tố này cũng
ảnh hưởng mạnh nhất.

Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng
tuyến. Nếu VIF của một biến độc lập >10 có nghĩa là đang xảy ra đa cộng
P a g e | 83

tuyến với biến độc lập đó và cũng có thể kết luận rằng biến này sẽ không
có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy.
Với các đề tài sử dụng thanh đo Likert, nếu hệ số VIF >2 thì cần nên lưu ý
đến tỷ lệ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập rất cao.

Dựa vào các kết quả từ bảng Coefficients. Giá trị của X 1 đến X5 lần lượt là
1.243, 1.049, 1.159, 1.134, 1.148 tất cả đều < 2 vì thế nên sẽ không có bất
cứ hiện tượng đa cộng tuyến nào xảy ra.

4.6.3 Phương trình hồi quy

Bảng phân tích mô hình hồi quy Coefficients đã có được hệ số Beta của
từng nhân tố từ đó ta có phương trình hồi quy chuẩn hoá như sau:

Y=0,340*X1 + 0,129*X2 + 0,101*X3 + 0,448*X4 + 0,234*X5

Trong đó:

X1: là nhóm nhân tố về Sự quan ngại

X2: là nhóm nhân tố về Chất lượng

X3: là nhóm nhân tố về Chiến dịch quảng cáo

X4: là nhóm nhân tố về Tâm lý

X5: là nhóm nhân tố về Nhu cầu

 Phân tích: Với kết quả thu được từ phương trình hồi quy cho thấy biến Y
( quyết định mua, có ý định sở hữu ĐHTM tại TP.HCM ) được tác động
bởi 5 nhóm nhân tố mà nhóm đưa ra ở phần mô hình nghiên cứu bao gồm
Sự quan ngại, Chất lượng, Chiến dịch quảng cáo, Tâm lý và Nhu cầu.
Trong đó nhóm nhân tố về tâm lý ( X4 ) là nhóm có tác động mạnh nhất
đến quyết định mua và có ý định sở hữu ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh.
P a g e | 84

4.6.4 Kiểm tra các giả định hồi quy

Đầu tiên là phần dư trong hồi quy phải xấp xỉ phân phối chuẩn và phần dư có
thể sẽ không theo phân phối chuẩn vì những lý do như sau: dùng sai mô hình,
phương sai không phải là hằng số,…. Vì thế, chúng ta cần phải thực hiện nhiều
khảo sát khác nhau và sẽ có 2 cách phổ biến. Cách thứ nhất là căn cứ vào biểu
đồ Histogram và Normal P – P Plot phần dư.

Nói về biểu đồ Histogram, nếu giá trị trung bình Mean gần về 0 và độ lệch
chuẩn càng tiến về 1, đường cong phân phối có dạng hình chuông thì chúng ta
có thể kết luận phân phối là xấp xỉ chuẩn và giả định phân phối của phần dư
không bị vi phạm.

Biểu đồ Histogram
P a g e | 85

Phân tích: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, phần dư phân bố xấp xỉ
theo hình dạng của phân phối chuẩn. Từ biểu đồ trên cho thấy đường cong
hình chuông là đường phân phối chuẩn và có thể thấy rằng biểu đồ
Histogram phân phối tương ứng với đường cong hình chuông đó. Giá trị
phân phối của đường cong đó tập trung nhiều nhất là từ -2 đến 2, giá trị lớn
nhất nằm ở 0 và lớn hơn 0.

Ngoài ra, ta có thể thấy thêm giá trị trung bình Mean = -4.39E-15.

Độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.994 gần bằng 1 càng có thể khẳng định thêm
phần dư đã chuẩn hóa theo phân phối chuẩn

 Từ những kết quả trên, chúng ta có thể khẳng định rằng phân phối
chuẩn của phần dư là xấp xỉ chuẩn và giả định phân phối chuẩn của
phần dư trên là không vi phạm.
P a g e | 86

Biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual giả định


phân phối chuẩn của phần dư

Với biểu đồ Normal P – P Plot, trường hợp các điểm phân vị trong phân phối
của phần dư tạo thành 1 đường chéo có nghĩa là phần dư đó có phân phối chuẩn.
Cho nên, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Kiểm định
bằng biểu đồ Normal P – P Plot thể hiện những giá trị từ các điểm phân vị của
phân phối và của các biến quan sát theo các phân vị của phân phối chuẩn.
P a g e | 87

Phân tích: Nhìn vào biển đồ Normal P – P Plot of Regression Standardized


Residual. Các hệ số quan sát đều nằm xấp xỉ nằm trên 1 đường chéo hoặc nằm
trên cùng 1 đường chéo, điều này có thể chứng minh rằng phân dư này có phân
phối chuẩn. Qua mức độ các điểm thực tế và tập trung sát với đường thẳng kỳ
vọng, chúng ta có thể thấy tập dữ liệu của nghiên cứu này là tương đối tốt và
phần dư có phân phối gần sát với phân phối chuẩn.

 Kết quả đã chỉ ra, các điểm phân vị của phần dư tập hợp và thể hiện
thành một đường chéo theo đường phân phối chuẩn. Vậy nên có thể đưa
ra được kết luận là phân phối chuẩn của phần dư này không bị vi phạm.
P a g e | 88

CHƯƠNG 5
Kết luận và kiến nghị

Giới thiệu
Đến với chương cuối, nhóm sẽ tóm tắt lại đầy đủ các nội dung quan trọng của
đề tại mà nhóm đã nêu ra được ở các chương trước và cũng như các kết quả
nghiên cứu của nhóm. Song song với việc đó, nhóm sẽ tiến hành đưa ra các kiến
nghị, các đề xuất và các giải pháp về quyết định sở hữu và có ý định mua đồng
hồ thông minh tại TP. Hồ Chí Minh. Cuối cùng sẽ là phần nhận xét và phân tích
về những điểm hạn chế của đề tài và đưa ra những phương pháp để cải thiện hơn
cho các nghiên cứu sau này.

5.1 Kết luận

Nhận thấy được tiềm năng phát triển của đồng hồ thông minh ở tương lai nên
nhóm đã quyết định sử dụng đề tài nghiên cứu “ Yếu tố ảnh hưởng để quyết định
sở hữu và có ý định mua đồng hồ thông minh tại TP. Hồ Chí Minh”. Mục đích
đề tài nghiên cứu của nhóm lần này là tập trung tìm hiểu và xác định các nhân tố
có ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và có ý định mua đồng hồ thông minh tại
TP. Hồ Chí Minh.

Trong bài nghiên cứu lần này, nhóm đã sử dụng hai phương pháp đó là nghiên
cứu định tính và định lượng, kết hợp với việc sử dụng phần mềm SPSS để tiến
hành thống kê mô tả, xác định mức độ tương quan giữa các biến mô tả, kiểm
định hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích EFA, tương quan Pearson và cuối cùng
là xây dựng phương trình hồi quy.
P a g e | 89

Các đối tượng nghiên cứu mà nhóm hướng đề lần này có độ tuổi khá đa dạng
cụ thể là từ 18 đến trên 40 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh. Nhóm đã gửi đi 420 phiếu
khảo sát nhưng sau quá trình sàng lọc kết quả thì nhóm chỉ thu về được 399
phiếu do các phiếu còn lại chưa hợp lệ và không đúng tiêu chuẩn mà nhóm đã
đưa ra.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sỡ hữu và có ý định mua đồng hồ
thông minh bao gồm: Nhu cầu, Sự quan ngại, Chiến dịch quảng cáo và cuối
cùng là tâm lý. Sau khi đã tiến hành phân tích, nhóm đã nhân thấy rằng các nhân
tố nhóm kể trên đều có sự ảnh hưởng nhất định đến quyết định sở hữu và có ý
định mua ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đề
tài của nhóm lần này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu sau này và có thể là cơ sở giúp các doanh nghiệp, nhà phân phối đưa ra
những chính sách giúp phát triển hơn trong tương lai sau này.

Từ kết quả đã phân tích, chúng ta có thể thấy các yếu tố nhóm đã đưa ra đều
có sự tác động nhất định đến quyết định sở hữu và có ý định mua ĐHTM tại TP.
Hồ Chí Minh. Từ đó nhóm đã xây dựng được nên phương trình hồi quy có dạng
như sau.

Y=0,340*X1 + 0,129*X2 + 0,101*X3 + 0,448*X4 + 0,234*X5

Từ phương trình hồi quy trên có thể thấy Xi là các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sở hữu và có ý định mua ĐHTM tại TP. Hồ Chí Minh. Trong số đó
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là X4 “Tâm lý” với trị số hồi quy 0.448, xếp sau đó là
X1 “Sự quan ngại” là 0.340, kế đến là X5 “Nhu cầu” với 0.234, X2 “Chất lượng”
là 0.129 và cuối cùng là X3 “ Chiến dịch quảng cáo” với giá trị của hệ số hồi quy
đạt được là 0.101.
P a g e | 90

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy được là các yếu tố đều có tác động
không hề nhỏ đến quyết định sở hữu và có ý định mua ĐHTM tại TP. Hồ Chí
Minh, nhưng trong đó yếu tố “Sự quan ngại” tác động mạnh mẽ nhất là đúng
đắn. Vì trên thực tế, nếu khi quyết định mua hoặc sở hữu các thiết bị công nghệ
thì mọi người thường quan tâm đến chi phí sở hữu, chi phí bảo dưỡng, khả năng
tương thích,….Chính vì thế nên yếu tố “Sự quan ngại” luôn là tiêu chí được đặt
lên hàng đầu trước khi quyết định sở hữu của người tiêu dùng.

5.2 Đề xuất giải pháp và kiến nghị


Qua nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sở hữu, có ý định mua đồng hồ
thông minh tại TP. Hồ Chí Minh, nhóm đã thấy được tầm quan trọng của các yếu tố
đó. Do đó, nhóm xin được đưa ra một số giải pháp liên quan đến những yếu tố mà
nhóm đã nêu trên, để có thể góp 1 phần nhỏ vào sự phát triển về sau này.

5.2.1 Đề xuất giải pháp về Nhu Cầu

Sau khi thu thập các kết quả và tham khảo từ các nghiên cứu trước nhóm xin
có một số đề nghị như sau.

 Cung cấp nhiều lựa chọn về thiết kế và phong cách để phản ánh sở thích
và cá nhân hóa cho người mua.
 Phát triển đồng hồ với nhiều tính năng hữu ích như theo dõi sức khỏe,
thông báo cuộc họp, GPS, âm nhạc, và tích hợp nhiều ứng dụng hữu ích.

5.2.2 Đề xuất giải pháp về Tâm lý

 Tạo chiến lược tiếp thị tích cực để tăng cường hình ảnh tích cực và giá
trị của đồng hồ thông minh.
 Tạo nội dung quảng cáo và truyền thông linh hoạt để thúc đẩy ấn tượng
tích cực.
 Tổ chức sự kiện và trải nghiệm người dùng để tạo cơ hội cho người mua
thử nghiệm và hiểu rõ hơn về sản phẩm.
P a g e | 91

5.2.3 Đề xuất giải pháp về Chất lượng

 Tích hợp công nghệ mới và cải tiến để tạo ra sản phẩm hấp dẫn hơn và
phản ánh xu hướng thị trường.
 Đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để liên tục cải thiện tính
năng và hiệu suất của đồng hồ thông minh.
 Tích hợp phản hồi người dùng và đánh giá để hiểu rõ hơn về kinh
nghiệm sử dụng và tiến hành cải tiến dựa trên ý kiến đó.

5.2.4 Đề xuất giải pháp về Quan ngại

 Cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề một cách
nhanh chóng.
 Tối ưu hóa hiệu suất và thời lượng pin để đáp ứng nhu cầu sử dụng
hàng ngày mà không cần sạc quá thường xuyên.

5.2.5 Đề xuất giải pháp về Chiến dịch quảng cáo

 Tổ chức các sự kiện khuyến mãi hoặc chương trình đổi cũ lấy mới để
khuyến khích người mua thử nghiệm sản phẩm.
 Đẩy mạnh sự hợp tác với các bên khác như influencers, KOLs.
 Tạo các diễn đàn, cộng đồng trực tuyến để người mua có thể chia sẻ
kinh nghiệm và ý kiến, từ đó tạo sự tham gia tích cực.
P a g e | 92

5.3 Mặt hạn chế của đề tài

Nghiên cứu chỉ được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh nên chưa phản ánh
đầy đủ và chính xác cho toàn bộ tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng đồng hồ thông minh tại Việt Nam. Vì tâm lý, mục đích tiêu dùng luôn
luôn thay đổi nên đòi hỏi các đề xuất trên phải thường xuyên cập nhật để nắm
bắt xu hướng, khách hàng tốt hơn.

5.4 Hướng nghiên cứu sau này

Do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nếu có thể thực hiện thêm những
nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quyết định sở hữu và có ý định mua đồng hồ
thông minh tại TP. Hồ Chí Minh thì nên:

Đầu tiên, để tăng độ chính xác cũng như mức độ đại diện cho tổng thể, chúng
ta nên tiến hành mở rộng thêm về số lượng mẫu nghiên cứu vì càng nhiều mẫu
nghiên cứu thì mức độ đại diện cho tổng thể càng cao và kết quả trả về từ nghiên
cứu sẽ càng thể hiện được sự chính xác.

Tiếp theo, ngoài việc khảo sát online qua các nền tảng mạng xã hội thì nên sử
dụng thêm nhiều các thức khảo sát khác nhau bao gồm cả khảo sát gián tiếp và
trực tiếp để có thể nắm được thêm nhiều thông tin hơn của người tiêu dùng mà
từ đó cho ra được kết quả khách quan nhất.

Kế đến, cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu và tham khảo thêm về các tài
liệu có sẵn từ các nghiên cứu trước để có thể đưa ra thêm nhiều nhóm nhân tố để
bổ sung vào mô hình nghiên cứu.

Cuối cùng, hãy hợp tác hoặc tham khảo thêm các ý kiến từ những chuyên gia
trong lĩnh vực nếu có cơ hội, để có thể được tiếp thu thêm nhiều thông tin bổ ích
từ đó mà cho ra được các kết quả rõ ràng và hợp lý nhất.
P a g e | 93

Tài liệu tham khảo trong nước


 123123123
 131312

Tài liệu tham khảo ngoài nước


 34235234525
 23452345
P a g e | 94

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

STT Họ và tên MSSV Công việc Tỷ lệ đóng


góp

1 Phan Minh Giàu 215012433 Nội dung chương I,II 20%

2 Tô Ngô Thái Tân 215014404 Chương IV, V,tổng 40%


hợp chỉnh sữa nội
dung, thống kê dữ liệu
từ excel, SPSS

3 Vũ Quốc Đạt 215012628 Nội dung chương II,III 20%

4 Lương Triều Vĩ 215018110 Nội dung chương 20%


III,Kiểm tra sữa lỗi để
hoàn thành bài báo cáo

You might also like